Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Nghiên cứu lượng carbon tích lũy ở vật rơi rụng dưới tán rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.96 KB, 42 trang )

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra từng ngày, từng
giờ, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của con người và sinh vật
trên trái đất. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự gia tăng nhanh chóng của
nồng độ khí nhà kính (KNK) trong khí quyển. Mặc dù KNK chỉ chiếm 1 %
bầu khí quyển nhưng có vai trò như tấm chăn bao phủ trái đất vì chúng giữ
nhiệt sưởi ấm cho trái đất, nơi mà nhiệt độ sẽ thấp hơn khoảng 30
0
C nếu như
không có KNK. Các hoạt động của con người như sử dụng nhiên liệu hóa
thạch, sản xuất xi măng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hoạt động công
nghiệp làm dày thêm “lớp chăn” bao phủ này dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.
Nhân tố có vai trò làm giảm bớt nồng độ KNK trong khí quyển đó là
các hệ sinh thái rừng. Ngoài tác dụng cung cấp các sản phẩm phục vụ cho đời
sống của con người, bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ
biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt… Rừng còn có vai trò quan trọng
trong việc hấp thu khí CO
2
, nhân tố chính gây nên biến đổi khí hậu. Rừng trao
đổi carbon với môi trường không khí thông qua quá trình quang hợp và hô
hấp. Rừng ảnh hưởng đến lượng KNK theo 4 con đường: carbon dự trữ trong
sinh khối và đất, carbon trong các sản phẩm gỗ, chất đốt sử dụng thay thế
nguyên liệu hóa thạch. Thông qua việc hấp thu khí CO
2
, thực vật sẽ tích lũy,
lưu giữ lại lượng carbon trong sinh khối của chúng, qua đó sẽ từng bước cải
thiện môi trường.
Theo đánh giá của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc thì Việt Nam là một


trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình
biến đổi khí hậu. Một thực tế hiện nay đó là, việc phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ rừng
theo hướng phát triển bền vững vẫn đang là một thách thức. Do những lợi ích to lớn mà
rừng đem lại cho con người mà diện tích rừng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đã bị thu hẹp rất nhiều, nhất là ở thế kỷ XX. Diện tích rừng trồng những năm gần đây
tuy có tăng nhiều, nhưng chất lượng rừng lại có xu hướng giảm xuống, diện tích rừng tự
nhiên ngày một suy giảm. Một thực tế nữa đó là công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, nhất
là bảo vệ rừng tự nhiên hiện nay là một công việc rất khó, khi mà lợi ích của việc trồng
rừng cũng như bảo vệ rừng của người dân còn quá ít so với nhu cầu cuộc sống của họ. Để
1
1
2
có thể giúp người trồng rừng, bảo vệ rừng nâng cao lợi ích từ các hoạt động này, chúng ta
phải tính được lợi ích đầy đủ của rừng, đó là các giá trị về mặt môi trường. Do đó, việc
nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng nhằm xác định phí dịch vụ môi trường là rất
cần thiết. Những giá trị này sẽ được đưa đến những người trồng rừng, bảo vệ rừng, giúp họ
từng bước ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, qua đó bảo vệ rừng được tốt hơn, nhất
là đối với rừng tự nhiên.
Vật rơi rụng như lá, cành, hoa, quả… rơi xuống mặt đất tạo thành lớp thảm dưới
tán cây và bị phân giải ở những mức độ khác nhau. Nó là sản phẩm đặc trưng và là một
thành phần của hệ sinh thái rừng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của rừng. Thảm
mục rơi rụng là một trong những hình thức của quá trình chu chuyển vật chất và năng
lượng, trả lại phần nào chất dinh dưỡng khoáng và mùn cho đất, đồng thời nó cũng là một
bể chứa carbon của quần thể rừng.
Do vậy việc nghiên cứu lượng carbon tích lũy ở vật rơi rụng dưới tán
rừng phục hồi IIA nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định lượng
carbon - cơ sở trong việc thiết kế và triển khai các dự án về giảm thải KNK,
tính toán đầy đủ hơn giá trị của rừng nhằm xác định phí dịch vụ môi trường
rừng là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lượng carbon tích lũy

ở vật rơi rụng dưới tán rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên”.
1.2. Mục đích đề tài
Bổ sung thêm thông tin, tư liệu nhằm xác định được lượng carbon tích lũy ở trạng
thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ làm cơ sở định giá giá trị của rừng.
1.3. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
- Xác định được lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng dưới tán rừng phục hồi
trạng thái IIA tại huyện Đại Từ.
- Dự báo lượng CO
2
hấp thu tương ứng ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
2
2
3
Thực hiện đề tài này, sinh viên có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu hợp lý, tổng
hợp, phân tích và đánh giá kết quả, cũng như viết một báo cáo nghiên cứu, một phần việc
quan trọng cho công việc trong tương lai.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Nghiên cứu đề tài giúp xác định lượng carbon tích lũy trong thành phần vật rơi
rụng của rừng, là một trong 4 bể chứa carbon của rừng, từ đó làm cơ sở cho việc thu phí
môi trường và trả chi phí cho người trồng rừng, góp phần tăng thu nhập cho người dân
sống gần rừng và dựa vào rừng. Qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ tài
nguyên rừng.
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Công ước liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
3
3
4
Đó là hiệp định Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm làm ổn định các khí nhà kính (KNK)
trong khí quyển ở một mức mà có thể ngăn chặn và hạn chế tất cả những biến đổi nguy
hiểm của khí hậu. Công ước LHQ về thay đổi khí hậu đó được thông qua trong hội nghị
thượng đỉnh về trái đất họp tại Rio de Janero, 1992. Mục tiêu lớn nhất của Công ước là:
“ổn định được các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn”. Mức này, chưa
được định lượng cụ thể, nhưng phải đạt được trong khung thời gian đủ để các hệ sinh thái
trên trái đất thích ứng một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, đảm bảo sản xuất lương thực
không bị ảnh hưởng và cho phép phát triển kinh tế một cách bền vững.
Công ước có hiệu lực năm 1994. Cho đến nay,trên toàn thế giới đã có 189 nước ký
kết Công ước .
Để đưa công ước này đi vào hoạt động, một nghị định thư đã được soạn thảo và
đưa ra thảo luận tại Hội nghị Kyoto năm 1997. Điểm quan trọng nhất của nghị định thư
Kyoto là sự cam kết có tính pháp lý của 39 nước phát triển nhằm cắt giảm mức phát thải
khí nhà kính của họ tối thiểu là 5,2 % trong giai đoạn 2008-2012 so với các mức năm
1990. Và đây được coi là “bước cam kết đầu tiên”.
Nghị định thư Kyoto cho phép các nước phát triển đạt được mục tiêu (chỉ tiêu) phát
thải thông qua 3 “Cơ chế linh hoạt”; (i) buôn bán lượng chỉ tiêu phát thải (buôn bán
lượng chỉ tiêu phát thải giữa các nước phát triển với nhau); (ii) cùng tham gia thực hiện
(chuyển nhượng các chỉ tiêu phát thải giữa các nước phát triển, được kết nối với các dự
án giảm phát thải cụ thể); và (iii) cơ chế phát triển sạch (CDM). Đây là một cơ chế duy nhất
trong 3 “Cơ chế linh hoạt” có liên quan tới các nước đang phát triển. Cơ chế CDM cho
phép các nước phát triển đạt được một phần mục tiêu giảm phát thải bắt buộc của họ thông
qua các dự án trồng rừng tại các nước đang phát triển, mà sẽ làm giảm lượng phát thải hoặc
hấp thụ khí CO2 từ khí quyển.
2.1.2. Cơ chế phát triển sạch

