Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TL XDĐ công tác phát triển đảng viên của đảng bộ huyện mù cang chải, tỉnh yên bái hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.4 KB, 24 trang )

1

TIỂU LUẬN
Đề tài: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi lãnh đạo cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội trước đây và công cuộc đổi mới, phát
triển đất nước hiện nay, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước được xem là trụ cột của cơ chế vận hành trong hệ thống chính trị.
Ðảng lãnh đạo hệ thống chính trị nói chung và Nhà nước nói riêng là nhân tố
bảo đảm xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, với bản chất là pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh hành vi
các quan hệ xã hội và tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Ðảng,
đất nước đã vượt qua tình trạng một nước nghèo, kém phát triển; đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế khá; phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những nhận thức rõ và đầy đủ
hơn vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Công cuộc đổi mới cùng xu hướng vận động không ngừng của thế giới
địi hỏi Đảng ta phải có một đội ngũ cán bộ, đảng viên tinh anh, nhạy bén,
mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện những mục tiêu chính
trị và phục vụ lợi ích của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi phát triển Đảng
là một công việc quan trọng, thường xuyên của công tác xây dựng Đảng.
Người khẳng định Đảng “cũng ở trong xã hội”, Đảng là một cơ thể sống, tồn
tại và phát triển theo quy luật khách quan, có hấp thụ, có đào thải, “Nếu


Đảng ta khơng biết chọn lọc, kết nạp, đề bạt đồng chí mới thì đâu có như
ngày nay”. Phát triển đảng viên nhằm củng cố, xây dựng, nâng cao sức chiến
đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo nguồn thừa kế
cho các tổ chức cơ sở đảng tại đơn vị.


3
Xác định phát triển đảng viên mới là nội dung quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng, những năm qua, các cấp ủy Đảng ở huyện Mù Cang Chải,
tỉnh Yên Bái đã quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu, tạo thuận lợi cho quần chúng
ưu tú phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồn thể chính trị xã hội đã
phát hiện và giới thiệu cho Đảng những quần chúng ưu tú, nhất là người dân
tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ huyện còn
gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là do nhận thức về Đảng của quần chúng
còn nhiều hạn chế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên tôi lựa
chọn đề tài “Công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ huyện Mù Cang Chải,
tỉnh Yên Bái hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng công tác
phát triển đảng viên tại Đảng bộ huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, luận văn
để xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát triển số lượng
và chất lượng đảng viên trong giai đoạn tiếp theo.
Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ
sau:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác phát triển
Đảng viên ở Đảng bộ huyện Mù Cang Chải hiện nay
Đánh giá thực trạng công tác phát triển Đảng viên ở Đảng bộ huyện Mù
Cang Chải hiện nay
Mục tiêu và gải pháp công tác phát triển Đảng viên ở Đảng bộ huyện
Mù Cang Chải hiện nay

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác phát triển Đảng viên ở Đảng bộ huyện
Mù Cang Chải hiện nay
Phạm vi nghiên cứu:


4
Phạm vi không gian: huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Phạm vi thời gian: giai đoạn hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm và
phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
cơng tác phát triển đảng viên, dựa trên các văn bản của đảng Cộng sản Việt
Nam như nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác phát triển đảng viên
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích nội
dung, phương pháp phân tích- tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu
và đưa ra những nhận định có tính thuyết phục trong đề tài
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ sung vào
công tác nghiên cứu, phát triển đảng viên ở Đảng bộ huyện Mù Cang Chải.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của
Đảng cấp xã cùng quá trình thực hiện tại các đảng bộ - tổ chức cơ sở Đảng
đổi với công tác phát triển Đảng viên của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 3 chương và 9 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác phát triển
đảng viên của Đảng bộ huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái hiện nay
Chương II: Công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ huyện Mù Cang

Chải, tỉnh Yên Bái hiện nay
Chương III: Thách thức và giải pháp trong công tác phát triển đảng
viên của Đảng bộ huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái hiện nay


5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG
TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN MÙ CANG
CHẢI, TỈNH YÊN BÁI
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm Đảng viên
Theo từ điển tiếng Vệt: Đảng viên là người ở trong một tổ chức của
một chính đảng, nghĩa là, đảng viên là thành viên của một đảng [2, tr. 109]
Đảng viên là những "tế bào" cấu thành nên đảng, có vị trí, vai trị quan
trọng trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của đảng và sự lãnh đạo
của đảng đối với xã hội. Nhân tố quyết định sự ra đời và phát triển của một
đảng chính trị trước hết là ở đội ngũ đảng viên, với những điều kiện, tiêu
chuẩn do đảng quy định [1, tr. 9]
Tại Khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có định
nghĩa về Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: Đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục
đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà
nước; có lao động, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống

lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của
Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính
sách và chủ trương lớn; bằng cơng tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ


