Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893 KB, 139 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO VĂN ĐỨC

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI
PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO VĂN ĐỨC

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI
PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN



Đà Nẵng – Năm 2021


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả
sử dụng trong luận văn là trung thực, do tơi thu thập và xử lí. Đồng thời, luận văn này chưa
từng được bảo vệ trước bất cứ một hội đồng nào trước đây.
Tác giả luận văn

Đào Văn Đức


4

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN
TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

Ngành:
Họ và tên học viên:
Người hướng dẫn khoa học:
Nơi đào tạo:

Quản lí Giáo dục
Đào Văn Đức

PGS.TS. Lê Quang Sơn
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

1.

Những kết quả chính của luận văn

Luận văn đã phân tích sâu những nội dung về quản lí hoạt động giáo dục pháp luật tại Cơ sở Cai
nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội như: quản lí mục tiêu, nội dung, các hình thức, phương pháp, các lực
lượng tham gia, các điều kiện quản lí và cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật cho
đối tượng cai nghiện. Những phân tích trên làm phong phú thêm về lý luận quản lí hoạt động giáo dục
pháp luật và là cơ sở cho nội dung khảo sát, điều tra thực trạng quản lí họat động giáo dục pháp luật
của Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận, xây dựng khung lý thuyết cho
việc nghiên cứu của đề tài. Đề tài đã đề xuất 5 biện pháp:
- Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực
lượng trong quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở
- Biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma
túy ở Cơ sở
- Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức, phương pháp quản lí giáo dục pháp luật, phát
huy tính tích cực, chủ động của học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn
- Biện pháp 4: Kết hợp tốt việc xây dựng mơi trường văn hóa pháp luật với duy trì nghiêm pháp
luật, kỷ luật ở Cơ sở
- Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên
cai nghiện ma túy ở Cơ sở
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Các biện pháp đề xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn của Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã
hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các Cơ sở

cai nghiện ma túy sẽ mang lại hiệu quả cao và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, giảm
khả năng tái nghiện cho các đối tượng sau cai nghiện trên cả nước nói chung và ở Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Đề tài có thể áp dụng cho các đơn vị khác có cùng điều kiện.
Từ khóa: Quản lý giáo dục pháp luật, Cai nghiện ma túy, Bảo trợ xã hội, Học viên, Tái hòa nhập
cộng đồng, Cơ sở cai nghiện.
Xác nhận của Người hướng dẫn khoa học
Người thực hiện đề tài


5
PGS.TS. Lê Quang Sơn

Đào Văn Đức

MANAGEMENT OF LEGAL EDUCATION ACTIVITIES FOR TRAINEES
AT DRUG ADDICTION FACILITY - PHU VAN SOCIAL SPONSOR ,
HO CHI MINH CITY.
- Sector: Education Management.
- Full name of Student: Dao Van Duc.
- Scientific instructor: Assoc.Prof.,Dr. Le Quang Son.
- Training place: Pedagogical University - Danang University
Summary:
1. The main results of the thesis
The dissertation has analyzed in-depth the contents of the management of legal education activities
at Drug additon Facility - Phu Van Social sponsor, such as: management of objectives, content, forms,
methods, forces participation, management conditions and methods of examination and evaluation of
legal education activities for drug addicts. The above analysis enriches the theory of the management
of legal education activities and serves as the basis for the contents of surveys and investigations on

the current situation of the management of legal education activities at drug detoxification
establishments - social sponsor Phu Van, Ho Chi Minh City.
Research results of the topic systematized theoretical issues, built a theoretical framework for the
research of the topic. The topic proposes 5 measures:
- Measure 1: Organize awareness raising and promote the roles and responsibilities of organizations
and forces in legal education management for drug addicts at facility.
- Measure 2: Develop and well implement a legal education plan for drug addicts at the facility.
- Measure 3: Directing the diversification of forms and methods of legal education management,
promoting the activeness and initiative of trainees at the Drug Detention Center - Phu Van Social
sponsor
- Measure 4: Combine well the building of legal culture environment with strict law and discipline at
the facility.
- Measure 5: Regularly inspect and evaluate the results of legal education management for drug
addicts at facility.
2. The scientific and practical significance of the thesis
Proposed measures suitable to the practical conditions of Phu Van Social sponsor - Social sponsor
Facility in Ho Chi Minh City are implemented in accordance with the conditions and circumstances of
drug addicts at facilities .It will bring high efficiency and contribute to improving the quality of legal
education, reducing the possibility of relapse for drug addicts in the country in general and in Ho Chi
Minh City in particular.
3. The next research direction of the topic
The topic can be applied to other units with the same conditions.
Keywords: Legal education management, Drug addiction facilities, Social sponsor, Trainees,
Community reintegration, Addiction facility.
Confirmation of the scientific instructor

Assoc.Prof.,Dr. Le Quang Son

Student


Dao Van Duc


6

MỤC LỤC


7

DANH MỤC CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
CBNV
CBQL
CS
GD
GDPL
GV
HD
HV
KT-ĐG
LLGD
PL
PP
SLĐTBXH
TP
UBND

Viết đầy đủ
Cán bộ nhân viên

Cán bộ quản lí
Cơ sở
Giáo dục
Giáo dục pháp luật
Giáo viên
Hội đồng
Học viên
Kiểm tra – đánh giá
Lực lượng giáo dục
Pháp luật
Phương pháp
Sở lao động thương binh xã hội
Thành phố
Ủy ban Nhân dân

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Viết tắt
K
Km
KQT
KTX
KTH
QT
RQT
RTX
T
TB
TX
Y


Viết đầy đủ
Khá
Kém
Không quan trọng
Không thường xuyên
Không thực hiện
Quan trọng
Rất quan trọng
Rất thường xuyên
Tốt
Trung bình
Thường xuyên
Yếu

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Liên Hiệp Quốc, ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân
tạo khi xâm nhâpp̣ cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí
tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá
nhân và cộng đồng. Sự lê p̣thuộc của con người, cụ thể đối với các chất ma túy tác động
lên hê p̣thần kinh trung ương tạo nên những phản xa p̣có điều kiêṇ khơng thể qn hoặc
từ bỏ được dẫn đến nghiện ma tuý. Người thường xuyên lê tp̣ huôcp̣ vào thuốc gây nghiêṇ
(được gọi chung là ma túy như: heroin, cocain, moocfine, thuốc phiện, cần sa…) có sự
thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được gọi là người nghiện ma túy.