Nhằm thực hiện được mục tiêu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi
trường và Phát triển, Công ước khung của Liên hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu
(UNFCCC) đã được phê chuẩn và có hiệu lực vào 3/1994. Công ước này là
nhằm ổn định KNK ở mức an toàn, chống lại sự BĐKH toàn cầu.
Để cụ thể hóa UNFCCC, Nghị định thư Kyoto được ký năm 1997 - đây
là sự kiện quan trọng trong nỗ lực của thế giới nhằm bảo vệ môi trường và đạt
4
4
5
được phát triển bền vững - đánh dấu lần đầu tiên việc chính phủ các nước
chấp nhận hạn chế các phát thải khí nhà kính của nước mình bằng những ràng
buộc pháp lý. Mục tiêu của Nghị định này là 38 nước công nghiệp cắt giảm
5,2% KNK so với phát thải cơ sở năm 1990 trong giai đoạn 2008-2012. Nghị
định thư cũng mở ra cơ sở mới với các "cơ chế hợp tác" mang tính đổi mới
nhằm giảm chi phí cho việc giảm phát thải. Mặc dù đối với khí hậu điều này
không quan trọng, nhưng kinh tế về khía cạnh cần đạt được các giảm phát thải
với chi phí thấp nhất. Do đó Nghị định thư bao gồm 3 cơ chế dựa trên thị
trường nhằm đạt được giảm phát thải với chi phí- hiệu quả - Buôn bán quyền
phát thải (IET), Cùng thực hiện (JI) và Cơ chế Phát triển sạch (CDM).
Cơ chế Phát triển sạch (CDM) cho phép các nước phát triển đạt được các chỉ tiêu
về giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc thông qua đầu tư thương mại các dự án trồng rừng
tại các nước đang phát triển, sẽ nhằm hấp thụ khí CO2 từ khí quyển và làm giảm lượng
phát thải khí nhà kính. Các dự án CDM có 2 mục tiêu bao trùm chính, đó là: (i) Nhằm giúp
đỡ các nước đang phát triển, nơi sẽ thực hiện các dự án CDM đạt được mục tiêu phát triển
bền vững. (ii) Nhằm cung cấp cho các nước phát triển “cơ hội linh hoạt” để làm giảm chỉ
tiêu phát thải khí nhà kính, và cho phép họ thu được các chứng chỉ giảm phát thải từ các
dự án CDM đầu tư tại các nước đang phát triển.
2.1.3. Nghị định thư Kyoto
Các bên tham gia Công ước tiến hành Hội nghị của các bên tham gia (COP) nhằm
cụ thể hoá những đề xuất tổng quát của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí

hậu. Nghị định thư Kyoto được thông qua vào tháng 12 năm 1997. Nghị định thư đưa ra
nghĩa vụ pháp lý đối với 38 nước công nghiệp hóa trong thời kỳ 2008 - 2012 đạt phát thải
khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2%. Các khí nhà kính chính được nêu trong
Nghị định thư là : Carbonic (CO
2
) , Mêtan (CH
4
) , Ôxitnitơ , Hydrofluorocacbon (HFC
s
),
Perfluorocacbon (PFCs) và Sunphua hexafluorit (SF
6
) (UNFCCC, 2005).
Ngoài việc thông qua Nghị định thư có tính bước ngoặt Kyoto, các bên tham gia
Công ước còn đồng ý đưa ra các cơ chế Kyoto, bao gồm cơ chế Đồng thực hiện,
Cơ chế phát triển sạch và Mua bán phát thải. Do chi phí giảm phát thải hoặc thu hồi khí
nhà kính rất khác nhau giữa các quốc gia, khu vực hay giữa các ngành sản xuất, dịch vụ
trên thế giới.
5
5
6
Cơ chế phát triển sạch cũng sẽ làm gia tăng sự quan tâm của các bên có
liên quan trong việc phát triển rừng trồng bền vững ở các nước đang phát
triển. Trong khi các vấn đề về chính trị, xã hội, thể chế còn đang được thảo
luận để nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị định thư Kyoto, nhằm quản lý có
hiệu quả khí nhà kính và đánh giá được đúng đắn ảnh hưởng của nó đối với
trái đất, cộng đồng khoa học quốc tế vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ tiềm năng
của các bể hấp thụ cácbon, vai trò và đóng góp của hệ sinh thái rừng trong
chu trình cácbon, triển vọng và biện pháp tăng khả năng đóng góp của hệ sinh
thái rừng trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, vấn đề nóng lên toàn cầu đang được sự quan tâm của toàn thế giới. Nó
đang chậm rãi tác động tiêu cực đến tới sinh vật và môi trường trên trái đất. Quá trình nóng
lên của trái đất đã làm cho tất cả các thành phần môi trường bị biến đổi tiêu cực: nước biển
ngày càng dâng cao, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xẩy ra, kéo theo đó nhiều diện tích đất
đai sẽ bị mất đi. Sự biến đổi môi trường sống đang tác động rất xấu đến đời sống con
người và tất cả các sinh vật trên trái đất.
Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là không thể tránh khỏi khi mà sự phát triển
kinh tế đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nhất là ở những nước có nền công nghiệp
phát triển. Hầu hết các nhà khoa học môi trường cho rằng sự gia tăng đáng kể nồng độ các
KNK mà chủ yếu là khí CO
2
trong khí quyển là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên
toàn cầu. Hiện tượng này có thể sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng thêm nhanh chóng từ 1,4 đến
5,8
0
C trong giai đoạn 1990-2100.
Đã có rất nhiều những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về sinh khối
cũng như khả năng tích lũy carbon của thực vật. Những nghiên cứu về khả năng tích lũy
carbon của tầng thảm mục điển hình như:
Daniel và Adam (1984) [12], khi nghiên cứu ở rừng cây lá rộng thường xanh ở
vùng thung lũng Orongorongo phía Đông Wellington - New Zealand, đã thống kê được
tổng lượng rơi trung bình hàng năm đạt 6180 kg/ha/năm, trong đó lượng rơi nhỏ là 4558
kg/ha/năm (70 % lá, 26 % cành, và 4 % hạt); lượng rơi kích thước lớn (cành, thân cây có
chiều dài lớn hơn 28 cm) 1615 kg/ha/năm; phân côn trùng 7kg/ha/năm. Thảm mục
6
6
7
dưới tán rừng đạt 143 tấn/ha. Lượng rơi thường tập trung vào mùa Xuân và mùa Hè. Trong

