Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TL chính sách đối ngoại việt nam giai đoạn 1945 – 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.36 KB, 20 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối ngoại là một vấn đề quan trọng bậc nhất trong quan hệ chính trị
quốc tế, là cơ sở phát triển các lình vực kinh tế, chính trị, văn hóa...của mỗi
quốc gia. Hoạt động đối ngoại có thể làm một nước tụt hậu về mọi mặt nếu
khơng đưa ra chính sách đối ngoại hợp lý, khơng có sự hợp tác giữa các quốc
gia, các khu vực trên thế giới và ngược lại, nếu một quốc gia có chính sách
đối ngoại hợp lý sẽ thúc đẩy được mọi mặt đời sống xà hội phát triển, hợp tác,
giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính sách đối ngoại của bất cứ quốc
gia nào cùng đều nhằm ba mục tiêu cơ bản, đó là góp phần bảo vệ độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lành thổ của quốc gia; tranh thủ những điều kiện quốc
tế thuận lợi nhất để phát triển đất nước và nâng cao vị thế, mở rộng ảnh
hường trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của nước ta củng không phải
là trường hợp ngoại lệ.
Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh giữ nước
vĩ đại, chống lại các thế lực xâm lược mạnh hơn nhiều lần, thắng lợi cuối
cùng vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam. Để giành được thắng lợi là tổng hòa các
yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc của Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh
thần đấu tranh anh dũng của nhân dân và đường lối lãnh đạo đúng đắn, trong
đó có chính sách đối ngoại phù hợp. Trong q trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng ta luôn thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ của mình trong từng đường lối,
chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, giúp đất
nước thốt khỏi hồn cảnh khó khăn, thốt khỏi vịng vây của kẻ thù. Để làm
rõ tính đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo của chính sách đối ngoại của nước ta,
em chọn “Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954” làm đề
tài cho tiểu luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận


2


2.1. Mục đích
Tiểu luận phân tích làm rõ bối cảnh lịch sử của đất nước, mục tiêu, tư
tưởng, nhiệm vụ chính sách đối ngoại và q trình triển khai đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 từ đó rút ra nhận
xét và đánh giá.
2.2. Nhiệm vụ của tiểu luận
- Làm rõ bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh của thế giới, khu vực lân cận và
tình hình đất nước Việt Nam năm 1945-1954.
- Phân tích nội dung, mục tiêu, tư tưởng và nhiệm vụ chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc từ năm 1945 đến năm 1954.
- Phân tích quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong
công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1945 đến năm 1954 .
- Nhận xét, đánh giá về chính sách đối ngoại Việt Nam từ năm 1945
đến năm 1954.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại trong giai đoạn chống Pháp, cứu nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: tiểu luận tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân
tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1945 đến năm 1954.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống

3



phương pháp luận sử học mácxít. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
quan hệ quốc tế và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử, phương pháp phân
tích, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, thống kê, khái quát, tổng
hợp, lôgic, quy nạp, diễn dịch v.v...
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của tiểu luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tình hình thế giới, khu vực và trong nước năm 1945 - 1954
Chương 2: Nội dung chính sách đối ngoại Việt Nam năm 1945 - 1954
Chương 3: Triển khai chính sách đối ngoại giai đoạn 1945 - 1954
Chương 4: Nhận xét, đánh giá về chính sách đối ngoại Việt Nam từ
năm 1945 đến năm 1954

4


CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG
NƯỚC NĂM 1945 - 1954
1. Tình hình thế giới và khu vực
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại những hậu quả nặng nề
cho toàn thế giới: gần 60 triệu người chết và 90 triệu người bị thương và tàn
phế, tiêu tốn và gây thiệt hại hơn 4.000 tỷ USD, nhiều đô thị lớn bị phá huỷ,
nhất là ở Liên Xô, Đức, Nhật Bản, châu Âu... Hầu hết các quốc gia tham
chiến đều bị chiến tranh tàn phá. Mỹ là nước duy nhất trục lợi từ chiến tranh
và trở thành siêu cường có sức mạnh áp đảo về mọi mặt. Các nước châu Âu
phải dựa vào Mỹ về mặt kinh tế.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống

trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn đế quốc Anh,
Pháp tuy thắng trận nhưng đã suy yếu. Đế quốc Mỹ tận dụng các lợi thế,
nhanh chóng vươn lên cầm đầu phe tư bản chủ nghĩa, ra sức lôi kéo, tập hợp
lực lượng phản động để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới. Do vậy, mâu thuẫn chi phối quan hệ quốc tế
lúc này là mâu thuẫn giữa các lực lượng hịa bình, dân tộc, dân chủ và hệ
thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột. Uy tín và ảnh hưởng của Liên
Xơ khơng ngừng được mở rộng. Lúc này Liên Xơ có vị trí đặc biệt quan trọng
trên vũ đài chính trị quốc tế, là trụ cột của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc,
dân chủ và hịa bình thế giới.
Thế giới bước vào thời kì tiền chiến tranh lạnh. Đó là sự đối đầu về
quan hệ giữa hai cường quốc Xô-Mỹ. Liên Xơ đứng đầu cho phe Xã hội chủ
nghĩa, cịn Mỹ đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa. Với mục tiêu và âm mưu
thống trị thế giới, Mỹ ln tìm cách ngăn chặn, tiêu diệt hệ thống xã hội chủ
nghĩa. Ở Đông Âu, nhân dân các nước Anbani, Ba lan, Bungari, Hungari,
Nam Tư, Rumani, Tiệp Khắc đã lần lượt hoàn thành công cuộc cách mạng

5


dân chủ nhân dân và bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đồng
thời bước vào thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
Ngày 28/11/1943, Hội nghị Tehran giữa ba người đứng đầu ba cường
quốc Mĩ, Anh, Liên Xô khai mạc. Hội nghị thảo luận về vấn đề Ba Lan và về
một Tổ chức quốc tế sau chiến tranh dựa trên quan điểm của Liên Xơ, Mĩ,
Anh, Trung Quốc để giữ gìn hịa bình. Hội nghị đã cơng bố một thơng cáo
chung chính thức và một tuyên bố về Iran. Tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)
và Hội nghị Pốt-xđam (tháng 7/1945), Nguyên thủ 3 nước Liên Xơ, Mỹ và
Anh nhất trí: thành lập Liên hợp quốc (trong đó 5 cường quốc Liên Xơ, Mỹ,
Anh, Pháp, Trung Quốc là 5 uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an, có quyền

phủ quyết); nước Đức bại trận bị chia cắt thành nhiều khu vực dưới sự quản lý
của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp; Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên
Xô; Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Từ đó hình thành khn khổ
của một trật tự thế giới mới - trật tự thế giới hai cực.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở
các nước tư bản chủ nghĩa đòi tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống đã diễn ra
sôi nổi và rộng lớn. Ở một số nước như: Pháp, Italia, Đảng có vị trí quan
trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Hầu hết các nước châu Á - Thái
Bình Dương và Đơng Dương vốn là thuộc địa của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia châu âu này suy yếu, vai trò và
ảnh hưởng tại khu vực bị suy giảm. Mỹ tăng cường can thiệp, tiến hành ký kết
hiệp ước an ninh, thành lập các khối quân sự trong khu vực, ra đời 2 khối liên
minh quân sự do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi khối là: Hiệp ước Bắc Đai Tây
Dương (NATO) và Tổ chức Hiệp ước Warszawa.
Qua đó ta có thể thấy được tình hình các nước diễn biến rất phức tạp. Ở
phía Tây và Tây Nam nước ta, cách mạng Lào và cách mạng Campuchia cũng
đang ở tình trạng khó khăn. Thực dân Pháp đã lần lượt xâm lược trở lại Việt
Nam, Lào và Campuchia. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã dần lệ thuộc vào

