Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố lào cai, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÙI THỊ MAI HƢƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÙI THỊ MAI HƢƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc

THÁI NGUYÊN - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn tồn trung thực, khách quan, khơng trùng lặp với các luận văn
khác. Thơng tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn

Bùi Thị Mai Hƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Ngọc, ngƣời đã tận tâm, trực
tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và q trình nghiên
cứu luận văn. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý Giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng
dạy lớp Thạc sỹ QLGD K27B.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các
đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ học
sinh và học sinh các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã tạo
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có đƣợc các thơng tin cần thiết,
hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng nhƣng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số
thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ thầy cơ, đồng nghiệp
và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn
Bùi Thị Mai Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA
NHẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ........ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 9
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................ 12
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục .................................................................... 12
1.2.2. Giáo dục hoà nhập ................................................................................... 14

1.2.3. Trẻ khuyết tật ........................................................................................... 15
1.2.3. Quản lý giáo dục hòa nhập và quản lý giáo dục hòa nhập cho
trẻ mẫu giáo ...................................................................................................... 16
1.3. Giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non............ 17

iii


1.3.1. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ mầm non bị khuyết tật ............... 17
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non................................................................................................. 19
1.3.3. Nội dung của giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non................................................................................................. 21
1.3.4. Phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non................................................................................................. 24
1.3.5. Hình thức giáo dục hịa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non ................................................................................................ 26
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trƣờng mầm non ................................................................................... 28
1.3.7. Các lực lƣợng tham gia giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trƣờng mầm non ...................................................................................... 28
1.4. Quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng
mầm non ............................................................................................................ 29
1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non................................................................................................. 29
1.4.2. Quản lý lập kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trƣờng mầm non ...................................................................................... 30
1.4.3. Quản lý nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non................................................................................................. 32
1.4.4. Quản lý phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trƣờng mầm non ...................................................................................... 34

1.4.5. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục hịa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trƣờng mầm non ................................................................................... 35
1.4.6. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non ...................................................................... 36

iv


1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non ...................................................................... 38
1.5.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 38
1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 39
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 41
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI .................................................. 42
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu thực trạng ............................................... 42
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai ...................................................................................................... 42
2.1.2. Những nét chủ yếu về các trƣờng mầm non và trẻ em khuyết tật ở
thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai........................................................................ 42
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 45
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 45
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 45
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát................................................................................... 45
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát .............................................................................. 46
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................... 46
2.3. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các
trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............................................ 47
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh
về giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non

thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai........................................................................ 47
2.3.2. Thực trạng mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................................. 48
2.3.3. Thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .................................. 50

v


2.3.4. Thực trạng phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .................... 53
2.3.5. Thực trạng hình thức giáo dục hịa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .................................. 55
2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .............. 57
2.3.7. Thực trạng về sự tham gia của các lực lƣợng trong giáo dục hòa
nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai ................................................................................................ 58
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ..................................... 60
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .................... 60
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lí giáo dục hịa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai........... 62
2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ..................... 64
2.4.4. Thực trạng quản lý phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai........... 66
2.4.5. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức giáo dục hịa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .............. 67
2.4.6. Thực trạng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập

cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai ....................................................................................................... 69
2.5. Thực trạng mức độ các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục hòa
nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai ....................................................................................................... 70

vi


2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai........... 72
2.6.1.Ƣu điểm .................................................................................................... 72
2.6.2. Hạn chế .................................................................................................... 73
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 73
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 75
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI .................................................. 76
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 76
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non ............................ 76
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 76
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ......................................................... 77
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 77
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 78
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................................. 78
3.2.1. Tăng cƣờng nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ
huynh về giáo dục hòa nhập và quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non ............................................................... 78
3.2.2. Đổi mới cơng tác lập kế hoạch quản lý giáo dục hịa nhập cho trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non........................................................ 80
3.2.3. Tổ chức bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên và những
ngƣời tham gia quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
các trƣờng mầm non .......................................................................................... 85
3.2.4. Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non........................................................ 90

