BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
**********&***********
ĐỖ MINH THUỶ
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
**********&***********
ĐỖ MINH THUỶ
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.31.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Mai Thanh Lan
2. TS. Trần Thị Hoàng Hà
Hà Nội, năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết luận nghiên cứu trong chuyên đề này là
trung thực không trùng lặp với đề tài khác. Mọi số liệu được sử dụng đã được trích dẫn
đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả
Đỗ Minh Thuỷ
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành là kết quả của sự nỗ lực nghiên cứu nghiêm túc của tác
giả, cùng sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của người hướng dẫn khoa học, sự hợp tác của
các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp và sự động viên đáng quý của gia đình và bạn bè.
Đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý Thầy Cô giáo và
Nhà khoa học Trường Đại học Thương mại đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả
trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Tác giả bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với tập thể giảng viên
hướng dẫn khoa học PGS. TS. Mai Thanh Lan và TS. Trần Thị Hoàng Hà đã định
hướng, chỉ dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong suốt quá trình học và nghiên
cứu luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các Sở, Ban ngành, Hiệp hội doanh
nghiệp, Giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà khoa học trong và ngoài nước đã
hợp tác, hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ln động viên khuyến
khích và ủng hộ tinh thần và vật chất để tác giả yên tâm học tập nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót nhất định khi thực hiện nghiên cứu. Kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của Quý Thầy Cô giáo, Nhà khoa học và Bạn đọc gần xa.
Một lần nữa, tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 9 năm 2022
Tác giả
Đỗ Minh Thuỷ
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................. viii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ............................................................. 6
5. Kết cấu luận án ............................................................................................................. 7
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ......8
CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .....................................................8
1.1 Tổng quan nghiên cứu về năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 8
1.2 Tổng quan nghiên cứu về nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên phạm vi địa phương. ............................................................................. 14
1.3 Khoảng trống và định hướng nghiên cứu ................................................................. 20
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA.........23
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở ĐỊA PHƯƠNG ................................23
2.1 Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................... 23
2.2 Năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 28
2.3 Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi địa
phương cấp tỉnh. ............................................................................................................. 35
2.4 Kết quả nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
phạm vi địa phương cấp tỉnh. ......................................................................................... 48
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp
nhỏ và vừa....................................................................................................................... 51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................54
Chương 3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................55
3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 55
3.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 57
iv
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................. 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................80
Chương 4. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ...................81
4.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ...................... 81
4.2 Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ........................... 85
4.4 Thực trạng nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bản tỉnh Thanh Hoá .................................................................................................. 88
4.5 Kết quả nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá ...................................................................................................... 110
4.6 Yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.............................................................................. 122
4.7 Đánh giá chung về nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá .................................................................................. 130
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ...............................................................................................134
Chương 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM
2025 TẦM NHÌN 2030 ................................................................................................135
5.1 Xu hướng phát triển năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa .... 135
5.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến
năm 2025 tầm nhìn 2030 .............................................................................................. 136
5.3 Định hướng nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thanh Hố đến năm 2025 tầm nhìn 2030..................................................................... 138
5.4 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đến năm 2025 tầm nhìn 2030 ......................................... 139
5.5 Kiến nghị ................................................................................................................ 147
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ...............................................................................................149
KẾT LUẬN ..................................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ .................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................154
PHỤ LỤC.....................................................................................................................159
Phục lục 1: Tổng hợp khảo sát ý kiến chuyên gia về thang đoError!
defined.
Bookmark
not
Phục lục 2: Phiếu khảo sát cán bộ quản lý và chuyên gia Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát sử dụng cho giám đốc ............. Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát sử dụng cho nhân viên ............ Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 5: Kết quả khảo sát thử nghiệm .......................... Error! Bookmark not defined.
v
Phụ lục 6: Kết quả khảo sát chính thức ........................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Khung phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5
Bảng 1. 2: Năng lực quản lý của giám đốc DNNVV ......................................................... 13
Bảng 1. 3: Nâng cao NLQL của GĐDNNVV trên phạm vi địa phương ........................... 18
Bảng 2. 1: Tiêu chí đánh giá hoạt động tuyên truyền
45
Bảng 2. 2: Tiêu chí đánh giá hoạt động đào tạo bồi dưỡng ................................................ 46
Bảng 2. 3: Tiêu chí đánh giá hoạt động tạo lập môi trường ............................................... 47
Bảng 2. 4: Thang đo mức độ đáp ứng NLQL so với yêu cầu quản lý ................................ 51
Bảng 3. 1: Diễn giải nội dung trong quy trình nghiên cứu ................................................. 56
Bảng 3. 2: Danh sách chuyên gia phỏng vấn định tính ...................................................... 60
Bảng 3. 3: NLQL của giám đốc DNNVV Thanh Hố ....................................................... 62
Bảng 3. 4: Tiêu chí đánh giá hoạt động NCNLQL của giám đốc DNNVV ....................... 64
Bảng 3. 5: Tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về NCNLQL của giám đốc DNNVV .......... 65
Bảng 3. 6: Yếu tố ảnh hưởng đến NCNLQL của GĐDNNVV .......................................... 66
Bảng 3. 7: Thang đo NLQL của giám đốc DNNVV Thanh Hoá ....................................... 68
Bảng 3. 8: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến NLQL của giám đốc DNNVV .................. 70
Bảng 3. 9: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định mối liên hệ giữa NLQL và kết quả hoạt
động của DNNVV .............................................................................................................. 71
