Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG GĨC THƠNG QUA VIỆC LÀM ĐỒ DÙNG - ĐỒ
CHƠI SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚP 5-6 TUỔI A3
TRƯỜNG MẦM NON YÊN THỌ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Yên Thọ
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ NĂM 2022


Mục lục
Mục lục..................................................................................................................2
1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề..........................................................................................3
2.2.1. Thuận lợi.....................................................................................................3
2.2.2. Khó khăn................................................................................................... 3


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề............................................. 4
2.3.1. Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng để nắm vững kiến thức kĩ năng để tổ chức tốt
hoạt động góc........................................................................................................ 4
2.3.2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch, chọn nội dung các trò chơi phù hợp theo chủ
đề........................................................................................................................... 6
2.3.3. Giải pháp 3. Tham mưu với ban giám hiệu để mua sắm, bổ sung đồ dùng
đồ chơi, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các góc chơi. Sưu tầm nguyên vật
liệu sẵn có ở địa phương và cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc.
...............................................................................................................................6
2.3.4. Giải pháp 4: Cơ tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện nội dung các góc trong
buổi chơi hoạt động góc...................................................................................... 10
2.3.5. Giải pháp 5: Tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc ở các thời điểm trong
ngày..................................................................................................................... 12
2.3.6. Giải pháp 6. Phối kết hợp tuyên truyền với phụ huynh để nhận được sự
giúp đỡ và tương tác của phụ huynh. ................................................................ 13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường ........................................................................15
3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................16
3.1. Kết luận....................................................................................................... 16
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18
DANH MỤC......................................................................................................... 2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta biết rằng hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi
mẫu giáo trong đó hoạt động góc là tổng hợp của các loại trị chơi như trị chơi
đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi có luật, trị chơi đóng kịch…
trong q trình chơi trẻ được tái tạo lại phản ánh lại những gì trẻ thấy người lớn

thực hiện…Vì vậy mà nội dung chơi ln phụ thuộc vào kinh nghiệm của trẻ. Nói
vui chơi là hoạt động chủ đạo khơng phải vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian vật
chất cho nó mà chính là trị chơi mà trung tâm là trị chơi đóng vai theo chủ đề đã
gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối các dạng hoạt động
khác như học tập, lao động… làm cho chúng mang màu sắc độc đáo.
Trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thoả thuận, trẻ phải
nói cho bạn khác hiểu và phải hiểu lời bạn khác nói, nên ngơn ngữ được phát
triển. Với hình thức “học bằng chơi, chơi mà học” hoạt động góc đã góp phần
làm giàu vốn kiến thức, phát triển nhận thức xã hội, mở rộng hiểu biết. Hoạt
động góc cịn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ hướng tới cái đẹp, cái
hoàn mỹ trong hành vi, cái đẹp trong giao tiếp, cư xử giữa người với người, góp
phần hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ.
Một số các vận động thể chất như: Đi, chạy, nhảy…cũng được vận dụng
trong hoạt động góc, những vận động này sẽ giúp đẩy mạnh q trình trao đổi
chất, máu lưu thơng, phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo…Hoạt động
góc làm nảy sinh các trò chơi sáng tạo, những trò chơi này cũng là phương tiện
giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, thông qua hoạt động chơi trẻ cảm nhận được cái đẹp
của sự phong phú đa dạng về mầu sắc, về kích thước, chất liệu, âm thanh của đồ
vật, đồ chơi.
Hoạt động góc là một trong những nhu cầu quan trọng nó được phân bổ
như một hoạt động chính trong ngày, là chiếc chìa khóa mở ra cho trẻ thấy
những điều mới lạ trong cuộc sống, giúp trẻ có cơ hội thể hiện mơ ước, sở thích
của chính bản thân mình. Trẻ được trải nghiệm, được tập làm các công việc đời
thực trong cuộc sống, trẻ được thể hiện những nhu cầu của bản thân. Tôi luôn
trăn trở làm cách nào để giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động ở các
góc? Làm thế nào để tạo được nhiều cơ hội để trẻ được tương tác, tạo được mối
quan hệ giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ? Để đạt được các mục tiêu giáo dục năm học
phải thực hiện như thế nào, sử dụng phương pháp gì cho hiệu quả?... Từ những
trăn trở đó tơi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt hoạt
động góc thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớp

5-6 tuổi A3 trường mầm non Yên Thọ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua đồ
dùng đồ chơi.
- Giúp trẻ nắm bắt được kiến thức, kĩ năng khi thực hiện nội dung chơi
trong các góc.
- Giúp trẻ phát triển 5 lĩnh vực giáo dục đặc biệt về tình cảm kĩ năng xã
hội, kĩ năng giao tiếp…


