Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới tại trung tâm y tế huyện yên khánh, tỉnh ninh bình năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 40 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ LÝ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC 24 GIỜ ĐẦU SAU BÓ BỘT
NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG CHI DƯỚI TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ LÝ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC 24 GIỜ ĐẦU SAU BÓ BỘT
NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG CHI DƯỚI TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TTƯT.ThS.BS Trần Việt Tiến

NAM ĐỊNH - 2022



i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hồn thành chun đề tốt nghiệp,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình của q Thầy Cơ. Với
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
chuyên đề. Đặc biệt là TTƯT.ThS.BSCKI Trần Việt Tiến, người Thầy kính mến đã
tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn cho tơi thực hiện và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo và toàn thể nhân viên khoa
Ngoại Tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình làm chun đề tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quỷ Thầy Cô trong Hội đồng chấm chuyên đề tốt
nghiệp và rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý Thầy Cơ để tơi hồn
thành chun đề tốt hơn.
Sau cùng xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên
chia sẻ về tinh thần, công sức, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện và
hồn thành chun đề này.
Ninh Bình, ngày ... tháng 11 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Lý


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng tôi và được sự hướng dẫn của
TTƯT.ThS.BSCKI. Trần Việt Tiến. Tất cả các nội dung trong báo cáo này là trung

thực chưa được báo cáo trong bất kỳ hình thức nào trước đây. Tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình.
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO

Nguyễn Thị Lý


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BV

Bệnh viện

NB

Người bệnh

PHCN

Phục hồi chức năng

TNNB

Thân nhân người bệnh


DHST

Dấu hiệu sinh tồn


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung chậu ………………………………………………………………3
Hình 2: Khung chậu ………………………………………………………………3
Hình 3: Xương chày……………………………………………………………… 4
Hình 4: Xương chày ………………………………………………………………5
Hình 5: Bó bột đùi cẳng bàn chân …………………………………………………8
Hình 6: Bàn kéo nắn bó bột ………………………………………………………10
Hình 7: Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ……………………...15
Hình 8: Người ĐD theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho NB ...........................................20
Hình 9: Chi bó bột được gác lên khung Braune ......................................................21
Hình 10: Kiểm tra bột cho NB ................................................................................22
Hình 11: Tập vận động cho NB ...............................................................................23

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố NB theo tuổi ………………………………………………………17
Bảng 2: Phân bố NB theo giới ………………………………………………………17
Bảng 3: Các vị trí gãy xương ………………………………………………………..17
Bảng 4: Kết quả chăm sóc…………………..…………………………………….…19


v


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................ii
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO .......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1 ................................................................................................................ 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................... 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 3
1. Giải phẫu chi dưới [3], [7], [16] .................................................................... 3
2. Triệu chứng gãy xương [2], [5], 12] .............................................................. 5
3. Tiến triển và biến chứng [10], [14] ............................................................... 6
4. Các loại bó bột [9] ........................................................................................ 7
5. Các biến chứng của bó bột [13]: Bó bột có thể gây ra một số biến chứng
nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại của xương và sức khỏe tổng
thể. ................................................................................................................. 10
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN...................................................................................... 10
1. Hướng điều trị [8], [15] .............................................................................. 10
2. Nghiên cứu ngoài nước và trong nước. ....................................................... 11
3. Quy trình chăm sóc người bệnh chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người
bệnh gãy xương chi dưới ................................................................................ 13
Chương 2 .............................................................................................................. 15
LIÊN HỆ THỰC TIỄN ......................................................................................... 16
1. Thông tin chung Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình .............. 16
2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi
dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022 ............... 17

Chương 3 .............................................................................................................. 21
BÀN LUẬN .......................................................................................................... 21


vi

1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................................... 21
2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi
dưới tại Khoa ngoại Tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
năm2022 ............................................................................................................ 21
3. Ưu, nhược điểm: ............................................................................................ 25
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 27
1. Một số đặc điểm chung của người bệnh ......................................................... 27
2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi
dưới tại Khoa ngoại Tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bìnhnăm2022: ................................................................................................... 27
3. Một số khuyến nghị nhằm cải thiện cơng tác chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột
cho người bệnh gãy xương chi dưới tại Khoa ngoại Tổng hợp Trung tâm Y tế
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình: .................................................................... 27
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................ 29
1. Đối với bệnh viện .......................................................................................... 29
2. Đối với khoa phòng ....................................................................................... 29
3. Đối với điều dưỡng viên ................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG KIỂM THỰC HÀNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG CHI
DƯỚI SAU BÓ BỘT