6
chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng
thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu
những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các
cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thơng qua tổ chức
đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng
cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. [6, tr. 88]
1.1.2. Khái niệm công tác phát triển Đảng viên
Công tác phát triển đảng viên là hoạt động cơ bản, thường xun của
cơng tác xây dựng Đảng, là q trình lựa chọn, giáo dục chuyển hóa những
quần chúng ưu tú trong đấu tranh cách mạng thành đảng viên cộng sản, nhằm
tăng cường nguồn sinh lực, sức chiến đấu mới cho Đảng. [7, tr. 9]
Phát triển đảng viên là vấn đề có tính ngun tắc trong cơng tác tổ chức
xây dựng Đảng, nhằm làm tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Nếu khơng làm tốt cơng tác này,
Đảng sẽ bị già hóa, trì trệ, giảm sút năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, khơng
hồn thành được vai trị lãnh đạo và sứ mệnh của mình đối với sự nghiệp cách
mạng. Vì vậy, tiến hành công tác phát triển đảng viên là yêu cầu khách quan,
thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo và công tác tổ chức xây dựng Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Khi kết nạp đảng viên mới cần phải giữ
đúng những điều kiện Trung ương đã quy định và kết hợp với những công tác
trọng tâm. Quyết không nên tùy tiện, cẩu thả, tách rời công việc thực tế… Khi
kết nạp thì thủ tục phải nghiêm nhưng giản đơn”

Theo quy định tại Điểm 2, Điều 1, Điều lệ Đảng: “ Công dân Việt Nam
từ 18 tuổi trở lên (đủ 18 tuổi tính theo tháng); thừa nhận và tự nguyện: Thực
hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên,
hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu
tú, được nhân dân tín nhiệm”


7
Người muốn vào Đảng trước hết phải có giác ngơ và mục tiêu, lý tưởng
của Đảng thừa nhận và từ nguyên thực hiện mục tiêu, lý tưởng đó được nêu
trong Cương lĩnh chính trị của Đảng. Đấy là điều kiện, tiêu chuẩn chính trị
hàng đầu để trở thành động viên, xác định mục tiêu, phương hướng chính trị
và động cơ hành động đúng đắn phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách
mạng
1.2.

Tiêu chuẩn trong công tác phát triển Đảng viên

Tiêu chuẩn đảng viên là một căn cứ rất quan trọng nhằm chọn lọc
những người thực sự có tố chất, có đủ các điều kiện cần thiết để trở thành
người dẫn đầu, người tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân. Đồng
thời tiêu chuẩn ban hành ra cũng là cơ sở để có thể xây dựng một đội ngũ
đảng viên vững mạnh ln làm việc, hoạt động vì lợi ích nhân dân, vì sự phát
triển của đất nước:
Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia
đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh
hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc

giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người
đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp
thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ
gìn đồn kết nội bộ.
Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về
những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa
phương, cơ quan, đơn vị


8
Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp
làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng
chí, đồng nghiệp.
1.3.

Vai trị của cơng tác phát triển Đảng viên

Cơng tác phát triển đảng viên mới là một khâu quan trọng trong việc
xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục trên cơ sở những điều kiện và tiêu chuẩn do Đảng qui định
theo yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Do đó, cần phải làm
thật tốt cơng tác này để làm sao Đảng ta thật sự thu hút được những người ưu
tú nhất, tiêu biểu nhất về phẩm chất, năng lực, trí tuệ trong giai cấp cơng
nhân, nơng dân, trí thức và các thành phần xã hội khác. Chỉ có kết nạp được
những người như vậy, Đảng ta mới có đủ uy tín, năng lực, trí tuệ để lãnh đạo
cách mạng. Cũng bởi, Đảng viên là người trực tiếp xây dựng mối quan hệ
giữa Đảng với nhân dân, đưa chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và
Nhà nước đến với nhân dân và tổ chức cho nhân dân thực hiện, đồng thời
lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân phản ánh cho Đảng để đề

ra chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, với
nguyện vọng của nhân dân. [1, tr, 10-11]
Bổ sung những quần chúng ưu tú trong các tầng lớp dân cư vào đội ngũ
của mình ln được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ cơ bản, thường xun,
có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng, bảo đảm cho Đảng khơng
ngừng phát triển, có sức sống mãnh liệt của đội tiền phong chiến đấu, đủ sức
hoàn thành sứ mệnh lịch sử được giao. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi
đất nước hội nhập sâu rộng, tình hình trong nước và trên thế giới có những
biến động mới việc giữ vững quan điểm, tư tưởng và phát huy vai trị, trách
nhiệm của đảng viên trẻ nói chung, những đảng viên mới kết nạp nói riêng
càng trở lên quan trọng và cần thiết. Mỗi người vào Đảng đều tự hứa, vào
Đảng để được rèn luyện, cống hiến nhiều hơn và suốt đời tận tụy, trung thành


9
với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn luôn phấn đấu hồn thành xuất sắc
các nhiệm vụ được giao.
1.4.

