Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BIỆN PHÁP THI GVCN GIỎI 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 2
******

BÁO CÁO BIỆN PHÁP THAM GIA HỘI THI
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP TRƯỜNG
Tên giải pháp:

“ Xây dựng tính tự giác, nề nếp tự quản cho học sinh
lớp chủ nhiệm ”

Họ và tên: Phạm Thị Niệm
Môn giảng dạy: Vật lí
Trình độ chun mơn: Đại học
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Tân Yên số 2

Tân Yên, tháng 3 năm 2023
1


I. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
- Học sinh bậc THPT đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nhân cách. Đây là
giai đoạn gắn với lứa tuổi dậy thì và đang có chuyển biến tích cực từ vị thành niên
sang tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi này, các em đang trong giai đoạn lĩnh hội tri thức
cơ bản và các kỹ năng sống cần thiết để bước vào môi trường học tập chuyên nghiệp.
Học sinh THPT đều mong muốn thể hiện là người có khả năng tự làm chủ và chịu
trách nhiệm trước hành vi và cuộc sống của mình. Ở độ tuổi này, các em rất nhạy bén
với cái mới, tiếp thu chưa có sự chọn lọc kỹ càng. Vì thế xây dựng cho các em tính
tự giác, ý thức tự quản tốt là rất cần thiết giúp các em tự chủ được hành vi và cuộc
sống sau này.
- Khi được nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, người giáo viên mang một trọng trách


không hề nhỏ bởi GVCN đã nhận được sự ủy nhiệm của cha mẹ học sinh, của Nhà
trường trong việc giáo dục các em.
- Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, với sự phát triển mọi mặt về cơng
nghệ thì khơng ít học sinh của trường ta có xu hướng sống hưởng thụ, đua địi chưng
diện, đơi khi cịn muốn khẳng định đẳng cấp với những điện thoại và quần áo đắt
tiền…… mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập của mình. Khơng ít học sinh hồn
tồn lệ thuộc vào sự quản lí của bố mẹ và của giáo viên. Khơng có người thân hay
giáo viên nhắc nhở là không đi học đúng giờ, không rực nhật, không lao động…..
Rất nhiều trường hợp khi GVCN khơng có mặt trên trường thì các em khơng thực
hiện nhiệm vụ hoặc làm chống đối. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh ln phó mặc cho
nhà trường trong việc dạy dỗ con cái theo quan điểm “Trăm sự nhờ thày” điều này
tạo cho giáo viên chủ nhiệm một áp lực rất lớn và việc giáo dục học sinh đã khó lại
càng khó hơn.
- Mỗi giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm đều trăn trở: làm thế nào đề hình thành
cho học sinh của mình một nhân cách tốt; ngồi việc giúp các em lĩnh hội kiến thức
một cách hiệu quả nhất thì là sao để các em có đủ bản lĩnh để khơng bị cám dỗ bởi
những thói hư tật xấu, và cái đích cuối cùng đó là làm sao để các em ra ngoài xã hội
2


trở thành người có ích cho xã hội. Khi mỗi cá nhân trong lớp đã từng bước hình
thành tính tự giác tốt, tập thể lớp có ý thức tự quản cao thì sẽ đạt kết quả tốt trong
học tập cũng như trong mọi phong trào thi đua của lớp, tạo nên một tập thể vững
mạnh.
- Khi mới được tiếp nhận lớp chủ nhiệm, qua 3 tuần đầu tìm hiểu tiếp xúc và quan
sát, tôi nhận thấy: đa phần học sinh chưa chủ động trong cơng việc chung, cịn trơng
chờ vào giáo viên và cán bộ lớp; khi phân công thực hiện hay trốn tránh với nhiều lí
do, nhiều học sinh cịn ngại ngùng, e dè khi phải trình bày ý kiến của mình trước lớp,
thờ ơ trước biểu hiện sai của bạn mà không báo cáo với giáo viên chủ nhiệm hay với
giáo viên bộ môn; cán bộ lớp tuy rất trách nhiệm nhưng lại thụ động trong công việc