đó cũng đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong vật rơi rụng. Hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong lượng rơi xếp theo thứ tự Ca > N > K > Mg > Al > P > Mn > Fe > Zn
> Cu. Trong đó khối lượng các chất dinh dưỡng được trả lại cho đất thông qua lượng rơi
là : P 2,8, Ca 51, Mg 12, K 20 và N 44 kg/ha/năm.
Xiaoniu Xu &cs (2004) [13], trong 5 năm nghiên cứu ở rừng lá rộng thường xanh
cận nhiệt đới trên đảo Okinawa - Nhật Bản, đã chỉ ra rằng năng suất lượng rơi trung bình
hàng năm đạt 7558 kg/ha/năm (biến động từ 6188 đến 9439 kg/ha/năm), biến động về
khối lượng cũng theo mùa, đạt cao đỉnh vào mùa Thu (tháng 8-9). Khối lượng các chất
dinh dưỡng trả lại thông qua lượng rơi đạt: N 83; P 3,2; K 25; Ca 71; Mg 19; Al 12; Na 10; Fe
0,86 và Mn 3,9 kg/ha/năm. Tỷ lệ lá rụng chiếm 63 % tổng lượng rơi rụng hàng năm. Kết
quả cho thấy lượng rơi và thành phần dinh dưỡng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, như
vào mùa thu thường có bão ở Nhật. Ở thời điểm này hàm lượng N và P của lá xanh rụng
bởi bão cao hơn 34 % và 106 % so với ở lá già rụng, điều này càng củng cố cho giả thuyết
là cây xanh có khả năng tận dụng các chất dinh dưỡng có ở trong lá trước khi lá rụng.
2.2.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
Sự gia tăng nồng độ KNK một phần là do các hoạt động sống của con người đã làm
phát thải vào khí quyển quá nhiều so yêu cầu cho phép, một phần còn lại là do diện tích
rừng đang bị suy giảm về cả số lượng lẫn chất lượng nên không thể hấp thụ hết được lượng
khí thải phát ra. Lượng khí thải ra từ hoạt động sống là một điều tất yếu, vấn đề nó nằm ở
chỗ là nó ngày một nhiều hơn khi mà dân số ngày một tăng, kéo theo đó là nhu cầu về đất
ở, dẫn đến diện tích rừng lại bị mất đi. Mà để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu thì
phải giảm phát thải cũng như giữ được rừng. Khi mà giảm phát thải là một vấn đề nan giải
vì để phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững còn đang là
một thách thức, thì chỉ còn cách là làm thế nào mà giữ được diện tích rừng tự nhiên hiện có và
cố gắng tăng thêm diện tích rừng trồng.
Nước ta có khoảng 27 triệu người dân sinh sống ở khu vực miền núi, họ có cuộc
sống gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Mặc dù Đảng và Nhà
nước đã có nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.
Nếu tách những người dân này ra khỏi rừng để bảo vệ rừng thì họ sẽ gặp rất nhiều khó
khăn và công tác bảo vệ rừng cũng không có hiệu quả. Một thực tế khác đó là công tác

7
7
8
trồng rừng và bảo vệ rừng, nhất là bảo vệ rừng tự nhiên hiện nay là một công việc rất khó,
khi mà lợi ích của việc trồng rừng cũng như bảo vệ rừng của người dân còn quá ít so với
nhu cầu cuộc sống của họ, hơn nữa đặc thù của ngành lâm nghiệp là cây trồng có chu kỳ
kinh doanh dài nên nguồn vốn để đầu tư cho các hoạt động sản xuất khác sẽ bị hạn chế. Để
có thể giúp những người dân, nhất là những đồng bào dân tộc sống gần rừng, trong rừng có
thể làm tốt công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, nâng cao lợi ích từ các hoạt động này, cũng
như có thêm nguồn vốn để đầu tư cho các hoạt động khác (sản xuất, sinh sống…) thì chúng
ta phải tính được lợi ích đầy đủ của rừng, đó là các giá trị về mặt môi trường. Những giá trị
này sẽ được đưa đến những người trồng rừng, bảo vệ rừng, giúp họ từng bước nâng cao, ổn
định chất lượng cuộc sống, qua đó bảo vệ rừng được tốt hơn, nhất là rừng tự nhiên. Từ đó
sẽ góp phẩn vào việc giảm thải sự gia tăng của KNK cũng như sự nóng lên của trái đất.
Khi nói về giá trị của rừng ở Việt Nam, lâu nay chúng ta thường chỉ tính đến những
giá trị về mặt kinh tế, còn giá trị về mặt môi trường chỉ những năm gần đây mới được tính
đến. Do vậy mà các nghiên cứu về sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của nước ta chưa
được nhiều. Mặc dù vậy, chúng ta đã biết cách kế thừa có chọn lọc các phương pháp
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, vận dụng linh hoạt những phương pháp nghiên
cứu đó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và đã đạt được những thành công nhất định. Một
số công trình nghiên cứu điển hình gồm:
Ngô Đình Quế và cs (2006) [8], đã nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của một số
loại rừng trồng keo (keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai), thông (thông ba lá, thông mã vĩ,
thông nhựa) và bạch đàn Urophylla. Tác giả xây dựng phương trình mối tương quan và
tính toán khả năng hấp thụ carbon cho từng loại rừng. Rừng keo lai 3-12 tuổi (mật độ 800-
1350 cây/ha) có lượng hấp thụ tương ứng là 60-407,37 tấn/ha; Rừng keo lá tràm có khả
năng hấp thụ 66,2-292,39 tấn/ha tương ứng với các tuổi từ 5-12 tuổi (mật độ 1033-1517 cây/ha);
Đối với rừng thông nhựa tuổi 5-21 tuổi có khả năng hấp thụ 18,81-467,69 tấn/ha; Rừng trồng bạch
đàn Urophylla 3-12 tuổi với mật độ trung bình từ 1200-1800 cây/ha có khả năng hấp thụ lượng
carbon là 107,87-378,71 tấn/ha. Các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở đối tượng rừng trồng

