Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.99 KB, 12 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan
trong thế giới ngày nay. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong
đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để
rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát
huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động
và hợp tác quốc tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là DNNVV Việt Nam nói riêng
đang đứng trước một thách thức to lớn là cần làm gì để duy trì và phát
triển hoạt động của mình để có thể tồn tại và phát triển trong một môi
trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng sâu sắc.
Trong đó, vai trò giám đốc doanh nghiệp, người tổng chi huy
toàn doanh nghiệp đã được nhiều đánh giá, phân tích như là một yếu
tố có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Giám đốc doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý điều hành toàn diện
các hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành công của doanh
nghiệp. Đây là đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò đầu tàu trong mỗi
doanh nghiệp và tham gia điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Trước đòi hỏi của đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu
phát triển của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã đặt ra những yêu
cầu mới về năng lực quản lý của các giám đốc DNNVV phải được xây
dựng đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bản thân
giám đốc các DNNVV cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong
quản lý nhằm tạo nên sự khác biệt trong dịch vụ để nâng cao tính cạnh
tranh của doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực quản lý cho các giám
2

đốc doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp thích ứng được với


quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Xuất phát từ những lý do và tính cấp thiết như trên, tác giả lựa
chọn chủ đề: “Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế,
chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận năng lực quản lý của giám đốc
doanh nghiệp kết hợp với tìm hiểu đặc thù của các DNNVV để xây
dựng mới một hệ thống tiêu chí và khung năng lực thích ứng để đánh
giá năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
- Đánh giá được thực trạng năng lực quản lý của các giám đốc
DNNVV trên địa bàn Hà Nội thông qua khung năng lực quản lý đã
được xây dựng.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực quản
lý của giám đốc DNNVV tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp và
lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới kết quả hoạt động
của doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của
giám đốc các DNNVV trên địa bàn Hà Nội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa ra các điều kiện
đảm bảo thực hiện các giải pháp đối với Chính phủ, lãnh đạo thành
phố Hà Nội, các tổ chức hỗ trợ DNNVV, các đơn vị đào tạo nhằm nâng
cao năng lực quản lý cho giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: năng lực quản lý và các yếu tố cấu
thành năng lực quản lý của Giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
3


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực quản lý với
các yếu tố cấu thành nên năng lực quản lý bao gồm: kiến thức quản lý,
kỹ năng quản lý và thái độ/phẩm chất cá nhân.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực quản lý của
Giám đốc các DNNVV ngoài quốc doanh hiện đang hoạt động trên địa
bàn Hà Nội trong đó:
DNNVV là doanh nghiệp có quy mô vốn và lao động thỏa mãn
tiêu chuẩn được quy định trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày
30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV;
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hiểu là doanh nghiệp có
tỷ lệ vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ tối đa là 49%.
+ Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp phản ánh giai đoạn
từ năm 2009 đến năm 2013 và giải pháp đề xuất đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã sử dụng kết
hợp hai phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
5. Những đóng góp mới của đề tài
5.1. Đóng góp về lý luận
Hệ thống hóa và làm rõ khái niệm về năng lực quản lý giám đốc doanh
nghiệp với với 3 yếu tố cấu thành là: kiến thức quản lý, kỹ năng quản
lý và thái độ/phẩm chất cá nhân, xác định được hệ thống tiêu chí và
khung năng lực quản lý của giám đốc DNNVV dùng để đánh giá năng
lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các công
cụ phân tích thống kê để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố
4

