Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Đánh giá thực trạng bảo quản một số nông sản của nông hộ tại xã gia xuyên huyện gia lộc tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.67 KB, 61 trang )

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp nước ta có những bước tiến
vượt bậc, lượng sản phẩm sản xuất ra ngoài việc cung cấp nguồn lương thực
trong nước mà còn để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bảo quản nông sản sau
thu hoạch là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng và giá trị sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay đa số nông dân và các cơ sở sản
xuất kinh doanh đều thu hoạch và chế biến theo phương pháp thủ công, máy móc
cũ kỹ, điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Theo tài liệu của
FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc), mỗi năm trung bình
thiệt hại của thế giới về lương thực chiếm từ 16- 20%, tính ra tới 130 tỷ đô la, đủ
nuôi được 200 triệu người trong 1 năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tổn
thất sau thu hoạch như: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên không thu gom được số
lượng lớn, chất lượng sản phẩm nông sản đồng đều. Bên cạnh đó thì kho tàng
bảo quản cũng như yếu tố sâu bệnh hại nông sản trong quá trình bảo quản cũng
dẫn tới những thiệt hại nhất định trong công tác bảo quản nông sản ở Việt Nam
cũng như trên Thế giới. Theo tài liệu của FAO (1999), hàng năm trên thế giới
mức tổn thất về lương thực trong bảo quản trung bình từ 6- 10%. Ở Việt Nam
mức tổn thất này từ 8- 15%, riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 18%
(Bộ môn nghiên cứu côn trùng, tổng Cục Lương Thực Việt Nam), trong đó thì
nguyên nhân do kho tàng bảo quản và côn trùng gây hại cũng là rất quan trọng.
Đặc biệt là khâu thu hái bảo quản nông sản sau thu hoạch còn yếu do đó khắc
phục tình trạng trên chúng ta cần phải quan tâm hơn đến công tác bảo quản nông
sản. Do nông sản của chúng ta thu hoạch quanh năm thời gian dự trữ lâu dài nên
vấn đề đặt ra là bảo quản làm sao để nông sản ít bị tổn thất nhất. Khí hậu Việt
Nam có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, song cũng tạo điều
kiện tốt để sâu hại phát sinh, phát triển và phá hại nghiêm trọng. Hàng năm
1
2


chúng ta dự trữ, bảo quản một khối rất lớn hàng hóa nông sản. Trong tình hình
đó, những thiệt hại do sâu hại trong kho gây ra không phải là nhỏ (Vũ Quốc
Trung, 1982). Mỗi nông sản khác nhau với đặc điểm khác nhau thì chúng ta cần
lựa chọn ra các phương pháp bảo quản thích hợp để sao cho có hiệu quả kinh tế
lớn nhất.
Huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương một trong những vùng sản xuất các sản
phẩm lương thực, rau màu nhiều của khu vực phía Bắc nhưng giá trị kinh tế
mang lại từ nông sản ở đây không cao, đặc biệt là các sản phẩm của hộ gia đình.
Lí do chính là công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch ở đây còn nhiều hạn
chế. Xã Gia Xuyên một trong những huyện điểm của Gia Lộc về sản suất các sản
phẩm nông sản, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính nhưng nó không mang
lại hiệu quả cao nên cuộc sống của người dân còn khá khó khăn. Nguyên nhân
ảnh hưởng tới giá trị nông sản sau thu hoạch là chất lượng giảm sút đã làm giảm
giá trị kinh tế của nông sản. Để thay đổi được cuộc sống của người dân sống phụ
thuộc chính vào sản xuất nông nghiệp thì cần thiết phải cải thiện các phương
pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch. Từ thực tiễn chưa có đề tài nào nghiên
cứu về thực trạng bảo quản nông sản tại nông hộ cũng như mong muốn của bản
thân chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng bảo quản
một số nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên- huyện Gia Lộc- tỉnh Hải
Dương”. Vì vậy viện thực hiện đề tài này là mới, cần thiết và không trùng lặp
với các đề tài đã nghiên cứu về nông sản trước đây.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả của công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia
Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia
Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương.
2
3
- Phân tích được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong công tác bảo

quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển công tác bảo
quản của nông hộ tại xã Gia Xuyên.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
+ Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế địa phương biết áp dụng lý
thuyết vào thực tế, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng vào nghiên cứu
phát triển cộng đồng.
+ Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về
những vấn đề liên quan đến bảo quản nông sản và những vấn đề về phát triển
kinh tế của các địa phương trong cả nước.
+ Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất để cải thiện tình trạng công tác
bảo quản nông sản sau thu hoạch để giúp cho sản phẩm nông sản sau thu hoạch
đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất đối với địa phương nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các địa phương trong cả nước cũng như
người nông dân lựa chọn được các giải pháp phát triển công tác bảo quản nông
sản phù hợp.
3
4
Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Tầm quan trọng của công tác bảo quản
2.1.1. Những thiệt hại trong quá trình bảo quản
Trong quá trình bảo quản, sự hao hụt của nông sản được biểu hiện ở hai
dạng hao hụt về trọng lượng và chất lượng.
- Hao hụt về trọng lượng
Sự giảm trọng lượng của nông sản có thể xảy ra do hậu quả của các hiện
tượng vật lí và sinh học.

