Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHẤT LƯỢNG vật tư NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.04 KB, 15 trang )

0

MỤC LỤC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRONG CHĂN NUÔI..........................................1
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NƠNG
NGHIỆP TRONG CHĂN NI....................................................................................... 2

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi......................2
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông
nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.....................................................................................6
3. Một số tồn tại, hạn chế................................................................................................8
III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG VẬT TƯ NƠNG NGHIỆP TRONG CHĂN NI........................................11

1. Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật..................................................11
2. Năng cao năng lực, vai trò của cơ quan quan lý nhà nước....................................12
3. Xã hội hóa hoạt động kiểm sốt chất lượng vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi.........12
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................14


1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRONG CHĂN NUÔI
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRONG CHĂN NUÔI

Ngày 24/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg
về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nơng


nghiệp trong đó nêu rõ vật tư nông nghiệp bao gồm giống cây trồng, giống vật
ni, giống thủy sản; phân bón, thức ăn chăn ni, thức ăn thủy sản; thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường
trong nông nghiệp, thủy sản. Đây là các yếu tố đầu vào, có vai trị rất quan trọng
và không thể thiếu để bảo đảm phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất
lượng nông sản, bảo đảm lợi ích của nơng dân và hạn chế ơ nhiễm mơi trường.
Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp không bảo
đảm chất lượng; hàng giả; không ghi rõ thành phần, hàm lượng, công dụng,
nguồn gốc, xuất xứ trên bao bì; tình trạng quảng cáo khơng đúng cơng dụng của
vật tư nơng nghiệp cịn xảy ra ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp và thủ
đoạn tinh vi, gây thiệt hại cho người sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, chất
lượng nông sản, ô nhiễm môi trường và bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân chủ
yếu của tình trạng trên là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp chưa đầy đủ và tính khả
thi chưa cao; năng lực quản lý nhà nước cịn hạn chế; cơng tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tội phạm và sự phối hợp giữa các Bộ,
ngành, địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt, cịn có nơi bng lỏng quản
lý; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa vi phạm; công tác tuyên truyền
mới tập trung phản ánh vi phạm, chưa chú trọng biểu dương, khuyến khích các
tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp làm tốt, bảo đảm chất lượng; chưa phát huy được
vai trò giám sát, phát hiện và tham gia tố giác vi phạm của các tổ chức, cộng
đồng và người dân.
Để tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng vật
tư nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, quán
triệt, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý vật tư nông nghiệp theo quy
định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật liên quan; trong đó,

giao Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện một số nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:


2

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà sốt,
ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất
lượng vật tư nông nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành.
- Rà soát, kiểm tra việc đăng ký điều kiện kinh doanh dịch vụ của tổ chức
đánh giá sự phù hợp lĩnh vực nông nghiệp; tập trung chấn chỉnh, kiên quyết thu
hồi chỉ định tổ chức kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp khi có sai phạm
theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra
đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư
nông nghiệp; Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về sản xuất,
kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
được giao; xử lý dứt điểm các điểm nóng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử
dụng Salbutamol, Aurmine, Cysteamine và các hóa chất, kháng sinh khác trong
danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng
trong chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng
vật tư nông nghiệp; xử lý các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng
quản lý vật tư nông nghiệp.
Vật tư nông nghiệp trong ngành chăn nuôi bao gồm: giống vật nuôi, thức
ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi. Đây là những yếu tố đầu
vào quan trọng quyết định sức khỏe của vật ni, chất lượng, an tồn thực phẩm
của sản phẩm chăn ni, qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và
môi trường. Việc quản lý chất lượng và an tồn của vật tư nơng nghiệp trong

chăn nuôi là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành chăn nuôi trong giai
đoạn tới được đề cập trong Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 –
2030, tầm nhìn 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020. Chiến lược nhấn mạnh cần tập trung nâng cao
năng lực kiểm soát chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm sản phẩm chăn ni,
nhất là vấn đề kiểm sốt ơ nhiễm vi sinh vật, tồn dư chất cấm, lạm dụng kháng
sinh và hóa chất trong chăn ni, giết mổ, chế biến thực phẩm. Tăng cường cơng
tác kiểm sốt chất lượng, nhất là các chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn chăn ni;
sản phẩm chăn ni.
II. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ
NƠNG NGHIỆP TRONG CHĂN NI