quản lí lớp; một số học sinh có hồn cảnh đặc biệt, nên chỉ sống với ông bà, nên các
em không hồ đồng mà sống thu mình khép kín, nhưng lại có một số học sinh chưa
biết cách kìm chế cảm xúc của bản thân, thích gì nói đấy, khơng nghe các bạn gớp ý
và hay đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Chính vì vậy bản thân tơi ln mong
muốn tìm cách làm thế nào để các em chủ động tự giác trong mọi công việc, ngay cả
trong suy nghĩ các em cũng phải tự ý thức thì hiệu quả học tập sẽ được cải thiện,
điều đó giúp các em rát nhiều cho cuộc sống sau này.
- Để đạt được hiệu quả trong cơng tác chủ nhiệm, ngồi việc thực hiện đầy đủ nhiệm
vụ và trách nhiệm của GVCN, thày (cơ) chủ nhiệm cịn kết hợp rất nhiều các biện
pháp chủ nhiệm khác nhau, lúc thì song song, lúc thì đơn lẻ một biện pháp. Với trên
10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy một trong những yếu tố để nâng cao
hiệu quả lớp chủ nhiệm đó là xây dựng lớp học thân thiện, mối học sinh đều có ý
thức tự giác, điều này làm cho học sinh thích đến lớp và khơng cịn cảm giác căng
thẳng khi phải đến lớp, phải đối diện với sự quản lí GVCN hay với giáo viên bộ
mơn. Vì vậy trong quá trình làm chủ nhiệm, bên cạnh rất nhiều biện pháp thực hiện
thì tơi ln chú trong tới biện pháp “ Xây dựng tính tự giác, nề nếp tự quản cho
học sinh lớp chủ nhiệm ” và hiện tại tôi đang tiếp tục thực hiện trên lớp 12A4
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Thơng hiểu và thân thiết hóa mối quan hệ thày trò và bạn bè trong lớp
3


1.1. Thông hiểu học sinh
- Việc đầu tiên cần làm khi nhận lớp chủ nhiệm đó là tìm hiểu về học sinh: hồn cảnh
gia đình, sở thích, sở trường, sở đoản… thơng qua phiếu tìm hiểu thơng tin học sinh
(Phụ lục). Đây là tài liệu thông tin ban đầu của GVCN.
- Tìm hiểu học sinh thơng qua quan sát trực tiếp: Tôi thường quan sát trực tiếp học
sinh qua các buối lao động đầu năm, các hoạt động tập trung, vệ sinh lớp học, hằng
ngày trong các hoạt động trên lớp, đôi khi là cả giờ ra chơi để biết hành vi thái độ
học sinh. Qua đó tơi cố gắng tìm ra những nét cá tính nhất của từng em. Q trình

quan sát thường xun này giúp tơi nắm bắt cặn kẽ từng đối tượng học sinh.
- Tiến hành những thử nghiệm tìm hiểu thái độ học sinh qua các tình huống. Đây là
cách làm giúp cho tơi có thể thu được thông tin về một hay nhiều vấn đề cần làm
sáng tỏ. Ví dụ như yêu cầu học sinh tiến hành nhặt rác trong phòng; vệ sinh bảng;
hoặc cho học sinh thi đối đáp nhanh ngay trong giờ sinh hoạt. Qua những tình huống
đó tơi sẽ đánh giá được tư duy, khả năng giao tiếp, khả năng xử lí tính huống của các
em.
1.2. Thân thiết hố mỗi qua hệ thày trò và bạn bè trong lớp
- Khi đã nắm được đặc tính của lớp , tơi cụ thể hóa công việc chủ nhiệm thông qua
việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, và cùng với cán bộ lớp xây dựng tiêu chí đánh giá
hạnh kiểm cho từng cá nhân. Tiếp đó tơi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với
đặc điểm của lớp và chỉ đạo của Ban giám hiệu. Có thể coi đây là chiến lược và
chiến thuật mà tôi sẽ thực hiện trong suốt năm học.
- Có nhiều cách để thân thiết hóa mối quan hệ Thày – trị: sau tiết dạy , tơi thường
nán lại vài phút để trao đổi ngắn vớii một, hai học sinh hoặc là cán bộ lớp, hoặc là
em học sinh có hồn cảnh khó khăn, hoặc em học sinh cá biệt…có dịp là tơi tận dụng
gặp gỡ trao đổi với phụ huynh thông qua nhiều kênh: tới nhà phụ huynh, gọi điện,
nhắn tin qua Zalo… cũng có khi chỉ để trao đổi về thái độ, tính cách học sinh khi ở
nhà. Trong q trình tiêp cận học sinh tơi ln tránh việc áp đặt mà thay vào đó tơi đi
khai thác tính trẻ trung và năng động của các em. Tơi lắng nghe và tơn trọng ý kiến
của trị. Những ý kiến chưa đúng tơi có thể đưa ra ý kiến : “ ý em cũng được…
4