Đơi nét về huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Mù Cang Chải là huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái có tọa
độ địa lý từ 21039’ đến 21050’ vĩ độ Bắc; từ 103056’ đến 104023’ kinh độ
Đông. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000m
so với mặt biển. Nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái
180km theo quốc lộ 32, phía Bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai; phía
Nam giáp huyện Mường La - tỉnh Sơn La; phía Đơng giáp huyện Văn Chấn;
phía Tây giáp huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. . Huyện Mù Cang Chải có
tổng diện tích tự nhiên là 120.195,46ha, cơ cấu hành chính gồm 01 thị trấn, 13
xã với 116 thơn bản, 100% số xã và thị trấn thuộc khu vực III.

Tổng số dân huyện Mù Cang Chải là 48.656 người, trong đó 90% là
dân tộc Mơng cịn lại là dân tộc Thái, Kinh và các dân tộc khác. Sự đa dạng
về dân tộc tạo nên cho Mù Cang Chải có một nền văn hóa phong phú, mang
đậm bản sắc dân tộc, đó là sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong tồn
huyện.
Là huyện vùng cao cịn gặp nhiều khó khăn, điểm xuất phát xây dựng
nơng thơn mới thấp, tồn huyện mới có từ 2 - 3 xã đạt từ 1 - 2 tiêu chí; thu
nhập bình qn đầu người đạt khoảng 5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ đói nghèo
chiếm 80,4%. Phong trào "Yên Bái chung sức Xây dựng nông thôn mới” đã
lan tỏa đến khắp các bản làng ở huyện vùng cao Mù Cang Chải. Người dân
sẵn sàng hiến đất, đóng góp tiền của, cơng lao động; hộ khá giả giúp hộ khó
khăn về cây, con giống để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo thực hiện các
mục tiêu chương trình Xây dựng nơng thơn mới . Tổng số vốn huy động thực
hiện chương trình giai đoạn 2011 - 2019 của huyện đạt trên 1.429 tỷ đồng. Từ
các nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư mở mới 390,3 km đường giao thơng
nơng thơn; nhân dân đóng góp hàng vạn ngày công và nguyên vật liệu để kiên


10
cố hóa 42,5 km đường ngõ xóm; đầu tư kiên cố 106 cơng trình thủy lợi; xây
dựng 25 trạm hạ thế, kéo trên 50 km đường dây trung thế, gần 100 km đường
dây hạ thế; hiện có 6.700 hộ nơng thôn được sử dụng nguồn điện lưới quốc
gia, tăng 5.700 hộ so năm 2011; xây 18 cơng trình nước, tỷ lệ dân số nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87%; trụ sở làm việc của các xã,
trạm y tế, trường học các cấp đã được đầu tư xây dựng, cải tạo khang trang
hơn.
Mù Cang Chải có ruộng bậc thang được xếp hạng di tích Quốc gia
thuộc các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, và khu bảo tồn loài, sinh
vật cảnh thuộc xã Chế Tạo. Những năm qua, nhờ các nguồn lực được đầu tư
mạnh mẽ vào kết cấu hạ tầng, diện mạo thôn bản vùng cao Mù Cang Chải đã

khởi sắc, tạo đà cho du lịch phát triển
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” người dân
huyện vùng cao Mù Cang Chải thêm phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia
các nội dung của Phong trào, góp phần thay đổi bộ mặt nơng thơn trên địa bàn
huyện. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định và nâng cao; kết cấu hạ tầng
đang dần được đầu tư xây dựng mới và ngày càng hiện đại.


11
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY
2.1. Thực trạng công tác phát triển Đảng viên ở Đảng bộ huyện Mù
Cang Chải hiện nay
2.1.1 Khái quát về Đảng bộ huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Xác định phát triển đảng viên mới là nội dung quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng, những năm qua, các cấp ủy Đảng ở Mù Cang Chải đã
quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu, tạo thuận lợi cho quần chúng ưu tú phấn đấu
đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động, phong
trào thi đua yêu nước trong lao động, sản xuất, học tập, rèn luyện... các tổ
chức Đảng, đồn thể chính trị xã hội đã phát hiện và giới thiệu cho Đảng
những quần chúng ưu tú, nhất là người dân tộc thiểu số
Huyện Mù Cang Chải hiện nay có 32 chi bộ, đảng bộ trực thuộc Huyện
ủy, 12 chi bộ trực thuộc và 168 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó có
124 chi bộ thơn, bản, tổ dân phố, 25 chi bộ trường học, 4 chi bộ y tế, 2 chi bộ
quân sự và 29 chi bộ cơ quan, với tổng số đảng viên toàn Đảng bộ là 57.471
người, sinh hoạt ở 499 tổ chức cơ sở Đảng. Trong 5 năm qua, toàn Đảng bộ
đã kết nạp được 762 đảng viên, đạt 101,6% chỉ tiêu Nghị quyết, nâng tổng số
đảng viên của toàn đảng bộ lên 2.800 đảng viên. Nhằm tiếp tục nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, thời

gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải đã chú trọng chỉ đạo các
cấp ủy đẩy mạnh công tác tạo nguồn phát triển đảng viên cả về số lượng và
chất lượng. Đặc biệt, Đảng bộ huyện chú trọng xét kết nạp những đảng viên
trẻ, đảng viên nữ, đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ở những nơi
có ít đảng viên
Có được kết quả trên trước hết phải kể đến sự quan tâm lãnh chỉ đạo
của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt


12
Nam tỉnh Yên Bái; sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành,
đoàn thể của tỉnh, nhất là từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và các tầng lớp
Nhân dân.
Có thể nhận thấy rằng một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công
tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Mù Cang Chải thời gian tới là tiếp tục
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, gắn
với cơng tác phát triển đảng viên. Trong đó, sẽ tiếp tục phấn đấu kết nạp 150
đảng viên hàng năm.
2.1.2 Công tác phát triển Đảng viên ở Đảng bộ huyện Mù Cang
Chải hiện nay
2.1.2.1. Về số lượng Đảng viên
Tính từ 2015 đến hết năm 2019, Đảng bộ huyện đã kết nạp 762 đảng
viên mới, trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số là 555 đồng chí, chiếm
72,8%, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện lên 2.802 đồng chí.
Nhờ làm tốt cơng tác tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới, đặc
biệt chú trọng công tác tuyên tuyền, giáo dục lý tưởng cách mạng trong lực
lượng đoàn viên thanh niên, quần chúng là người dân tộc thiểu số; lựa chọn
nguồn tập trung vào nhóm đối tượng trẻ, có trình độ văn hóa, chun mơn, có
phẩm chất đạo đức tốt, tích cực trong lao động sản xuất, tích cực tham gia
đóng góp cho cộng đồng dân cư, năm 2019, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp

2.070 đảng viên mới, vượt 11,5% kế hoạch.
Thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 145 của Tỉnh
uỷ Yên Bái, Huyện uỷ Mù Cang Chải đã có 32/32 tổ chức cơ sở Đảng đã
hồn thành đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. Qua Đại hội số cấp uỷ khoá mới,
100% chi bộ đảm bảo bầu cử đúng theo Nghị quyết nhân sự Đảng ủy phê
duyệt: số chi bộ bầu chi ủy là 124 chi bộ, chiếm 76,1%, tăng so với nhiệm kỳ
trước 18 chi bộ; số chi bộ bầu bí thư, phó bí thư là 21 chi bộ, chiếm 12,9%; số


13
chi bộ bầu bí thư là 18 chi bộ chiếm 11%. Tổng số chi ủy viên, bí thư, phó bí
thư là 470 đồng chí, giảm 6 đồng chí so với nhiệm kỳ trước; số cấp ủy viên
tham gia lần đầu là 103 đồng chí, tăng so với nhiệm kỳ trước, chiếm 34%
2.1.2.2. Về cơ cấu độ tuổi, giới tính
Độ tuổi: Tỷ lệ tuổi trẻ tham gia cấp ủy chiếm 50,9% tăng 22% so với
nhiệm kỳ 2015-2020, đặc biệt có những đơn vị tỷ lệ tuổi trẻ chiếm 66,7%, tỷ
lệ đổi mới trong cấp ủy đạt 32,5% tăng 1,1%.
Giới tính: Số lượng đảng viên nữ tiếp tục tăng lên hằng năm, chiếm
35,9%. Sau khi được kết nạp Đảng, các nữ đảng viên đã phát huy tốt năng
lực, có nhiều đóng góp cho địa phương tích cực tuyên truyền, vận động học
sinh ra lớp, vệ sinh mơi trường; phịng, chống mua bán người và bạo lực gia
đình...
2.1.2.3. Về trình độ kiến thức của đảng viên
Số lượng đảng viên có trình độ Đại học, trên đại học chiếm 81,2% tăng
38,4%; cao đẳng chiếm 7,3% giảm 0,1%; trung cấp chiếm 11,1%; sơ cấp và
chưa qua đào tạo chiếm 0,4%.
Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp chiếm 17,1%; trung cấp chiếm
72,2%; sơ cấp chiếm 10,7%.
Chất lượng đội ngũ đảng viên mới kết nạp được nâng cao lên một
bước, đội ngũ đảng viên được nâng cao trình độ năng lực, trí tuệ góp phần

thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng
mà Đảng bộ huyện đã đề ra.
2.1.3. Những ưu diểm và hạn chế trong công tác phát triển Đảng
viên ở Đảng bộ huyện Mù Cang Chải
Ưu điểm:


