Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

thực trạng chăm sóc và quản lý người bệnh cai nghiện ma tuý đá tại bệnh viên tâm thần trung ương 1 năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.73 KB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ SINH
THỰC TRẠNG
CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH CAI NGHIỆN MA TÚY ĐÁ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2022
Chuyên ngành: Tâm thần
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Th S. LÊ THỊ VÂN

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ SINH
THỰC TRẠNG
CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH CAI NGHIỆN MA TÚY ĐÁ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I
NĂM 2022
Chuyên ngành: Tâm thần
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Th S. LÊ THỊ VÂN

NAM ĐỊNH - 2022



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..…………………………………………... i
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………….. ii
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………..

iii

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………… 01
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………………… 03
1.1

Cơ sở lý luận …………………………………………………........... 03

1.1.1

Khái niệm về chất ma túy…………………………………………… 03

1.1.2

Phân loại ma túy……………………………………………… ……. 03

1.1.3

Tình hình sử dụng ma túy…………………………………………… 04

1.1.4

Nguyên nhân nghiện ma túy………………………………………… 05

1.1.5


Tác hại của ma túy............................................................................... 06

1.1.6

Các chất dạng Amphentamine............................................................. 07

1.2

Cơ sở Thực tiễn................................................................................... 16

1.2.1

Quy trình hướng dẫn chăm sóc người bệnh cai nghiện ma túy của
Bộ Y tế................................................................................................

16

1.2.2

Các bước chăm sóc người nghiện ma túy chất dạng amphetamine.........

17

1.2.3

Xây dựng kế hoạch chăm sóc theo giai đoạn đối với người bệnh
nghiện chất dạng amphetamine……………………………………... 19

1.2.4

11.3

Các bước chăm sóc người bệnh cai nghiện ma túy theo Bộ Y tế năm
2002....................................................................................................

23

Quản lý bệnh nhân nghiện amphetamine ngoài cộng đồng................

24

CHƯƠNG II: MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH................................................. 27
2.1

Khái quát bệnh viện Tâm thần Trung ương 1……………………..

27

2.2

Chăm sóc một trường hợp cụ thể...................................................... 29

2.2.1

Quá trình bệnh lý ............................................................................ 29

2.2.2

Khám bệnh ………………………………………………………..


30


2.2.3

Tiền sử…………………………………………………………….

32

2.2.4

Hồn cảnh gia đình, trình độ văn hóa……………………………..

32

2.2.5

Kế hoạch chăm sóc ……………………………………………….

32

2.3

Một số thực trạng cịn tồn tại trong chăm sóc người bệnh cai
nghiện ma túy...................................................................................

40

2.3.1


Về phía nhân viên y tế...................................................................... 40

2.3.2

Về phía người bệnh........................................................................... 41

2.3.3

Về phía gia đình người bệnh............................................................. 41

2.4

Các ưu điểm, nhược điểm ………………………………………… 41

2.5

Nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được……. 42

2.5.1

Nguyên nhân của những việc đã làm được………………………..

2.5.2

Nguyên nhân của những việc chưa làm được……………………... 43

42

CHƯƠNG III: BÀN LUẬN …………………………………..……………….. 44
KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 45

ĐỀ XUẤT………...……………………………………………………………...

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………. 48


I

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NB

Người bệnh

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

NMT

Nghiện ma túy

ATS

Amphetamin type stimulant

CMT

Chất ma túy


TB &XH

Thương binh & xã hội

LỜI CAM ĐOAN


II

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Các kết quả trong chuyên
đề là trung thực và chưa từng ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào khác.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2022

Người làm cam đoan

Nguyễn Thị Sinh


III

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành chuyên đề này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các bạn và
những đồng nghiệp. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi được bày tỏ lời

cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Tâm Thần Kinh đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và
hồn thành chun đề.
Tơi xin chân thành cảm ơn Th S. LÊ THỊ VÂN đã hết lòng giúp đỡ, dạy
bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tơi trong suốt q
trình học tập và hoàn thành chuyên đề.
Cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các nhân viên y tế bệnh viện
Tâm Thần trung Ương I đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tơi trong
q trình làm việc, học tập tại Viện để chúng tơi có thể hồn thành bài
chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm chun đề đã
cho tơi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh chuyên đề này.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, Tháng 10 năm 2022
Học viên viết chuyên đề

Nguyễn Thị Sinh


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện ma túy là một bệnh mạn tính, gây tâm lý bất an, lo lắng trong
gia đình, gây rối loạn an ninh trật tự xã hội, gây thiệt hại về kinh tế và sự suy
thoái về đạo đức. Nghiện ma túy là nguyên nhân của sự lây nhiễm HIV/AIDS,
viêm gan B và C và đã trở thành một hiểm hoạ đang là mối nguy cơ lớn không
chỉ vấn đề sức khỏe và cả sự phát triển của xã hội.
Theo báo cáo tình hình ma túy thế giới 2015 của cơ quan phòng chống Ma
túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc, cho thấy có khoảng 246 triệu người, tương

đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64 từng sử
dụng ma túy trái phép. Số người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27
triệu người và gần một nửa trong số họ là người tiêm chích ma túy. Có khoảng
1,65 triệu người tiêm chích ma túy đang nhiễm HIV. Đáng chú ý, nam giới sử
dụng cần sa, cocain và anphetamin nhiều gấp ba lần nữ giới, trong khi nữ giới có
xu hướng lạm dụng thuốc giảm đau có chứa opiats và thuốc an thần [1].
Đối với Việt Nam qua báo cáo cho thấy, chất dạng thuốc phiện (opiats) vẫn
là loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên việc sử dụng ma túy tổng
hợp dạng amphetamine (ATS) cũng đang tăng lên nhanh chóng trong những năm
gần đây. Theo Bộ Cơng an, tính đến cuối năm 2014, cả nước có 204.377 người sử
dụng ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó số người sử dụng opiats chiếm tới 72%,
sau đó là ATS với 14,5% [1].
Việc cai nghiện nghiện ma túy nói chung rất phức tạp và gặp nhiều khó
khăn, trong đó có nhóm nghiện các chất dạng amphetamin. Cắt cơn nghiện ma
túy là giai đoạn đầu cho quá trình điều trị nghiện [2]; Nhu cầu cai nghiện ma túy
là vô cùng lớn, cả nước năm 2006, đã cai cắt cơn nghiện cho khoảng 207 nghìn
lượt [1].
Cơng tác chăm sóc của điều dưỡng trong q trình cai cắt cơn nghiện ma
túy có những đặc điểm riêng so với các bệnh lý tâm thần khác. Nhu cầu chăm sóc
cai cắt cơn nghiện ma túy nhóm chất dạng amphetamin rất phức tạp, do các triệu


2

chứng của hội chứng cai diễn biến nhanh, triệu chứng cả cơ thể và tâm thần, trên
nhân

cách

đặc


thù

của

người

nghiện.