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Nguy cơ gãy xương phụ
thuộc một phần vào lứa tuổi. Ở trẻ em, gãy xương thường xảy ra tuy nhiên ít phức
tạp hơn so với người lớn. Ở người già, xương bị lão hóa trở nên giòn, dễ gãy nhất là
khi ngã.Gãy xương chi dưới thường gặp bao gồm: gãy cổ xương đùi, liên mấu
chuyển, thân xương đùi, vùng gối, cẳng chân, vùng cổ chân [2].
Gãy xương chi dưới có thể gây lên các biến chứng cấp tính như: mất máu, đau
có thể dẫn đến sốc. Từ gãy xương kín dẫn đến gãy xương hở do cố định không tốt,
thăm khám thô bạo làm đầu xương chọc ra ngoài dẫn đến nhiễm trùng viêm
xương.Tổn thương mạch máu thần kinh do đầu xương gãy chọc vào, tổn thương mạch
máu có thể làm hoại tử chi, thiếu máu nuôi dưỡng chi. Tắc mạch do mỡ, rối loạn dinh
dưỡng, hội chứng chèn ép khoang [6].
Phương pháp điều trị bằng bó bột sau gãy xương vẫn chiếm một phần lớn.
Đây là phương pháp nhằm bất động xương gãy, giữ cho xương tránh di chuyển, thúc
đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm, ngăn ngừa hoặc giảm các cơn co
thắt cơ bắp, hạn chế tổn thương thêmTuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt sau bó bột
thì cần q trình điều trị, chăm sóc và theo dõi một cách chu đáo [4].
Chức năng của bột là để bảo vệ và bất động vững chắc vùng xương hay khớp
chấn thương. Nó giúp giữ các xương bị gãy ở trục thích hợp theo giải phẫu bình
thường. Từ đó giúp xương lành ở hình dạng thích hợp để thực hiện được các hoạt
động thường ngày.Bột cũng có tác dụng làm giảm đau vùng xương hay khớp chấn
thương. Bởi vì chúng ngăn cản vận động vùng tổn thương, giúp vùng mô không bị
căng q mức khi di chuyển [1].
Nhìn chung, bó bột là kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhưng cần tuân thủ các
ngun tắc nghiêm ngặt nếu khơng có thể dẫn đến biến chứng do bó bột. Các biến
chứng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo thời gian bó bột: Lt do tì đè; vết lt có
thể xuất hiện trên vùng da dưới vị trí được bó bột; điều này có thể xảy ra do bó bột
q chặt hoặc khơng vừa vặn, gây áp lực quá mức lên một vùng cơ thể. Hội chứng
chèn ép khoang: Đây là một trong những biến chứng chính xảy ra do bó bột q chặt
hoặc quá cứng, từ đó làm co các chi bị sưng; khi áp lực phía dưới chỗ bó bột tăng

lên, các cơ, dây thần kinh và mạch máu ở vùng bó bột dễ bị tổn thương; tổn thương


2

này có thể tồn tại vĩnh viễn nếu khơng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một
số biểu hiện của hội chứng chèn ép khoang: Tê hoặc ngứa ran ở chi bị ảnh hưởng; da
lạnh, nhợt nhạt hoặc có màu hơi xanh; cảm thấy bỏng rát hoặc châm chích; đau và
sưng nhiều [11].
Về triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh đã được nhiều nghiên cứu đề cập
đến. Tuy nhiên nghiên cứu về cơng tác chăm sóc NB sau bó bột gãy xương chi
dướicịn được ít đề cập. Chính vì vậy để đóng góp vào sự thành cơng của q trình
điều trị, giảm biến chứng sau bó bột chúng tơi tiến hành chun đề:
“Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi
dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022” với 2 mục
tiêu:
1. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới
tạiTrung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó
bột người bệnh gãy xương chi dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bình.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Giải phẫu chi dưới [3], [7], [16]
1.1. Xương chậu

Xương chậu là một xương đơi, hình cánh quạt, xương chậu bên này nối tiếp
với xương chậu bên đối diện và xương cùng phía sau thành khung chậu. Khung
chậu hình cái chậu thắt ở giữa, chỗ thắt là eo chậu trên. Khung chậu có nhiệm vụ
chứa đựng các tạng trong ổ bụng và chuyển trọng lượng thân mình xuống chi dưới.

Hình 1: Khung chậu
1.2. Xương đùi: Xương đùi là một xương dài gồm có thân và hai đầu.
- Thân xương: Hình lăng trụ tam giác gồm ba mặt: trước, trong, ngoài; ba bờ: trong,
ngoài và sau. Bờ sau lồi và sắc gọi đường ráp có nhiều cơ bám.
- Ðầu trên: Có chỏm đùi, cổ đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.
- Ðầu dưới:Ðầu dưới có lồi cầu trong và lồi cầu ngồi. Mặt ngồi lồi cầu ngồi có
mỏm trên lồi cầu ngồi; mặt trong lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong và củ cơ
khép.

Hình 2: Xương đùi


4

1.3 Xương bánh chè: Là một xương dẹt hình tam giác, đáy ở trên đỉnh ở dưới. Xương

bánh chè được bọc trong gân cơ tứ đầu đùi nên được gọi là xương vừng. Có vai trị
trong động tác duỗi cẳng chân.
1.4. Xương chày: Là xương chính của cẳng chân, chịu gần toàn bộ sức nặng cơ thể từ

trên dồn xuống. Xương chày là một xương dài có một thân và hai đầu.