nhưng…vậy thì sao , nếu như ta làm như thế này…thì sẽ tốt hơn. Em thấy sao ? ”.
Khi phát hiện được hành vi sai trái của học sinh khi các em không ở trường, tôi luôn
chủ động trao đổi kĩ với phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lí của phụ
huynh, sau đó tơi trao đổi riêng với một vài học sinh khác ở gần hoặc ngồi cùng bàn
hoặc hay chơi, và cuối cùng ngoài việc nhắc nhở bài học chung cho cả lopws, tôi
nhắn tin riêng cho học sinh với nội dung trị truyện tìm hiểu và đưa ra lời khuyên cho

học sinh…. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thấy việc tiếp xúc với học sinh cũng
là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải thật khéo léo, có cách
nhìn tinh tế tạo được niềm tin của học sinh, của phụ huynh sao cho sau mỗi lần nói
chuyện học sinh có thể vơ tư bộc bạch hết ý nghĩ của mình với GVCN. Thơngthay
qua qua trình tiếp xúc với học sinh, GVCN là người dẫn dắt học sinh xoá bỏ dần nỗi
“sợ” khi phải đối diện với thày cô giáo mà thay vào đó từ sự tin tưởng, kính trọng
với các thày cơ để từ đó các em hồn tồn tự nguyện chia sẻ những suy nghĩ của bản
thân với thày cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
- Để xây dựng mối quan hệ bạn bè trong lớp chủ nhiệm, tôi sử dụng rất nhiều cách
khác nhau. Ngoài việc yêu cầu các em thực hiện tốt nội quy lớp học, tôi thường tổ
chức cho các em chơi trò chơi tập thể trong giờ sinh hoạt: Vận chuyển bóng, ai
nhanh hơn, ai khỏe hơn, ai hay hát hơn…… Trong lớp ln có một số học sinh chậm
tiến bộ (có thể về học tập, hạnh kiểm…..) ngồi phối hợp cùng phụ huynh, tơi
thường nhờ riêng một số học sinh trong lớp giúp đỡ, điều này làm cho học sinh giúp
bạn rất vui vì cảm thấy mình nhận được sự tin cây của GVCN, đồng thời lại giúp bạn
tiến bộ. sau một thời gian thấy tiến bộ. Khi trên mạng xã hội rộ lên một vẫn đề gì đó
về học sinh, hay các vấn đề về xã hội thì trong giờ sinh hoạt tơi thường lấy là ví dụ
cho các em nêu quan điểm về sự việc qua đó phân tích cho các em, giúp các em tự
rút ra bài học cho riêng mình. Bản thân tôi luôn tư vấn cho các em về những việc nên
làm và không nên làm với thày cô, bạn bè trong lớp, trong trường…
2. Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần tự quản cho mỗi học sinh
2.1. Xây dựng nội quy lớp học khoa học, phù hợp
5


- Để có một tập thể lớp tự quản tốt, cá nhân học sinh tự quản tốt thì điều kiện tiên
quyết đó là có một nội quy lớp học thật khoa học phù hợp với nội quy chung của
Nhà trường nhưng vẫn phù hợp với đặc thù riêng lớp học. Xác định được điều đó
nên tơi khơng vội đưa ra quy định ngay cho các em mà thường để sau tuần học đầu
tiên, khi tôi quan sát, kết hợp trao đổi với giáo viên bộ môn, với một số học sinh, tôi

