Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.77 MB, 18 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên đề tài: “Giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phát triển các kĩ
năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy.
3. Tác giả:
Họ và tên: Hoàng Lê Thanh
Ngày tháng năm sinh: 03/09/1983
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Quốc Tuấn - Huyện An
Dương
Điện thoại: 0936013521
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường mầm non Quốc Tuấn- Huyện An Dương
Địa chỉ: Nhu Kiều- Quốc Tuấn - Huyện An Dương - Hải Phòng
Điện thoại: 0313929396
I. Mô tả giải pháp đã biết:
Trước khi nghiên cứu áp dụng biện pháp của sáng kiến này tôi đã từng sử
dụng, tham khảo một số biện pháp của các đồng chí giáo viên trong trường và các
trường mầm non khác về việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phát triển các kĩ
năng vận động cho trẻ như:
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ 5
tuổi của cô giáo Vũ Mai Phương- Trường mầm non Hoa Mai- Đông Triều- Quảng
Ninh.
- Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường
mầm non của cô giáo Đặng Thị Thanh Thủy- Trường mầm non Hoa Mai- Long
Mỹ- Hậu Giang.
- Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phát triển thể chất cho trẻ
3-4 tuổi của cô giáo Nguyễn Thị Ngân - Trường mầm non Quốc Tuấn - An Dương
- Hải Phòng.
* Ưu điểm:

1




- Biện pháp nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, phù hợp khi
tổ chức các hoạt động, các trò chơi .
- Đồ dùng đồ chơi để phát triển thể chất phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đẹp, thu hút sự hứng thú của trẻ khi
tham gia vận động.
* Hạn chế:
- Biện pháp nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tác giả chưa đề
cập đến vấn đề an toàn cho trẻ, sử dụng chưa thuận tiện.
- Biện pháp phát triển thể chất cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao trong việc rèn kĩ
năng vận động cho trẻ, chưa tận dụng được nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ
chơi cho trẻ hoạt động.
- Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phát triển thể chất cho trẻ hiệu
quả sử dụng chưa cao, chưa đa năng, chưa có nhiều cách chơi.
* Giải pháp cần khắc phục:
Từ những bất cập trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp “ Làm đồ dùng
đồ chơi sáng tạo để phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi”.
Những đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đa năng nhằm mục đích khắc phục được
các tồn tại hạn chế đã nêu. Mục đích áp dụng bao hàm cả trong hoạt động học, các
trò chơi để phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ trong hoạt động chơi và gây
hứng thú tích cực cho trẻ khi tham gia các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
-Sức khỏe là cái vốn quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ khi có sức
khỏe tốt, người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất.
Hoạt động phát triển thể chất đối với trẻ mầm non nhằm mục đích củng cố, tăng
cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể
trẻ, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất trong vận động, góp
phần phát triển toàn diện. Việc tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất chỉ dựa vào

những đồ dùng, đồ chơi cũ, chưa đa năng, chưa thực sự lôi cuốn, thu hút được trẻ
tham gia hoạt động. Chính vì vậy để phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ đạt
2