vii


3.2.5. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị phục giáo dục hòa nhập cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non........................................................ 92
3.2.6. Xác định rõ nhiệm vụ của các lực lƣợng phối hợp trong giáo dục
hòa nhập để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập của trƣờng mầm non ......... 94
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 78
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục hòa
nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai ................................................................................................ 99
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 99
3.4.2. Nội dung và đối tƣợng khảo nghiệm ....................................................... 99
3.4.3. Cách tiến hành ......................................................................................... 99
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 100
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 104
1. Kết luận ........................................................................................................ 104
2.Kiến nghị ...................................................................................................... 105
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai .......................... 105
2.2. Đối với Cấp ủy chính quyền địa phƣơng trên địa bàn TP Lào Cai .......... 106
2.3. Đối với cán bộ quản lý các trƣờng mầm non ở thành phố Lào Cai ......... 106
2.4. Đối với giáo viên các trƣờng mầm non ở thành phố Lào Cai .................. 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 108
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL

:

Cán bộ quản lý

CSVC

:

Cơ sở vật chất

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GDHN

:

Giáo dục hƣớng nghiệp


GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

HSKT

:

Học sinh khuyết tật

KT

:

Khuyết tật

QL

:

Quản lý


QLGD

:

Quản lý giáo dục

TKT

:

Trẻ khuyết tật

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô trƣờng, lớp, trẻ em mầm non thành phố Lào Cai trong 3
năm học gần đây ........................................................................................ 43
Bảng 2.2. Tỷ lệ trẻ em khuyết tật ở các trƣờng MN thành phố Lào Cai .................... 44
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về
giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm
non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ........................................................ 48
Bảng 2.4.Thực trạng mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............................. 49
Bảng 2.5. Thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............................. 51
Bảng 2.6. Thực trạng phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................... 53
Bảng 2.7. Thực trạng hình thức giáo dục hịa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .......................... 55
Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai ...................................................................................................... 57
Bảng 2.9. Thực trạng về sự tham gia của các lực lƣợng trong giáo dục hòa
nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................................................................................ 58
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................ 60
Bảng 2.11. Thực trạng lập kế hoạch quản lí giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................. 62
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............. 64
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............. 66

v


Bảng 2.14. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai ...................................................................................................... 68
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 69
Bảng 2.16. Thực trạng mức độ các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục hòa
nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 71
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo
dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non
thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............................................................. 100

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục
hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành
phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ....................................................................... 101

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là giai đoạn nền móng, khởi đầu cho q trình hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ em, đây còn là thời kỳ vàng của của
cuộc đời trẻ. GDMN là cấp học đầu tiên của trẻ trong hệ thống giáo dục
quốc dân, có ý nghĩa là nền móng cho quá trình phát triển nhận thức, thể
chất, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, ngơn ngữ và tình cảm của trẻ. Ở giai đoạn
trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn tạo cơ sở đầu tiên và cần thiết giúp cho trẻ có thể
phát triển nhân cách đầu đời và giúp trẻ có hành trang quan trọng chuẩn bị
trải qua “bƣớc ngoặt” lớn trong cuộc đời khi chuyển từ trƣờng mầm non lên
tiểu học. Để mọi công dân tƣơng lai của đất nƣớc có thể dễ dàng thích ứng
với xã hội hiện đại, việc quan tâm giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi trong các trƣờng mầm non là vơ cùng quan trọng. Do đó, cơng tác tổng
kết, nghiên cứu về hoạt động quản lý giáo dục hòa nhập ở cấp mầm non là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Xu thế giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật hiện đang giữ vai trò tất yếu
của mỗi quốc gia. Thơng qua giáo dục hịa nhập sẽ giúp cho TKT có cơ hội
phát triển nhƣ trẻ bình thƣờng khác, bên cạnh đó TKT có cơ hội đƣợc sống và
học tập ở điều kiện môi trƣờng nhằm cho trẻ biết cách tƣơng tác và giao tiếp
với xã hội, điều này giúp cho TKT có thể cải thiện đƣợc sự hạn chế về năng lực
cá nhân của trẻ. Nếu TKT bị tách biệt khỏi điều kiện bình thƣờng thì khó có thể
lấp đầy đƣợc các kỹ năng tƣơng tác mà trẻ thiếu hụt. Thêm vào đó, khi thực
hiện GDHN thì TKT đƣợc giáo dục dựa trên quan điểm tích cực về TKT, điều

đó thể hiện q trình giáo dục, chăm sóc trẻ mang tính nhân văn và phản ánh
mức độ phát triển của tồn xã hội. Chính vì vậy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu giáo
dục trẻ khuyết tật, giáo dục hòa nhập là sự lựa chọn tối ƣu nhất. Mơ hình này
đã mở ra cho trẻ khuyết tật cơ hội đƣợc đi học, đƣợc giao lƣu, tiếp xúc với mọi
ngƣời, đƣợc phát huy hết khả năng của mình và hịa nhập xã hội.