cấu thành năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội

với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do chính họ quản lý điều
hành.
5.2. Đóng góp về thực tiễn
Kết quả khảo sát với qui mô mẫu là 284 DNNVV trên địa bàn
Hà Nội đã cho thấy mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất là phù hợp.
Các giả thuyết đề ra đều được chấp nhận, theo đó tất cả các yếu tố
chính cấu thành năng lực quản lý của giám đốc DNNVV đều có tác
động cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng năng lực quản lý của
giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cả 3 yếu tố chính cấu thành là: kiến
thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái đô/phẩm chất cá nhân.
Khung năng lực quản lý được xây dựng trong Luận án sẽ cung
cấp thêm cơ sở để các giám đốc DNNVV có thể đối chiếu với năng lực
quản lý của mình, kết hợp với việc tham khảo các nhóm giải pháp được
trình bày trong Luận án để nhằm hoàn thiện nâng lực quản lý nâng cao
khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp, từ đó nâng cao được kết
quả hoạt động của doanh nghiệp do mình quản lý.
Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để các cơ quan quản lý, hoạch
định chính sách có liên quan đến phát triển DNNVV trên địa bàn Hà
Nội hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt với
giám đốc DNNVV ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
5

Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của giám đốc doanh

nghiệp nhỏ và vừa
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu và xử lý dữ liệu
Chương 4: Phân tích thực trạng năng lực quản lý của giám đốc doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Chương 5: Giải pháp nâng cao năng lực giám đốc doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn Hà Nội

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến năng
lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong
nước liên quan đến đề tài luận án để làm rõ thành công và hạn chế của
các nghiên cứu trước. Các nghiên cứu đã được phân chia thành hai
nhóm:
- Nhóm công trình nghiên cứu về năng lực quản lý
- Nhóm công trình nghiên cứu về DNNVVvà giám đốc DNNVV
1.2. Hạn chế của các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu
1.2.1. Hạn chế
Quá trình tác giả tổng quan các nghiên cứu đã cho thấy các
công trình nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau về năng lực, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý,các tiêu
chí đánh giá năng lực… Tuy nhiên đa phần các công trình nghiên cứu
chỉ đi sâu vào nghiên cứu các tiêu chí hình thành năng lực quản lý nói
riêng, hoặc nghiên cứu trong mô hình một doanh nghiệp, một tổ chức,
nghiên cứu năng lực quản lý một cách độc lập, chưa định lượng được
mối quan hệ của các yếu tố cấu thành năng lực quản lý với kết quả hoạt
6

động của doanh nghiệp cũng như không có sự gắn kết với các điều
kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang

diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
1.2.2. Định hướng nghiên cứu
1.2.2.1. Giới hạn nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận án này, tác giả chỉ giới hạn việc nghiên
cứu ở cấp độ năng lực, bởi lẽ đó là cấp độ của hầu hết giám đốc
DNNVV trong thực tế. Các cấp độ còn lại như tài năng, thiên tài…tuy
việc nghiên cứu chúng rất cần thiết và hấp dẫn, sẽ là đối tượng của
những công trình nghiên cứu về sau.
1.2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Lựa chọn khung lý thuyết









Hình 1.1 Mô tả năng lực cá nhân theo mô hình ASK
(Nguồn: B.M Bass, Handbook of leadership, New York: Free Press,
1990)
Năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp được hình thành
từ chính năng lực cá nhân người giám đốc đó, vì vậy tác giả lựa chọn
Năng lực
K


năng


(Skills)

Ki
ế
n th

c

(Knowledge)

Thái đ

/
Ph

m ch

t

(Attitudes)

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
7

bộ năng lực cá nhân ASK (Hình 1.1) làm điểm tựa để xây dựng mô
hình đánh giá năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý trên cơ sở
khung lý thuyết đã được lựa chọn
- Đánh giá thực trạng năng lực quản lý thông qua các tiêu chí
đánh giá đã được lựa chọn với yêu cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế.
- Đánh giá tác động của năng lực quản lý tới kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1. Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu là những cơ sở sản xuất
– kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận,
có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các
tiêu chuẩn lợi nhuận, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được
trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay, định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
được nêu trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ
giúp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Nghị định này,
DNNVV đã được phân theo khu vực kinh doanh và có phân loại cụ thể
cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa,
cụ thể như sau:
2.1.2. Khái niệm và vai trò của giám đốc doanh nghiệp
8