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi
a) Giống vật nuôi:
- Chăn nuôi lợn: Giai đoạn 2008-2018, quy mô đàn lợn tăng từ 26,7 triệu
con năm 2008 lên đến 29,1 triệu con năm 2016 theo số liệu thống kê thời điểm


3

01/10 hằng năm. Tổng đàn lợn xuống thấp nhất vào năm 2013 (khoảng hơn 26
triệu con) vì giá lợn xuống thấp do người tiêu dùng “quay lưng lại” với thịt lợn
sử dụng chất cấm Clenbuterol, Sanbutamol trong chăn nuôi. Phải sau gần 2 năm,
thị trường thịt lợn mới khôi phục và quy mô đàn lợn mới được phục hồi trở lại
và tăng cao vào năm 2016. Do ảnh hưởng của dịch bệnh LMLM bùng phát trên
phạm vi rộng đã làm giảm quy mô đàn lợn từ năm 2017, đạt 28,1 triệu con vào
năm 2018, đặc biệt đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu
Phi gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, đàn lợn chết và nhiễm bệnh phải tiêu
hủy trên 6,0 triệu con, giảm khoảng 20% số đầu con và chưa có dấu hiệu dừng
lại. Dịch tả lợn châu Phi sẽ làm cho quy mô đàn lợn trong nước giảm nghiêm

trọng, ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn cho tiêu dùng trong nước không chỉ
trong năm 2019 mà có thể cịn những năm tiếp theo.
- Chăn ni gia cầm: Do cơng tác phịng chống dịch bệnh và tăng trưởng
của thị trường sản phẩm gia cầm thuận lợi, nên đàn gia cầm tăng trưởng đều và
khá cao trong giai đoạn 2008-2018, với mức tăng trưởng trung bình 5,1%/năm,
đã đưa quy mơ đàn gia cầm tăng từ 248,3 triệu con năm 2008 lên 409 triệu con
năm 2018. Trong giai đoạn này, sản lượng thịt gia cầm tăng từ 448,2 nghìn tấn
lên 1.097,5 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 9,4%/năm.
- Chăn ni trâu: Đàn trâu suy giảm trong giai đoạn 2008-2018, từ 2,9
triệu con giảm xuống cịn 2,4 triệu con, bình qn giảm 1,8%/năm, trong đó,
giai đoạn 2008-2013 giảm 2,5%/năm và giai đoạn 2014-2018 giảm 1%/năm.
Sản lượng thịt trâu từ 72 nghìn tấn (năm 2008) đã tăng lên 92 nghìn tấn (năm
2018), đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 2,6%/năm.
- Chăn ni bị thịt: Trong giai đoạn 2008-2018, đàn bị có xu hướng
giảm với tốc độ bình qn là 0,9%/năm do giảm diện tích chăn thả, năng suất
đàn bị trong nước khơng được cải thiện và sự gia tăng đáng kể khối lượng
nhập khẩu các sản phẩm gia súc ăn cỏ trong thời gian qua (khơng tính thịt trâu,
bị đơng lạnh, có năm cao điểm như 2015 Việt Nam nhập khẩu tới 450 nghìn
trâu, bị sống). Tuy nhiên, quy mơ chăn ni bị trong cơ sở chăn ni có xu
hướng tăng, đã xuất hiện nhiều mơ hình trang trại chăn ni bị thâm canh có
quy mơ hàng nghìn con tại các tỉnh Hịa Bình, Gia Lai, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...
Cơ cấu đàn bị lai chiếm trên 60% tổng đàn, trong đó nhiều nơi đã ni 100%
là các giống bị cao sản chun thịt góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi,
khối lượng giết mổ đàn bò thịt trong nước tăng lên đáng kể. Sản lượng thịt bị
tăng từ 227 nghìn tấn lên 335 nghìn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng 4%/năm. Chăn
ni bị thịt được hầu hết các địa phương có chủ trương phát triển, các chương
trình giống, chương trình khuyến nơng đều dành phần lớn kinh phí cho cơng tác
Zebu hóa đàn bị và trồng cỏ, chế biến phụ phẩm nuôi dưỡng, vỗ béo bị thịt.
- Chăn ni bị sữa: Giai đoạn 2008-2018, số lượng bị sữa cả nước tăng
từ 108 nghìn con lên 294,4 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt



4

10,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2008-2013, tổng đàn bị sữa tăng mạnh từ 108
nghìn con tăng lên 185 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,3%/năm;
giai đoạn 2014-2018, tổng đàn bị tiếp tục tăng từ 228 nghìn con lên 294,4 nghìn
con, đạt tốc độ tăng trưởng 6,6%/năm. Sản lượng sữa tươi tăng nhanh từ 262,2
nghìn tấn lên đến 936,7 nghìn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng 13,6%/năm. Đây là
mức tăng trưởng rất lớn về sản lượng sữa mà ngun nhân chính là do năng suất
đàn bị sửa trong nước được cải thiện rất nhiều (với năng suất bình qn tồn
đàn đạt 5300 lít/con/CK, đã đưa Việt Nam là nước có năng suất bị sữa cao nhất
trong khu vực Đông Nam Á và các nước xung quanh).
- Chăn nuôi dê, cừu: Giai đoạn 2008-2018, số lượng dê, cừu cả nước đã
tăng từ 1,2 triệu con lên 2,8 triệu con, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,2%/năm.
Sản lượng thịt dê, cừu đã tăng từ 13,5 nghìn tấn lên 27,5 nghìn tấn, đạt tốc độ tăng
trưởng 5,5%/năm, đặc biệt sau khi triển khai tái cơ cấu chăn nuôi, một số địa
phương đã lựa chọn dê, cừu là đối tượng vật ni chính trong thực hiện đề án tái
cơ cấu và thâm canh nên năng suất chăn nuôi tăng lên đáng kể.
- Chăn nuôi ong mật: Giai đoạn 2008-2018, số lượng tổ ong có biến động
khá lớn, tăng từ 598,5 nghìn tổ lên 1.258,6 nghìn tổ, đạt tốc độ tăng trưởng
7,7%/năm. Sản lượng mật ong tăng từ 9.987 tấn lên đến 20.414,8 tấn, đạt tốc độ
tăng trưởng 7,4%/năm. Mật ong là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.
b) Thức ăn chăn nuôi
Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp (TACN) Việt Nam đã có những
bước phát triển rất lớn trong 10 năm qua cả về số lượng nhà máy, công suất thiết
kế, công nghệ, sản lượng, giá thành và chất lượng sản phẩm không chỉ đáp ứng đủ
cho nhu cầu phát triển chăn ni trong nước mà cịn gia tăng xuất khẩu. Cụ thể:
- Về số lượng nhà máy: Số lượng nhà máy TACN của nhóm doanh nghiệp
trong nước giai đoạn 2008-2018 biến động nhiều, theo chiều hướng giảm dần số

nhà máy có cơng suất nhỏ, cơng nghệ lạc hậu. Trong khi đó, số lượng nhà máy
của nhóm doanh nghiệp FDI biến động theo chiều hướng tăng dần, từ 54 nhà
máy năm 2008 lên 85 nhà máy năm 2018. Đến hết năm 2018, cả nước có trên
265 nhà máy chế biến TACN với 32,1% nhà máy thuộc nhóm doanh nghiệp FDI
và 67,9% nhà máy thuộc doanh nghiệp nội địa.
- Sản lượng TACN sản xuất: Giai đoạn 2008-2018 sản lượng TACN liên
tục tăng, trung bình 8,3%/năm, đưa sản lượng TACN từ 8,5 triệu tấn năm 2008
lên 20,5 triệu tấn năm 2016 và 18,8 triệu tấn năm 2018, đưa Việt Nam trở thành
quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 01 trong khu vực ASEAN về sản lượng
TACN công nghiệp.
- Về chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm TACN: Với sự lớn mạnh
của nhiều tập đoàn lớn và sự cạnh tranh rất cao trên thị trường, TACN trong
nước đã được nâng cao về chất lượng, bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng cho vật