2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt hoạt động góc thơng qua việc
làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non
Yên Thọ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê xử lý số liệu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp trực quan, trắc nghiệm.
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm .
+ Phương pháp sử dụng lời nói, tình cảm và khích lệ, nêu gương
đánh giá.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Chúng ta biết rằng trẻ đến trường được học tập vui chơi được chăm sóc
ni dưỡng và giáo dục, trẻ được khám phá trong mọi hoạt động học tập và đặc
biệt hoạt động góc là một hình thức học tập vơ cùng hữu ích“học qua chơi”, đối
với trẻ 5 - 6 tuổi càng quan trọng hơn vì đây là bước đột phá cho trẻ một tâm thế
để bước vào lớp một.
Một trong những yêu cầu của chương trình Giáo dục mầm non được ban

hành theo thông tư 28/2016/TT - BGD&ĐT, là tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
được tích cực tìm tịi, khám phá ở mọi lứa tuổi, phải đảm bảo thực hiện theo
mục tiêu giáo dục là phát triển về 5 lĩnh vực giáo dục: thể chất, nhận thức, ngơn
ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mỹ; Hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực,
những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với mọi lứa tuổi, khơi dậy và phát huy tối
đa những tiềm ẩn, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt
đời [1]. Tơi cịn nhớ có một câu nói của ngạn ngữ Trung Quốc đó là “Bé chẳng
học, lớn làm gì?”đúng vậy! nếu như trẻ không được học từ bé hay tiếp xúc từ bé
sẽ dần tạo cho trẻ sự nhút nhát ỷ lại và điều mà tôi thấy cần tạo cho trẻ khi bước
chân vào xã hội đó là một sự tự tin và tôi chọn cho trẻ của tôi bước đầu đó là sự
trải nghiệm các hoạt động qua hoạt động góc và muốn trẻ thực hiện tốt mục đích
của mình tơi cần có đồ dùng đồ chơi để trẻ có thể mơ phỏng lại các hoạt động
trong xã hội.
Luật giáo dục Việt Nam ban hành ngày 14/6/2015 ở điều 23 yêu cầu về
nội dung và phương pháp giáo dục mầm non cũng nhấn mạnh "Phương pháp
giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để
giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có đồ dùng đồ chơi đáp
ứng cho trẻ ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do giáo viên cung cấp thì đồ dùng đồ
chơi do trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú” [2]. Đặc biệt thông qua
đồ chơi tự tạo ở tiết hoạt động góc cịn giúp trẻ hiểu được nội dung công việc mà
trẻ chưa được thể hiện, và trong quá trình chơi trẻ biết được để bổ sung đồ chơi
cần làm như thế nào và bảo quản như thế nào cho những lần chơi tiếp theo.
Bản thân hoạt động vui chơi một hoạt động khơng mang tính chất bắt


3
buộc, do đó nó hồn tồn chấp nhận được tính tự do và tự lực của trẻ. Hơn nữa
giữa trò chơi và cơng việc lao động thực sự khơng có mối quan hệ trực tiếp cho
dù nó mơ phỏng lại công việc lao động của người lớn. A.X.Macarencô đã chỉ rõ:

“Trị chơi khơng có quan hệ trực tiếp, nhưng lại có quan hệ gián tiếp với lao
động sản xuất. Nó tập cho con người có những cố gắng về thể lực và tâm lý để
làm việc”[3] và với trẻ cũng vậy chính nhờ đó mà trẻ chủ động và khả năng tự
lực tiến bộ rõ rệt.
Hoạt động góc là phương tiện giáo dục lao động qua các trị chơi hình
thành ở trẻ một số kỹ năng lao động, kỹ năng xã hội như cầm dao, cầm kéo, các
thao tác nấu ăn, quét dọn nhà cửa, thể hiện tình cảm đối với mọi người…Để làm
được những điều đó thì cần phải có đồ dùng đồ chơi để hỗ trợ cho trẻ.
Hoạt động góc khơng chỉ giáo dục lao động cho trẻ mà còn cung cấp cho
trẻ những tri thức tiền khoa học về thế giới tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ, cái
hay cái đẹp thơng qua góc khám phá khoa học, góc sách ... hay các mối quan hệ
xã hội thơng qua góc phân vai, xây dựng... [4]
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
- Trường mầm non Yên Thọ đã trở thành một trường chuẩn quốc gia mức
độ I và đang phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia mức độ II, có đầy đủ các
phịng chức năng, có khn viên rộng rãi, đẹp, có vườn rau, sân chơi, trang thiết
bị đồ dùng đồ chơi trong các góc... phục vụ cho cơng tác dạy và học.
Cùng với đó là sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Như Thanh, các
cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ xây dựng cơ
sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, tạo những điều kiện thuận lợi để cho
các cháu được tham gia các hoạt động một cách tích cực.
- Với đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, có trình độ đạt chuẩn
ln quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
- Bản thân là giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi có trình độ đạt chuẩn ln
u nghề mến trẻ, ln cố gắng tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao trình độ
chun mơn, ham học hỏi, tìm tịi và tự làm 1 số đồ dùng đồ chơi bằng những
nguyên vật liệu phế thải, tự nhiên, sưu tầm tranh ảnh sách báo để phục vụ hoạt
động góc và hoạt động vui chơi của trẻ.
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động, ln gắn bó với trẻ tơi nhận biết và

xác định được đối tượng mà mình đang hướng tới có nhu cầu gì và như thế nào
để bổ sung và đáp ứng nhu cầu của các cháu.
- Các cháu ở lớp tôi đang ở độ tuổi rất hiếu động, thích tìm tịi khám phá,
rất thích chơi với đồ chơi mới lạ, có nề nếp thói quen tốt, khỏe mạnh ngoan
ngỗn …chính vì thế tơi rất dễ thực hiện mục đích của mình.
- Đa số phụ huynh luôn quan tâm, tin tưởng vào chất lượng của lớp, nhiệt
tình có nhận thức về việc học tập của con mình, sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm
nguyên vật liệu tạo điều kiện cho việc sưu tầm, làm đồ dùng càng thêm phong
phú và đa dạng.
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi vẫn còn gặp một số những khó khăn như:


4
- Đồ dùng trang thiết bị hiện đại phục vụ cho góc nghệ thuật, góc phân
vai, góc xây dựng... chưa đáp ứng hết được yêu cầu của chương trình.
- Thời gian dành cho việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo còn hạn chế.
- Bản thân đã nghiên cứu mày mị, đưa ra các hình thức tổ chức cho trẻ để
tránh nhàm chán nhưng chưa phát huy được tính sáng tạo của trẻ dẫn đến giờ
hoạt động góc đạt yêu cầu chưa cao.
- Trong q trình chơi trẻ cịn chơi theo cảm hứng chưa có sự phối hợp
giữa các nhóm chơi với nhau. Đồ dùng tự tạo trong quá trình sử dụng còn dễ bị
hư hỏng do các cháu chưa có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
- Một số phụ huynh đi làm ăn ở xa ít quan tâm đến trẻ, hay không đi học
đúng độ tuổi nên trẻ còn e dè thiếu tự tin.
Trước thực trạng trên tôi nhận thấy đồ dùng đồ chơi càng phong phú bao
nhiêu thì càng kích thích được sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá
mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu, đối với trẻ đồ dùng đồ
chơi như một cuốn sách giáo khoa bởi vì ở đó trẻ sẽ học được rất nhiều điều
chính vì vậy tơi mới chọn đề tài“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt

động góc thơng qua việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớp
5-6 tuổi A3 trường mầm non Yên Thọ” để làm sáng kiến trong năm học này.
Để có biện pháp phù hợp tôi đã tiến hành khảo sát ngay từ đầu năm học,
căn cứ vào những chỉ số cần đạt để đưa ra nội dung khảo sát.
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp
Mức độ
TT

Nội dung

Cuối năm

Tổng
số

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

1

Trẻ biết, nhớ tên trị chơi


30

15

50%

15

50%

2

Trẻ có kiến thức chơi

30

15

50%

15

50%

3

Trẻ có kĩ năng chơi

30


14

46,6%

16

53,4%

4

Trẻ hứng thú tích cực tham gia chơi

30

16

53,4%

14

46,6%

5

Trẻ chơi sáng tạo

30

14


46,6%

16

53,4%

6

Trẻ chơi tự tin, đồn kết, biết giữ
gìn đồ dùng đồ chơi.

30

16

53,4%

14

46,6%

7

Trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo

30

13


43,3

17

56.7

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng để nắm vững kiến thức kĩ năng để tổ
chức tốt hoạt động góc


5
- Với phương châm "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học tự sáng
tạo” Tôi thường xuyên bồi dưỡng kiến thức kĩ năng cho bản thân như tham gia
các lớp học chuyên đề do phòng tổ chức, Bản thân đã tự đi thăm quan, hay do
nhà trường tổ chức ở một số trường có phong trào làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo
Ngồi ra tơi cịn tham khảo cách hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên truyền
hình, trên mạng internet, một số sáng kiến hay, tiết dạy của bạn bè đồng nghiệp,
học tập qua các tài liệu, sách báo…Đồng thời tơi ln tìm kiếm và sưu tầm
những hình ảnh “đẹp” được làm từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, từ thiên
nhiên, từ phế liệu...để làm “ngân hàng” ảnh tư liệu, làm cẩm nang cho bản thân
mình để có thể làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.

Hình ảnh giáo viên làm đồ dùng đồ chơi
- Tham gia tích cực và nhiệt tình vào hội thi chấm điểm"làm đồ dùng đồ
chơi” sử dụng bằng nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, nguyên vật liệu phế
thải để phục vụ các giờ học mang tính sáng tạo.
Kết quả: Qua việc học hỏi kinh nghiệm đó tơi đã tích lũy thêm được
nhiều kinh nghiệm và nhiều tư liệu cẩm mang cho bản thân góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ như bổ sung được nhiều đồ dùng đồ chơi

đặc biệt là đồ chơi tự tạo do đôi bàn tay khéo léo của cơ và cháu làm ra, sưu tầm
được hơn 100 hình ảnh các loại...bổ sung vào các góc. Với lịng hăng say yêu
nghề mến trẻ và bằng đôi tay khéo léo, tỉ mỉ, tôi đã tạo ra các sản phẩm được
đánh giá cao và có tính sử dụng tốt, với sự nhiệt tình ham học hỏi tơi đã đạt giải
nhất trong cuộc thi chấm điểm đồ dùng đồ chơi do trường tổ chức và có sản
phẩm được phịng giáo dục lựa chọn đi thi tỉnh.