Theo nghiên cứu, từ xa xưa các bộ lạc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc
đã sử dụng thuốc phiện vào nhiều mục đích khác nhau: chữa bệnh, nghi thức tiếp xúc
với thần linh, giảm nhẹ nỗi sợ chết trong chiến tranh, nỗi ưu phiền trong đời sống. Các
thầy lang, thầy cúng ở các bộ lạc cổ sơ đã biết chữa các chứng đau, ho, tiêu chảy, nhức
đầu… bằng thuốc phiện. Thuốc phiện là chất ma túy được sử dụng để chữa bệnh sớm
nhất ở Châu Á. Trải qua nhiều thế kỷ, từ thế kỷ XIX, tại nhiều nước Châu Âu, nhiều
văn nghệ sĩ nổi tiếng đã sử dụng thuốc phiện như một nguồn cảm hứng cho sáng tác,
ca tụng cảm giác sảng khoái và nhiều cảm giác kỳ ảo khác của thuốc phiện, góp phần
làm cho số người lạm dụng thuốc phiện trong xã hội các nước Châu Âu ngày càng gia
tăng [21]. Việc sử dụng, lạm dụng này diễn ra rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và trở
thành một hiện tượng xã hội.
Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali - nguyên Tổng thư ký Liên Hợp
Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đang trở
thành hiểm họa lớn của tồn nhân loại. Khơng một quốc gia, dân tộc nào thốt ra khỏi
vịng xốy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu
ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân
lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động
cho việc phát triển kinh tế- xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy
đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói
mịn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc
đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển...”[16]. Như vậy, việc buôn bán, sử dụng và
lạm dụng ma túy đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe
người sử dụng mà còn với gia đình và xã hội, đặc biệt khi nhu cầu dùng chất ma túy
ngày càng tăng có thể liên quan đến các hành vi bạo lực như trộm cắp, giết người để
đáp ứng nhu cầu dùng chất ma túy.


9

Theo thống kê chưa đầy đủ về tình hình sử dụng ma túy bất hợp pháp trên toàn

thế giới năm 2011, có khoảng từ 149 triệu người đến 272 triệu người tức 3,3%- 6,1%
dân số từ độ tuổi 15- 64 sử dụng ma túy bất hợp pháp ít nhất 1 lần/năm, khoảng 1/2 số
đó là người nghiện thường xuyên, trong khi đó vào những năm 1990 chỉ khoảng từ 15
triệu người- 39 triệu người nghiện. Có khoảng 125 triệu người- 203 triệu người sử
dụng cần sa, tăng 2,8%- 4,5% so với năm 2009. Số người sử dụng cocain chiếm
khoảng 0,3%- 0,5% dân số thế giới trong độ tuổi 15- 64 tuổi, tức là khoảng 14 triệu20 triệu người [8].
Tại Việt Nam, số liệu thống kê về sử dụng ma túy và nghiện ma túy cho thấy,
tính trung bình mỗi năm, cơ quan Nhà nước tổ chức cai nghiện cho khoảng 50.000
người, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang bị quản lí trong các nhà tù, trại
giam do vi phạm pháp luật và do nhiều nguyên nhân khác nhau, ước tính có khoảng
70%- 80% số người sau cai nghiện khi trở về với gia đình, cộng đồng từ các cơ sở cai
nghiện đã quay trở lại sử dụng ma túy thường xuyên trong vòng một năm sau [22].
Người sau cai nghiện ma túy trên con đường phục thiện vẫn mang trong mình những
mặc cảm tội lỗi và khơng tránh khỏi sự cám dỗ của ma túy. Đặc biệt, người sử dụng
ma túy bị phụ thuộc, trói buộc bởi tình trạng tâm lý, khát khao, thèm muốn, đam mê sử
dụng ma túy, mắc phải nhiều thứ bệnh. Những người này hay mặc cảm, tự ti, dễ bị tổn
thương, thiếu bản lĩnh, suy nghĩ lưng chừng, nhanh chán nản, dễ từ bỏ khi gặp khó
khăn, nhất là với những người khơng có sự hiểu biết về pháp luật.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu thống kê về sử dụng ma túy cho thấy tổng
số người nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh được cơ quan Nhà nước tổ chức cai
nghiện cho mỗi năm khoảng 15.000 người, chiếm 50% số lượng người nghiện của cả
nước. Ước tính số lượng người nghiện mỗi năm tăng gần 2000 người trong đó tỉ lệ
nghiện mới là 70%, tỉ lệ tái nghiện là 6,7% còn lại là nguyên nhân khác. Từ năm 2014,
tại Việt Nam việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện ma túy được thực hiện
theo trình tự, thủ tục của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật Xử lý vi phạm hành
chính khơng quy định việc quản lí sau cai nghiện như Luật phịng, chống ma túy và
khơng cho tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện của quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tịa án. Do đó, để đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại
các cơ sở cai nghiện, Thành phố tạm thời ngưng thực hiện quản lí sau cai nghiện nhưng
vẫn tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cơng tác quản lí, hỗ trợ giúp đỡ người nghiện sau khi

hoàn thành thời gian cai nghiện về tái hịa nhập cộng đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh ln chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về phòng, chống tệ nạn ma túy lồng ghép tuyên truyền về các nội dung có liên quan
của Luật Xử lý vi phạm hành chính tại cộng đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Thành