5

ni và an tồn đối với sản phẩm chăn ni. Ngoài vấn đề chất cấm đã được cơ
bản khống chế, vấn đề lạm dụng kháng sinh và hóa chất cơng nghiệp trong
TACN cũng đang được kiểm soát tốt làm cho chất lượng và an toàn thực phẩm
TACN trong nước ngày càng tăng cao. Qua hoạt động thanh, kiểm tra hàng năm
của các cơ quan chức năng cho thấy có trên 85% khối lượng sản phẩm thức ăn
chăn nuôi kiểm tra luôn đạt yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an
tồn, phần cịn lại chủ yếu là của nhóm thức ăn bổ sung và của các cơ sở sản
xuất nhỏ, tự phối trộn là hay có các sai phạm về chất lượng, an toàn sản phẩm.
c) Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
Việc lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào
quy mô chăn nuôi, đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng chất thải. Trong giai
đoạn 2008-2018, đã có 22 tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về công trình khí sinh
học, đệm lót sinh học, chế phẩm xử lý môi trường chăn nuôi được công nhận 1 áp

dụng trong thực tế, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động
chăn ni.
- Cơng trình khí sinh học chủ yếu được áp dụng trong chăn nuôi lợn, chăn
nuôi trâu, bị ở quy mơ nơng hộ, ở các trang trại vừa và nhỏ. Trong tổng số hơn
621.000 cơng trình khí sinh học đã được xây dựng thì chăn ni lợn chiếm
85,2% và chăn nuôi nông hộ chiếm gần 98,5%.
- Cơng nghệ đệm lót sinh học chủ yếu được áp dụng cho chăn nuôi gia cầm
(chiếm 81,1%), lợn (18%). Hiện nay, cả nước có trên 7,6 triệu m2 đệm lót sinh
học, trong đó quy mơ nơng hộ chiếm 67,9% và quy mô trang trại chiếm 32,1%.
- Ủ phân compost là một biện pháp xử lý môi trường truyền thống được
các cơ sở chăn nuôi áp dụng phổ biến tại trên 3 triệu hộ chăn nuôi và 9.335 trang
trại chăn nuôi. Trong đó, tỷ lệ áp dụng biện pháp này ở các cơ sở chăn nuôi là
42,4% đối với gia cầm; 24% đối với lợn; 20,8% đối với bò; 20,6% đối với trâu.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh: Với sự phát triển của công nghệ vi sinh trong
xử lý môi trường thì việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý chất thải chăn
nuôi đang là lựa chọn được nhiều cơ sở chăn nuôi ưu tiên. Hiện nay, cả nước có
trên 196.000 hộ chăn ni và 1.059 trang trại chăn nuôi sử dụng chế phẩm vi
sinh trong xử lý chất thải và khử mùi trong chăn ni.
Bên cạnh đó, biện pháp sử dụng các loại động vật, côn trùng vào việc xử
lý chất thải chăn nuôi như trùn quế, ruồi lính đen đang trở thành xu hướng mới
trong xử lý chất thải chăn nuôi ở nhiều địa phương. Đây là giải pháp bền vững,
đang được nghiên cứu áp dụng trong chăn ni, mang lại lợi ích kép cho người
chăn nuôi, vừa giúp xử lý chất thải chăn nuôi, vừa tăng thêm thu nhập từ việc
1 Bao gồm: 16 mẫu cơng trình khí sinh học bằng vật liệu mới composite, 02 chế phẩm vi sinh làm đệm lót sinh
học cho chăn nuôi, 03 chế phẩm sinh học để xử lý mơi trường chăn ni và 01 thiết bị lọc khí H 2S cho cơng trình
khí sinh học.


6


bán nguồn protein thu được từ côn trùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy
sản và tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ có giá trị.
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư
nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi
a) Giai đoạn 2008-2018, ngành chăn ni chưa có Luật riêng, các hoạt động
trong chăn nuôi được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Về quản lý và phát triển giống vật nuôi: Hoạt động sản xuất, kinh doanh
giống vật nuôi giai đoạn này được thực hiện theo Pháp lệnh giống vật nuôi năm
2004; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định
điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng;
nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- Về Thức ăn chăn nuôi: Hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
thực hiện theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về
quản lý thức ăn chăn ni; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực
phẩm; Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý
thức ăn chăn ni, thủy sản; Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày
04 tháng 4 năm 2017 về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành hàng loạt các thông tư
về danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành và điều kiện của cơ sở sản
xuất, sản phẩm thức ăn chăn nuôi: Thông tư số 61 /2011/TT-BNNPTNT (QCVN
01-77:2011/BNNPTNT); Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư
26/2012/TT-BNNPTNT; Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT; Thông tư
29/2015/TT-BNNPTNT; Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT (QCVN 01183:2016); Thông tư 20/2017/TT-BNNPTNT…
Bên cạnh đó, Thức ăn chăn ni được coi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2
được điều chỉnh bởi pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, pháp luật về
chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về quảng cáo…
- Về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi: Trước 2018, sản phẩm xử lý chất

thải chăn nuôi được quản lý bằng Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày
22/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý
sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
b) Giai đoạn từ khi Luật Chăn ni có hiệu lực thi hành
Luật Chăn nuôi với 08 chương và 83 điều đã được Quốc hội nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày
19/11/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020. Đây là văn bản pháp lý