Hình 3: Xương chày
1.5. Xương mác: Xương mác là xương dài, mảnh nằm ngoài xương chày.
1.6. Các xương bàn chân: Các xương bàn chân gồm có: các xương cổ chân, các xương

đốt bàn chân, các xương đốt ngón chân.
1.7. Các xương cổ chân: Gồm 7 xương sắp xếp thành hai hàng
- Hàng sau: có hai xương là xương sên và xương gót.
- Hàng trước: có 5 xương là xương ghe, xương hộp và ba xương chêm.
1.8. Xương đốt bàn chân: Có 5 xương đốt bàn kể từ trong ra ngoài là Xương đốt bàn
I,… Ðốt bàn V. Mỗi xương có nền, thân và chỏm.
1.9. Các xương đốt ngón chân: Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần, đốt
ngón giữa và đốt ngón xa. Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần
và đốt ngón xa. Mỗi xương cũng có ba phần là nền đốt ngón, thân đốt ngón và chỏm
đốt ngón.


5

Hình 4: Các xương cổ chân
2. Triệu chứng gãy xương [2], [5], 12]
2.1. Triệu chứng cơ năng
Đau chói vùng ổ gãy sau chấn thương, đau giảm đi khi được bất động. Giảm hoặc
mất vận động chi bị gãy.
2.2. Triệu chứng thực thể
2.2.1. Thể điển hình
Là các trường hợp gãy xương hồn tồn, có di lệch: Biểu hiện biến dạng trục chi,
tiếng lạo xạo xương gãy, chi gãy có những cử động bất thường. Ngồi ra cịn có các
triệu chứng khác như sưng nề, bầm tím, điểm đau chói.
2.2.2. Thể khơng điển hình
Đối với các trường hợp gãy rạn xương, gãy dưới màng xương, gãy khơng di lệch
thì chỉ có các triệu chứng đau, giảm vận động sau chấn thương. Tại chỗ có sưng nề,
bầm tím, ấn có điểm đau chói.
2.3. Tồn thân
Có thể có hội chứng sốc: Mạch nhanh nhỏ huyết áp tụt da xanh nhợt, chân tay lạnh

hốt hoảng, lo sợ, vã mồ hơi. Có thể xuất hiện hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc:
Sốt cao, mạch nhanh, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn hơi thở hôi, đau đầu ...


6

2.4. Triệu chứng cận lâm sàng
X quang: Chụp phim ở 2 tư thế thẳng và nghiêng, trên một khớp, dưới một khớp
để xác định vị trí gãy, đường gãy, hướng di lệch để giúp cho chẩn đốn và điều trị,
ngồi ra còn để kiểm tra kết quả điều trị.
Xét nghiệm cơng thức máu có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ mất máu khi
người bệnh có sốc.
3. Tiến triển và biến chứng [10], [14]
3.1. Tiến triển:Liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn
- Giai đoạn tụ máu tại ổ gãy: Ngay sau khi gãy xương, tại ổ gãy máu chảy ra tụ lại
thành ổ máu tụ ở giữa hai đầu gãy và tổ chức xung quanh. Nó có vai trò quan trọng
cấu tạo thành xương sau này từ màng lưới fibrin.
- Giai đoạn can xương liên kết: Các tế bào liên kết ở tuỷ xương, ở ống Havers và
màng xương xâm nhập vào khối máu tụ, tạo thành màng lưới tổ chức liên kết thay
thế máu tụ.
- Giai đoạn can xương nguyên phát: Từ màng lưới tổ chức liên kết, muối vôi sẽ lắng
đọng dần, tạo thành xương non nguyên phát (gọi là can non) vào khoảng ngày thứ
20-30 sau khi gãy xương.
- Giai đoạn can xương vĩnh viễn: Ống tuỷ lập lại nguyên vẹn, hệ thống Havers lập
lại dần, tạo thành can xương vĩnh viễn, ổ gãy được liền tốt sau 8- 10 tháng.
3.2. Biến chứng
3.2.1. Biến chứng sớm
- Gãy xương mất nhiều máu, đau có thể dẫn đến sốc. Từ gãy xương kín dẫn đến
gãy xương hở do cố định không tốt, thăm khám thô bạo làm đầu xương chọc ra ngoài
dẫn đến nhiễm trùng viêm xương.