6
2.3.2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch, chọn nội dung các trò chơi phù hợp
theo chủ đề.
Để tổ chức tốt buổi chơi ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động lập kế
hoạch, lựa chọn nội dung các trò chơi trong và ngồi chương trình theo chủ đề
phù hợp với nhận thức của trẻ, của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non”
Tên góc
Thời
Tên chủ gian
Góc
Góc
Góc
TT
Góc
Góc
Góc
đề
thực
xây
âm
phân

T.Hình KPKH
sách
hiện dựng
nhạc
vai

1

Trường
mầm
non

2
tuần

- Góc
- Xếp
-Múa
- Ơn kĩ
bán
hình
hát các
năng
hàng:
trường
- XD
bài hát
vẽ, nặn,
Đi siêu
MN

- Xem
trường
trong
xé dán.
thị…
bằng que tranh,
mầm
chủ đề.
- Tơ
- Góc
tính,
truyện
non của - Biểu
màu
gia
phân
trường
bé.
diễn
trường
đình:
loại đồ
MN.
- Xây
văn
MN
Nội trợ
dùng đồ - Tập
dựng
nghệ

- Cắt
- Góc
chơi.
làm
vườn
nhân
dán,

- Chăm sách.
trường.
ngày
nặn đồ
giáo:
sóc cây:
khai
chơi trẻ
Dạy
Lau lá,
giảng…
thích.
học.
tưới cây.

Kết quả: Tơi đã lập được kế hoạch, lựa chọn được nội dung chơi phục vụ
cho 10 chủ đề.
2.3.3. Giải pháp 3. Tham mưu với ban giám hiệu để mua sắm, bổ sung đồ
dùng đồ chơi, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các góc chơi. Sưu tầm
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho các góc.
Tơi mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mua sắm bổ sung

đồ dùng đồ chơi phong phú, trang thiết bị hiện đại cho các góc chơi như:
- Thảm cỏ, cây xanh, các khối hộp, gạch, xe ơ tơ các loại… ở góc xây dựng.
- Bộ nấu ăn, búp bê, tủ, giường, bàn, ghế.v.v... ở góc gia đình.
- Bổ sung thêm một số tranh ảnh, sách tranh mô phỏng câu chuyện, bài
thơ… phục vụ cho các chủ đề trong góc học tập – sách, thư viện…
- Máy vi tính, ti vi, đầu đĩa… phục vụ góc học tập, góc nghệ thuật.
Kết quả: Nhà trường bổ sung mua sắm thêm cho lớp tôi 4 thảm cỏ, 4
thùng khối hộp gạch các loại, 2 ô tô tải...3 bộ dinh dưỡng, 2 búp bê, 1 tủ, 1
giường, 1 bộ bàn ghế... truyện tranh, thơ các chủ đề... các loại đàn, trống, phách,
trang phục...1tivi, 1 đầu đĩa, 1 máy vi tính.
Để cho trẻ hoạt động góc tốt như mong muốn ngay từ đầu năm học tôi đã
lên kế hoạch cho việc sưu tầm làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc.


7
Cụ thể: Tơi kiểm tra, rà sốt lại các đồ dùng đồ chơi trong lớp của mình,
những đồ nào cịn thiếu, hư hỏng, những đồ nào đã đủ rồi. Những đồ chơi nào
có thể mua sắm, đồ chơi nào cần làm, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước hay bổ
sung từ từ theo chủ đề,…
Đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có thường có màu sắc rất
đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn, có thể dùng luôn những đồ vật thông thường
trong sinh hoạt hàng ngày… Tất cả các nguyên vật liệu này đều đảm bảo về an
tồn, khơng gây độc hại, khơng sắc nhọn, không nặng nề với trẻ, tôi đã làm ra
rất nhiều đồ chơi ở các góc để phục vụ cho các chủ đề.
Muốn có được những nguồn nguyên vật liệu dồi dào để làm đồ dùng đồ
chơi trước hết tôi đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị sưu tầm, thu gom nguyên vật
liệu, dự trữ nguyên vật liệu để đến mỗi chủ đề cô cùng cháu làm ra những đồ
dùng đồ chơi cho những chủ đề đó, để thu gom được các nguyên vật liệu thì vào
những buổi học về và những ngày nghỉ đi đến các cửa hàng ăn nhặt vỏ ngao, lọ
nước nắm, chai dầu ăn, cửa hàng uống nhặt những lọ nước C2, lon bia, vỏ hộp