Ví dụ về sự hao hụt lý học như hiện tượng thoát hơi nước từ nông sản ra
ngoài. Tuy nhiên các loại sản phẩm khác nhau thì quá trình thoát hơi nước cũng
khác nhau. Loại hao hụt về lý học khác là sự xáo trộn khi vận chuyển, sắp xếp,
bảo quản bị vỡ nát cơ giới tạo ra những hạt bụi cám. Càng xáo trộn mạnh, sự tổn
thất này càng lớn.
Sự hao hụt về khối lượng còn do các quá trình sinh học như quá trình hô
hấp làm cho lượng chất khô trong nông sản bị hao hụt rất lớn. Khi bảo quản
trong điều kiện tối ưu thì hao hụt này là không đáng kể. Đối với các loại hạt nếu
bảo quản tốt thì hao hụt này không vượt quá giới hạn sai số của phép cân. Ngoài
ra hao hụt trọng lượng còn do sự phát sinh, phát triển và gây hại của côn trùng
hại nông sản.
- Hao hụt về chất lượng
Khi tổ chức bảo quản tốt có thể hạn chế sự giảm về chất lượng. Sự giảm
chất lượng xảy ra khi bảo quản lâu hơn giới hạn gọi là độ bảo quản của sản phẩm
(độ bảo quản của sản phẩm là giai đoạn mà trong trong đó hạt vẫn giữ được
những tính chất kỹ thuật hoặc tính chất thực phẩm của nó).
Sự giảm chất lượng nông sản xảy ra không chỉ do bảo quản quá thời hạn
mà chủ yếu do các quá trình bất lợi: sự nảy mầm sớm, hiện tượng hô hấp hoặc
những biến đổi hoá sinh, tác động của vi sinh vật và côn trùng gây hại. [8]
4
5
2.1.2. Vai trò của công tác bảo quản trong sản xuất nông nghiệp
- Bảo quản giống đề đảm bảo cho tái sản xuất mở rộng.
- Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Bảo quản bán thành phẩm sơ chế.
- Sơ chế, bảo quản tại chỗ trong từng điều kiện thực tế của vùng sản xuất
Vì vậy công tác bảo quản phải giải quyết được 3 yêu cầu chính sau:
- Đảm bảo hao hụt trọng lượng là thấp nhất
- Hạn chế sự thay đổi về chất lượng
- Chi phí, giá thành thấp trên một đơn vị sản phẩm bảo quản

Vai trò của công tác bảo quản có thể được thể hiện ở hai góc độ:
- Dưới góc độ sản xuất giống
Sau quá trình sản xuất, lượng hạt giống được giữ lại làm giống trở lại vị trí
ban đầu, tính từ lúc thu hoạch, nhập kho, bảo quản và xuất kho chiếm khoảng
thời gian trong năm, từ đó đặt ra vấn đề cần giải quyết đó là:
Thực hiện quá trình bảo quản ngoài đồng ruộng (gieo trồng trở lại sau khi
thu hoạch) đối với nông sản khó bảo quản để rút ngắn thời gian bảo quản, tăng
chất lượng sản phẩm.
Trong quá trình bảo quản trong kho phải xác định các thông số kỹ thuật hợp
lí để tối ưu hoá quá trình bảo quản, thời gian bảo quản càng lâu càng tốt.
- Dưới góc độ tiêu dùng xã hội
Để đảm bảo cung cấp các sản phẩm cho nhân dân và cho công nghiệp chế
biến cần phải có nguyên liệu dự trữ. Nông sản của chúng ta chỉ được tiêu thụ
ngay một phần còn phần lớn các nông sản trước khi đem đi tiêu thụ phải
được bảo quản, chế biến. Việc bảo quản nông sản trước khi tiêu thụ là một
trong những việc làm quan trọng để tăng năng suất và hiệu quả trong sản
xuất. Nếu công tác bảo quản không được thực hiện đúng thì tổn thất của quá
trình này sẽ rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và hiệu quả của quá
trình sản xuất. [8]
5
6
2.2. Các phương pháp bảo quản
Để bảo quản nông sản sau thu hoạch trên Thế Giới cũng như Việt Nam có
rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng tựu chung lại thì bảo quản nông sản
hiện nay có 6 phương pháp hiện đang được sử dụng phổ biến trong công tác bảo
quản nông sản.
2.2.1. Phương pháp bảo quản kín
Bảo quản kín là đình chỉ sự trao đổi không khí giữa nông sản với môi
trường bên ngoài, nghĩa là bảo quản trong điều kiện thiếu oxy nhằm hạn chế quá
trình hô hấp của hạt, đồng thời khống chế bớt sự phát sinh, phát triển phá hoại

của vi sinh vật.
- Yêu cầu của phương pháp bảo quản kín
+ Kho tàng hoặc phương tiện bảo quản phải kín hoàn toàn, không khí bên
ngoài không thể xâm nhập được.
+ Thiết bị kho tàng phải đảm bảo chống nóng, chống ẩm tốt.
+ Phẩm chất ban đầu của hạt và nông sản phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn,
chất lượng quy định, nhất là thủy phần phải dưới mức an toàn, độ thuần, độ sạch
phải dưới mức tối đa cho phép, không có sâu mọt phá hoại.
- Phương pháp bảo quản này thông dụng với nông sản bảo quản khô, riêng
rau, quả sống không thể áp dụng phương pháp bảo quản này được.
- Khi mới đưa vào bảo quản thì ẩm độ và nhiệt độ tương đương với ngoài
môi trường, sau một thời gian rất ngắn nồng độ O
2
giảm và nồng độ CO
2
tăng
lên, thường người ta cho CO
2
vào khối hạt dưới dạng băng rải đều thành từng lớp
trên khối hạt. CO
2
không chỉ có tác dụng ngăn ngừa oxy thâm nhập mà còn có
tác dụng hạ nhiệt độ của khối hạt. [7]
2.2.2. Phương pháp bảo quản thoáng
Bảo quản thoáng là để cho khối nông sản tiếp xúc với môi trường không
khí bên ngoài nhằm điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho và khối nông sản một
cách kịp thời. Có 2 cách:
6
7
a. Thông gió tự nhiên

Để cho nông sản tự do trao đổi với môi trường ngoài, tự nó điều chỉnh nhiệt
độ, ẩm độ nhưng phải nghiên cứu khí hậu của môi trường.
Ví dụ: Trời không có mưa, gió thổi nhẹ…
+ Xét thời tiết: không có mưa, không có gió ( từ cấp 4 tương đương
28km/h) không có sương mù.
+ Nhiệt độ môi trường: không trên 32
0
C và không dưới 10
0
C.
+ Ẩm độ tuyệt đối: Ẩm độ tuyệt đối của nông sản lớn hơn của môi trường.
+ Điểm sương: Nhiệt độ điểm sương trong kho nhỏ hơn nhiệt độ điểm
sương ngoài kho.
b. Làm thoáng tích cực
Là cách xử lý lô hạt bằng lượng không khí cho đi qua theo độ dày của nó.
Nhờ thông gió tích cực mà ta có thể sấy hoặc làm lạnh lô hạt để bảo quản một
cách tốt nhất.
* Ưu điểm
Trong lô hạt luôn có sự trao đổi không khí và độ ẩm giữa hạt với môi
trường xung quanh hạt.
* Yêu cầu
+ Không khí phải được quạt đều trong toàn khối hạt.
+ Đảm bảo đủ lượng không khí để đáp ứng mục đích giảm nhiệt độ và ẩm
độ khối hạt.
+ Nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ khối hạt. [6]
2.2.3. Phương pháp bảo quản lạnh
Nguyên tắc của phương pháp này là dùng nhiệt độ thấp để ức chế và triệt
tiêu sự hoạt động của vi sinh vật phá hoại.
- Làm lạnh tự nhiên: lợi dụng nhiệt độ thấp của môi trường bảo quản.
- Làm lạnh nhân tạo bằng kho lạnh, phòng lạnh,…