1


Đến nay hầu hết các trƣờng Mầm non trên địa bàn Thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai đều đã thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật từ rất sớm và đã
đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên do những yếu tố khách quan và
chủ quan nhƣ: Năng lực chun mơn của cán bộ quản lý cịn hạn chế trong các
khâu tổ chức thực hiện, quản lý; giáo viên chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức,
kỹ năng về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; cơ sở vật chất phục vụ cho giáo
dục hòa nhập còn thiếu thốn; nhận thức của ngƣời dân về giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật chƣa cao;… nên chất lƣợng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở đây
vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là những vấn đề mà các cấp lãnh đạo chính
quyền và ngành giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai đang đặc biệt quan tâm.
Thời gian qua, các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố cũng đã bƣớc đầu
tiếp cận những phƣơng thức giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non. Tuy nhiên,
năng lực tổ chức, quản lí cũng nhƣ các điều kiện để tổ chức giáo dục hòa nhập
ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai cịn nhiều hạn chế. Việc tìm ra các
biện pháp quản lý là vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục hòa
nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai” nhằm đề xuất một số biện pháp giúp công tác quản lý giáo dục
hòa nhập cho trẻ mầm non tại địa phƣơng hoạt động hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài đề xuất các

biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm
non tại thành phố Lào Cai nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ,
chuẩn bị cho trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng ở trƣờng tiểu học và cuộc
sống xã hội sau này.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở
trƣờng mầm non.

2


- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
5. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, công tác quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non tại thành phố Lào Cai đã đƣợc chú trọng với
những định hƣớng về chính sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cơng tác
này chƣa đƣợc triển khai đồng bộ và hiệu quả. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp
quản lý giáo dục hòa nhập phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non nói chung
và mục tiêu giáo dục khuyết tật nói riêng tại các trƣờng mầm non, phù hợp với
đặc điểm và năng lực của trẻ và điều kiện giáo dục thì sẽ góp phần thực hiện
hiệu quả cơng tác giáo dục hịa nhập, giúp trẻ cải thiện khả năng tham gia học
tập và hòa nhập của các em.

6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý
giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khuyết tật trí tuệ ở trƣờng mầm
non theo nội dung của Hiệu trƣởng.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Các trƣờng mầm non tại thành phố
Lào Cai gồm 14 trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai gồm: Bình
Minh, Bắc Lệnh, Duyên Hải, Hoa Hồng, Hoa Sen, Hoa Mai, Ánh Hồng, Bắc
Cƣờng, Cam Đƣờng, Hoa Ban, Hoa Lan, Nam Cƣờng, Vạn Hòa, Đồng Tuyển.
- Giới hạn khách thể khảo sát: Đề tài giới hạn khách thể nghiên cứu là
cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và một số nhân viên giáo dục

3


trên địa bàn các trƣờng mầm non tại thành phố Lào Cai, đó là các trƣờng: Bình
Minh, Bắc Lệnh, Dun Hải, Hoa Hồng, Hoa Sen, Hoa Mai, Ánh Hồng, Bắc
Cƣờng, Cam Đƣờng, Hoa Ban, Hoa Lan, Nam Cƣờng, Vạn Hòa, Đồng Tuyển.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Nhằm xây dựng cơ sở lý luận và định hƣớng cho công việc
nghiên cứu của luận văn. Nội dung: Nghiên cứu các lí thuyết, các vấn đề lý
luận cơ bản có liên quan đến đề tài. Cách tiến hành: thu thập thông tin từ tài
liệu, internet...; tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái qt hóa...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và vận dụng lí luận: Sử dụng các
phƣơng pháp này để tổng quan các lí thuyết và lý luận có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận: Sử dụng các phƣơng
pháp này để xây dựng khái niệm, khung lý luận trong việc xác định các biện
pháp quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục hòa