Để có thể chăm sóc tốt người bệnh cai cắt cơn nghiện ma túy nhóm chất dạng
amphetamin cần phải nắm rõ qui luật diễn biến của hội chứng cai ma túy, đặc
điểm riêng, cũng như nhu cầu chăm sóc theo từng giai đoạn, đồng thời phải xây
dựng kế hoạch chăm sóc chuyên biệt.
Ở Việt Nam, vấn đề này trên phương diện chăm sóc của điều dưỡng chưa được đề
cập nhiều và kế hoạch chăm sóc chưa được xây dựng riêng cho người bệnh cai cắt
cơn nghiện ma túy nhóm chất dạng amphetamin. Bộ Y tế chưa có hướng dẫn quy
trình chăm sóc riêng cho người bệnh cai nghiện ma túy chất dạng amphetamine.
Người bệnh cai nghiện ma túy chất dạng amphetamine thường nhập viện trong tình
trạng rối loạn tâm thần, chống đối vào viện, kích động, nên người bệnh khơng làm
chủ được bản thân, cai nghiện chủ yếu theo yêu cầu điều trị rối loạn tâm thần và đề
nghị của gia đình người bệnh. Chính vì vậy, việc chăm sóc người bệnh nghiện ma túy
chất dạng amphetamine khác với nghiện ma túy nhóm thuốc phiện (người nghiện ma
túy nhóm thuốc phiện nhập viện điều trị chủ yếu là tự nguyện cai).
Với những đặc điểm trên, nhu cầu chăm sóc người bệnh cai nghiện ma túy chất
dạng amphetamine có những đặc điểm riêng.
Để góp phần làm sáng tỏ những nhu cầu chăm sóc chuyên biệt và hành động
chăm sóc cần thiết trong cơng tác của điều dưỡng đối với người bệnh được điều
trị nghiện ma túy nhóm Amphetamine, tơi tiến hành chun đề:
"Thực trạng chăm sóc và quản lý người bệnh cai nghiện ma tuý đá tại
Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 năm 2022 " , trong đó, chúng tơi mơ tả kế

hoạch chăm sóc của một trường hợp nghiện ma túy dạng amphetamin với mục
tiêu cụ thể như sau :
1. Mô tả thực trạng chăm sóc và quản lý người bệnh cai nghiện ma tuý đá tại
bệnh viên tâm thần trung ương 1 năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh cai nghiện
ma tuý đá tại Bệnh viện Tâm Thần trung ương 1.


3

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận chung về ma túy
1.1.1 Khái niệm về chất ma túy
Ma túy là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào
cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm- sinh lý của cơ thể. Sử
dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng
cho cá nhân, gia đình và xã hội.
1.1.2. Phân loại ma túy
Việc phân loại chất gây nghiện hết sức phức tạp và có nhiều cách khác nhau:
Phân loại theo mức độ chất gây nghiện:
+ Chất gây nghiện mạnh là loại chất gây nghiện có phản ứng dược lý mạnh, tất
cả các nước đều cấm sử dụng: Morphin, Codein, Heroin...
+ Chất gây nghiện trung bình là loại chất gây nghiện có phản ứng tâm lý là chủ
yếu, đồng thời có cả phản ứng sinh học: Amphetamin, các chất gây loạn thần...
+ Chất gây nghiện nhẹ là loại chất gây nghiện có phản ứng tâm lý là chủ yếu,
phản ứng sinh học là thứ yếu: Thuốc lá, Cafein, Seduxen…
Phân loại theo nguồn gốc, Ma túy được phân chia thành 3 loại:
+ Ma túy tự nhiên: Là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của
chúng như thuốc phiện, cần sa, cocain.

+ Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và một
số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ; Heroin là
một loại ma túy bán tổng hợp được chiết xuất từ cây thuốc phiện, bằng cách chế
thuốc phiện với các hóa chất để tạo ra morphine và sau đó kết tủa thành heroin
dạng thơ.
+ Ma túy tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng
hợp hóa học tồn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá….
- Phân loại theo chính sách xã hội:
+ Chất gây nghiện hợp pháp trong xã hội: Rượu, cà phê, thuốc lá...


4

+ Chất gây nghiện hợp pháp trong y tế: Morphin, Codein, thuốc giải lo âu
Benzodiazepin, thuốc ngủ Barbiturate...
+ Chất gây nghiện bất hợp pháp và bị giới hạn: Chất dạng thuốc phiện (Thuốc
phiện, Heroin...), cannibis (cần sa, hashich...), coain.
- Phân loại thuốc theo tác dụng của chất gây nghiện lên hệ thần kinh trung ương:
+ Các chất ức chế, giảm đau: Rượu, Benzodiazepin, các chất dạng thuốc phiện
(opioid), thuốc ngủ Barpiturate, cần sa...
+ Các chất kích thích, kích thần: Amphetamin, nicotin, cocain, cafein...
+ Các chất gây ảo giác: Ketamin, mescaline...[13]
1.1.3. Tình hình sử dụng ma túy
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính tới cuối tháng 6 năm 2020 cả
nước có trên 235.000 người nghiện ma túy. So với cuối năm 1994, số người nghiện
ma túy đã tăng khoảng 2,7 lần với mức tăng xấp xỉ 6.000 người nghiện mỗi năm.
Người nghiện ma túy đã có 63/63 tỉnh, thành phố, khoảng 90% quận, huyện, thị xã và
gần 60% xã, phường, thị trấn trên cả nước[18].
Độ tuổi của người nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa. Cuối năm 2010, gần
70% người nghiện ma túy ở độ tuổi 30 trong khi năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%.