Bảng 3. 10: Kết quả phân tích mối liên hệ giữa hoạt động nâng cao NLQL và mức độ đáp
ứng NLQL của giám đốc DNNVV .................................................................................... 72
Bảng 3. 11: Phân bổ chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................ 74
Bảng 3. 11: Thống kê mô tả mẫu khảo sát DNNVV .......................................................... 75
Bảng 3. 12: Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát giám đốc DNNVV .......................................... 79
Bảng 4. 1: Số lượng và tỷ trọng DNNVV Thanh Hoá ....................................................... 81
Bảng 4. 4: Kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ............................................................................................... 93
Bảng 4. 5: Hiệu quả hoạt động tuyên truyền ...................................................................... 96
Bảng 4. 6: Nội dung và hình thức ĐT-BD nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá ............................................................................................................ 97
Bảng 4. 7: Hoạt động bồi dưỡng nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV........................ 98
Bảng 4. 8 Thống kê tình hình ĐT-BD giai đoạn 2017 -2021 ............................................. 99
Bảng 4. 9: Số lượng giám đốc DNNVV được đào tạo theo theo lĩnh vực hoạt động giai
đoạn 2017-2021 ................................................................................................................ 100
Bảng 4. 10: Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV ..................... 101
Bảng 4. 11: Kết quả đánh giá môi trường hỗ trợ DNNVV .............................................. 107
Bảng 4. 12: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm ........................................... 108
Bảng 4. 13: Điều chỉnh chính sách trong hỗ trợ nâng cao NLQL của ............................. 109
Bảng 4. 14: Kết quả đánh giá tính hiệu lực của QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV .. 110
Bảng 4. 15: Kết quả đánh giá tính hiệu quả của QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV . 111
vi
Bảng 4. 16: Đăng ký thành lập doanh nghiệp các tỉnh Bắc Trung Bộ ............................. 112
Bảng 4. 17: Kết quả đánh giá tính phù hợp của hoạt động QLNN đối với NCNLQL của
GĐDNNVV ...................................................................................................................... 116
Bảng 4. 18: Kết quả đánh giá tính bền vững của hoạt động QLNN đối với NCNLQL của
GĐDNNVV ...................................................................................................................... 117
Bảng 4. 19: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha............................................................. 122
Bảng 4. 20: Kết quả phân tích mức độ tác động của các nhân tố ..................................... 123
Bảng 4. 21: Tác động của yếu tố môi trường KT - XH đến NCNLQL của GĐDNNVV 126
Bảng 4. 22: Tác động của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đến NCNLQL của GĐDNNVV
.......................................................................................................................................... 126
Bảng 4. 23: Tác động của yếu tố cán bộ đến NCNLQL của GĐDNNVV ....................... 127
Bảng 4. 24: Tác động của yếu tố thuộc về GĐDNNVV .................................................. 127
Bảng 4. 25: Hình thức học tập NCNLQL của GĐDNNVV ............................................. 129
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp .......................................................... 76
Biểu đồ 3. 2: Loại hình doanh nghiệp ................................................................................ 76
Biểu đồ 3. 3: Số lao động thường xuyên của DN tại thời điểm năm 2020......................... 77
Biểu đồ 3. 4: Vốn kinh doanh của DN tại thời điểm nghiên cứu ....................................... 77
Biểu đồ 3. 5: Kết quả kinh doanh của DN năm 2020 ......................................................... 78
Biểu đồ 4. 1: Quy mô vốn đăng ký DN đến năm 2016 và đến năm 2020
82
Biểu đồ 4. 2: Tỷ lệ DNNVV Thanh Hóa theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động ............ 83
Biểu đồ 4. 3: Doanh thu thuần của DNNVV giai đoạn 2016-2020 .................................... 83
Biểu đồ 4. 4: Mức lợi nhuận trước thuế của DN giai đoạn 2016 - 2020 ............................ 84
Biểu đồ 4. 10: Chỉ số hỗ trợ DN của tỉnh Thanh Hoá ...................................................... 106
Biểu đồ 4. 11: Doanh thu thuần của doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 ........................ 113
Biểu đồ 4. 12: Mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 ........ 113
Biểu đồ 4. 13: Đóng góp GRDP và nộp ngân sách khu vực DN giai đoạn 2016 - 2020 . 114
Biểu đồ 4. 14: Kết quả thu hút, tạo việc làm cho người lao động giai đoạn 2016-2020 .. 115
Biểu đồ 4. 15: Kết quả mức độ đáp ứng kiến thức quản lý của giám đốc DNNVV trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá .......................................................................................................... 118
Biểu đồ 4. 16: Kết quả mức độ đáp ứng năng lực tự quản lý của giám đốc DNNVV trên
địa bàn tỉnh Thanh Hoá .................................................................................................... 119
Biểu đồ 4. 17: Kết quả mức độ đáp ứng năng lực quản lý đội ngũ của giám đốc DNNVV
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ............................................................................................. 120
Biểu đồ 4. 18: Kết quả mức độ đáp ứng năng lực điều hành doanh nghiệp của .............. 120
Biểu đồ 4. 19: Kết quả mức độ đáp ứng năng lực đối mới sáng tạo của giám đốc DNNVV
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ............................................................................................. 121
Biểu đồ 4. 20: Kết quả mức độ đáp ứng phẩm chất đạo đức doanh nhân của giám đốc
DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố .............................................................................. 122
Biểu đồ 4. 21: Hình thức tự học tập ................................................................................. 128
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1. 1: Mơ hình năng lực tồn diện ..................................................................................... 12
Hình 4. 1: Kết quả phân tích mơ hình nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao NLQL của giám đốc
DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ................................................................................... 124
Sơ đồ 2. 1: Nội dung NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh ........................................ 43
Sơ đồ 3. 1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 55
ix
DANH MỤC VIẾT TẮT
Cụm viết tắt
BTC
CB
CNH-HĐH
DN
DNNVV
ĐMST
ĐT-BD
GDP
GĐDN
GĐDNNVV
GRDP
HĐND
KT-XH
KH & ĐT
NCNLQL
NCS
NL
NLQL
NNL
QĐ
QLNN
QTDN
TTHC
UBND
VCCI
Được hiểu là
Bộ tài chính
Cán bộ
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đổi mới sáng tạo
Đào tạo bồi dưỡng
Tổng giá trị quốc nội
Giám đốc doanh nghiệp
Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn
Hội đồng nhân dân
Kinh tế xã hội
Kế hoạch và đầu tư
Nâng cao năng lực quản lý
Nghiên cứu sinh
Năng lực
Năng lực quản lý
Nguồn nhân lực
Quyết định
Quản lý nhà nước
Quản trị doanh nghiệp
Thủ tục hành chính
Uỷ ban nhân dân
Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ hơn vai trò, vị thế của kinh tế
tư nhân trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh thực hiện đổi mới mơ hình tăng trưởng,
cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện ba đột phá chiến lược, cụ thể “Kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế
độc lập, tự chủ”. Trong cơ cấu nền kinh tế tư nhân của nước ta, doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) đang đóng góp hơn 45% GDP, 32% tổng thu ngân sách nhà nước
(NSNN), tạo việc làm mới cho hơn 5 triệu lao động mỗi năm và nền tảng quan trọng
để phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh (Tổng cục thống kê, 2020).
Vì vậy việc tạo điều kiện thuận lợi về môi trường, thể chế cũng như tập trung
nâng cao năng lực quản lý (NLQL) điều hành của giám đốc DNNVV được Nhà nước
hết sức quan tâm xem đây là khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mơ hình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước (Chu Thị Thuỷ, 2018). Khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi để “nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ tạo động
lực phát triển những tập đồn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh
tranh trong khu vực và quốc tế” được tiếp tục nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng.