nhập cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non. Nội dung nghiên cứu: Nhận thức của
cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tổ trƣởng về cơng tác quản lý giáo dục
hịa nhập ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai. Cách tiến hành: Sử dụng
bộ phiếu hỏi đƣợc chuẩn bị theo hƣớng nội dung nghiên cứu làm công cụ điều
tra, khảo sát. Mỗi cá nhân sẽ hoàn thành việc trả lời một bộ câu hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu về thực trạng quản lý và giáo
dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, bổ sung thêm thông tin cho việc điều
tra bằng phiếu hỏi và thực nghiệm sƣ phạm. Nội dung nghiên cứu: thực trạng
quản lý, hoạt động tổ chức giáo dục hòa nhập và việc thực nghiệm sƣ phạm các
biện pháp đã đề xuất. Cách tiến hành: xây dựng nội dung phỏng vấn và tiến
hành phỏng vấn sâu Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, các tổ trƣởng chuyên môn
và giáo viên của các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai. Đồng thời để hiểu
hơn về công tác quản lý, chúng tôi cũng phỏng vấn một số nhân viên giáo dục.

4


- Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục hòa nhập
cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non. Nội dung nghiên cứu: quá trình tổ chức,
triển khai các hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
hằng ngày. Cách tiến hành: tiến hành quan sát, ghi chép lại thông tin thu đƣợc
qua quan sát vào Phiếu tổng hợp kết quả quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm từ sự nghiên
cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,
rút ra thực trạng công tác quản lý ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, để
đề xuất những biện pháp phù hợp.
- Phương pháp chuyên gia: Mục đích: lấy ý kiến của các chuyên gia về
vấn đề quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. Nội dung
nghiên cứu: thu thập ý kiến chuyên gia về cơ sở lý luận của đề tài, điều chỉnh
công cụ khảo sát thực trạng, các biện đề xuất và tổ chức thực nghiệm sƣ phạm.

Cách tiến hành: ngƣời nghiên cứu trao đổi với chuyên gia, chuyên gia đọc văn
bản và cho ý kiến.
7.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp xử lí số liệu: Sử dụng tốn thống kê để xử lý các số liệu
thu đƣợc về điều tra thực trạng và thực nghiệm sƣ phạm, làm căn cứ đánh giá
định lƣợng và định tính kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận
văn dự kiến đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở trƣờng mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Cơng trình nghiên cứu của các học giả M.Sohnon (1963), Conral (1970)
đã thực hiện kiểm tra và đánh giá đƣợc kết quả học tập của TKT ở trƣờng học
hòa nhập và ở các trƣờng học chuyên biệt. Điều này khẳng định việc học của
TKT ở các trƣờng chính quy có kết quả cao hơn nhiều so với học tập ở trƣờng
học chuyên biệt. Kết quả nghiên cứu của của Rister (1975), Dale (1978), Reich,
Hambletun và Howclin (1977) cùng các cơng trình nghiên cứu khác của

Truyby, Kacherme, Lenssona cũng phản ánh: TKT đƣợc đến trƣờng đúng độ
tuổi, đƣợc chuẩn bị đầy đủ kiến thức, sức khỏe và kỹ năng cơ bản thì TKT đều
có cơ hội học tập và phát triển nhƣ mọi trẻ em bình thƣờng khác. Các học giả
cho biết sự thành công của công tác GDHN là có đóng góp lớn lao của đội ngũ
giáo viên, phƣơng pháp, nội dung giáo dục và môi trƣờng giáo dục phù hợp với
khả năng của từng trẻ (dẫn theo [37])
Nghiên cứu của Dockington và Lucas (1951), Hexander và Strain (1978),
Laxhan (1982) và nhiều nhà nghiên cứu khác đã cho thấy: TKT chịu ảnh hƣởng
bởi thái độ hợp tác, lịng nhiệt tình và sự hiểu biết của giáo viên. Những yếu tố
này xây dựng đƣợc sự thân thiện cho trẻ, giúp TKT cảm nhận đƣợc sự gần gũi
của GV, tuy nhiên đơi lúc nó cũng tạo ra sự kìm hãm, ức chế trong mơi trƣờng
này. Do vậy đây là căn cứ để các nhà hoạch định chính sách về giáo dục đƣa ra
những chính sách kịp thời và đúng đắn cho cơng tác giáo dục và chăm sóc
TKT. Bản thân GV cần phải đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo kiến thức cần thiết cho kỹ
năng giáo dục TKT, bởi ngồi việc giảng dạy cho trẻ thì GV cịn phối hợp và tƣ
vấn cùng gia đình trẻ về chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà (dẫn theo [35])