Giám đốc doanh nghiệp là nhà quản trị cấp cao trong doanh
nghiệp, có nhiệm vụ tổng quát là đưa ra các quyết định chiến lược và
tổ chức thực hiện quyết định đó để duy trì và phát triển doanh nghiệp,
chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của doanh nghiệp.
Giám đốc doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong sự
thành công của doanh nghiệp. Với vai trò là đầu tàu trong mỗi doanh
nghiệp, giám đốc doanh nghiệp tham gia vào toàn bộ quá trình quản
lý, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.3. Đặc điểm của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngoài những đặc điểm chung đối với vai trò là giám đốc doanh
nghiệp, giám đốc DNNVV còn có các đặc điểm riêng sau:
- Giám đốc DNNVV thường có tầm nhìn trong ngắn hạn hơn là tầm
nhìn xa.
- Giám đốc DNNVV thường gắn với công việc sản xuất nhiều hơn là
công việc quản lý.
- Giám đốc DNNVV thường được đào tạo và phát triển cùng với quá
trình hình thành và phát triển của DN hơn là được đào tạo trước
- Giám đốc DNNVV thích ứng với các chương trình đào tạo ngắn hạn.
2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của giám đốc doanh
nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1. Quan điểm về năng lực nói chung
Năng lực không phải là khái niệm mới nhưng việc hiểu chính
xác và đầy đủ khái niệm này đến nay còn chưa thống nhất.
2.2.2. Khái niệm năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Năng lực quản lý của giám đốc DNNVV là tổng hợp các kiến
thức quản lý, kỹ năng quản lý, thái độ /phẩm chất cá nhân của giám
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
9

đốc doanh nghiệp trong hoạt động quản lý để đạt tới mục tiêu đã định
của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Năng lực quản lý không
được đánh giá thông qua bằng cấp mà đánh giá chủ yếu thông qua kết
quả thực hiện nhiệm vụ của người đó.
2.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của giám đốc doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý được xác định trên 3

nhóm yếu tố chính cấu thành là:
- Kiến thức quản lý
- Kỹ năng quản lý
- Thái độ/phẩm chất cá nhân
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của giám đốc
doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Yếu tố thuộc về bản thân giám đốc doanh nghiệp
- Yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
2.4. Mô hình nghiên cứu của luận án










Yếu tố
ảnh hưởng
Yếu tố
ảnh hưởng
Ki
ế
n

th


c

qu

n lý

Yêu c

u v


năng lực quản


DNNVV

K


năng


qu

n lý

Thái đ

/


ph

m

ch

t

Th

c tr

ng
năng lực quản


DNNVV


Năng lực

quản lý
giám đốc

DNNVV

Gi

i
pháp

nâng
cao
năng
lực
giám

đốc
DNNVV


Kết
quả
kinh
doanh
của
DNN
VV
GAP

10

2.5. Các giả thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết
Nội dung
H1
Yếu tố thái độ/phẩm chất của giám đốc DNNVV có quan
hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H2
Yếu tố kỹ năng quản lý của giám đốc DNNVV có quan

hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H3
Yếu tố kiến thức quản lý của giám đốc DNNVV có quan
hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

3.1 Các nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu thứ cấp
3.2. Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính được thực hiện qua hai phương pháp:
phương pháp chuyên gia và phương pháp phỏng vấn sâu để hoàn thiện
Bảng khảo sát năng lực giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa và xác định
được yêu cầu về năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn
Hà Nội để đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Thiết kế phiếu điều tra
Quá trình thiết kế bảng hỏi được thực hiện qua hai bước: xác
định các thông tin cần tìm và cách thức sử dụng chúng và xây dựng
nội dung thang đo. Thang đo Likert được sử dụng để đánh giá với 5
mức độ từ 1 đến 5.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
11

3.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu
- Đối tượng: có 2 nhóm đối tượng là: Giám đốc DNNVV và một đối
tượng liên quan trực tiếp đến giám đốc trong doanh nghiệp.
(Đối tượng liên quan trực tiếp trong doanh nghiệp được hiểu