Thực tế cho thấy, với lợi thế về quy mô nhỏ gọn linh hoạt và tiết kiệm chi phí,
DNNVV dễ dàng “len chân” vào các thị trường ngách đang bị bỏ trống hoặc các lĩnh
vực kinh doanh ít rủi ro để giảm thiểu thiệt hại khi gặp các biến cố, khủng hoảng thị
trường (Phạm Thị Kim Lý, 2020). Tuy nhiên, quy mơ nhỏ, vốn ít, khoa học cơng nghệ
và trình độ quản lý điều hành còn hạn chế dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và
năng lực cạnh tranh của DNNVV chưa cao, chưa khai thác được lợi thế sản xuất nhờ
quy mơ từ đó khó tham gia vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong kinh doanh
quốc tế, bị phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của các DN
lớn cũng như rất dễ bị tổn thương bởi tác động tiêu cực từ thị trường (VCCI, 2021).
Theo kết quả các nghiên cứu gần đây, một trong những nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của DNNVV đó là năng lực của đội ngũ quản trị, đặc biệt là năng
lực quản lý (NLQL) của giám đốc (Nguyễn Thị Loan, 2018). Vì vậy, muốn nâng cao
chất lượng hiệu quả quản trị doanh nghiệp tư nhân cần tập trung nâng cao chất lượng
đội ngũ giám đốc, doanh nhân theo định hướng: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn
mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực
văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi; Tạo môi trường, điều
kiện thuận lợi cho doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh lành mạnh, cống hiến
tài năng; Khuyến khích doanh nhân thực hiện trách nhiệm xã hội và tham gia phát
triển xã hội” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2021). Để hiện thực hoá Nghị quyết của
2
Đảng, mỗi địa phương cần chủ động nghiên cứu và đề xuất các chính sách thiết thực,
hiệu lực hiệu quả làm căn cứ tổ chức các hoạt động phát triển năng lực cho doanh nhân
– nhân sự chất lượng cao trong doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu và quan điểm phát triển
trong giai đoạn hiện nay. Khi nói đến năng lực quản trị của giám đốc thường đề cập
đến cả năng lực quản lý và năng lực lãnh đạo, tuy nhiên với đặc thù là giám đốc
DNNVV thì năng lực quản lý cần được quan tâm hơn năng lực lãnh đạo bởi quản lý
tập trung nhiều vào thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra,
tập trung vào vận hành, thực thi hơn là truyền cảm hứng từ đó đảm bảo cho DN được
thiết lập, tổ chức và vận hành bài bản (Đỗ Anh Đức, 2014; Nguyễn Thị Loan, 2018).
Chính vì vậy là những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp trong giai đoạn hình
thành, phát triển nên việc
Thanh Hóa là tỉnh nhiều năm liền có tốc độ phát triển DN dẫn đầu khu vực Bắc
Trung Bộ, hiện có 17.574 doanh nghiệp hoạt động, trong đó DNNVV chiếm trên
98,2%, đóng góp từ 35-40% GRDP tồn tỉnh và tạo 60% việc làm mới cho lao động
khối doanh nghiệp, mật độ bình quân đạt 4,7 doanh nghiệp/1.000 dân (Sở KH&ĐT,
2020). Có được thành cơng trên là sự nỗ lực của DNNVV và sự vào cuộc của các tầng
lớp chính trị xã hội tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách và các chương trình
hành động để phát triển DN, đặc biệt là chương trình nâng cao NLQL điều hành cho
giám đốc DNNVV. Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2020 có 22 nghìn lượt giám đốc
DNNVV được đào tạo bồi dưỡng (ĐT-BD) nâng cao NLQL, tuy nhiên, vẫn cịn nhiều
năng lực cần thiết cho cơng tác quản trị điều hành chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, cụ
thể gần 80% giám đốc chưa nhận thức đúng về chuyển đổi số trong quản trị, gần 93%
giám đốc khơng có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp kinh doanh, hơn 65%
giám đốc cảm thấy lúng túng, khó khăn trong quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng, So
với mặt bằng chung khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, một số NLQL của giám đốc
DNNVV Thanh Hoá cịn thấp hơn mức trung bình, như kiến thức tài chính, kinh
doanh quốc tế, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, xây dựng chiến lược kinh doanh (Do Minh
Thuy & Nguyen Thi Loan, 2019; Lê Thị Phương Thảo, 2016). Nhiều năng lực còn
thiếu và yếu cần được bồi dưỡng như chuyển đổi số, quản trị tinh gọn, đối mới sáng tạo
(UBND tỉnh Thanh Hố, 2021) vì vậy chưa thể thích ứng tốt với q trình hội nhập và
sự thay đổi mơi trường kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID 19 bùng
phát (UBND tỉnh Thanh Hoá, 2020b) dẫn đến tỷ lệ DNNVV ngừng hoạt động và phá
sản hằng năm chiếm tỉ lệ tương đối cao, trung bình có 40 -60% DN bị phá sản, ngừng
hoạt động trong thời gian 3 năm đầu. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
dẫn đến hạn chế nêu trên, dưới góc độ quản lý nhà nước (QLNN) công tác ban hành,
thực thi chính sách, chiến lược nâng cao NLQL cịn chưa đồng bộ tồn diện, cập nhật,
cơng tác triển khai cịn lúng túng đơi lúc cịn chậm tiến độ, nhận thức về nâng cao
3
NLQL chưa thực sự đồng bộ, công tác quy hoạch, kế hoạch và phân bổ trong đào tạo
bồi dưỡng đôi chỗ chưa phù hợp và hiệu quả; điều kiện tài chính và ngân sách dành cho
hoạt động nâng cao NLQL chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng DNNVV (Doan
Mai Huong và Cộng sự, 2020). Dưới góc độ chủ quan thì bản thân giám đốc cịn chưa
chủ động trong việc học tập nâng cao NLQL, chưa biết cách xây dựng lộ trình học tập
và tiếp cận các tri thức quản lý.
Với chiến lược phát triển tỉnh Thanh Hoá trở thành Tỉnh kiểu mẫu, một cực
tăng trưởng kinh tế mới của khu vực phía Bắc theo tinh thần Nghị quyết 58/NQ-BCT,
Tỉnh đã đặt mục tiêu tăng gấp 3 lượng doanh nghiệp được thành lập mới trong giai
đoạn 2021 - 2025 so với cùng kỳ, giảm tỷ lệ DN đóng cửa phá sản xuống dưới 30%,
nâng cao hiệu quả quản trị điều hành để DNNVV thực sự trở thành động lực quan
trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành cơ
quan tham mưu cần nghiêm túc khẩn trương nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động
nâng cao NLQL của DN trên địa bàn từ đó đề xuất các giải pháp chính sách, chiến
lược hiệu quả góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu phát triển doanh nghiệp, doanh
nhân của Tỉnh.
Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS lựa chọn thực hiện đề
tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn
tỉnh Thanh Hố” để phân tích đánh giá tồn diện khoa học và làm sáng tỏ vấn đề
bằng cách trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Có những lý thuyết, cách thức tiếp
cận nghiên cứu nào về NLQL của giám đốc? giám đốc DNNVV cần có những NLQL
nào để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay?; (2) Có những lý thuyết,
cách thức tiếp cận nghiên cứu nào về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên
phương diện quản lý nhà nước? Yếu tố nào ảnh hướng đến việc hoạt động nâng cao
NLQL của giám đốc DNNVV; (3) Thực trạng NLQL của giám đốc DNNVV và hoạt
động nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay
như thế nào? (4) Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc hoạt động
nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay như thế
nào? (5) Giải pháp, khuyến nghị nào cần thực hiện để nâng cao NLQL của giám đốc
đáp ứng xu hướng và yêu cầu phát triển của Tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 tầm nhìn
2030? Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ khoa học toàn diện tin cậy để các cấp quản lý
và giám đốc DNNVV vận dụng trong nâng cao NLQL đáp ứng nhu cầu phát triển của
Tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở luận về NLQL và nâng cao
NLQL của giám đốc DNNVV, phân tích thực trạng NCNLQL của giám đốc DNNVV
4
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động nâng cao NLQL của
GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về NLQL, nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV,
yếu tố ảnh hưởng NCNLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương cấp tỉnh;
- Phân tích thực trạng và đánh giá kết quả nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá;
- Nghiên cứu xu hướng và yêu cầu nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV đáp
ứng nhu cầu phát triển của Tỉnh Thanh Hố đến năm 2025 tầm nhìn 2030;
- Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện hoạt động nâng cao NLQL của giám
đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2025
tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu NCNLQL của GĐDNNVV trên phạm vi địa phương cấp
Tỉnh, cụ thể là tỉnh Thanh Hoá, vì vậy chủ thể nghiên cứu sẽ là UBND tỉnh Thanh Hoá
- đơn vị QLNN và Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thanh Hố - đơn vị chun mơn được
giao nhiệm vụ tham mưu trong phát triển doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn. Đối
tượng nghiên cứu chính là các hoạt động QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV trên
địa bàn tỉnh Thanh Hoá gồm: (1) Hoạt động thực thi cơ chế chính sách của Trung
ương; (2) Hoạt động xây dựng và ban hành chính sách, chiến lược của tỉnh; (3) Hoạt
động tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược của tỉnh; (4) Hoạt động đánh giá và điều
chỉnh chính sách, chiến lược của tỉnh Thanh Hoá về NCNLQL của GĐDNNVV.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Cơ quan QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV, giám
đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- Phạm vi thời gian: Các cơ sở lý thuyết kế thừa từ những năm 2010 (riêng các
lý thuyết gốc có thời gian trước năm 2010); Số liệu thứ cấp về doanh nghiệp, giám đốc
DNNVV được thu thập trong giai đoạn 2016-2021, nghiên cứu định tính lần 1 từ tháng
6 - 8/2019 và lần 2 từ tháng 3 -10/2021; số liệu sơ cấp khảo sát nghiên cứu định lượng
thử nghiệm (pre test) từ tháng 9 - 12/2019, nghiên cứu định lượng chính thức từ tháng
2 -10/2020; Giải pháp NCNLQL của GĐDNNVV được nghiên cứu đề xuất đến năm
2025 tầm nhìn 2030.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tiếp cận trên quan điểm vĩ mô (qian điểm QLNN) về
5
NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá với các nội dung cụ thể sau:
+ Nội dung NCNLQL của GĐDNNVV tập trung vào: (1) Hoạt động thực thi
cơ chế chính sách của Trung ương ban hành về NCNLQL của GĐDNNVV; (2) Hoạt
động xây dựng và ban hành chính sách, chiến lược của tỉnh Thanh Hoá về NCNLQL
của GĐDNNVV; (3) Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược của tỉnh
Thanh Hoá về NCNLQL của GĐDNNVV; (4) Hoạt động đánh giá và điều chỉnh chính
sách, chiến lược của tỉnh Thanh Hố về NCNLQL của GĐDNNVV.
+ Các chính sách, chiến lược NCNLQL của GĐDNNVV tập trung vào: (1)
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, (2) Đào tạo bồi dưỡng, (3) Tạo lập môi trường và
các điều kiện cần thiết NCNLQL của GĐDNNVV.
+ Kết quả NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố được xem
xét dựa trên hai khía cạnh: (I) Kết quả QLNN về NCNLQL sẽ đánh giá trên (1) tính
hiệu lực, (2) hiệu quả, (3) phù hợp và (4) bền vững; (II) Kết quả về nâng cao mức độ
đáp ứng các NLQL của giám đốc DNNVV trong giai đoạn hiện nay gồm: (1) kiến thức
quản lý; (2) năng lực tự quản lý, (3) năng lực quản lý đội ngũ, (4) năng lực điều hành
doanh nghiệp, (5) năng lực đổi mới sáng tạo, (6) phẩm chất & đạo đức doanh nhân.
+ Yếu tố ảnh hưởng đến NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá gồm: (1) Điều kiện KT - XH; (2) Đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước; (3) Hệ
thống giáo dục nghề nghiệp; (4) Yếu tố thuộc về cá nhân giám đốc DNNVV.
