Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thành phần tế bào máu ngoại vi và chỉ thị CA15 3 ở các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌCKHOA HỌC

CAO THỊ MINH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN
TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VÀ CHỈ THỊ CA15-3 Ở CÁC
BỆNH NHÂN ĐƢỢC CHẨN ĐOÁN UNG THƢ VÚ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Thái Nguyên - 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌCKHOA HỌC

CAO THỊ MINH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN
TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VÀ CHỈ THỊ CA15-3 Ở CÁC
BỆNH NHÂN ĐƢỢC CHẨN ĐOÁN UNG THƢ VÚ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã số: 8420201

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Kiều Giang



2. PGS- TS Trần Bảo Ngọc

Thái Nguyên - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS.
Nguyễn Kiều Giang và PGS- TS Trần Bảo Ngọc. Các số liệu và kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào. Mọi kết quả thu đƣợc không chỉnh sửa, sao hoặc chép từ các nghiên
cứu khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Cao Thị Minh Phƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tại Khoa Công nghệ
Sinh học, trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Em đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cơ giáo và cán bộ trong khoa và nhà trƣờng.
Đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - TS. Nguyễn Kiều
Giang, PGS- TS Trần Bảo Ngọc, Trƣờng ĐHY- Dƣợc Thái Nguyên đã định
hƣớng khoa học, tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong
suốt quá trình em tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô và cán bộ Khoa Công nghệ
Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tận tình dạy
dỗ, chỉ bảo và truyền cho em niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Xin chân

thành cảm ơn bộ phận sau đại học của nhà trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình em học tại trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Trung Ƣơng Thái
Nguyên và các phòng ban đã tạo mọi điều kiện cho em đƣợc tham gia khóa
học, các Bác sĩ, Điều dƣỡng, kỹ thuật viên tại Trung tâm Huyết Học- Truyền
máu và Trung tâm Ung Bƣớu, phòng Cơng nghệ thơng tin, phịng Kế hoạch
tổng hợp Bệnh viện Trung Ƣơng Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong thu thập
và hoàn thiện số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
nhiệt tình động viên cho em thêm động lực hồn thành tốt quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
Thái Nguyên, 20 tháng 12 năm 2021

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Đại cƣơng về ung thƣ vú ............................................................................ 3
1.1.1. Dịch tễ học ung thƣ vú ...................................................................... 3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ trong ung thu vú ................................................ 5
1.2. Dấu ấn sinh học tiên lƣợngung thƣ vú ....................................................... 8
1.3. Phân loại ung thƣ vú ................................................................................ 12
1.4. Chẩn đoánung thƣ vú ............................................................................... 14
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng ........................................................................ 14
1.4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng ................................................................. 15

1.4.3. Chẩn đoán xác định ......................................................................... 16
1.4.4. Chẩn đoán giai đoạn khối u (hệ thống AJCC) ................................ 16
1.5. Chiến lƣợc điều trị.................................................................................... 17
1.5.1. Phẫu thuật ........................................................................................ 17
1.5.2. Hóa trị.............................................................................................. 17
1.5.3. Xạ trị................................................................................................ 18
1.5.4. Liệu pháp nội tiết ............................................................................ 18
1.5.5. Điều trị đích .................................................................................... 19
1.6. Chỉ thị ung thƣ CA15-3............................................................................ 20
1.6.1. Dấu ấn chỉ thị ung thƣ (tumor marker) ........................................... 20
1.6.2. Dấu ấn chỉ thị ung thƣ CA 15-3 ...................................................... 20
1.6.3. Xét nghiệm định lƣợng CA 15-3 trong ung thƣ vú ........................ 21
1.7. Xét nghiệm máu ngoại vi và ung thƣ vú .................................................. 22
1.7.1. Đặc điểm, thành phần và chức năng của máu................................. 22
1.7.2. Các dòng tế bào máu ngoại vi ......................................................... 22
iii


1.7.3. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi ..................................................... 25
1.7.4. Sự bất thƣờng của thành phần máu ngoại vi trong ung thƣ vú ....... 26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 29
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 29
2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………………………............
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập bệnh nhân .................................................... 29
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập mẫu máu ..................................................... 29
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu............................................... 32
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33
3.1. Đặc điểm bạch cầu của các bệnh nhân ung thƣ vú .................................. 33
3.2. Đặc điểm hồng cầu của các bệnh nhân ung thƣ vú .................................. 36

3.3. Đặc điểm tiểu cầu của các bệnh nhân ung thƣ vú .................................... 39
3.4. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với một số chỉ số huyết học ở các bệnh
nhân ung thƣ vú ............................................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 46
1. Kết luận ....................................................................................................... 46
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết đầy đủ