+ Thuyên tắc phổi do mỡ: xảy ra trong 72 giờ sau chấn thương, do sự xuất
hiện những hạt mỡ nhỏ trong máu (palmitin và stearine ở trẻ em, olein ở người
lớn) đi vào nhu mơ phổi và tuần hồn ngoại vi khi xương dài bị gãy. Nó thường
khởi phát trong 24 đến 48 giờ nhưng đơi khi có thể xuất hiện muộn sau nhiều
ngày. Đây là một biến chứng đáng sợ thường gặp ở bệnh nhân gãy nhiều xương,
gãy xương lớn, gãy xương chậu, tổn thương nhiều cơ quan như lồng ngực,
bụng, đầu, …Thuyên tắc mỡ gặp khoảng 10 đến 45% ở bệnh nhân gãy nhiều


7

xương và là nguyên nhân hàng đầu gây nên mức độ nguy kịch và tỷ lệ tử vong
cao(11%) ở bệnh nhân gãy nhiều xương và đa chấn thương.
+ Chèn ép khoang là sự tăng áp lực trong khoang kín (khoang này được tạo ra
bởi xương, cân, vách gian cơ), hậu quả của những tổn thương mạch máu và có
thể do tổn thương không hồi phục của những cấu trúc bên trong khoang. Hội
chứng chèn ép khoang thường gặp ở cẳng chân, cẳng tay, bàn chân, …
3.2.2. Biến chứng muộn
Cứng khớp và teo cơ do bất động kéo dài, không tập vận động phục hồi chức năng.
Khớp giả do nơi gãy xương khơng có can xương dẫn đến xương khơng liền tạo ra cử
động bất thường. Ngồi ra cịn các biến chứng toàn thân do NB nằm lâu: Loét vùng
tỳ đè, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi.
4. Các loại bó bột [9]
Bó bột là phương pháp cố định xương trong khi lành, sử dụng vật liệu rắn
quấn quanh khu vực tổn thương. Phương pháp này giúp giữ cho xương ở tư thế giải
phẫu, giảm sưng đau. Đồng thời thúc đẩy q trình liền xương và giúp xương lành
lại đúng cách.Thơng thường bó bột được chỉ định cho những NB bị gãy xương/ nứt
xương nhẹ hoặc dùng sau phẫu thuật gãy xương hở. Trong nhiều trường hợp khác,
phương pháp này được áp dụng để bất động tạm thời xương gãy trong khi chờ phẫu

thuật.
Bó bột thường được chỉ định cho những trường hợp chấn thương gây gãy
xương kín và sau phẫu thuật gãy hở. Phương pháp này giúp cố định chi, giữ xương ở
vị trí đúng để lành lại đúng cách. Đồng thời hạn chế đau nhức do các chuyển động
không cần thiết.
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà bó bột được thực hiện với nhiều hình thức và
nhiều vật liệu khác nhau.
4.1. Phân loại theo loại bột: Các vật liệu được dùng khi bó bột
- Bột làm từ nhựa: Bột từ nhựa không thấm nước và rất nhẹ.
- Bột làm từ sợi thủy tinh: Loại bột này nhẹ và khơng thấm nước. Bột có nhiều màu
sắc, kiểu dáng và hoa văn. Bên trong có vật liệu tổng hợp và miếng lót bơng làm lớp
đệm xung quanh khu vực tổn thương, mềm mại và có khả năng hỗ trợ. Ngồi ra dưới
lớp sợi thủy tinh cịn có lớp lót chống thấm đặc biệt.


8

- Bột làm từ thạch cao: Bột làm từ thạch cao được dùng cho hầu hết các trường
hợp. Đây là một loại bột thơng thường, có màu trắng, cố định tốt và không thấm
nước.
Trong những loại bột nêu trên, bột thạch cao và bột từ sợi thủy tinh được dùng phổ
biến nhất.
4.2 Phân loại theo hình thức bó bột
Dưới đây là những hình thức bó bột có thể được thực hiện:
- Máng bột/ nẹp bột sâu: Nẹp bột được dùng cho những NB bị sưng nề nhiều. Hình
thức bó bột này ôm 2/3 chu vi chi thể, không gây chèn ép bột. Tuy nhiên khả năng
vững chắc không đạt tối đa.
- Bột trịn kín: Hình thức bó bột này này được dùng khi kết thúc giai đoạn sưng nề,
NBcần cố định vững chắc xương gãy.


Hình 5: Bó bột đùi cẳng bàn chân
- Bột rạch dọc: Bột trịn, tồn bộ các lớp bột có rạch dọc. Hình thức này thường được
dùng trong giai đoạn sưng nề, giúp hỗ trợ giảm sưng và đau ở NB bị chấn thương.
Ngoài ra bột rạch dọc cũng được dùng cho những NB gãy xương mới, khơng thể theo
dõi tại bệnh viện. Khi thực hiện có thể tránh được hiện tượng chèn ép bột. Tuy nhiên
độ vững chắc của hình thức này khơng q cao.
- Bột mở cửa sổ: Bột mở cửa sổ được chỉ định cho những NB gãy xương hở/gãy
xương có kèm theo vết thương phần mềm. Hình thức này giúp người bệnh tiện chăm
sóc vết thương phần mềm.
- Bột Whitmann: Đây là hình thức bó ngực, chậu và bàn chân. Bột Whitmann được
chỉ định cho những trường hợp gãy cổ xương đùi trên.
4.3. Các nguyên tắc khi bó bột: Để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế các tai biến