sữa chua…hay đến cửa hàng thuốc nhặt vỏ hộp thuốc và mang về tẩy sạch rồi
mang đến lớp, và dặn dò các cháu khi ăn sữa chua hay ăn kem, thạch râu câu
dồn lại mang đến lớp.
Sau mỗi giờ chơi, hoạt động ngồi trời, những buổi vệ sinh sân trường tơi
hướng dẫn trẻ thu lượm vỏ cây, lá, hoa..Thu lượm những nguyên vật liệu sẵn có
ở địa phương như: rơm, mo cau, bẹ chuối, lá dừa. Để bổ sung vào các góc.
Sau khi đã tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: vỏ
ngao, vỏ hến, hộp giấy, vỏ hộp sữa, viên sỏi các loại hột, hạt…. Tôi tiến hành xử
lý (rửa sạch, phơi khô loại bỏ những ngun vật liệu khơng đảm bảo u cầu).
Sau đó phân loại theo nhóm, theo chất liệu và đưa vào kho bảo quản (có dán ký
hiệu để dễ lấy khi sử dụng)
Kết quả
Tôi cùng trẻ thu gom được các nguyên vật liệu đảm bảo vệ sinh an toàn
khi sử dụng tổng các loại phế thải: thìa sữa chua hộp váng sữa 180 hộp, 100 chai
nước rửa bát, chai nước khoáng, C2, lọ sữa; 1000 hột hạt các loại; 50 hộp bánh
kẹo, bìa cát tơng; 30 cái mo cau, 1000 củ lạc, rơm, len….
Tất cả các yếu tố trên đã giúp tôi từ những nguyên vật liệu phế thải đã tạo
ra được rất nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cháu ở các góc chơi. Khi tơi
làm đồ dùng đồ chơi tôi thường kết hợp nhiều màu sắc để tạo đồ dùng đẹp, sinh
động, hợp sở thích với trẻ. Chất liệu làm đồ dùng đẹp, bền, giá thành thấp, tiết
kiệm, hiệu quả sử dụng cao.
Ví dụ: Tơi dùng rơm rạ khô để làm mái nhà, dùng đĩa video cũ, vỏ trai…
kết hợp với xốp màu cho trẻ xếp hình con cá hoặc dùng bình nhựa làm ra một số
đồ dùng trong gia đình như: nồi cơm điện, bếp ga…giấy báo bìa, lá cắt nhỏ làm
mây núi …hộp sữa chua làm con bướm, quả bóng bị rách làm con rùa to, ống
hút làm xe đạp và xếp hàng rào, xếp nhà, làm con công hay những quả chuối,
cây rau, từ những vải vụn làm thành những con rối để cho trẻ chơi đóng kịch,
may quần áo, ống hút cùng với vỏ thạch rau câu làm cột đèn trùm… trẻ dùng vỏ
chai nước C2 làm sản phẩm để bán hàng, thùng giấy làm xe kéo hàng, dùng kéo
cắt các hoạ báo làm sách…Hay từ rơm ,vỏ sữa chua, thìa rau câu tơi đã làm ra



8
những chú hươu cao cổ, những chú vịt…để phục vụ cho hoạt động khám phá
khoa học. Hay tôi làm chiếc micrơ bằng lõi cuộn chỉ đã hết làm thân cịn đầu
micrơ là một quả bóng nhỏ được bọc vải lưới phục vụ cho trẻ trong góc âm
nhạc…

(Đồ dùng phục vụ góc âm nhạc)

(Những đồ dùng được làm từ nguyên vật liệu phế thải)
Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ đề mà
lớp mình đang thực hiện.
Ví dụ: Chủ đề: thế giới thực vật - chủ đề nhánh: Tết - Mùa xn thì tơi
cần chuẩn bị đồ dùng như: cây đào, cây mai, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh về
ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuân,…khi trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ đồ dùng
để thực hiện một số nội dung như: dán hoa ngày tết, mùa xuân.Tận dụng các lọ


9
bằng nhựa để cắt thành những con vật, cái làn hay những tấm xốp làm đơi dép.
Dùng vỏ xị, ốc hến để xếp bồn vây xung quanh gốc cây.
Ví dụ: Góc chơi bán hàng tơi tận dụng từ những sợi dây buộc gạch hoa
nhiều màu, tôi đan nong mốt thành những chiếc làn xinh xắn để cho trẻ chơi ở
góc siêu thị trang trí, trẻ chơi khi xách những chiếc làn đó trẻ rất thích.
Ngồi những đồ dùng sẵn có tơi đã khuyến khích trẻ cùng làm đồ dùng đồ
chơi để phục vụ cho các góc và tạo được hứng thú mạnh cho trẻ vì trẻ được
tham gia vào việc tạo nên một sản phẩm có ích.
Ví dụ: Để chuẩn bị hướng dẫn trẻ làm trước hết tôi phải chuẩn bị các
nguyên vật liệu như sau: Chủ đề gia đình: Làm “Cái bát” cần có chai nước

khống, giấy màu, làm “cái cốc” cần có, vỏ hộp váng sữa, làm “Cái cuốc, cái
xẻng, cái bừa” cần có bìa catton, xốp màu, keo 502, kéo.
Chủ đề động vật: Làm “Con lợn” cần có xốp màu, vỏ hộp sữa chua, keo
nến, Hay để làm con “Gà con” cần có xốp màu, len; Làm “Con gà trống, con
chuột” cần có vỏ lạc, len, dây điện, xốp màu; Làm con “bướm” cần có vỏ lạc,
hột hạt, xốp màu: Làm “Con cá” cần có vỏ ngao, vỏ trai, hạt vòng, xốp màu, keo
502, kéo.
Chủ đề giao thơng: Làm “Tàu hỏa” cần các ngun vật liệu đó là các vỏ
hộp sữa chua, xốp màu, keo 502, kéo; Làm “Thuyền buồm” cần có: Vỏ can
nước rửa bát, xốp màu, que kem.

(Hình ảnh đồ dùng do cơ và trẻ cùng làm)
Như vậy từ những sản phẩm trẻ cùng cô đã làm không chỉ giúp trẻ đem lại
cảm giác mới lạ mà cịn thoả mãn tính tị mị ham hiểu biết của trẻ khi tham gia vào
các trò chơi với những đồ chơi mà có sự đóng góp từ chính bàn tay trẻ làm.