10

phố Hồ Chí Minh có tổng số 25.870 người nghiện trong đó có 13.237 người nghiện
được quản lí tại các Cơ sở giáo dục, lao động xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy. Độ tuổi
người nghiện chủ yếu là trên 16 tuổi, đa số nghề nghiệp là công nhân, viên chức, lao
động; tỉ lệ học sinh, sinh viên nghiện ma túy ít (chiếm 0,1%); tỉ lệ giáo viên nghiện ma
túy là 0%. Như vậy, qua thống kê sơ bộ cho thấy trình độ văn hóa, đồng nghĩa với hiểu
biết về pháp luật ảnh hưởng sâu sắc đến tỉ lệ nghiện ma túy.
Vai trò của giáo dục pháp luật đối với người nghiện ma túy đang học tập trị liệu
tại Cơ sở Cai nghiện ma túy là giúp người nghiện ý thức tốt hơn trong việc rèn luyện
học tập, bồi dưỡng các hành vi tái hịa nhập cộng đồng, có định hướng duy trì việc làm
để ni sống bản thân và gia đình một cách lương thiện.
Là một trong số những đơn vị quản lí, giáo dục học viên cai nghiện ma túy,
những năm gần đây, Cơ sở Cai nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phú Văn, trực thuộc Sở
Lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng nỗ
lực, góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước trong giáo dục học viên cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng như: Dạy
văn hóa, giáo dục pháp luật, dạy nghề... Song, bên cạnh những mặt đã làm tốt, có hiệu
quả, đóng góp nhiều cơng sức vào nhiệm vụ âm thầm, lặng lẽ này, Cơ sở đang còn
phải tiếp tục tháo gỡ, rút kinh nghiệm nhiều vấn đề tiêu biểu và thực hiện nhiều biện
pháp một cách khoa học. Đặc biệt là những biện pháp quản lí giáo dục pháp luật cho
học viên nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục một cách bền vững của Cơ sở Cai nghiện
ma túy. Mặt khác, đây là một lĩnh vực nghiên cứu chưa được khai thác.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho

học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí
Minh” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo
dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật
cho học viên đề tài đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học
viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh,
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo của đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại các cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo
trợ xã hội.


11

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy –
Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú
Văn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí của Giám đốc Cơ sở Cai nghiện
ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn đối với hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại
đơn vị.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn 2019 – 2020. Các
biện pháp quản lí được đề xuất cho giai đoạn 2020 – 2022.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở các cơ sở cai nghiện ma

túy trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo
trợ xã hội Phú Văn nói riêng cịn nhiều bất cập, kết quả giáo dục chưa cao. Nguyên
nhân chính của những bất cập này là các cấp quản lí triển khai các chỉ đạo về giáo dục
pháp luật cho học viên không dựa trên tiếp cận quản lí phù hợp. Dựa trên lý thuyết
quản lí hoạt động giáo dục có thể đề xuất được các biện pháp quản lí hợp lý, khả thi
nhằm quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên, góp phần vào việc nâng cao
chất lượng hoạt động giáo dục tại đơn vị.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học
viên tại các Cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học
viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại
Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết. Các
phương pháp này được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo
dục pháp luật ở các Cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu
hồ sơ lưu trữ, quan sát.
- Bảng hỏi dùng điều tra về thực trạng giáo dục pháp luật cho học viên và quản lí


12

giáo dục cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn.
- Phỏng vấn dùng điều tra bổ sung cho điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng giáo
dục pháp luật và quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện

ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ được thực hiện với các loại hồ sơ quản lí học viên
nhằm tìm hiểu về trình độ văn hóa, sự am hiểu về pháp luật của đối tượng liên quan
đến hiệu quả cai nghiện ma túy tại các Cơ sở.
- Quan sát được thực hiện với các đối tượng nghiên cứu nhằm tìm hiểu về sự thay
đổi tích cực trong học tập, rèn luyện của học viên sau khi được giáo dục pháp luật.
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong xây dựng các biện pháp quản lí
và khảo nghiệm các biện pháp quản lí đề xuất.
6.3. Nhóm các phương pháp xử lý thơng tin
Dùng phương pháp thống kê toán để xử lý kết quả điều tra, khảo sát.
7. Cấu trúc luận văn
- Phần mở đầu: bao gồm các mục tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thiết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu.
- Phần nội dung gồm ba chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí về hoạt động giáo dục pháp luật cho học
viên tại các Cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội.
+ Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ
sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ
sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết luận và khuyến nghị
- Phụ lục
- Tài liệu tham khảo


13

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY –
BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy tự nhiên cách đây 6000 năm.
Việc trồng và sử dụng các cây có chứa hoạt chất ma túy tự nhiên đã trở thành thói quen
và tập tục của nhiều dân tộc ở nhiều vùng đất khác nhau. Từ khi phát hiện ra tác dụng
kích thích của các loại ma túy tự nhiên cũng như tổng hợp, số lượng người nghiện ma
túy ngày càng tăng. Nó cho thấy việc dùng ma túy gắn bó chặt chẽ tới cảm giác của
con người, tới cuộc sống tâm lý của họ. Đứng về phương diện xã hội, ma túy đã gây ra
những tác hại vơ cùng to lớn. Chính vì thế cuộc chiến chống tệ nạn ma túy đã có từ lâu
đời và nhiều thế kỷ. Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, nguyên Tổng Thư ký B.Ghali đã
đánh giá: “Tình trạng nghiện hút đã trở thành hiểm họa lớn của tồn nhân loại. Khơng
một quốc gia nào, dân tộc nào có thể thốt khỏi vịng xốy khủng khiếp của nó, ma túy
làm gia tăng bạo lực, tham nhũng làm cạn kiệt nguồn nhân lực, tài lực, hủy diệt những
nguồn tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động để phát triển kinh tế - xã
hội, mang lại ấm no hạnh phúc cho tồn dân” [13]. Qua tìm hiểu ở các tài liệu nước
ngoài, những nghiên cứu nhằm hỗ trợ về tái hòa nhập cộng đồng, việc làm, phòng,
chống tái nghiện cho người sau cai nghiện ma túy cịn hạn chế. Vì vậy những nghiên
cứu sau đây sẽ là bước đệm trong hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy.
Với phương châm phòng chống tệ nạn ma túy từ xa, ở một số nước đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về tâm lý tiến hành ở tuổi vị thành niên, trong đó tập trung vào
hành vi và thái độ của chúng đối với các chất gây nghiện như café, thuốc lá và các loại
rượu. Viện nghiên cứu y học Mỹ 1994 đã nghiên cứu những yếu tố bảo vệ trẻ thành
niên để chúng không sử dụng Alcohol. Những yếu tố đó bao gồm khả năng kiểm sốt
bản thân, trong đó các nghiên cứu về lịng tự trọng của Rulter (1990); Demo (1995)
cho thấy lòng tự trọng liên quan đến sử dụng chất gây nghiện và ngược lại những trẻ
có lòng tự trọng thấp thường xuyên sử dụng chất gây nghiện.
Nghiên cứu của Brook (1990), Hawkin (1992) ở Mỹ chỉ ra các yếu tố quan hệ
với bạn bè trong xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn với việc sử dụng ma túy và Alcohol

ở trẻ. Nghiên cứu của Dón (1985), Kocach và Glichman (1986); Shilter (1991)… cho
thấy việc sử dụng chất gây nghiện và gây nghiện của trẻ vị thành niên gắn với các tri
giác của việc sử dụng ma túy ở bạn bè.