Từ viết tắt

Tiếng Việt

WBC

White Blood Cell

Số lƣợng bạch cầu

NEU

Neutrophil

Bạch cầu hạt trung tính


LYM

Lymphocyte

Bạch cầu Lympho

MO

Monocytes

Bạch cầu Mono

EO

Eosinophil

Bạch cầu hạt ƣa acid

BA

Basophil

Bạch cầu hạt ƣa base

RBC

Red Blood Cell

Số lƣợng hồng cầu


HGB

Hemoglobin

Lƣợng huyết sắc tố

HCT

Hematocrit

Thể tích khối hồng cầu

MCV

Mean Corpuscular Volume

Thể tích trung bình hồng cầu

Mean Corpuscular Hemoglobin

Lƣợng huyết sắc tố trung bình

MCH

hồng cầu
Mean Corpuscular Hemoglobin

Nồng độ huyết sắc tố trung bình

Concentration


hồng cầu

RDW

Red Distribution Width

Dải phân bố kích thƣớc hồng cầu

PLT

Platelet

Số lƣợng tiểu cầu

MPV

Mean Platelet Volume

Thể tích trung bình tiểu cầu

CA 15-3

Carbohydrate Antigen 15-3

MCHC

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm bạch cầu giữa nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng.......... 33
Bảng 3.2. Đặc điểm bạch cầu trung tính nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng ....... 33
Bảng 3.3. Đặc điểm bạch cầu Mono nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng ....... 33
Bảng 3.4. Đặc điểm bạch cầu lympho giữa nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng .. 34
Bảng 3.5. Đặc điểm bạch cầu ƣa acid giữa nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng ... 34
Bảng 3.6. Đặc điểm bạch cầu ƣa bazo giữa nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng .. 34
Bảng 3.7. Đặc điểm hồng cầu giữa nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng ......... 36
Bảng 3.8. Đặc điểm lƣợng huyết sắc tố trên thể tích máu giữa nhóm ung thƣ
và nhóm đối chứng .......................................................................................... 36
Bảng 3.9. Đặc điểm tỷ lệ thể tích khối hồng cầu trên thể tích máu tồn phần
giữa nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng .......................................................... 36
Bảng 3.10. Đặc điểm thể tích trung bình hồng cầu trên thể tích máu giữa
nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng .................................................................. 37
Bảng 3.11. Đặc điểm lƣợng huyết sắc tố trung bình hồng cầu giữa nhóm ung
thƣ và nhóm đối chứng.................................................................................... 37
Bảng 3.12. Đặc điểm nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu giữa nhóm
ung thƣ và nhóm đối chứng............................................................................. 37
Bảng 3.13. Đặc điểm dải phân bố kích thƣớc hồng cầu giữa nhóm ung thƣ và
nhóm đối chứng ............................................................................................... 38
Bảng 3.14. Đặc điểm số lƣợng tiểu cầu trong một thể tích máu giữa nhóm ung
thƣ và nhóm đối chứng.................................................................................... 39
Bảng 3.15. Thể tích trung bình tiểu cầu giữa nhóm ung thƣ và nhóm đối
chứng ............................................................................................................... 40
Bảng 3.16. Đặc điểm chỉ số CA15-3 nhóm ung thƣ và nhóm đối chứng ...... 41
Bảng 3.17. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với WBC ở bệnh nhân ung thƣ vú.... 41
Bảng 3.18. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với NEU ở bệnh nhân ung thƣ vú .... 41
Bảng 3.19. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với LYM ở bệnh nhân ung thƣ vú.. 42
vi



Bảng 3.20. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với MO ở bệnh nhân ung thƣ vú .. 42
Bảng 3.21. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với MCV ở bệnh nhân ung thƣ vú . 42
Bảng 3.22. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với MCH ở bệnh nhân ung thƣ vú . 43
Bảng 3.23. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với MCHC ở bệnh nhân ung thƣ vú..43
Bảng 3.24. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với PLT ởbệnh nhân ung thƣ vú ........43

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ƣớc tính số lƣợng mắc mới ung thƣ tồn cầu năm 2020 ................ 4

vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ung thƣ vú (Breast cancer-BC) là một trong ít loại ung thƣ phổ biến
nhất trên thế giới, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm ung thƣ
nữ giới. Ở Việt Nam, ƣớc tính mỗi năm có khoảng hơn 15230 phụ nữ mới
mắc và hơn 6100 ngƣời tử vong do ung thƣ vú. Ung thƣ vú ở nam chỉ chiểm
khoảng 1% các trƣờng hợp ung thƣ vú. Đa số các trƣờng hợp ung thƣ vú xuất
phát từ tế bào biểu mô tuyến vú với các yếu tố tiên lƣợng quan trọng nhƣ kích
thƣớc u nguyên phát, số lƣợng hạch di căn, thể mô bệnh học, độ mơ học, tình
trạng thụ thể nội tiết, tình trạng thụ thể HER2, độ tuổi mắc bệnh[1].
Phƣơng pháp điều trị chính bao gồm liệu trình đa mơ thức: phẫu thuật
cắt bỏ, xạ trị, hóa trị và liệu pháp đích đƣợc sử dụng kết hợp tùy thuộc vào
tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Ngƣời mắc ung thƣ vú có thể đƣợc chữa khỏi
hoàn toàn nếu đƣợc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ
lệ khá cao các bệnh nhân đƣợc chẩn đoán ung thƣ vú ở giai đoạn muộn, cùng
với các khó khăn trong theo dõi hiệu quả của liệu pháp điều trị nên thời gian
sống và tỷ lệ chữa khỏi bệnh này tại Việt Nam vẫn chƣa đạt nhƣ kỳ vọng [1].

Chỉ thị CA15-3 đƣợc sử dụng nhiều trong theo dõi xác định hiệu quả
của liệu pháp điều trị cũng nhƣ theo dõi tiến triển của ung thƣ vú các giai
đoạn và xác định khả năng di căn của bệnh.Thành phần tỷ lệ các tế bào trong
máu ngoại vi, đặc biệt là các dòng tế bào bạch cầu và tiểu cầu có liên quan
đến sự phát sinh và tiến triển của nhiều loại ung thƣ khác nhau. Tuy nhiên,
mối liên quan cụ thể giữa chỉ thị CA 15-3 cũng nhƣ tỷ lệ các thành phần tế
bào máu trong máu ngoại vi với những bệnh nhân đƣợc chẩn đoán ung thƣ vú
chƣa qua điều trị trên địa bàn tỉnh vẫn chƣa đƣợc xác định[1]. Do đó, chúng
tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thành phần tế bào
máu ngoại vi và chỉ thị CA15-3 ở các bệnh nhân đƣợc chẩn đoán ung thƣ
vú tại Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên”.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm thành phần tế bào máu ngoại vi và chỉ thị CA15-3
ở các bệnh nhân ung thƣ vú chƣa qua điều trị và xác định mối liên quan.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đặc điểm thành phần tế bào máu ngoại vi.
Nội dung 2: Đặc điểm chỉ thị CA15-3.
Nội dung 3: Mối liên quan giữa chỉ thị CA15-3 với các thành phần
máu ngoại vi.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cƣơng về ung thƣ vú
Ung thƣ là tình trạng bệnh lý ác tính, trong đó một số tế bào thốt khỏi
các cơ chế kiểm sốt, sự biệt hóa sinh lý của tế bào và tiếp tục nhân lên. Ung