sẽ tổ chức buổi họp riêng giữa GVCN và cán bộ lớp để xây dựng nội quy lớp học sát
với đặc điểm của lớp ( Phụ Lục 2). Trong suốt q trình thực hiện tơi ln quan sát,
đánh giá kịp thời việc thực hiện của các em, kiểm tra đột xuất sổ ghi chép của tổ
trưởng và lớp trưởng để từ đó rút kinh nghiệm cho các em trong tuần tiếp theo.
Riêng về các buổi lao động, vệ sinh khu vực chung và lớp học tôi giao riêng cho lớp
phó lao động phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ cuối buối lớp phó phụ trách lao
động phải tổng hợp được tổ nào làm việc tốt, tổ nào làm chưa tốt, HS nào khơng
mang dụng cụ hay cịn chưa hồn thành cơng việc của mình, đó cũng là một nội
dung đánh giá trong giờ sinh hoạt cuối tuần.
- Bên cạnh đó, tơi ln đồng hành cùng học sinh trong mọi hoạt động: Lao động, vệ
sinh trường, các buổi tập trung ngoại khóa, các hoạt động thể dục thể thao, văn
nghệ…. Tôi cũng dành khá nhiều thời gian giúp các em tháo gỡ mâu thuẫn, hay thắc
mắc mà các em gặp phải. Tôi luôn tạo cho các em một cảm giác tin cậy, các em có
thể nói với tơi những chuyện mà có thể về nhà các em khơng dám nói với bố mẹ và
ngẫu nhiên tơi cũng chính là cầu nối giữa học sinh và giáo viên bộ mơn, tơi ln chỉ
cho các em chuẩn mực thày trị, cách cư xử của mỗi học sinh nên có và nên làm.

6


Lễ Khai giảng

Hưởng ứng tuần lễ áo dài

Tiết mục đạt giải nhất cuộc thi “ Giai điệu tuổi hồng” năm học 2022 – 2023

Tiết mục giải nhì cuộc thi “Vũ khúc sân trường”
7



2.2. Giáo dục ý thức tự giác bằng sức mạnh tâm lí
- Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh ngoan ngoãn, học sinh nghịch ngợm,
cá biệt. Do đó tìm hiểu nắm vững từng đối tượng học sinh sẽ giúp GVCN sử dụng vũ
khí tâm lí để giáo dục học sinh có hiệu quả.
- Đối với những học sinh ngoan, có ý thức thì chỉ cần nhắc nhở chung. Nhưng đối
với những học sinh có cá tính, có hồn cảnh khó khăn thì lại phải vừa nghiêm khắc
khi xử lý những sai phạm của các em, vừa phải tình cảm, động viên, thậm chí phải
dỗ dành. Giáo dục những học sinh cá biệt điều quan trọng là phải tạo được mối quan
hệ gần gũi, cảm thông giữa thầy và trị. Tơi xác định mình khơng chỉ đứng ở cương
vị người thầy mà phải biết nhập vai, biết lắng nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của
các em, tạo cho các em có cảm giác mình được chia sẻ, cảm thơng, được giúp đỡ thì
các em sẽ tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác phấn đấu hơn. Có những học sinh
khi mắc khuyết điểm đã nói với bạn bè rằng: không sợ bị kỷ luật, bị phạt mà chỉ sợ
làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, sợ làm cô giáo buồn… Với phụ huynh
tôi ln trao đổi nhẹ nhàng, tận tình tư vấn cho phụ huynh cách để phụ huynh hiểu
con và gần gũi với con cái hơn. Đặc biệt trong cuộc họp phụ huynh tơi khơng bao
giờ nêu tên hay phê bình các em học sinh mắc lỗi trước cuộc họp điều này tạo ra một
tâm lí rất nhẹ nhàng cho phụ mỗi khi đi họp phụ huynh, đồng thời cũng tạo ra một
hiệu ứng rất tốt từ phía học sinh.
2.3. Thực hiện nghiêm túc hiệu quả các giờ sinh hoạt lớp, chú trọng việc giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh.
- Thông qua các tiết sinh hoạt lớp tôi thường tổ chức các tổ tự quản để báo cáo các
hoạt động trong tuần. Tôi tham khảo từ đồng nghiệp, cùng với cán bộ lớp thiết kế
biểu mẫu định lượng , định chất để học sinh tự đánh giá mức độ thực hiện của mình.
- Tổ chức các giờ sinh hoạt theo chủ đề qua đó giáo dục đạo đức cho các em

8


Giờ sinh hoạt theo chủ đề “Facebook, Mạng ảo – sống thật”


Sau giờ sinh hoạt theo chủ đề “ Phụ nữ Việt”