7
8
Đối với rau, quả tươi và thực phẩm người ta bảo quản lạnh bằng 2 cách
sau đây:
a. Bảo quản bằng phương pháp ướp lạnh
Bảo quản ở nhiệt độ thấp nhưng không làm cho nước và dịch tế bào bị
đóng băng nhưng vẫn làm tê liệt hoạt động sống của vi sinh vật và côn trùng.
b. Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh:
Bảo quản ở nhiệt độ rất thấp từ (-10
0
C) đến (-35
0
C) hay thấp hơn. Nước ở
trong sản phẩm bị đóng băng nên vi sinh vật không thực hiện được quá trình dị
dưỡng theo phương pháp này có hiệu quả hơn xong nó làm thay đổi một số tính
chất của sản phẩm: khi băng tan, nước chảy kéo theo nhiều chất bổ và vi sinh vật
dễ xâm nhập.
Ví dụ: khoai tây ở 4
o
C, cải bắp ở 1
o
C, cam chanh ở 6
o
C. [6]
2.2.4. Bảo quản bằng phương pháp hóa học
Thuốc hóa học được dùng để bảo quản với những nồng độ nhất định tùy
theo loại thuốc, từng loại nông sản và trạng thái phẩm chất của nông sản. Thuốc
hóa học có tác dụng kìm hãm nhiều hoạt động sống của khối hạt và tiêu diệt mọi
hoạt động của sâu mọt, vi sinh vật và các loại gặm nhấm khác.
Ví dụ:

- Dùng các thuốc trừ nấm TMTD, các loại thuốc chống vi khuẩn gây thối
trong quá trình bảo quản rau quả tươi.
- Hóa chất kìm hãm sự tạo thành mầm không có tác dụng diệt mầm, chỉ có
tác dụng kìm hãm sự nảy mầm, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì mầm vẫn phát
triển bình thường. Các chất ức chế nảy mầm được sử dụng là MH (maleic
hyđrazit).
- Bảo quản hành, tỏi, người ta sử dụng MH ở nồng độ 150 ppm. [7]
2.2.5. Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh
Thực chất là khống chế tỷ lệ CO
2
, O
2
thích hợp cho bảo quản. theo nhiều
kết quả cho thấy giới hạn thay đổi thành phần không khí của khí quyển thích hợp
như sau: O
2
(2-5%), CO
2
(3-5). [10]
8
9
2.2.6. Bảo quản bằng phương pháp sunfit hóa
Kỹ thuật sunfit hoá để bảo quản sản phẩm sơ chế rau quả.
- Đặc điểm kỹ thuật sunfit hoá:
Sunfit hoá là phương pháp bảo quản rau, quả bằng SO
2
hoặc H
2
SO
3

. Khí
sunfuarơ và H
2
SO
3
là một chất khử mạnh, có tác dụng diệt trùng mạnh, diệt các
loại vi sinh vật, nó có thể làm giảm hàm lượng oxy trong các tổ chức tế bào của
rau quả. H
2
SO
3
tan vào các phức chất protein - lipôit của tế bào vi sinh vật làm
chết tế bào, cản trở sự hô hấp của vi sinh vật, và tham gia vào việc kết hợp với
các sản phẩm trung gian cản trở tới quá trình trao đổi của vi sinh vật. Vì thế cho
nên đã kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật hảo khí và kìm hãm hoạt động của
men oxy hoá khử. Ví dụ ở nồng độ SO
2
là 0,01% vi khuẩn E.coli không phát
triển được.
Tác dụng bảo quản của SO
2
và H
2
SO
3
ở nhiệt độ bình thường là ở nồng độ
0,05-0,2% khối lượng sản phẩm có tác dụng tốt.
Hiệu quả của SO
2
và H

2
SO
3
phụ thuộc vào nồng độ của chúng cao hay thấp
và phụ thuộc vào nhiệt độ khi xử lý. Ví dụ đối với tương quả.
Ở t
o
= 75
o
C thì nồng độ SO
2
là 0,05%.
Ở t
o
= 30- 40
o
C thì nồng độ SO
2
là 0,1 - 0,15%.
Ngoài ra hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào pH của môi trường tức là phụ
thuộc vào nồng độ ion H
+
. Nếu môi trường là pH kiềm hoặc trung tính thì SO
2
không có tác dụng, mà ngược lại nó chỉ có tác dụng bảo quản những loại rau quả
chứa nhiều axit hữu cơ. Nếu độ axit của rau quả càng cao thì nồng độ SO
2
sử
dụng càng thấp.
Ở môi trường pH = 7 thì nồng độ SO

2
là 0,5% vi sinh vật vẫn hoạt động được.
Ở pH= 3.5 thì nồng độ SO
2
là 0,03% - 0,05% đã khống chế được vi sinh vật.
Ở pH = 2,5 thì nồng độ SO2 chỉ cần 0,01 - 0,03% là ức chế được vi sinh vật.
Khi pH < 3,5 H
2
SO
3
không bị phân ly mà có tác dụng mạnh với vi khuẩn.
Vì vậy trong môi trường axit khả năng bảo quản của H
2
SO
3
tăng lên. H
2
SO
3
9
10
không những có khả năng bảo quản rau quả chưa bị thối rữa mà ngay cả rau quả
đang bị hỏng cũng có khả năng ngăn chặn.
H
2
SO
4
có khả năng kết hợp với chất khác như đường, aldehyt, xêtôn,
celluloza, chất chát, pectin, protid Do sự kết hợp này làm giảm khả năng diệt vi
sinh vật của H

