Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

(Luận án tiến sĩ) Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 270 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

TRỊNH THỊ THÙY

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

TRỊNH THỊ THÙY

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số



: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. NGUYỄN TIẾN THUẬN
2. TS. HOÀNG THỊ MINH CHÂU

HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các số
liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, tháng 7 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trịnh Thị Thùy


ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục các bảng ....................................................................................................... vii

Danh mục các biểu đồ .................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ............... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ....................................................... 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11
6. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 12
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 13
Chương 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ
ĐỊA PHƯƠNG VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG .................................................................................................................. 14
1.1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ................................................................. 14
1.1.1. Du lịch và sản phẩm du lịch......................................................................... 14
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững .......................................................................... 19
1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững ....................................................... 22
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững ....................................... 23
1.1.5. Các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ......................................... 26
1.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG...................... 30
1.2.1. Khái niệm và vai trò của giải pháp tài chính phát triển du lịch
bền vững .............................................................................................. 30
1.2.2. Nội dung các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển du lịch
bền vững .............................................................................................. 33


iii
1.2.3. Tiêu chí đánh giá tác động tổng hợp của giải pháp tài chính đến
phát triển du lịch bền vững ......................................................................... 58
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các giải pháp tài chính
phát triển du lịch bền vững ......................................................................... 60

1.3. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM
VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THANH HÓA ........................................... 62
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương........................................................... 62
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hoá................................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 67
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA ........................................... 69
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA NHỮNG NĂM QUA .......................... 69
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển du
lịch bền vững của tỉnh Thanh Hoá .............................................................. 69
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá............................. 71
2.1.3. Thực trạng các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ....................... 77
2.2. THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA......................................... 82
2.2.1. Thực trạng các giải pháp tài chính về xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch ......... 82
2.2.2. Thực trạng các giải pháp tài chính đào tạo nguồn nhân lực du lịch ........... 94
2.2.3. Thực trạng các giải pháp tài chính cho hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, xúc tiến du lịch ......................................................................... 101
2.2.4. Thực trạng các giải pháp tài chính phát triển các sản phẩm du lịch ......... 106
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI
CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH
THANH HÓA....................................................................................................... 110
2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................ 110
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 115
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 132



iv
Chương 3: HỒN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC
ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA...................... 133
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH THANH HĨA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030........... 133
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch bền vững
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ......................... 133
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030................................................................... 135
3.2. QUAN ĐIỂM HỒN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH
HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ..................................... 136
3.3. HỒN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HĨA ĐẾN
NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........................................................ 138
3.3.1. Hoàn thiện các giải pháp tài chính đối với xây dựng cơ sở hạ tầng
du lịch ........................................................................................................ 138
3.3.2. Hồn thiện các giải pháp tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực
du lịch ........................................................................................................ 147
3.3.3. Hồn thiện các giải pháp tài chính đối với hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, xúc tiến du lịch ......................................................................... 154
3.3.4. Hồn thiện các giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm
du lịch ........................................................................................................ 159
3.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ................................................................................. 166
3.4.1. Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện cơng tác quy hoạch phát
triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá ..................................................... 166
3.4.2. Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư có năng lực thực hiện các dự án hạ tầng du lịch quy
mô lớn ........................................................................................................ 167
3.4.3. Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường du lịch, tạo đột phá

về cải thiện môi trường du lịch ................................................................. 168


v
3.4.4. Xây dựng chuỗi liên kết du lịch để phát triển du lịch Thanh Hóa
bền vững .................................................................................................... 169
3.4.5. Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành
kinh tế mũi nhọn ........................................................................................ 170
3.4.6. Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư khác .............................................. 170
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 172
3.5.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ....................................................................... 172
3.5.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan ..................... 174
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 177
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 178
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .............................................................................................. 180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 181
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 193


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AEC

Chữ viết đầy đủ
Cộng đồng kinh tế ASEAN

BVMT


Bảo vệ môi trường

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CNH - HĐH
CSHT
CSKDDL
EU
GDP (GRDP)

Cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở kinh doanh du lịch
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu
Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KTXH

Kinh tế xã hội


NCS
NHNN

Nghiên cứu sinh
Ngân hàng Nhà nước

NNL

Nguồn nhân lực

NSLĐ

Năng suất lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

NXB

Nhà xuất bản

PPP

Mơ hình hợp tác công tư


PTDL

Phát triển du lịch

SPDL

Sản phẩm du lịch

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TPP
UBND

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Ủy ban nhân dân

VDP

Ngân hàng phát triển Việt Nam

VQG

Vườn quốc gia

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Nội dung các bảng

Trang

Bảng 2.1. Số dự án CSHT du lịch được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 ............................................................. 111
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng NNL du lịch đã qua đào tạo tỉnh Thanh Hoá ............ 112
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được
thể hiện thông qua các chỉ tiêu từ hoạt động du lịch trên địa bàn
tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 ...................................................... 114
Bảng 2.4. Doanh thu và mức tăng doanh thu từ các SPDL mũi nhọn của tỉnh
Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 ............................................................. 115