hiệu quả cao thì người giáo viên luôn luôn phải tìm tòi, đổi mới, sáng tạo ra các đồ
dùng, đồ chơi mới thực thực sự lôi cuốn, hấp dẫn với trẻ, kích thích lòng đam mê
của trẻ với những giờ vận động. Để nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe cho trẻ, tôi
đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để
phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi. Tôi đưa ra một số giải pháp sau:
1.Giải pháp 1: Lựa chọn, sưu tầm các đồ dùng, nguyên học liệu.
Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Dễ nhớ, mau quên, học qua
chơi, chơi qua học”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, thông qua
trò chơi trẻ được phát triển toàn diện nhân cách. Đồ dùng đồ chơi là món ăn tinh
thần không thể thiếu đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Là điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thể
lực cho trẻ, đó là các điều kiện về trang phục, địa điểm, thiết bị dụng cụ. Nó góp
phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự hoạt động của cơ
thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Các trang thiết bị sử dụng để giáo dục thể chất
cho trẻ trong các trường mầm non phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về các
mặt: giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Cách sử dụng thiết bị dụng cụ phụ
thuộc vào sự sáng tạo của cô giáo. Điều chủ yếu là chúng phải đảm bảo thỏa mãn
toàn bộ các yêu cầu đối với thiết bị dụng cụ.
Đối với trẻ mầm non trong các giờ tập luyện điều quan trọng phải giáo dục
được những cảm xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, biết vượt
qua những trạng thái tâm lý tiêu cực.
Trên thực tế trường mầm non Quốc Tuấn là một trường nông thôn nằm trên địa
bàn huyện An Dương nên mọi điều kiện thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ còn
gặp nhiều khó khăn: khó khăn về cơ sở vật chất, về nhận thức của một số phụ
huynh…Chính vì vậy việc tận dụng nguyên học liệu sẵn có, sáng tạo ra nhiều đồ

chơi đa năng, đảm bảo an toàn cho trẻ có tính thẩm mỹ, tiết kiệm chi phí . Trẻ có
thể sử dụng, thao tác dễ dàng, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo khi trẻ
tham gia hoạt động.
Để lựa chọn, sưu tầm các nguyên học liệu có nguyên liệu làm đồ dùng đồ
chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động tôi đã không ngừng học hỏi chị em đồng nghiệp,
3


tìm tòi cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đa năng, mang tính thẩm mỹ và tiết
kiệm chi phí cho trường, lớp. Ngoài ra tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh về vai trò,
tầm quan trọng về giáo dục thể chất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ . Tôi vận
động phụ huynh ủng hộ các nguyên phế liệu cho lớp để giáo viên và trẻ tận dụng
tái sử dụng vào việc làm đồ dùng, đồ chơi. Kết quả phụ huynh đã nhiệt tình ủng
hộ, đóng góp nguyên phế liệu cho cô ( các loại lốp xe, mo cau , gỗ vụn, dây dù,
sách, báo...). Từ nguồn ủng hộ phong phú đó, tôi đã lựa chọn được một số nguyên
liệu để làm ra bộ đồ dùng thể chất bằng mo cau, xích đu, lốp xe phù hợp với việc
phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ.
2.Giải pháp 2:Thiết kế các nội dung chơi.
Khai thác các trò chơi - một trong các điều kiện quan trọng nhất để phát triển
các kĩ năng vận động cho trẻ. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để
làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi và mất nhiều chi phí, thời gian cho
những đồ dùng đó thì hiện nay giáo viên có thể sử dụng những nguyên liệu thiên
nhiên phong phú, đa dạng để làm ra những đồ dùng đồ chơi đa năng cho trẻ phát
triển những kĩ năng vận động, chọn những nguyên học liệu sẵn có, dễ tìm như: lốp
xe, mo cau, gỗ vụn...tạo ra những đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh cho trẻ, thu hút trẻ
tích cực tham gia hoạt động.
-Ví dụ 1: Bộ đồ dùng đồ chơi bằng mo cau.
Sử dụng mo cau làm đồ chơi thể chất cho trẻ, từ chiếc mo cau tôi đã tạo ra các đồ
chơi khác nhau để trẻ chơi các trò chơi khác nhau với các mục đích ôn luyện, củng
cố và phát triển các kĩ năng vận động khác nhau.

- Chuẩn bị : Mo cau, sơn màu, đục lỗ, dây buộc… từ các nguyên liệu này

giáo viên sáng tạo ra các đồ chơi đa năng cho trẻ tham gia hoạt động tích cực. Phát
triển các kĩ năng vận động cho trẻ như tập luyện các vận động cơ ngón tay khi
tham gia quá trình xâu, luồn dây, đan tết…tập luyện các vận động cơ bản: đi, nhảy,
bật …Rèn luyện cho trẻ tính cẩn thận, khéo léo, sáng tạo, tự tin khi tham gia vào
các hoạt động. Giáo dục tính kiên trì, kỉ luật và phát huy tinh thần tập thể và cùng
với bạn hoàn thành công việc.