thƣ có thể phát sinh ở tất cả các loại tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Có 6
dấu hiệu đặc trƣng của ung thƣ bao gồm: khả năng trốn tránh quá trình chết
theo chƣơng trình (apoptosis), khả năng phân chia vơ hạn (khả năng tự làm
mới), tăng cƣờng hình thành thành mạch, chống lại các tín hiệu ức chế tăng
trƣởng, cảm ứng các tín hiệu tăng trƣởng và khả năng di căn [2]. Trong sự
tiến triển của ung thƣ có thể gây ra các biến chứng cấp tính (nhƣ xuất huyết ồ
ạt, chèn ép não, khó thở); tiến triển dần dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ
quan do khối u di căn (nhƣ thiểu năng hô hấp, suy chức năng gan, thận) và sự
thoái triển dần dần, kéo dài dẫn đến suy kiệt, cuối cùng là gây tử vong. Mỗi
loại ung thƣ có sự tiến triển khác nhau, tuy nhiên, nếu không đƣợc phát hiện
sớm và điều trị hiệu quả thì sẽ diễn biến qua các giai đoạn chính: khởi đầu
(gồm 3 quá trình khởi đầu, thúc đẩy và tiến triển), ung thƣ tiến triển và di căn.
Quá trính phát sinh ung thƣ (giai đoạn khởi đầu) chịu ảnh hƣởng của 2 yếu tố
chính là yếu tố mơi trƣờng và yếu tố di truyền, trong đó yếu tố mơi trƣờng
chiếm phần lớn trong hầu hết các trƣờng hợp phát sinh ung thƣ.
Số ca tử vong do ung thƣ đang gia tăng một cách đáng lo ngại, là một
trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Mặc dù một số
lƣợng đáng kể bệnh nhân ung thƣ có thể đƣợc chữa khỏi và giảm dần số
lƣợng tử vong sớm, tuy nhiên, ung thƣ làm giảm đáng kể chất lƣợng cuộc
sống và tiêu tốn lƣợng lớn chi phí cho điều trị, từ đó gây gánh nặng cho bệnh
nhân và hệ thống kinh tế nói chung [3].
1.1.1. Dịch tễ học ung thư vú
Ung thƣ vú (Breast cancer) là quá trình ung thƣ phát sinh đầu tiên ở các
tế bào biểu mơ tuyến vú, là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển
3


khơng kiểm sốt, có khả năng phân chia mạnh, từ đó tạo ra các khối u ác tính,
xâm lấn xung quanh và di căn xa.
Trong năm 2020, tỷ lệ mắc ung thƣ vú trên toàn thế giới đã vƣợt qua

ung thƣ phổi, trở thành bệnh ung thƣ có tỷ lệ mắc cao nhất trong nhóm ung
thƣ, chiếm 11,7% trong tổng số ca mới mới ung thƣ (Hình 1.1).

Hình 1.1. Ƣớc tính số lƣợng mắc mới ung thƣ tồn cầu năm 2020 [3]

Cùng với đó, ung thƣ vú cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do
ung thƣ ở phụ nữ, Trong năm 2020, ung thƣ vú đã gây ra 684.996 ca tử vong,
với tỷ lệ là 13,6/100000 phụ nữ. Tỷ lệ mắc ung thƣ vú cao nhất ở các nƣớc
phát triển, tuy nhiên, hơn 63% các ca tử vong do bệnh xảy ra ở các nƣớc đang
phát triển (châu Á và châu Phi) cao hơn 88% so với các nƣớc phát triển [4].
Trong những thập kỷ vừa qua, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thƣ vú đã
tăng lên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê, giai đoạn 19902016, tỷ lệ mắc ung thƣ vú đã tăng hơn 2 lần ở 60/120 quốc gia đƣợc thống kê
(nhƣ Afghanistan, Philippines, Brazil, Argentina...), trong khi tỷ lệ tử vong
tăng gấp đôi ở 43/120 quốc gia (nhƣ Yemen, Paraguay, Libya, Ả Rập
4


Saudi...). Các dự báo hiện tại cảnh báo đến năm 2030, số ca ung thƣ vú phát
sinh hàng năm trên toàn thế giới sẽ đạt 2,7 triệu bệnh nhân, cùng với đó, số ca
tử vong có thể lên đến 870 nghìn ngƣời [5]. Ở các nƣớc có thu nhập thấp và
trung bình, tỷ lệ mắc ung thƣ vú dự kiến sẽ cịn cao hơn nữa do lối sống tây
hóa (nhƣ mang thai muộn, giảm cho con bú, ít hoạt động thể chất, chế độ ăn
uống kém), điều trị ung thƣ tốt hơn và phát hiện ung thƣ hiệu quả hơn [6].
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ trong ung thu vú
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ trong ung thƣ vú, có thể đƣợc chia làm 2
nhóm chính là các yếu tố khơng thể tác động và các yếu tố có thể tác động.
Các yếu tố khơng thể tác động có thể kể đến nhƣ: giới tính, độ tuổi, yếu tố di
truyền, chủng tộc, tình trạng sinh sản, tình trạng kinh nguyệt, mật độ mô vú,
tiền sử điều trị ung thƣ vú và các bệnh lý khác ở tuyến vú không phải ung thƣ.
Các yếu tố nguy cơ có thể tác động nhƣ tình trạng sử dụng thuốc điều trị, hoạt

động thể chất, tình trạng thừa cân/béo phì, sử dụng rƣợu bia, hút thuốc, chế độ
ăn uống, tiếp xúc với hóa chất và ánh sáng nhân tạo [7].
1.1.2.1. Các yếu tố khơng thể tác động
Giới tính là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến tăng nguy
cơ mắc ung thƣ vúchủ yếu là do tác động của estrogen. Ở nữ giới, các tế bào
tuyến vú rất nhạy cảm với tác động của các hormon, đặc biệt estrogen và
progesterone, cũng nhƣ sự cân bằng của các hormon. Estrogen và androgen
có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thƣ vú. Sự thay đổi trong mức sinh lý
của nồng độ hormon sinh dục nội sinh ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn [8].
Ung thƣ vú ở nam giới là một căn bệnh hiếm gặp với ít hơn 1% trong
tổng số các ca mắc ung thƣ vú đƣợc phát hiện. Tuy nhiên, các trƣờng hợp ung
thƣ vú ở nam giới thƣờng có xu hƣớng tiến triển nặng hơn so với ở nữ giới.
Các yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc ung thƣ vú ở nam giới là: độ
5