là những người có liên quan trực tiếp và thường xuyên nhất trong
doanh nghiệp đối với giám đốc doanh nghiêp bao gồm: thành viên hội
đồng quản trị, hội đồng thành viên, trưởng/phó các phòng ban và các
đơn vị trực thuộc…)
- Phương pháp chọn mẫu: Việc lựa chọn mẫu điều tra, khảo sát được
thực hiện bằng phương pháp phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu
nhiên 300 DNNVV ngoài quốc doanh từ 26 trên tổng số 30 quận,
huyện của Hà Nội.
3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu được thu thập sẽ được phân loại, đánh giá, hiệu chỉnh
và mã hóa một cách thích hợp.
3.3.4. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập được phân tích bởi phần mềm SPSS phiên
bản 22 với các phương pháp phân tích sau để nghiên cứu:
- Phân tích mô tả
- Phân tích đánh giá độ tin cậy:
- Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
3.4. Mô tả mẫu nghiên cứu
Cuộc điều tra khảo sát được thực hiện trong 4 tháng từ tháng
3 đến tháng 7 năm 2014. Kết quả số phiếu hợp lệ thu về tại Bảng 3.1
đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu. Phương pháp mô tả được sử dụng để
làm rõ các đặc điểm về giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội, bao
gồm: độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn đào tạo, kinh nghiệm…

12

Bảng 3.1 Bảng thống kê số lượng phiếu điều tra
Phiếu điều tra
Số phiếu


phát ra
Số phiếu
hợp lệ thu về
Tỷ lệ số phiếu hợp lệ
thu về/số phiếu phát ra
Dành cho giám đốc 300 284 94,67%
Đối tượng liên quan trực
tiếp trong doanh nghiệp
300 288 96,00%
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả)
3.5. Phân tích đánh giá công cụ đo lường
3.5.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trong nghiên cứu này, thang đo được chấp nhận khi có độ tin
cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên, và có hệ số tương quan biến tổng
(item – total correlation) từ 0,3 trở lên.
3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá
Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân
tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân
tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Kết quả: Sau khi tiến hành phân tích hệ số Cronbach Alpha và
phân tích nhân tố khám phá, bộ thang đo năng lực quản lý giám đốc
DNNVV đã được hiệu chỉnh thành 6 biến kiến thức quản lý, 9 biến kỹ
năng quản lý và 24 biến thái độ/phẩm chất cá nhân (tổng cộng là 39
biến quan sát). Bộ thang đo này sẽ được dùng để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của giám đốc
DNNVV tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
13


CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA
GIÁM ĐỐC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
4.1. Khái quát DNNVV trên địa bàn Hà Nội
4.1.1. Đặc điểm chung địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc
biệt hơn các địa phương khác trong cả nước. “Hà Nội là trái tim của cả
nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn
hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” (Nghị quyết số
15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm 2000).
4.1.2. DNNVV trên địa bàn Hà Nội
DNNVV là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Hà Nội. Trong
tổng số 72.455 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, có
tới 70.914 DNNVV (chiếm tỷ lệ 97.87%), trong đó có 1.673 doanh
nghiệp vừa, 20.414 doanh nghiệp nhỏ và 48.827 doanh nghiệp siêu
nhỏ. Số DNNVV do nữ làm chủ là 16.780 doanh nghiệp, chiếm
23,66% tổng số DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Các DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã tạo ra được số lượng lớn
việc làm và thu nhập cho người lao động. Tính đến thời điểm
31/12/2011, các DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã tạo ra được việc làm
cho hơn 1 triệu người lao động với tổng thu nhập lên tới 51.000 tỷ
đồng chiếm tỷ lệ so với toàn quốc lần lượt là 20% và 23% . Với tổng
vốn chủ sở hữu lên tới 534.000 tỷ đồng (chiếm 22% tổng vốn chủ sở
hữu trên toàn quốc). Khu vực DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã góp
tổng số tiền thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước là 32.000 tỷ
đồng (chiếm 18% tổng số thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
của toàn quốc).
14