Bảng 1. 1 Khung phạm vi nghiên cứu
Nội dung NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố
Hoạt động triển
khai thực thi cơ
chế chính sách
do Trung Ương
ban hành về
NCNLQL của
GĐDNNVV
Hoạt động xây
dựng và ban hành
chính sách, chiến
lược của tỉnh Thanh
Hoá về NCNLQL
của GĐDNNVV
Hoạt động tổ chức
thực hiện chính
sách, chiến lược của
tỉnh Thanh Hố về
NCNLQL
của
GĐDNNVV
Hoạt động đánh giá
và điều chỉnh chính
sách, chiến lược của
tỉnh Thanh Hố về
NCNLQL
của
GĐDNNVV
Nội dung chính sách, chiến lược NCNLQL của GĐDNNVV
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức
- Đào tạo, bồi dưỡng NCNLQL
- Tạo lập môi trường và các điều kiện cho NCNLQL
Kết quả NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Phương diện QLNN
-
Hiệu lực
Phương diện mức độ đáp ứng NLQL
- Kiến thức quản lý
6
-
Hiệu quả
Phù hợp
Bền vững
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực quản lý đội ngũ
- Năng lực điều hành doanh nghiệp
- Năng lực đổi mới sáng tạo
- Phẩm chất đạo đức doanh nhân
Yếu tố ảnh hưởng đến NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
-
Điều kiện kinh tế xã hội
Đội ngũ nhân lực quản lý
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Yếu tố thuộc về cá nhân giám đốc DNNVV
Xu hướng và định hướng NCNLQL của GĐDNNVV đáp ứng nhu cầu phát triển
tỉnh Thanh Hố đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
Giải pháp và kiến nghị NCNLQL của giám đốc DNNVV đáp ứng nhu cầu phát
triển của Tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
(Nguồn: Tác giả xây dựng và đề xuất)
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
4.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án xác lập khái niệm nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi
địa phương; xây dựng được khung lý thuyết về NLQL, nâng cao NLQL; nhân tố ảnh
hưởng đến nâng cao NLQL; tiêu chí đánh giá kết quả nâng cao NLQL của giám đốc
DNNVV trên phạm vi địa phương từ đó bổ sung thêm luận cứ khoa học về nâng cao
NLQL phù hợp với điều kiện hiện nay cũng như làm căn cứ phân tích, đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa
phương cấp tỉnh.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bằng cách kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã
đánh giá được thực trạng nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh
Thanh Hố thơng qua các nội dung QLNN gồm thực thi chính sách của Trung ương,
xây dựng ban hành, thực thi, đánh giá và điều chỉnh các chính sách của địa phương tập
trung vào ba hoạt động trọng tâm là (1) tuyên truyền nâng cao nhận thức, (2) đào tạo
bồi dưỡng và (3) tạo lập môi trường nâng cao NLQL của giám đốc.
Luận án cũng đánh giá kết quả nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá trên 2 phương diện: (1) kết quả QLNN với 4 tiêu chí hiệu lực,
hiệu quả, phù hợp và bền vững; (2) kết quả về mức độ đáp ứng NLQL của giám đốc
DNNVV thông qua 6 nhóm năng lực thành phần gồm: (1) kiến thức quản lý, (2) năng
7
lực tự quản lý, (3) năng lực quản lý nhân sự, (4) năng lực điều hành doanh nghiệp, (5)
năng lực đổi mới sáng tạo và (6) phẩm chất đạo đức doanh nhân.
Luận án cũng đã xác định được mức độ tác động của các yếu tố môi trường KTXH, năng lực cán bộ quản lý, chương trình giáo dục nghề nghiệp và các yếu tố thuộc
về giám đốc DNNVV đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV từ đó phân tích
đánh giá những thành cơng, hạn chế và ngun nhân của những hạn chế làm căn cứ đề
xuất các giải pháp nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng kết hợp với phân tích quan điểm, định hướng của
Đảng và Chính quyền về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Tác giả đã đề
xuất 01 mơ hình và 07 nhóm giải pháp gồm: (1) Tăng cường hoạt động tuyên truyền
nâng cao nhận thức; (2) Tăng cường công tác nghiên cứu nhu cầu trong xây dựng
chính sách kế hoạch bồi dưỡng NCNLQL của GĐDNNVV; (3) Kiểm sốt và cải tiến
q trình thực hiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao NLQL; (4) Sửa đổi cập nhật
tài liệu và xây dựng chương trình bồi dưỡng linh hoạt hơn; (5) Tăng cường vai trò và
trách nhiệm của các đơn vị hữu quan; (6) Nâng cao tính chủ động của giám đốc trong
đánh giá và xây dựng lộ trình bồi dưỡng nâng cao NLQL; (7) Nâng cao mức độ đáp
ứng NLQL của giám đốc DNNVV. Bên cạnh giải pháp, nghiên cứu cũng đề xuất một
số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan nhằm nâng cao NLQL của giám
đốc DNNVV đáp ứng nhu cầu phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 tầm nhìn
2030.
5. Kết cấu luận án
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu gồm 5 chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về NCNLQL của GĐDNNVV
Chương 2: Cơ sở lý luận về NCNLQL của GĐDNNVV
Chương 3: Quy trình và Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Chương 5: Giải pháp NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
8
Chương 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Tổng quan nghiên cứu về năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực quản lý của giám đốc DNNVV là chủ đề nhận được sự quan tâm của
rất nhiều nhà khoa học và nhà quản trị tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì vậy có
đa dạng cách tiếp cận tuỳ vào đặc thù phát triển kinh tế, văn hoá, quản lý và giai đoạn
nghiên cứu (Bhardwaj & Punia, 2015). Phổ biến nhất là các nghiên cứu tiếp cận trên
cơ sở kế thừa và phát triển mơ hình lý thuyết KSA của Bass & Bass (1990), đây là một
trong những mơ hình nghiên cứu sớm nhất về năng lực của nhà quản trị cấp cao trong
DN với 3 nhóm NLQL chính là kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tiếp theo là Mơ hình năng
lực toàn diện (Holistic-Domain Model -HDM) được Cheetham & Chivers (1996,
1998) đề xuất và được Ashwini và cộng sự (2012), Asumeng (2014), Hawi và cộng sự
(2015) kế thừa và phát triển. Mơ hình năng lực tồn diện là cách lựa chọn tất cả năng
lực thành phần cần thiết cho nhà quản trị điều hành doanh nghiệp, trong mỗi năng lực
thành phần sẽ có sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và phẩm chất khác nhau
được phân loại theo những tiêu chí nhất định (Asumeng, 2014). Cả hai mơ hình này
đều phù hợp với điều kiện thực tế và bối cảnh hiện nay, đã được nhiều nhà khoa học
Việt Nam vận dụng, vì vậy trong bối cảnh nghiên cứu luận án này, tác giả tập trung
tổng quan các nghiên cứu theo mơ hình KSA và mơ hình năng lực tồn diện để xây
dựng khung NLQL của giám đốc DNNVV.