tuổi cao, đột biến BRCA2/BRCA1, tăng nồng độ estrogen, hội chứng
Klinefelter, tiền sử gia đình mắc ung thƣ vú và tiếp xúc với bức xạ [9].
Theo những thống kê hiện nay, khoảng 80% bệnh nhân ung thƣ vú có
độ tuổi trên 50. Nguy cơ mắc ung thƣ vú tỷ lệ thuận với độ tuổi: độ tuổi 40,
nguy cơ mắc ung thƣ vú là 1,5%; tỷ lệ này tăng lên 3% và hơn 4% ở độ tuổi
50 và 70. Cùng với đó, độ tuổi cũng có mối liên hệ với phân nhóm ung thƣ
phân tử. Cụ thể, ung thƣ vú ba âm tính (Triple-negative breast cancer) thƣờng
đƣợc chẩn đốn phổ biến nhất ở nhóm dƣới 40 tuổi; trong khi đó, ung thƣ vú
nhóm Luminal A thƣờng gặp hơn ở những bệnh nhân trên 70 tuổi. Nhìn
chung, sự xuất hiện của ung thƣ ở tuổi già không chỉ giới hạn ở ung thƣ vú, sự
tích tụ một lƣợng lớn các biến đổi tế bào, sự lão hóa của tế bào và tiếp xúc với
các chất gây ung thƣ tiềm ẩn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nguy cơ mắc
ung thƣ theo thời gian [10].

Tiền sử gia đình mắc ung thƣ vú là một yếu tố chính có liên quan đáng
kể tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 13-19% các bệnh nhân đƣợc chẩn
đoán mắc ung thƣ vú trong gia đình đã có ngƣời từng mắc căn bệnh này. Hơn
thế nữa, nguy cơ mắc ung thƣ vú cũng tăng lên với số lƣợng thành viên trong
gia đình mắc ung thƣ vú, thậm chí có thể cao hơn khi những ngƣời thân trong
gia đình mắc ung thƣ vú dƣới 50 tuổi. Cùng với đó, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
đáng kể ở tất cả các bệnh nhân có tiền sử gia đình ở mọi độ tuổi, điều này
cũng có thể liên quan đến những thay đổi biểu sinh và các yếu tố mơi trƣờng
tiềm ẩn [11]. Tiền sử gia đình bị ung thƣ buồng trứng, đặc biệt là những
ngƣời có đặc trƣng là đột biến BRCA1/BRCA2, cũng có thể làm tăng cao nguy
cơ mắc ung thƣ vú[12].
Một số đột biến gen đã đƣợc ghi nhận có liên quan nhiều đến làm tăng
nguy cơ mắc ung thƣ vú. Hai gen BRCA1-nằm trên nhiễm sắc thể 17, và
BRCA2- nằm trên nhiễm sắc thể 13, di truyền theo kiểu trội trên nhiễm sắc thể
thƣờng, đƣợc xác định là 2 đột biến thƣờng gặp nhất có liên quan đến ung thƣ
6


vú, chủ yếu là tăng nguy cơ mắc ung thƣ vú. Ngoài ra, một số đột biến gen
khác nhƣ tp53, CDH1, PTEN và STK11 cũng đƣợc ghi nhận là các gen
thƣờng bị đột biến trên các bệnh nhân ung thƣ vúdo đột biến gen. Hơn nữa,
ngoài tăng nguy cơ mắc ung thƣ vú, những ngƣời mang những đột biến gen
kể trên cũng có nguy cơ cao hơn mắc ung thƣ buồng trứng. Một số lƣợng lớn
các gen chịu trách nhiệm sửa chữa DNA có thể tƣơng tác với các gen BRCA
bao gồm ATM, PALB2, BRIP1 và CHEK2 cũng đƣợc nghiên cứu chỉ ra làm
tăng nguy cơ ung thƣ vúở mức độ thấp hơn BRCA1/ BRCA2[13]. Một đột
biến gen khác trên XRCC cũng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thƣ vú[14].
Trong ung thƣ vú có sự chênh lệch về tỷ lệ mắc và tử vong giữa các
chủng tộc ngƣời khác nhau trên thế giới. Theo đó, tỷ lệ mắc ung thƣ vú cao
nhất ở nhóm phụ nữ da trắng không phải gốc Tây Ban Nha, trái lại, tỷ lệ tử

vong do ung thƣ vú cao hơn đáng kể ở nhóm phụ nữ da đen. Tuy nhiên, các
cơ chế liên quan đến sự chênh lệch này vẫn chƣa đƣợc hiểu rõ [15].
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thƣ vú có thể kể đến nhƣ
tình trạng sinh sản, tình trạng kinh nguyệt có liên quan đến thay đổi các
hormon nội sinh; mật độ mô vú cao cũng có nguy cơ cao mắc ung thƣ vú cao
hơn so với những phụ nữ có mật độ mơ vú thấp; các bệnh nhân đã từng mắc
các bệnh ở vú hoặc điều trị xạ trị cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn [7].
1.1.2.2. Các yếu tố có thể tác động
Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm
tăng nguy cơ mắc ung thƣ vú. Ví dụ, các em bé đƣợc sinh ra khi mẹ có sử
dụng diethylstilbestrol trong thai kỳ có nguy cơ mắc ung thƣ vú cao hơn[16].
Hơn nữa, nguy cơ mắc ung thƣ vú ở cả mẹ và con đều tăng lên khi tăng liều
sử dụng diethylstilbestrol trong thai kỳ[17]. Phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế
nội tiết tố, hay những ngƣời sử dụng một số loại thuốc nhƣ thuốc chống trầm
cảm (đặc biệt là paroxetine), sử dụng kháng sinh kéo dài (đặc biệt là
tetracycline) cũng có nguy cơ mắc ung thƣ vú cao hơn. Một số loại thuốc
7