7

quan trọng và đầy đủ nhất các quy định pháp luật quản lý ngành chăn nuôi Việt
Nam từ trước tới nay, được xây dựng trên cơ sở tiếp cận quản lý chăn nuôi là
ngành kinh tế kỹ thuật, sản xuất kinh doanh có điều kiện đảm bảo an tồn sinh
học, an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi. Nội
dung của Luật được tích hợp đầy đủ những vấn đề có liên quan đến phát triển
chăn nuôi và quản lý chất lượng vật tư trong chăn nuôi: giống vật nuôi, thức ăn
chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn ni. Theo đó, Chương II Luật Chăn
nuôi quy định những điều kiện đối với việc sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi
từ những yêu cầu về cơ sở vật chất của cơ sở sản xuất, trình độ chun mơn của
người sản xuất giống đến những yêu cầu về hồ sơ, kỹ thuật đối con giống được
sản xuất. Chương III quy định về điều kiện sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất
khẩu thức ăn chăn ni. Trong đó, u cầu thức ăn chăn ni trước khi lưu
thông trên thị trường phải được công bố tiêu chuẩn cơ sở, có chất lượng phù hợp
với QCVN và tiêu chuẩn đã công bố, được công bố thông tin trên Cổng thông
tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT, được sản xuất từ cơ sở được cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi và được ghi nhãn theo quy
định của pháp luật về nhãn sản phẩm, hàng hóa. Mục 2 Chương IV quy định về
sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi. Tại thời điểm thông qua Luật Chăn nuôi,
việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi chưa thuộc phụ lục

IV của Luật Đầu tư về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Bộ Nơng
nghiệp và PTNT (Cục Chăn nuôi) xác định đây là loại sản phẩm hàng hóa có thể
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tác
động đến môi trường nên đã đưa ra những yêu cầu đối với cơ sở sản xuất và sản
phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tương tự thức ăn chăn nuôi như công bố tiêu
chuẩn áp dụng và công bố hợp quy, có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã
công bố áp dụng; đăng tải thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ
Nông nghiệp và PTNT và khảo nghiệm đối với sản phẩm mới.
Ngày 21/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2020/NĐ-CP
hướng dẫn chi tiết Luật Chăn ni và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/3/2020.
Nghị định đã quy định chi tiết hơn các quy định được Luật Chăn nuôi giao về
giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi. Đặc
biệt, Nghị định đã quy định chi tiết việc đánh giá điều kiện và cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi,
những điều kiện phải tuân thủ đối với cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải
chăn nuôi. Đây là những tiền đề quan trọng để bảo đảm chất lượng đối với giống
vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số
21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 hướng dẫn một số điều của Luật Chăn
ni về thức ăn chăn ni, theo đó quy định chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn
nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng; Ghi nhãn thức ăn
chăn ni; Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, Thông tư đã


8

ban hành Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong
thức ăn chăn nuôi và Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi. Đây là căn cứ để tổ chức, cá nhân lựa chọn nguyên liệu vật tư đầu
vào cho q trình sản xuất thức ăn chăn ni nhằm bảo đảm chất lượng, an tồn

