Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 168 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ HOA






PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 - 2012





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ







THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ HOA





PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 - 2012

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
MÃ SỐ: 60310501



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ DƢƠNG QUỲNH PHƢƠNG



THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn trân trọng và sâu sắc
nhất tới Tiến sĩ Dƣơng Quỳnh Phƣơng, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khoa
học này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí thường trực huyện ủy, Ủy
ban nhân dân huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ và
cung cấp cho tác giả những tư liệu hết sức cần thiết và quý báu để tác giả hoàn
thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các
thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp trao đổi
của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các anh chị em học viên để cho đề tài
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn





Nguyễn Thị Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sủ
dụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Học viên





Nguyến Thị Hoa

XÁC NHẬN XÁC NHẬN
của Trƣởng khoa chuyên môn của cô giáo hƣớng dẫn khoa học











Dƣơng Quỳnh Phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục
Danh mục các từ viết tắt

i
Danh mục các bảng
ii
Danh mục các biểu đồ
iii
Danh mục các bản đồ

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5. Đóng góp chính của luận văn
6. Cấu trúc của luận văn
iv

1
1
2
5
5
9
9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ

10
1.1. Cơ sở lí luận
10
1.1.1. Các khái niệm
10
1.1.2. Các nguồn lực ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế
18
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế
30
1.2. Cơ sở thực tiễn
33
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi
phía Bắc


33
1.2.2. Vài nét về phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Tiểu kết chƣơng 1

40
Chƣơng 2. CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HUYỆN MÙ CANG CHẢI

41
2.1 Các nguồn lực
41
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
41
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
43
2.1.3. Kinh tế - xã hội
51
2.1.4. Đánh giá chung
63
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải
65
2.2.1. Khái quát chung
65
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
68
2.2.3. Sự phân hóa lãnh thổ huyện Mù Cang Chải
97

2.2.4. Đánh giá chung
104
Tiểu kết chƣơng 2
108
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐẾN NĂM 2020

109
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển
109
3.1.1. Các quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mù Cang
Chải đến năm 2020
109
3.1.2. Mục tiêu phát triển
112
3.1.3. Định hƣớng phát triển
116
3.2. Giải pháp phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải đến năm 2020
129
3.2.1. Những giải pháp chung
129
3.2.2. Các Giải pháp cụ thể
138
Tiểu kết chƣơng 3
146
KẾT LUẬN
147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
149
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN
Công nghiệp
CNH
Công nghiệp hóa
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CN - TTCN
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CN - XD
Công nghiệp - Xây dựng
CCN
Cụm công nghiệp
DV
Dịch vụ
GTSX
Giá trị sản xuất
GIS
Hệ thống thông tin địa lí
HTX
Hợp tác xã
HĐND
Hội đồng nhân dân
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
KT - XH
Kinh tế - Xã hội
KT

Kinh tế
NN
Nông nghiệp
NXB
Nhà xuất bản
N - L - TS
Nông - Lâm- Thủy sản
NTM
Nông thôn mới
SX
Sản xuất
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
TM - DV - DL
Thƣơng mại - Dịch vụ - Du lịch
VH - TT - DL
Văn hóa - Thể thao - Du lịch
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC BẢNG
STT

Trang
1.

2.

3.
4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

Bảng 2.1. Khí tƣợng thủy văn của huyện Mù Cang Chải
Bảng 2.2. Hiện Trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện Mù Cang
Chải năm 2012
Bảng 2.3. Dân số huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.4. Tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên huyện

Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.5.GTSX và GTSX/ngƣời của huyện Mù Cang Chải giai
đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.6. GTSX và cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản của
huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.7. GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp huyện Mù Cang
Chải giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.8. Sản xuất lƣơng thực có hạt huyện Mù Cang Chải giai
đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.9. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của huyện Mù
Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.10. Diện tích, năng suất , sản lƣợng cây mầu lƣơng thực
huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.11. Diện tích và sản lƣợng rau, đậu huyện Mù Cang Chải
giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.12. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây công nghiệp huyện
Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 2.13. Tình hình chăn nuôi của huyện Mù Cang Chải giai
đoạn 2006 - 2012
Bảng 2.14. Tình hình sản xuất ngành thủy sản của huyện Mù
Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
44

48
51

51

66


69

70

71

73

75

76

76

79

82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15.