Hơn 95% người nghiện ma túy ở Việt Nam là nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người
nghiện là nữ giới cũng có xu hướng tăng trong những năm qua[18]..
Như vậy, có thể thấy tình hình lạm dụng ma túy ở Việt Nam vẫn đang diễn biến
phức tạp và có xu hướng gia tăng cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma túy mới. Đa
số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo nghề và khơng
có việc làm ổn định, thường gặp các vấn đề về sức khỏe, kinh tế khó khăn, nhiều
người khơng được sự hỗ trợ của người thân, gia đình. Do vậy, việc tổ chức cai nghiện
cho người nghiện ma túy là cần thiết nhằm giúp học từ bỏ sự phụ thuộc vào chất gây
nghiện, đồng thời trang bị, phục hồi cho học các kỹ năng sống và kỹ năng lao động
để đảm bảo thực hiện đầy đủ các vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự lệ thuộc vào chất ma túy chủ yếu là sự lệ thuộc
về mặt tâm thần. Sự lệ thuộc về mặt cơ thể chỉ trong thời gian ngắn, cơ thể tự điều
chỉnh để chấm dứt các triệu chứng của hội chứng cai trong vòng 1-2 tuần. Cảm giác


5

sảng khối và bình thản do chất gây nghiện gây ra là cơ sở sinh học của thèm nhớ và
sử dụng lại các chất gây nghiện. Đó là nguyên nhân làm cho hầu hết người nghiện tái
sử dụng lại chất gây nghiện sau một thời gian ngắn điều trị hội chứng cai nếu khơng
được duy trì chống tái nghiện lâu dài. Các tác giả sử dụng liệu pháp tập tính cho rằng
trong thời gian dài sử dụng chất gây nghiện gây ra những phản ứng thường xuyên của
bộ não đối với chúng, từ đó hình thành một phản xạ có điều kiện mà việc xóa bỏ phản
xạ này là rất khó. Cảm giác thèm và nhớ sự dễ chịu, sảng khoái do các chất gây
nghiện đem lại đã tồn tại tiềm tàng và thường trực trong não. Bởi vậy, khi gặp một
kích thích gợi nhớ các chất này thì các dấu vết của phản xạ có điều kiện lại được hoạt
hóa. Xung động thèm chất xuất hiện trở lại và thúc đẩy người nghiện tái sử dụng.
Chính vì thế, một số người nghiện chất đã điều trị hội chứng cai và sử dụng nó trong
một thời gian dài, lại có thể tái nghiện sau khi ra khỏi trại cai nghiện một thời gian
ngắn [18].

1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
1.1.4.1. Chất gây nghiện
Các chất dạng thuốc phiện tự nhiên ở miền núi nước ta rất sẵn có và dễ trồng.
Mặc dù nước ta có chủ trương triệt phá cây thuốc phiện, chuyển đổi cây trồng, nhưng
vẫn còn diễn biến phức tạp. Do địa hình nước ta gần vùng tam giác vàng, lượng ma
túy xâm nhập vào Việt Nam rất dễ dàng và có xu hướng gia tăng. Ngày càng xuất
hiện chất ma túy (Heroin) bán tổng hợp mới, dễ vận chuyển, sử dụng đơn giản và tiện
lợi. Vì vậy việc kiểm sốt sự lưu thơng và bn bán ma túy rất khó khăn [3].
1.1.4.2. Đối tượng có nguy cơ nghiện
- Lứa tuổi thanh thiếu niên đang trong quá trình hình thành nhân cách, dễ bị
khủng hoảng tâm lý, dễ bị lợi dụng và thích tị mị mạo hiểm.
- Những người bị stress lâm vào trạng thái lo âu, trầm cảm có thể tìm đến ma
túy.
- Đặc điểm tích cách có xu hướng nghiện [3].
1.1.4.3.Mơi trường xã hội
- Gia đình có người nghiện ma túy, nội bộ gia đình xung đột, không quan tâm
giáo dục hoặc quá nuông chiều con cái.


6

- Cơ chế thị trường, mở cửa, giao lưu quốc tế thuận lợi, nhận thức của người dân
về ma túy còn hạn chế [3].
1.1.5. Tác hại của ma túy
1.1.5.1. Về sức khỏe
Người nghiện ma túy thường chán ăn dẫn đến gầy sút, sợ lạnh, lười vệ sinh thân
thể, dễ bị nhiễm khuẩn do tiêm chích khơng vơ trùng. Có nguy cơ bị sốc thuốc do quá
liều hoặc tiêm nhanh. Đặc biệt dùng chung bơm kim tiêm và tình dục khơng an toàn
dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS...Người nghiện thường biến đổi nhân cách, thiếu kiềm chế
cảm xúc, hay xung đột với gia đình, lừa dối mọi người, tử bỏ mọi ham muốn, thường