thuần loài và tập trung vào một số loài cây nhất định.
Đặng Thịnh Triều (2008) [9], nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng thông
mã vĩ trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau thuộc vùng Đông bắc Việt Nam. Kết quả
cho thấy, cấu trúc lượng carbon trong cây cá thể thông mã vĩ chủ yếu tập trung ở phần thân
8
8
9
cây với trung bình 62,85 %; tiếp đến là cành cây chiếm trung bình 18,35 %; rễ cây chiếm
trung bình 9,76 % và lượng carbon trong lá trung bình 9,04 %. Lượng carbon trong cây
bụi, thảm tươi dưới tán rừng thông mã vĩ tập trung nhiều ở phần thân và cành cây bụi với
32,44 %; bộ phận rễ cây bụi chiếm 31,87 %; lượng carbon trong cỏ chiếm 21,96 % và lá
cây bụi chiếm 13,72 %; lượng carbon tích lũy trong cành thực vật rơi rụng chiếm 45,30 %;
carbon trong các thành phần khác của vật rơi 54,69 %. Lượng carbon trung bình cho cả 3
cấp đất là 11,19 tấn/ha, ở độ sâu 10-20 cm là 8,14 tấn/ha và độ sâu 20-30 cm là 4,69 tấn/ha.
Tổng lượng carbon tích lũy trên một ha rừng trồng thông mã vĩ dao động trong khoảng từ
33,3-179,4 tấn/ha tùy theo cấp tuổi và cấp đất. Trong đó tầng cây gỗ chiếm trung bình
58,88 %, tiếp đó carbon trong đất chiếm trung bình 33,50 %, carbon tích lũy trong vật rơi
rụng trung bình 5,18 % và carbon trong cây bụi thảm tươi trung bình 2,44 % .
Võ Đại Hải (2008) [2], đã nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng Keo
lai thuần loài tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy, tổng lượng carbon tích
lũy trong lâm phần Keo lai thuần loài rất lớn, dao động từ 49,6-113,8 tấn/ha, trong đó
carbon tích lũy trong đất chiếm 67,9 % và carbon tầng cây gỗ chiếm 27,5 %; carbon trong
vật rơi rụng chiếm 3,1 %, trong cây bụi thảm tươi là 1,5 %. Lượng carbon tích lũy trong
lâm phần Keo lai theo các cấp đất và cấp tuổi khác nhau là khác nhau. Thông thường ở cấp
đất tốt hơn, tuổi cao hơn, mật độ rừng lớn hơn thì lượng carbon tích lũy sẽ lớn hơn. Các
phương trình tương quan lập được đều cho thấy, lượng carbon tích lũy trong toàn lâm
phần, trong cây cá thể Keo lai với các nhân tố điều tra lâm phần; giữa lượng carbon tích
lũy và sinh khối tươi, sinh khối khô cây cá thể Keo lai, cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng đều
có mối quan hệ từ tương đối chặt đến rất chặt.
Bảo Huy (2009) [4], đã sử dụng phương pháp chặt hạ để đo đếm sinh khối và thiết

lập mô hình toán cho ước tính sinh khối và trữ lượng carbon của rừng lá rộng thường xanh
theo các trạng thái: non, nghèo, trung bình và giàu ở Tây Nguyên. Nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở việc xác lập các mô hình tính toán sinh khối và trữ lượng carbon phần trên mặt
đất. Các bể chứa carbon khác như trong đất, thảm mục và cây chết, tầng thảm tươi cây bụi
không được đề cập trong nghiên cứu. Cũng năm này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“ Ước lượng năng lực hấp thụ CO
2
của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình nông
lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai”, kết quả cho thấy bời lời đỏ
trong mô hình nông lâm kết hợp : bời lời đỏ - sắn có khả năng hấp thụ tối ưu từ 3-84 tấn
9
9
10
CO
2
/ha tùy theo tuổi (tuổi 1-3,2 tấn; tuổi 5-24,7 tấn; tuổi 10-84,2 tấn). Từ sự hấp thu CO
2
cây bời lời, nếu kinh doanh theo chu kỳ 10 năm thì có thể giúp nông dân có thêm khoảng 8,9-30,3
triệu đồng/ha, đạt 18-21 % tổng giá trị sản phẩm bời lời và sắn. Như vậy nếu có chính sách
khuyến khích phát triển nông lâm kết hợp trên cơ sở chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ
CO
2
, thì nông dân sẽ tăng thêm được thu nhập khoảng 20 % so với giá trị kinh tế của mô
hình [14].
Vũ Tấn Phương & cs (2010) [5], nghiên cứu sinh khối được tiến hành trên 108 ô
tiêu chuẩn đối với rừng tự nhiên và 77 ô tiêu chuẩn đối với các loại rừng trồng Keo lai,
Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn Urophylla và Quế. Kết quả nghiên cứu cho thấy trữ
lượng carbon tỷ lệ thuận với sinh khối của rừng. Đối với rừng tự nhiên, hàm lượng carbon
bình quân trong sinh khối trên mặt đất chiếm khoảng 71 %, ở dưới mặt đất khoảng 19 %,
còn lại là trong cây mục, chết. Đối với rừng trồng, hàm lượng carbon trong sinh khối trên

mặt đất chiếm từ 70-80 % .
Trần Bình Đà (2010) [1], đã nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của thảm rừng phục
hồi sau nương rẫy tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: Khu vực nghiên cứu gồm trạng thái IIA, IIB và loài cây rừng là Sau Sau thuần
loài. Lượng CO
2
hấp thu từ thành phần thực vật của các trạng thái đạt được như sau: IIA-
10 năm bỏ hóa đạt 9,08 tấn/ha; IIB-20 năm bỏ hóa đạt 137,17 tấn/ha; Sau Sau-10 năm bỏ
hóa đạt 55,64 tấn/ha và Sau Sau-12 năm bỏ hóa đạt 74,60 tấn/ha .
Vũ Tấn Phương, Nguyễn Viết Xuân (2010) [6], có nghiên cứu xây dựng mô hình
ước tính trữ lượng carbon cho rừng trồng Thông nhựa và Thông mã vĩ ở Việt Nam. Nghiên
cứu được thực hiện tại tỉnh Bắc Giang và Thanh Hóa nhằm xây dựng mô hình tính toán trữ
lượng carbon cho rừng trồng thông mã vĩ và thông nhựa. Các phương trình được xây dựng
cho từng loài và thể hiện mối tương quan giữa D
1.3
và trữ lượng carbon trong sinh khối
thân, cành, lá, rễ, sinh khối trên mặt đất và tổng sinh khối. Kết quả cho thấy mối tương
quan chặt chẽ giữa D
1.3
với lượng carbon trong sinh khối của thân cây (Thông mã vĩ -
0,986 ; Thông nhựa - 0,972); của cành (Thông mã vĩ -0,902; Thông nhựa - 0,922); trong sinh
khối trên mặt đất, dưới mặt đất và tổng sinh khối của cây (Thông mã vĩ - 0,988 ; Thông
nhựa - 0,930) ở dạng phương trình mũ. Các phương trình này là cơ sở để tính toán trữ
lượng carbon của rừng trồng Thông nhựa và Thông mã vĩ, phục vụ kiểm kê KNK trong
10
10
11
lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, cũng như định lượng carbon

trong việc thương mại carbon.
Vũ Tấn Phương và cs (2010) [7]. đã nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của một số
rừng trồng cây gỗ lớn ở Việt Nam, đó là các loại rừng trồng Huỷnh, Lát hoa và Trám trắng
tại các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa và Quảng Ninh. Nghiên cứu đã điều tra trên các rừng
trồng có tuổi từ 5-30. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 loại rừng nghiên cứu thì rừng
Lát hoa có khả năng hấp thụ bình quân cao nhất (khoảng 18 tấn CO
2
/ha/năm), tiếp đến là
rừng Huỷnh (khoảng 12,5 tấn CO
2
/ha/năm) và thấp nhất là rừng trồng Trám trắng (khoảng
8,2 tấn CO
2
/ha/năm) .
Võ Đại Hải, Đặng Thịnh Triều (2011) [3], nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của
rừng trồng thông nhựa cho thấy lượng carbon tích luỹ trong vật rơi rụng tập trung nhiều ở
lá (trung bình 59,3 %), còn lại là của cành rơi rụng với 40,7 %. Lượng carbon trong cành
rơi rụng có xu hướng giảm dần khi tuổi rừng tăng lên, trong khi đó lượng carbon của lá rơi
rụng lại có xu hướng tăng dần theo độ tuổi của cây. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp đất, tổng lượng
carbon của vật rơi rụng dưới tán rừng Thông nhựa không thể hiện rõ quy luật tăng hay
giảm theo tuổi vì vật rơi rụng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động như quét lá làm chất đốt hay
việc chủ động đốt trước để phòng cháy rừng. Nhìn chung, lượng carbon trong vật rơi rụng
dưới tán rừng Thông nhựa dao động từ 0,35-4,58 tấn/ha .
2.2.3. Nhận xét chung
Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài nghiên cứu
cho thấy các công trình nghiên cứu được tiến hành khá đồng bộ ở nhiều lĩnh vực, từ
nghiên cứu cơ bản cho tới các nghiên cứu ứng dụng, trong đó, nghiên cứu sinh khối của
rừng được nhiều tác giả quan tâm trong những năm gần đây; các phương pháp nghiên