16.

17.
18.
19.

20.
21.
22.


Bảng 2.15. GTSXCN - TTCN Huyện Mù Cang Chải, giai đoạn
2000 - 2012
Bảng 2.16. Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa huyện Mù
Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu ngành nông nghiệp
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu ngành trồng trọt
Bảng 3.3. Định hƣớng quy mô đàn gia súc, gia cầm trong thời kỳ
2011 - 2020
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu ngành lâm nghiệp
Bảng 3.5. Định hƣớng một số chỉ tiêu ngành công nghiệp
Bảng 3.6. Định hƣớng giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất các
ngành dịch vụ










90

95
118
119

120

121
123

125
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Trang
1.


2.

3.
4.

5.

6.

7.
Hình 1.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu
vực kinh tế của Yên Bái giai đoạn 2000 - 2012
Hình 2.2. Quy mô dân số huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 -
2012
Hình 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2012
Hình 2.5. GTSX và GTSX /ngƣời của huyện Mù Cang Chải giai
đoạn 2000 - 2012
Hình 2.6. Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành của huyện Mù
Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012
Hình 2.7. GTSX và cơ cấu N - L - TS của huyện Mù Cang Chải
Giai đoạn 2000 - 2012
Hình 2.9. GTSX công nghiệp huyện Mù Cang Chải, giai đoạn
2000 - 2012


39

52
55


67

68

69

89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



1.
2.

3.

4.
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mù Cang Chải
Hình 2.4. Bản đồ các nguồn lực chủ yếu phát triển kinh tế xã hội
huyện Mù Cang Chải
Hình 2.8. Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện Mù Cang
Chải
Hình 2.10. Bản đồ các tiểu khu vực knh tế huyện Mù Cang Chải

42

62

87

103


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Yên
Bái. Huyện lị là thị trấn Mù Cang Chải cách trung tâm của tỉnh 185km theo
quốc lộ 32, huyện có diện tích 1.197,736 km², nằm ở sƣờn núi Hoàng Liên Sơn
và ở độ cao 1000m so với mực nƣớc biển. Phía Đông giáp huyện Văn Chấn,
Văn Yên của tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai,
phía Tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía Nam giáp huyện
Mƣờng La của tỉnh Sơn La.
Mù Cang Chải là một trong số 62 huyện nghèo nhất của cả nƣớc. Trong
những năm gần đây nhờ sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, sự hỗ trợ của các dự án
cấp quốc gia giành cho những huyện nghèo nên kinh tế Mù Cang Chải đã có
chuyển biến tích cực, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phần lớn
dân cƣ sống trên địa bàn huyện vẫn chƣa thoát khỏi cảnh nghèo. Giá trị sản
xuất trên địa bàn huyện quản lí còn ở mức khiêm tốn, cơ cấu giá trị sản xuất
chuyển dịch chậm, thu nhập và đời sống của nhân dân còn thấp và gặp rất
nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn tới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng đa dạng
hoá các sản phẩm nông nghiệp, hƣớng tới phát triển một số ngành công nghiệp,
dịch vụ và xây dựng nông thôn mới đƣa Mù Cang Chải thoát khỏi tình trạng
nghèo là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lƣợc. Để kinh tế huyện Mù Cang Chải
phát triển đúng hƣớng và đạt hiệu quả cần phải có những chính sách và giải
pháp đồng bộ, dựa trên những nghiên cứu một cách khoa học cả về lí luận và
thực tiễn. Chính vì vậy việc đánh giá đúng, đủ tiềm năng và thực trạng phát