2
SO
3
.
H
2
SO
3
là chất khử mạnh nên dễ làm thay đổi màu sắc của rau quả. Đặc biệt
là màu đỏ, xanh, rồi đến màu vàng và màu lục thì hầu như không bị biến đổi.
Những phản ứng mất màu hay là thuận nghịch, do đó khi bảo quản bằng SO
2
phải có quá trình khử sunfua (Desunfit). H
2
SO
3
có khả năng ăn mòn kim loại
(như sắt, thép) do đó cần chú ý các dụng cụ và thiết bị xử lý SO
2
và H
2
SO
3
.
- Kỹ thuật sunfit hoá: Có hai phương pháp sunfit hoá: khô và ướt
- Kỹ thuật sunfit hoá ướt: Người ta dùng dung dịch SO
2
đã được chuẩn bị
sẵn trong nước lạnh với nồng độ 4,5 - 5,5% để hoà dần vào sản phẩm bảo quản.
Số lượng tuỳ thuộc vào qui trình công nghệ với điều kiện sao cho đảm bảo nồng

độ SO
2
trong sản phẩm bảo quản là 0,12-0,2%.
- Kỹ thuật sunfit hoá khô. Tức là xử lý quả đựng trong các hòm kín và
thùng khô có chứa SO
2
đặt trong các phòng kín có cấu tạo đặc biệt, hoặc có thể
nạp trực tiếp khí SO
2
từ các bình chứa vào trong phòng, hoặc đơn giản hơn là đốt
lưu huỳnh trong phòng cũng sinh ra SO
2
.
Dùng SO
2
và H
2
SO
3
có hại đến sức khoẻ vì thế việc Sunfit hoá chỉ được
dùng cho những bán thành phẩm chế biến có đun sôi (vì khi đun sôi khí SO
2
sẽ
bay lên). Không dùng phương pháp sunfit hoá cho những sản phẩm quả ướp
đường.
Dư lượng cho phép trong các sản phẩm như sau: Loại sản phẩm Dư lượng
mg/1 kg sản phẩm Bán thành phẩm hoa, quả, tương quả 1000-3000.
Tương cà chua bán thành phẩm 1500
Rau quả ướp đường 100
10

11
Nước quả để uống 100 SO
2
và H
2
SO
3
được sử dụng dưới dạng muối của nó.
Để cần 1 g SO
2
sunfit hoá ta cần như sau:
NaHSO
3
:1,6g
KHNO
3
: 1,8 g
Ca(HSO
3
) : 3,1 g
Na
2
SO
3
: 2 g
K
2
SO
3
: 2,5 g

Liều lượng dùng cho 1 số sản phẩm:
- Dùng xử lý cho cà chua nghiền, nồng độ SO
2
là 0,15% để từ 20-30 ngày
trong thùng, sau đó đem chế biến cô đặc.
- Làm sạch vỏ khoai tây có thể dùng NaHSO
3
0,1% xử lý trên bề mặt củ
trong 2-3 phút.
- Đối với quả sấy cũng có thể xử lý quả trước khi sấy bằng H
2
SO
3
hoặc
NaHSO
3
0,5-0,6% trong thời gian 5-6 phút.
- Khi chế biến bắp cải, súp lơ, để tránh hiện tượng thâm đen, dùng SO
2

nồng độ 0,2% ngâm trong 2 giờ.
- Khi chế biến bắp cải dầm dấm, người ta thái mỏng bắp cải rồi ngâm vào
trong dung dịch SO
2
0,23% trong 3 phút, sau đó đem chần thì giữ được màu
trắng tự nhiên của bắp cải.
- Khử sunfua: Để khử khí sunfua ra khỏi thành phẩm, người ta có thể dùng
nhiệt độ của hơi nước để xử lý trực tiếp bằng cách cho bán thành phẩm vào nồi,
đáy nồi có hệ thống ống phun hơi nước, được nén ở áp suất 2-2 atm. Phương
pháp này khử rất nhanh và sạch nhưng có nhược điểm là do hơi nước phun trực

tiếp vào quả nên làm cho hàm lượng nước trong quả tăng lên và khi cô đặc thì
tốn thời gian và có khi làm cho phẩm chất thành phẩm bị giảm. Người ta có thể
dùng phương pháp đun cách thuỷ trong nồi hấp cũng có tác dụng tốt để khử
sunfua. [7]
11
12
2.3. Tình hình bảo quản và nghiên cứu
2.3.1. Tình hình bảo quản và nghiên cứu trên thế giới
Nhờ công nghệ và các phương tiện kĩ thuật, con người có thể hạn chế các
yếu tố dẫn đến tổn thất nông sản trong quá trình bảo quản chúng. Vì vậy, việc sử
dụng hóa chất diệt mầm, chất điều hòa sinh trưởng (để kìm hãm sự phát triển của
rau, quả) ở giai đoạn sau thu hoạch là cần thiết. Hóa chất kìm hãm sự tạo thành
mầm không có tác dụng diệt mầm, chỉ có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm, nếu
gặp điều kiện thuận lợi thì mầm vẫn phát triển bình thường. Các chất ức chế nảy
mầm được sử dụng là MH (maleic hyđrazit). Nhiều loại quả (chuối, cà chua,
lê ) phải thu hoạch lúc còn xanh để giữ được lâu và dễ vận chuyển vì vậy điều
khiển quả chín đồng loạt, hình thức đẹp là điều rất cần thiết; etylen là chất được
sử dụng phổ biển hiện nay trên thế giới để điều chỉnh sự chín của quả.
Để bảo quản hành, tỏi, người ta sử dụng MH ở nồng độ 150 ppm. Trong
bảo quản quả vải việc sử dụng kết hợp chất chống thối CBZ (1,0 g/l), chất hấp
thụ etylen (1,5 g/kg quả) và xông lưu huỳnh 2 g/m
3
cho kết quả tốt; theo kết quả
nghiên cứu khoa học của Viện Công nghệ sau thu hoạch (1998 - 2000) thì vải
được bảo quản tốt trong 30 ngày theo phương pháp trên. Để bảo quản mận,
người ta sử dụng chất diệt nấm Benomyl (2/1000); CBZ(1/1000), chất hấp phụ
etylen, kết hợp xử lý nhiệt; nhờ đó có thể giữ cho mận tươi được trong 45 ngày ở
nhiệt độ 5
o
C; tổn thất dưới mức 10%.