cứu cũng khá đa dạng và được hoàn thiện dần.
Vấn đề chi trả dịch vụ môi trường trong hấp thụ CO
2
của rừng trồng đã được đưa
vào chương trình CDM; và để giảm thiểu mất rừng tự nhiên, việc chi trả để giảm phát
thải từ suy thoái và mất rừng tự nhiên trong chương trình REDD cũng đang được xúc
tiến. Nhưng đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là trạng thái rừng phục hồi IIA thì việc tính
toán lượng carbon còn gặp nhiều khó khăn do thành phần loài đa dạng. Cho nên lượng
hóa được giá trị dịch vụ hấp thụ CO
2
của các trạng thái rừng tự nhiên và thúc đẩy một cơ
chế chi trả nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý sử dụng
11
11
12
trạng thái rừng này là rất quan trọng.
Cho đến nay, các nghiên cứu về sinh khối cũng như khả năng tích lũy carbon của
các nhà khoa học vẫn thường chỉ tập trung vào đối tượng chủ yếu là rừng trồng thuần
loài và một số loài nhất định. Những nghiên cứu về vấn đề này chưa được thực hiện
nhiều trên đối tượng rừng tự nhiên, nơi có sự đa dạng về thành phần loài, cũng như ít
chịu tác động có mục đích của con người. Có một số nhà khoa học đã nghiên cứu, nhưng
mới chỉ nghiên cứu đến tầng cây cao, cây bụi thảm tươi, còn vật rơi rụng chưa được chú
trọng nghiên cứu. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu về khả năng tích lũy cacbon ở vật rơi
rụng trạng thái rừng rừng phục hồi IIA tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ
nói riêng còn rất ít, và một yếu tố nữa là Đại Từ hiện nay đang phát triển mạnh các ngành
công nghiệp đặc biệt là luyện kim và khai khoáng (Khu công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản Núi Pháo). Nhằm góp phần vào công tác định giá giá trị của rừng, tôi
tiến hành nghiên cứu về xác định lượng carbon tích lũy ở vật rơi rụng dưới tán rừng của
trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Đại từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành
Phố Thái Nguyên 25 km. Có tọa độ 21°30’ đến 21°50’ vĩ độ bắc, 105°32’ đến 105°42’
kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố
Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên
Quang và tỉnh Phú Thọ.
Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 31 xã, thị trấn, với tổng diện
tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.848 ha và 158.721 nhân khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng
chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v…; Chiếm 16,58 % về
diện tích, 16,12 % dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65
người/km
2
[15].
2.3.1.2. Điều kiện địa hình
* Về đồi núi: Địa hình toàn huyện dốc từ phía tây sang phía đông. Do vị trí địa lý
của huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi:
12
12
13
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và tỉnh Vĩnh
Phúc, Phú Thọ. Kéo dài từ xã Yên Lãng đến Quân Chu, có nhiều núi cao, địa hình chia cắt
sâu, độ cao từ 300-600 m, với độ dốc từ 16 đến 35°, có nhiều nơi dốc trên 35°.
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
- Phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150-300 m.
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam.
* Sông ngòi, hồ đập, thuỷ văn:
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam
với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2 km. Hệ thống các suối, khe như suối La
Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v… cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và trong sản

xuất của người dân trong huyện.
- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm
du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công,
Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng
Hoàng, Đoàn Uỷ, Vái Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với
dung lượng nước tưới bình quân từ 40-50 ha mỗi đập và từ 180-500 ha mỗi hồ.
- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc, Đại Từ
thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800-2.000 mm
rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện (đặc biệt là cây chè).
2.3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Khu vực huyện Đại Từ thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm. Trong
khu vực toàn huyện có sông Công chảy từ Bắc xuống Nam của huyện chia thành 2 tiểu
vùng khí hậu: Vùng phía tây của huyện thường có độ ẩm cao do có hệ thống núi Tam Đảo
và Núi Hồng ; Vùng phía đông của huyện có độ ẩm thấp, hướng phơi lớn.
Do mưa nhiều, khí hậu thường ẩm ướt, độ ẩm trung bình từ 70-80 %, nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 22-27
0
C (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).
2.3.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 28,3 %; đất
Lâm nghiệp chiếm 48,43 %; Đất chuyên dùng 10,7 %; Đất thổ cư 3,4 %. Tổng diện tích
hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8 %; còn lại 6,2 % diện tích tự nhiên chưa sử
dụng.
13
13
14
2.3.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản:
* Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 29.548 ha, trong đó rừng tự nhiên là
16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.062 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích

rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi
và tàn phá để làm nương rẫy.
Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim.
Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, bắn bừa bãi và chặt phá
rừng làm mất nơi cư trú.
* Tài nguyên đất : Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha, Trong đó: đất nông nghiệp
chiếm 28,3 %; đất lâm nghiệp chiếm 48,43 %; Đất chuyên dùng 10,7 %; Đất thổ cư 3,4 %;
Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8 %; còn lại 6,2 % diện tích tự
nhiên chưa sử dụng .
Trên địa bàn huyện, đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính
là:
- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha, chiếm tỷ lệ 28,37 % .
- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha, chiếm 26,14 %.
- Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 13.036 ha, chiếm 22,55 % .
- Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha, chiếm 22,94 %.
* Tài nguyên khoáng sản : Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn
nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh với 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng, được
chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu là: nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy; nhóm khoáng
sản kim loại; nhóm khoáng sản phi kim loại; khoáng sản và vật liệu xây dựng.
2.3.1.6. Tiềm năng du lịch
Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về nàng Công chàng Cốc đã
thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, nằm ở phía Tây nam của huyện, đây cũng
là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong huyện như: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc
gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7 v.v… Hiện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch sinh thái sườn đông dãy Tam Đảo, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du
lịch chùa Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hoàng Nông, quy hoạch chi tiết khu di tích
lịch sử Lưu Nhân Chú. Nhìn chung tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Đại Từ đã và
14
14
15