6


Các học giả J. McCaip, Connop D G. White đã đƣa ra những khó khăn
của trẻ khiếm thị trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và đã đặt ra những u
cầu trong cơng tác giáo dục và chăm sóc TKT: Các chuyên gia khi thực hiện
can thiệp phải có kiến thức am hiểu về lý do gây ra khuyết tật, hiểu đƣợc các
mức độ ảnh hƣởng của khuyết tật trong quá trình phát triển của trẻ. Tạo điều
kiện thuận lợi cho TKT học tập và kết hợp với việc làm quen môi trƣờng thực
tiễn. Để tăng hiệu quả can thiệ cần phải thực hiện công tác hỗ trợ, tƣ vấn và
cung cấp kỹ thuật về quản lý cho gia đình TKT. Các tác giả đã khẳng định:
“Can thiệp sớm là nền tảng của hệ thống hỗ trợ giáo dục cho TKT” (dẫn theo
[12]). Những nhiệm vụ của can thiệp sớm đƣợc các tác giả nhấn mạnh:

- Hỗ trợ GDHN cho TKT phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, và kỹ năng
xã hội thơng qua các hoạt động có tính chun mơn và phải do các chun gia
có trình độ thực hiện.
- Xây dựng các điều kiện hỗ trợ GDHN cho TKT đƣợc phát triển cần xác
lập các hành vi tích cực của cha mẹ, xây dựng mối quan hệ tình cảm, gần gũi,
thoải mái cho trẻ.
- Phối hợp với cha mẹ để hỗ trợ trẻ.
- Tƣ vấn và giúp đỡ cha mẹ trẻ.
Tác giả Susan M. Bruce và Gerald J. Pine (2010) [37] đã đề nghị:
“Cần theo dõi và đánh giá thường xuyên sự tiến triển của các chương trình
can thiệp hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra”. Trong nghiên cứu
này các học giả đã nêu và đề cập đến các mục tiêu chung nhất về công tác
giáo dục TKT, các điều kiện thực hiện đảm bảo cho GDHN cho TKT, cách
thức thực hiện và các tiêu chí đánh giá cơng việc giáo dục TKT. Thêm vào
đó, các tác giả đã khuyến cáo các phƣơng án đảm bảo lợi ích của trẻ và gia
đình trẻ. Các mơ hình giáo dục phải phong phú, đa dạng tạo điều kiện tối ƣu
cho sự tham gia của trẻ.
7


Tác giả Lisa R. Churchill, Rita Mulholland và Michelle R. Cepello [35]
(Oct 6, 2007) cũng đã kết luận: “Việc nhận dạng và phát hiện trẻ có nhu cầu
GDĐB cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và các tổ chức
phi Chính phủ”. Việc làm này phải đƣợc đƣa vào kế hoạch của mỗi năm học và
đƣợc xem nhƣ một nội dung của kế hoạch giáo dục chung của nhà trƣờng. Ý
kiến trên đƣợc tác giả đƣa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu, mô tả và định ra những
tiêu chí phân loại, mức độ tật. Tác giả cũng định hƣớng cho việc tổ chức, thực
hiện giáo dục TKT trong trƣờng phổ thông trên cơ sở xây dựng kế hoạch thực
hiện mỗi năm học của mỗi nhà trƣờng.
Tác giả Peter Mittler (2000) [36] đã nhận định: Thay đổi môi trƣờng giáo

dục nhà trƣờng và hệ thống QLGD là yếu tố rất quan trọng đối với giáo dục trẻ
em có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Việc thay đổi này bao gồm việc sửa đổi
chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học, thúc đẩy mối quan hệ giữa thầy và trò,
tạo cơ hội để mọi trẻ đƣợc học tập cùng nhau và thúc đẩy sự tham gia của phụ
huynh. Nhận định trên đƣợc đƣa ra sau khi tác giả đã dành sự quan tâm và chú
ý của mình vào việc thay đổi, tạo mơi trƣờng giáo dục thích hợp cho việc thực
hiện tổ chức QLGD trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Trong đó, tác giả đặt
ra các vấn đề hết sức cụ thể nhƣ: chƣơng trình cần đƣợc điều chỉnh và sắp xếp
thế nào cho phù hợp; giáo viên cần lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp dạy học
nhƣ thế nào, các phƣơng pháp giáo dục đang đƣợc thực hiện trong các cơ sở
giáo dục đảm bảo cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt phát triển; sự tác động
can thiệp, hỗ trợ từ phía giáo viên và vai trị tham gia của phụ huynh học sinh.
Tất cả các vấn đề trên phải đƣợc cụ thể trong một kế hoạch tổng thể và từng
giai đoạn phát triển cụ thể.
Các tác giả Jean B. Crockett, Bonnie Billingsley, Mary Lynn Boscardin
trong “Handbook of Leadership and Administration for Special Education”
(2012) [34], Prubudddha Bharata (2005) cho rằng: Để can thiệp và GD trẻ em
có nhu cầu giáo dục đặc biệt đạt hiệu quả, cần chú ý vào ba lĩnh vực sau: Các