14
Bằng nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo phù hợp với
điều kiện, hồn cảnh, cơng tác phát triển đảng viên của Đảng bộ huyện Mù
Cang Chải thời gian qua đã tạo được sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm
chính trị cao. Qua đó, khơng những góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch
vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên mà còn tạo niềm
tin, động lực thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
tăng cường quốc phịng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Các cấp ủy cơ sở đã thực hiện tốt việc rèn luyện, giúp đỡ đảng viên mới
kết nạp, thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ phân công đảng viên chính thức
giúp đỡ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên. Các đảng viên sau khi
được đứng vào hàng ngũ của Đảng đã phát huy được vai trị xung kích của
tuổi trẻ, tham gia tích cực vào các hoạt động công tác của tổ chức Đảng.
Nhiều cán bộ trẻ được tín nhiệm bầu tham gia cấp ủy cơ sở, được phân cơng
giữ vai trị lãnh đạo quản lý trong các cơ quan, đơn vị của huyện.
Huyện uỷ đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo các chi, đảng bộ trực
thuộc, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể chú trọng và
thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết tới
cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và quần chúng nhân dân trên địa bàn
huyện. Đặc biệt, Đảng bộ Mù Cang Chải đã chú trọng đến công tác đào tạo
cán bộ trẻ là đoàn viên, thanh niên, cán bộ nữ, cán bộ là người địa phương có
năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.

Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và tăng cường kiểm tra, giám
sát theo chuyên đề và việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cơ sở
được tiến hành chặt chẽ để ln có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu
quả. Đồng thời, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở
đảng được nâng cao rõ rệt. Căn bản đã chú trọng quy hoạch, bố trí, sử dụng,
luân chuyển cán bộ; quan tâm đến xây dựng, củng cố chi bộ trực thuộc đảng


15
bộ cơ sở, phát triển đảng viên ở những chi bộ ít đảng viên và phát triển đảng
viên nữ ở nông thôn…
Khuyết điểm:
Một số tổ chức đảng thực hiện chưa nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng bộ huyện về cơng tác phát triển Đảng viên, dẫn đến tình trạng trông
chờ, ỷ lại vào cấp trên. Sự sao nhãng của một số cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng,
chưa thực sự quan tâm đến phát triển đảng viên trẻ. Công tác lãnh đạo, chỉ
đạo của huyện ủy, đảng ủy xã, chi bộ thơn có lúc, có nơi cịn thiếu sâu sát,
linh hoạt, tồn tại những chi bộ yếu kém kéo dài hoặc khơng hồn thành nhiệm
vụ làm giảm sút nghiêm trọng lịng tin của quần chúng với Đảng; khơng tạo ra
môi trường thuận lợi để phát triển đảng viên.
Bản thân một số bộ phận Đảng viên chưa có tinh thần trách nhiệm và
chưa thể hiện tốt vai trò tiền phong, gương mẫu nên ảnh hưởng đến công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, cơng tác phát triển Đảng ở các chi bộ. Bộ phận
đảng viên do trình độ năng lực hạn chế, không nhạy bén tiếp thu cái mới nên
khơng tạo được lịng tin trong nhân dân.
Nhận thức về đảng của đồng bào dân tộc thiểu số chưa thật sự cao, cơ
sở quần chúng yếu và hoạt động không đều, cán bộ địa phương ít và trình độ
giác ngộ cịn thấp, chênh lệch nhau. Cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị
tư tưởng cho quần chúng chưa được quan tâm thường xuyên ở nhiều chi bộ và
tổ chức quần chúng.

2.2. Điểm mới trong công tác phát triển Đảng viên ở Đảng bộ
huyện Mù Cang Chải
Chính quyền, cán bộ, đảng viên từ huyện đến xã tích cực về cơ sở, gần
dân, sát dân, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước có liên quan thiết thực đến người dân. Mơ hình
“Ngày cuối tuần cùng dân” được triển khai trên địa bàn huyện với ít nhất mỗi