đang được quan tâm phát triển, đây là tiềm năng lớn của huyện cũng như của tỉnh Thái
Nguyên.
2.3.1.7. Nguồn nhân lực
Dân số Đại Từ hiện có 158.721 nhân khẩu (trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94
%; Thành thị: 6 %). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5 %. Lao động làm trong các
ngành nghề kinh tế chiếm 90,8 % (Trong đó: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%;
Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1 %; Dịch vụ chiếm 1,2 %). Điều kiện kinh tế của người
dân mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, tuy nhiên với mức thu nhập bình
quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao so với khu vực, trình độ dân
trí không đồng đều.
2.3.1.8. Tiềm năng kinh tế
- Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Là huyện miền núi
chỉ cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 20 km. Cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn các huyện miền núi khác
trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.
- Là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lượng nhỏ, không lớn. Đây
là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất
công nghiệp phát triển và xuất khẩu.
- Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi
và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp
hiện nay của huyện.
- Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương
mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi Cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng
nối liền với khu ATK Tân Trào - Tuyên quang và Định Hoá.
2.3.1.9. Văn hoá, xã hội
Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 2 thị trấn là Đại Từ và Quân
Chu, 29 xã là : An Khánh, Bản Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Cù Vân, Đức Lương, Hà
Thượng, Hoàng Nông, Hùng Sơn, Khôi Kỳ, Ký Phú, La Bằng, Lục Ba, Minh Tiến, Mỹ
Yên, Na Mao, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Phúc Lương, Phục Linh,
Quân Chu, Tân Linh, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ, Văn Yên, Yên Lãng.

15
15
16
Đại Từ là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao,
Sán dìu, Hoa, Ngái v.v… Chiếm 16,58 % về diện tích và 16,12 % dân số cả tỉnh Thái
Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km
2
.
Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu tại 2 xã Quân Chu và La Bằng,
do đây là 2 xã phân bố ở các vùng địa lý đặc trưng cho huyện Đại Từ và có diện tích rừng
đủ đáp ứng công tác nghiên cứu của đề tài.
2.3.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quân Chu
2.3.2.1. Vị trí địa lý
Xã Quân Chu nằm ở phía Tây Nam của huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 18 km,
phía đông giáp với T.T Quân Chu, phía tây giám với Núi Tam Đảo, phía nam giáp với xã
Phúc Thuận - huyện Phổ Yên, phía bắc giáp với xã Cát Nê.
Tổng số toàn xã Quân Chu có 913 hộ với 3.782 nhân khẩu, số khẩu trong độ tuổi lao
động là 2.815, xã có 10 xóm, gồm 7 dân tộc anh em chung sống: Kinh; Tày; Nùng; Dao;
Sán Dìu; Mường, Thái [11].
2.3.2.2. Điều kiện địa hình, sông ngòi, thủy văn
*Về địa hình: Xã Quân Chu có địa hình mang nhiều nét đặc trưng của vùng núi,
trung du, là địa hình tiếp giáp giữa dãy Tam Đảo và thung lũng chân Tam Đảo có độ cao
thấp khác nhau, có độ cao từ 300-600 m, phía đông bắc là thung lũng hẹp trải dài dọc xã
xen lẫn những quả đồi nhỏ, thấp.
*Sông ngòi thuỷ văn:
- Sông ngòi: Do địa hình phức tạp, dãy núi Tam Đảo chạy dài cho nên đã tạo ra rất
nhiều những khe suối lớn, nhỏ khác nhau. Trong xã có 3 con suối lớn bắt nguồn từ dãy
Tam Đảo: Suối Chiểm, suối Vang, suối Đá Trắng.
- Thủy văn: Trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.700 -1.800 mm rất thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.

2.3.2.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Theo số liệu của tỉnh Thái Nguyên, khí hậu xã Quân Chu cũng như huyện Đại Từ
chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành 2 mùa rõ rệt.
- Mùa khô: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng khô hanh nhất vào
tháng 12 và tháng 1.
- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm.
16
16
17
Nhiệt độ trung bình năm từ 24-26 ºC. Độ ẩm bình quân 80-85 %.
2.3.2.4. Về đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên là: 4.249 ha. Trong đó: đất nông nghiệp: 3.764,089 ha; đất sản xuất
nông nghiệp: 731,25 ha; đất lâm nghiệp: 3.020,53 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản: 12,3 ha; đất phi
nông nghiệp: 269,69 ha; đất chưa sử dụng: 251,23 ha.
2.3.2 5. Về tài nguyên
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn xã: 3.020,53ha, trong đó diện tích đất rừng
tự nhiên là: 2.598,98ha, còn lại là rừng trồng.
Diện tích đất nông nghiệp là: 3.764,08 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa một vụ là
57,6 ha; diện tích trồng lúa hai vụ là: 86,4ha; diện tích đất trồng mầu là: 7,9 ha.
2.3.2.6. Một số đặc điểm về đời sống kinh tế - xã hội
Xã Quân Chu có 913 hộ gia đình trong đó có 125 hộ khá chiếm 13,7 %;
hộ trung bình là 500 hộ chiếm 54,8 %; số hộ nghèo là: 288 hộ chiếm 31,5 %.
- Thu nhập kinh tế: Nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân trong xã là dựa vào sản
xuất cây lúa, cây chè, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Mức thu nhập bình quân đầu người
ước tính đạt 4.500.000 đồng/năm.
- Dân số và thành phần dân tộc: Theo số liệu điều tra cuối năm 2010 của UBND xã
Quân Chu, tổng số dân của xã là 3.732 người. Xã có 7 dân tộc anh em chung sống, trong đó:
Dân tộc Kinh chiếm 60 %; Dân tộc Dao chiếm 22,5 %; Dân tộc Sán Dìu chiếm 15 %; Dân tộc
Tày, Nùng, Mường, Thái chiếm 2,5 %.
- Giao thông: Xã có trên 32 km đường nội thôn, liên xóm trong đó có 5,5 km đường đã

