Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BTL LLC phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay HLU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.39 KB, 9 trang )

MỤC LỤC


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn

LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, pháp luật có một vai trị, vị trí vơ cùng quan trọng
và mang ý nghĩa vơ cùng to lớn. Pháp luật là một trong những phương tiện có
hiệu quả nhất để quản lí xã hội. Tuy nhiên pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò
to lớn của nó khi nó được áp dụng vào đời sống và được cụ thể hóa bằng những
hành động của con người, đó chính là áp dụng pháp luật. Vấn đề dặt ra đối với
nhà nước là không phải cứ ban hành ra nhiều văn bản luật mà quan trọng hơn là
phải áp dụng pháp luật đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật
phải dựa trên nhiều cơ sở và yếu tố khác nhau. Chúng có ảnh hưởng quan trọng
đối với hoạt động áp dụng pháp luật này. Chính từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề
này nên em đã lựa chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp
dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” để làm rõ hơn vấn đề hoạt động áp dụng
pháp luật ở nước ta.

2


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn

NỘI DUNG
1. Lí luận chung về áp dụng pháp luật
Trong khoa học pháp lý, áp dụng pháp luật được coi là một trong các


hình thức thực hiện pháp luật, do vậy, trước khi tìm hiểu khái niệm áp dụng
pháp luật, chúng ta cùng xem xét khái niệm thực hiện pháp luật.
1.1.
Khái niệm thực hiện pháp luật
“Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho quy định của
pháp luật trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật”1.
Căn cứ vào tính chất pháp lí người ta chia thực hiện pháp luật thành bốn
hình thức chính là: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, và
áp dụng pháp luật.
1.2.
Áp dụng pháp luật
1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo, thi hành, sử dụng
và áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan
trọng nhất, phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong
thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền. Do đó ta có thể định
nghĩa về áp dụng pháp luật như sau: “Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện
pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức
xã hội được nhà nước trao quyền” 2. Ví dụ, trường Đại học Luật Hà Nội áp dụng
pháp luật trong việc tổ chức tuyển sinh và đào tạo các hệ đào tạo cử nhân, thạc sĩ
và tiến sĩ luật học.
So với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật có các
đặc điểm sau đây:
Một là, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà
nước.
Hai là, áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do luật
quy định.
Ba là, áp dụng pháp luật là hoạt cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với
từng trường hợp cụ thể.
Bốn là, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Có tác giả cho

rằng đây là một đặc điểm của áp dụng pháp luật bởi vì các quy định của pháp
luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực
tế lại rất đa dạng, phong phú nên muốn đưa ra được một quyết định đúng đắn,
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 403.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 405.

3


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn

chính xác, vừa thấu tình, vừa đạt lý để giải quyết vụ việc cần giải quyết thì địi
hỏi phải có tính sáng tạo của người áp dụng. Như vậy, sự sáng tạo trong q
trình áp dụng pháp luật khơng phải là sự tuỳ tiện của chủ thể áp dụng mà hoàn
toàn dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và nằm trong khn khổ của các
quy định ấy. Cũng có tác giả cho rằng khơng nên coi tính sáng tạo là một trong
những đặc điểm của áp dụng pháp luật bởi lẽ tính sáng tạo được thể hiện trong
nhiều hoạt động, ví dụ, trong q trình xây dựng pháp luật cũng cần có tính sáng
tạo của người xây dựng, trong q trình học tập cũng cần có tính sáng tạo của
người học…3
1.2.2. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
Hoạt động áp dụng pháp luật hết sức đa dạng, phong phú, do các chủ thể
có thẩm quyền tiến hành hàng ngày trong đời sống. Tựu trung lại, có thể phân
chia thành các nhóm sau đây:
Thứ nhất, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên
phát sinh, thay đổi, chấm dứt. Ví dụ: Hiến pháp 1992 quy định mọi cơng dân có
quyền và nghĩa vụ lao động. Nhưng quan hệ pháp luật lao động với những
quyền và nghĩa vụ lao động cụ thể giữa công dân với cơ quan, tổ chức nhà nước

chỉ phát sinh khi có quyết định tuyển dụng.
Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được. Ví dụ: tranh
chấp giữa những bên tham gia hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự.
Thứ ba, khi cần áp dụng các chế tài đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Thứ tư, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các
trường hợp khác. Trường hợp này khơng có vi phạm pháp luật, tuy nhiên vì lợi
ích chung của cộng đồng, nhà nước có thể phải can thiệp, tiến hành các biện
pháp cưỡng chế, buộc những chủ thể có liên quan phải thực hiện hoặc không
thực hiện những hành vi nhất định. Chẳng hạn, cưỡng chế cách ly người mắc
bệnh truyền nhiễm, …
Thứ năm, khi cần điều tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
các chủ thế trong một số quan hệ pháp luật nhất định.
Thứ sáu, khi cần xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện
thực tế nào đó theo quy định của pháp luật. Ví dụ: việc xác nhận di chúc, chứng
thực thế chấp.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở nước Việt
Nam hiện nay
3 Nguyễn Thị Hồi chủ biên (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 35- 36.