16
tháng 2 ngày cuối tuần (thứ 7 hoặc chủ nhật) cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức trên địa bàn huyện sẽ xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân; giúp cơ sở giải quyết các nhiệm vụ cấp bách,
nhiệm vụ chính trị trọng tâm tại địa phương, vận động quần chúng đủ điều
kiện tham gia vào đảng bộ, chính quyền.
Cái hay ở huyện vùng cao đặc biệt khó khăn này là Ðảng bộ cho phát
hành cuốn "Sổ tay đảng viên" đến từng đảng viên, yêu cầu khi đi sinh hoạt chi
bộ mang theo, cùng đọc, cùng học và làm theo. Trong đó, mục tiêu, định
hướng phát triển của huyện quy định rất rõ, cụ thể nhiệm vụ của đảng viên
nông thôn huyện Mù Cang Chải. Ðó là, mỗi gia đình đảng viên phải có một
vườn rau từ 200 m2 trở lên; có ít nhất năm con lợn trở lên, 30 đến 50 con gà,
ngan, vịt. Ngõ vào nhà phải được đổ bê-tông rộng từ một mét, dày 7 đến 10
cm; 100% số đảng viên khơng cịn nhà tạm, nhà dột nát, nhà phải bảo đảm ba
cứng (cứng nền, cứng tường, cứng mái). Cuốn "Sổ tay đảng viên" là cách đưa
nghị quyết của Ðảng vào quần chúng một cách sát thực tế nhất, nếu đảng viên
là người gương mẫu đi đầu thì đồng bào nhất định sẽ tin và làm theo. Qua đó
khơng chỉ làm tốt cơng tác phát triển Đảng viên mới mà cịn phát triển chất
lượng đảng viên hiện có.
Với cách làm "Ðảng viên đi trước, làng nước đi theo", qua 5 năm đã kết
nạp được 773 đảng viên, trong đó người dân tộc H’Mơng chiếm 72,7%. Ðây
chính là lực lượng nịng cốt ở cơ sở tạo sức bật mới cho các bản xa xôi và

trong thời gian tới Mù Cang Chải sẽ có bước chuyển mạnh mẽ trong cơng
cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Phân cơng các đồng chí cấp ủy viên, đảng viên có kinh nghiệm, uy tín
giúp đỡ quần chúng ưu tú trong quá trình phấn đấu, rèn luyện để được kết nạp
vào Đảng. Ngồi ra, cịn tích cực tun truyền, vận động nhân dân tạo điều
kiện cho con em được học hành chu đáo, nói thạo tiếng phổ thơng, có kiến
thức về phát triển kinh tế, xây dựng đời sống...


17
Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt
động của chi bộ, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh; lãnh đạo các
địa phương trong huyện thực hiện tốt những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội đã được đặt ra.
2.3. Chú trọng công tác phát triển đảng viên nữ và người dân tộc
thiểu số ở Đảng bộ huyện Mù Cang Chải
Đảng bộ huyện chú trọng xét kết nạp những đảng viên trẻ, đảng viên
nữ, đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ở những nơi có ít đảng
viên.Những năm qua, các cấp ủy Đảng ở Mù Cang Chải đã quan tâm bồi
dưỡng, giới thiệu, tạo thuận lợi cho quần chúng ưu tú phấn đấu đứng trong
hàng ngũ của Đảng. Thông qua các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước
trong lao động, sản xuất, học tập, rèn luyện... các tổ chức Đảng, đoàn thể cơ
sở phát hiện và giới thiệu cho Đảng những quần chúng ưu tú, nhất là người
dân tộc thiểu số, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong đảng bộ chiếm 65,4%,
đảng viên mới là người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn chiếm trên
73% . Nhờ làm tốt việc phát triển đảng viên người dân tộc thiểu, năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng đã được nâng lên, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã
hội địa phương.
Điển hình như xã Dế Xu Phình có 6 bản, 99% là đồng bào Mơng, đời

sống kinh tế nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển,
nhưng những năm gần đây Đảng bộ xã đã từng bước khắc phục tình trạng này
bằng cách tập trung tuyên truyền, vận động giúp quần chúng nhận thức rõ về
Đảng và hiểu được ý nghĩa, niềm vinh dự khi đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Nhờ chú trọng phát triển đảng viên, đội ngũ đảng viên trong xã đều là những
tấm gương tiêu biểu đi đầu trong lao động, sản xuất, góp phần giúp Đảng bộ
Dế Xu Phình thực hiện thành cơng sản xuất 2 vụ lúa nước, 2 vụ ngô đồi/năm,
không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.


18
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải
luôn tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phát triển đảng viên nữ đồng bào dân
tộc. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ nữ phát huy năng lực, sức sáng tạo,
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, đội ngũ đảng viên nữ của huyện đã có bước
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2012 đến nay, toàn
huyện đã kết nạp được 1.106 đảng viên; trong đó, có 385 đảng viên nữ (92
đảng viên nữ vùng nơng thơn).
Đảng viên nữ có trình độ chun mơn, lý luận chính trị tập trung chủ
yếu ở các đơn vị sự nghiệp và cơ quan hành chính Nhà nước. Hầu hết đảng
viên nữ nơng thơn có trình độ tiểu học, trung học cơ sở và chưa được đào tạo
về chun mơn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ đảng viên nữ nông thôn
sinh hoạt trong các tổ chức cơ sở Đảng, đặc biệt là các chi bộ thơn, bản chiếm
tỷ lệ rất thấp, có chi bộ chỉ có 1 đảng viên nữ”. Ngồi ra, do đặc thù của
huyện vùng cao, bà con đồng bào dân tộc Mông chiếm 91% nên phong tục,
tập quán sinh hoạt, nhận thức về bình đẳng giới cịn nhiều hạn chế; cơng tác
phát triển đảng viên nữ có nơi chưa được cấp ủy đảng cơ sở quan tâm đúng
mức…

Qua đây, để làm tốt việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, lấy
kết quả phát triển đảng viên nữ là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ
sở đảng và đảng viên hàng năm thì chính những đảng viên nữ phải là "hạt
nhân” trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thực hiện các chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là ở địa
bàn vùng sâu, vùng xa, luôn sát cơ sở để chị em được "mắt thấy tai nghe”, yêu
mến, tin tưởng, học tập và làm theo.