14

Một nghiên cứu khác của Richardson, Myer, Bing (1997) chỉ ra rằng rối loạn tâm
trạng, cảm giác lo âu, dự báo khả năng nghiện ma túy nặng. [6]
Slivis và Perry (1987) áp dụng cơ chế phản xạ tạo tác của B.F. Skinner giải thích
rằng nghiện ma túy được củng cố âm tính bằng cách tránh các tình cảm âm tính và
củng cố dương tính bằng cảm giác dễ chịu mà nó tìm được. O.Brier và các cộng sự
(1990) giải thích hiện tượng nghiện ma túy theo cơ chế phản xạ có điều kiện của
Pavlow. Theo thuyết này thì các kích thích thường liên kết với việc dùng ma túy (sự
tổn thương, sự ức chế…) có thể trở thành điều kiện, và khi tiếp xúc với những kích
thích này thì sẽ gây cảm giác thiếu thuốc. Và quá trình trị liệu cũng chú ý vào điểm
này. Sự học tập xã hội bằng cách tiếp xúc thường xuyên với các giá trị tích cực, sự
nghỉ ngơi và trải nghiệm các cảm xúc dương tính sẽ củng cố các phản xạ có điều kiện
mới cho người nghiện.
Madanes, C (1981) đã xác nhận rằng gia đình người nghiện ma túy thì sự đảo lộn
trật tự thứ bậc là một đặc trưng. Một số tác giả cũng phát hiện ra trong gia đình người
nghiện ma túy nổi bật lên các hành vi vi phạm công khai hoặc tiềm ẩn và những lời
phê phán về nguyên tắc là điều cấm trong xã hội. [10]
Ma túy và các tệ nạn liên quan đến ma túy khơng cịn bó hẹp ở một phạm vi, một
lãnh thổ mà nó đã trở thành một vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Bởi hậu quả mà
ma túy mang lại rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn
hóa.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một trong những nước rất tích cực trong chiến lược phịng chống tệ
nạn ma túy. Trong đó nổi bật là một số nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp nhằm hỗ

trợ cai nghiện có việc làm và thu nhập sau cai nghiện.
Nhìn một cách tổng thể thì việc nghiên cứu chuyên biệt về ma túy ở Việt Nam
chưa nhiều bằng các nước trên thế giới. Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể
nêu một số đề tài sau:
* Nhóm nghiên cứu từ nhu cầu, hoàn cảnh sống và tâm lý của người sau cai
nghiện ma túy.
Hai tác giả Phạm Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng chủ biên “Tâm lý học giáo
dục nhân cách người nghiện ma túy từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh”, xuất bản năm
2004 là một cơng trình nghiên cứu cơng phu của nhiều tác giả về nguyên nhân, đặc
điểm tâm lý, công tác giáo dục nhân cách, đạo đức xã hội dành cho những người liên
quan đến nghiện ma túy. Các tác giả cho rằng, người nghiện là người rối loạn về tâm
lý, khơng làm chủ được hành vi của mình, từ khơng làm chủ được bản thân, họ hành


15

động chủ yếu theo ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng hoảng nhân
cách, tha hóa rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách, sửa đổi và
phát triển nhân cách người cai nghiện thành cơng hay khơng phụ thuộc vào thái độ,
tình thương, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân người nghiện. Do
vậy, công tác điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân cách cho người cai nghiện và
những giải pháp giúp người sau cai nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng được
thực hiện bằng biện pháp tâm lý. [22]
Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai nghiện ma túy (tại Cơ sở giáo
dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức Hạnh)” đã phân tích đặc điểm,
hồn cảnh xã hội của người nghiện ma túy lần đầu. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu
tố ảnh hưởng đến lý do nghiện ma túy lần đầu bao gồm có yếu tố bản thân, gia đình và
bạn bè. Trong đó, tác động của bạn bè có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi sử dụng

ma túy của người nghiện. Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân,
người nghiện càng dễ chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy sử dụng ma túy
sớm hơn. [12]
Năm 2005, tác giả Phan Thị Ma Hương với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma
túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” đã đưa ra cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện
ma túy – từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hóa những lý luận và
đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên
cứu hành vi của người nghiện ma túy cũng như quan điểm về việc giải quyết chúng
trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã
hội nổi trội của thanh niên nghiện ma túy, mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi
nghiện. Trong đó, vai trị gia đình được tác giải tìm hiểu ở khía cạnh mơi trường gia
đình gắn với vị thế kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ
nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lí của cha mẹ với con. Trên cơ sở đó,
việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma túy và việc cai nghiện ma túy ở thanh niên cần phải
kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định hướng
về giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện ma túy, cũng như góp phần ngăn
ngừa việc lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên. [13]
Đề tài “Nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy” của tác giả Tiêu Thị
Minh Hường (2015) đã phân tích và tổng hợp được các yếu tố về tâm lý ảnh hưởng
đến nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu
nhu cầu lý giải dưới góc độ tâm lý học, từ đó có những nghiên cứu điển hình về nhu
cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy, các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu việc
làm của họ, đề xuất một số biện pháp tâm lý – giáo dục, góp phần tăng cường nhu cầu


16

việc làm của người sau cai nghiện ma túy. [14]
* Nhóm nghiên cứu về quản lí dạy nghề, giải pháp hỗ trợ cho người sau cai
nghiện ma túy:

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm
nâng cao quản lí cai nghiện và sau cai nghiện” của TS. Nguyễn Thành Công năm
2003. Đã chỉ ra những giải pháp nhằm hỗ trợ người cai nghiện và cách thức quản lí
người sau cai nghiện tại cộng đồng. Các giải pháp chủ yếu đó là tạo được sự đồng
thuận của tồn xã hội trong cơng cuộc phịng chống ma túy, cùng nhau tạo mọi điều
kiện giúp đỡ người nghiện ma túy quyết tâm cai nghiện từ bỏ ma túy để làm lại cuộc
đời, tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới góp phần ổn định tình hình an
ninh trật tự xã hội. Bên cạnh đó, làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền về tác hại của
ma túy, vận động toàn dân tham gia đấu tranh, bài trừ tệ nạn ma túy, vì vây trong
những năm qua các tụ điểm nóng về ma túy được triệt phá, tội phạm ma túy trên địa
bàn tỉnh đã giảm đáng kể, tạo môi trường trong sạch cho các học viên cai nghiện ma
túy trở về tái hòa nhập cộng đồng. [7]
Đề tài cấp Bộ 2001 “các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người
mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2001) làm chủ
nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người nghiện ma túy,
người bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng tái nghiện của người
nghiện ma túy sau cai là do khơng có việc làm, mặc dù nghị lực của đối tượng là yếu
tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối tượng từ bỏ tệ
nạn xã hội. Trong đó, yếu tố giáo dục pháp luật cho đối tượng có tầm ảnh hưởng quan
trọng tới sự tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện tại cộng đồng. Do vậy, kiến
thức về pháp luật gián tiếp ảnh hưởng tới sự hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc
làm cho đối tượng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện.
[17]
Theo nghiên cứu “Những giải pháp chủ yếu quản lí, dạy nghề cho người cai
nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh”
2004 – 2005 do viện nghiên cứu xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Đề tài
nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp thực tiễn để đáp ứng nhiệm vụ quản lí và dạy
nghề cho người sau cai nghiện ma túy thuộc đề án “Tổ chức quản lí dạy nghề và giải
quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thơng qua Nghị quyết 16/2003/NQ-QH11 “Về thực hiện thí điểm

tổ chức quản lí, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở TP
Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố thuộc Trung ương”. Nghiên cứu được thực
hiện đã giải quyết được vấn đề giúp những người sau khi kết thúc cắt cơn nghiện 2


17

năm, chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, người cai nghiện được cai nghiện
được phân loại chuyển sang giai đoạn hậu cai là học văn hóa, học nghề và từng bước
đưa những người sau cai nghiện ma túy có đủ điều kiện tối thiểu và làm việc tại các
khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây dựng. Kết quả nghiên cứu đã được triển
khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp hàng ngàn người từng bước tái hòa nhập cộng đồng
cho người sau cai nghiện ma túy là cần phải có sự tham gia quản lí của cơng an khu
vực, chính quyền địa phương, thị trấn và các đồn thể, ban điều hành khu phố. Trong
đó, tác giả khẳng định vai trị của gia đình và cộng đồng là khơng thể thiếu trong q
trình phịng chống ma túy và phải tạo ra mơi trường sống hịa thuận, đồn kết, dân chủ
và quan tâm tới nhau giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường
học, khu phố, xóm ấp.
Đề tài“Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. (Nghiên
cứu tại Thành phố Hà Nội)” của tác giả Lê Thị Thanh Huyền, năm 2014. Đề tài này
được tiến hành với mục đích mô tả thực trạng nhu cầu vay vốn, việc làm của người sau
cai nghiện trên địa bàn TP Hà Nội nhằm đưa ra những giải pháp và hoạt động phù hợp
để ổn định cuộc sống cho người sau cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, đề tài này chỉ có
phạm vi nghiên cứu trong việc hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho người sau cai
nghiện ma túy. [15]
Ngoài ra cịn có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, internet về vấn đề này
với những cách tiếp cận khác nhau…Trong các tài liệu cũng đã chỉ ra: Người nghiện
ma túy là một nhóm xã hội đặc thù, họ không chỉ yếu về mặt thể chất mà yếu cả về
mặt tinh thần. Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác
nhau, các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của công

tác hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm,
phịng ngừa tái nghiện trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn nhận một cách tổng thể, có thể thấy các nghiên cứu ở trên đã tìm hiểu về
đời sống của người sau cai nghiện ma túy cũng như những vấn đề họ gặp phải trong
cuộc sống và tiếp cận các dịch vụ trợ giúp họ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó mới dừng
ở một phần nhỏ và đánh giá thực trạng trên một vùng hoặc cả nước, đưa ra các số liệu
và tình hình thực tế, hoặc là tài liệu giảng dạy, lý thuyết chưa thực sự phù hợp với địa
bàn nghiên cứu của đề tài này. Thực tế đang thiếu các nghiên cứu về các hoạt động xã
hội cho người cai nghiện nhất là giáo dục pháp luật để đối tượng có thể tái hịa nhập
cộng đồng, tìm kiếm việc làm, phòng ngừa tái nghiện… trở thành người lương thiện,
có ích cho cộng đồng và xã hội đây chính là cơ sở khoa học cho việc hỗ trợ nghiên cứu
đề tài. Nghiên cứu “Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai
nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh” hy vọng sẽ là sự


18

đóng góp nhỏ của tác giả vào nỗ lực phịng chống tệ nạn ma túy chung của toàn xã hội.
Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên đây chính là cơ sở khoa học để tôi kế thừa và
phát triển trong luận văn của mình.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lí giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm Quản lí
Theo Henry Fayon (1841-1925) người Pháp: Trong tác phẩm “Quản lí cơng
nghiệp và quản lí tổng qt, Ơng khẳng định “Quản lí là q trình đạt đến mục tiêu
của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tố chức, chỉ
đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. "Khi con người lao động hiệp tác thì điều tối quan trọng
là họ cần phải xác định rõ cơng việc mà họ phải hồn thành, và các nhiệm vụ của mỗi
cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mục tiêu của tổ chức”.
Các tác giả như Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí cho rằng: ‘‘Hoạt động

quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thế quản lí (người quản lí)
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu đề ra”.
Theo tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn Quản lí hành chính nhà nước và quản lí
ngành giáo dục đào tạo thì “Quản lí là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối
tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của
cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” .
Như vậy, với các cách tiếp cận, các quan niệm của các nhà khoa học về quản lí
thì hình như chúng bao hàm những khía cạnh khác nhau, song mục tiêu cuối cùng mà
họ đưa ra thì lại hồn tồn giống nhau. Nghĩa là quản lí để đạt đến chất lượng của sản
phẩm bởi quản lí là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định hợp
quy luật và có hiệu quả quản lí đồng thời phải tuân theo những nguyên tắc nhất định
nhằm đạt đến mục tiêu chung của tổ chức mình.
Theo C. Mác và Ph. Ăng ghen thì quản lí là sự tác động lên một hệ thống nào đó
với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được. Quản lí là một phạm trù
xuất hiện trước khi có Nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động
chung được thực hiện ở quy mơ lớn. Quản lí được phát sinh từ lao động, không tách
rời với lao động và bản thân quản lí cũng là một loại hoạt động lao động. “Tất cả mọi
lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn,
thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và
thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất
khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó” .
1.2.1.2. Khái niệm Quản lí giáo dục


19

Nhà nước quản lí mọi mặt hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục. Vậy, quản
lí Nhà nước về giáo dục là tập hợp những tác động hợp quy luật được thể chế hoá bằng
pháp luật của chủ thể quản lí nhằm tác động đến các phân hệ quản lí để thực hiện mục
tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ.