10
2.3.4. Giải pháp 4: Cô tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện nội dung các góc
trong buổi chơi hoạt động góc.
Sau khi đã tham mưu, sưu tầm được nguyên vật liệu và tổ chức làm đồ
dùng đồ chơi giữa cô và trẻ, tùy thuộc vào chủ đề đang thực hiện mà tôi tổ chức
hướng dẫn cho trẻ chơi trong các góc.
Khi tổ chức hoạt động góc tơi cần phải chú ý đến khả năng và nhu cầu của
trẻ: không nên chọn quá nhiều góc chơi một lúc sẽ làm trẻ phân tán, có q
nhiều đồ chơi trẻ sẽ khơng kiên trì chơi với đồ chơi mà trẻ thích trẻ ln thay đổi
và việc quản lí trẻ chơi cũng sẽ bị hạn chế. Nên mỗi hôm tôi cho trẻ chơi 5-6 góc
ngày mai tơi lại đổi góc chơi sao cho trẻ được đảm bảo chơi đủ ở các góc mà
vẫn có sự liên kết giữa các góc chơi và đạt được u cầu của buổi chơi.


(Trị chơi bán hàng)

(Hình ảnh trẻ chơi trong góc xây dựng)
Ví dụ: Trong chủ đề “Trường mầm non” chủ đề nhánh “Trường mầm non
của bé” tôi chuẩn bị 4 góc chơi:
+ Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non của bé.


11
+ Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát “Trường chúng cháu là trường
mầm non”, “Đi tới trường”…
+ Góc phân vai:
- Gia đình: Nấu các món ăn cho mọi người trong gia đình.
- Bán hàng: Bán các đồ dùng học tập như: sách, vở, bút…
+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, sách, tranh truyện về trường mầm non.
Khi vào buổi chơi, đầu tiên tơi trị chuyện, giới thiệu, thỏa thuận trước
khi chơi, nhắc nhở trẻ trước, trong và sau khi chơi, sau đó cho trẻ về góc chơi và
tự thỏa thuận vai chơi, trong q trình trẻ chơi tơi bao quát nhắc nhở và khuyến
khích trẻ chơi liên kết các nhóm chơi khác với nhau đặc biệt là góc phân vai và
xây dựng. Tơi nhận xét ngay trong q trình chơi, cho các góc đến tham quan
góc xây dựng. Cuối giờ tôi cho trẻ cất đồ chơi, khen gợi, động viên trẻ và hỏi trẻ
ý tưởng chơi lần sau.
Kết quả: Trong quá trình chơi trẻ rất hứng thú tham gia vào buổi chơi,
đặc biệt có sự liên kết các góc chơi một cách hợp lý…
Ở từng chủ đề, ngoài những đồ dùng đồ chơi làm mới tôi vẫn tiếp tục lựa
chọn đồ dùng đồ chơi trẻ đã chơi nhưng làm mới bằng cách ít sử dụng ở góc
chơi cũ mà di chuyển sang góc mới với kỹ năng chơi khác.
Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” góc chơi “xây dựng vườn rau của bé” đồ chơi
là các loại rau. Sang chủ đề “thế giới thực vật” góc chơi “Bán hàng” các loại rau
đó cũng được trẻ sử dụng để bán.


(Một số loại rau phục vụ chủ đề thế giới thực vật)


12
Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng,
cụ thể và mang tính chất chặt chẽ thì việc rất quan trọng đó là: Chọn nội dung
chơi ở các góc hợp lý, nhu cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào hoặc góc
chơi này có liên kết với góc chơi kia bằng cách nào thông qua việc sử dụng đồ
chơi như thế nào để phát triển nội dung chơi.
Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt hơn thì trước tiên tơi cũng cần hiểu được ý
nghĩa của từng trò chơi để chuẩn bị đồ chơi cho phù hợp. Nắm được khả năng
trẻ ở lớp mình và những kiến thức kĩ năng gì cần được phát triển cho trẻ, đặc
biệt phải có mối liên hệ giữa các góc chơi với nhau, nếu khơng sẽ làm cho trẻ
nhàm chán và khơng phát triển tính sáng tạo của trẻ. Từ đó tơi tìm ra biện pháp
khắc phục như sau:
Ví dụ: Trong chủ đề “nghề nghiệp” thì cơ phải hiểu được ý nghĩa của trị
chơi mà ngày hơm đó cơ muốn trẻ thực hiện, tơi đã chuẩn bị đồ dùng cho các góc
bán hàng, góc nấu ăn, góc bác sĩ hay góc xây dựng như: bát, đĩa các loại rau, củ
quả thật … búp bê, giường, bàn ghế…tủ thuốc, các vỏ hộp thuốc, các đồ dùng mô
tả dụng cụ khám chữa bệnh… những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy, … với những
dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép, xây dựng nên những cơng trình như
cơng viên, trường học, …; hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, vỏ ốc, đá,
sỏi, …để trẻ xây dựng được cơng trình trẻ phải đi mua vật liệu bắt buộc trẻ phải
đến góc bán hàng, hay gia đình nấu cơm để mời các bác thợ xây cũng phải đến góc
bán hàng để mua thực phẩm hay trong gia đình có trẻ bị ốm cần đến bác sĩ, …
trong những giờ hoạt động đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Tuỳ theo hoàn
cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng mỗi trẻ đều có những khả năng riêng
biệt và được biểu hiện trong các hoạt động của mình.
Thơng qua trị chơi trẻ rèn luyện khả năng phát triển trí tưởng tượng, ý