xuyên trong tình trạng nhiễm độc như lơ mơ, đi loạng choạng, dễ bị tai nạn và gây tai
nạn cho người khác. Ngồi ra cịn có thể có các rối loạn tâm thần khác như: Lo âu,
trầm cảm, hoảng tưởng, ảo giác [1].
1.1.5.2. Về kinh tế
Chi phí mà người nghiện ma túy phải chi trả ngày càng nhiều do phải tăng liều
và tăng số lần sử dụng trong khi thu nhập từ lao động ngày càng giảm, thậm chí
khơng kiếm ra tiền. Chính vì thế mà người nghiện ma túy phải lừa dối mọi người để
có tiền sử dụng ma túy bằng mọi giá như bán đồ đạc của người thân, trộm cắp...và
cuối cùng là phạm tội. Ở nước ta, trung bình một người nghiện ma túy tiêu thụ từ
50.000 đến 200.000 đồng/ ngày, tính ra cả nước sẽ mất tới 10 tỷ đồng/ ngày. Hằng
năm nhà nước chi phí 50 tỷ đồng cho cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội trong đó có
nghiện ma túy. Trên thế giới việc mua bán ma túy lên tới 500 tỷ USD/ năm, bằng 8%
tỷ trọng thương mại toàn cầu. Phần lớn những người nghiện ma túy kinh tế gia đình
gặp nhiều khó khăn, 100% gia đình lâm vào cảnh sa sút kinh tế, 12% chủ doanh
nghiệp bị phá sản, 4% bị mắc nợ và 14% bị đuổi việc [13].
1.1.5.3. Về gia đình
Ma túy làm đạo lý gia đình bị đảo lộn, vợ chồng li dị, con cái hư hỏng, lang
thang, bụi đời. Thống kê qua điều tra xã hội học gần đây có 27% người nghiện ma
túy vợ hoặc chồng ly dị, 16,6% li thân từ bỏ nghĩa vụ đối với người nghiện, 8.33%
con cái bị hư hỏng. Nạn ma túy còn làm mất nhân phẩm, giá trị con người, nhân cách
đồi bại [1].


7

1.1.5.4. Đối với xã hội
Gây mất trật tự an toàn xã hôi, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết
người, mại dâm, băng nhóm. Ảnh hướng đến đạo đức thuần phong mỹ tục lâu đời của
dân tộc, làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội, tăng chí phí ngân sách xã
hội cho các hoat động ngăn ngừa, khắc phục hậu quả do ma túy đem lại. Từ đó gây

hoang mang, căng thẳng đối với những người sống bên cạnh người nghiện ma túy
cảm thấy khơng an tồn, né tránh người nghiện để tránh tai họa do người nghiện ma
túy gây nên [1]
1.1.6 Các chất dạng amphetamines
1.1.6.1 Đặc điểm chung về các chất dạng amphetamine
Chất kích thích dạng amphetamine (ATS) là một nhóm ma túy tổng hợp là các
dẫn xuất hóa học của hợp chất gốc alpha-methylphenethylamine, còn được gọi là
amphetamine . ATS phổ biến bao gồm amphetamine, methamphetamine , ephedrine ,
pseudoephedrine,

3,4-methylenedioxymethamphetamine

methylenedioxyamphetamine

(MDA)



(MDMA),

3,4-

3,4-methylenedioxyethylamphetamine

(MDEA). Một số tên đường phố khác thường được biết đến như: băng, meth, pha lê,
crank, bennies và tốc độ. Trong nhóm các chất kích thích dạng amphetamine, cũng có
các loại thuốc kê đơn bao gồm cả muối amphetamine hỗn hợp ,dextroamphetamine
và lisdexamfetamine .
Các chất kích thích dạng amphetamine nói chung là giống các amin giao cảm có
tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương , cũng được chứng minh là gây mất ngủ,

kích thích và giảm cảm giác đói. Do tác dụng sinh lý và tâm lý của nó, ATS đã được
sử dụng để ngăn chặn sự thèm ăn, cải thiện hiệu suất nhận thức, cũng như điều trị
ADHD, trầm cảm và chứng ngủ rũ. Chất kích thích dạng amphetamine cũng được
biết đến với đặc tính gây nghiện và vấn đề lạm dụng chất kích thích phổ biến . Các
tác dụng phụ của ATS, đặc biệt khi được sử dụng lâu dài, bao gồm khuynh hướng ám
ảnh cưỡng chế , lo lắng , hoang tưởng ,ảo giác , hung hăng , hưng cảm và trong
trường hợp cực đoan, rối loạn tâm thần do amphetamine .


8

1.1.6.2. Các đặc điểm về dược học của chất dạng amphetamines.
Các chất kích thích dạng amphetamine có thể được chia nhỏ dựa trên hoạt
động của chúng trên hệ thần kinh trung ương, các hợp chất có đặc tính gây ảo
giác là các hợp chất liên quan đến MDMA. Tất cả các ATS hoạt động như chất
kích thích tâm thần , tạo ra các hiệu ứng kích thích và dẫn đến tăng động và tăng
vận động. Trong khi các hợp chất liên quan đến MDMA có cấu trúc tương tự như
mescaline và có đặc tính gây ảo giác bên cạnh đặc tính kích thích tâm thần.
ATS tạo điều kiện cho dẫn truyền thần kinh monoamine bằng cách ngăn chặn
các chất vận chuyển monoamine qua màng, dẫn đến sự thanh thải monoamine bị
ức chế. Ví dụ về chất vận chuyển monoamine bao gồm chất vận chuyển
dopamine , chất vận chuyển norepinephrine và chất vận chuyển serotonin.
ATS cũng là chất đối kháng cạnh tranh cạnh tranh với chất dẫn truyền thần
kinh monoamine do cấu trúc tương tự của chúng. ATS sau đó xâm nhập vào tế
bào thần kinh trước synap và ức chế chất vận chuyển monoamine dạng mụn nước
2 (VMAT2) để giảm tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh monoamine.
ATS ức chế monoamine oxidase và do đó ức chế sự phân hủy monoamine
và một số trong số chúng có thể có tương tác với các thụ thể nội bào trước synap
để thúc đẩy dẫn truyền thần kinh monoamine.Ví dụ, methamphetamine hoạt động
như một chất chủ vận của thụ thể sigma-1.