Theo tác giả M.I. Kơnđacốp: "Quản lí giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các
mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành
nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá
trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em".
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lí nhà trường, quản lí giáo dục nói chung là
thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa
nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu
đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ trẻ và đối với từng học sinh" [10].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành
theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã
hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,
đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất" [19].
Theo tác giả Nguyễn Gia Quý: "Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định,
trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo
dục quốc dân" [20].
Khái niệm về Quản lí giáo dục, cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau,
nhưng cơ bản đều thống nhất với nhau về nội dung và bản chất. Tác giả Đặng Quốc
Bảo cho rằng: "Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát
triển của xã hội" [3].
Quản lí giáo dục bao gồm: Chủ thể quản lí, khách thể quản lí và quan hệ quản lí.
Chủ thể quản lí: Bộ máy quản lí giáo dục các cấp. Khách thể quản lí: Hệ thống giáo
dục quốc dân, các trường học. Quan hệ quản lí: Đó là những mối quan hệ giữa người
học và người dạy; quan hệ giữa người quản lí với người dạy, người học; quan hệ người
dạy - người học...Các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất
lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ hệ thống giáo dục. Nội dung quản lí giáo
dục bao gồm một số vấn đề cơ bản: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành, tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất,


20

thiết bị trường học; tổ chức bộ máy quản lí giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên; huy động, quản lí sử dụng các nguồn lực... Như vậy:
"Quản lí giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, cán bộ, kế hoạch hố...) nhằm
đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống cả về số lượng cũng
như chất lượng".
1.2.1.3. Khái niệm Quản lí nhà trường
Mỗi nhà trường ở Việt Nam đều có hình thức quản lí với chế độ một thủ trưởng,
tức là mỗi nhà trường đều có một hiệu trưởng và hội đồng giáo viên là chủ thể quản lí
trực tiếp vận hành hệ thống giáo dục thực hiện các mục tiêu giáo dục chung. Bản chất
của quản lí trường học là quản lí quá trình giáo dục theo nghĩa rộng. Trường học là
một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống Giáo dục quốc dân.
Hoạt động dạy và học là hoạt động cơ sở của nhà trường, mọi hoạt động phức tạp, đa
dạng khác đều hướng vào hoạt động cơ sở này. Do vậy, quản lí trường học nói chung
và quản lí trường tiểu học nói riêng thực chất là: " Quản lí hoạt động dạy - học, tức là
làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới
mục tiêu giáo dục", theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang [19].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: "Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn
ra q trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố Thầy - Trò.
Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục
quốc dân, nó là đơn vị cơ sở" [3].
Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về khái niệm quản lí nhà
trường: "Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi
trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến
tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với

từng học sinh'' [11].
Quản lí nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống quản lí
giáo dục nói chung. Quản lí nhà trường chính là những cơng việc của nhà trường mà
người cán bộ quản lí thực hiện những chức năng quản lí để thực hiện các nhiệm vụ,
cơng tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch của chủ thể
quản lí nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường mà trọng tâm là quá trình
dạy và học. Bản chất của cơng tác quản lí nhà trường là quá trình chỉ huy, điều khiển
sự vận động của các thành tố, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành tố. Mối quan hệ
đó là do q trình sư phạm trong nhà trường quy định. Quản lí trường học nói chung
và quản lí trường tiểu học nói riêng là tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá trình giảng
dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời quản lí những điều kiện cơ sở vật
chất và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được mục đích giáo dục, đào tạo.


21

1.2.2. Khái niệm hoạt động giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật là một vấn đề cơ bản không những đối với nước ta mà còn
đối với các nước khác trên thế giới. Qua các sách báo, tài liệu hội thảo của một số tác
giả nước ngoài đã khẳng định “Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo
pháp luật là những nhiệm vụ nâng cao văn hóa pháp luật, ý thức pháp luật của nhân
dân”. [5]
Về khái niệm giáo dục pháp luật, ở nước ta hiện nay còn có nhiều quan điểm,
cách hiểu khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục
chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức.
Theo quan điểm này, giáo dục pháp luật không được xem là một hoạt động độc
lập trong hệ thống giáo dục nói chung mà nó là một bộ phận cấu thành của cơng tác
giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức; khi tiến hành giáo dục chính trị, tư
tưởng và giáo dục đạo đức cho nhân dân thì tự nó sẽ hình thành nên ý thức pháp luật.

Điều đó có nghĩa là cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức tốt thì sẽ
có sự tơn trọng pháp luật của nhân dân. Nói cách khác, sự hình thành ý thức pháp luật
của cơng dân là do q trình giáo dục chính trị tư tưởng hay giáo dục đạo đức tạo nên.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Giáo dục pháp luật đồng nghĩa với phổ biến, tuyên
truyền hay giải thích pháp luật. Với quan điểm này thì giáo dục pháp luật chỉ là các đợt
tuyên truyền, cổ động khi có văn bản pháp luật mới được ban hành. Đây chỉ là công
việc thường xuyên của bộ máy làm nhiệm vụ tuyên truyền, các phương tiện thông tin
đại chúng và các cơ quan chuyên trách.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Giáo dục pháp luật đồng nghĩa với việc dạy học và
học pháp luật trong các nhà trường. Với quan điểm này cho thấy việc tuyên truyền,
phổ biến pháp luật ở ngồi mà khơng phải giáo dục pháp luật.
Quan điểm thứ tư cho rằng: Khơng có khái niệm giáo dục pháp luật. Vì pháp luật
là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, là mệnh lệnh của nhà nước bắt buộc mọi
người phải tuân thủ và thực hiện một cách vô điều kiện. Do vậy, không cần đặt ra vấn
đề giáo dục pháp luật mà chỉ cần ban hành phổ biến các văn bản pháp luật, khơng cần
phải vận động, giải thích, tun truyền, mọi người dân phải có nghĩa vụ phải tự biết,
hiểu và tự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Qua nghiên cứu các quan điểm về giáo dục pháp luật như trên cho thấy mỗi quan
điểm đặt ra đều có những cơ sở và luận cứ khoa học để khẳng định quan điểm của
mình là đúng đắn. Song, trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì các quan điểm như trên đều mang tính phiến
diện, khơng đầy đủ, thậm chí có quan điểm mang tính cực đoan, trái với chủ trương