thức, tình cảm, ngơn ngữ, tính tị mị, tính ham hiểu biết, … và đó cũng là những
phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển.
Đơi khi cơng trình xây dựng cịn phục vụ cho sự khởi đầu trị chơi đóng
vai. Ví dụ: Xây nhà hát để bắt đầu cho trẻ chơi đóng kịch hoặc diễn rối.
Góc xây dựng cịn có thể là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau
khi trẻ làm xong những sản phẩm, từ đó trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các
nhân vật do chính trẻ tạo ra.
2.3.5. Giải pháp 5: Tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc ở các thời điểm
trong ngày
Để giờ chơi chính có hiệu quả trong giờ đón, trả trẻ tơi đã chuẩn bị đồ
dùng đồ chơi trong các góc và cho trẻ chơi hay giờ hoạt động ngồi trời tơi cho
trẻ nhặt lá cây sân trường phát động các cháu lựa chọn những chiếc lá đẹp để
làm những con châu chấu, con bò, con cá….


13

(Sản phẩm từ lá cây cô và trẻ làm)
Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động góc và các giờ học
khác, giúp trẻ sáng tạo hơn trong khi chơi và thực hiện tốt một số hoạt động giúp
trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
2.3.6. Giải pháp 6. Phối kết hợp tuyên truyền với phụ huynh để nhận
được sự giúp đỡ và tương tác của phụ huynh.
Năm học 2021-2022 là năm học dịch covid-19 diễn ra phức tạp. Đặc biệt từ
sau kỳ nghỉ Tết trẻ đi học chỉ chiếm ít.Bản thân ln có kế hoạch lựa chọn các
nội dung phù hợp với chủ đề tìm ra cách thức hướng dẫn và trao đổi với phụ
huynh về tổ chức các hoạt động nhằm phát triển 5 lĩnh vực chuẩn bị tâm thế cho
trẻ lên lớp 1và cùng con học tại nhà. Giúp phụ huynh nhận thấy sự thích thú khi
chơi các trò chơi và làm một số đồ chơi cùng con từ các nguyên vật liệu phế thải



14
tại địa phương và nhận thấy sự tiến triển của con trong quá trình “chơi mà học”
hoặc quan điểm “ngừng đến trường nhưng khơng ngừng học” trong q trình
tương tác hàng ngày cùng giáo viên và trẻ.
Sẵn sàng xây dựng mối quan hệ tích cực, thống nhất, cộng đồng trách
nhiệm giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh nhằm đảo bảo
sự phát triển thường xuyên và tối đa khả năng của từng trẻ.
Trong các biện pháp trên tôi thấy biện pháp phối kết hợp với phụ huynh
cũng vô cùng quan trọng ngay từ đầu năm học dưới sự chỉ đạo của ban giám
hiệu tôi đã thành lập hội cha mẹ học sinh của lớp để thống nhất những nội dung
biện pháp để nâng cao chất lượng học tập và vui chơi cho trẻ trong đó có việc
phát động sưu tầm nguyên vật liệu phế thải…

(Bảng tuyên truyền phụ huynh)
Bên cạnh đó tơi kêu gọi phụ huynh cùng tham gia vào cơng việc tìm kiếm
ngun vật liệu để phụ huynh nhận thức và hiểu thêm được ý nghĩa, tầm quan
trọng của đồ chơi đối với con em mình.
Để làm được điều này ngồi việc trị chuyện trực tiếp thơng qua giờ đón
trả trẻ tơi đã sử dụng bảng những điều phụ huynh cần biết ghi rõ nội dung yêu
cầu của chủ đề đối với trẻ, yêu cầu đối với phụ huynh cần giúp đỡ và đóng góp
những gì mà ở chủ đề này cần có để hoạt động.
Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới thực vật” ở bảng tuyên truyền tôi đã ghi rõ trẻ
đang học chủ đề "Thế giới thực vật" và có các góc chơi nghệ thuật, phân vai, xây
dựng, thiên nhiên… Yêu cầu phụ huynh giúp đỡ đóng góp các nguyên vật liệu
phục vụ cho chủ đề như: Sách báo cũ, vải vụn, len vụn, bìa màu, chai nhựa...
Tơi đưa ra ý kiến u cầu phụ huynh giữ lại những lon bia , nước ngọt,
hay vỏ hộp bánh kẹo trong các dịp lễ tết của gia đình mình mang lên đóng góp
cho lớp.
Ngồi ra tơi cịn u cầu phụ huynh mua thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ

chơi ở nhà và cùng đóng vai chơi với trẻ.