triển kinh tế nhằm đƣa ra chiến lƣợc phát triển phù hợp và bền vững kinh tế của
huyện trong trong giai đoạn sắp tới là một vấn đề cấp thiết. Đây là điều kiện và
là cơ sở để nền kinh tế của huyện hòa nhập vào quá trình phát triển kinh tế của
Yên Bái nói riêng và của cả nƣớc nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Với mong muốn góp phần vào việc phát triển bền vững nền kinh tế của
Huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát
triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2012 ”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên Thế giới
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong
tiến trình phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy nghiên cứu phát
triển kinh tế đƣợc coi là một nội dung quan trọng trong Kinh tế học và Địa lí
học. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này,
nhiều giáo trình, tạp chí đƣợc xuất bản ở góc độ này hay góc độ khác đều ít
nhiều đề cập đến tình hình phát triển kinh tế xã hội. Đối với kinh tế học C.Mác
và Ph.Ăngghen đã có những đóng ghóp to lớn, sự ra đời của học thuyết Giá trị
thặng dƣ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhận thức, quan điểm về phát
triển kinh tế; Học thuyết kinh tế của C.Mác đã đƣa ra 4 yếu tố nguồn lực
quyết định sự phát triển kinh tế. Nhiều học giả Phƣơng Tây cũng đã cống hiến
cho nhân loại nhiều học thuyết về phát triển kinh tế có giá trị nhƣ W.Rostow
(ngƣời Mỹ) với Lí luận về các giai đoạn phát triển kinh tế; Lí luận về cơ cấu
kinh tế (kết cấu kinh tế) của Lewis, Feller, Ranis. Các quan điểm Chủ nghĩa
phát triển, Thuyết thể chế của Raul Prebisch (ngƣời Achentina), Thuyết định
hƣớng tƣơng lai đã nghiên cứu sâu sắc về phát triển kinh tế. Nghiên cứu phát
triển kinh tế cấp huyện, đã thu hút đƣợc nhiều nhà khoa học, các cơ quan
chuyên ngành.
2.2. Ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, ngay từ khi kết thúc chiến tranh và thống nhất hai

miền Nam, Bắc thì nhà nƣớc ta đã có những chiến lƣợc phát triển kinh tế. Đặc
biệt tại Đại hội Đảng VI (1986) đã đƣa ra quan điểm là phải tập trung ƣu tiên
phát triển kinh tế, đồng thời phải thực hiện công bằng xã hội, từng bƣớc cải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thiện đời sống nhân dân. Đã có nhiều nghiên cứu chuyên ngành, nhiều nhà
khoa học đã viết về phát triển kinh tế xã hội. Đó là Viện nghiên cứu quản lí
kinh tế Trung ƣơng, Viện Kinh tế Việt Nam các tạp chí nghiên cứu sâu sắc về
kinh tế: Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Thời báo kinh tế Việt Nam; nhiều giáo
trình viết về kinh tế phát triển của Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, trƣờng
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế xã hội trên quan
điểm địa lí học cũng đƣợc đề cập nghiên cứu, có thể kể đến các giáo trình: Địa
lí kinh tế - xã hội đại cƣơng do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên); Địa lí kinh tế -
xã hội Việt Nam (phần đại cƣơng) do GS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ
Thị Minh Đức biên soạn; Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam do GS. Lê Thông
(chủ biên). Trên cơ sở lí luận này, tác giả vận dụng cho đề tài nghiên cứu của
mình. Ngoài ra, còn một số sách tham khảo khác cũng có giá trị cả về lí luận và
thực tiễn cho hƣớng nghiên cứu luận văn nhƣ: Bộ kế hoạch và Đầu tƣ, viện
chiến lƣợc phát triển (2009), các vùng, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, NXB Quốc gia; Ngô Doãn Vịnh
(chủ biên) (2011), Nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế nhanh và bền
vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, NXB Chính trị quốc gia;
671 huyện, thành phố Việt Nam, NXB Thống kê 2005.
Công trình này đã cung cấp những thông tin về điều kiện, thực trạng và
triển vọng phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng và từng tỉnh đồng thời đã
phân tích các số liệu về kinh tế - xã hội của 671 huyện là cơ sở để tác giả đối
chiếu, so sánh trong luận văn.
Ngoài các công trình nghiên cứu mang tầm vĩ mô, còn có nhiều công
trình nghiên cứu vấn đề trên ở phạm vị một tỉnh hoặc một huyện. Tiêu biểu là
một số đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu cấp huyện đã đƣợc bảo vệ ở trƣờng

ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên: Kinh tế Mỹ Đức thời kì công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, năm 2004, ĐHSP Hà Nội. Kinh
tế Yên Dũng trong thời kỳ đổi mới, tác giả Nguyễn Văn Lƣợng, năm 2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐHSP Hà Nội. Kinh tế huyện Sóc Sơn giai đoạn 2005 - 2010 với tầm nhìn đến
năm 2020 của Nguyễn Xuân Tuấn, năm 2012, ĐHSP Thái Nguyên. Phát triển
kinh tế huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006 - 2010 của Hoàng Thị
Thắm, ĐHSP Thái Nguyên. Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị
Xuyên thời kỳ đổi mới của Bùi Phƣơng Thúy, ĐHSP Thái Nguyên
2.3. Ở tỉnh Yên Bái
Về tỉnh Yên Bái, có một số báo cáo, công trình nghiên cứu nhƣ: Yên Bái:
đất và người trên hành trình phát triển, thuộc dự án Gƣơng mặt Việt Nam
(NXB Văn hóa thông tin và công ty văn hóa trí tuệ Việt, Hà Nội 2006); Yên Bái
một thế kỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo ngành và lãnh thổ ở Yên Bái, luận án PTS khoa học Địa lí - địa chất, Hà
Nội. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI (2005 -
2010). UBND tỉnh Yên Bái, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Yên Bái đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. UBND tỉnh Yên Bái
(2006), Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững tỉnh Yên Bái.
Về huyện Mù Cang Chải: Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế
huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012 và định hƣớng đến năm 2020 có
thể tìm thấy trong một số tài liệu có độ tin cậy nhƣ: Các báo cáo tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các mục tiêu giải pháp
phát triển năm sau nhƣ. Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Mù Cang Chải
giai đoạn 2000 - 2010; Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Mù Cang Chải giai
đoạn 2011 - 2020. Niên giám thống kê huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; Các
báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XVII,
nhiệm kì 2010 - 2015; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang
Chải giai đoạn 2010 - 2015 của UBND huyện Mù Cang Chải.

Những công trình này nói về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Yên Bái nói chung và các huyện, thành phố nói riêng, đƣa ra những định
hƣớng, giải pháp trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng những nghiên cứu lí luận và thực tiễn của địa lí học
và kinh tế phát triển vào địa bàn nghiên cứu, đề tài có mục tiêu là đánh giá tiềm
năng, phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, từ đó đề
xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị phát triển kinh tế đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ
- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế để vận dụng vào
địa bàn cấp huyện.
- Đánh giá các tiềm năng phát triển kinh tế của huyện Mù Cang Chải.
- Phân tích thực trạng kinh tế huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế
của huyện đến năm 2020.
3.3. Giới hạn
- Về nội dung tập trung đánh giá các nguồn lực (vị trí địa lí, tự nhiên và
kinh tế - xã hội), phân tích thực trạng phát triển kinh tế, trong đó nhấn mạnh
đến những chuyển biến theo ngành và theo lãnh thổ, đặc biệt trong nông nghiệp
và công nghiệp.
- Về lãnh thổ: Nghiên cứu toàn bộ huyện Mù Cang Chải, một số nội dung
nghiên cứu đến cấp xã và cụm xã đồng thời có chú ý so sánh với một số huyện
trong tỉnh Yên Bái.
- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu phân tích đƣợc thực hiện trong khoảng
thời gian từ 2000 - 2012, định hƣớng đến 2020.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống
Tính hệ thống làm đề tài trở nên lôgic, thông suốt và sâu sắc. Trong đề
tài này việc nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