9

(biến chứng sau bó bột), những nguyên tắc dưới đây sẽ được áp dụng
- Nắn chỉnh sớm:NB bị gãy xương cần được nắn chỉnh càng sớm càng tốt, trước khi
các cơ co kéo nhiều và sưng nề lớn. Không nắn chỉnh cho những trường hợp gãy
xương trên 2 tuần. Vì lúc này ổ gãy đã hình thành can non, khơng mang đến hiệu quả
khả quan khi nắn.
- Thực hiện vô cảm tốt: Dùng Lindocain 2% tiêm vào ổ gãy để gây tê trong xương,
làm tê đám rối thần kinh hoặc gây tê vùng. Điều này giúp giảm đau, giảm co cứng
cơ cho bệnh nhân. Đồng thời giúp người bệnh không giãy giụa, tránh làm ảnh hưởng
đến quá trình nắn chỉnh và bó bột. Gây mê có thể được áp dụng cho trẻ nhỏ.
- Nắn chỉnh ở tư thế trùng cơ: Nắn chỉnh ở tư thế trùng cơ, những khớp gần ổ gãy
ở tư thế trung bình.
+ Chi dưới: Gối gấp 10 độ, háng gấp 15 độ, bàn chân gấp gan chân 10 độ.
+ Chi trên: Dạng cánh tay 45 độ, khớp khuỷu gấp 90 độ, cánh tay đưa ra phía
trước10 độ, cẳng tay nửa sấp nửa ngửa, bàn tay gấp 10 – 15 độ, cổ tay duỗi 20 độ.

Nắn chỉnh đoạn ngoại vi dựa trên tình trạng di lệch của đoạn trung tâm. Chữa di lệch
và kiểm tra kết quả bằng X-quang trước khi bó bột.
- Cố định ổ gãy sau khi nắn chỉnh: Cố định dưới ổ gãy 1 khớp và trên ổ gãy 1 khớp
(không bao gồm di lệch ít và gãy thấp).
- Bất động tuyệt đối khi bó bột: Người bệnh cần đảm bảo bất động tuyệt đối trong
khi bó bột để tránh xương di lệch.Ngồi ra NB cần bó bột và cố định liên tục cho đến
khi xương liền
- Thay bột khi cần thiết: Cần thay bột mỗi khi bột lỏng để tránh phát sinh tình trạng
không vững chắc dẫn đến sự di lệch thứ phát.
- Luôn để đầu chi hở:Luôn luôn để đầu chi hở khi bó bột để theo dõi tình trạng.
- Bó bột có độn:Bó bột khơng độn hoặc dùng độn mỏng và rạch dọc ngay ở những
trường hợp gãy xương mới. Đối với những trường hợp bó bột sau nắn chỉnh hoặc có
bệnh lý về xương khớp, NB cần tiến hành bó bột có độn, khơng rạch dọc.
- Theo dõi sau bó bột:Cần theo dõi liên tục 24 – 72 tiếng sau bó bột. Tiếp tục chú
ý đến các biểu hiện trong 3 tháng tiếp theo để đảm bảo bó bột tốt nhất.


10

5. Các biến chứng của bó bột [13]: Bó bột có thể gây ra một số biến chứng
nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại của xương và sức khỏe tổng thể.
5.1. Biến chứng thường gặp
- Chèn ép bột: Chèn ép bột xảy ra do tình trạng sưng nề. Để phòng ngừa cần nâng
chi cao hơn tim và nới bột khi có chèn ép.
- Viêm loét da: Biểu hiện gồm sốt, đau tại vị trí tỳ dè, dịch thấm qua bột. Cần liên
hệ với bác sĩ nếu bị viêm loét da.
- Lỏng bột: Bột di chuyển khi cử động. Những trường hợp này cần được thay bột
để phòng ngừa tình trạng di lệch thứ phát.
5.2. Biến chứng tức thì
- Biến chứng tức thì thường do thuốc, tổn thương mạch máu/ da do xương gãy hoặc

đau đớn nghiêm trọng.
- Choáng: Thường do đau khi gãy xương hoặc trong quá trình nắn và bó bột.
- Chống phản vệ: Biến chứng này chủ yếu do thuốc mê và thuốc tê.
- Các biến chứng khác:Co thắt khí phế quản, hiện tượng trào ngược khi gây mê, hội
chứng xâm nhập khi gây mê, ngừng thở, ngừng tim và tử vong.
5.3. Biến chứng sớm: Tổn thương thần kinh và mạch máu, đầu xương gãy chọc ra
dẫn đến gãy hở thứ phát, gãy thêm xương, rối loạn dinh dưỡng, phù nề, hội chứng
chèn ép khoang cấp dẫn đến hoại tử chi, gãy cột sống không vững, liệt tủy.
5.4. Biến chứng muộn:Rối loạn dinh dưỡng bán cấp, rối loạn dinh dưỡng từ từ, thiếu
máu bán cấp và mãn tính, can lệch xảy ra do bất động không đúng quy cách, nắn
không tốt, khớp giả, thường gặp ở người bất động không đủ thời gian, nắn không tốt,
tuổi cao, khơng có chế độ ăn thích hợp, viêm xương, thường do tụ máu nhiễm trùng,
gãy xương hở, loét do tỳ đè…
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Hướng điều trị [8], [15]
1.1. Phương pháp chỉnh hình bằng bảo tồn
1.1.1. Phương pháp kéo nắn bó bột