thực phẩm.
Thơng tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 hướng dẫn một số
điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi. Thông tư
đã quy định chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố và mức chất lượng giống
đối với đực giống, cái giống nhằm bảo đảm chất lượng giống vật nuôi trong sản
xuất. Bên cạnh đó, để bảo đảm chất lượng giống vật nuôi đối với khu vực chăn
nuôi nông hộ, Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 hướng dẫn
một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi đã quy định đào tạo và
cấp chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy
truyền phơi giống vật ni đối với trâu, bị, dê, cừu, ngựa.
3. Một số tồn tại, hạn chế
a)Về giống vật nuôi:
- Năng suất và chất lượng con giống chưa cao, nhất là ở khu vực chăn nuôi
nông hộ làm giảm năng suất, chất lượng, tính đồng nhất của các sản phẩm chăn
ni. Hiện nay, cả nước có khoảng 10 triệu hộ chăn nuôi, đặc trưng của chăn nuôi
nông hộ là chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tự lai tạo giống phục vụ cho sản xuất nên
chất lượng con giống không cao, thiếu sự đồng đều.
- Giống vật nuôi thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, được kiểm
tra chất lượng bằng đánh giá sự phù hợp QCVN. Tuy nhiên, hiện nay chưa có
đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho tất cả các giống vật nuôi. Hơn nữa,
giống vật ni khơng giống những sản phẩm, hàng hóa khác mà có tính động,
chất lượng phụ thuộc vào thức ăn chăn ni, quy trình chăn ni, do đó việc
kiểm tra chất lượng giống vật nuôi thông qua hoạt động đánh giá sự phù hợp
QCVN là không khả thi. Bên cạnh đó, u cầu hình thức kiểm tra chất lượng đối
với giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (tinh, phôi,…) nhập khẩu là kiểm
tra chất lượng trước thông quan là chưa thực sự phù hợp. Giống vật nuôi khi
được nhập khẩu đang ở giai đoạn con non, do đó việc kiểm tra chất lượng bằng
phương thức kiểm tra trước thông quan đối với các chỉ tiêu về sinh sản là không
thực tế. Hơn nữa, một số loại sản phẩm giống vật nuôi (tinh, phôi…) cần bảo
quản trong môi trường đặc thù (ni tơ lỏng - 196 độ C), vì thế việc kiểm tra có thể

ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm gióng vật ni.
- Trước khi có Luật Chăn nuôi, một số điều kiện, sản xuất giống vật nuôi
tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tại các văn bản quy phạm pháp luật
cụ thể như: Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện
chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an tồn sinh học; Thơng tư số 42/2006/TT-


9

BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực
hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo
quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công
nghiệp… Theo quy định của Luật Đầu tư thì khơng được phép quy định các điều
kiện đầu tư, kinh doanh trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tuy nhiên một
số QCVN vẫn cịn có hiệu lực khi Luật Chăn ni có hiệu lực thi hành. Một số
quy định về điều kiện của cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp khơng
cịn phù hợp với quy định của Luật Chăn nuôi. Mặt khác, theo Luật Tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật thì QCVN có tính chất bắt buộc áp dụng, tuy nhiên, các quy
chuẩn kỹ thuật còn hiệu lực vẫn khơng có tính chất bắt buộc thực hiện mà khơng
có chế tài xử lý phù hợp.
- Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống vật nuôi:
việc thanh tra, kiểm tra chất lượng giống vật nuôi chưa thực sự được chú trọng,
thanh tra, kiểm tra chủ yếu dựa trên tài liệu, hồ sơ. Bên cạnh đó, năng lực của
cán bộ thanh tra, kiểm tra về giống vật ni cịn hạn chế vì đây là lĩnh vực
chun mơn sau, cán bộ thanh tra, kiểm tra lại không hoặc ít được đào tạo về
lĩnh vực này. Chính vì thế, việc phát hiện các sai phạm về chất lượng giống vật
nuôi chưa nhiều. Chất lượng của các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa thực sự cao.
b) Về thức ăn chăn nuôi:

- Cách hiểu chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, đặc biệt ở khối
các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra có cách hiểu chưa thống nhất trong việc xác định kết quả thử nghiệm chất
lượng thức ăn chăn ni cuối cùng do khơng hiểu cách tính sai số đối với kết quả
thử nghiệm.
- Chưa đồng bộ về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
+ Phương pháp tính sai số cho phép liên quan đến kết quả thử nghiệm
thức ăn chăn nuôi (Phụ lục IV Nghị định số 13/2020/NĐ-CP) và thức ăn thủy
sản (Phụ lục III Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT) có sự khác nhau. Trường
hợp, nguyên liệu vừa được sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất
thức ăn thủy sản thì lựa chọn phương pháp tính sai số nào. Nghị định số
39/2017/NĐ-CP quy định phương thức kiểm tra chất lượng đối với thức ăn chăn
nuôi nhập khẩu là trước thông quan. Tuy nhiên, Nghị định số 13/2020/NĐ-CP đã
có sự thay đổi, chỉ cịn thức ăn đậm đặc và thức ăn tinh cho bê và bị thịt là kiểm
tra trước thơng quan, cịn lại các loại thức ăn chăn nuôi khác, tổ chức, cá nhân
được lựa chọn phương thức kiểm tra trước hoặc sau thông quan. Tuy nhiên, tại
Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nơng nghiệp và PTNT
thì vẫn đang viện dẫn những quy định cũ và phương thức kiểm tra không phù