6


Mỹ. Việc quân Tưởng vào miền Bắc Đông Dương theo nghị quyết của Hội
nghị Pốt-xđam đã hình thành thế bao vây cách mạng Việt Nam ở phía Bắc.
Như vậy, một lần nữa vận mệnh của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương bị
đe dọa nghiêm trọng. Cách mạng Việt Nam nằm trong vịng vây của kẻ thù.
2. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong nước:
Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, đất nước Việt
Nam có những thay đổi rất sâu sắc. Ngày 28/08/1945, danh sách Chính phủ
Lâm thời được cơng bố gồm 15 thành viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 02/09/1945 vào lúc 14 giờ tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Mặt trận Việt Minh và các đồn thể tổ chức chính trị xã hội như hội
Thanh niên, hội Cơng thương, đồn sinh viên cứu quốc, hội Phật giáo… Đây
thật sự là lực lượng chính trị đơng đảo và mạnh mẽ làm hậu thuẫn cho việc
gìn giữ, bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ. Trong mn vàn
khó khăn ban đầu của một xã hội mới, việc thiết lập được một hệ thống chính
trị và chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở là một sự nỗ lực lớn lao
của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này.
Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945, ra đời nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà - nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Chính quyền
cách mạng non trẻ phải đối mặt với tình thế khó khăn về mọi mặt. Sau khi
vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng non trẻ đã phải đối phó với một tình
thế hết sức hiểm nghèo, hàng loạt nguy cơ, thách thức tưởng chừng khó có thể
vượt qua. Đó là nguy cơ của “giặc đói”, “giặc dốt”, và đặc biệt là “giặc ngoại
xâm”. Hơn 90% dân số mù chữ, đời sống đại bộ phận nhân dân lâm vào tình
trạng khốn cùng. Hậu quả của nạn đói từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945
vẫn kéo dài, nền tài chính, thương mại khơng có khả năng thanh tốn, lâm vào
sự nguy ngập. Tình hình chính trị - xã hội cũng rất phức tạp. Ngoài ra, các tổ
7


chức chính trị, Đảng phái phản động, các trào lưu tư tưởng chống cộng, các tổ
chức tôn giáo mang nhiều màu sắc xuất hiện rất nhiều trên khắp đất nước Việt
Nam. Khơng những vậy, qn đội cịn rất non trẻ, vũ khí hầu như khơng có và
chính phủ chưa được quốc tế cơng nhận.
Từ những điều trên ta có thể rút ra được rằng Việt Nam có một số thuận
lợi hết sức cơ bản như chính quyền thuộc về nhân dân, có Đảng lãnh đạo, dân
tộc Việt Nam có truyền thống đồn kết đấu tranh… nhưng những khó khăn

trước mắt của sự nghiệp cách mạng lại quá lớn, con thuyền cách mạng của
dân tộc Việt Nam đang nằm trong trận phong ba bão táp, vận mệnh của đất
nước đang ngàn cân treo sợi tóc.

8


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT
NAM NĂM 1945 – 1954

1. Mục tiêu, tư tưởng và nguyên tắc đối ngoại
- Về mục tiêu của chính sách đối ngoại: Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã đề ra đường lối đối ngoại và sách lược ngoại giao trong giai đoạn 19451954 là phục vụ cho mục tiêu lớn nhất của công cuộc kháng chiến tiêu diệt
thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất độc lập hồn
tồn, bảo vệ hịa bình thế giới.Đảng ta xác định muốn được hồn tồn giải
phóng, các dân tộc Đơng Dương không những phải đẩy mạnh cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp mà cịn phải chống chính sách can thiệp của đế
quốc Mĩ.
Thơng cáo về chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 3/10/1945) nhấn mạnh: Nước Việt Nam còn
đương ở giai đoạn đấu tranh kịch liệt, tất cả các chính sách ngoại giao phải
có mục đích cốt yếu là giúp cho sự đấu tranh ấy thắng lợi bằng mọi phương
pháp êm dịu hay kiên quyết. Mục tiêu này hết sức rõ ràng hướng tất cả các
phương pháp, chính sách ngoại giao vào một đích chung là đấu tranh giành
thắng lợi.
- Về tư tưởng và nguyên tắc đối ngoại:
Đi đôi với sự mở rộng quan hệ đối ngoại, trong nghị quyết của Đảng
được Đại hội lần thứ II thông qua thể hiện tư tưởng đối ngoại là:” Độc lập,
tự chủ” và dựa trên nguyên tắc cơ bản là: “Bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ,
chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia; ủng hộ phong trào giải phóng của

các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa; bảo vệ hịa bình dân chủ thế giới,
chống bọn gây chiến, đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước
dân chủ nhân dân khác, hợp tác thân thiện, tự do và bình đẳng với Chính phủ
9