4.1.3. Các đặc trưng của DNNVV trên địa bàn Hà Nội

- Các DNNVV trên địa bàn Hà Nội chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp – xây dựng
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng
khu vực công nghiệp và xây dựng
- Các DNNVV trên địa bàn Hà Nội sử dụng lực lượng lao động
trẻ và và đã qua đào tạo
4.2. Yêu cầu năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn
Hà Nội đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Yêu cầu năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn
Hà Nội đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được xác định qua
việc phỏng vấn sâu yêu cầu đối với các nhóm yếu tố cơ bản cấu thành
năng lực quản lý đối với các đối tượng được phỏng vấn là các giám
đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội
và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án để có được
đánh giá đa chiều. Với vị thế là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của
cả nước, yêu cầu đối với năng lực quản lý của giám đôc DNNVV trên
địa bàn Hà Nội là tương đối cao, cụ thể như sau:
- Về kiến thức quản lý của giám đốc DNNVV:
Tiêu chí
Chuyên
gia
Chủ tịch
HĐQT
Giám
đốc
Điểm
trung bình
Kiến thức QL chiến lược DN 4.60 4.40 4.00 4.33
Kiến thức QL SX và tác nghiệp 4.80 4.80 4.80 4.80
Kiến thức QL quản trị tài chính 4.40 4.80 4.40 4.53

Kiến thức QL nguồn nhân lực 4.40 4.80 4.40 4.53
Kiến thức QL công nghệ 4.40 4.40 4.20 4.33
Kiến thức QL marketing 4.20 4.20 4.00 4.13
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
15

- Về kỹ năng quản lý của giám đốc DNNVV

Tiêu chí
Chuyên
gia
Chủ tịch
HĐQT
Giám
đốc
Điểm
trung bình
KN giải quyết vấn đề 4.60 4.80 4.40 4.60
KN SDQL và gây ảnh hưởng 4.40 4.60 4.80 4.60
KN tạo động lực cho nhân viên 4.40 4.80 4.20 4.47
KN giao tiếp, đàm phán 4.40 4.40 4.60 4.47
KN quản lý xung đột 4.20 4.40 4.60 4.40
KN quản lý sự căng thẳng 4.20 4.20 4.40 4.27
KN ủy quyền 4.20 4.40 4.20 4.27
KN tin học 4.60 4.20 4.40 4.40
KN sử dụng ngoại ngữ 4.80 4.40 4.60 4.60
- Về thái độ/phẩm chất cá nhân của giám đốc DNNVV

Nhóm tiêu chí
Chuyên

gia
Chủ tịch
HĐQT
Giám
đốc
Điểm
trung bình
Khát vọng, đam mê KD 4.80 4.20 4.40 4.47
Sáng tạo 4.60 4.20 4.40 4.40
Linh hoạt 4.80 4.40 4.20 4.47
Tự tin, quyết đoán 4.80 4.40 4.40 4.53
Trách nhiệm 4.60 4.40 4.40 4.47
Đạo đức, nghề nghiệp 4.60 4.40 4.80 4.60
Khả năng chịu áp lực cao 4.40 4.60 4.60 4.53
Có tinh thần hợp tác 4.40 4.20 4.60 4.40
4.3. Thực trạng năng lực quản lý giám đốc DNNVV trên địa bàn
Hà Nội
16

Thực trạng năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa
bàn Hà Nội được đánh giá bởi chính giám đốc DNNVV và đối tượng
có liên quan trực tiếp đến giám đốc doanh nghiệp trong DNNVV đối
với các yếu tố cấu thành năng lực quản lý bao gồm: kiến thức quản lý,
kỹ năng quản lý và thái độ/phẩm chất cá nhân.
4.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực
quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội tới kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các biến độc
lập: kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý, thái độ/phẩm chất cá nhân cho
thấy: cả ba biến độc lập đều có hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson

Correlation) dương và có Sig. rất nhỏ cho thấy chúng đều có ý nghĩa
thống kê. Điều đó thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành năng
lực quản lý với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là cùng chiều. Do đó, cả 3 yếu tố cấu thành năng lực quản lý
của giám đốc DNNVV có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến
kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong phân
tích hồi quy.
Phương pháp Enter được sử dụng để phân tích hồi quy các
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, với 3
yếu tố của thang đo được đưa vào phân tích. Giá trị R2 (R Square)
thu được là 0,876 nói nên độ thích hợp của mô hình là 87,6%, hay
nói cách khác 87,6% sự biến thiên của kết quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp được giải thích bởi 3 yếu tố cấu thành
năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy trị số F có
mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ (Sig. = 0,000 <0,05) có nghĩa là mô hình hồi
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
17

quy phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.1 Hệ số hồi quy
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.
B Std. Error Beta