11

Hình 6: Bàn kéo nắn bó bột
1.1.2. Phương pháp kéo liên tục
Xuyên kim Kirschner qua xương, dùng tạ kéo. Đối với chi trên trọng lượng tạ =
1/14 - 1/10 trọng lượng cơ thể, đối với chi dưới trọng lượng tạ = 1/8 - 1/6 trọng lượng
cơ thể, với cột sống cổ trọng lượng tạ từ 2- 2,5 kg.
1.2. Phương pháp kết hợp xương
1.2.1.Mục đích của kết hợp xương
- Sửa nắn di lệch tốt: Nắn sửa xương người lớn cần thực hiện tốt hơn xương trẻ em
(do xương trẻ em còn có thể bình chỉnh được trong q trình phát triển). Bất động tốt

nơi gãy xương: Xương gãy dù ít hay nhiều cũng cần được bất động tốt nhằm giảm
đau và sưng nề, tạo điều kiện xương nhanh liền, tránh di lệch.
- Tập vận động sớm: Sự tập luyện rất cần thiết để tránh teo cơ, cứng khớp và loãng
xương. Tập luyện càng sớm càng tốt và càng hạn chế được di chứng. Tập luyện cần
thực hiện ngay sau phẫu thuật và tập liên tục mỗi ngày, trong quá trình tập luyện địi
hỏi người bệnh phải kiên trì và phải phối hợp tốt.
- Thời gian phục hồi chức năng thường lâu hơn thời gian liền xương, cần cho người
bệnh biết để họ yên tâm và phối hợp trong điều trị.
1.2.2. Các phương pháp:Đóng đinh nội tuỷ, nẹp vít, buộc vịng chỉ thép tuỳ theo từng
chỉ định khác nhau.
2. Nghiên cứu ngoài nước và trong nước.
2..2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, đã có những nghiên cứu về phương pháp điều trị bảo tồn về gãy
xương. Phương pháp này đã được chứng minh là một phương pháp mang lại hiệu quả
cao, an toàn, đơn giản. Nhưng bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp này thì cũng


12

có một số biến chứng.
- Năm 1998, Moses T và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 32 trẻ em bị gãy
xương đùi được điều trị bảo tồn, sau 12-20 tháng theo dõi, không ai bị đau, tất cả đều
được đi học mà khơng gặp vấn đề gì. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị bảo tồn là
một phương pháp an toàn, đơn giản và thiết thực để điều trị gãy xương đùi đối với
trẻ nhỏ.
- Nghiên cứu của Flynn JM (2004) tiến hành nghiên cứu so sánh trên 83 trẻ em từ
6 đến 16 tuổi điều trị gãy thân xương đùi giữa phương pháp điều trị bảo tồn và phương
pháp đinh nội tủy. Trong đó, 35 trẻ được điều trị bằng phương pháp bảo tồn với độ
tuổi trung bình là 8,7. Tất cả các đều được chữa lành và khơng có trường hợp nào bị
biến chứng hoặc bị khuyết tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, sau 1 năm điều trị, 12 người bệnh

(chiếm 34%) được điều trị bằng phương pháp bảo tồn xảy ra biến chứng như can
lệch. Trong khi đó, 48 người bệnh điều trị bằng phương pháp đinh nội tủy titan có 10
người bệnh (21%) xảy ra biến chứng như nhiễm trùng.
- Năm 2013, nghiên cứu của Yaron Sela và cộng sự trên 212 người bệnh trong độ
tuổi từ 0 đến 16 tuổi tiến hành điều trị nhóm có đối chứng. Trong đó, 151 trẻ được
điều trị bảo tồn có tuổi trung bình là 3,5 tuổi. Tỷ lệ liền xương là 100%, tỷ lệ chân
dài bình thường là 92,7% và tỷ lệ không biến chứng 85,4%. Có 7 BN ngắn chi >2cm
(4,6%), 4 BN dài chi >1cm (2,7%), 10 BN chèn ép bột phải thay bột (6,6%), 10 BN
viêm da tiếp xúc (6,6%) và 2 BN có sốt (1.3%).
1.2.2. Tại Việt Nam
Điều trị bảo tồn là một trong những phương pháp ưu tiên hàng đầu trong điều
trị gãy xương. Tại Việt Nam, năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 199/QĐBYT về Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa – chun khoa Nắn
chỉnh hình, bó bột, đây vừa là hướng dẫn chuyên môn được thống nhất trong nước
vừa là yêu cầu pháp lý trong cung cấp dịch vụ y tế đến người bệnh, trong đó đưa ra
quy trình điều trị bảo tồn gãy thân xương đùi là phương pháp ưu tiên được lựa chọn.
- Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự (2004) nghiên cứu trên 237 người bệnh từ 0 – 15
tuổi, bị gãy kín thân xương đùi, được điều trị bảo tồn tại Khoa ngoại chấn thương,
Bệnh viện trẻ em Hải Phòng trong 5 năm, từ tháng 12/1997 đến tháng 12/2001 cho
kết quả: 79% xương liền tốt sau 2 tháng bó bột, có 21% phải chuyển phẫu thuật sau
điều trị bảo tồn.