19
CHƯƠNG III: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY
3.1. Thách thức trong công tác phát triển đảng viên ở đảng bộ
huyện Mù Cang Chải.
Trong nhiệm kì 2020- 2025, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đặt ra mục
tiêu: 2 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về về nơng thơn mới, các xã cịn
lại mỗi xã phải có ít nhất 2 bản đạt nơng thơn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo
ít nhất 47%; giải quyết việc làm cho trên 1.200 lao động/năm; mỗi năm kết
nạp ít nhất 110 đảng viên; 80% tổ chức cơ sở đảng hồn thành tốt nhiệm vụ…
Để có thể đạt được những mục tiêu này Đảng bộ gặp không ít thách
thức. Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, hệ thống giao
thông trên địa bàn khá cách trở; phong tục tập quán của đồng bào cịn mang
nặng tính bảo thủ, lạc hậu; đội ngũ cấp ủy cơ sở, cán bộ, đảng viên chiếm đa
phần là người dân tộc, trình độ dân trí cịn hạn chế. Do vậy, ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở và chất lượng sinh hoạt ở các chi
bộ thơn, bản. Mặc dù kinh tế có bước phát triển, nhưng chưa tương xứng với
thế mạnh của địa phương, nhất là khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm.
Phong trào xây dựng nơng thơn mới cịn nhiều mặt hạn chế, khi người
dân cịn nặng tư tưởng trơng chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Đặc biệt, tỷ lệ

hộ nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo tuy nhanh nhưng chưa bền vững…
Bên cạnh đó, ở các xã, một bộ phận thanh niên khi tốt nghiệp THPT đi học
nghề, làm công nhân, học đại học... Số thanh niên còn lại ở địa phương hoặc
điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên ít tham gia sinh hoạt tại các tổ chức
chính trị - xã hội ở thơn, xóm; chưa có ý thức phấn đấu vào Đảng. Ở một số
địa phương, tình trạng một số cán bộ chưa là đảng viên do trước đây sinh con
thứ 3 hoặc vì nhiều lý do khác nên chưa được kết nạp Đảng. Cán bộ không
chuyên trách căn bản chưa đạt chuẩn về trình độ học vấn, lại quá tuổi kết nạp;


20
việc hướng dẫn làm thủ tục kết nạp đảng vẫn còn sơ sài, yếu kém; năng lực
lãnh đạo của nhiều chi bộ cịn hạn chế. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, tổ
chức đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên ở các thơn, xóm cũng chưa tạo được
nhiều phong trào để thu hút, tập hợp đoàn viên vào hoạt động để rèn luyện,
phấn đấu vào Đảng. Mặt khác vẫn cịn những định kiến, phong tục tập qn,
gia đình, dịng họ cịn tồn tại nên cơng tác phát triển Đảng đang gặp nhiều khó
khăn.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên ở
đảng bộ huyện Mù Cang Chải.
Để nâng cao chất lượng cũng như số lượng đảng viên thời gian tới,
Đảng bộ huyện Mù Cang Chải cần tập trung chỉ đạo cấp ủy cơ sở đổi mới nội
dung, phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của ban chấp hành các đảng bộ cơ
sở. Xây dựng sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của ban chấp hành, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên tham gia phụ trách thôn,
bản, tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra đối với các chi bộ trực thuộc.
Đặc biệt quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong
từng cấp ủy, chi bộ và đảng viên, bởi tư tưởng chính trị thơng suốt, đạo đức
chính trị của đảng viên tốt thì mọi việc mới thuận lợi. Thường xuyên tăng
cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quán triệt, triển khai tổ chức thực

hiện phải đồng bộ, nghiêm túc, sâu sắc, làm chuyển biến đến nhận thức của
từng cán bộ, đảng viên. Nâng cao trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng
Đảng bộ huyện tiếp tục chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng đẩy mạnh tuyên
truyền, giáo dục để quần chúng có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về Đảng, hiểu rõ
ý nghĩa, mục đích khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đồng thời, nhân
rộng các mơ hình phát triển kinh tế, các phong trào thi đua do các tổ chức
chính trị - xã hội triển khai để thu hút, tập hợp các đoàn viên, hội viên vào
hoạt động; từ đó, thử thách, rèn luyện nhằm phát hiện, bồi dưỡng tạo nguồn