đặt trong vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh và cả nƣớc. Đồng thời Mù Cang
Chải cũng đƣợc coi là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, trong đó bao
gồm các hệ thống con (nhƣ các cụm xã, các xã). Các hệ thống có mối quan hệ
tƣơng tác, mật thiết với nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại,
các tác động ảnh hƣởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và giữa các hệ
thống để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Huyện Mù Cang Chải là một thể tổng hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hƣởng và chi phối lẫn
nhau. Quan điểm tổng hợp thể hiện rõ việc xem xét hiện trạng phát triển kinh tế
trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Mọi sự vật hiện tƣợng Địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không
gian lãnh thổ nhất định. Khi nghiên cứu phải tìm hiểu sự ảnh hƣởng của lãnh
thổ đến khía cạnh nghiên cứu, tìm ra các qui luật phát triển và đƣa ra những
định hƣớng tốt nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng của huyện. Đặc
biệt chú ý tới sự khác biệt lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế. Các khu
vực khác nhau, kết hợp với sự phân hóa không gian, cũng nhƣ việc tổ chức hợp
lí quá trình sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào nghiên cứu phát triển kinh tế
huyện Mù Cang Chải để thấy đƣợc những biến đổi của các yếu tố kinh tế trong
từng giai đoạn phát triển và xu hƣớng chuyển dịch các ngành kinh tế trong
huyện. Từ đó đánh giá đƣợc hiện trạng và dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế
đến năm 2020.
- Quan điểm phát triển bền vững

Những giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên quan
điểm bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ và tái tạo tài
nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trƣờng, kết hợp hài hòa phát triển kinh
tế với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Để phân tích và đánh giá tình hình phát triển kinh tế của một lãnh thổ,
cần phải có thông tin về nhiều khía cạnh khác nhau của các ngành và lãnh thổ.
Cụ thể trong luận văn này, tác giả phải thu thập những dữ liệu bằng số liệu
thống kê, bằng văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác
nhau nhƣ các báo cáo, các văn kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và
có sự thống nhất về thời gian.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phƣơng pháp phân tích tổng
hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế, những yếu tố ảnh hƣởng, hiện trạng
phát triển kinh tế - xã hội và từ đó tìm ra những giải pháp nhằm phát triển các
ngành kinh tế của huyện Mù Cang Chải.
- Phương pháp so sánh địa lí
Đây là phƣơng pháp phổ biến dùng để so sánh các yếu tố định lƣợng
hoặc định tính, so sánh các mối quan hệ không gian và thời gian giữa các
ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ về tự nhiên và nhân văn, so
sánh phân tích các chỉ tiêu, các hoạt động kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng
nội dung, tính chất tƣơng tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu.
Trên cơ sở đó rút ra bản chất của các hiện tƣợng kinh tế, hiện tƣợng địa lý và
xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Phương pháp thống kê toán học
Từ những số liệu đã đƣợc thu thập, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp
thống kê toán học để xử lý số liệu, tính toán các chỉ số phát triển, tính tỉ trọng