khác nhƣ thuốc tăng huyết áp, thuốc chống viêm cũng đƣợc cho là có nguy cơ
là tăng nguy cơ mắc bệnh tuy chƣa có những bằng chứng thuyết phục [7].
Hoạt động thể chất thƣờng xuyên đƣợc cho là có khả năng làm giảm
nguy cơ mắc ung thƣ vú ở phụ nữ, đặc biệt là ở những phụ nữ có tiền sử gia
đình mắc ung thƣ vú, các hoạt động thể chất thƣờng xuyên làm giảm nguy cơ
mắc bệnh ở giai đoạn đã mãn kinh [18]. Nhiều giả thuyết đƣợc đƣa ra nhằm
giải thích cơ chế tác động của các hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc
ung thƣ vú nhƣ làm giảm tiếp xúc với các hormon sinh dục nội sinh, thay đổi
phản ứng của hệ thống miễn dịch hay thay đổi nồng độ yếu tố tăng trƣởng
giống insulin-1, tuy nhiên, cơ chế tác động chính xác của yếu tố này vẫn chƣa
đƣợc hiểu rõ [19].

Chế độ ăn uống có ảnh hƣởng đáng kể đến nguy cơ mắc ung thƣ vú.
Tình trạng béo phì, chỉ số BMI cao ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc ung thƣ
vú. Các thức ăn bảo quan lâu, thiếu vitamin trong khẩu phần ăn, thực phẩm
giàu chất béo, đƣờng, natri, tình trạng sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn
cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thƣ vúở phụ nữ. Ngƣợc lại, chế độ ăn hợp lý,
nhiều chất xơ, ít chất bảo quản, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và các chất
kích thích nhƣ thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh phụ nữ. Ngoài ra, tiếp
xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm hay tiếp xúc lâu dài với hóa
chất cũng là các yếu tố thúc đẩy quá trình sinh ung thƣ vú[7].
1.2. Dấu ấn sinh học tiên lƣợng ung thƣ vú
Trong sự phát sinh và tiến triển ung thƣ thƣờng xuất hiện của một số
yếu tố bất thƣờng. Các yếu tố này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh
và tiến triển của ung thƣ, cũng có thể là hệ quả do sự phát triển của tế bào ung
thƣ. Một số các bất thƣờng đƣợc sử dụng làm chỉ thị (marker) để xác định sự
tiến triển cũng nhƣ đặc điểm của ung thƣ. Trong ung thƣ vú, một số yếu tố
nhƣ biểu hiện bất thƣờng của marker bề mặt tế bào tiếp nhận các tín hiệu của
hormon sinh trƣởng nội tiết (nhƣ ER, PR, HER2), sự biểu hiện bất thƣờng của
8


một số protein tế bào (nhƣ Ki-67, Mib1, E-cadherin, CA15-3), hay đột biến
một số gen quan trọng (nhƣ p53) hay sự thay đổi bất thƣờng về thành phần tế
bào máu và hệ miễn dịch... thƣờng đƣợc sử dụng để làm chỉ thị ung thƣ vú[7].
Không chỉ vậy, một trong số các chỉ thị ung thƣ này cũng đƣợc sử dụng trong
phân loại ung thƣ vú nhằm xác định và tìm kiếm phƣơng pháp điều trị hiệu
quả đối với từng nhóm ung thƣ vú khác nhau (điều này sẽ đƣợc trình bày
trong mục 1.1.4).
Thụ thể estrogen (ER) là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán ung
thƣ vú. Trong 70-75% các trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán mắc ung thƣ vú xâm
lấn hiện nay đƣợc xác định có sự tăng cƣờng biểu hiện bất thƣờng của các thụ

thể estrogen. Hơn nữa, việc xác định chỉ thị ER còn xác định đƣợc hiệu quả
của các liệu pháp điều trị giảm thụ thể estrogen hay thuốc ức chế aromatase
thƣờng đƣợc sử dụng trong điều trị ung thƣ vú hiện nay. Các bệnh nhân đƣợc
xác định có biểu hiện của ER thƣờng có kết quả lâm sàng tốt hơn đáng kể. Do
đó, biểu hiện ER đƣợc sử dụng là chỉ thị sinh học chẩn đoán ung thƣ vú, đặc
biệt là trong có trƣờng hợp có nguy cơ gia đình. Khơng chỉ vậy, việc sử dụng
kết hợp của chỉ thị ER cùng với các đồng chỉ thị khác nhƣ PR, HER cũng
đƣợc sử dụng để đạt đƣợc kết quả tốt hơn trong điều trị bệnh[20].
Progesterone receptor (PR) có biểu hiện cao trong hơn 50% các bệnh
nhân ung thƣ vúcó thụ thể estrogen dƣơng tính và hiếm khi biểu hiện ở các
bệnh nhâncó thụ thể estrogen âm tính. Biểu hiện của thụ thể progesterone
đƣợc điều chỉnh bởi ER và có các chức năng sinh lý liên quan đến con đƣờng
điều chỉnh thông qua ER. PR đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ thị ung thƣ vú, đặc
biệt là kết hợp với ER dƣơng tính. Biểu hiện PR cao có liên quan đến thời
gian sống dài hơn, thời gian tái phát và thời gian tiến triển của ung thƣ ở bệnh
nhân dƣơng tính với ER. Mặt khác, biểu hiện PR thấp thƣờng liên quan đến
diễn tiến nặng hơn cũng nhƣ khả năng tái phát cao và tiên lƣợng kém [20].
Sự biểu hiện quá mức của thụ thể HER2 (human epidermal growth
factor receptor 2) chiếm khoảng 15-25% trong tổng số các ca chẩn đoán và
9


chủ yếu có liên quan đến việc lựa chọn phƣơng pháp điều trị thích hợp cho
bệnh nhân. Trong q trình phát sinh ung thƣ vú, biểu hiện quá mức HER2 là
một trong những sự kiện diễn ra sớm nhất. Cùng với đó, biểu hiện quá mức
HER2 làm tăng tỷ lệ ung thƣ vú di căn hoặc tái phát từ 50% đến hơn 80%.
Nồng độ HER2 trong huyết thanh đƣợc xem là một dấu hiện theo thời gian về
sự hiện diện và tái phát của khối u. Sự khuyếch đại của HER2 dẫn đến kích
hoạt quá mức các con đƣờng tín hiệu sinh ung thƣ, từ đó làm cho tế bào ung
thƣ phát triển khơng kiểm sốt. Mức độ biểu hiện quá mức của HER2 cũng