4


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn

Áp dụng pháp luật ở nước ta chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều
yếu tố. Trong đó có một vài yếu tố như sau:

2.1.

Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định

Để thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả trước hết phải có hệ thống
pháp luật tốt. Chất lượng của hệ thống pháp luật là một trong những cơ sở để
đảm bảo cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong
thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng thực hiện hoá các quy định
của pháp luật trong đời sống xã hội.
Ví dụ khi áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật trong giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tồ án nhân dân nói riêng, Thẩm
phán, Hội đồng xét xử phải áp dụng các quy định của Hiến pháp, pháp luật tố
tụng dân sự và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật
Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… nhằm đưa ra
bản án và quyết định dân sự chính xác, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực
cao. Chính vì vậy, nếu hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động áp dụng
pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại khơng hồn thiện,
thì chất lượng áp dụng pháp luật sẽ khơng cao, thậm chí khơng thực hiện được.
Vì vậy, để hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại tại Toà án nhân dân đạt hiệu quả cao, địi hỏi phải có sự đảm bảo về
pháp lý, bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định; sự hoàn thiện
của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật; ý thức pháp luật và văn hố pháp lý
của cán bộ, cơng chức Ngành Tịa án và nhân dân. Sự hoàn thiện của hệ thống
pháp luật thực định, nhất là các quy định về Luật Thương mại, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Ngân hàng, Luật Kinh doanh bảo hiểm… được thể
hiện ở những tiêu chuẩn như tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu
lực, hiệu quả và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật. Sự hoàn thiện
của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật biểu hiện thông qua các vấn đề cơ bản
như các văn bản pháp luật có liên quan tới chức năng nhiệm vụ của Toà án nhân
dân, các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự, việc ban hành các văn bản chi tiết

hướng dẫn thi hành pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật trong xã hội; công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ quan áp dụng
pháp luật; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham
gia áp dụng pháp luật; chất lượng của các văn bản áp dụng pháp luật… Ý thức
pháp luật và văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân
phụ thuộc không nhỏ vào công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật
cũng như chất lượng của pháp luật; chất lượng của hoạt động thực hiện, áp dụng
5


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn

pháp luật. Điều này cho thấy có sự hồn thiện của hệ thống pháp luật thì hoạt
động áp dụng pháp luật mới đạt chất lượng cao.
2.2.

Chất lượng của các qui phạm pháp luật

Chất lượng của qui phạm pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với quan hệ xã
hội cần điều chỉnh, không tạo nên sự khác biệt trong nhận thức nội dung, không
đem lại khả năng xung đột pháp luật và những hệ lụy pháp lý phức tạp. Đối với
qui trình áp dụng pháp luật thì qui phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc triển
khai các hoạt động, thủ tục ở các giai đoạn. Ví dụ ở giai đoạn ra quyết định áp
dụng pháp luật, nếu các quy phạm pháp luật là căn cứ để đưa ra nội dung quyết
định áp dụng pháp luật không hợp lý hoặc mâu thuẫn với các quy phạm pháp
luật khác thì việc đưa ra quyết định áp dụng pháp luật sẽ khó khăn.
Chất lượng văn bản áp dụng pháp luật
Khi nói tới hoạt động áp dụng pháp luật thì chúng ta khơng thể không

nhắc tới các văn bản áp dụng pháp luật bởi tính hiệu quả của hoạt động áp dụng
pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự tác động của các văn bản áp
dụng pháp luật. Quá trình áp dụng pháp luật phải thông qua một số giai đoạn
nhất định, các giai đoạn đó được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các văn bản áp
dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền
áp dụng pháp luật ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, trong đó xác
định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân, tổ chức cụ thể hoặc các biện
pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể bị áp dụng.4 Do vậy trong tất cả
các trường hợp các văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng lúc,
đúng đối tượng và phù hợp với một số yêu cầu sau: văn bản áp dụng pháp luật
phải hợp pháp, nghĩa là nó được ban hành đúng thẩm quyền hoặc nhà chức trách
chỉ được ban hành một số văn bản áp dụng pháp luật nhất định theo quy định
của pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế,
nghĩa là nó được ban hành căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy
đủ, chính xác và đáng tin cậy.
2.3.

2.4.

Trình độ ý thức của chủ thể thực hiện việc áp dụng pháp luật

Ý thức pháp luật của chủ thể thực hiện áp dụng pháp luật là một trong
những nhân tố quyết định đối với tồn bộ quy trình áp dụng pháp luật và hiệu
quả đem lại trên thực tế. Ý thức pháp luật của chủ thể bao gồm sự hiểu biết pháp
luật, thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và bản lĩnh nghề nghiệp để có
thể đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác khi áp dụng pháp luật để giải quyết vụ
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 413.