- Tôi hay cho học xem các video của chương trình “Q tặng cuộc sống”, sau đó các
em có thể viết suy nghĩ của mình lên giấy rồi cùng trao đổi… làm điều này cũng
giúp ích rất nhiều trong việc hình thành quan điểm sống, cách nhìn cuộc sống. Qua
đó góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Các tình huống ứng xử nhanh cũng hay được tôi xử dụng trong giờ sinh hoạt: Chia
lớp thành hai đội, một đội đặt tình huống đội cịn lại giải quyết tình huống và GVCN
là người tư vấn cho cách giải quyết….
2.3. Khen thưởng kịp thời

9


- Cuối mỗi giờ sinh hoạt tôi luôn dành thời gian để khen thưởng kịp thời những học
sinh đạt thành tích trong học tập ở mỗi tuần, chú ý đến những điểm tiến bộ của các
học sinh cá biệt. Mức độ khen thưởng có thể là tuyên dương trước tập thể lớp, có thể
là những phần quà tượng trưng của thầy…Những khen thưởng kịp thời là niềm khích
lệ lớn lao đối với các em học sinh, nhất là những học sinh cá biệt.
- Với những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, ngồi đề nghị lên Nhà trường,
lên Đồn trường hỗ trợ thì tơi cịn huy động trực tiếp từ hội phụ huynh và học sinh
trong lớp để có sự động viên về tinh thần và vật chất cho các em.
III. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
1. Năm học 2020 – 2021
Lớp chủ nhiệm A4K47
- Học sinh tiến bộ rõ rệt về hạnh kiểm và học lực
- Các em rất đoàn kết biết giúp đỡ nhau, tích cực tham gia các hoạt động tập thể do
Đồn trường tố chức.
- Các em ln tích cực chủ động tham gia các hoạt động phong trào do Nhà trường

và Đồn thanh niên tổ chức, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, có ý nghĩa:
Chăm sóc vườn hoa thanh niên, thực hiện cơng trình xanh phân loại rác thải, các hoạt
động văn hoá văn nghệ rất hiệu quả, thu hút số lượng học sinh tham gia đông đảo:
Tập thể lớp đạt giải nhất cuộc thi Giai điệu tuổi hồng năm học 2022 – 2023 với sự
tham gia của 24 học sinh, giải nhì cuộc thi Vũ khúc sân trường với 21 học sinh tham
gia.
- Cụ thể:
Năm học

Sĩ Số
HS Giỏi

2020 - 2021
2021 -2022
HK 1 NH

37
38
37

0
1/38
1/37

Kết quả danh hiệu thi đua
HSTT
XL của lớp
32/37
30/38
32/37


Khá
Khá
Tiên tiến

2022 - 2023

IV. RÚT KINH NGHIỆM

10


- Qua thực tế, tôi nhận thấy rằng việc xây dựng ý thức tự giác, tinh thần tự quản
thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Chúng ta không
nên áp dụng rập khuôn máy móc bấc kỳ một phương pháp giáo dục tiên tiến nào, mà
nên tùy thuộc vào đối tượng cụ thể mà lực chọn cách thức và mức độ cho phù hợp
- Để đạt được mục đích giáo dục, GVCN cần phải biết chọn điểm xuất phát
thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,…
- Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục vói HS lớp chủ nhiệm cần có sự phối hợp
chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp
chặt chẽ ba bên: Nhà trường - GVCN - Chi Hội CMHS, mà GVCN có vai trị cầu
nối.
- Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà
GVCN nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là Ban cán sự lớp.
- Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có
uy tín, tồn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề
xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu
đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp
học, mỗi trường học…
Trên đây là một trong các biện pháp mà tôi đã và đang áp dụng với lớp chủ

nhiệm. Tôi rất mong các thày cô nhận xét góp ý để tơi hồn thiện hơn nữa trong
cơng tác chủ nhiệm của mình. Trân trọng cảm ơn!
Tân Yên, ngày 29/03/2023
Người trình bày biện pháp
Phạm Thị Niệm