và nhân dân các nước. Đối với Miên, Lào, ra sức giúp đỡ hai dân tộc kháng
chiến chống đế quốc xâm lược, hồn tồn giải phóng cho Đơng Dương và bảo
vệ hồ bình thế giới. Đồng thời Chính cương khẳng định “phải phối hợp cuộc
kháng chiến của ta với các cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới, đặc biệt của
nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa Pháp”
2. Nhiệm vụ đối ngoại
Nhiệm vụ bao trùm được Đảng khẳng định là: Sớm giành được sự công
nhận của cộng đồng quốc tế đối với nhà nước công - nông, phá thế bị bao vây,
cô lập. Tiếp theo là xây dựng các mối liên lạc mật thiết với các lực lượng cách
mạng tiến bộ trên thế giới, cũng như là tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế
đối với công cuộc kháng chiến - kiến quốc của nhân dân ta. Đồng thời ta phải
loại bỏ tình thế nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Buộc
Pháp phải chấm dứt chế độ thực dân ở Việt Nam và Đông Dương, công nhận
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Nhằm cụ thể hố nhiệm vụ đối ngoại, Thơng cáo ngày 3/10/1945 về
chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà đã xác định rõ ràng. Đối với các nước lớn, các nước trong phe Đồng minh
chống phát xít: “Việt Nam hết sức thân thiện và thành thực hợp tác trên lập
trường bình đẳng và tương ái”; thắt chặt quan hệ với Trung Hoa để “hai dân
tộc Việt - Hoa tương trí mà cùng tiến hố”. Cịn đối với các kiều dân Pháp,
nếu họ yên tĩnh làm ăn và tôn trọng sự độc lập của Việt Nam thì sinh mệnh và
tài sản của họ được bảo vệ theo luật quốc tế, riêng với Chính phủ Pháp không
thừa nhận nền độc lập của Việt Nam thì “kiên quyết chống lại”.
Đối với các nước láng giềng Lào, Cam-pu-chia, nước ta phải lấy quyền

dân tộc tự quyết làm nền tảng và càng phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa. Ba
nước Đơng Dương “cịn có nhiều mối liên hệ về kinh tế nên sẽ giúp đỡ lẫn
nhau để kiến thiết và sánh vai ngang hàng mà tiến hoá”. Bên cạnh đó, đối với
các nước, dân tộc nhược tiểu trên tồn cầu thì chính phủ Việt Nam Dân chủ
10


Cộng hoà “sẵn sàng thân thiện hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để
ủng hộ lẫn nhau trong sự xây đắp và giữ vững nền độc lập”.
3. Phương hướng đối ngoại
Về phương hướng đối ngoại, Đảng và nhà nước ta đã đề ra một số
phướng hướng như sau:
- Phối hợp với quân giải phóng Tàu để nhanh chóng đánh tan quân đội
Tưởng, cô lập quan đội Pháp và sớm giải phóng tồn bộ biên giới phía Bắc,
mở cửa ngõ thông ra thế giới.
- Tuyên truyền quốc tế, giành thêm sức ủng hộ của lực lượng dân chủ
thế giới.
- Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Liên Xơ, Trung Quốc và các nước
dân chủ nhân dân, làm cho các nước đó thiết thực giúp đỡ cuộc kháng chiến
của Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành ưu tiên hàng đầu trong hoạt động
ngoại giao nhằm góp phần xoay chuyển cục diện cuộc kháng chiến.
- Liên kết chặt chẽ cuộc chiến đấu của Việt Nam với phong trào đấu
tranh cho hòa bình và dân chủ thế giới, coi cuộc kháng chiến của nước ta là
bộ phận của cuộc đấu tranh có tính tồn cầu này.
- Liên kết cuộc kháng chiến của nước ta với phong trào phản chiến của
nhân dân Pháp, thống nhất hành động với Đảng Cộng sản Pháp.
- Duy trì chủ trương “tích cực ủng hộ phong trào của các nước thuộc
địa” và “ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á”
- Phải kịp thời và triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ, giữa bọn bù nhìn thân Pháp và thân Mĩ để phân hóa và làm suy yếu

sức mạnh của kẻ thù.