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Nội dung các biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1. Số lượt khách du lịch đến tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 ......... 72

Biểu đồ 2.2. Doanh thu và GRDP du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 ......... 73
Biểu đồ 2.3. Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 ................ 74
Biểu đồ 2.4. Thu NSNN ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 ......... 75
Biểu đồ 2.5. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020............. 78
Biểu đồ 2.6. Chi NSNN đối với cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2014 - 2020 ............................................................................................... 85
Biểu đồ 2.7. Chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2014-2020 ................................................................................................. 96
Biểu đồ 2.8. Chi NSNN cho tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ...................... 103
Biểu đồ 2.9. Chi NSNN cho sản phẩm du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
2014 - 2020 ............................................................................................ 108


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hơn 30 năm đổi mới, du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế có vị trí, vai trị
quan trọng với tốc độ tăng trưởng nhanh so với nhiều nước trên thế giới. Du lịch
không chỉ mang lại thu nhập cho nền kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
dân địa phương mà cịn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu
tại chỗ, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Ngành du lịch đã đóng góp
từ 6% - 9,2% GDP cho nền kinh tế, tạo ra hơn 3 triệu việc làm cho lao động ở các địa
phương. Chính vì vậy, phát triển du lịch (PTDL) có ý nghĩa to lớn đối với quá trình
phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của đất nước. Theo Nghị quyết 08 - NQ/TW khoá
XII của Bộ Chính trị đã khẳng định cần PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là
định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy phát
triển các ngành, lĩnh vực khác [4]. Với vai trị quan trọng như trên thì một trong
những giải pháp đã được Đảng và Nhà nước ta đưa ra là hồn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách tài chính phù hợp và đột phá nhằm PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn,
đáp ứng yêu cầu, tính chất của ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động theo cơ chế thị

trường. Ngồi ra, các cơ chế, chính sách tài chính đưa ra nhằm huy động tối đa nguồn
lực xã hội để đầu tư PTDL theo định hướng cơ cấu lại ngành du lịch phát triển bền
vững (PTBV).
Thanh Hóa là tỉnh ven biển nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có địa
bàn kinh tế rộng lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để PTDL nội địa và quốc tế do có
hệ thống giao thơng thuận tiện và đa dạng các loại hình đường bộ, đường sắt Bắc Nam, đến cửa khẩu quốc tế với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Sân bay Thọ Xuân,
cảng nước sâu Nghi Sơn... Khoảng cách địa lý khơng q lớn giữa Thanh Hố với
Thủ đô Hà Nội là lợi thế để thu hút khách du lịch từ một trong những thị trường du
khách lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, Thanh Hố có hệ thống tài nguyên du lịch vô
cùng đa dạng, phong phú có giá trị quốc tế và quốc gia với một số điểm đến đã có
thương hiệu nổi tiếng như biển Sầm Sơn, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Thành Nhà
Hồ, Suối cá Cẩm Lương… Những năm qua, ngành du lịch đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KTXH của tỉnh Thanh
Hố. Giai đoạn 2014 - 2020 du lịch đóng góp 5,95% tổng sản phẩm trên địa bàn, tạo


2
ra 24.120 việc làm, đóng góp 2.684 tỷ đồng và chiếm 2,76% trong tổng thu NSNN.
Ngành du lịch Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu quan trọng như trên là do
chính quyền Trung ương và địa phương đã coi trọng đầu tư PTDL bền vững. Trong
đó, giải pháp quan trọng được chính quyền áp dụng là việc sử dụng các giải pháp tài
chính Nhà nước điển hình là chi NSNN, các ưu đãi về thuế và tín dụng Nhà nước.
Tuy nhiên, việc sử dụng các giải pháp tài chính nêu trên chưa thực sự đạt hiệu quả,
ngành du lịch của tỉnh đã có sự tăng trưởng và phát triển, song sự phát triển đó chưa
thực sự bền vững, đó là do hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) chưa thực sự đồng bộ,
nguồn nhân lực (NNL) du lịch chưa được đào tạo thường xuyên, hoạt động tuyên
truyền quảng bá xúc tiến du lịch chưa có sự đột phá, hệ thống sản phẩm du lịch
(SPDL) chưa phát triển đa dạng, chất lượng cao… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng trên, song có thể thấy một trong các nguyên nhân quan trọng là do việc sử
dụng các giải pháp tài chính của nhà nước cịn thiếu đồng bộ, cịn thiếu vốn đầu tư