tƣơng quan với kết quả lâm sàng kém hơn cũng nhƣ loại mơ học, tình trạng
bệnh lý của ung thƣ và cả quá trình di căn [21].
Protein Ki-67 là một dấu hiệu tăng sinh tế bào, chỉ số tăng sinh Ki-67 là
một dấu hiệu cung cấp thông tin về sự gia tăng của các tế bào ung thƣ, đặc
biệt là trong ung thƣ vú. Ki-67 là một chỉ số rất quan trọng trong việc lựa
chọn liệu pháp thích hợp trong điều trị và theo dõi tái phát khối u. Sự biểu
hiện quá mức của Ki-67 có liên quan đến kết quả lâm sàng kém hơn ở bệnh
nhân ung thƣ vú, cũng nhƣ tỷ lệ sống thêm[22].
Mib1 (kháng thể của Ki-67) là một chỉ thị sinh học chẩn đoán ung thƣ
vú đáng chú ý. Sự giảm biểu hiện của Mib1 và Ki-67 có liên quan đến phản
ứng tốt của bệnh nhân ung thƣ vú với điều trị trƣớc phẫu thuật. Mức độ biểu
hiện Mib1 cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân đồng thời có đột biến gen p53.
Đánh giá chỉ số Mib1 đặc biệt hữu ích trong các trƣờng hợp mẫu sinh thiết có
kích thƣớc nhỏ, không phù hợp để xác định chỉ số phân bào hoặc đánh giá
phân đoạn pha S [23].
E-cadherin là một protein quan trọng trong q trình chuyển đổi biểu
mơ-trung mơ (EMT). Mất biểu hiện của E-cadherin dẫn đến sự chuyển đổi
dần thành kiểu hình trung mơ làm tăng nguy cơ di căn. Một số nghiên cứu chỉ
ra biểu hiện của E-cadherin liên quan đến một số đặc điểm ung thƣ vú nhƣ
kích thƣớc khối u, giai đoạn bệnh hoặc tình trạng di căn hạch bạch huyết[24].
10


Gần đây, một số RNA vịng (circleRNA) thuộc nhóm RNA khơng mã
hóa đƣợc chứng minh có vai trị rất quan trọng trong một số quá trình quan
trọng của quá trình sinh ung thƣ vú bao gồm apoptosis, tăng cƣờng tăng sinh
tế bào cũng nhƣ tăng khả năng di căn [25]. Cụ thể, circleFBXW7 đƣợc xác
định là một chỉ thị sinh học chẩn đốn tiềm năng cũng nhƣ cơng cụ điều trị
cho bệnh nhân ung thƣ vú ba âm tính; hsa_circ_0072309 đƣợc biểu hiện
nhiều trong bệnh nhân ung thƣ vú và thƣờng liên quan đến tỷ lệ sống thêm

kém hơn; has_circ_0001785có triển vọng đƣợc sử dụng là một chỉ thị sinh
học chẩn đốn ung thƣ vú[26]. Ngồi ra, các circleRNA cũng có thể ảnh
hƣởng đến sự biểu hiện của một số protein có liên quan đến khởi phát ung thƣ
vú nhƣ cx43 [27].
Các đột biến mất chức năng trong gen p53 đƣợc tìm thấy trong nhiều
loại ung thƣ khác nhau. Protein p53 cần thiết cho sự cân bằng nội môi của tế
bào bình thƣờng và duy trì bộ gen bằng cách làm trung gian cho nhiều quá
trình sinh lý của tế bào bao gồm chu kỳ tế bào, quá trình apoptosis, sửa chữa
DNA và sự lão hóa của tế bào[28]. Đột biến im lặng của gen p53 thể hiện rõ ở
giai đoạn đầu của quá trình tiến triển ung thƣ. Trong ung thƣ vú, tỷ lệ đột biến
p53 hiện diện ở khoảng 80% bệnh nhân ung thƣ vú ba âm tính và 10% bệnh
nhân ung thƣ vú Luminal A[29]. Đã có nhiều nghiên cứu vai trò tiên lƣợng
của đột biến mất chức năng p53 trong ung thƣ vú, tuy nhiên, các đột biến trên
p53 không chỉ làm mất chức năng của p53 hoang dại mà cịn có thể tăng
cƣờng chức năng của p53 trong tế bào. Dó đó, tình trạng đột biến p53 đƣợc đề
xuất sử dụng nhƣ một chỉ thị trong ung thƣ vú bộ ba âm tính và chia thành 2
nhóm phụ là ung thƣ vú bộ ba âm tính có p53 khơng đột biến và ung thƣ vú
ba âm tính có p53 đột biến với tiên lƣợng xấu hơn [30].
Các phản ứng viêm và miễn dịch trong khối u và môi trƣờng vi mô là
thành phần quan trọng trong quá trình phát triển và tiến triển của ung thƣ.
Phản ứng viêm toàn thân do khối u gây ra dẫn đến sự thay đổi các tế bào bạch
11


cầu trong máu ngoại vi. Do đó, mối quan hệ giữa thành phần tế bào máu trong
máu ngoại vi có thể đƣợc coi là một phƣơng pháp dễ tiếp cận và sớm để tiên
lƣợng bệnh nhân. Các nghiên cứu gần đây đã xác định vai trò tiên lƣợng của
tỷ lệ tế bào viêm: tỷ lệ bạch cầu trung tính trên tế bào lympho, tỷ lệ tế bào
lympho trên tế bào đơn nhân và tỷ lệ tiểu cầu trên tế bào lympho đối với tiên
lƣợng ở các bệnh ung thƣ khác nhau[31].