Hiện nay, công nghệ bảo quản ngũ cốc và rau quả trên thế giới đã đạt được
những thành tựu đáng kể, giảm được tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả
kinh tế của các nông sản và tăng thu nhập cho nhà sản xuất. Xu hướng chung
hiện nay là từng bước loại bỏ những hóa chất bảo quản có độc tính cao, thay thế
chúng bằng chất ít độc hơn, với ngưỡng dư lượng của chúng giảm dần. [11]
2.3.2. Tình hình bảo quản và nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, việc sản xuất các chất bảo quản nông sản cần gắn liền với
sản xuất chất bảo vệ thực vật. Nước ta đã và đang sử dụng khoảng 200 loại thuốc
12
13
trừ sâu , 83 loại thuốc trừ nấm bệnh, 52 loại thuốc trừ cỏ, 8 loại thuốc diệt
chuột nhưng chưa có một cơ sở sản xuất riêng chất bảo quản, còn thiếu nhiều
quy trình về sử dụng chất bảo quản để xử lý rau quả, cây có củ để hạn chế hoạt
động của các vi sinh vật gây hại. Với kho bảo quản lương thực tập trung, việc sử
dụng chất bảo quản hóa học sẽ có tác dụng tốt, chống được côn trùng gây hại.
Những hóa chất thường được sử đụng trong bảo quản nông sản là nhóm
Pyrethroit (nhóm cúc), malathion, sumithion, DDVP, Actelic 2D, nhôm
photphua, cacbon đioxit. Những hóa chất bảo quản này, đặc biệt là nhóm
photphua nếu được sử dụng đúng nồng độ, đúng quy trình sẽ diệt được côn trùng
gây hại mà không gây hại đến người và môi trường sinh thái. [11]
Các kết quả khảo nghiệm tại các cụm kho tập trung của Viện Công nghệ
sau thu hoạch năm 1998 cho thấy việc sử dụng chất K.O, Perrmethrin,
Cypermethrin (thuộc nhóm Pyrethroit với liều lượng 1 ppm đạt kết quả tốt, sau 6
- 7 tháng bảo quản không thấy xuất hiện côn trùng, tỷ lệ tổn thất nông sản ở dưới
mức 1%,đạt quy định hiện hành của Cục dự trữ Quốc gia. Tuy vậy vấn đề tồn tại
hiện nay là hiện tượng kháng thuốc (kháng photphine) ở côn trùng, mọt đục hạt,
mọt thóc đỏ trong kho bảo quản. Một số hộ tư nhân và cơ sở chế biến nông sản
do không nắm vững kiến thức về bảo quản, cách sử dụng hóa chất nên đã lạm
dụng các chất bảo quản dẫn đến việc gây ngộ độc cho người sử dụng và vật nuôi.
Đa số loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trôi nổi trên thị trường hiện nay chỉ có

tên thương phẩm, không có tên hóa học, liều lượng sử dụng không được quy
định rõ ràng, có độc tính cao, giá thành rẻ, hiệu quả cao nhưng lại không đảm
bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Qua kết quả
xét nghiệm năm 2001 cho thấy tỷ lệ thực phẩm rau, quả nhiễm hóa chất BVTV
trong rau muống và đậu đũa ở Bắc Ninh tương ứng là 80% và 100%, nho tươi tại
Hà Nội, Hà Nam, Thái Nguyên, Ninh Thuận là 100%, rau muống, rau cải tại Hà
Nội tương ứng là 87% và 91% (Theo thời báo kinh tế Việt Nam số 27 ngày
19/4/2002). Trong chế biến lương thực thực phẩm (LTTP), chi phí sức lao động
13
14
cho khâu làm sạch nguyên liệu rất lớn. Quá trình này, ngoài việc tổn nhiều sức
lao động, còn tạo ra một lượng lớn phế liệu. Các nhà chuyên môn trong công
nghiệp thực phẩm đã đề ra phương pháp làm sạch bằng kiềm để phá hủy
propectin. Hóa chất sử dụng chủ yếu là NaOH, natri hexanmetaphotphat,
Ca(OH)
2
, KOH
Ngoài ra, các biện pháp hóa học còn được ứng dụng rộng rãi trong quá trình
sơ chế bảo quản (quá trình sunfit hóa để khử màu, ức chế vi sinh vật phát triển
được sử dụng trong chế biến tinh bột, các sản phẩm tinh bột, sơ chế quản rau
quả, sản xuất nước quả ).
Nhiều loại hóa chất bảo quản được sử dụng trong chế biến thực phẩm như:
axit benzoic, muối benzoat, ka li propionat, axit salixilic, axit foocmic, axit
flohyđric, khí sunfuarơ, axit sorbic và các sorbat Các chất phụ gia thực phẩm
đóng vai trò rất quan trọng trong việc chế biến LTTP làm các chất điều vị, tạo
màu, ổn định cấu trúc, tạo bọt, nhũ hóa, làm rắn chắc đã tạo cho thực phẩm chế
biến có chất lượng cao hơn hẳn. Đến nay Bộ Y tế Việt Nam đã cho phép sử
dụng 18 chất bảo quản và 126 chất phụ gia thực phẩm khác. [11]
Hầu hết các chất hóa học được sử dụng đều là những chất độc đối với các
vi sinh vật, sinh vật hại nhưng cũng độc với người theo những mức độ khác