6



Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn

việc. Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có
đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay khơng chủ yếu phụ thuộc vào sự
hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của
các chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
2.5.
Cơng tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền áp
dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật vốn là hoạt động do các cơ quan hoặc các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành như cơ quan hành chính, tịa án, viện kiểm sát, cơng an, ...
Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật nên chủ
thể bị áp dụng có thể được hưởng lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu
những hậu quả bất lợi nên trong pháp luật ln có sự xác định rõ ràng cơ sở,
điều kiện, trình tự thủ tục... của chủ thể trong q trình áp dụng pháp luật. Chính
vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được tổ chức một cách khoa
học, có sự phân cơng rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền
của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn cản
trở nhau trong công việc của các cơ quan này. Sự không thống nhất, không phân
định rõ ràng phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc thẩm quyền của các cơ quan dễ
dẫn đến có những vụ việc thì nhiều cơ quan tranh nhau giải quyết nhưng lại có
những vụ việc thì đùn đẩy khơng cơ quan nào nhận trách nhiệm giải quyết.
Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo
tính năng động, chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ
phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan,
giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp
tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc

với các tổ chức xã hội.
Đặc biệt, hoạt động hiệu quả của các cơ quan áp dụng pháp luật cịn thể
hiện ở sự thơng thạo các công việc mà họ đảm nhận và thực hiện chúng với tinh
thân trách nhiệm cao, tránh hiện tượng quan liêu, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình
thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con người, với tài sản của
Nhà nước và của nhân dân. Thực tế cho thấy sự quan liêu, chậm trễ, thiếu tinh
thần trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc một số cán bộ
có chức có quyền trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân
dẫn đến nhiều vụ việc đơn giản lại trở nên phức tạp, nhiều sự oan ức bất bình
trong nhân dân không giải quyết được gây ra hậu quả không thể lường trước.
2.6.
Những điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt
động thực hiện và áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật không thể đạt hiệu quả cao nếu thiếu đi các điều kiện
đảm bảo cần thiết cho tồn bộ q trình này. Đảm bảo đối với quy trình áp dụng
7


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn

pháp luật bao gồm đảm bảo pháp lý, đảm bảo về vật chất, đảm bảo về chính trị xã hội và đảm bảo về tư tưởng.
Ví dụ nhiều văn bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn được
thực hiện trong thực tế địi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức người và trang
bị vật chất- kỹ thuật. Vì thế kinh phí hoạt động cho hoạt động áp dụng pháp luật
là một trong diều kện cần thiết quan trọng để việc áp dụng pháp luật có hiệu quả.
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của người trực
tiếp áp dụng pháp luật và gia đình họ, giúp họ giảm bớt những khó khăn về vật
chất để họ có thể tận tam dồn hết thời gian, sức lực, trí tuệ cho cơng việc, không

bị mua chuộc về vật chất, giữ thái độ vô tư khách quan.
2.7.
Chất lượng của quyết định áp dụng pháp luật5
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật tương đối đặc biệt,
đó khơng chỉ là việc chủ thể thực hiện pháp luật tự mình thực hiện những quyền
và nghĩa vụ pháp luật quy định mà còn là việc tổ chức cho các chủ thể khác thực
hiện pháp luật, hoặc trong một số trường hợp, áp dụng pháp luật là hoạt động
xác nhận một sự kiện, tình trạng nào đó của những chủ thể nhất định mà trên cơ
sở đó các chủ thể này có thể thực hiện những quyền và nghĩa vụ hay tiến hành
những hoạt động tương ứng. Do vậy, kết quả của áp dụng pháp luật được thể
hiện qua quyết định áp dụng pháp luật. Vì vậy chất lượng của quyết định áp
dụng pháp luật ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động áp dụng pháp luật.
Trên đây chỉ là một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt đơng áp dụng pháp
luật mà em muốn nói đến và từ đó giúp ta có những biện pháp đúng đắn để hoạt
động áp dụng có hiệu quả hơn, tốt đẹp hơn.

5 Quyết định áp dụng pháp luật được hiểu là loại quyết định do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp
dụng pháp luật ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật
thành mệnh lệnh pháp luật áp dụng đối với đối tượng xác định trong trường hợp cụ thể và được nhà nước bảo
đảm thực hiện.

8


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn

KẾT LUẬN
Như vậy hoạt động áp dụng pháp luật là một vấn đề phức tạp được tiền

hành bởi các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền và chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau thuộc cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng
tầng pháp lý. Áp dụng pháp luật đạt hiệu quả là góp phần thúc đẩy xã hội phát
triển, ổn định tình hình chính trị của đất nước trong giai đoạn cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.

9



×