được bê tông hoá, còn lại là đường đất.
- Hệ thống thuỷ lợi: Xã có 18 đập dâng nước và 17,8 km kênh mương phục vụ tưới
tiêu cho 143 ha diện tích lúa nước; trong đó đập đã được kiên cố là 3 đập; có 2,3 km kênh
mương đã được kiên cố hoá.
2.3.3. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã La Bằng
2.3.3.1. Vị trí địa lý
Xã La Bằng là xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Đại Từ. Phía bắc giáp xã Phú
Xuyên (khoảng 9.171 m), phía nam giáp xã Hoàng Nông (khoảng 8.115 m), phía đông giáp
xã Bản Ngoại (khoảng 2.181 m), phía tây giáp huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang
(khoảng 5.000 m). Xã có 10 xóm ( La Nạc, La Bằng, Đồng Tiến, La Cút, Rừng Vần, Kẹm,
17
17
18
Tiến Thành, Đồng Đình, Non Bẹo, Lau Sau) với tổng số dân số là 3.766 khẩu, thuộc 937 hộ
gia đình, mật độ dân số trung bình khoảng 170 người/km
2
. [10]
2.3.3.2. Điều kiện địa hình
Là một xã miền núi có cấu trúc địa hình phức tạp, nhiều các dãy đồi, núi cao và
dốc. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc trung bình từ 2-6 %.
2.3.3.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
La Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất
khoảng 36-38 °C (tháng 7-8), nhiệt độ thấp nhất khoảng 7-9 °C (tháng 1-2). Lượng mưa trung bình
hàng năm 1.600-1.800 mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã La Bằng tương đối thuận
lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
2.3.3.4. Về đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.213,88 ha; trong đó diện tích đất lâm nghiệp:
1.519,42 ha chiếm (68,63 %); Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 453,56 ha chiếm
(20,45 %); Đất phi nông nghiệp là 221,37 ha (chiếm 10 %).
2.3.3.5. Về tài nguyên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.213,88 ha. Trong đó: diện tích đất
nông nghiệp 1.976,08 ha; đất phi nông nghiệp 221,37 ha; đất chưa sử dụng 16,43 ha.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt gồm có hệ thống suối La Bằng và hệ thống
kênh mương nội đồng, ao hồ, đập nằm rải rác trong xã, tạo điều kiện khá thuận lợi cho sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân. Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát cụ thể, nhưng
qua thực tế sử dụng của nhân dân, cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 4-15 m, chất
lượng nước tốt.
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã La Bằng có một mỏ quặng thiếc nằm
trong Vườn quốc gia Tam Đảo, hiện nay vẫn đang quản lý chưa được khai thác. Có nguồn
tài nguyên khoáng sản đá, cát, sỏi cung cấp cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng,
phục vụ cho xây dựng của nhân dân.
- Nguồn nhân lực : Theo điều tra tại thời điểm 01/10/2010 tổng số người trong độ
tuổi lao động là 2.513 người, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 2.136 người
(chiếm 85 %); lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là 377
người (chiếm 15 %). Với thu nhập bình quân đạt 14tr đồng/người/năm (bằng 0,96 lần so
với mức thu nhập bình quân chung của tỉnh Thái Nguyên đối với khu vực nông thôn).
2.3.3.6. Một số đặc điểm về đời sống kinh tế - xã hội
18
18
19
Xã La Bằng có 3766 khẩu/937 hộ gia đình; số hộ nghèo của xã năm 2011 theo
chuẩn mới là: 152 hộ chiếm 16,8 %.
- Điện: Toàn xã có 4 trạm biến áp, nguồn điện hiện nay đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,
nhưng chưa đủ công suất để phục vụ cho sản xuất của nhân dân trong xã. Tỷ lệ hộ sử dụng
điện là 99 %.
- Giao thông: Tổng số km đường giao thông trên địa bàn xã là 46,88 km. Xã có 13,2
km đường liên xã; 10,1km đường liên thôn; với 9,89 km đường đã được cứng hóa.
- Hệ thống thuỷ lợi: Toàn xã có 24,42 km kênh mương, đã kiên cố hóa được 13,44
km đạt 55,04 %. Hệ thống thủy lợi của xã chủ động được nguồn nước tưới, đảm bảo đủ
nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dân sinh. Xã có 1 đập chứa nước

nằm ở xóm Kẹm.
2.3.3.7 Nhận xét chung
* Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội của xã :
- Điều kiện về tự nhiên, thổ nhưỡng, nước tưới tiêu tương đối thuận lợi cho nhân
dân phát triển kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, có cây kinh tế mũi nhọn là
cây Chè, là hàng hóa đặc sản ở địa phương.
- La Bằng có hệ thống giao thông tương đối phát triển, vị trí địa lý khá thuận lợi, hệ
thống đường trục xã, liên xã đã được trải nhựa nên tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội và giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa.
- Nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, nhận thức về pháp luật, về khoa học kỹ
thuật của người dân đã được nâng lên thông qua các chương trình đào tạo tập huấn.
* Những khó khăn, thách thức:
Khả năng khai thác đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp còn yếu, chưa quy
hoạch thành các vùng sản xuất hàng hóa. Trong những năm qua tuy đã nỗ lực phấn đấu
cứng hóa đường giao thông nông thôn và kênh mương, đường xóm, nội đồng xong tỷ lệ
đạt còn thấp so với tiêu chí nông thôn mới, đường xóm bề rộng còn nhỏ hẹp.
19
19
20
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Vật rơi rụng dưới tán rừng phục hồi trạng thái IIA
- Phạm vi nghiên cứu: Lượng carbon tích lũy thông qua xác định từ sinh khối ở vật rơi
rụng dưới tán rừng phục hồi IIA trên địa bàn huyện Đại Từ.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại xã Quân Chu và La Bằng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 02/2012 tới tháng 05/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát đặc điểm trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ.
- Đặc điểm sinh khối của trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ.
+Xác định sinh khối tươi của vật rơi rụng ở trạng thái rừng phục hồi IIA
tại huyện Đại Từ.
+Xác định sinh khối khô của vật rơi rụng ở trạng thái rừng phục hồi IIA
tại huyện Đại Từ.
20
20
21
- Đặc điểm lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng ở trạng thái rừng phục hồi IIA
tại huyện Đại Từ.
+Xác định lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng ở trạng thái rừng phục
hồi IIA tại huyện Đại Từ
+Một số ảnh hưởng đến sự sai khác giữa lượng carbon tích lũy trong vật
rơi rụng ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ
- Dự báo lượng CO
2
hấp thu tương ứng ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại
khu vực điều tra.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chuẩn bị
- Bản đồ hiện trạng năm 2009.
- Dụng cụ (dao, cân, thước dây, cuốc, địa bàn…).
- Bảng biểu điều tra.
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
- Dựa vào bản đồ hiện trạng rừng của Hạt kiểm lâm huyện Đại Từ xác định được sự
phân bố rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ. Từ đó xác định 02 xã có diện tích rừng ở
trạng thái IIA để tiến hành điều tra đo đếm, đặc biệt nó phải phân bố ở các vùng địa lý đặc
trưng cho huyện Đại Từ.
- Tiến hành xác định những nơi có tập trung rừng IIA nhiều để điều tra. Tại huyện

Đại Từ chọn xã Quân Chu và La Bằng. Tại mỗi xã lập ÔTC ngẫu nhiên điển hình (2500m
2
)
với số lượng là 3 OTC / 1 xã tại 3 vị trí khác nhau là : chân, sườn, đỉnh.
- Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau: D
t
, D
1.3
, H
vn…
, tổ thành loài và
tình hình sinh trưởng của cây rừng. Đo toàn bộ cây có đường kính D
1.3
từ 6 cm trở lên. Đo
khoảng 30 cây các chỉ số H
VN
, D
t
, H
dc

- Trên mỗi OTC điều tra vật rơi rụng cụ thể như sau:
50 m
50 m
1mm00mm
1m
ODB
21
21
22