nhau. Nhiều công trình nghiên cứu trong công nghiệp thực phẩm và y dược đã
được tiến hành nhằm xác định dư lượng tối đa cho phép của từng loại hóa chất
trong thực phẩm.
So với công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch của Việt Nam với nhiều
khu vực phát triển trên thế giới thì thì ta thấy công tác bảo quản của chúng ta còn
gặp rất nhiều hạn chế nhất là ở các khu vực nông thôn Việt Nam khi mà điều
kiện kinh tế của họ còn nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay nhờ được sự hỗ trợ
nhiều của công nghệ bảo quản và chế biến nông sản hiện đại đã được nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam thì chúng ta cũng đã nhìn thấy những hiệu quả đáng kể
từ công tác bảo quản nông sản về giá trị kinh tế cũng như giá trị thẩm mỹ của các
sản phẩm nông sản bảo quản sau thu hoạch.
14
15
Hiện nay đã và đang có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến
công tác bảo quản nông sản tại Việt Nam như:
Theo Đặng Thị Quyên, Cao Văn Hùng (Viện cơ điện nông nghiệp và công
nghệ sau thu hoạch) đã nghiên cứu đề tài: “Bảo quản cà chua bằng công nghệ
bọc màng bán thấm” đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu như sau:
Cà chua thu hoạch ở độ chín 2 với cường độ hô hấp đột biến (cực đại là
77,18 mg CO
2
/kg, sau 4 ngày). Chất lượng cà chua tốt nhất khi bảo quản bằng
phương pháp bọc màng bán thấm bảo quản E-625 ở nồng độ 91,2% và thời gian
nhúng 3,14s; Sau 35 ngày bảo quản tỷ lệ tổn thất 6,18%. Xác định được nồng độ
và và thời gian nhúng của màng bán thấm để ứng dụng bảo quản cà chua có thời
gian bảo quản dài và chất lượng cao sau thời gian bảo quản, tăng hiệu quả kinh
tế và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. [4]
Theo Phạm Thị Thanh Tĩnh, Trần Thị Mai, Vũ Đức Hưng, Lâm Văn Mân,
Nguyễn Thu Huyền đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quy trình công nghệ bảo
quản sắn” và đưa ra kết luận:

Từ kết qủa nghiên cứu sự phát triển hình thái và đặc điểm sinh lý, mật độ
phá hại của 3 loại mọt ngô, mọt cà phê và mọt bột đỏ trên 5 giống sắn khác nhau
đưa ra quá trình bảo quản sắn khô cho hiệu quả, giảm tổn thất 5- 7% sau 6 tháng
bảo quản.
Đề xuất quy trình công nghệ bảo quản sắn tươi ở điều kiện thường: Xử lý
dung dịch Ca(OH)
2
0,5% và vùi vào trong mùn cưa ẩm (W = 50%), có tỷ lệ chảy
nhựa thấp 10% và tỷ lệ thối hỏng là 5,25% sau 30 ngày bảo quản, đảm bảo chất
lượng dinh dưỡng.
Triển khai thực nghiệm bảo quản sắn tươi tại Thạch Hoà- Thạch Thất- Hà Tây
(Quy mô 600kg), sau 30 ngày bảo quản chất lượng sắn vẫn tốt, đạt yêu cầu. [5]
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lí
Xã Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương là một xã thuần nông có
vị trí địa lí như sau:
- Phía Đông giáp với xã Tân Tiến- huyện Gia Lộc
- Phía Tây giáp với xã Liên Hồng và xã Gia Tân - huyện Gia Lộc
15
16
- Phía Nam giáp với xã Gia Khánh- huyện Gia Lộc
- Phía Bắc giáp với xã Thạch Khôi và xã Tân Hưng- huyện Gia Lộc
2.4.1.2. Địa hình
Xã Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương là một xã thuần nông có
tổng diện tích tự nhiên 512,08 ha chủ yếu là đất bằng phẳng phục vụ cho canh
tác và sản xuất nông nghiệp.
2.4.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Xã Gia Xuyên- huyện Gia Lộc của tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai -
đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển
tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười
hàng năm.
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm
• Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C
• Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ
• Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương
thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.
2.4.1.4. Tài nguyên đất
Xã Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương có tổng diện tích tự nhiên
512,08 ha
Trong đó có:
16
17
+ Diện tích đất nông nghiệp: 195,78 ha
+ Diện tích đất trồng lúa: 228,77 ha
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm: 5,03 ha
+ Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản: 41,22 ha
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 216,3 ha
+ Diện tích đất ở: 79,02 ha
+Diện tích đất chuyên dùng: 116,17 ha
+ Diện tích đất nghĩa địa: 3,14 ha
+ Diện tích đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 17,7 ha [3]
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Tình hình kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2011 ước đạt: 149.481,8 triệu đồng đạt 103,4%
tăng 13,8% so với năm 2010.
Trong đó:

- Giá trị SXNN và Thuỷ sản: 70.675,3 triệu, tăng 10% đạt 102,3% kế hoạch
so với năm 2010.
- Giá trị sản xuất TTCN và XDCB: 33.840 triệu đồng đạt 100,3% kế hoạch,
tăng 15,4% so với năm 2010.
- Giá trị DVTM: 44.966,5 triệu đồng đạt 107,5% kế hoạch, tăng 18,8% so
với năm 2010.
Cơ cấu kinh tế nông thôn.
(Nông nghiệp đạt 34,2%; TTCN - XDCB = 22,63%; Dịch vụ = 30,1% )
a. Sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản
* Trồng trọt
17
18
Tổng diện tích gieo trồng là 648,19 ha, đạt 87,8% kế hoạch, giảm 1,5% so
với năm 2010, hệ số quay vòng đất đạt 2,61 lần.
Trong đó:
Diện tích cấy lúa cả năm là: 310,2 ha, năng suất lúa bình quân đạt 60,1
tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực là 1.864,3 tấn. Giá trị đạt 13.982,3 triệu đồng;
Diện tích cây vụ xuân là 29,4 ha, giá trị sản xuất đạt 55,5 triệu đồng/1ha.
Giá trị đạt 1.631,7 triệu đồng;
Diện tích cây hè thu là 105,6 ha, trong đó dưa hấu: 11,9 ha, dưa lê 56,5 ha,
đỗ tương là 4,3 ha, Ngô 11,2 ha; rau màu khác: 21,7 ha, bình quân 1ha đạt 69,4
triệu đồng. Giá trị đạt 7.328,64 triệu đồng;
Diện tích cây vụ đông là 177,09 ha, giá trị 1 ha đạt 89,9 triệu đồng. Tổng
giá trị cây vụ đông đạt 15.920,83 triệu đồng;
Diện tích đào hoa, cây cảnh là 25,9 ha, 40% diện tích cây thu hoạch giá trị
đạt 9 triệu đồng/sào, 250 triệu đồng/ha. Giá trị đạt 6.475 triệu đồng;
Giá trị trồng cây trong đất thổ cư đạt 303 triệu đồng gồm các cây như:
nhãn, vải, chuối và một số cây ăn quả khác.
Tổng giá trị cây rau màu đạt 31.659,17 triệu đồng tăng 14,54% so với
năm 2010.