1 (Constant) .347

.189

1.830

.068

Kienthuc(KT)

.296

.024

.438

12.395

.000

Kynang (KN) .366

.032

.460

11.618

.000


Phamchat(PC)

.192

.077

.118

2.505

.013

Phương trình hồi quy đối với các biến đã được chuẩn hóa được
lấy từ bảng hệ số hồi quy (Bảng 4.1) là:
Y = 0.347+ 0,296 KT + 0,366 KN + 0.192PC
Theo phương trình hồi quy trên, kỹ năng quản lý có ảnh hưởng
mạnh nhất (hệ số beta cao nhất), sau đó đến kiến thức quản lý và cuối
cùng là thái độ/phẩm chất. Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi
quy với 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc được trình bày trong Bảng
4.16.
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu của luận án
Giả thuyết Kết quả
Yếu tố thái độ/phẩm chất của giám đốc DNNVV có quan
hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Chấp
nhận
Yếu tố kỹ năng quản lý của giám đốc DNNVV có quan
hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Chấp
nhận

Yếu tố kiến thức quản lý của giám đốc DNNVV có quan
hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Chấp
nhận

18

4.5. Đánh giá chung năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên
địa bàn Hà Nội
4.5.1. Kết luận từ kết quả nghiên cứu
Giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội có tuổi đời tập trung
nhiều nhất là độ tuổi từ 36-55 với trình độ học vấn ngày càng được
nâng cao, đa số giám đốc có trình độ đại học và sau đại học, và số
giám đốc chưa qua trường lớp chiếm số lượng nhỏ. Số giám đốc
DNNVV có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 89,1%. Đây là một
xu hướng tích cực, thể hiện sự quan tâm của giám đốc doanh nghiệp
đến việc nâng cao trình độ học vấn của mình. Tuy nhiên việc nâng cao
này cũng cần chú trọng đến yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế chứ không nên chạy theo hình thức bằng
cấp, bởi vì năng lực quản lý thể hiện bằng chính kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp do người giám đốc quản lý và điều hành.
Các giám đốc DNNVV được đào tạo ở các chuyên ngành đa dạng khác
nhau trong đó chuyên ngành đào tạo phổ biến nhất của giám đốc
DNNVV là kinh tế, quản trị kinh doanh, và kỹ sư. Điều này sẽ giúp
hoạt động của các DNNVV đa dạng với mọi lĩnh vực kinh doanh, tạo
lợi thế cạnh tranh vơi nhiều phân khúc thị trường. Tuy nhiên để
DNNVV có thể phát huy được lợi thế này, người giám đốc doanh
nghiệp cần phải bổ sung, hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng về quản lý
để nâng cao được năng lực quản lý đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế
quốc tế.

Khung năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn
Hà Nội được xác định bao gồm 3 nhóm yếu tố cơ bản là: Kiến thức
quản lý với 6 tiêu chí được nhận diện, Kỹ năng quản lý với 9 tiêu chí
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
19

được nhân diện, Thái độ/phẩm chất cá nhân với 8 nhóm tiêu chí được
nhận diện.
Kết quả khảo sát điều tra đa chiều về yêu cầu đối với năng lực
quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội đáp ứng quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy đòi hỏi cao đối với các tiêu chí đánh
giá năng lực quản lý của giám đốc, kết quả này phù hợp với vị trí, vai
trò đầu tầu trong phát triển kinh tế cả nước của Thành phố Hà Nội. So
sánh yêu cầu này với thực trạng năng lực quản lý của giám đốc
DNNVV trên địa bàn Hà Nội cho thấy: năng lực quản lý của giám đốc
DNNVV trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, toàn bộ các tiêu chí đánh giá năng lực quản
ly đều chưa được đáp ứng yêu cầu, điều đó cho thấy công tác nâng cao
năng lực quản lý của giám đốc DNNVV là vô cùng cấp thiết trong bối
cảnh hiện tại.
Thực trạng đánh giá năng lực quản lý của giám đốc DNNVV
trên địa bàn Hà Nội cho thấy: giám đốc được đánh giá về kiến thức
quản lý sản xuất và tác nghiệp nhưng thấp về kiến thức quản lý công
nghệ và kiến thức quản lý nguồn nhân lực, kiến thức quản lý; kỹ năng
giải quyết vấn đề được đánh giá cao nhưng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
và kỹ năng tin học được đánh giá thấp, đặc biệt là kỹ năng sử dụng
ngoại ngữ được đối tượng có liên quan trực tiếp đến giám đốc trong
doanh nghiệp đánh giá chưa đạt mức trung bình (Mức 3); điểm nổi bật
về thái độ/phẩm chất cá nhân là tính sáng tạo, khát vọng đam mê kinh