15
Trưng bày đồ dùng đồ chơi đã làm được ở những nơi cha mẹ trẻ dễ nhìn
thấy giúp giáo viên giải thích với cha mẹ trẻ về cách làm đồ dùng đồ chơi, ý
nghĩa của đồ dùng như: Tính an toàn hơn, vệ sinh hơn, các đồ dùng đồ chơi có
nguồn gốc, có tác dụng giáo dục trẻ đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường, phát
triển tính sáng tạo của trẻ và tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Kết quả: Phụ huynh có cách nhìn nhận khác hơn về việc học và chơi của
con mình, có nhiều phụ huynh khéo tay đã làm đồ chơi phù hợp với chủ đề trẻ
hoạt động, nhận thấy được tầm quan trọng của trị chơi và đồ chơi trong hoạt
động góc, có nhiều giúp đỡ cho giáo viên trong viên tìm kiếm nguyên vật liệu
làm đồ dùng.Cụ thể có 95% phụ huynh ln quan tâm hỗ trợ mua sắm , tìm
kiếm nguyên vật liệu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
* Đối với hoạt động giáo dục
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường, sưu tầm hỗ trợ và góp ý của các bạn đồng nghiệp
trong nhóm lớp, trong các buổi dự giờ, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của các
bậc phụ huynh trong và ngoài lớp. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết
quả như sau:
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng biện pháp cuối tháng 3 năm học 2021-2022
Mức độ
TT

Nội dung

Cuối năm


Tổng
số

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

1

Trẻ biết, nhớ tên trị chơi

30

29

96,7%

1

3,3%


2

Trẻ có kiến thức chơi

30

28

93,4%

2

6,6%

3

Trẻ có kĩ năng chơi

30

28

93,4%

2

6,6%

4


Trẻ hứng thú tích cực tham gia chơi

30

29

96,7%

1

3,3%

5

Trẻ chơi sáng tạo

30

28

93,4%

2

6,6%

6

Trẻ chơi tự tin, đoàn kết, biết giữ
gìn đồ dùng đồ chơi.


30

29

96,7%

1

3,3%

7

Trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo

30

27

90,0%

3

10%


16
* Đối với bản thân
- Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động góc cho
trẻ. Tích lũy được phần nào kinh nghiệm quý báu cho bản thân, tự làm và bổ

sung nhiều đồ dùng dạy học cho lớp và hướng dẫn cho học sinh tự tay mình làm
ra những đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hoạt động một cách tích cực.
- Có nhiều kinh nghiệm trong việc trao đổi với phụ huynh, sử dụng và sưu
tầm nguyên vật liệu.
* Đối với đồng nghiệp
Sáng kiến được đồng nghiệp sử dụng để tham khảo, trao đổi, ứng dụng
cho bản thân họ.
* Đối với nhà trường
Qua mỗi lần khảo sát trên cô trên trẻ ban giám hiệu đánh giá tốt và sáng
kiến kinh nghiệm được đưa ra để làm mẫu cho đồng nghiệp tham khảo.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau một năm tôi nghiên cứu đã giúp cho tơi có thêm phần khéo léo, sáng
tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực
hiện tốt chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tạo ra nhiều thủ thuật gây hứng
thú cho trẻ, biết sử dụng những đồ dùng đồ chơi phù hợp, nắm vững được những
kiến thức kĩ năng để tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ.
Việc cho trẻ hoạt động góc là một hoạt động vơ cùng quan trọng hàng
ngày đối với trẻ không thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên tơi đã xác định
đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn chuẩn bị tốt đồ dùng,
đồ chơi còn thiếu để tổ chức cho trẻ được tiếp xúc với đồ chơi. Qua việc áp dụng
biện pháp mới tơi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo và linh động hơn, nhanh nhẹn
thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng sự hứng thú tập
trung giúp trẻ chơi với đồ chơi thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự
giao lưu bạn bè thơng qua trị chơi.
3.2. Kiến nghị
* Đối với BGH nhà trường
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi "Làm đồ dùng đồ chơi” đặc biệt làm
đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, nguyên vật liệu
phế thải để phục vụ tiết học.

- Thường xuyên cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm.
- Cung cấp các tài liệu, tạp chí, tập san, những kinh nghiệm hay cho giáo viên.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân nghiên cứu “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng hoạt hoạt động góc thơng qua việc làm đồ dùng đồ
chơi sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi A3 trường mầm non Yên Thọ”,
mà tôi đã rút ra từ trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi
mặt, đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ, ngơn ngữ cho trẻ ở trường
mầm non n Thọ. Những gì đạt được cịn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng
cho những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của hội đồng
khoa học ngành để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu. Giúp cho việc


17
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc ni dưỡng ở trường được tốt hơn trong những
năm học tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Thanh, ngày 06 tháng 04 năm 2022

Lê Thị lý

Nguyễn Thị Hương

CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, COPPY


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình Giáo dục mầm non được ban hành theo thông tư 28/2016/TT BGD&ĐT ban hành ngày 30/12/2016 ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TTBGDĐT ngày 25 tháng 07 năm 2009.
2. Điều 23 Luật giáo dục Việt Nam ban hành ngày 14/6/2015.
3. Mô phỏng lại công việc lao động của người lớn. A.X.Macarencô.
4. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ - Nhà xuất bản GD.
5. Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non - Nhà xuất bản Hà Nội.
6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.


Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Mầm non Yên Thọ

TT
1.
2.
3.
4.
5.
...

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp

huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại



×