Giá trị sản xuất bình quân 1ha đạt 158,2 triệu đồng, tăng 15,4 triệu đồng so
với năm 2010.
Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đạt 158,2 triệu đồng, tăng 15,4 triệu đồng so
với năm 2010.
* Chăn nuôi - Nuôi trồng thuỷ sản
Tổng đàn trâu bò có 208 con, đàn lợn có 2.775 con, đàn gia cầm có 19.270
con. Diện tích nuôi thả cá là 38,2 ha gồm có 78 hộ. Tổng giá trị ngành chăn nuôi
đạt 24.248,9 triệu đồng. Trong đó: Cá đạt 8.488,89 triệu đồng.
* Dịch vụ nông nghiệp
18
19
Giá trị dịch vụ Nông nghiệp đạt 785 triệu đồng, tập trung vào nhiệm vụ làm
đất, dịch vụ vật tư phân bón, dịch vụ thuỷ nông và tập huấn, chuyển giao KHKT.
* Một số chỉ tiêu bình quân đầu người: Lương thực 220 kg; Thịt các loại
30,94 kg; Cá các loại 23.798,2 kg; Giá trị bình quân đầu người 17,64 triệu đồng.
b. Sản xuất TTCN- XDCB
Giá trị TTCN-XDCB đạt 33.842 triệu đồng đạt 100,3% kế hoạch tăng
15,4% so với năm 2010.
Trong đó giá trị TTCN đạt 12.240 triệu đồng; Giá trị XDCB đạt 21.600
triệu đồng.
Gồm 24 hộ, 224 lao động.
c. Dịch vụ thương mại
Giá trị dịch vụ - thương mại đạt 44.966,5 triệu đồng, đạt 107,5% kế hoạch,
tăng 13,8% so với năm 2010.
Về kinh doanh dịch vụ, trong toàn xã có 417 hộ kinh doanh, buôn bán dịch
vụ và 1.333 lao động hưởng các chế độ lương, phụ cấp. Tổng giá trị thu nhập đạt
44.966,5 triệu đồng đạt 107,5% kế hoạch, tăng 13,8% so với năm 2010. Các hoạt
động dịch vụ trên xã nhà tiếp tục phát triển, với nhiều loại hình đa dạng như:
Dịch vụ tiêu thụ nông sản buôn bán dưa hấu có 163 hộ; tiêu thụ rau màu có 11
hộ; dịch vụ vận tải có 97 hộ, dịch vụ thương nghiệp 229 hộ, dịch vụ khác 85 hộ

và 1.333lao động hưởng các khoản như: lương, phụ cấp và trợ cấp xã hội. Các
dịch vụ trên đã đáp ứng phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân, góp
phần giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Nhằm cải
thiện đời sống dân sinh, góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương
d. Hoạt động của HTX DVNN
HTXDVNN: Đã thường xuyên làm tốt công tác liên kết với trạm khuyến
nông, trạm BVTV, trạm Thú y để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân.
Năm 2011 đã tổ chức được 12 cuộc cho 1040 lượt người tham dự. Ngoài chức
năng trên HTXDVNN còn làm tốt công tác dịch vụ tưới tiêu nước phục vụ cho
19
20
sản xuất nông nghiệp. Đã cơi tràn được 870m
3
kênh cấp 2, nâng cấp 03 ly tâm
đời mới động cơ 20KW, công suất đạt 750m
3
/h.
Tổ chức tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại cho đàn
chó. Thực hiện tốt các đợt tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Kết
quả cụ thể: đàn chó 1150 liều. Tổ chức làm mới 05 đăng chắn rác cho các máy
bơm, thường xuyên tu sửa bảo dưỡng các trạm bơm của địa phương đảm bảo
hoạt động tốt phục vụ tưới tiêu cho sản xuất.
HTX dịch vụ quản lý Điện: thường xuyên làm tốt chức năng phục vụ điện
cho sinh hoạt và sản xuất, đảm bảo an toàn hành lang lưới điện. Thực hiện tốt
việc bán giá điện bậc thang. Năm 2011 HTX đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa
chữa các tuyến đường không nằm trong kinh phí dự án REII giá trị đầu tư 300
triệu đồng, trả cho dự án REII tiền gốc và lãi là 169,4 triệu đồng.
2.4.2.2. Tình hình văn hoá xã hội
a. Về công tác giáo dục
Năm 2011 là năm tiếp tục thực hiện Nghị định số 40/2002- QH, Quốc hội

khoá X và chỉ thị số 17/CT-CP của thủ tướng chính phủ. Chỉ thị số 38/2003-CT
ngày 01/08/2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục về việc tiếp tục thực hiện cải cách
giáo dục, nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử. Ý thức được
tầm quan trọng trên, ngay từ đầu năm UBND xã đã giao nhiệm vụ, các bậc học
làm tốt công tác giáo dục để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng
yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Bậc học mầm non: đã làm tốt công tác huy động số cháu ra nhà trẻ và mẫu
giáo. Số cháu ra nhà trẻ là 110 cháu, đạt 53%, ra mẫu giáo 371 cháu đạt 100%,
các cháu 5 tuổi đạt 153 cháu= 100% số cháu trong độ tuổi. Trường có 27 giáo
viên tăng 01 cô giáo so với năm 2010. Trường tiếp tục giữ vững danh hiệu
trường đạt tiên tiến năm học 2011- 2012.
Trường Tiểu học: Duy trì sĩ số học tập, trường có 654 học sinh, đội ngũ
giáo viên cơ bản được chuẩn hoá. Chất lượng học tập: đạt giỏi 39,8%, khá đạt
20
21
40%; trung bình đạt 20,2%. Trường có 36 giáo viên. Trường giữ vững danh hiệu
là trường tiên tiến, cơ quan văn hoá năm học 2011- 2012.
Trường Trung học cơ sở: có 452 học sinh và 30 thầy cô giáo. Trường
thường xuyên duy trì tốt sĩ số học tập, chất lượng học tập đạt giỏi 13,9%; khá đạt
46,2%; trung bình đạt 36,1%.
Đội tuyển học sinh giỏi khối 9 có 07 cháu được công nhận giỏi cấp huyện.
Năm học 2011- 2012 toàn xã có 30 em thi đỗ vào trường đại học, Cao đẳng
trong đó Cao đẳng 12, Đại học 18 em.
b. Giao thông thuỷ lợi
* Thuỷ lợi
Đã hoàn thành khối lượng làm thuỷ lợi nhỏ huyện giao cho là 4500m
3
.
Thuê khoán trông coi vớt bèo tuyến sông tiêu do UBND xã quản lý với giá trị 35
triệu đồng. Luôn đảm bảo tốt công tác khơi thông dòng chảy, củng cố, xây dựng