của NSNN và các cơ chế khuyến khích về tài chính của Nhà nước chưa đủ mạnh để
thu hút các nguồn lực đầu tư khác vào PTDL bền vững của tỉnh. Trước thực tiễn đó,
việc nghiên cứu nhằm hồn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL tỉnh
Thanh Hoá bền vững là yêu cầu cấp thiết cần đặt ra.
Với những lý do trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Giải pháp tài chính nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá” làm chủ đề nghiên cứu cho luận
án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều cơng trình nước ngồi và trong nước nghiên
cứu về PTDL bền vững có giá trị như sách, đề tài khoa học, bài báo, luận án… có thể
kể đến một số cơng trình tiêu biểu như sau:
“Managing Sustainable Tourism: A legacy for the future” (Quản lý du lịch bền
vững: Một di sản cho tương lai) của David L. Edgell [130]: Nghiên cứu chỉ ra rằng sự
thành công hay khơng của du lịch phụ thuộc vào việc duy trì một sự cân bằng giữa
tăng trưởng kinh tế với bảo tồn văn hố, tơn trọng cộng đồng và bảo vệ mơi trường
(BVMT). Tác giả đề cao vai trị bảo vệ thiên nhiên, mơi trường và văn hố trong khi
vẫn đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý trong xu hướng tồn cầu hố nền kinh


3
tế. Đồng thời tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo lập, củng cố các mối
quan hệ hài hịa giữa chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và cộng đồng dân cư.
Theo Martin Oppermann và Kye Sung Chon nghiên cứu “Tourism in
Developing Countries” - “Du lịch ở các nước đang phát triển” [139]. Nghiên cứu cho
thấy những lợi ích mong đợi của các nước đang phát triển làm du lịch và ảnh hưởng
của du lịch đối với môi trường tự nhiên, cơ cấu xã hội và văn hóa của các nước đang
phát triển qua các giai đoạn: từ năm 1930 đến 1960, từ năm 1970 đến 1985 và từ năm
1985 đến 1993. Từ đó nhận thức được tầm quan trọng của PTDL mà không phá vỡ
các điểm du lịch.

Bộ tài liệu “Sustainable Tourism for Development Guidebook” (Sách hướng
dẫn du lịch bền vững cho sự phát triển) do UNWTO ấn hành [147]. Nghiên cứu cung
cấp hướng dẫn EU và các tổ chức phát triển khác PTDL bền vững. Đồng thời đề xuất
các giải pháp vận dụng để du lịch thực sự là một phương tiện thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa và mơi trường.
Cơng trình nghiên cứu “Tourism and sustainable community development” của
các tác giả Derek Hall và Greg Richards [133]. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả nhờ
việc khảo sát trên một phạm vi rộng, bao quát, gồm một số khu vực ở châu Âu như
khu phố cổ Edinburg, khu vực phía Bắc Bồ Đào Nha và cả các địa danh ở châu Á
như các bãi biển ở Inđônêsia, nghiên cứu cho thấy vai trò to lớn của các cộng đồng
địa phương đối với PTDL bền vững, vai trò này được nhấn mạnh cụ thể trong việc
bảo vệ mơi trường, văn hóa xã hội và kinh tế bền vững đặt trong các bối cảnh khác
nhau. Nếu khơng có cộng đồng địa phương thì hoạt động du lịch bền vững không thể
được đảm bảo và ngược lại, du lịch bền vững cũng sẽ đem tới những lợi ích nhất định
cho các cộng đồng địa phương. Như vậy, có mối quan hệ biện chứng, qua lại giữa
PTDL bền vững và cộng đồng địa phương.
Nguyễn Đức Tuy (2014), Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Giải pháp phát triển
du lịch bền vững Tây Nguyên” [102]. Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa các
vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến PTDL bền vững như: khái niệm du
lịch, PTDL bền vững, kinh nghiệm PTDL bền vững của một số nước trên thế giới và
ở một số địa phương trong nước. Về mặt thực tiễn: tác giả đã phân tích thực trạng
PTDL Tây Nguyên giai đoạn 2000 - 2012 qua các phương pháp thu thập số liệu,
phỏng vấn khách du lịch để đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại đây.


4
Đồng thời tác giả đã sử dụng mơ hình SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức để có cơ sở đưa ra định hướng, giải pháp PTDL bền vững
Tây Nguyên trong thời gian tới. Các giải pháp mà tác giả nhấn mạnh đó là cần tăng
cường quản lý Nhà nước về kinh tế, văn hố, xã hội và mơi trường nhằm PTDL bền