Rối loạn liên quan đến sử dụng ATS có thể có liên quan đến hệ thống
GABA . Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ATS sẽ ảnh hưởng đến chức năng
bình thường của các thụ thể GABA-A . Clonazepam , là một chất chủ vận thụ thể
GABAA , được chứng minh là có thể ngăn chặn q trình nhạy cảm với
methamphetamine. Chất đối kháng thụ thể GABA-A được chứng minh là có thể
làm trầm trọng thêm các rối loạn sử dụng ATS. Do đó, một cơ chế khả thi có thể
là việc kích hoạt thụ thể GABA-A làm giảm dẫn truyền thần kinh dopaminergic
và thụ thể GABAA có thể có vai trị ức chế trong các rối loạn do ATS gây ra.
ATS cũng ức chế các thụ thể GABA-B, axit glutamic decarboxylase (GAD), chất
vận chuyển GABA (GAT) và thúc đẩy chuyển hóa GABA. Điều này dẫn đến


9

giảm biểu hiện GABA ngoại bào, ức chế sinh tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh
GABA-nergic và suy giảm chức năng của các kênh GIRK thụ thể GABAB.
ATS có thể được sử dụng qua đường uống (nuốt), qua đường mũi (hít hơi
hoặc hít thở) và đường tĩnh mạch . Dùng ATS bằng đường uống là đường dùng
phổ biến nhất. Thời gian đáp ứng và dược động học khác của ATS khác nhau đối
với các đường dùng khác nhau.
1.1.6.3. Tác dụng sinh học và ứng dụng của chất dạng amphetamin
Thuốc ức chế sự thèm ăn
Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty dược phẩm Smith, Kline &
French (SKF) vào năm 1947 cho thấy amphetamine có thể ảnh hưởng đến trung
tâm não để giảm cảm giác thèm ăn và giúp giảm cân. Vào cuối những năm 1960,
giảm cân là dấu hiệu phổ biến nhất đối với ATS. Ngày nay, để ngăn chặn sự thèm
ăn, sự kết hợp giữa fenfluramine và phentermine vẫn được sử dụng.
Điều trị chứng ngủ rũ
Thuốc kích thích dạng amphetamine có thể được sử dụng trong điều trị
chứng ngủ rũ, một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, do não không thể điều

chỉnh cơ chế ngủ-thức. Amphetamine gây ra sự gia tăng giải phóng dopamine,
đây là cơ chế được đề xuất cho tác dụng thúc đẩy sự tỉnh táo của não bộ. ATS
như detroamphetamine được sử dụng trong điều trị chứng ngủ rũ khi mà chất kích
thích thần kinh trung ương khác , modafinil không hiệu quả.
Tăng hiệu suất nhận thức
Những người sử dụng chất kích thích dạng amphetamine có thể báo cáo
rằng hiệu suất nhận thức và khả năng làm việc của họ được cải thiện. Liều ATS
từ thấp đến trung bình giúp cải thiện đầu ra tâm lý mà khơng ảnh hưởng đáng kể
đến trí nhớ, hiệu suất nhiệm vụ bằng lời nói và các biện pháp thơng minh. ATS có
thể thúc đẩy thành tích học tập của một số học sinh thông qua các cơ chế cảm xúc
làm tăng sự tự tin của họ. Tuy nhiên, việc sử dụng hợp pháp các chất kích thích
dạng amphetamine không được kê đơn cho việc sử dụng này.
Lạm dụng


10

Amphetamine thường được sử dụng để tạo khoái cảm và bị lạm dụng vì đặc
tính gây nghiện. Định nghĩa về lạm dụng ATS là một dạng sử dụng chất gây
nghiện không tốt được biểu hiện bằng những hậu quả bất lợi đáng kể và tái diễn
liên quan đến việc sử dụng nhiều lần chất gây nghiện. Trong khi sự phụ thuộc đề
cập đến việc sử dụng amphetamine 'kèm theo bằng chứng về sự dung nạp, cai
nghiện hoặc hành vi cưỡng chế ". Lạm dụng ATS là mối đe dọa đối với sức khỏe
cộng đồng toàn cầu. Báo cáo Ma túy Thế giới của Liên hợp quốc cho biết rằng
khoảng 0,3- 1,3% dân số tồn cầu có các vấn đề lạm dụng ATS, trong đó
methamphetamine chiếm 71% các vụ co giật ATS tồn cầu.
Tác dụng ngoại ý của ATS có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm dùng quá liều
thuốc được kê đơn, hoặc sử dụng chất bất hợp pháp khơng an tồn ở bất kỳ liều
lượng nào có liên quan đến dược lý. Tử vong và độc tính liên quan đến ATS
thường phát sinh do lạm dụng ATS, hơn là do phản ứng có hại của thuốc . ATS

có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với mức độ nghiêm trọng phụ
thuộc vào liều lượng:
Tác dụng khơng mong muốn cấp tính

Tác hại do sử dụng lâu dài

Tăng nhịp tim, huyết áp, thở nhanh

Tâm lý lệ thuộc

Nhiệt độ cơ thể cao, đổ mồ hôi

Suy dinh dưỡng , sụt cân

Hành vi bất thường, thay đổi tâm trạng

Mất phương hướng , thờ ơ , kiệt sức do

Buồn nôn và ói mửa

thiếu ngủ

Q kích thích, mất ngủ , nói nhiều, Có khả năng trầm cảm , lo lắng , mệt
bồn chồn, khó chịu, ảo giác ở liều cao

mỏi

Co giật, loạn nhịp tim và / hoặc suy Khi sử dụng kéo dài, rối loạn tâm thần
tim , xuất huyết não


do ATS có thể xảy ra

Hội chứng serotonin
Đồng tử giãn nở
1.1.6.4. Chẩn đoán nghiện và hội chứng cai ma túy dạng chất Amphentamine
1.1.6.4.1.Chẩn đoán nghiện ma túy chất dạng amphetamine