và nâng cấp các cống, phục vụ tốt cho việc tưới, tiêu phục vụ đời sống nhân dân
và hoa màu.
* Giao thông
Thường xuyên tổ chức giải toả hành lang giao thông, nhắc nhở, xử lý giải
phóng mặt bằng các tuyến đường do xã quản lý. Tổ chức sửa chữa duy tu, quản
lí tốt các trục đường trên địa bàn xã, phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt
công tác cưỡng chế giải toả hành lang giao thông trên đường 38B đoạn chạy qua
địa bàn xã Gia Xuyên.
c. Y tế
Tiếp tục tổ chức thực hiện đề án, chương trình hành động của Đảng bộ về
nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Cán bộ từ trạm
xuống đến thôn đều cố gắng phục vụ người bệnh. Năm 2011 đã tổ chức khám
cho 8.560 lượt người. Trong đó khám tại trạm là 660 lượt người. 100% bà mẹ có
thai, trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm đầy đủ, đúng lịch, 100% trẻ từ 6-
36 tháng tuổi được uống Vitamin A vào các ngày vì chất lượng dinh dưỡng trong
21
22
năm. Ngoài nhiệm vụ trên trạm y tế còn viết bài, tổ chức tuyên truyền cho nhân
dân phòng bệnh theo mùa, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch
bệnh nguy hiểm ở người, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống
HIV/AIDS. Trong các ngày thực hiện phong trào liên quan tới công tác y tế. Xã
giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia về y tế. [3]

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phương pháp bảo nông sản của

nông hộ tại xã Gia Xuyên- huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương trong giai đoạn từ
năm 2009- 2011.
22
23
- Lấy số liệu điều tra thứ cấp của giai đoạn 2009- 2011
- Số liệu điều tra trực tiếp năm 2011
3.2. Đặc điểm và thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành : Tháng 2/ 2012- Tháng 5/ 2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu thực trạng bảo quản một số nông sản của nông hộ tại xã Gia
Xuyên- huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương theo các nội dung sau
- Khái quát tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Gia Xuyên.
- Diện tích và sản lượng của một số nông sản chính của nông hộ tại xã
Gia Xuyên.
- Các phương pháp bảo quản nông sản được sử dụng.
- Hiệu quả của các phương pháp bảo quản nông sản.
- Tình hình dịch bệnh trong bảo quản nông sản.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của xã về công tác bảo quản
nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên.
3.3.2. Phân tích thuận lợi, khó khăn và cơ hội, thách thức trong công tác bảo
quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên
3.3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển của công tác bảo
quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương
3.4. Phương pháp nghiên cứu
23
24
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp (thu thập số liệu)
• Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến khuyến nông và công tác bảo
quan nông sản tại thư viện khoa Lâm Nghiệp, thư viện trường ĐH Nông Lâm

Thái Nguyên bằng cách phỏng vấn, coppy.
- Thu thập các thông tin thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị định, nghị
quyết, tạp chí, sách báo, các chính sách CNH- HĐH và các chính sách khác.
- Các số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm : liên hệ trực tiếp và xin số liệu
tại UBND xã Gia Xuyên- huyện Gia Lộc về các số liệu điều kiện tự nhiên, kinh
tế- xã hội, của xã Gia Xuyên, các thông tin về diện tích, sản lượng nông sản của
xã Gia Xuyên, các bảng báo cáo thống kê tình hình phát triển chung về kinh tế
xã hội của xã từ năm 2009- 2011.
• Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp :
* Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
- Chọn xóm điều tra : tiến hành chọn 3 thôn (mang tính chất đại diện cho xã
về vị trí địa lí, điều kiện phát triển kinh tế xã hội) đó là : thôn Tranh Đấu, thôn
Tâng Hạ và thôn Đồng Bào thuộc xã Gia Xuyên- huyện Gia Lộc.
- Liên hệ với UBND xã để nhận giấy giới thiệu về 3 thôn của xã gặp gỡ
trưởng thôn cũng như một số hộ sản xuất nông nghiệp trong thôn, các hộ điều tra
mang tính đại diện (về điều kiện tự nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp của
toàn xã…) cho thôn điều tra.
24
25
- Chọn nhóm điều tra phỏng vấn : bao gồm có cán bộ khuyến nông xã và 30
hộ nông dân thuộc 3 thôn trong xã (mỗi thôn lấy 10 hộ điển hình về tuổi tác,
kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn khác nhau để tiến hành điều tra)
- Điều tra người đại diện cho UBND xã (khuyến nông xã) thông qua bộ câu hỏi
phỏng vấn khuyến nông xã (phụ biểu 01), với một số nội dung cụ thể như:
+ Tình hình chung của hoạt động khuyến nông về bảo quản nông sản tại địa
phương hiện nay như thế nào?
+ Hoạt động khuyến nông của xã về công tác bảo quản đã được thực hiện
hay chưa? Nguyên nhân?
+ Các hoạt động khuyến nông về công tác bảo quản nông sản có được
người dân quan tâm và hưởng ứng không?

+ Những khó khăn và thuận lợi anh chị gặp trong quá trình chuyển giao kỹ
thuật bảo quản nông sản cho các hộ gia đình?
+ Các giải pháp để khắc phục khó khăn cần sửa đổi bổ sung với vai trò là
cán bộ khuyến nông anh (chị) nghĩ mình nên làm gì?
- Điều tra phỏng vấn 30 hộ nông dân cụ thể tại xã thông qua bộ câu hỏi
phỏng vấn người dân địa phương (phụ biểu 02) với một số nội dung cụ thể như:
+ Hiện nay gia đình anh (chị) đang trồng loại sản phẩm nông nghiệp nào?
diện tích và sản lượng là bao nhiêu?
+ Các hiện tượng thường thấy trong bảo quản nông sản của gia đình anh
(chị) là gì? anh (chị) có biết nguyên nhân tại sao không?
+ Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo quản một số nông sản tại
hộ gia đình?
+ Kiến nghị của người dân để hoạt động khuyến nông của xã về công tác
bảo quản nông sản được tốt hơn?
25

×