8


chƣơng trình can thiệp và giáo dục đặc biệt, chuẩn bị và cung cấp các dụng cụ,
thiết bị, hỗ trợ giảng dạy, phát triển các kỹ năng bổ sung nhƣ: đọc, viết chữ nổi,
định hƣớng di chuyển, kỹ năng sinh hoạt hàng ngày cho trẻ khiếm thị, kỹ năng
giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ, giao tiếp tổng hợp... cho học sinh khiếm
thính... Các tác giả chú ý nhiều đến việc thực hiện chƣơng trình giáo dục trong
GDHN và đặt ra các vấn đề nhƣ GDHN đƣợc thực hiện chƣơng trình giáo dục
phổ thơng có điều chỉnh hay có thêm chƣơng trình giáo dục đặc biệt bên cạnh
chƣơng trình giáo dục bình thƣờng; sự cần thiết của các phƣơng tiện, thiết bị đồ

dùng dạy học và các kỹ năng đặc thù hỗ trợ cho can thiệp và hỗ trợ. Các tác giả
cũng cho rằng kỹ năng xã hội, kỹ năng sống là hết sức quan trọng mà giáo dục
đặc biệt cần đạt đƣợc.
Tác giả WilliamL. Heward, “Exceptional Children: An Introduction to
Special Education” (2005) [33] cho rằng sau khi giáo dục chuyên biệt ổn định
cần hƣớng tới GDHN. GDHN với chƣơng trình, sự hỗ trợ, cách đánh giá đúng
sẽ tạo đƣợc sự độc lập cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Quan điểm
của tác giả thể hiện rất rõ việc coi GDHN là mơ hình giáo dục tối ƣu nhất dành
cho TKT. Từ việc đề ra và thực hiện tốt ba yếu tố: chƣơng trình giáo dục; tác
động hỗ trợ từ các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng; đánh giá về kiến thức,
kỹ năng... Sẽ đảm bảo đƣợc sự hoà nhập và độc lập của trẻ KT trong và sau khi
ra trƣờng.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Về vấn đề nghiên cứu QL hoạt động hỗ trợ GDHN học sinh KT ở Việt
Nam mới chỉ đƣợc quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Vì vậy, chƣa có
nhiều cơng trình nghiên cứu đƣợc cơng bố về QL hoạt động hỗ trợ GDHN học
sinh KT.
Về vấn đề này có thể kể đến tác giả Lê Văn Tạc và các cộng sự, Đề tài
cấp Bộ B2006-37-22 [27]: “Xây dựng mơ hình Trung tâm Hỗ trợ phát triển

9


giáo dục hịa nhập”: Tác giả đã đề xuất Mơ hình trung tâm trên cơ sở 5 nguyên
tắc: “đảm bảo tính pháp lí; gi p cho chính quyền địa phương làm tốt hơn cơng
tác chăm sóc, giáo dục TKT; đáp ứng nhu cầu thực tế địa phương; tạo điều
kiện cho người khuyết tật phát huy tối đa khả năng, tiềm năng; bảo đảm tính
bền vững, phát triển và sáng tạo”
Nói về nội dung này, tác giả Phạm Minh Mục, Lê Văn Tạc và nhiều tác
giả khác trong tài liệu “Quản lý Giáo dục hòa nhập” [18] (2010) đã cung cấp

