Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cổ chướng(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.98 KB, 3 trang )

CỔ CHƯỚNG
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được cách phát hiện cổ chướng
2. Nêu được cách nhận định nước cổ chướng
3. Trình bày được các nguyên nhân gây cổ chướng
NỘI DUNG:
1. Định nghĩa: Bình thường trong ổ bụng khơng có nước. Khi có nước trong ổ bụng
gọi là cổ chướng
2. Triệu chứng Lâm sàng
2. 1. Cơ năng: Trước khi xuất hiện dịch, bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, chán ăn,
người gầy sút, đầy bụng. Tuỳ theo nguyên nhân mà có thể sốt nhẹ hay đau âm ỉ vùng
bụng
2. 2. Thực thể:
2. 2. 1. Đối với cổ chướng thể tự do loại nhiều nước và trung bình
Nhìn: Da bụng căng bóng, rốn lồi. Tuỳ theo ngun nhân mà có thể thấy tuần hồn
bàng hệ cửa - chủ. Khi bệnh nhân nằm bụng bè ra 2 bên, bụng sệ ra phía trước và
xuống dưới khi đứng hay ngồi
Sờ: Sờ có cảm giác căng và có dấu hiệu sóng vỗ nếu là cổ chướng tự do, nếu có gan
lách to thì sẽ có dấu hiệu chạm cục đá
Gõ: Đối với cổ chướng tự do sẽ thấy gõ đục vùng thấp và hai bên giới hạn trên của
vùng đục là 1 đường cong lõm. Thay đổi tư thế vùng đục, vùng trong sẽ thay đổi theo
2. 2. 2. Trong trường hợp dịch ít có thể thay đổi tư thế bệnh nhân hay thăm trực tràng
hoặc âm đạo thấy có túi cùng căng, ấn tay trên bụng sẽ có nước chạm vào đầu các
ngón tay, choc dị cổ chướng hút ra nước
2. 3. Đối với cổ chướng thể khu trú: Gõ sẽ có chỗ đục chỗ trong xen kẻ. Chọc dị
những vùng nghi có nước sẽ hút ra nước
2. Cận lâm sàng: Chọc dò dịch cổ chướng; dịch có thể trong, vàng chanh, vàng rơm,
có máu hay đục như sữa
Có 2 loại dịch
Dịch thấm: Nước trongvàng chanh, vàng rơm
Lượmg Protein < 30g/ l


Phản ứng Rivalta âm tính
Ít tế bào
Dịch tiết: Vàng sẫm, đỏ máu, đục hay đục như sữa
Lượng Protein > 30g/ l
Phản ứng Rivalta dương tính
Nhiều tế bào


Ngồi ra cịn có dịch tồn máu khơng đơng nhiều hồng cầu và bạch cầu, và có thể có
tế bào lạ gặp trong ung thư
3. Chẩn đoán:
3. 1. Chẩn đoán xác định: Dễ, trừ trường hợp dịch ít phải gõ nhiều tư thế, chắc chắn
nhất là chọc dị có dịch
3. 2. Chẩn đoán phân biệt:
3. 2. 1. Bụng béo nhiều mỡ: Bụng chắc, da bụng dày, rốn lồi, gõ trong và khơng có
dấu hiệu sóng vỗ
3. 2. 2. Bụng chướng hơi: Gõ trong toàn bụng
3. 2. 3. Bàng quang căng trong bí tiếu: Bệnh nhân có cảm giác tức tiểu nhưng không
tiểu được, gõ vùng đục hạ vị, giới hạn trên của vùng đục là 1 đường cong lồi lên
trên, xông tiểu sẽ hết
3. 2. 4. U nang, nhất là u nang nước của buông trứng: Gõ sẽ thấy vùng đục ở giữa,
xung quanh thấy trong, giới han giữa vùng đục và vùng trong là 1 đường cong lồi
lên trên. trong trường hợp khó chẩn đốn có thể nhờ siêu âm xác định
4. Nguyên nhân:
4. 1. Cổ chướng dịch thấm
4. 1. 1. Xơ gan: Trong xơ gan chúng ta gặp cổ chướng tự do, trên da bụng có tuần
hồn bàng hệ, kèm dấu hiệu suy chức năng gan như kém ăn, sợ mỡ, vàng da, nốt
nhện đỏ. . .
4. 1. 2. Suy tim: Gặp trong các bệnh suy tim toàn bộ, suy tim phải hay hội chứng Pick
(viêm màng ngoài tim co thắt). Dịch màu vàng chanh hay vàng rơm

4. 1. 3. Bệnh thận: Thường gặp trong hội chứng thận hư, viêm cầu thận bán cấp. . .
Ngoài cổ chướng cịn có dấu hiệu phù tồn thân, triệu chứng khác về bệnh thận.
Dịch thường trong
4. 1. 4. Suy dinh dưỡng: Bệnh nhân phù tồn thân và có cổ chướng. Dịch rất trong và
lượng Protein rất thấp, Protein máu giảm
4. 2. Dịch tiết:
4. 2. 1. K gan: Cổ chướng tự do, phát triển rất nhanh, dịch thường có máu, có thể có tế
bào lạ kèm theo gan to cứng và suy sụp tồn thân
4. 2. 2. Lao màng bụng: Có 2 loại cổ chướng
Cổ chướng tự do: Dịch thường ít hay trung bình kèm theo ấn đau khắp bụng IDR
dương tính kèm theo có dấu nhiễm lao ở các bộ phận khác như lao phổi
Cổ chướng khu trú: Bệnh nhân đau mơ hồ khắp ổ bụng, màng bụng bị viêm dính,
nước xuất hiện từng vùng, ấn chỗ mềm chỗ rắn, gõ chỗ đục chỗ trong Ngồi ra có dấu
hiệu bán tắc ruột và dấu nhiễm lao.
Dịch cổ chướng trong lao màng bụng có cả 2 thể thường là vàng chanh, cũng có
thể có máu, xét nghiệm có nhiều bạch cầu Lympho.


4. 2. 3. K các hạch trong ổ bụng: Ví dụ K hạch mạc treo hay Lymphosarcoma. Dịch có
máu, có khi tìm tháy tế bào lạ
4. 2. 4. Viêm màng bụng: Gặp trong thủng dạ dày, viêm ruột thừa vỡ mủ, abces gan vỡ
Ngồi ra có 1 số cổ chướng khác hiếm gặp trên lâm sàng như:
Cổ chướng dưỡng chấp: Dịch màng bụng toàn dưỡng chấp, đục như sữa.
Thường gặp do giun chỉ hay K các nơi di căn vào mạch bạch huyết làm vỡ mạch bạch
huyết
5. Điều trị: Đây là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân, cần phải tìm đúng ngun
nhân để điều trị, có khi rất khó khăn.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×