11


CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI GIAI
ĐOẠN 1945 – 1954

1. Phá thế bị bao vây, cô lập, giành sự công nhận quốc tế đối với
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
Ngay sau khi thành lập chính phủ lâm thời, Việt Nam đã tiến hành
nhiều biện pháp nhằm khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước và xây
dựng sự công nhận quốc tế cụ thể là: Tỏ rõ vai trị nước chủ nhà trong việc tổ
chức đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, tổ chức biểu tình 4 vạn
người đón Hà Ứng Khâm; hai là gửi thư tới Liên hợp quốc và đại diện các
nước lớn như Pháp, Anh, Mỹ nhằm xây dựng sự công nhận quốc tế.
Cuối tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lời kêu gọi Liên Hiệp
Quốc và Hội đồng bảo an, nêu rõ nguồn gốc và tình hình cuộc chiến tranh ở
Đông Dương. Người viết: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân
chúng tơi thành thật mong muốn hịa bình. Nhưng nhân dân chúng tơi cũng
kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: Toàn
vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”
Trong lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp ngày 10/01/1947, Người
viết: “Chúng tơi muốn hịa bình ngay để máu người Pháp và người Việt ngừng
chảy. Những dòng máu đó chúng tơi đều q như nhau. Chúng tơi mong đợi ở
Chính phủ và nhân dân Pháp mang lại một cử chỉ hịa bình. Nếu khơng, chúng
tơi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hồn tồn đất nước”.
Trong khi nỗ lực để đem lại hịa bình, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng
khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam: “Hễ còn một tên lính
thực dân trên đất nước Việt Nam, thì Việt Nam cứ đánh, đánh cho đến thắng

lợi hoàn toàn, đánh cho đến độc lập và thống nhất thật sự”

12


Tiếp theo là lập quan hệ với các phái đoàn của các lực lượng quân đội
Đồng minh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam lập các cơ quan đại diện của
Việt Nam tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ. Việc thành lập các cơ quan này tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền đối ngoại và việc đưa cán bộ
ngoại giao của nước ta đi hoạt động quốc tế, giúp Việt Nam kịp thời nắm bắt
tin tức quốc tế để có hướng xử lý đối ngoại kịp thời. Đồng thời, qua các cơ
quan này, Việt Nam đã nhận được nhiều sự giúp đỡ cả về tinh thần và vật
chất, đào tạo cán bộ,…
2. Hồ hỗn, buộc qn Tưởng rút khỏi Việt Nam
Đối với quân Tưởng, chủ trương của Đảng là hồ hỗn, làm cho qn
Tưởng rút khỏi miền Bắc càng nhanh càng tốt; không để họ giúp các thế lực
tay sai Việt Quốc, Việt Cách lập một chính quyền chống cộng.
Theo em thấy được, chủ trương và những hoạt động ngoại giao của
Đảng cùng với sự chỉ đạo cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giữ
mối quan hệ hịa hỗn với qn Tưởng có ý nghĩa rất lớn. Nhờ các biện pháp
và sách lược ngoại giao khôn khéo, lợi dụng mâu thuẫn giữa một số tướng của
Tưởng với Pháp và tình hình khó khăn trong nước của chính phủ Tưởng Giới
Thạch ở Trùng Khánh, Việt Nam đã giữ vững được an ninh trật tự trong nước,
giành thời gian củng cố chính quyền, buộc quân Tưởng rút khỏi nước Việt
Nam kéo theo tất cả các lực lượng thân Tưởng, loại bỏ được tình thế phải đối
phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
3. Liên minh kháng chiến Việt – Miên – Lào
Do hoàn cảnh cùng đối phó với kẻ thù chung, cùng có chung lợi ích
dân tộc tối cao lúc đó, Việt - Miên - Lào rất cần phải hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Việt Nam ln thể hiện ý chí và nguyện vọng đồn kết ba nước. Chỉ thị kháng

chiến kiến quốc của Đảng đã xác định những nét cơ bản về đường lối, chủ
trương kháng chiến chống thực dân Pháp dựa trên cơ sở liên minh chiến đấu
Việt Nam – Lào – Campuchia.
13


Theo tinh thần đó, quân và dân các địa phương vùng giáp ranh biên
giới Việt Nam – Lào phối hợp đánh quân Pháp ở nhiều nơi. Hội Việt kiều cứu
quốc ở các tỉnh, thành phố của Lào động viên, kêu gọi thanh niên tích cực gia
nhập lực lượng Liên quân Lào- Việt. những năm 1945-1950, sự phối hợp,
giúp đỡ, liên minh đoàn kết chiến đấu giữa Việt – Lào, Lào - Việt đã góp phần
đưa lại những thắng lợi căn bản cho sự nghiệp cách mạng của hai nước, tạo
tiền đề, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mối quan hệ liên minh, đoàn
kết chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm tiếp theo của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
4. Vận động nhân dân thế giới
Trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, Tổng Bí thư Đảng
Trường Chinh viết: “Ta phải làm cho các lực lượng tiến bộ trên thế giới nhận
rõ rằng: ta hy sinh, cố gắng vì hịa bình trên thế giới nữa. Đấu tranh cho hịa
bình và dân chủ, các lực lượng ấy không thể đứng bàng quan hoặc chỉ ủng hộ
Việt Nam bằng lời nói mà phải ủng hộ Việt Nam bằng việc làm. Phải lôi thực
dân Pháp ra tòa án dư luận quốc tế mà hỏi tội mà bắt chúng đình chỉ cuộc
chiến tranh ăn cướp ở Đơng Dương, một cuộc chiến tranh trái hẳn Hiến
chương Liên hợp quốc”. Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ rõ: Phải cơ lập kẻ thù,
kéo theo nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp
tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản động Pháp; làm cho các lực lượng
hịa bình và dân chủ trên thế giới bênh vực ta, tán thành mục đích kháng chiến
của ta.
Thơng qua các cơ quan đại diện ở nước ngồi, Việt Nam đẩy mạnh
tuyên truyền tới nhân dân Pháp và nhân dân thế giới về cuộc đấu tranh của

nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược, chống áp bức, bóc lột; tập
hợp được các lực lượng tiến bộ ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân
Việt Nam. Việt Nam đã phối hợp với Đảng Cộng sản Pháp dấy lên phong trào

14


đấu tranh của nhân dân Pháp chống cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" của chính
quyền Pháp tại Đơng Dương.
5. Đánh thắng thực dân Pháp
Trong 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đảng và
Nhà nước Việt Nam đã phát huy truyền thống “vừa đánh - vừa đàm” của dân
tộc, phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng các hoạt động tiến công quân sự và tiến
công ngoại giao, từng bước thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho Việt Nam,
tiến tới chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Những
thắng lợi về quân sự, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ, đã tạo thế mạnh
cho Việt Nam giành thắng lợi trên bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ
1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, giành được sự công nhận của cộng
đồng quốc tế đối với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam.
Ngày 8/5/1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương
khai mạc tại Giơnevơ. Ngày 21/7/1954, đối phương phải ký tuyên bố chung
và các hiệp định về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Hội nghị công nhận
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Nước Pháp và các
nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong lời kêu gọi ngày
22/07/1954, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao
ta đã thắng lợi to... Chúng ta giành được thắng lợi to lớn cũng là do nhân dân
các nước bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hịa bình thế giới ủng
hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta”

Hiệp định Giơ-ne-vơ đã đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp ở Đông Dương; bảo vệ được độc lập, chủ quyền dân
tộc, giữ vững được chính quyền dân chủ nhân dân; giải phóng được một nửa
đất nước là miền Bắc, tạo điều kiện đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, trở
thành căn cứ địa, hậu phương của cả nước để giải phóng miền Nam trong giai
15


đoạn sau; tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần cho cách mạng Việt Nam;
nâng cao uy tín cho dân tộc và cho Đảng trên trường quốc tế; để lại nhiều
kinh nghiệm cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sau đó.
Bên cạnh đó, thắng lợi này đã buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến
tranh và lập lại hòa bình ở Đơng Dương trên cơ sở tơn trọng quyền dân tộc cơ
bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia; nhân dân Việt Nam trở thành
người đi tiên phong trong việc làm tan rã chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh
mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực
dân, giành độc lập dân tộc.

16


CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI VIỆT NAM NĂM 1945 - 1954
Một là, Đảng và nhà nước Việt Nam đã nhận định chính xác về thời
cuộc, đề ra chính sách đối ngoại đúng đắn và tiến hành triển khai là nhân tố
đảm bảo cho các hoạt động ngoại giao phục vụ thắng lợi hai nhiệm vụ chiến
lược kháng chiến và kiến quốc của cách mạng Việt Nam ở thời kỳ này.
Hai là, trong các hoạt động đối ngoại, Việt Nam đã phát huy và làm sâu
sắc thêm các truyền thống ngoại giao tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đảng và
nhà nước kêu gọi toàn quốc đánh giặc, phát huy truyền thống yêu nước, sẵn