+ Lập 5 ô dạng bản kích thước 1m x 1m (1m
2
) ở 5 vị trí theo đường chéo OTC (như
sơ đồ dưới). Trên mỗi ô thu toàn bộ vật rơi rụng bao gồm: lá rơi, cành rụng, cây đổ có D <
5cm và L < 50cm, loại bỏ đất dính trên vật rơi rụng.
Hình 3.01. Sơ đồ bố trí OTC và các ODB
+ Về đo đếm sinh khối tươi: Thu gom toàn bộ lượng rơi rụng trên ODB đã lập rồi
phân loại thành 2 phần: Lá, quả, hoa rơi rụng và cành rơi rụng. Sau đó cân trọng lượng mẫu
thu, rồi lấy 1-5 % khối lượng vật rơi rụng để phân tích.
Trạng thái rừng IIA Thu gom vật rơi rụng
Hình 3.02. Hình ảnh thu gom mẫu tại hiện trường
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp
22
22
23
- Xử lý mẫu trước khi sấy: Cân kiểm tra lại sinh khối tươi của mẫu đã thu ngoài
thực địa, đánh giá lượng bốc hơi tự nhiên trong quá trình vận chuyển mẫu. Băm mẫu nhỏ,
trộn đều lấy 30 gam tương ứng trọng lượng tươi để sấy khô. (Lưu ý: tránh bị lẫn các mẫu
với nhau, duy trì các ký hiệu của mẫu, làm từng mẫu một tránh bị lẫn).
- Xác định sinh khối khô: Sử dụng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở 75
0
C trong
khoảng thời gian từ 6-8h (có thể lâu hơn). Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của
mẫu sau 2h, 4h, 6h, 8h Nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng không đổi thì kết quả cuối
cùng chính là trọng lượng khô của mẫu.
- Sử dụng phần mềm Excell để tổng hợp và tính toán về sinh khối vật rơi rụng theo
công thức :
SK
VRR
= SK

Cành
+ SK
Lá, hoa, quả
- Xác định hàm lượng carbon: Hàm lượng carbon tích lũy ở vật rơi rụng được xác
định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0,46 thừa nhận bởi Ủy ban quốc tế về biến
đổi khí hậu. Nghĩa là hàm lượng carbon được tính bằng cách nhân sinh khối khô với 0,46.
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tích lũy carbon của vật rơi rụng ở
trạng thái rừng IIA.
- Tiến hành phân tích kết quả và viết báo cáo.
23
23
24
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát đặc điểm trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ
4.1.1. Hiện trạng rừng tại huyện Đại Từ
Theo quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt thì diện tích
đất lâm nghiệp của huyện Đại Từ năm 2011 là 29.548,06 ha; trong đó diện tích đất có rừng
đủ điều kiện tính độ che phủ là 27.083,59 ha (diện tích đất lâm nghiệp có rừng chưa đủ điều
kiện tính độ che phủ là 2.464,41 ha đây là diện tích rừng trồng được 2 năm tuổi trên địa
bàn). Độ che phủ là 47 %.
4.1.2. Sự phân bố và đặc điểm của trạng thái rừng phục hồi IIA tại Đại Từ
Trạng thái rừng IIA tại huyện Đại Từ nhìn chung vẫn còn nhiều, do nằm giáp ranh
với Vườn Quốc gia Tam Đảo nên công tác bảo vệ rừng rất tốt. Cùng với đó, rừng IIA
thường phân bố ở những vùng xa khu đông dân cư, điều kiện đường sá đi lại khó khăn, nên
rừng được bảo vệ, đang được phục hồi một cách tự nhiên.
Dựa trên bản đồ phân loại 3 loại rừng năm 2009 của Viện điều tra quy hoạch rừng,
xác định tổng diện tích trạng thái rừng IIA của 2 xã tiến hành nghiên cứu là Quân Chu và
La Bằng lần lượt là 254,90 ha và 253,30 ha.
*Đặc điểm cây gỗ tầng cao:

Bảng 4.01. Đặc điểm cây gỗ tầng cao ở trạng thái rừng phục hồi IIA
tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Xã OTC Vị trí
N/ha
(cây)
Trữ
lượng
(m
3
)
H
vn
(m)
D
tb
(cm)
Tiết diện
ngang
(cm)
Quân
Chu
01 Chân 312 19,87 8,4 11,51 104,00
02 Sườn 312 18,93 8,3 11,86 110,42
03 Đỉnh 288 20,82 8,7 12,59 124,43
La
Bằng
04 Chân 336 19,19 8,1 11,65 106,54
05 Sườn 344 21,56 8,1 11,53 104,36
06 Đỉnh 296 20,39 8,7 12,36 119,92
TB 315 20,13 8,4 11,92 111,61

24
24
25
Qua bảng 4.01 ta thấy: tầng cây gỗ trạng thái rừng IIA tại huyện Đại Từ có mật độ
biến động từ 288 đến 344 cây/ha, trung bình khoảng 315 cây/ha; Trữ lượng của rừng biến
động từ 18,93 đến 21,56 m
3
/ha, trung bình là 20,13 m
3
/ha; Chiều cao trung bình biến động từ
8,1 đến 8,7 m, trung bình khoảng 8,4m; Đường kính biến động từ 11,51 đến 12,59 cm,
trung bình khoảng 11,92 cm và tiết diện ngang biến động từ 104,00 đến 124,43 cm, trung
bình là 111,61 cm.
Bảng 4.02. Tầng cây cao ở trạng thái rừng phục hồi IIA
tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Xã OTC
Tổng số
cây
(cây/ha)
Tổng số loài
(loài ưu thế)
(loài/OTC)
Công thức tổ thành
Quân
Chu
01 312 20(9)
14,42ChT+10,33ThN+9,12NhR+7,64RRM+7,58Bu
+6,56VT+6,31ThT+5,84CK+5,76KMG+26,44LK
02 312 18(9)
15,01Sma+12,29CK+12,01ThN+8,84NhR+6,61BCh

+6,36Nho+6,36ThT+6,07Ng+5,45Deg+21,00LK
03 288 20(6)
11,64Deg+11,63ThN+10,53Sma+10,14SX+8,16Bu
+6,10Bch+41,80LK
La
Bằng
04 336 22(9)
11,15ThN+10,31Bu+9,34Deg+7,92ThT+6,93SL
+5,78KMG+5,72TrQ+5,09NhR+5,04SX+32,72LK
05 344 21(7)
13,75ThN+11,75ThT+7,46KhM+7,45SX+7,08Su
+6,49MT+5,18NhR+40,85LK
06 296 18(8)
12,20Ch+9,99KMG+9,90Su+9,77ThN+9,35MT
+7,51KDD+6,16ThT+5,91MLT+29,21LK
(Ghi chú: ChT: Chẹo tía, ThN:Thành ngạnh, NhR: Nhãn rừng, RRM: Ràng ràng mít, Bu:Bứa, VT:
Vạng trứng, ThT: Thẩu tấu, CK: Cò ke, KMG: Kháo mỡ gà, LK: Loài khác, Sma: Sang máu, BCh:
Ba chẽ, Nho:Nhọc , Ng: Ngát, Deg: Dẻ gai, SL: Sổ lọng, TrQ: Trung quân, SX: Sồi xanh;, KhM:
Kháo mít, Su: Sung, MT: Màng tang, Ch: Chẩn, KDD: Kè đuôi dông, MLT: Mò lá tròn ).
Qua bảng 4.02 ta thấy đối với tầng cây gỗ tại khu vực điều tra có mật độ cây thấp
nhất là 288 cây, cao nhất là 344 cây/ha, trung bình là 315 cây/ha. Trong mỗi OTC điều tra
có khoảng từ 18 đến 22 loài, số loài ưu thế tham gia vào công thức tổ thành tầng cây gỗ
trung bình khoảng 8 loài. Trong đó có một số loài cây chủ yếu, thường tham gia vào tổ
thành tầng cây gỗ như: Thành nghạnh, Thẩu tấu, Kháo mỡ gà, Nhãn rừng, Bứa
*Tầng cây tái sinh:
25
25

×