vững Tây Nguyên. Trong các giải pháp mà tác giả đưa ra chưa có giải pháp tài chính
nhằm PTDL trên địa bàn Tây Nguyên.
Lê Đức Viên (2017), Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển du lịch thành
phố Đà Nẵng theo hướng bền vững” [125]. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ các
vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến PTDL theo hướng bền vững như: khái
niệm PTDL bền vững đầy đủ hơn; các tiêu chí đánh giá về du lịch theo hướng bền
vững; các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL bền vững làm cơ sở phân tích, đánh giá, bao
gồm: (1) Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế; (2) Nhân tố thuộc điều kiện xã hội; (3)
Nhân tố thuộc điều kiện môi trường; (4) Nhân tố thuộc về công tác quản lý Nhà nước;
vận dụng mơ hình SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ
và thách thức đối với PTDL theo hướng bền vững tại Đà Nẵng, tạo cơ sở để xây dựng
hệ thống các giải pháp một cách khách quan và khoa học. Luận án đã vận dụng các
mơ hình hồi quy dãy số thời gian (time series regression) cho dự báo khách du lịch
đến Đà Nẵng vào năm 2020 và đưa ra các giải pháp đồng bộ, có cơ sở khoa học và
tính khả thi nhằm PTDL Đà Nẵng nhanh theo hướng bền vững đến năm 2020.
Nghiên cứu chủ yếu đưa ra các giải pháp PTDL thành phố Đà Nẵng theo hướng
PTBV mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp tài chính.
Dương Hồng Hương (2017), Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển du
lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” [54]. Luận án cũng đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung
thêm lý thuyết như: khái niệm, nội dung, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh
hưởng đến PTDL bền vững ở địa phương cấp tỉnh. Trên cơ sở phân tích thực trạng về
PTDL tỉnh Phú Thọ, tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm PTDL bền
vững ở tỉnh Phú Thọ như: Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng
yêu cầu PTDL bền vững; Phát triển SPDL đặc trưng và đa dạng hoá SPDL gắn với
phát triển các dịch vụ cơ bản cho khách du lịch; Đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên và môi
trường trong PTDL bền vững; Tăng cường bố trí nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy
mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ PTDL; Đào tạo và phát triển
NNL có chất lượng đáp ứng yêu cầu PTDL bền vững; Phát triển các hình thức xúc
tiến, quảng bá, thị trường du lịch. Hệ thống giải pháp mà tác giả đưa ra rất có ý nghĩa



5
nhằm PTDL bền vững, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với điều kiện của tỉnh Phú Thọ mà
không áp dụng được cho các tỉnh khác.
Phạm Quế Anh (2017), Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển bền vững
du lịch vùng duyên hải Đông Bắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [1]. Luận án đã
hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về PTDL bền vững, tương tác giữa PTDL
với các lĩnh vực có liên quan với môi trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên cơ
sở phân tích thực trạng PTDL bền vững vùng duyên hải Đông Bắc tác giả đã đề xuất
định hướng và giải pháp PTDL bền vững trong bối cảnh tác động của hội nhập quốc
tế, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý PTDL tương xứng với vị trí là ngành
kinh tế mũi nhọn của lãnh thổ, có những đóng góp tích cực hơn đối với phát triển
KTXH và BVMT sinh thái vùng duyên hải Đông Bắc cũng như q trình hội nhập
tích cực của vùng với cả nước, khu vực và quốc tế. Luận án đưa ra các giải pháp cho
phát triển bền vững du lịch trong bối cảnh tác động của hội nhập quốc tế nhưng nó
chỉ có giá trị thiết thực ở vùng duyên hải Đông Bắc.
Nguyễn Anh Dũng (2018), Luận án Tiến sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển bền
vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” [33]. Nghiên cứu đã tổng hợp các lý
luận về PTDL của một địa phương theo tiêu chí bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường; sự khác biệt giữa PTDL bền vững của một địa phương cấp tỉnh và cấp quốc
gia. Nghiên cứu đã làm rõ bức tranh thực trạng PTDL bền vững của một địa phương
thơng qua kết quả phân tích, chạy mơ hình, chỉ ra những hạn chế cả về số lượng, chất
lượng hoạt động PTDL bền vững tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2007 - 2016. Nghiên
cứu cịn đề xuất được hệ thống giải pháp cho cơ quan quản lý nhằm PTDL bền vững
tỉnh Ninh Bình.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát
triển du lịch bền vững
Bài báo “Taxing tourism is developing countries. Principles for improving the
investment climate through simple, fair and transparent taxation” của tác giả Laurent
Corthay, Jan Loeprick đăng trên Investment climate in practice năm 2010 [134].

Nghiên cứu cho thấy, hệ thống thuế với các chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế góp
phần giảm bớt gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng ở nhiều
quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu đã nhấn mạnh đến ba vấn đề chính mà các nhà
hoạch định chính sách phải xem xét đối với hoạt động du lịch đó là: các ưu đãi về


6
thuế, thuế đặc biệt theo ngành và thuế GTGT. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tác động
của các loại thuế đến hoạt động du lịch, tác giả đã đưa ra các giải pháp hồn thiện
cơng cụ thuế để khuyến khích đầu tư du lịch trong điều kiện thu NSNN được đảm
bảo. Hơn nữa, tác giả cũng khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp bao
gồm nhiều chủ thể khác nhau như: hãng hàng không, khách sạn, các công ty vận tải,
các công ty lữ hành, đại lý du lịch và các nhà cung cấp khác… nên việc xác định
chính xác những gì tạo thành một sản phẩm du lịch và đánh thuế sao cho công bằng
và minh bạch là một thách thức lớn. Như vậy, bài báo mới dừng ở việc đề cập đến
một số loại thuế và phí tác động đến hoạt động du lịch như thuế GTGT, phí cấp thị
thực, phí hàng khơng… mà chưa đề cập đến các loại thuế như thuế TNDN, thuế xuất
nhập khẩu… đến PTDL.
Nguyễn Thị Bằng (1996), Luận án tiến sĩ “Những giải pháp huy động và sử
dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam” [3]. Nghiên cứu đã đề cập đến
các chính sách huy động vốn đầu tư hiệu quả cho phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Trên cơ sở lý thuyết tác giả đã phân tích được thực trạng huy động vốn và sử dụng
vốn đầu tư PTDL trước năm 1996, đề xuất được các giải pháp huy động vốn và sử
dụng vốn đầu tư cho PTDL Việt Nam đến năm 2005. Nội dung luận án mới đề cập
đến huy động vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn
trước năm 2005 mà chưa đề cập sâu đến giải pháp tài chính nhằm PTDL ở một địa
phương cụ thể.
Lê Văn Minh (2006), Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp đầu tư phát triển khu du lịch”, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch [56].
Nghiên cứu đã hệ thống hoá các khái niệm về du lịch, vai trò và kinh nghiệm thực