1.1.1 Tiếp cận theo mơ hình KSA
Tiếp cận theo mơ hình KSA gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ được Bas &Bass
(1990) đề xuất và nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước áp dụng như Abraham
và cộng sự (2001), Rao (2007), Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2012), Trần Kiều Trang
(2012), Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2012), Thanh Lan & Tạ Huy Hùng (2014), Đỗ
Anh Đức (2014), Lê Quân (2015), Lê Thị Phương Thảo (2016), Bharwani & Talib
(2017), Nguyễn Thị Loan (2018). Cụ thể:
Theo Abraham và cộng sự (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa NLQL và hiệu
quả kinh doanh trong 2.500 DNNVV tại Mỹ xác định có 23 NLQL quan trọng một
GĐDN cần có được chia làm 6 nhóm gồm kỹ năng lãnh đạo, định hướng khách hàng,
giải quyết vấn đề, định hướng kết quả, giao tiếp và làm việc nhóm. Rao (2007) tiến
hành nghiên cứu trên quy mô 7.600 giám đốc theo phương pháp 360 độ kết luận rằng,
cần ít nhất 25 phẩm chất để giám đốc đủ năng lực trở thành nhà quản trị toàn cầu trong
bối cảnh hội nhập. Trong đó nhóm kiến thức chun mơn, làm việc nhóm, giao tiếp,
cần cù chăm chỉ là những năng lực nổi trội, nhóm các yếu tố về kỹ năng như tầm nhìn,
9
giá trị, tư duy chiến lược, kỹ năng ra quyết định, chấp nhận rủi ro, đổi mới sáng tạo,
khả năng học hỏi, định hướng học tập và nỗ lực đổi mới bản thân, sự nhạy bén văn
hóa, bình tĩnh là những năng lực còn hạn chế và cần được bồi dưỡng thêm. Phùng
Xuân Nhạ và cộng sự (2012), nghiên cứu thu thập các thơng tin về trình độ và năng
lực như kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc của GĐDN ngoài quốc doanh Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của GĐND ngày càng được cải
thiện đặc biệt là trình độ sau đại học; kiến thức và kỹ năng sát với nhu cầu thực tiễn
bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới hơn. Tuy nhiên, nhiều giám đốc vẫn còn thiếu
một số phẩm chất như quyết đoán, sáng tạo. Trần Kiều Trang (2012) đã xác định được
20 NLQL cần thiết cho giám đốc DNNVV, đa số các năng lực trong nhóm kiến thức,
kỹ năng và phẩm chất đều có mức đáp ứng từ trung bình đến tốt, riêng kiến thức về
pháp luật, kỹ năng tư duy, lập kế hoạch, giao tiếp còn yếu cần phải bồi dưỡng thêm.
Nghiên cứu có sự so sánh mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng của các năng lực cũng
như đề xuất được các nhóm giải pháp phát triển NLQL của giám đốc. Mai Thanh Lan
& Tạ Huy Hùng (2014) đã dựa trên mơ hình năng lực KSA kết hợp với phân tích điều
kiện thực tế DNNVV trong thời kỳ khủng hoảng để xây dựng khung NLQL của nhà
quản trị cấp cao. Kết quả khảo sát 378 GĐDN theo phương pháp đánh giá đa chiều
360 độ cho thấy có 27 NLQL, lãnh đạo được đề xuất đều được đánh giá rất quan trọng
đối với quá trình điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, về mức độ đáp ứng thì một số
năng lực như bao quát, tư duy chiến lược, toàn cầu, cam kết phát triển bền vững đang
cịn hạn chế cần có giải pháp cải thiện. Trực tiếp nghiên cứu về NLQL của giám đốc
DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Đỗ Anh Đức (2014) kế thừa mơ hình KSA
và thang đo năng lực của Lê Quân & Nguyễn Quốc Khánh (2012) vận dụng vào đánh
giá thực trạng NLQL của giám đốc, kết quả nghiên cứu chỉ ra 23 năng lực thành phần
có vai trị quan trọng cấu thành NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp và cách đánh giá 360 độ, nghiên cứu
đã xác định được khoảng cách giữa mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng của từng
NLQL, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) kỹ năng quản lý đóng vai quan trọng nhất
trong các yếu tố cấu thành NLQL của giám đốc DNNVV Hà Nội, (2) còn nhiều NLQL
của giám đốc chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập như tiếng Anh, quản
trị chiến lược, kinh doanh quốc tế, từ đó tác giả đề xuất giải pháp NCNLQL của
GĐDNNVV . Kết quả nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của
Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Mai Thanh Lan & Tạ Huy Hùng (2014), là luận cứ quan
trọng để giám đốc DNNVV cũng như các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu
tham khảo để xây dựng hoạt động, chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng góp phần hoàn thiện
năng lực quản lý của giám đốc DNNVV. Nghiên cứu về năng lực điều hành, lãnh đạo
của giám đốc DNNVV Việt nam, Lê Quân (2015) cũng vận dụng mô hình KSA và hệ
10
thống các năng lực được phát triển trong một loại nghiên cứu trước đó của Phạm Cơng
Đồn, Lê Qn (2009, 2010), Lê Quân, Phùng Thị Mỹ Linh (2009), Trần Kiều Trang
(2012) từ đó đã thiết lập, khảo sát và xác định được 26 năng lực điều hành cần thiết cho
giám đốc DNNVV. Trong đó, năng lực bao quát, kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, kỹ
năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy đóng vai trị quan trọng nhất. Tuy nhiên, về mức độ đáp
ứng, hầu hết các năng lực đáp ứng ở mức trung bình, trong đó năng lực ngoại ngữ, tư
duy chiến lược, tài chính, khả năng bao quát là những năng lực có mức đáp ứng thấp
nhất. Kết quả nghiên cứu một lần nữa chỉ ra những điểm tương đồng và hạn chế về năng
lực của giám đốc so với những nghiên cứu được thực hiện trước đó của Mai Thanh Lan
& Tạ Huy Hùng (2014) và Đỗ Đức Anh (2014). Jacop và cộng sự (2015) cũng dựa
trên mô hình KSA nhưng lại tập trung nghiên cứu NLQL theo 3 cấp độ (1) là kiến thức
cơ bản và thông tin, (2) là kỹ năng và thái độ và (3) các thuộc tính tâm lý cá nhân để
đánh giá mức độ tác động đóng góp và những hạn chế trong NLQL. Bharwani & Talib
(2017) nghiên cứu xây dựng mơ hình NLQL của giám đốc trong lĩnh vực dịch vụ
khách sạn dựa trên mơ hình KSA, kết quả nghiên cứu chỉ ra 43 năng lực thành phần
cần thiết cho giám đốc được thể hiện trên 4 khía cạnh gồm kiến thức, kỹ năng chuyên
môn, năng lực xã hội (thái độ, hành vi) và năng lực thể chất trí tuệ (động lực và đặc
điểm cá nhân), đây là cách tiếp cận tương đối mới và phù hợp với xu thế hiện nay vì
thể hiện được đầy đủ các năng lực cần thiết của giám đốc trong môi trường kinh doanh
năng động. Aslan & Pamukcu (2017) xác định 55 năng lực thành phần được thể hiện
trên 4 nhóm NLQL là kỹ năng quản trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng
tự quản lý bản thân, từ đó nghiên cứu sự tác động của từng năng lực đến hiệu quả quản
lý của các cấp quản trị trong DNNVV và nhận thấy có sự giao thoa một số năng lực,
tuy nhiên đối với nhân sự cấp cao như giám đốc thì nhóm năng lực về kỹ năng quản
trị, kỹ năng giao tiếp quan trọng hơn là kỹ năng kỹ thuật và tự quản lý bản thân. Năm
2020, nghiên cứu của Bagheri & Harrison lại có cách tiếp cận về NLQL khác hơn các
quan điểm trước đó, ơng chia NLQL gồm kỹ năng, hành vi và các năng lực khác để đo
lường mức độ ảnh hưởng của từng năng lực đến kết quả quản lý, trong đó nghiên cứu
của ơng đề cao kỹ năng quản lý hơn kiến thức và thái độ. Theo nghiên cứu của AnimYeboah và cộng sự (2020) được tiến hành ở Gaha cho các DNNVV kết luận, ngoài
những NLQL thông thường giám đốc cần thêm kiến thức và kỹ năng về chuyển đổi số
để thích ứng với sự phát triển trong thế kỷ 21 và cuộc cách mạng cơng nghệ lần thứ 4.