11

Theo tiêu chuẩn quốc tế “phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi” lần thứ 10
(ICD.10), nghiện ma túy chất dạng amphetamine được xác định khi thoản mãn các
tiêu chuẩn sau:
Ba hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau đây cần phải xảy ra cùng nhau trong vịng ít
nhất một tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn một tháng thì cần
lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng.
1. Ham muốn mạnh mẽ hoặc cảm giác buộc phải sử dụng ma túy chất dạng
amphetamine.
2. Tổn thương khả năng kiểm sốt tập tính sử dụng chất dạng amphetamine về
mặt thời gian bắt đầu , kết thúc hoặc mức sử dụng, được chứng minh bởi ma túy chất
dạng amphetamine thường được sử dụng với khối lượng lớn hơn và trong thời gian
dài hơn dự định; hoặc bởi dự thèm muốn dai dẳng hoặc với nỗ lực khơng thành để
giảm bớt hoặc kiểm sốt việc sử dụng chất dạng amphetamine đó.
3. Một trạng thái cai sinh lý khi việc sử dụng chất dạng amphetamin bị ngừng lại
hoặc giảm bớt, được chứng minh bởi hội chứng cai đặc trưng cho chất dạng
amphetamine đó, hoặc phải sử dụng chất dạng amphetamine cùng loại hoặc gần
giống, với ý định làm giảm nhẹ hoặc tránh các hội chứng cai.
4. Có bằng chứng về hiện tượng dung nạp thuốc như có nhu cầu phải tăng đáng
kể lượng chất dạng amphetamine để đạt được các hiệu quả mong muốn hoặc gây
ngộc độc, hoặc giảm đáng kể tác dụng với việc sử dụng tiếp tục cũng một khối lượng

dạng chất amphetamine như cũ.
5. Sao nhãng do sử dụng chất dạng amphetamine biểu hiện bằng sự thay đổi
nhiều các thú vui hoặc mối quan tâm bị từ bỏ hoặc giảm sút do sử dụng chất dạng
amphetamine, phần lớn thời gian cần để tìm kiếm hay sử dụng chất dạng
amphetamine, hoặc hồi phục khỏi tác động của chất dạng amphetamine.
Tiếp tục sử dụng mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả có hại, được minh
chứng bởi việc tiếp tục sử dụng khi người bệnh biết hoặc có thể xem như đã biết bản
chất và mức độ hại [9].
1.1.6.4.2. Trạng thái cai ma túy chất dạng amphetamine


12

Theo ICD.10 một trạng thái cai chất dạng amphetamine được chẩn đốn khi thỏa
mãn các điều kiện sau:
G1. Phải có bằng chứng rõ ràng về việc mới ngừng hoặc giảm sử dụng chất dạng
amphetamine sau khi đã sử dụng ma túy đó lặp đi lặp lại, thường với liều cao và thời
gian kéo dài.
G2. Các triệu chứng và dấu hiệu tương ứng với các đặc điểm đã biết của trạng
thái cai của chất dạng amphetamine đặc biệt hoặc những chất ma túy nói chung.
G3. Các triệu chức và hội chứng không thể quy cho một bệnh nội khoa không
liên quan đến việc sử dụng ma túy và không thể quy cho một rối loạn tâm thần hoặc
một rối loạn hành vi khác [13].
Biểu hiện của trạng thái cai ma túy dạng chất amphetamine
Biểu hiện của trạng thái cai ma túy dạng chất amphetamine biểu hiện cả về tâm
thần và cơ thể
A. Các tiêu chuẩn đối với trạng thái cai (mục G1-G3) phải được đáp ứng.
B. Có rối loạn khí sắc(Buồn hoặc mất khoái cảm).
C. Hai trong số các dấu hiệu sau phải có mặt
1. Ngủ lịm và mệt mỏi

2. Chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động
3. Cảm giác thèm khát đối với chất kích thích
4. Tăng khẩu vị
5. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
6. Có các giấc mơ khó chịu hoặc kỳ quặc
1.1.6.4.3. Rối loạn tâm thần thường gặp
Rối loạn tâm thần là một trong những hậu quả của nghiện ma túy đá nói chung
và nghiện ma túy dạng amphetamine nói riêng.
Ma túy chất dạng amphetamine thuộc nhóm ma túy kích thích có thể gây rối
loạn thần, đặc biệt là loạn thần sớm hơn so với một số ma túy khác, thường trong
vịng 6 tháng.
Rối loạn tâm thần có thể do tác dụng dược lý của ma túy hoặc do q trình
nhiễm độc mạn tính gây nên [8].


13

a. Rối loạn tâm thần do nhiễm độc cấp ma túy dạng amphetamine
Người bệnh sử dụng ma túy chất dạng amphetamine xuất hiện trạng thái kích
thích tâm thần:
- Cảm xúc hưng phấn q mức kiểm sốt
- Kích thích tâm thần vận động
Trong trường hợp xuất hiện ảo giác, hoang tưởng cấp trong giai đoạn nhiễm độc
cấp (ngáo) với đặc điểm:
- Ảo giác: Ảo giác rất phong phú, thường gặp ảo thị với tính chất kì dị, rùng rợn
hay những cảnh huy hoàng lạ lẫm. Ảo thanh thường ảo thanh đe dọa, xui khiến.
Chính các ảo giác gây rối loạn cảm xúc và hành vi trong giai đoạn này người bệnh có
thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
- Hoang tưởng: Hoang tưởng cũng rất phong phú, thường gặp là hoang tưởng bị
hại, hoang tưởng mang tính chất kì dị. Hoang tưởng cũng là ngun nhân gây rối loạn

cảm xúc, hành vi của người bệnh.
- Hành vi: Người bệnh thường có hành vi nguy hiểm, gây rối trật tự, tấn cơng,
hành vi kì dị [6].
b. Rối loạn tâm thần giai đoạn hội chứng cai ma túy chất dạng amphetamine
Hội chứng cai ma túy chất dạng amphetamine biểu hiện chủ yếu là triệu chứng
suy nhược và trầm cảm. Sau giai đoạn kích thích do nhiễm độc cấp người bệnh rơi
vào trạng thái kiệt năng lượng và trầm cảm.
Triệu chứng lo âu cũng thường gặp người bệnh ngủ nhiều, ít hoạt động, có
những giấc mơ kì dị [10].
c. Rối loạn tâm thần do nhiễm độc mạn tính ma túy chất dạng amphetamine
Nhiễm độc mạn tính ma túy chất dạng amphetamine gây rối loạn chức năng não
có thể gây rối loạn tâm thần. Các triệu chứng rối loạn tâm thần do nhiễm độc mạn
tính thường kéo dài sau khi hết hội chứng cai sinh lý.
- Cảm xúc: Triệu chứng phong phú, thường biểu hiện bằng cảm xúc không ổn
định, dễ cáu giận bùng nổ.
- Tri giác: Thường gặp là ảo thanh, ảo thị nội dung phong phú.