4


- Cách chơi:
* Cách 1: Đi dép 3
- Cắt 2 mảnh mo cau hình bầu dục, đục lỗ buộc dây ni lông ở 2 đầu mo cau. Xẻ lỗ,
dùng mảnh mo cau nhỏ làm quai dép. Cho 3 trẻ chơi, trẻ đi đầu và đi thứ 3 tay cầm
dây nhấc dép lên, cả 3 trẻ nhấc chân ở mỗi bên dép cùng nhau. Cứ như thế, đi liên
tục. Từ cách chơi này phát triển ở trẻ sự khéo léo của đôi bàn chân và sự phối hợp
vận động theo nhóm.

* Cách 2: Xâu dây
- Đục lỗ xung quanh mép ngoài mo cau. Trẻ dùng dây ni lông xâu lần lượt qua các
lỗ. Qua đó phát triển các giác quan, sự khéo léo của đôi bàn tay, sự kiên trì, bền bỉ.

5


* Cách 3:Nhảy qua mo cau
- Hai trẻ cầm dây đung đưa sang trái, sang phải. Một trẻ nhảy qua lại như nhảy
dây. Qua cách chơi này phát triển ở trẻ sự khéo léo của đôi chân, sự kết hợp nhịp

nhàng cùng bạn chơi.

* Cách 4: Mo cau chở hàng
- Đặt hàng (đồ chơi) lên những chiếc mo cau. Trẻ cầm 1 đầu dây kéo hàng đi.
Ở trò chơi này, phát triển thể lực, sự khéo léo của trẻ khi tham gia chơi.

6


* Cách 5: Bật liên tục qua các mo cau
- Đặt các mo cau thành hàng dọc cách nhau khoảng 40- 50cm (tùy theo độ tuổi
trẻ), trẻ bật liên tục qua các mo cau. Trong cách chơi này trẻ biết phối kết hợp các
giác quan để bật liên tục qua các mo cau.
.

* Cách 6: Mo cau gánh hàng:
- Buộc 2 đầu dây thành chiếc quang. Đặt hàng (đồ chơi) vào “quang”. Dùng đòn
gánh nhỏ gánh hàng đi. Qua cách chơi này, trẻ được phát triển sự khéo léo, mạnh
dạn, tự tin khi tham gia chơi.

7


* Cách 7: Mo cau quạt mát
- Cắt mo cau thành hình chiếc quạt dùng để quạt. Phát triển sự khéo léo của bàn
tay.

* Cách 8: Chơi bóng bàn cùng mo cau
Dùng quạt mo cau để đánh bóng bàn. Phát triển các giác quan, sự nhanh nhẹn,
khéo léo, dứt khoát của bàn tay.


8


* Cách 9: Kéo mo cau
- 1 trẻ ngồi trên chiếc mo cau, trẻ khác dùng sức kéo mo cau đi.

* Cách 10: Đan rổ, rá
-Trẻ đan tết làm rổ, rá. Từ cách chơi này trẻ được rèn luyện tính kiên trì, sự khéo
léo của đôi bàn tay và khả năng tri giác.
9


Ngoài ra, sử dụng lốp xe cũ hỏng cũng có thể làm đồ chơi thể chất cho trẻ, từ lốp
xe giáo viên có thể tạo ra các đồ chơi khác nhau để trẻ chơi các trò chơi khác nhau
để phát triển vận động cho trẻ.
-Ví dụ 2: Bộ đồ chơi bằng lốp xe.
- Chuẩn bị : Lốp xe, sơn màu, đục lỗ, dây buộc… từ các nguyên liệu này giáo viên

sáng tạo ra các đồ chơi đa năng cho trẻ tham gia hoạt động tích cực. Phát triển các
kĩ năng vận động cho trẻ như: khả năng quan sát, phát triển cơ tay, chân, bụng của
trẻ thông qua các vận động: đi, bò, bật, lăn, bật, ném..Trẻ mạnh dạn tự tin khi
tham gia các vận động, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
- Cách chơi:
* Cách 1: Lăn bánh xe
-Trẻ tháo bánh xe ra khỏi cầu sau đó lấy bánh xe để chơi lăn bánh .Trong trò chơi
này phát triển ở trẻ sự khéo léo, khả năng định hướng trong không gian.