các ngành so với tổng thể, so sánh, đánh giá để thấy đƣợc vị trí và sự chuyển
biến của nền kinh tế huyện Mù Cang Chải trong thời kì công nghiệp hóa.
- Phương pháp thực địa
Đây là phƣơng pháp dùng để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số
liệu đã đƣợc thu thập, trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã, các cụm công, các hoạt động
dịch vụ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Tác giả phỏng vấn một số cán bộ địa phƣơng, hộ nông dân, các hộ kinh
doanh về những lĩnh vực liên quan đến đề tài. Từ đó thu thập thêm những
thông tin, tích lũy thêm những hiểu biết về địa phƣơng để từ đó đề xuất những
giải pháp.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ và sử dụng công nghệ GIS
Biểu đồ: Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phản ánh qui mô, cơ cấu, hiện
trạng và sự biến động kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
Bản đồ: Phản ánh sự phân bố không gian, các mối liên hệ của các đối
tƣợng địa lý kinh tế theo lãnh thổ.
Sử dụng công nghệ GIS: Để số hóa và vẽ các bản đồ, biểu đồ một cách
chính xác mang tính khoa học cao.
Trong luận văn tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để vẽ các biểu đồ và
bản đồ của huyện Mù Cang Chải. Cụ thể: Bản đồ hành chính huyện Mù cang
Chải; bản đồ các nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải;
bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải; bản đồ các tiểu khu
vực kinh tế huyện Mù Cang Chải. Biểu đồ giá trị sản xuất và cơ cấu Gía trị sản
xuất phân theo khu vực kinh tế của Yên Bái giai đoạn 2000 - 2012; biểu đồ quy
mô dân số huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012; biểu đồ cơ cấu lao
động phân theo ngành kinh tế…
- Phương pháp dự báo
Phƣơng pháp này giúp cho ta khẳng định hƣớng chiến lƣợc xác định các

mục tiêu và kịch bản phát triển trƣớc mắt và lâu dài của đối tƣợng nghiên cứu
địa lý kinh tế một cách có kết quả, có cơ sở khoa học phù hợp với các điều kiện
và xu thế phát triển của thời đại.
Sử dụng phƣơng pháp dự báo ta căn cứ vào số liệu thu thập, xử lí số liệu
trong quá khứ và hiện tại từ đó xác định đƣợc xu thế vận động của kinh tế ở
huyện Mù Cang Chải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

- Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thu thập, xử lí những đánh giá,
dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực hẹp
của khoa học kĩ thuật hoặc sản xuất.
Sử dụng phƣơng pháp này giúp ta đƣa ra đƣợc các kết luận, các kiến
nghị, các quyết định và các phƣơng án phát triển kinh tế ở huyện Mù Cang
Chải một cách đúng đắn.
5. Đóng góp chính của luận văn
- Kế thừa và làm rõ đƣợc cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
nói chung và ở địa bàn cấp huyện và vận dụng vào huyện Mù Cang Chải.
- Làm sáng tỏ đƣợc lợi thế và cơ hội, các hạn chế và thách thức đối với
phát triển kinh tế của huyện Mù Cang Chải.
- Nhận diện thực trạng nền kinh tế của huyện trong giai đoạn 2000 -
2012 dƣới góc độ địa lí học.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế
huyện Mù Cang Chải định hƣớng đến năm 2020.
- Xây dựng đƣợc các bản đồ về nguồn lực chủ yếu phát triển kinh tế xã
hội; các tiểu vùng kinh tế của huyện Mù Cang Chải
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận,tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.
Chƣơng 2: Các nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế huyện Mù

Cang Chải.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Mù Cang
Chải đến năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
* Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
- Tăng trƣởng kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế dƣới dạng khái quát đƣợc hiểu là sự gia tăng của
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay mức
tăng của tổng thu nhập quốc gia (GNI ) hoặc tổng thu nhập quốc dân tính theo
đầu ngƣời. Hoặc hiểu theo cách khác tăng trƣởng kinh tế là sự tăng lên về quy
mô sản lƣợng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Sự tăng trƣởng đƣợc
so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trƣởng. [11]
Nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trƣởng và
tốc độ tăng trƣởng. Quy mô tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi
nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trƣởng đƣợc sử dụng với ý nghĩa so sánh tƣơng đối
và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế so với thời điểm gốc.
Còn theo PGS.TS Bùi Tất Thông thì “Tăng trƣởng kinh tế theo nghĩa
chung nhất, là mức tăng lƣợng của cải (tài sản) trong một thời kì nhất
định”.[11]
Để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế có thể dùng mức tăng trƣởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trƣởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn.