doanh và sự linh hoạt nhưng đạo đức kinh doanh lại chưa được đánh
giá cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng có liên quan trực tiếp
trong doanh nghiệp có xu hướng đánh giá thực trạng năng lực quản lý
20

của giám đốc DNNVV thấp hơn với đánh giá của chính bản thân giám
đốc DNNVV. Điều đó thể việc sự chặt chẽ trong đánh giá năng lực
quản lý của đối tượng có liên quan trực tiếp trong doanh nghiệp cao
hơn so với bản thân giám đốc DNNVV tự đánh giá.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được: Các yếu tố cấu thành năng
lực quản lý của giám đốc DNNVV đều có tác động cùng chiều đến kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kỹ năng quản
lý có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất, sau đó đến kiến thức quản lý và
cuối cùng là thái độ/phẩm chất. Như vậy, việc nâng cao năng lực quản
lý của giám đốc DNNVV sẽ giúp nâng cao chính hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
4.5.2. Điểm yếu trong năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên
địa bàn Hà Nội
Năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội
chưa đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cả 3 yếu
tố cơ bản cấu thành năng lực quản lý là: kiến thức quản lý, kỹ năng
quản lý và thái độ/phẩm chất cá nhân.
Khoảng cách thiếu hụt lớn nhất là kỹ năng quản lý, là yếu tố
có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
4.5.3. Nguyên nhân của các điểm yếu
- Nguyên nhân từ bản thân giám đốc DNNVV
- Nguyên nhân từ chính doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nguyên nhân từ hệ thống và chính sách đào đạo

- Nguyên nhân từ chính quyền Thành phố Hà Nội.
- Nguyên nhân từ cơ chế chính sách của Nhà nước

PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
21

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA GIÁM ĐỐC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
5.1. Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội
5.1.1. Quan điểm pháp triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đảng và
Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế theo
khuynh hướng sâu và rộng, DNNVV được xem là khu vực nhiều tiềm
năng trong việc đóng góp vào quá trình toàn cầu hóa và phát triển, hợp
tác kinh tế thông qua sự tham gia nhiều hơn trong chuỗi cung ứng khu
vực và toàn cầu.
Đảng và Nhà nước đã định hướng DNNVV hoạt động trong
các ngành chủ lực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh phù hợp với
chiến lược phát triển phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, ngành sản
xuất nguyên liệu, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, đóng vai trò dẫn dắt
và tạo hiệu ứng tích cục lan tỏa đến các ngành nghề thương mại và
dịch vụ khác.
5.1.2. Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Phát triển DNNVV phải gắn với đường lối, chính sách, mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế Thủ đô nói riêng của
Đảng và Nhà nước
Phát triển DNNVV trong những ngành, lĩnh vực mà Hà Nội
có lợi thế, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển chung của đất
nước.