13

- Nghiên cứu kết quả điều trị bảo tồn gãy xương đùi ở trẻ em tại bệnh viện Việt
Đức (2014) của Bùi Bích Vượng và cộng sự, quan sát trên 55 người bệnh với độ tuổi
trung bình là 4,78 tuổi. Thời gian bó bột trung bình là 6,3 tuần, sau tháo bột, tỷ lệ trẻ
bị ngắn chi (0,5-1cm) sau điều trị là 5,5%. Kết quả đánh giá sau 6 tháng liền xương
đạt 100% và kết quả đánh giá phục hồi chức năng theo Ter-Schiphorst có 92,7% đạt
kết quả rất tốt và 7,3% đạt kết quả tốt

3. Quy trình chăm sóc người bệnh chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người
bệnh gãy xương chi dưới
3.1. Nhận định
3.1.1. Tình trạng chung
Nhận định xem người bệnh có hội chứng sốc hay không? dựa vào tinh thần, da,
niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn? Người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, thiếu
máu hay khơng? Có tổn thương phối hợp ở nơi khác hay khơng?
3.1.2. Tình trạng tại chỗ
Bột chặt hay lỏng? Khô hay ẩm? Sạch hay bẩn? Đúng nguyên tắc hay khơng? Có
dấu hiệu chèn ép mạch máu, thần kinh hay khơng? Nếu có vết thương dịch thấm vào
bột nhiều hay ít? Mùi hôi hay không? Mức độ đau sưng nề tăng hay giảm?
3.1.3. Cận lâm sàng: Các kết quả cận lâm sàng có liên quan đến chăm sóc?
3.1.4. Nhận định tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế , tâm lý người bệnh?
3.2. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.2.1. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn: Trong vòng 24 h đầu sau thủ thuật: để phát hiện
tình trạng tai biến của thuốc vô cảm
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn tùy theo tình trạng bệnh
- Cần chú ý theo dõi phát hiện sớm các tai biến của thuốc vô cảm báo cho thầy
thuốc biết để xử trí kịp thời.
3.2.2. Chăm sóc bột: chuẩn bị giường và các dụng cụ cần thiết như độn nót gối, nâng
cao chi...
- Khi bột chưa khơ:
+ Khơng được che phủ làm bột lâu khô. Mùa rét, bột ẩm phải dùng lị sưởi sấy
cho bột mau khơ để NB khỏi bị lạnh.


14

+ Khơng được vận chuyển khi bột cịn ướt, vì vận chuyển có thể làm bột gãy
hoặc các ngón tay tỳ vào bột tạo thành chỗ lõm bột gây đè ép trên phần da khi bột

khô.
+ Lau sạch các đầu chi bó bột, xoa dầu và xoa bóp mỗi ngày, tốt nhất là dùng
cồn.
+ Đối với NB gây mê để nắn bó bột phải đợi NB tỉnh mới cho về phịng bệnh.
- Khi bột khơ:
+ Phải dặn NB giữ bột sạch sẽ, nếu thấy chặt gây đau phải đưa vào viện ngay
hoặc báo cho thầy thuốc biết.
+ Tất cả các trường hợp bó bột phải được kiểm tra vào ngày hơm sau (24 giờ
đầu): bột có khơ khơng? Phải xem màu sắc, trắng trong, gõ nghe thanh và gọn là
bột khô. Cố định tốt: bột không bị gãy, không chèn ép.
+ Nếu chặt quá: NB đau nhức không chịu được, mạch giảm hoặc mất, đầu chi
tím nhợt, lạnh và phù nề; Giảm hoặc mất cảm giác và vận động. Nếu có các triệu
chứng trên phải nới bột ngay, kê cao chi.
+ Theo dõi chèn ép cục bộ do bó bột không đều tay hoặc u xương, theo dõi phát
hiện hội chứng Volkmann gãy hai xương cẳng chân.
+ Những trường hợp mới gãy xương phải kiểm tra bằng X quang chụp qua bột.
Nếu tốt mới cho về, chưa tốt phải nắn bó lại.
+ Bột khơ cố định tốt phải hướng dẫn NB tập lên gân trong bột, vận động các
khớp còn lại của chi tránh teo cơ cứng khớp.
Thường xuyên quan sát vùng da nơi các mép bột tỳ ép như: vùng gai chậu
phát hiện sự cọ sát, phù nề, đổi màu da hoặc loét. Cần xoa bóp bằng cồn và thoa
phấn rôm. Hướng dẫn NB cách theo dõi da tránh làm tổn thương da (dùng gương
để theo dõi vùng da khơng xem trực tiếp được).
3.2.3. Chăm sóc vận động:Cho vận động sớm khi NB ổn định cho ngồi dậy sớm, vỗ
lưng, tập thở sâu, tập ho để phòng ngừa viêm phổi.
3.2.4. Chăm sóc dinh dưỡng: NB ăn chế độ bồi dưỡng, nâng cao thể trạng, chú ý
ăn uống tránh táo bón, sỏi tiết niệu.
3.2.5. Chăm súc vệ sinh: tắm rửa, trong ngày nhất là sau khi đại tiểu tiện.
Khi NB chưa đi lại được hướng dẫn người nhà vệ sinh thân thể hàng ngày, thay
quần áo cho NB.