Mức tăng trƣởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ
cần so sánh.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy
mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trƣớc chia cho quy mô kinh tế
kỳ trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể hiện bằng đơn vị %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trƣởng. Nếu
quy mô kinh tế đƣợc đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng
trƣởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế đƣợc đo bằng
GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trƣởng GDP (hay GNP) thực tế.
Thông thƣờng, tăng trƣởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu
danh nghĩa.
Sau khi nghiên cứu về tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc phát triển lẫn
các nƣớc đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực
của phát triển kinh tế phải đƣợc đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của
tăng trƣởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tƣ bản và công nghệ.
Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng
khác nhau đƣa đến kết quả tƣơng ứng. Trong bốn nhân tố trên thì nguồn nhân
lực (chất lƣợng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của
đội ngũ lao động) là yếu tố quan trọng nhất của tăng trƣởng kinh tế. Nguồn tài
nguyên thiên nhiên (là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài
nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và
nguồn nƣớc) có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế. Tƣ bản là một trong
những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tƣ bản mà ngƣời lao động đƣợc sử
dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tƣ bản trên mỗi lao động) và
tạo ra sản lƣợng cao hay thấp. Công nghệ, trong suốt lịch sử loài ngƣời, tăng
trƣởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần

chỉ tăng thêm lao động và tƣ bản, ngƣợc lại, nó là quá trình không ngừng thay
đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lƣợng lao động
và tƣ bản có thể tạo ra sản lƣợng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu
quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới có những bƣớc tiến
nhƣ vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất.
Các chỉ tiêu đo lƣờng mức tăng trƣởng kinh tế đƣợc sử dụng làm thƣớc
đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục
tiêu phấn đấu của một chính phủ, một vùng, một địa phƣơng vì nó là tiêu chí để
ngƣời dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nƣớc, điều hành một vùng hay một
địa phƣơng của chính phủ, của những nhà lãnh đạo.
Nhƣng tăng trƣởng kinh tế không phản ảnh đƣợc chính xác phúc lợi của
các nhóm dân cƣ khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng
lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã
hội cũng có thể tăng. Tăng trƣởng có thể cao nhƣng chất lƣợng cuộc sống có
thể không tăng, môi trƣờng có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức,
cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế
a. Phát triển
Phát triển: “phát triển là cái quá trình qua đó một xã hội ngƣời cùng nhau
phấn đấu đạt tới chỗ thỏa mãn đƣợc các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản và
hiện đại”.[1,tr8]. Hoặc có thể hiểu, “phát triển là quá trình nhằm nâng cao chất
lƣợng cuộc sống của con ngƣời trên nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: nâng cao
mức sống vật chất; nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hóa xã hội; cải thiện
giáo dục, chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân; cải thiện quan hệ xã hội, tạo sự
bình đẳng về cơ hội và bảo đảm các quyền chính trị và công dân”.[2, tr 4].
Còn theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về
quy mô và chất lƣợng của một sự vật, một hiện tƣợng trong thời gian và không

gian nhất định. Sự thay đổi này bao hàm cả tăng lên và giảm đi về quy mô và
sự thay đổi chất lƣợng của sự vật, một hiện tƣợng trong thời gian và không gian
nhất định. Sự thay đổi này bao hàm cả tăng lên và giảm đi về quy mô và sự
thay đổi chất lƣợng của sự vật, hiện tƣợng. Nhƣ vậy, phát triển là khái niệm về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