tiễn của đầu tư phát triển đối với các khu du lịch trong nước. Nghiên cứu đã phân tích
rõ thực trạng về hoạt động đầu tư phát triển ở các khu du lịch Việt Nam. Từ đó đề
xuất các giải pháp khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch như: giải
pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu du lịch; giải pháp về
quyền sử dụng đất đai ở các khu du lịch; giải pháp về đầu tư phát triển các khu du
lịch; giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu du lịch; giải pháp về
cơ chế chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu du lịch… Như vậy,
nghiên cứu đã đưa ra được hệ thống giải pháp khuyến khích và thu hút đầu tư phát
triển các khu du lịch ở Việt Nam mà chưa đề cập sâu đến giải pháp tài chính nhằm
PTDL bền vững, đặc biệt là trên góc độ của địa phương cấp tỉnh.


7
Phạm Thị Thu Hà (2018), Luận án tiến sĩ kinh tế “Sử dụng cơng cụ tài chính vĩ
mơ phát triển du lịch Việt Nam” [40]. Về mặt lý thuyết: Công trình đã xây dựng được
cơ sở lý thuyết về việc sử dụng các cơng cụ tài chính vĩ mơ đến PTDL như: thuế, chi
NSNN và tín dụng nhà nước. Về mặt thực tiễn: cơng trình đã phân tích được thực
trạng sử dụng các cơng cụ tài chính vĩ mơ đến PTDL của cả nước Việt Nam giai đoạn
2011 - 2016. Trên cơ sở phân tích thực trạng, cơng trình đã đề xuất được những giải
pháp căn bản có tính đồng bộ, khả thi nhằm hồn thiện sử dụng các cơng cụ tài chính
vĩ mơ nhằm PTDL Việt Nam như: (i) Đối với công cụ chi NSNN, cần tập trung vào
các vấn đề: Xác định mức tăng chi hợp lý cho các lĩnh vực then chốt của ngành du
lịch để tháo gỡ các điểm nghẽn trước khi bứt phá để phát triển, bao gồm: chi NSNN
cho hạ tầng du lịch, phát triển NNL du lịch và xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường
tính kiểm tra, giám sát các khoản chi NSNN đảm bảo các khoản chi NSNN được tập
trung, có trọng điểm và mang lại hiệu quả cao. (ii) Đối với công cụ thuế: cần sửa đổi
những điểm bất hợp lý trong các chính sách thuế gây trở ngại đến hoạt động kinh
doanh du lịch; hoàn thiện và bổ sung một số nội dung trong chính sách ưu đãi thuế để
thúc đẩy PTDL; cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản và nâng cao hiệu quả
thực thi. (iii) Đối với cơng cụ tín dụng nhà nước: qua kênh tín dụng đầu tư phát triển

cần đưa một số dự án du lịch vào diện khuyến khích đầu tư đặc biệt; tăng cường huy
động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngồi cho các CTPTDL. Cơng
trình đã đưa ra được hệ thống giải pháp sử dụng công cụ tài chính vĩ mơ rất có ý
nghĩa, tuy nhiên các giải pháp này được áp dụng đối với phạm vi cả một quốc gia chứ
không phải cho phạm vi một địa phương cụ thể.
Định Thị Hải Hậu (2014), Luận án tiến sĩ kinh tế “Huy động vốn đầu tư cho
phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
[44]. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ một số nội dung lý luận cơ bản liên quan đến huy
động vốn đầu tư cho phát triển NNL du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế như: khái niệm du lịch; NNL du lịch; đặc điểm, kênh huy động vốn, chỉ
tiêu đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát
triển NNL du lịch của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học vận dụng cho
Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển NNL
du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2013, nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống
giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn đầu tư