15

3.2.5. Giáo dục sức khoẻ
+ Không dùng que chọc vào da làm xước da trong bột gây nhiễm trùng.
+ Không được tự động tháo bột, nếu bột bẩn mùi hôi thối (vết thương thấm dịch
vào bột) phải đến bệnh viện để sửa bột, thay băng vết thương.


16

Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Thông tin chung Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh thành lập theo Quyết định số 575/QĐ-UB ngày
09 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thành lập các trung
tâm y tế trực thuộc Sở Y tế Ninh Bình, có trụ sở tại Khu phố 5, Thị trấn Yên Ninh,
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Hình 7: Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- TTYT huyện Yên Khánh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập đa chức năng hạng III
trực thuộc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, bao gồm 5 phịng chức năng, 3 khoa dự phòng; 7
khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng và dược và 01 phòng khám đa khoa khu vực.
Những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của ngành Y tế, tỉnh Ninh Bình và
huyện Yên Khánh, TTYT huyện Yên Khánh được thụ hưởng các dự án đầu tư xây
dựng, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng khang trang sạch đẹp, Trung tâm cũng được
trang bị bổ sung các trang thiết bị y tế khá hiện đại như: Máy xét nghiệm huyết học,
máy siêu âm, máy điện tim, máy monitor theo dõi bệnh nhân, máy làm giàu ôxy…
- Với quan điểm lấy bệnh nhân là trung tâm, TTYT huyện Yên Khánh đã nỗ lực

không ngừng nhằm tạo ra chuyển biến toàn diện về chất lượng khám chữa bệnh.
Trong đó, Ban Giám đốc Trung tâm đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn


17

nhân lực y tế. Thời gian trước, Trung tâm thường xuyên cử cán bộ, viên chức được
cử đi đào tạo dài hạn, tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Bộ Y tế, Sở Y tế tổ
chức hoặc cử đi học tập các bệnh viện tuyến trên bằng phương pháp cầm tay chỉ việc.
- Với những nỗ lực cố gắng xây dựng Bệnh viện cùng với những biện pháp hiệu
quả, thiết thực, công tác khám, chữa bệnh tại TTYT huyện Yên Khánh đạt được
những chuyển biến toàn diện, nhiều kỹ thuật mới, dịch vụ mới, nhiều dịch vụ kỹ thuật
được đưa vào áp dụng phục vụ người bệnh: lưu lượng bệnh nhân đến khám và điều
trị tại Trung tâm ngày một tăng cao.
- Khoa ngoại Tổng hợp có: 10 cán bộ, trong đó có 4 bác sỹ, 6 điều dưỡng. Đặc
điểm riêng về khoa Ngoại – liên chuyên khoa Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh là
khoa có chức năng điều trị các bệnh về ngoại khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt,
chấn thương, Nằm trên tầng 2, từ cổng vào, gồm 2 tầng với 1 phịng hành chính, 1
phòng trực, 1 phòng tiêm, 1 phòng tiểu phẫu,1 phòng bó bột, 2 phịng thủ thuật, 5
buồng bệnh với 4 giường bệnh/1 buồng, với một số trang thiết bị làm việc như: tủ
sấy, máy Monito theo dõi bệnh nhân,
2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi
dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: người bệnh sau bó bột chi dưới trong vòng 24 giờ đầu.
- Khách thể nghiên cứu: là điều dưỡng công tác tại khoa Ngoại Tổng hợp Trung
tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09 năm 2022 đến

tháng 10 năm 2022.
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình
2.1.3. Cơng cụ thu thập số liệu: Quy trình chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người
bệnh gãy xương chi dưới
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu
2.2. Một số đặc điểm chung của người bệnh
2.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu


×