sự tồn tại và vận động không ngừng của sự vật, hiện tƣợng trong một thời gian
và không gian cụ thể. Trong sự phát triển nói chung thì phát triển kinh tế là bộ
phận quan trọng nhất. Song phát triển kinh tế không thể là mục đích phải đạt
đƣợc bằng mọi giá, mà phải góp phần để đạt đƣợc mục tiêu chung của toàn bộ
sự phát triển.
b. Phát triển kinh tế
Theo Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin, “Phát triển kinh tế là sự tăng
trƣởng kinh tế đi kèm với sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lƣợng
cuộc sống”. Phát triển kinh tế biểu hiện: Một là, sự tăng lên của GNI, GDP
hoặc GNI và GDP/ngƣời. Hai là, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hƣớng tỷ
trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên còn tỷ trọng của
ngành nông nghiệp giảm xuống, nhƣng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng
lên. Ba là, chất lƣợng cuộc sống của đại bộ phận dân cƣ đƣợc cải thiện, tăng
lên. Muốn vậy, không phải chỉ có GDP hoặc GNI theo đầu ngƣời tăng lên, mà
còn phải phân phối hợp lí kết quả tăng trƣởng, ổn định lạm phát, ngăn ngừa
khủng hoảng nhờ có thể chế kinh tế tiến bộ. Chất lƣợng cuộc sống tăng lên còn
thể hiện ở chỗ sản phẩm làm ra có chất lƣợng ngày càng cao. Ngoài ra, việc giữ
gìn môi trƣờng trong sạch cũng đang là một tiêu chuẩn của chất lƣợng cuộc
sống và là điều kiện quan trọng của sự phát triển kinh tế bền vững.
Nhƣ vậy phát triển kinh tế không chỉ là sự gia tăng quy mô nền kinh tế,
mà còn bao hàm cả sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ và đảm bảo
mọi ngƣời đều đƣợc bình đẳng về cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển và
đƣợc sẻ chia, hƣởng thụ thành quả của phát triển. Phát triển kinh tế mang nội
hàm rộng hơn tăng trƣởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trƣởng kinh tế cùng với

những thay đổi về chất của nền kinh tế và những thay đổi về cơ cấu kinh tế.
Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao
gồm kinh tế, xã hội, môi trƣờng, thể chế trong một thời gian nhất định. [20]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Theo quan niệm này, rõ ràng là phát triển kinh tế chỉ có vai trò là một
phƣơng tiện để đạt tới mục tiêu phát triển con ngƣời, bao gồm các mặt: phúc
lợi vật chất đầy đủ hơn, sức khoẻ tốt hơn, tuổi thọ cao hơn và đƣợc học hành để
nâng cao trí tuệ và đời sống tinh thần. Tuy nhiên, trong khoảng hơn hai thập
niên vừa qua, do xu hƣớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày
càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia,
lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hƣởng chung đến sự phát triển của cả khu
vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi
hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại. Từ đó đòi hỏi sự phát
triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải đƣợc nâng lên tầm cao mới
cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển.
1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu nền kinh tế: Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế
với vị trí, tỉ trọng tƣơng ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn
định hợp thành. Cơ cấu kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển và tăng
trƣởng kinh tế cũng nhƣ quyết định đến sự phát triển xã hội. [20]
Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó
phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phản ánh số lƣợng và
chất lƣợng của các bộ phận hợp thành để tạo nên hệ thống kinh tế vận động và
phát triển không ngừng. Để phân tích và xem xét cơ cấu của nền kinh tế, ngƣời
ta chia nền kinh tế thành các góc độ liên hệ sau:
+ Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành) là một bộ phận cấu thành
cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền
kinh tế đƣợc sắp xếp theo một tƣơng quan tỷ lệ nhất định. Ở chừng mực nhất

định, cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động của nền kinh tế nói
chung và trình độ phát triển sức sản xuất nói riêng. Về mặt định lƣợng cơ cấu
ngành là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong

×