14

- Tư duy: Triệu chứng rất phong phú. Người bệnh có thể có những ý nghĩ kì dị,
tư duy hưng phấn hay ức chế. Thường gặp các hoang tưởng bị hạn, bị theo dõi, hoang
tưởng kỳ quái.
- Hành vi: Hành vi rối loạn thường do ảo giác và hoang tưởng chi phối: Kích
động, gây hấn, hành vi kì dị...
* Rối loạn nhân cách
Nhân cách người bệnh nghiện ma túy nói chung và nghiện ma túy chất dạng am
phetamine nói riêng thường là nhân cách chống đối xã hội: Chống lại những chuẩn
mực xã hôi, những nội quy, phản ứng mang tính bùng nổ dữ dội.
1.1.6.5. Nguyên tắc can thiệp, điều trị nghiện chất dạng Amphetamine

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo việc điều can thiệp, điều trị nghiện
chất Amphetamine cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Rối loạn sử dụng chất Amphetamine mặc dù phức tạp nhưng có thể được điều trị
và tác động đến não bộ, hành vi của người bệnh.
Cần tiến hành sàng lọc, đánh giá, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cụ thể trước
khi can thiệp.
Can thiệp lạm dụng chất Amphetamine cần phải dựa trên bằng chứng.
Khơng có hình thức can thiệp nào đáp ứng tốt với tất cả trường hợp bệnh nhân.
Các can thiệp điều trị nghiện chất phải sẵn có.
Để đáp ứng nhu cầu thay đổi của từng người bệnh, cần đánh giá và điều chỉnh kế
hoạch điều trị liên tục.
Huy động gia đình và cộng đồng tham gia điều trị hướng đến lợi ích của người
bệnh.
Điều trị nghiện chất dạng Amphetamine
Tùy vào mục đích điều trị có các biện pháp can thiệp khác nhau như:
Điều trị ngộ độc hoặc quá liều sử dụng Amphetamine: Điều trị bằng thuốc.
Điều trị làm giảm sử dụng Amphetamine: Dùng thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý
xã hội.
Điều trị rối loạn tâm thần trên bệnh nhân sử dụng Amphetamine: Dùng thuốc
hoặc các liệu pháp tâm lý xã hội.


15

Các loại thuốc làm giảm sử dụng ma túy Amphetamine
Mặc dù, việc sử dụng thuốc để điều trị nghiện các chất dạng Amphetamine là
chưa rõ ràng, tuy nhiên, có thể sử dụng một số loại thuốc để làm giảm lượng
Amphetamine sử dụng, bao gồm:
D-amphetamine: Giảm nhẹ triệu chứng cai và mức độ nghiện, tuy nhiên lại không
làm giảm số lần sử dụng.

Methylphenidate: Giảm lượng sử dụng ma túy Amphetamine, đã được đánh giá
cách tiêm tĩnh mạch và test nước tiểu cho kết quả âm tính.
Bupropion: Giảm sử dụng Amphetamine trên bệnh nhân dùng với lượng ít.
Mirtazapine: Giảm sử dụng Amphetamine kết hợp với tư vấn, được đánh giá bằng
test nước tiểu cho kết quả âm tính, giảm hành vi tình dục nguy cơ cao.
Naltrexone: Giảm sử dụng Amphetamine và có thể giúp giữ bệnh nhân không sử
dụng.
Liệu pháp tâm lý xã hội trong điều trị nghiện chất dạng Amphetamine
Việc lạm dụng các chất Amphetamine dẫn đến nghiện có thể do nhiều nguyên
nhân gây ra, trong đó có các yếu tố tâm lý xã hội như mâu thuẫn gia đình, bạn bè,
là người bn bán hoặc có hành vi sử dụng ma túy. Khi đó, các liệu pháp tâm lý
được thiết kế và đưa vào điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.Trong quá trình can
thiệp điều trị nghiện chất bằng các liệu pháp tâm lý, cần chú ý:
Giúp người bệnh hiểu được tác hại của các chất Amphetamine, vì vậy cần phải
giữ không sử dụng, giúp người bệnh thiết lập mục tiêu cuộc sống.
Bên cạnh tư vấn, cần phải quan tâm tới các vấn đề khác của người bệnh bao gồm
hơn nhân, gia đình, cơng việc, tình trạng kinh tế và các mối quan hệ xã hội.
Tạo dựng môi trường khơng kỳ thị bằng cách tư vấn cho gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp để hỗ trợ người bệnh.
Can thiệp điều trị nghiện chất dạng Amphetamine bằng các liệu pháp tâm lý xã
hội gồm có:
Tư vấn ngắn: Giúp người bệnh hiểu được tác động, ảnh hưởng của chất
Amphetamine.
Can thiệp ngắn: Khuyến khích, động viên người bệnh điều trị tại cơ sở tuyến cao.
Can thiệp chuyên sâu Matrix đối với bệnh nhân ngoại trú: Giúp người bệnh phát
triển các kỹ năng cần thiết để ngừng sử dụng và không tái sử dụng ma túy tổng
hợp nói chung, chất dạng Amphetamine nói riêng.