22

của Đảng và Nhà nước ta và các quan niệm ấy hoặc đã vơ tình hoặc cố ý hạ thấp vai
trị và giá trị xã hội của pháp luật. Chính từ những cách hiểu đó mà cơng tác giáo dục
pháp luật trên thực tế chưa cao.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải hiểu một cách đúng đắn về giáo dục pháp luật. Để

hiểu đúng bản chất của giáo dục pháp luật, trước hết phải tìm hiểu và nghiên cứu về
khái niệm giáo dục.
Theo quan điểm của các nhà khoa học sư phạm thì giáo dục được hiểu theo hai
nghĩa rộng và hẹp sau đây:
Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình ảnh hưởng của những điều kiện khách
quan (những chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, mơi trường sống, truyền
thống văn hóa, đạo đức, sự hội nhập quốc tế) và cả những nhân tố chủ quan (đó là tác
động có chủ đích và định hướng của con người) lên đối tượng nhằm hình thành ở
những phẩm chất, kỹ năng và năng lực nhất định.
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình tác động của nhân tố chủ quan (sự tác
động tự giác, có mục đích, có chủ định, có định hướng của con người) lên đối tượng
được giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Từ điển tiếng Việt nêu khái niệm
giáo dục như sau: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần
có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [18]. Như vậy, nếu hiểu theo
nghĩa hẹp thì giáo dục khơng phải là sự tác động của các yếu tố khách quan mà chỉ có
các yếu tố chủ quan, nói cách khác “Những ảnh hưởng hay tác động của các yếu tố
khách quan không nằm trong nội hàm của khái niệm giáo dục”.
Giáo dục pháp luật là một hình thức của giáo dục nói chung. Song, giáo dục pháp
luật được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.
Chúng tơi nhất trí với quan điểm của đa số các nhà khoa học, đó là hiểu giáo dục pháp
luật theo nghĩa hẹp của giáo dục, cần vận dụng khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp để
hình thành khái niệm giáo dục pháp luật. Việc xây dựng khái niệm giáo dục pháp luật
xuất phát từ nghĩa hẹp vì những lý do sau đây.
Thứ nhất: Sự hình thành và phát triển ý thức của con người là sản phẩm của quá
trình ảnh hưởng, tác động của cả nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan. Nói đến
vấn đề này Các Mác đã viết: Con người vốn là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục đã
thay đổi. Các điều kiện khách quan như: chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền
thống ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức, cũng như quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của con người. Do vậy, nếu các điều kiện khách quan có sự thay đổi thì sẽ

kéo theo sự thay đổi ý thức của con người. Tuy nhiên, sự tác động của nhân tố chủ
quan (đó là hoạt động có chủ định, có định hướng, có tổ chức, có mục đích của con


23

người) có ảnh hưởng rất lớn, nếu xét trong điều kiện hồn cảnh cụ thể thì nó có tính
chất quyết định đến sự hình thành và phát triển ý thức của con người. Thông qua sự tác
động của nhân tố chủ quan, con người sẽ được cung cấp những tri thức khoa học, tri
thức về cuộc sống, từ đó họ sẽ dần hình thành lịng tin, tình cảm và dẫn đến việc điều
chỉnh các hành vi của mình phù hợp với yêu cầu đặt ra của xã hội. Do vậy, quá trình
giáo dục cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có định hướng cụ thể. Mặt
khác, cần giảm tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố khách quan lên đối
tượng giáo dục. Như vậy, sự hình thành và phát triển ý thức của con người là sản phẩm
của một quá trình đan xen, phức tạp, trong đó điều kiện khách quan là nhân tố ảnh
hưởng có thể tự phát theo chiều này hay chiều khác, còn nhân tố chủ quan là nhân tố
tích cực mang tính chủ động. Do vậy, nếu nhân tố khách quan ảnh hưởng cùng chiều
với nhân tố chủ quan thì hiệu quả giáo dục sẽ được đảm bảo, đem lại kết quả tốt, hiệu
quả cao, nếu các nhân tố đó tác động ngược lại thì chất lượng giáo dục sẽ khơng tránh
khỏi những hạn chế. Điều này đòi hỏi chủ thể giáo dục cần có sự tác động tích cực lên
các ảnh hưởng khách quan bất lợi, đồng thời cần điều chỉnh ngay hoạt động giáo dục
cả về nội dung, hình thức cũng như phương pháp giáo dục sao cho phù hợp.
Thứ hai: ngày nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới một cách sâu
sắc và toàn diện. Nền kinh tế thị trường đã và đang đem lại những biến đổi tích cực
trong đời sống xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy tính tự lập, năng động
sáng tạo và ý chí vươn lên của từng cá nhân, đời sống của nhân dân được nâng lên
đáng kể. Bên cạnh đó, những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng hàng ngày,
hàng giờ len lỏi đến nhận thức, tình cảm, lối sống, hành vi của từng con người. Nếu
trước đây việc tôn trọng danh dự, lương tâm, trách nhiệm của tuyệt đại đa số người
Việt Nam được coi trọng thì hiện nay quan điểm đó ở một số người bị lệch lạc, dẫn tới

sự hình thành ở họ thước đo giá trị lệch chuẩn. Từ đó, lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá
nhân, cơ hội lan tỏa trong xã hội, con người dễ rơi vào tệ nạn, tiêu cực, tham nhũng.
Nếu khơng có sự tác động định hướng thì những điều kiện khách quan sẽ tác động
mạnh mẽ đến ý thức của con người theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.
1.2.3. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục pháp luật
Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều quan niệm khác nhau về
quản lí. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, quản lí là tổ chức, điều khiển hoạt động của 1 số
đơn vị, một cơ quan. Trong từ điển Giáo dục học, quản lí là hoạt động hay tác động có
định hướng, có chủ định của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí
(người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
đích tổ chức. Theo Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành GD – ĐT,
quản lí là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy,