11


PHỤ LỤC I
SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 2
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU TÌM HIỂU THƠNG TIN HỌC SINH LỚP 10A4
NĂM HỌC 2020 – 2021
1. Họ và tên: ......................................................, ngày sinh........
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú:......................................................
....................................................................ĐT: ..............................
Địa chỉ email: ..................................................................................
Học sinh trường THCS.................................................Đoàn viên:
2. Họ và tên cha: ..............................................................................
Nghề nghiệp (làm gì, ở đâu?):...................................................................................
..................................................................................................ĐT:...........................
3. Họ và tên mẹ: ........................................................................................................
Nghề nghiệp (làm gì, ở đâu?):...................................................................................
..................................................................................................ĐT:...........................
4. Số điện thoại đăng ký sổ liên lạc điện tử ( Smas):.............................................
5. Số điện thoại phụ huynh đang sử dụng Zalo.....................................................

6. Hồn cảnh kinh tế gia đình: (ghi rõ có thuộc hộ nghèo hay cận nghèo khơng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
7. Diện chính sách: Con thương binh:
Hộ Nghèo, CN:
8. Về kết quả học tập: (Sử dụng kết quả năm học 2019– 2020)
Ảnh
3x4

ĐTB
các
môn

Xếp
loại
H H
L K

Điểm trung bình từng mơn học
Tố
n



Hóa Sinh Anh Văn

Sử

Điểm xét

tuyển vào
lớp 10
Địa

Mơn học yếu nhất: ....................................................................................................
Lý do học yếu mơn đó: .............................................................................................
8. Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (nếu có, ghi rõ loại giải, mơn): .....
....................................................................................................................................
12


9. Các nhiệm vụ đã làm năm lớp 8, lớp 9 (lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó VTM,
LĐ, chi đội trưởng, liên đội trưởng ...).....................................................................
10. Dự định tương lai:
a. Thi ĐH, CĐ nhóm mơn ..................................................., ngành ........................
trường ............................................, tại .....................................................................
b. Ước mơ làm nghề gì? Tại sao?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................., ngày ...../…../20…
(Học sinh ký, ghi rõ họ, tên)

13


PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN CỦA CÁC TỔ
1.Hướng dẫn chấm thi đua :

CÁCH ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HK TUẦN:
+ HS đạt loại Tốt: hs không vi phạm bất cứ một lỗi nào trong tuần, hăng hái tham gia xây dựng
bài hoặc có những thành tích đặc biệt….
+ HS đạt loại Khá: HS khơng vị phạm nội quy nhưng không phát biểu lần nào trong tuần; HS có
vi phạm nội quy nhưng khơng q 2 lần, có phát biểu xây dựng bài và khơng vi phạm những lỗi
nặng như : Vô lễ với GV, đánh nhau, sử dụng điện thoại di động trong giờ học…Và có ý thức thay
đổi trong học tập cũng như trong việc thực hiện nề nếp lớp.)
+ HS xếp loại TB: HS vi phạm dưới 3 lỗi trở lên trong 1 tuần, có sự tiến bộ, nhưng cịn chậm,
khơng tham gia phát biểu xây dựng bài; sủa chữa những vi phạm cịn chậm, khơng có tinh thần
cầu tiến trong học tập….)
+ HS xếp loại Yếu: HS cố tình vi phạm, khơng sửa chữa sau khi được nhắc nhở, có thái độ chống
đối cán bộ lớp và GV, có biểu hiện hành vi vô lễ với GV, tham gia tụ tập gây rối đánh nhau trong
và ngoài trường, vi phạm quy chế thi, bỏ giờ, nghỉ học không phép 2 buổi trong một học kỳ; cố
tình tự viết giấy phép hoặc nhờ người khác không phải bố mẹ, ông bà viết giấy phép; tàng trữ, sử
dụng vật liệu cháy nổ, văn hóa phẩm đồi trụy,...
2.Hình thức xử lý như sau:
- Đối với HS có nhiều thành tích trong học tập sẽ được tuyên dương khen thưởng trong các
dịp đặc biệt như kỉ niệm ngày nhà giáo VN 20/11; ngày 26/3, lập danh sách những HS có thành
tích đề nghị Đồn trường khen thưởng….
- Đối với những HS có vi phạm nhưng có sự thay đổi, lấy ý thức học tập để cộng điểm thì
có thể nhắc nhở trước lớp.
- Đối với các HS vi phạm nhiều lần không chịu sửa chữa và thay đổi thì sẽ thơng báo cho
phụ huynh và trực tiếp HS vi phạm cùng với phụ huynh làm cam kết với GVCN. Nếu sau khi cam
kết vẫn không thay đổi thì tiến hành xét kỉ luật lớp, sau 2 tuần vẫn khơng thay đổi thì đưa lên HĐ
kỉ luật nhà trường và hạ Hạnh kiểm yếu của học kì đó.
- Với HS vi phạm mức độ nghiêm trọng: Có hành vi xúc phạm tới cán bộ GV, tới HS khác,
đánh nhau, tàng trữ trái phép chất ma túy, lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy, tham gia các hoạt động
tụ điểm cờ bạc ….GVCN kết hợp với BGH nhà trường cùng có những hình thức kỉ luật cho phù
hợp.
3. Yêu cầu:

- Đối với các HS: Cần thực hiện nghiêm túc các nội quy , quy định về việc thực hiện nề nếp và học
tập.
14


- Đối với các tổ trưởng, lớp trưởng: Cần chấm điểm một cách công bằng, khách quan, không nể
nang đối với tất cả các bạn trong tổ nhằm mục đích giúp các bạn có ý thức hơn trong việc thực hiên
nội quy lớp.
CÁCH ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM THÁNG
HK Tốt: là những học sinh có từ 2 tuần tốt (với tháng có 2 tuần) 3 tuần tốt (với tháng có 5 tuần)
trở lên và khơng có tuần nào trung bình, hoặc yếu.
HK Khá: Là những HS có từ 2 tuần tốt (với tháng có 2 tuần) 3 tuần tốt (với tháng có 5 tuần) trở
lên, nhưng có 1 tuần trung bình, khơng có tuần nào yếu
HK Trung bình: Là những HS không đủ điều kiện khá tốt, và không quá 2 tuần yếu.
HK Yếu: Là những học sinh không đủ điều kiện của 3 mức trên, cố tình nghỉ khơng phép, bỏ giờ,
có thái độ thiếu lễ phép với CBGV, vi phạm luật an tồn giao thơng, sử dụng điện thoại di động vào
việc quay cóp trong kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì; cố tình vi phạm sau khi được nhắc
nhở, vi phạm khuyết điểm do Đoàn trường phát hiện...
CÁCH ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM CUỐI HK
Cuối học kì được tính theo điểm trung bình các tháng trong học kì cụ thể như sau:
Tốt: 3 điểm Khá: 2 điểm TB: 1 điểm, Yếu: 0 điểm
Điểm TB =
HK Tốt: Điểm TB

2,5; HK khá:

2,5

; HK TB: 1,5


> 1; HK Yếu: 1

>0
Lưu Ý: Sau khi TT xét hạnh kiểm học kì xong, nếu trong học kì HS có tham gia các hoạt động
tập thể: Các cuộc thi do đoàn trường tổ chức, các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện thì sẽ
được cộng một bậc HK của học kì đó

15


BẢNG THEO DÕI THI ĐUA TỔ........
Tuần:................... ngày..............................
STT

Họ và tên

Lỗi vi phạm( thứ tiết)

Phát biểu

HK Tuần

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
Nhận xét của tổ
trưởng: .....................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
..............

PHỤ LỤC III
BIỂU MẪU DÀNH CHO LỚP PHÓ PHỤ TRÁCH VỆ SINH, LAO ĐỘNG
Trường THPT Tân Yên 2
Lớp ….
BẢNG PHÂN CÔNG TRỰC NHẬT LỚP
Từ ngày: …/…/……. đến ngày: …./…/……..
BUỔI SÁNG
Thứ
ngày

Tên HS

Công việc

Kết quả

2
…/…
3
…/…

16



4
…/…
5
…/…
6
…/…
7
…/…

BUỔI CHIỀU
Thứ
ngày

Tên HS

Công việc

Kết quả

.......
…/…
......
…/…

STT

BẢNG THEO DÕI LAO ĐỘNG TRỰC TUẦN NĂM HỌC …..
LỚP: ……
Tuần:................... ngày..............................

Họ và tên đệm
Dụng cụ được phân
Dụng cụ mang theo
Kết quả

17


ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA TỔ/ NHĨM CHUN MƠN
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….………

TT/TP CHUN MÔN

18



×