các cơ sở lý luận cơ bản về quản lý GDHN, mơ hình quản lý các cấp học có
học sinh KT học hòa nhập, các biện pháp huy động lực lƣợng các lực lƣợng xã
hội và xây dựng mơi trƣờng hịa nhập đảm bảo chất lƣợng GDHN.
Tác giả Phạm Minh Mục trong các nghiên cứu “Xây dựng chính sách
GDHN cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn” và “Xây dựng kế hoạch hành động
triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trẻ khuyết tật” [19], [20] đã
đề cập đến việc cần phải có một hệ thống chính sách đầy đủ để làm công cụ
triển khai giáo dục TKT. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến “Chương trình hành
động xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục TKT và hệ thống quản lý giáo
dục TKT”.
Một số công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý giáo dục hòa nhập nhƣ:
Tác giả Lê Thị Đào (2013), “Một số biện pháp quản lý giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”,
đã đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật ở các trƣờng
mầm non huyện Nhƣ Thanh, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất 04 biện pháp có tính
khả thi và cần thiết cho địa bàn huyện. [8]
Tác giả Đinh Thị Phƣơng (2013) với đề tài “Một số giải pháp quản lý
nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm
non huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”, đã xây dựng cơ sở lý thuyết căn bản
về quản lý nâng cao chất lƣợng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các
10


trƣờng mầm non và đề xuất 07 biện pháp có tính khả thi và cần thiết cho
địa bàn huyện. [23]
Tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ (2016) với cơng trình “Quản lý giáo dục
hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non Hoa Mai, Quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội”, đã đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
tại trƣờng mầm non Hoa Mai, Quận Hà Đông và nhập trẻ khuyết tật ở các
trƣờng mầm non huyện Nhƣ Thanh, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất 04 biện pháp có

tính khả thi và cần thiết cho trƣờng. [12]
Tác giả Nguyễn Xuân Việt (2016) với đề tài “Biện pháp quản lý giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng”, đã đề xuất 08 biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng. [25]
Bài báo của các tác giả Trần Thị Thanh Hƣơng, Nguyễn Văn Bắc
(2020) với tiêu đề “Quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở
trường mầm non tỉnh Quảng Trị” đã nghiên cứu khảo sát ý kiến của 55 cán bộ
quản lý, chuyên viên của Sở, phòng giáo dục, các trƣờng mầm non và 120
giáo viên mầm non của các trƣờng mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị và kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu trƣởng chƣa có kinh nghiệm nhiều về
quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; Số lƣợng giáo viên dạy trẻ khuyết tật
chƣa qua đào tạo về phƣơng pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vẫn còn
nhiều, một số giáo viên đƣợc đào tạo nhƣng chƣa chun sâu nên việc giảng
dạy cịn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện; Đồ dùng dạy học, dụng
cụ trực quan và các thiết bị hỗ trợ cho giáo viên trong việc áp dụng giảng dạy
giáo dục hòa nhập còn thiếu và chƣa đầy đủ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng
dạy; Thiếu sự phối hơp mãnh mẽ giữa gia đình - nhà trƣờng và xã hội nhằm
mang lại kết quả tốt nhất cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Chƣa có sự
11


phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan trong thực hiện giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật. [14]
Nhƣ vậy, qua việc tổng quan một số cơng trình nghiên cứu trong nƣớc và
ngoài nƣớc cho thấy chủ yếu các cơng trình chỉ tập trung đánh giá thực trạng
giáo dục hòa nhập cho trẻ em một cách chung chung. Trong hoạt động quản lý
nhà trƣờng, công tác quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trƣờng mầm non với chủ thể quản lý là Hiệu trƣởng/Phó hiệu trƣởng chƣa có

cơng trình nào đề cập đến. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục cho trẻ khuyết tật
đòi hỏi cả việc nâng cao công tác quản lý trƣờng học về mọi khía cạnh của trẻ
em ở bậc mầm non nói chung và giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật nói riêng.
Chính vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài “Quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”
nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên cứu mà các cơng trình nghiên cứu trƣớc
chƣa đề cập đến.
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
* Quản lý
Từ khi xã hội lồi ngƣời đƣợc hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã
đƣợc quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm
đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho ngƣời đứng đầu tổ chức
phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt
đƣợc mục tiêu đề ra.
Quản lý là sự xác lập sự tƣơng hợp giữa các công việc cá thể và hoàn
thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phận
riêng lẽ của nó.
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo
những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến
sự phong phú về quan niệm. Sau đây là một số khái niệm thƣờng gặp:

12


×