24

điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích
hoạt động chung, phù hợp với quy luật khách quan.
Ở các cơ sở giáo dục đào tạo của Nhà nước nói chung và trong cơ sở Cai nghiện
ma tuý – Bảo trợ xã hội nói riêng đều có chương trình, nội dung GDPL nhằm hình
thành, phtá triển ở đối tượng đào tạo tính tự giác, nghiêm minh trong chấp hành cũng
như tham gia xây dựng pháp luật của Nhà nước, quy định của đơn vị. Các lực lượng
tham gia hoạt động quản lí GDPL dựa theo giáo án, các kỹ năng giảng bài của giảng
viên, giáo viên, cũng như việc giáo dục rèn luyện của học viên mà tổ chức, điều khiển,
hướng dẫn, giám sát các hoạt động của các lực lượng ấy, đảm bảo thực hiện đúng quy
định của pháp luật về GD – ĐT.
Quản lí giáo dục pháp luật thuộc phạm trù quản lí giáo dục. Mọi hoạt động quản lí
giáo dục pháp luật phải tuân theo lý luận quản lí giáo dục. Quản lí giáo dục pháp luật là
quản lí một nội dung giáo dục cụ thể trong chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục.
Quản lí giáo dục pháp luật phải đặt trong mối quan hệ với quản lí các nội dung giáo dục

khác nhằm hình thành, phát triển hài hòa các phẩm chất nhân cách của người học. Quản
lí giáo dục pháp luật có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình giáo dục pháp luật được
tiến hành đồng bộ với quá trình giáo dục các phẩm chất khác, đảm bảo cho các quá trình
giáo dục đó hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng vận động theo mục tiêu giáo dục chung.
Quản lí giáo dục pháp luật là tác động vào mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức giáo dục, tác động vào hoạt động của nhà giáo dục, đối tượng giáo dục và các
thành tố khác của quá trình giáo dục pháp luật, làm cho các thành tố đó vận động theo
quy luật tối ưu và đạt được hiệu quả cao nhất. Mặt khác, quản lí giáo dục pháp luật là tổ
chức điều khiển q trình giáo dục đó diễn ra phù hợp với đối tượng giáo dục, phù hợp
với đặc điểm của nhà trường, của hoàn cảnh thực tiễn xã hội trong các điều kiện cụ thể.
Quản lí giáo dục pháp luật là một điều kiện cơ bản để hoạt động giáo dục pháp
luật đạt được mục đích đã định. Quản lí giáo dục pháp luật là hoạt động thường xuyên,
liên tục và lâu dài của chủ thể quản lí lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật
vào cuộc sống. Trong cơng tác quản lí nhà nước, phổ biến, quản lí giáo dục pháp luật
được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường
xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành.
Từ cách tiếp cận quản lí hoạt động, có thể hiểu:
Quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở cai nghiện ma túy là hệ
thống những tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lí đến hoạt động của
nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm đạt mục đích giáo dục, giúp cho các học
viên có nhận thức và hành vi đúng đắn, hoà nhập với cuộc sống xã hội và có nghề
nghiệp hợp pháp, ni sống bản thân và gia đình.


25

Chủ thể quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở là những người đứng đầu
Cơ sở và sự phối hợp giữa những tập thể, cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ, quyền
hạn trực tiếp hoặc gián tiếp về cơng tác lãnh đạo, quản lí, giáo dục, rèn luyện học viên.
Theo đó, chủ thể quản lí học viên tại Cơ sở bao gồm: các cấp ủy Đảng, Ban Giám đốc,

giáo dục viên và tất cả cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên của Cơ sở.
Chủ thể quản lí giáo dục pháp luật có chức năng tổ chức, điều khiển, kiểm tra tồn
bộ q trình giáo dục trong Cơ sở. Bao gồm việc xây dựng chương trình, kế hoạch giáo
dục, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, phương tiện
giáo dục; khai thác, sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho quá trình giáo dục
pháp luật cho học viên.
Chủ thể quản lí giáo dục pháp luật điều khiển quá trình giáo dục pháp luật cho học
viên trong Cơ sở có thể bằng con đường trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan
chức năng trong Cơ sở. Chủ thể quản lí giáo dục phải thường xuyên nắm thơng tin
ngược trong q trình giáo dục, kịp thời ra quyết định bổ sung, điều khiển các hoạt động
giáo dục trong Cơ sở và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Đối tượng quản lí là những cá nhân, tập thể chịu sự tác động, điều khiển, quản lí
của chủ thể lãnh đạo, quản lí trong suốt quá trình đào tạo. Tiếp cận theo quá trình giáo
dục, đối tượng quản lí là tồn bộ các thành tố cấu thành quá trình giáo dục pháp luật cho
học viên và các lực lượng tham gia vào q trình đó. Tiếp cận theo hoạt động giáo dục,
đối tượng quản lí là tất cả các hoạt động giáo dục pháp luật của nhà giáo dục và đối
tượng giáo dục.
Việc xác định đối tượng quản lí được đặt trong các mối quan hệ cụ thể, các
hoạt động cụ thể. Trong mối quan hệ với học viên thì giáo viên là chủ thể quản lí
hoạt động học tập, rèn luyện của học viên. Nhưng trong mối quan hệ với Ban Giám
đốc của Cơ sở thì giáo viên lại là đối tượng bị quản lí. Mọi hoạt động giáo dục của
giáo viên phải chịu sự điều khiển của Ban Giám đốc. Học viên vừa là khách thể
(đối tượng chịu sự quản lí của chủ thể) vừa là chủ thể trong quá trình tự hình thành
ý thức pháp luật. Thông qua con đường học tập, rèn luyện và tự học tập, rèn luyện
mà học viên tự vươn lên chiếm lĩnh kiến thức, phát triển và hoàn thiện nhân cách
theo mục tiêu yêu cầu đào tạo.
Mục tiêu quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở là tạo điều kiện, môi
trường giáo dục đào tạo thuận lợi, tối ưu để phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của
chủ thể và đối tượng quản lí; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, rèn
luyện và ý thức pháp luật của học viên và phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm quản lí

của các chủ thể - yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo xây dựng Cơ sở.


×