Như vậy có rất nhiều nghiên cứu áp dụng thành cơng mơ hình KSA, có nhiều điểm
tương đồng trong các nghiên cứu là tập trung nghiên cứu kỹ năng (Skill) nhiều hơn
kiến thức (Knowledge) và thái độ (Attitude), trong đó có những kỹ năng chung được
hầu hết nghiên cứu triển khai như kỹ năng tự quản trị, kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ
năng quản trị tài chính, kỹ năng QTDN.
11
1.2.2 Tiếp cận theo mơ hình năng lực tồn diện
Được đề xuất bởi Cheetham & Chivers (1996) và được rất nhiều nhà nghiên
cứu áp dụng như Chung-Herrera & cộng sự (2003) xây dựng mơ hình khung năng lực
cho các nhà quản trị hàng đầu trong hệ thống nhà hàng khách sạn nhằm làm căn cứ
đánh giá và đề xuất giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực. Nghiên cứu xác định được 29
năng lực thành phần (sub-competencies) chia làm 6 nhóm chính gồm năng lực tự quản
lý, định vị chiến lược, tư duy phản biện, kỹ năng thực thi, giao tiếp, giao tiếp cá nhân,
lãnh đạo và kiến thức chuyên môn. Musto & Madsen (2004) đã nghiên cứu và chỉ ra
rằng sự quan tâm cấp dưới, có ý thức chung, dũng cảm, đồng cảm, ln tràn đầy năng
lượng, có một cá tính hấp dẫn, ln cơng bằng hữu ích và trung thực, khơng phán xét,
có thái độ tích cực, ln nỗ lực hết sức cho công việc là những thành tố quan trọng cấu
thành NLQL của giám đốc DNNVV (Musto & Madsen, 2004). Hellriegel, Slocum &
Jackson (2007) tổng hợp từ kết quả phỏng vấn hàng trăm GĐDN thành đạt trên tồn
thế giới cho rằng có 6 năng lực thiết yếu một GĐDN thành cơng cần có là năng lực tự
quản trị, hành động chiến lược, lập và quản trị kế hoạch, tư duy tồn cầu, kỹ năng làm
việc nhóm (Hellriegel et al., 2007). Tuy nhiên tác giả cũng khuyến cáo rằng đối với
một giám đốc DNNVV thì 6 nhóm năng lực này chưa đủ mà vẫn còn cần nghiên cứu
đề xuất thêm năng lực để đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ nhất định.
Nghiên cứu của Qiao & Wang (2009) được (Chong, 2013) tái khẳng định xây dựng
nhóm, giao tiếp, phối hợp, thực hiện, học hỏi liên tục là các NLQL quan trọng nhất
đảm bảo cho hiệu suất trung bình và vượt trội trong quá trình QTDN ở Trung Quốc,
Singapore và Malaysia. Bhardwaj & Punia (2013) trong một nghiên cứu trên quy mô
lớn đã chứng minh rằng 14 nhóm năng lực gồm trí thơng minh, kỹ năng phân tích, kỹ
năng chiến lược, phán đốn, ra quyết định, chấp nhận rủi ro, sự xuất sắc, quản trị
nhóm, khả năng giao tiếp, sự quyết đoán, tham vọng, khả năng thích ứng, sáng tạo,
tầm nhìn và sự cân bằng trong cuộc sống có vai trị rất quan trọng cho sự thành công
của giám đốc DNNVV. Ashwini và cộng sự (2012) đồng quan điểm với Cripe &
Mansfield (2011) khi tiếp cận nghiên cứu về NLQL của nhà quản trị cấp cao và chỉ ra
5 nhóm năng lực cơ bản với 31 năng lực thành phần. Cụ thể, (1) năng lực tự quản lý
(Self-management), (2) NLQL người khác (Leading other), (3) Năng lực quản trị công
việc (Task Management), (4) Năng lực đổi mới (Innovation), (5) Năng lực nhận thức
về trách nhiệm xã hội của DN (social responsibility) (Ashwini et al., 2012).
12
Năng lực tự
quản lý (Self
management)
Năng lực
quản lý
người khác
(Leading
other)
Năng lực
quản lý của
giám đốc
Năng lực nhận
thức về trách
nhiệm xã hội của
DN (social
responsibility)
Năng lực quản
trị cơng việc
(Task
Management)
Năng lực đổi
mới
(Innovation):
Hình 1. 1: Mơ hình năng lực toàn diện
Nguồn: Ashwini và cộng sự (2012)
Asumeng (2014) dựa trên mơ hình năng lực chung, năng lực cụ thể, năng lực
hành vi và năng lực toàn diện để phát triển mơ hình năng lực tồn diện mở rộng có sự
tham gia thêm của 2 năng lực thành phần là năng lực nghề nghiệp và năng lực cố vấn
cùng với các năng lực được đề cập trước đó như kỹ năng giao tiếp nội tâm
(intrapersonal skills), kỹ năng giao tiếp hướng ngoại (interpersonal skills), kỹ năng
chuyên môn (technical Skills) và kỹ năng lãnh đạo (leadership skills). Masoud &
Khateeb (2020) khảo sát 220 giám đốc DNNVV và nhận thấy có 6 NLQL ảnh hưởng
thuận chiều đến hiệu quả quản lý gồm năng lực giao tiếp, lập kế hoạch, tư duy chiến
lược, làm việc nhóm và quan hệ khách hàng. Đối với những nghiên cứu gần đây khi có
sự tác động của tồn cầu hố và cuộc cách mạng cơng nghệ lần thứ 4 cũng như những
yêu cầu để ứng phó với rủi ro trong thời kỳ khủng hoảng do đại dịch Covid 19 gây ra,
nhiều NLQL mới được đề xuất thêm phù hợp với bối cảnh mới. Theo Bücker &
Poutsma (2020), giám đốc thời đại này cần có thêm năng lực tồn cầu hố bao gồm
năng lực tư duy tồn cầu, năng lực đa văn hố, nhạy bén văn hóa, thơng minh văn hố.