21
phát triển đảng viên mới, đặc biệt là đảng viên nữ, đảng viên là đoàn viên
thanh niên, đảng viên ở chi bộ có ít đảng viên.
Đảng bộ cần giao chỉ tiêu kết nạp đảng hàng năm cho tổ chức cơ sở
đảng và tổ chức cơ sở đảng phải ra nghị quyết chuyên đề về công tác phát
triển đảng viên hàng năm; chi bộ phân công giao nhiệm vụ cho đảng viên
chính thức làm cơng tác tạo nguồn giúp đỡ quần chúng, cán bộ làm công tác
đảng vụ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về công tác đảng, nhất là
các thủ tục, quy trình về kết nạp đảng.
Chú trọng phát triển đảng viên, việc kết nạp đảng viên và cơng nhận
đảng viên chính thức bảo đảm đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục
theo quy định. Đảng viên mới được kết nạp phải là quần chúng thực sự ưu tú,
có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức trong sáng, được rèn luyện, thử thách
trong thực tiễn, có nhận thức đúng, đầy đủ về Đảng, động cơ vào Đảng đúng
đắn.
Thường xuyên gắn nội dung sinh hoạt với các hoạt động phát triển phát
triển đảng viên, chăm lo đời sống và thu nhập cho đoàn viên, hội viên, động
viên, tạo điều kiện để họ tham gia các hoạt động xã hội như vệ sinh mơi
trường, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…, góp phần gắn kết đồn

viên, hội viên với tổ chức khi tham gia sinh hoạt nhằm khơi dậy, phát hiện
tiềm năng, nhân tố tốt để giới thiệu cho Đảng.


22

KẾT LUẬN
Những năm qua, các cấp ủy Đảng ở Mù Cang Chải đã quan tâm bồi
dưỡng, giới thiệu, tạo thuận lợi cho quần chúng ưu tú phấn đấu đứng trong
hàng ngũ của Đảng. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Đảng bộ huyện
tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên, đặc biệt là chú trọng đổi
mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động của chi
bộ, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh.
Công tác phát triển Đảng viên được Đảng bộ thực hiện toàn diện, đồng
bộ, hiệu quả; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng được
nâng cao. Các cấp ủy Đảng luôn chủ động, kịp thời phổ biến, quán triệt đầy
đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
đồng thời cụ thể hóa, vận dụng, ban hành các nghị quyết, chủ trương, kế
hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, của địa phương để lãnh
đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Nhiều nghị quyết được ban hành bám sát thực tiễn, đáp ứng
yêu cầu lãnh đạo phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh, vì thế đã được các
cấp ủy đảng nhanh chóng triển khai, đi vào cuộc sống, được nhân dân tin
tưởng đón nhận, trở thành kim chỉ nam trong những hành động cụ thể, tạo nên
những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương, đơn
vị và trong toàn huyện.
Trong bối cảnh phải đối mặt với những diễn biến phức tạp, khó lường
của đại dịch Covid- 19, những tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí
hậu, tác động sâu rộng, nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
nhân dân; nhưng với quyết tâm cao và sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị,

Đảng bộ huyện Mù Cang Chải quyết tâm xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy truyền
thống đoàn kết, tinh thần sáng tạo, vì nước vì dân của Đảng viên


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạch Quang Thắng (2006), Vấn đề đảng viên và phát triển đảng
viên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ngơ Trọng Đông (2019), Công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ
Cơng an quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Chuyên ngành
Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Báo chí và tuyên truyền,
Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Đảng bộ huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên lãnh đạo công tác phát triển Đảng viên từ năm 2000 đến 2014, Luận văn
Chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Học viện Báo chí và tuyên
truyền, Hà Nội
4. PGS, TS. Nguyễn Đức Ái (2010), Học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về Đảng và Xây dựng Đảng cộng sản, Nhà xuất bản Chính trịHành chính, Hà Nội.
5. PGS, TS. Tơ Huy Rứa (2012), Một số vấn đề về công tác lý luận, tư
tưởng và tổ chức của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
6. PGS, TS. Tô Huy Rứa và PGS, TS. Trần Khắc Việt (đồng chủ biên)
(2003), Làm người Cộng sản trong giai đoạn hiện nay, Chính trị quốc gia, Hà
Nội
7. PGS,TS. Trần Thị Anh Đào, PGS, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS.
Nguyễn Thị Ngọc Loan (2016), Giáo trình xây dựng đảng, Nhà xuất bản Lý
luận chính trị, Hà Nội
8. Phạm Đức Qn (2015), Cơng tác phát triển Đảng viên ở Đảng bộ

cấp xã của thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay, Luận văn Chuyên


24
ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Báo chí và tuyên
truyền, Hà Nội.
9. TS. Trần Thị Hương (2019), Chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng đảng
và chính quyền nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.



×