sàng chiến đấu để giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc Việt Nam thốt
khỏi ách đơ hộ của thực dân Pháp. Những đóng góp đặc sắc nhất của ngoại
giao Việt Nam ở thời kỳ này là các quan điểm, chủ trương lớn về: “hoà để
tiến”; tranh thủ các lực lượng có thể tranh thủ được và cơ lập kẻ thù chủ yếu,
tránh phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù; “vừa đánh, vừa đàm”, phối
hợp thống nhất tiến công quân sự với tiến công ngoại giao, giành thắng lợi
từng bước, sử dụng cách sách lược một cách sáng suốt, vừa cứng rắn vừa
mềm dẻo, linh hoạt, khoa học,…
Cuối cùng là chấm dứt chế độ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, giành
được sự công nhận quốc tế đối với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và
toàn vẹn lãnh thổ đất nước Việt Nam.
Cuộc đấu tranh bảo vệ Độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối
ngoại giai đoạn 1945-1954 đã đem lại cho Đảng và Nhà nước Việt Nam
nhiều kinh nghiệm quý báu đó là: Luôn luôn giữ vững độc lập tự chủ đi đơi
với đồn kết quốc tế. Biết lợi dụng mâu thuẫn hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ bạn
đồng minh, làm thay đổi so sánh lực lượng theo hướng có lợi cho Việt Nam;
Biết giành thắng lợi từng bước; Phải biết kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân
sự và đấu tranh chính trị,…

17


KẾT LUẬN

Tóm lại, trên cơ sở kiên định mục tiêu trong đấu tranh đối ngoại, Việt
Nam đã triển khai chính sách đối ngoại hết sức hợp lý, khôn ngoan, linh hoạt,
cô lập kẻ thù, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các
nước dân chủ, các tổ chức tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hịa bình trên thế
giới. Trong triển khai chính sách đối ngoại, Việt Nam đã tranh thủ được sự
ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các phong trào đấu

tranh vì hịa bình, dân sinh, dân chủ phát triển mạnh ở các nước tư bản chủ
nghĩa, tập hợp được nhân dân thế giới ủng hộ. Việt Nam thắt chặt mối quan hệ
tin tưởng, gắn bó với các nước xã hội chủ nghĩa, hai nước anh em láng giềng
Lào và Campuchia. Chủ trương "thêm bạn, bớt thù" phát huy tối đa tinh thần
đoàn kết quốc tế tranh thủ sự ủng hộ của các nước dân chủ, các tổ chức tiến
bộ và nhân dân u chuộng hịa bình thế giới. Đồng thời, phát huy tinh thần
độc lập, tự chủ, khéo léo giải quyết những vấn đề khó trong đối ngoại.
Bên cạnh đó, nước ta đã nhận định, đánh giá đúng đắn tình hình thế
giới, tình hình trong nước và hoạch định được chính sách đối ngoại hiệu quả.
Đồng thời hòa đã kế thừa và phát huy hiệu quả những giá trị ngoại giao của
ông cha vào trong trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cứu nước, bảo vệ độc
lập dân tộc. Lịch sử ngoại giao của các thế hệ ông cha người Việt đã để lại
cho hậu bối bài học "ngoại giao tâm công", "vừa đánh, vừa đàm", biết người,
biết ta, phân tích sâu sắc điểm mạnh, điểm yếu để giành thắng lợi. Với nguyên
tắc luôn giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, được thực hiện bằng
phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước, đối nội, đối ngoại
kết hợp hiệu quả, hậu phương và tiền tuyến phối hợp nhịp nhàng, chính trị,
quân sự, ngoại giao bổ trợ hiệu quả để làm nên những thắng lợi lớn. Những
thành quả trong triển khai chính sách đối ngoại là món q vơ giá, tiếp thêm
18


sức mạnh cho Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cứu nước đi
đến thắng lợi cuối cùng. Chính hoạt động đối ngoại đã đóng góp cơng sức rất
lớn, góp phần quyết định sự thắng lợi của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.

19



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007), Biên
niên sự kiện I (1930 - 1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Học viện Quan hệ quốc tế (1995), "50 năm ngoại giao Việt Nam"
dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tài liệu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2013), Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr 1.
4. Hồ Chí Minh (2013), Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr 24.
5. Hồ Chí Minh (2013), Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr.202.
6. Hồ Chí Minh (2013), Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr.522.
7. Lê Kim Hải (2005), Hồ Chí Minh với quan hệ ngoại giao Việt - Pháp
thời kỳ 1945 - 1946, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
8. Lê Mậu Hãn (1999), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Anh, Văn Lang, Quỳnh Cư (1989), Danh nhân đất Việt, tập
3, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr 248.
10. Nguyễn Trọng Hậu (2004), Hoạt động đối ngoại của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa thời kỳ 1945 - 1950, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

20




×