1.3. Phân loại ung thƣ vú
Dựa trên các đặc điểm mơ học và biểu hiện của một số gen có ảnh
hƣởng đến sự phát triển của khối u, trong nghiên cứuung thƣ vú có thể đƣợc
phân loại theo nhiều hệ thống khác nhau, trong đó chỉ riêng hệ thống phân
loại của WHO đã chia thành 18 loại khác nhau [32].
Loại mô nơi ung thƣ vú phát sinh quyết định cách các tế bào ung thƣ
hoạt động và phƣơng pháp điều trị hiệu quả. Các bộ phận của vú có thể phát
sinh ung thƣ bao gồm: các ống dẫn sữa, các tiểu thùy tiết sữa và các mô liên
kết.Ung thƣ biểu mô ống dẫn sữa (ductal carcinoma) là loại ung thƣ vú phổ
biến nhất. Loại ung thƣ này hình thành trong lớp niêm mạc của ống dẫn sữa
trong vú. Ung thƣ biểu mơ ống dẫn có thể vẫn cịn trong ống dẫn dƣới dạng
ung thƣ không xâm lấn (ung thƣ biểu mơ nội ống tại chỗ), hoặc nó có thể
bùng phát ra khỏi ống dẫn (ung thƣ biểu mô ống xâm lấn). Ung thƣ biểu mô
thùy (lobular carcinoma) bắt đầu ở các tiểu thùy của vú. Khi nó thốt ra khỏi
tiểu thùy, nó đƣợc coi là ung thƣ biểu mơ tiểu thùy xâm lấn. Hiếm khi ung thƣ
vú bắt đầu trong mô liên kết ở vú. Ung thƣ bắt đầu trong mơ liên kết đƣợc gọi
là sarcoma. Ví dụ về sarcoma có thể xảy ra ở vú bao gồm khối u phyllodes và
angiosarcoma[32].
Một số khối u ung thƣ vú nhạy cảm với nội tiết tố nữ sản sinh tự nhiênestrogen và progesterone. Các thụ thể trên bề mặt tế bào làm các tế bào ung
thƣ nhạy cảm hơn với các nội tiết tố lƣu thơng trong cơ thể, từ đó ảnh hƣởng
đến việc lựa chọn phƣơng pháp điều trị và ngăn ngừa tái phát ung thƣ. Theo
12


đó, ung thƣ vú chia làm 3 loại chính là: thụ thể estrogen (ER) dƣơng tính-loại
ung thƣ có thể sử dụng hormon estrogen để phát triển, thụ thể progesterone
(PR) dƣơng tính- loại ung thƣ có thụ thể progesterone và có thể sử dụng
progesterone để phát triển và hormon receptor (HR) âm tính-loại ung thƣ trên
bề mặt tế bào khơng có các thụ thể hormon nên không chịu ảnh hƣởng từ các
phƣơng pháp điều tri nội tiết tố[10].

Biểu hiện bất thƣờng có một số gen quan trọng có ảnh hƣởng đến sự
tiến triển của ung thƣ vú cũng đƣợc sử dụng trong phân loại. Cụ thể, ung thƣ
vú dƣơng tính với HER2 (HER2-positive cancer) có sự biểu hiện cao bất
thƣờng của HER2, thúc đẩy sự tăng trƣởng nhanh chóng của các tế bào ung
thƣ vú. Trong trƣờng hợp này, các liệu pháp nhắm đích HER2 đƣợc sử dụng
sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Một hệ thống phân loại khác cũng xác định biểu
hiện của gen là ung thƣ vú có hàm lƣợng claudin thấp (Claudin-lowbreast
cancer), chiếm 7-14% các trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán ung thƣ vú xâm lấn,
đặc trƣng bởi sự biểu hiện thấp của các gen liên quan đến sự kết dính tế bào
bao gồm claudins 3, claudins 4, claudins 7, occludin và E-cadherin. Cùng với
đó, các khối u thuộc phân loại ung thƣ vú này có sự biểu hiện cao của các gen
chuyển tiếp trung mô-biểu mô (EMT) và các kiểu biểu hiện gen giống tế bào
gốc dẫn đến những đặc điểm và tiến triển đặc trƣng của khối u. Ngoài ra,
protein khác cũng đƣợc sử dụng nhƣ chất chỉ thị (marker) khối u, từ đó phân
loại ung thƣ vú thành các loại phụ khác nhau, mang các đặc điểm đặc trƣng
cho từng phân nhóm [7].
Các hệ thống phân loại ung thƣ vú rất đa dạng và khá phức tạp. Tuy
nhiên, hệ thống phân loại hiện đƣợc sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thƣ vú
sử dụng kết hợp các hệ thống phân loại khác nhau. Theo đó, điều trị ung thƣ
vú hiện nay có sử dụng nhiều thông tin di truyền của tế bào ung thƣ vú để
phân loại, từ đó đƣa ra các phác đồ điều trị cụ thể phù hợp và đem lại hiệu quả
tốt nhất cho bệnh nhân. Các nhóm ung thƣ vú thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm:
13


luminal A, luminal B, HER2 positive và ung thƣ vúba âm tính [33]. Nhóm
luminal A bao gồm các khối u có ER và PR dƣơng tính, âm tính với HER2, có
thể đƣợc điều trị hiệu quả nhờ liệu pháp hormon và hóa trị. Nhóm ung thƣ
vúluminal B bao gồm các khối u có ER dƣơng tính, PR âm tính và HER2
dƣơng tính, có thể đƣợc điều trị hiệu quả bằng hóa trị, liệu pháp hormon và