8
cho phát triển NNL du lịch Việt Nam. Các giải pháp mà cơng trình đưa ra chỉ có ý
nghĩa đối với NNL trên phạm vi của một quốc gia mà không phải cho phạm vi địa
phương. Mặt khác, giải pháp huy động vốn chưa đề cập đến các yếu tố khác của du
lịch như: CSHT, quảng bá xúc tiến du lịch, SPDL…
Chu Văn Yêm (2004), Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp tài chính nhằm
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” [127]. Cơng trình đã hệ thống hoá được
cơ sở lý luận cơ bản về khái niệm, vai trị của tài chính đối với PTDL. Phân tích tác
động tích cực và hạn chế của việc sử dụng các giải pháp tài chính như: chính sách thu
chi NSNN, chính sách tiền tệ, tín dụng và bảo hiểm đối với PTDL Việt Nam giai
đoạn 1996 - 2002. Trên cơ sở thực trạng, cơng trình đã đề xuất định hướng, giải pháp
tài chính quan trọng như: tăng cường đầu tư NSNN cho du lịch, giải pháp về tín
dụng, bảo hiểm… nhằm PTDL Việt Nam đến năm 2010. Cơng trình đã đưa ra được

các giải pháp tài chính có ý nghĩa đối với PTDL Việt Nam, tuy nhiên, các giải này chỉ
phù hợp trong phạm vi quốc gia Việt Nam chứ không phải cho phạm vi một địa phương
cụ thể.
2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề
tài luận án
Qua hệ thống các cơng trình nghiên cứu về PTDL bền vững cho thấy chưa có đề
tài nào nghiên cứu về các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tại tỉnh
Thanh Hóa, do vậy tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát
triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu. NCS nhận thấy có một
số vấn đề dưới đây chưa hoặc ít được đề cập đến và có thể trở thành nội dung cho
mình tiếp tục tìm hiểu, làm rõ:
Về mặt lý luận: Các cơng trình nghiên cứu trước đây chủ yếu đưa ra hệ thống cơ
sở lý luận về PTDL bền vững, các nguyên tắc PTDL bền vững, các nhân tố tác động
đến PTDL bền vững, mơ hình nghiên cứu về PTDL bền vững. Cũng có một số đề
tài nghiên cứu về giải pháp tài chính trong lĩnh vực PTDL nhưng các giải pháp tài
chính mới hướng đến PTDL mà chưa có đề tài nào liên quan đến PTDL bền vững.
Mặt khác, đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách trực
tiếp, toàn diện về giải pháp tài chính cho PTDL được xem xét từ phạm vi của một
địa phương.
Về kinh nghiệm các nước: Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi nêu trên
đã đề cập đến vai trò của Nhà nước trong việc phát triển SPDL hay việc sử dụng các


9
giải pháp chi NSNN, thuế nhằm thúc đẩy PTDL. Các nghiên cứu này giúp cho NCS
có được những kinh nghiệm quý báu để vận dụng phù hợp với thực tiễn du lịch tại địa
phương mà tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này mới chỉ đề
cập đến giải pháp chi NSNN hoặc thuế mà chưa có cơng trình nào đề cập đến giải
pháp tín dụng Nhà nước.
Về mặt thực tiễn: Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đã có một số

cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, nhưng các cơng trình này có đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, cũng như cách thức tiếp cận các giải pháp khác với giải pháp
của đề tài mà NCS đã lựa chọn. Tính đến thời điểm thực hiện luận án chưa có một đề
tài nào nghiên cứu về giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh
Hố. Đây chính là khoảng trống mà luận án có thể tiếp tục nghiên cứu.
Từ khoảng trống của cơng trình nghiên cứu đã có, luận án xác định các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
1. Để phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo thực hiện những nội dung nào?
Nhà nước đóng vai trị gì trong quá trình phát triển du lịch bền vững?
2. Các tiêu chí chủ yếu nào đánh giá phát triển du lịch bền vững? Các yếu tố nào
đóng vai trị quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển du lịch bền vững?
3. Cần sử dụng những giải pháp tài chính nào nhằm thúc đẩy PTDL bền
vững trên góc độ của địa phương? Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính đó
như thế nào?
4. Thực trạng sử dụng giải pháp tài chính cho PTDL bền vững tỉnh Thanh Hố
giai đoạn 2014 - 2020 được thực hiện như thế nào? Những hạn chế trong sử dụng các
giải pháp tài chính là gì?
5. Cần làm gì để hồn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du
lịch bền vững tại tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu luận án là đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị
nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa có
luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài
đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:


10
Thứ nhất, hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về du
lịch, PTDL bền vững và giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Tổng kết

kinh nghiệm về sử dụng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững của một
số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy
PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020, cụ thể là đánh giá việc sử
dụng các giải pháp chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố chủ yếu
tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững, kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các cơ
quan chức năng có liên quan, hồn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL
bền vững tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải
pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Vấn đề sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc
đẩy PTDL bền vững khá đa dạng, phức tạp với nhiều nguồn hỗ trợ, cách thức khác
nhau. Do vậy, NCS chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính có tác động mạnh
mẽ và trực tiếp nhất, đó là giải pháp tài chính từ phía Nhà nước cho hoạt động du lịch.
Các chủ thể khác tuy có hỗ trợ nhưng sự hỗ trợ này không nhiều, không tác động lớn
đến PTDL bền vững nên luận án khơng đề cập đến. Và vì PTDL bền vững cũng chịu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan bên ngoài và yếu tố chủ
quan bên trong có ý nghĩa định hướng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy PTDL bền vững
của địa phương như (CSHT, NNL, hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch,
SPDL…). Do vậy, luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính từ phía Nhà
nước là chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố chủ yếu tạo điều kiện
thuận lợi và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững, gồm: (i) Giải pháp tài chính đối với CSHT
du lịch; (ii) Giải pháp tài chính đối với đào tạo NNL du lịch; (iii) Giải pháp tài chính
đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; (iv) Giải pháp tài chính đối với SPDL.
Phạm vi khơng gian và thời gian: Luận án nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa, thực
trạng các giải pháp tài chính từ Nhà nước đối với các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi

và cơ sở cho PTDL bền vững được nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2020 và các


11
mục tiêu, quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp hồn thiện giải pháp tài chính
nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa áp dụng đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học được sử dụng nghiên cứu luận án là
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể như thống kê, so sánh phân tích, phương pháp qui nạp, diễn dịch, phương
pháp khảo sát bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực có
liên quan đến đề tài của luận án để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý các số
liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: Tổng cục thống kê Việt Nam, Cục
thống kê tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài
chính tỉnh Thanh Hố, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, Cục Thuế tỉnh Thanh
Hóa, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hố... Ngồi ra, số liệu cịn
được thu thập trên các phương tiện thơng tin đại chúng như các tạp chí khoa học, sách
chuyên khảo, internet... Các nguồn số liệu này được dùng để hệ thống hóa cơ sở lý
luận về tài chính đối với PTDL bền vững và dùng để phân tích, đánh giá thực trạng
giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để so sánh
số liệu du lịch ở thời kỳ sau so với thời kỳ trước, các giải pháp tài chính thúc đẩy
PTDL bền vững ở tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng thời gian qua, NCS đã nghiên cứu, so
sánh, đối chiếu qua từng năm, từng giai đoạn phát triển.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Các tài liệu có liên quan đến luận án đã được
tác giả thu thập, nghiên cứu, tham khảo và từ đó kế thừa các thành quả; đồng thời bổ
sung các khoảng trống trong nghiên cứu các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL
bền vững tại tỉnh Thanh Hóa.

- Phương pháp qui nạp, diễn dịch: dựa trên những số liệu thực tế thu thập được,
tác giả tiến hành phân tích thực trạng sử dụng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy
PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa theo một số tiêu chí cơ bản, đồng thời phân tích tác
động của các giải pháp tài chính tới PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa để rút ra nhận
xét về kết quả thực hiện. Bên cạnh đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại.
Trên cơ sở những kết luận được rút ra từ phương pháp qui nạp, tác giả đề xuất các


12
giải pháp tài chính phù hợp nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa. Các giải
pháp tài chính đưa ra lại được sử dụng phương pháp diễn dịch để phân tích, diễn giải.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát,
điều tra về thực trạng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh
Hoá. Theo Yamane Taro (1967), trong trường hợp không biết quy mô tổng thể, chúng
ta sẽ sử dụng công thức sau để xác định mẫu nghiên cứu:
=



1−

(Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định; z: giá trị tra bảng phân phối z dựa vào độ
tin cậy thường được sử dụng là 95% tương ứng với z=1,96; p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu
n thành công, thường chọn p = 0,5 để tích số p(1-p) là lớn nhất; e: sai số cho phép,
mức phổ biến là +0,05).
Như vậy, đối tượng khảo sát ở đây là doanh nghiệp du lịch, nhà đầu tư trong
lĩnh vực du lịch và các làng nghề du lịch (gọi chung là cơ sở kinh doanh du lịch). Nhà
đầu tư ở đây có thể ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hố hoặc có thể ở ngồi địa bàn tỉnh
Thanh Hố muốn đầu tư vào du lịch Thanh Hoá. Do vậy, đây là tổng thể không xác
định được quy mô mẫu là bao nhiêu. Cỡ mẫu tối thiểu cần có của nghiên cứu sẽ được

xác định theo công thức trên là:
0,5 1 − 0,5
= 384,16
0,05
Tác giả chọn 438 >384,16 phiếu điều tra đến các đối tượng là chủ doanh nghiệp
= 1,96



kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, nhà đầu tư và thu về 422 phiếu điều tra đảm bảo độ
tin cậy cao.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận:
Một là, luận án đã bổ sung, làm rõ các vấn đề lý luận về PTDL bền vững trên
các khía cạnh: Khái niệm PTDL bền vững; vai trị; các tiêu chí đánh giá PTDL bền
vững và các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững.
Hai là, luận án góp phần xây dựng, hồn thiện khái niệm và cơ chế tác động của
các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước thúc đẩy PTDL bền vững, nhấn mạnh đến giải
pháp chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi
và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững như: giải pháp tài chính đối với CSHT du
lịch; đào tạo NNL du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và phát triển SPDL.