Tăng cường trợ giúp để các DNNVV ngày càng năng động,
hoạt động hiệu quả và ổn định hơn.
5.2. Quan điểm nâng cao năng lực quản lý giám đốc DNNVV trên
địa bàn Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
22

- Bản thân giám đốc DNNVV phải nhận thức vai trò và tầm
quan trọng của năng lực quản lý trong hoạt động quản lý, điều hành
doanh nghiệp để có trách nhiệm tự hoàn thiện và nâng cao năng lực
quản lý của mình để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các DNNVV cần nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
đối với năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trong việc điều hành
và quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các cơ sở đào tạo cần đổi mới phương pháp đào tạo, nâng
cao chất lượng đạo tạo và thiết kế được các chương trình chuyên sâu
cho các giám đốc DNNVV. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực có
trình độ cao, đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thành phố Hà Nội cần có những chính sách hỗ trợ nhằm
nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV.
- Nhà nước cần nhận thức rõ vai trò quan trọng và quyết định
của khu vực DNNVV trong việc phát triển kinh tế xã hội với vai trò
đầu tàu của giám đốc DNNVV trong việc quản lý và điều hành doanh
nghiệp để có thể tạo điều kiện phát triển khu vực DNNVV cũng như
tạo điều kiện và yêu cầu để giám đốc DNNVV có thể hoàn thiện năng
lực quản lý của mình.
5.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV
trên địa bàn Hà Nội
Để góp phần nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV
trên địa bàn Hà Nội, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp chính như sau:
- Nhóm giải pháp đối với bản thân giám đốc DNNVV

- Nhóm giải pháp đối với các DNNVV
- Nhóm giải pháp đối với các cơ sở đào tạo
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
23

5.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực
quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Nâng cao năng lực quản lý không chỉ là nhu cầu của bản thân
giám đốc DNNVV mà còn là một trong những nội dung trọng tâm góp
phần tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát
triển của đất nước. Để các giải pháp nâng cao năng lực quản lý được
thực hiện, ngoài sự nỗ lực của giám đốc DNNVV còn cần có sự hỗ trợ
của nhiều cơ quan quản lý nhá nước cũng như từ chính doanh nghiệp,
cụ thể như sau:
- Đối với Chính phủ
- Đối đối lãnh đạo chính quyền Thành phố Hà Nội
- Đối với các hiệp hội, ngành nghề

KẾT LUẬN

Các DNNVV tại Hà Nội ngày càng có những đóng góp tích
cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, việc làm…
Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, các DNNVV đang
phải đối mặt với không ít khó khăn, vốn là những điểm yếu từ nội tại
các DNNVV đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực với năng lực quản
lý của giám đốc doanh nghiệp, người đóng vai trò đầu tàu trong mỗi
doanh nghiệp và tham gia quản lý, điều hành mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Để nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa
bàn Hà Nội cần có sự nỗ lực rất lớn của bản thân các giám đốc, các

DNNVV cũng như cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, Chính
quyền thành phố Hà Nội và các bên liên quan (Các cơ sở đào tạo, Hiệp
hội doanh nghiệp nhỏ và vừa…).
24

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm về năng lực quản
lý giám đốc doanh nghiệp với với 3 yếu tố cấu thành là: kiến thức quản
lý, kỹ năng quản lý và thái độ/phẩm chất cá nhân. Qua đó xác định
được hệ thống tiêu chí và khung năng lực quản lý của giám đốc
DNNVV dùng để đánh giá năng lực quản lý của giám đốc DNNVV
trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận án đã lượng hóa được mối
quan hệ thuận chiều giữa các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của
giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội với kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh do chính họ điều hành.
Trong phần thực trạng năng lực quản lý của giám đốc DNNVV
trên địa bàn Hà Nội, kết quả nghiên cứu đã cho thấy toàn bộ các tiêu
chí đánh giá năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà
Nội đều chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Luận án đã xác định các điểm yếu và tìm ra các nguyên nhân
của các điểm yếu về năng lực quản lý từ bản thân giám đốc, từ chính
doanh nghiệp nhỏ và vừa và từ các cơ sở đào tạo để có thể đề xuất một
số quan điểm, một số nhóm giải pháp cũng như khuyến nghị nhằm
nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Có 3 nhóm giải pháp được đề xuất hướng vào bản thân giám đốc doanh
nghiệp, chính DNNVV, và các cơ sở đào tạo. Các nhóm giải pháp này
nếu được thực hiện sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý của giám đốc
DNNVV, từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của DNNVV, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô
nói riêng và cả nước nói chung.




PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com

×