16


Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp người bệnh thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và
hành vi liên quan đến việc sử dụng chất dạng Amphetamine.
Liệu pháp cộng đồng: Dựa vào cộng đồng hoặc các nhóm tự lực làm liệu pháp
điều chỉnh hành vi.
Chương trình phục hồi tích cực: Gia đình và cộng đồng kết hợp như liệu pháp
điều chỉnh hành vi.
Liệu pháp can thiệp gia đình: Vai trị của gia đình được nâng cao trong quá trình
phục hồi sau điều trị nghiện chất dạng Amphetamine của người bệnh.
Liệu pháp 12 bước: Dựa trên nguyên tắc 12 bước và nguyên tắc tự trợ giúp để
trao quyền tự phát triển cho người bệnh.
Quản lý trường hợp: Những trường hợp bệnh nhân có nhu cầu điều trị hiệu quả
được quản lý phù hợp.
Phỏng vấn tạo động lực và liệu pháp nâng cao động lực: Thơng qua q trình tự
nhận thức giúp nâng cao điều chỉnh hành vi.
Quản lý hành vi tích cực: Sử dụng phần thưởng kết hợp với các mơ hình điều trị
khác để củng cố việc ngừng sử dụng ma túy tổng hợp.
Liệu pháp tâm lý xã hội được sử dụng điều trị nghiện chất
Ngoài ra, một số phương pháp khác như châm cứu hoặc điều trị bằng y học cổ
truyền cũng đã được áp dụng như biện pháp hỗ trợ điều trị hoặc khuyến khích
người bệnh tham gia điều trị.
Điều trị nghiện chất dạng Amphetamine có thể là điều trị các triệu chứng ngộ độc
hoặc quá liều sử dụng, điều trị làm giảm lượng sử dụng, điều trị rối loạn tâm thần
trên bệnh nhân sử dụng chất dạng Amphetamine.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Quy trình hướng dẫn chăm sóc người bệnh cai nghiện ma túy của Bộ Y tế .
- Mục đích:
+ Giúp người bệnh vượt qua giai đoạn cai đỡ đau đớn, vật vã, khó chịu
+ Nâng đỡ thể trạng trong quá trình cai.
+ Tạo cho người bệnh ý chí để khi ra viện có phương pháp, nghị lực chống tái

nghiện.
- Các bước chăm sóc:
+ Phải có phịng tiếp đón riêng biệt, kiểm tra kỹ tư trang, thay toàn bộ quần áo,
giày dép, đồ dùng cá nhân để loại trừ ma túy.


17

+ Hướng dẫn nội quy của khoa, phòng và Bệnh viện.
+ Ký vào đơn xin cai nghiện ma túy tự nguyện trong Hồ sơ bệnh án
+ Giúp người bệnh lấy nước tiểu tìm chất gây nghiện
+ Đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, HIV,
X-quang, điện não đồ, test tâm lý...
+ Quản lý không để người bệnh tiếp xúc với bên ngồi phịng tiếp tế chất gây
nghiện
Hầu hết khi người bệnh thiếu ma túy đều chống đối điều trị: Bỏ chạy, lẩn trấn,
phá phách, đánh lại nhân viên, gây hấn...
+ Kiên trì giải thích, động viên, cảm thông với cơn đau đớn của người bệnh,
không xa lánh người bệnh, luôn phải tiếp cận với người bệnh, xoa bóp cho người
bệnh
+ Nếu có tình trạng nguy kịch phải báo cáo với bác sĩ kịp thời để xử trí.
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, tăng cường hoa quả, chất dinh
dưỡng.
+ Nhân viên trực theo dõi sát người bệnh uống thuốc, các hội chứng cai, theo dõi
chức năng sống theo chỉ định.
+ Phát hiện những hành vi của người bệnh, quan hệ xung quanh, người thân đến
thăm có những khả năng mang ma túy vào cho người bệnh.
+ Trường hợp người bệnh chống đối không chấp nhận cai báo bác sĩ giải quyết
kịp thời.
+ Ghi nhận xét diễn biết bất thường, hội chứng cai vào phiếu theo dõi, phiếu

chăm sóc điều dưỡng [4].
1.2.2. Các bước chăm sóc người nghiện ma túy chất dạng amphetamine
Cai nghiện ma túy chất dạng amphetamine là một lĩnh vực chăm sóc đặc thù
mới. Hiện nay, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn quy trình chăm sóc riêng cho người bệnh
cai nghiện ma túy chất dạng amphetamine [4].
Tổng hợp một số y văn liên quan đến biểu hiện lâm sàng và điều trị người bệnh
cai nghiện ma túy chất dạng amphetamine. Theo đa số các tác giả điều trị cai nghiện


18

ma túy chất dạng amphetamine chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những biểu
hiện lâm sàng và nhu cầu chăm sóc khác nhau.
1.2.2.1. Giai đoạn nhập viện
Theo một số tác giả, người bệnh cai nghiện ma túy chất dạng amphetamine
thường nhập viện trong tình trạng rối loạn tâm thần, chống đối vào viện, kích động,
nên người bệnh khơng làm chủ được bản thân, cai nghiện chủ yếu theo yêu cầu điều
trị rối loạn tâm thần và đề nghị của gia đình người bệnh. Chính vì vậy, việc chăm sóc
người bệnh nghiện ma túy chất dạng amphetamine khác với nghiện ma túy nhóm
thuốc phiện (người nghiện ma túy nhóm thuốc phiện nhập viện điều trị chủ yếu là tự
nguyện cai).
Với những đặc điểm trên, nhu cầu chăm sóc người bệnh cai nghiện ma túy chất
dạng amphetamine có những đặc điểm riêng.
Ngồi những nhu cầu chăm sóc chung đối với người bệnh nội khoa và cai nghiện
ma túy, người bệnh cai nghiện ma túy chất dạng amphetamine cần được chăm sóc
như một trạng thái loạn thần cấp hoặc tình trạng kích động hay hành vi nguy hiểm,
cần chăm sóc theo dõi toàn diện:
- Theo dõi toàn diện: Rối loạn tâm thần, hội chứng cai, theo dõi chung.
- Thái độ tâm lý tiếp xúc cần nhẹ nhàng, hạn chế phản ứng kích động của
người bệnh.

- Các y lệnh thường phải thực hiện: Cố định, tiêm, truyền, phụ giúp lấy xét
nghiệm cấp.
- Quản lý người bệnh chặt chẽ.
1.2.2.2. Giai đoạn cai cắt cơn
Theo đa số các tác giả, giai đoạn này thường bắt đầu từ sau 48 giờ ngừng sử
dụng ma túy chất dạng amphetamine, trạng thái cai có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
Đặc điểm lâm sàng giai đoạn này chủ yếu là hội chứng cai và các triệu chứng
trầm cảm, suy nhược. Giai đoạn này cũng có thể có một số hoang tưởng, ảo giác và
có thể có hành vi kích động chống đối, khơng chấp hành điều trị.


×