Cũng đồng quan điểm với Anim-Yeboah & cộng sự (2020), nghiên cứu của Schiuma
& cộng sự (2020) phát hiện ra 6 năng lực cần thiết cho quá trình quản trị trong thời kỳ
chuyển đổi số là năng lực quản trị thông tin, quản trị công nghệ, chuyển đổi số, quản
trị nhân lực số, ứng dụng phần mềm và tự động hóa quy trình.
13
Bảng 1. 2: Năng lực quản lý của giám đốc DNNVV
Tác giả
Năm
Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý
Chung – Herara 2003 Năng lực tự quản lý, định vị chiến lược, tư duy phản biện, kỹ
năng thực thi, giao tiếp, giao tiếp cá nhân, lãnh đạo và kiến
thức chuyên mơn.
Çizel và cộng 2007 Năng lực chung (generic competency) và năng lực chuyên
sự
môn (technical competency)
Rao
2007 Giao tiếp, ra quyết định, nhân sự, hợp tác, tầm nhìn, làm việc
nhóm, đào tạo, quản trị nhân sự, chính trực, can đảm.
Hellriegel,
2008 Năng lực tự quản trị, hành động chiến lược, lập và quản trị kế
Slocum
&
hoạch, tư duy toàn cầu, kỹ năng làm việc nhóm
Jackson
Qiao & Wang 2009 Xây dựng nhóm, giao tiếp, phối hợp, thực hiện, học hỏi liên tục
Chong
2013
Bücker &
2010 Năng lực tư duy tồn cầu, năng lực đa văn hố, nhạy bén văn
Poutsma
hóa, thơng minh văn hố.
Cripe &
2011 Năng lực quản trị nhân sự, năng lực quản trị công việc và
Mansfield
năng lực tự quản trị bản thân.
Ashwini B. và 2012 Năng lực tự quản trị, quản trị người khác, quản trị công việc,
cộng sự
đổi mới sáng tạo và năng lực nhận thức về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp.
Bhardwaj
& 2013 Thông minh, kỹ năng phân tích, kỹ năng chiến lược, phán
Punia
đốn và ra quyết định, chấp nhận rủi ro, sự xuất sắc, quản trị
nhóm, khả năng giao tiếp, sự quyết đốn, tham vọng, khả năng
thích ứng, sáng tạo, tầm nhìn và sự cân bằng trong cuộc sống.
Asumeng
2014 Giao tiếp nội tâm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cố vấn, kỹ năng
lãnh đạo.
Jacop và
2015 Kiến thức cơ bản và thông tin, Kỹ năng và thái độ, Thuộc
cộng sự
tính tâm ký cá nhân
Bhardwaj
2015 Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, chủ động, tầm nhìn, tự quản lý,
định hướng kết quả, định hướng chiến lược, tham vọng, kiên trì, ra
quyết định, rủi ro tiếp thu và sáng tạo
Bharwani &
2017 Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực xã hội (thái độ,
Talib
hành vi) và năng lực thể chất trí tuệ (động lực và đặc điểm cá
nhân).
Aslan &
2017 Kỹ năng quản trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kỹ thuật và tự
14
Pamukcu
Bagheri &
Harrison
Masoud &
Khateeb
Anim-Yeboah
và cộng sự
Schiuma &
cộng sự
2020
2020
quản lý bản thân
Kỹ năng, hành vi và các NLQL khác
Năng lực giao tiếp, lập kế hoạch, tư duy chiến lược, làm việc
nhóm và quan hệ khách hàng
2020 Phát triển vốn xã hội, phát triển nhân lực, xây dựng tổ chức theo
định hướng chuyển đổi số, kiến thức chuyển đổi số.
2020 Năng lực quản trị dữ liệu, quản trị công nghệ, chuyển đổi số,
quản trị nhân lực số, ứng dụng phần mềm và tự động hóa quy
trình.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Như vậy có rất nhiều nghiên cứu xây dựng và kiểm định khung NLQL của
giám đốc doanh nghiệp làm cơ sở định hướng cho hoạt động nâng cao NLQL được
tiến hành trong và ngoài nước. Mỗi một cách tiếp cận đều có những ưu điểm và hạn
chế nhất định. Theo mơ hình KSA thì có sự phân định rõ ràng kiến thức, kỹ năng thái
độ vì vậy dễ dàng tiếp cận, mơ hình này cũng khá phổ biến nên dễ dàng áp dụng. Tuy
nhiên nó có những hạn chế trong phân tích vì số lượng năng lực một giám đốc cần
nhiều, theo KSA rất khó phân chia nhóm vì vậy gần như các nghiên cứu đều đo lường
NLQL thông qua các khái niệm nghiên cứu. Đối với cách tiếp cận của mơ hình năng
lực toàn diện các NLQL thường được “gọi tên” và đo lường bằng các “năng lực thành
phần” giúp giám đốc hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo quản lý (Asumeng, 2014), vì vậy
sẽ rõ ràng, phù hợp hơn trong lựa chọn, phân tích khung NLQL.
Từ kết quả tổng quan nghiên cứu NLQL của giám đốc DNNVV kết hợp với
quan điểm lãnh chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển tồn diện đội ngũ doanh
nhân “có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và
trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”(Đảng cộng sản Việt Nam, 2021), luận án sẽ tiếp
cận khung NLQL của giám đốc trên cơ sở kết hợp cả mô hình KSA và mơ hình năng
lực tồn diện của Ashwini và cộng sự (2012), Asungmen (2014) và Bharwani & Talib
(2017) có tham chiếu các thang đo đã được việt hố của Lê Quân (2014) và Lê Thị Phương
Thảo (2016). Cụ thể đề xuất các NLQL của của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá gồm: (1) Kiến thức quản lý, (2) năng lực tự quản lý, (3) năng lực quản lý đội ngũ,
(4) năng lực điều hành doanh nghiệp, (5) năng lực đổi mới sáng tạo và (6) phẩm chất
& đạo đức doanh nhân.
1.2 Tổng quan nghiên cứu về nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi địa phương.
Nâng cao NLQL của GĐDNNVV trên phạm vi địa phương chính là trách
nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan QLNN, doanh nghiệp và giám đốc DN. Trên cấp độ vĩ