13
Ba là, luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động tổng hợp của giải
pháp tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các giải pháp tài chính
nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Về mặt thực tiễn:
Một là, luận án đã tổng kết kinh nghiệm về giải pháp tài chính PTDL bền vững
ở một số địa phương có những thành cơng trong việc sử dụng các giải pháp tài chính

nhằm thúc đẩy PTDL bền vững và có nét tương đồng về tài nguyên du lịch và khí hậu
so với tỉnh Thanh Hóa. Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho tỉnh
Thanh Hóa.
Hai là, luận án đã phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
đến phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hố; phân tích thực trạng phát triển du
lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020.
Ba là, luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng giải pháp tài
chính nhằm thúc đẩy PTDL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020, chỉ ra những kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
Bốn là, luận án đã đi sâu nghiên cứu đề xuất hồn thiện giải pháp tài chính đối
với 4 yếu tố chủ yếu tạo điều kiện và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững và đề xuất, kiến
nghị với các cơ quan có liên quan để hồn thiện giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy
PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu cung cấp thơng tin có giá trị cho
việc hoạch định và thực thi các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững
đối với tỉnh Thanh hóa nói riêng và các địa phương khác trong nước nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình nghiên cứu khoa học của
tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu
3 chương:
Chương 1. Lý luận cơ bản và kinh nghiệm của một số địa phương về giải pháp
tài chính phát triển du lịch bền vững.
Chương 2. Thực trạng các giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững tỉnh
Thanh Hóa.
Chương 3. Hồn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch
bền vững tỉnh Thanh Hóa.


14
Chương 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1.1. Du lịch và sản phẩm du lịch
Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Theo thời
gian, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển của du lịch, dưới mỗi góc độ
nghiên cứu khác nhau mà mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Theo
định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “Du
lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao
gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách
du lịch” [140]. Trường Đại học Tổng hợp Kinh tế thành phố Varna (Bungari) đưa ra

định nghĩa "Du lịch là một hiện tượng kinh tế, xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn,
chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt,
độc lập; đó là tổ chức các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm
bảo đảm sự đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn các nhu cầu
cá thể về vật chất, tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xun mà
khơng có mục đích kiếm lời" [138]. Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội đưa ra khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là một ngành

kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi
hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại,
lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch.
Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước
(địa phương) làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [38, tr23].
Qua nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về du lịch từ trước đến nay, NCS cơ
bản thống nhất với nội dung định nghĩa của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội. Tuy nhiên, để có được cách tiếp cận bao quát và đầy đủ hơn về du lịch như

một ngành kinh tế mũi nhọn của một quốc gia và địa phương, theo quan điểm của
NCS: “Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du
lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch và cộng


15
đồng dân cư địa phương, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống,
tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó
phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho địa phương, nước làm du
lịch, cho cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương”.
Theo định nghĩa về du lịch như đã trình bày ở trên, có thể thấy du lịch có những
đặc điểm nổi bật sau đây:
- Du lịch là tổng hợp của nhiều hoạt động: Du khách trong một chuyến du lịch,
bên cạnh các nhu cầu đặc trưng (xuất phát từ mục đích chủ yếu của chuyến đi) là:
tham quan, giải trí, nghỉ ngơi dưỡng sức, chữa bệnh… cịn có nhiều nhu cầu như ăn,
ngủ, đi lại, mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, tham gia các
dịch vụ vui chơi giải trí…
- Du lịch là ngành khơng khói, ít gây ơ nhiễm môi trường, giúp khách du lịch
vừa được nghỉ ngơi, thư giãn vừa biết thêm nhiều cảnh đẹp mới lạ mà khách chưa
biết. Du lịch cịn đóng góp cho phát triển KT - XH của đất nước, địa phương tạo việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Sản phẩm du lịch thường gắn bó với yếu tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du
lịch bao gồm các thành phần, những kết hợp của cảnh quan thiên nhiên và thành quả
lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho các hoạt động nhằm thoả
mãn nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các
SPDL, gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và chưa khai thác. Do đó, SPDL
thường khơng dịch chuyển được, khách du lịch phải đến địa điểm có các SPDL tiêu
dùng các sản phẩm đó, thoả mãn nhu cầu của mình. Điều này cho thấy việc đầu tư
phát triển SPDL của Nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thu hút
khách du lịch.

Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức hợp được tạo ra từ nhiều yếu tố trong đó
có 3 yếu tố cơ bản: Tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nguồn nhân
lực du lịch. Các yếu tố đó có đặc điểm cơ bản như sau:
+ Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên ưu đãi hoặc con người tạo ra. Vì vậy,
các tài nguyên du lịch có thể phân làm hai nhóm: (i) Tài nguyên thiên nhiên (tự
nhiên) bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy
văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du
lịch; (ii) Tài nguyên nhân văn bao gồm các giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân


×