điều trị đích. Nhóm ung thƣ vú có HER2 dƣơng tính bao gồm các khối u có
ER và PR âm tính, HER2 dƣơng tính, đƣợc điều trị hiệu quả nhất bằng các
liệu pháp đích và hóa trị. Nhóm ung thƣ vú ba âm tính tập hợp các khối u âm
tính với ER, PR và HER2, có thể đƣợc điều trị hiệu quả bằng hóa trị, không
hiệu quả khi sử dụng liệu pháp hormon và nhắm đích HER2.
1.4. Chẩn đốnung thƣ vú
1.4.1. Chẩn đốn lâm sàng
Đau vùng vú: đau âm ỉ một bên vú, đau không liên quan đến kinh
nguyệt. Cảm giác đau dấm dứt không thƣờng xuyên, thi thoảng đau nhói theo
kiểu kim châm.
Chảy dịch đầu vú: một số bệnh nhân có biểu hiện chảy dịch đầu núm
vú, có thể chảy dịch lẫn máu (là biểu hiện muộn của bệnh).
Tuyến vú có những dấu hiệu bất thƣờng nhƣ tuyến vú mất cân xứng,
núm vú thụt một bên; da trên khối u bị nhíu, đổi màu, sần nhƣ da quả cam.
Quan trọng nhất là sờ thấy khối u vùng vú hoặc hạch vùng hố nách.
Khối u khi sờ nắn có các tính chất nhƣ chắc, kém di động, đơi khi dính vào cơ
ngực lớn, ranh giới không rõ ràng, bề mặt không đều và thƣờng không
đau.Đối với các khối u vú giai đoạn muộn có thế thấy các triệu chứng do khối
u vú xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da, gây chảy dịch, mùi hôi [1].
Triệu chứng của các cơ quan đã di căn: tùy theo vị trí di căn mà có các
biểu hiện tƣơng ứng.

14


Ngồi ra, ngƣời bệnh có thể có các triệu chứng toàn thân nhƣ mệt mỏi,
chán ăn, ăn kém, gầy sút cân, rối loạn kinh nguyệt, đôi khi biểu hiện sốt.
1.4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp: chẩn
đốn hình ảnh, y học hạt nhân, đánh giá mô bệnh học, xét nghiệm hóa mơ

miễn dịch và các đặc tính gen khác [1].
Chụp Xquang tuyến vú là phƣơng pháp đầu tiên đƣợc sử dụng để tầm
soát và đánh giá ban đầu một trƣờng hợp nghi ung thƣ vú. Các dấu hiệu của tổn
thƣơng ác tính trên nhũ ảnh: hình sao, bờ khơng đều, đậm độ cản quang không
đều, cấu trúc bị biến dạng, có đốm calci nhỏ hơn 5mm hay nhiều đốm tụ thành
đám. Trong trƣờng hợp lành tính: yêu cầu chụp lại sau 1 năm; có thể lành tính:
chụp lại nhũ ảnh sau 6 tháng và nghi ngờ ác tính: cần thực hiện sinh thiết.
Siêu âm là phƣơng pháp thay thế cho nhũ ảnh đối với các bệnh nhân
trẻ. Siêu âm có thể phân biệt khối u đặc và nang. Siêu âm cũng có thể hƣớng
dẫn cho chọc hút. Trên hình ảnh siêu âm, khối u biểu hiện là khối có cấu trúc
echo kém, tăng âm phía sau, giới hạn khơng rõ, bờ đa cung.
Chụp cộng hƣởng từ (MRI) tuyến vú đặc biệt hiệu quả với các trƣờng
hợp không phát hiện đƣợc khối u trên chụp Xquang vú, vú đã đƣợc phẫu thuật
tạo hình, thể tiểu thùy, nghi ngờ đa ổ, hoặc sử dụng để đánh giá trƣớc khi
phẫu thuật bảo tồn, trƣớc khi điều trị tân bổ trợ. Đối với ung thƣ biểu mô thể
ống tại chỗ, MRI tuyến vú chỉ có ý nghĩa trong một số tình huống nhất định,
đặc biệt khi cần thêm thông tin mà trên Xquang vú cảnh báo có khả năng u
lan rộng.
Xạ hình xƣơng bằng máy SPECT, SPECT/CT với

99m

Tc-MDP để đánh

giá tổn thƣơng di căn xƣơng, chẩn đoán giai đoạn bệnh trƣớc điều trị, theo dõi
đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn. Xạ hình xƣơng giúp phát hiện di
căn xƣơng sớm hơn cắt lớp vi tính, MRI, mặc dù chƣa có triệu chứng lâm sàng.
15



Sinh thiết đƣợc thực hiện khi có kết quả chẩn đốn nghi ngờ ác tính.
Sinh thiết bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau, tùy từng trƣờng hợp cụ thể và
mục đích thực hiện sinh thiết có thể sử dụng những kỹ thuật khác nhau nhƣ:
chọc hút kim nhỏ u/hạch, sinh thiết một phần, sinh thiết bằng kim to, sinh
thiết hạch ...Kết quả mô bệnh học sau sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn
đoán xác định ung thƣ vú. Xét nghiệm hóa mơ miễn dịch giúp đánh giá đúng
tình trạng thụ thể nội tiết, yếu tố phát triển biểu mô HER2, xác định đúng thể
bệnh từ đó đƣa ra phƣơng pháp điều trị phù hợp cũng nhƣ tiên lƣợng bệnh.
Các xét nghiệm chất chỉ thị nhƣ CEA, CA15-3 ít có giá trị trong chẩn
đoán ung thƣ vú, chủ yếu sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh.
Ngồi ra, tùy trƣờng hợp bệnh nhân cụ thể mà chỉ định các xét nghiệm
thích hợp khác.
1.4.3. Chẩn đốn xác định
Chẩn đốn lâm sàng và hình ảnh nhằm xác định khối u và tính chất
khối u. Sử dụng các mẫu sinh thiết hoặc dịch khác (máu, huyết tƣơng, dịch
tiết) để xác định sự xuất hiện của các tế bào ác tính cũng nhƣ tính chất của các
tế bào ác tính nhƣ tình trạng thụ thể HER2.
1.4.4. Chẩn đoán giai đoạn khối u (hệ thống AJCC)
Các giai đoạn của khối u đƣợc đánh giá theo hệ thống đánh giá của
AJCC (American Joint Committee on Cancer) dựa trên các đặc điểm giải
phẫu: kích thƣớc khối u (T), tình trạng hạch (N) và di căn (M) [34]. Theo đó,
tình trạng của bệnh nhânung thƣ vú chia làm 4 giai đoạn chính: giai đoạn I,
giai đoạn II (IIA và IIB), giai đoạn III (III A, III B và III C) và giai đoạn IV.
Đây là hệ thống đánh giá đƣợc sử dụng phổ biến, có thể kết hợp với các dấu
ấn sinh học tiên lƣợng đặc trƣng cho ung thƣ vú, có tác dụng chính trong lựa
chọn liệu pháp điều trị [1].

16



×