10



* Cách 2: Đi bước qua bánh xe.
-Trẻ tháo bánh xe xếp hai bánh xe gần nhau để đi bước qua ô. Trẻ biết phối hợp

nhịp nhàng bước từng chân qua bánh xe, rèn sự khéo léo, nhịp nhàng của đôi chân.

* Cách 3: Ném trúng đích
-Trẻ tháo bánh xe làm đích đứng cách bánh xe ném trúng đích . Phát triển sự khéo
léo, khả năng định hướng trong không gian.

11


-Từ những lốp xe cũ hỏng, giáo viên có thể tìm kiếm những thanh gỗ vụn sau đó
bào nhẵn với các kích cỡ khác nhau. Ghép các thanh gỗ lại với nhau bằng các sâu
tạo thành đồ chơi.
- Ví dụ 3: Bộ đồ chơi bằng xích đu.
- Chuẩn bị: Các thanh gỗ đã được bào nhẵn, lốp xe, dây dù, nhỏ. Thông qua bộ đồ
chơi này trẻ được phát triển các kĩ năng đi, bước lên xuống, bò, xâu, luồn, các vận
động tinh. Phát triển các cơ tay, chân bụng. Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia chơi
trò chơi và chơi đoàn kết với bạn.
- Cách chơi:
* Cách 1: Trẻ ngồi xích đu
- Để chơi được trò chơi này tôi sử dụng những lốp xe cũ hỏng phụ huynh ủng hộ
sau đó xâu luồn treo trên xích đu với độ cao phù hợp với độ tuổi của trẻ, dùng
những dây dù đan tết trong lòng lốp xe để trẻ ngồi an toàn trong khi tham gia chơi.

* Cách 2: Đu xà.
- Để chơi được trò chơi này, tôi lắp ráp thanh gỗ với độ cao phù hợp với độ tuổi
của trẻ để trẻ có thể bám tay lên thanh gỗ rồi đu lên.

12


* Cách 3: Đi trên ván dốc
-Từ những thanh gỗ dời, tôi cho trẻ ghép các thanh gỗ vào với nhau để đi trên ván
dốc.Qua đó phát triển sự khéo léo của đôi chân và giữ thăng bằng của các bộ phận
trên cơ thể.

13


* Cách 4: Trèo lên xuống bậc thang.
-Với những thanh gỗ ngắn hơn tôi cho trẻ ghép các thanh gỗ vào với nhau để trèo
lên xuống thang.

* Cách 5: Bập bênh.
-Với hai thanh gỗ, trẻ có thể đặt hai thanh gỗ lên nhau để chơi bập bênh.

3. Giải pháp 3: Sưu tầm và thiết kế các trò chơi phù hợp.

* Cách 6: Bò chui qua thanh gỗ
-Trẻ nhấc xích đu lên trên thanh gỗ sau đó trẻ bò chui qua cổng.

14


* Cách 7: Đi trong đường hẹp.
- Trẻ xếp thanh gỗ tạo thành đường đi nhỏ rồi đi lên trên thanh gỗ.

* Cách 8: Luồn dây.


15


-Trẻ lấy dây luồn qua các lỗ nhỏ trên xích đu. Qua đó phát triển sự khéo léo của
đôi tay, tính kiên trì trong khi chơi.

III. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Qua áp dụng các giải pháp của sáng kiến đã nâng cao được chất lượng tổ chức
các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường. Tiết kiệm được thời gian
chi phí mua sắm, nguyên học liệu dễ tìm, dễ lấy, an toàn với trẻ. Đồ dùng đồ chơi
bền, đẹp, đa năng, sử dụng lâu dài.
b. Hiệu quả về mặt xã hội
* Về giáo viên:
Qua các giải pháp của sáng kiến giáo viên nhận thức đúng đắn mục đích, yêu
cầu, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, phát
huy được tối đa khả năng sáng tạo của giáo viên. Giáo viên chủ động, linh hoạt,
sáng tạo hơn khi tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Hướng dẫn trẻ
sử dụng đồ chơi sáng tạo theo những cách khác nhau và chơi những trò chơi khác
nhau. Tận dụng được mọi nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên để làm đồ dùng đồ
chơi phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ, phù hợp với từng độ tuổi.
16


Giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đồ dùng đồ chơi vào quá
trình dạy trẻ phát triển các kĩ năng vận động.
Đồ dùng đồ chơi đa năng, có nhiều tác dụng sử dụng, gọn nhẹ, không cồng
kềnh, thuận tiện cho việc sắp xếp môi trường lớp học.
Môi trường lớp học phong phú về đồ dùng đồ chơi phát triển thể chất cho trẻ.

* Về trẻ:
Trẻ lĩnh hội các kiến thức, phát triển các kĩ năng vận động cơ bản, hứng thú
tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển thể chất .
Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản
( đi, chạy, nhảy, bật, bò...). Phát triển các tối chất thể lực, nhanh, mạnh, bề, khéo
cho trẻ.
Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, biết hợp tác cùng bạn trong khi tham
gia các hoạt động.
Qua việc cho trẻ tiếp xúc, tri giác với đồ dùng đồ chơi đẹp,có màu sắc tươi
sáng sẽ hình thành ở trẻ về tình cảm thẩm mỹ, biết cảm nhận cái đẹp.
Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động, nhanh nhẹn tham gia các hoạt động phát triển
thể chất.
Tạo sự tin tưởng, phấn khởi cho phụ huynh khi thấy các con khỏe mạnh, cơ
thể cân đối, hài hòa.
Làm chuyển biến nhận thức của các bậc phụ huynh về sự cần thiết của đồ
dùng đồ chơi đối với trẻ đồng thời tuyên truyền đến các bậc phụ huynh trong việc
phối kết hợp cùng giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng đồ chơi vào
việc phát triển thể chất cho trẻ, luôn quan tâm tới sự phát triển sau này của con
em mình.
*Kết quả đạt được:
Nội dung

Trước khi áp
dụng biện pháp

Sau khi áp dụng
biện pháp

Tăng (giảm) so

với trước khi áp
dụng biện pháp

17


Trẻ biết một số ích lợi
công dụng của một số
đồ dùng, đồ chơi làm
từ các nguyên học
liệu

Đạt: 10/22 cháu

Đạt: 20/22 cháu

Tăng 9 cháu

= 45,5%

= 90,9%

= 40,9%

Biết cách chơi và chơi
thành thạo các trò
chơi phát triển thể
chất.

Đạt: 8/22 cháu


Đạt: 21/22 cháu

Tăng 14 cháu

= 54,1%

= 97,3%

= 43,2%

Hứng thú, tích cực
tham gia các hoạt
động phát triển thể
chất.

Đạt: 10/22 cháu

Đạt: 22/22 cháu

Tăng 12 cháu

= 67,6%

= 100%

= 32,4%

c. Giá trị làm lợi khác:
Tạo ra được nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo và đa năng, chơi được nhiều trò

chơi khác nhau để phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ.
Bổ sung vào thư viện nhà trường nguồn tài liệu phong phú để giáo viên tham
khảo và sử dụng vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi về : “Giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng
tạo để phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi”, mặc dù các giải pháp đã
được triển khai và thực hiện trên lớp học của tôi trong năm học 2015 - 2016 và
cũng đã thu được một số kết quả khả quan, song không tránh được những thiếu sót,
rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và chị em đồng nghiệp để tôi làm tốt
hơn nữa trong việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phát triển các kĩ năng vận
động cho trẻ.
Hải Phòng, ngày 15 tháng 01 năm 2016
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến

Hoàng Lê Thanh

18



×