10

hợp với hiện nay (Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm hàng hóa nhóm 2, được kiểm
tra chất lượng dựa trên kết quả đánh giá sự phù hợp QCVN 01-183:2016 và
QCVN 01-190:2020).
+ Ractopamine là chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gia
súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày
07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra,

giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm và Thông tư số 01/2006/TT-BNNPTNT ngày 15/02/2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm
thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn ni gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, Danh
mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn
nuôi quy định tại Phụ lục V Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày
28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số điều của
Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn ni thì khơng đề cập tới Ractopamine.
- Một số quy định bị “lỗi thời” so với thực tiễn: Trường hợp thực hiện
phương thức đánh giá chứng nhận phù hợp QCVN 01-183:2016/BNNPTNT
theo phương thức 5 quy định tại Thơng tư số 28/2012/TT-BKHCN, tức là lấy
mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay, cơ sở sản
xuất thức ăn chăn nuôi đã được đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất TACN theo quy định của Luật Chăn nuôi và Nghị định số 13/2020/NĐCP. Trong QCVN ko có quy định về việc thừa nhận các cơ sở đã được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất TACN thì ko phải đánh giá q trình sản xuất.
Do đó, nếu đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm TACN theo phương thức 5
thì doanh nghiệp phải chịu đánh giá quá trình sản xuất 2 lần.
- Hạn chế của công tác thanh tra, kiểm tra: Hiện nay, số lượng cơ sở sản
xuất thức ăn chăn nuôi lớn trong khi nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động
thanh tra, kiểm tra còn mỏng, một số cán bộ kiểm tra còn hạn chế về nghiệp vụ,
do đó khơng thể thực hiện kiểm sốt được tồn bộ chất lượng của sản phẩm thức
ăn chăn nuôi lưu thông trên thị trường. Hơn nữa, việc thanh tra, kiểm tra hiện
nay được thực hiện theo kế hoạch nên các cơ sở sản xuất thức ăn chăn ni đều
có sự chuẩn bị kỹ trước khi đoàn thanh tra, kiểm tra xuống làm việc, kết quả là
rất khó phát hiện ra các vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi. Mặt khác, số
lượng chăn ni nơng hộ vẫn cịn chiếm tỷ lệ lớn, chính điều này tạo điều kiện
cho sự tồn tại và phát triển của cơ sở sản xuất thức ăn chăn ni nhỏ lẻ, kiểm
sốt chất lượng kém hoặc không đảm bảo chất lượng đối với TACN.

- Mức quy định về xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng TACN,
giống vật nuôi so với lợi nhuận doanh nghiệp thu được cịn thấp nên nhiều
doanh nghiệp cố tình vi phạm.


11

c) Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi:
- Luật Chăn ni giao Chính phủ hướng dẫn quy định về quản lý sản
phẩm xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, khi Nghị định số 13/2020/NĐ-CP
được thơng qua thì sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý chất thải chăn ni
chưa được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, những quy
định về quản lý chất lượng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Nghị định số
13/2020/NĐ-CP chưa thực sự đầy đủ theo hướng ngành nghề kinh doanh có
điều kiện theo yêu cầu của Luật đầu tư 2020.
- Hiện nay chưa có QCVN cho các sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi,
căn cứ để kiểm tra chất lượng chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn cơ sở do doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tự công bố. Hơn nữa, phải
thừa nhận rằng, so với giống vật nuôi và thức ăn chăn ni thì sản phẩm xử lý
chất thải chăn ni là lĩnh vực mới, do đó, việc kiểm sốt chất lượng của loại
sản phẩm này cũng chưa thực sự nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản
lý nhà nước.
- Chưa có chế tài riêng trong xử lý vi phạm về chất lượng đối với các sản
phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.
III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NƠNG NGHIỆP TRONG CHĂN NI

1. Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Rà sốt, hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm có
đầy đủ quy định của pháp luật để quản lý chất lượng vật tư nơng nghiệp trong

chăn ni. Kế thừa có chọn lọc những quy định về quản lý chất lượng vật tư
nông nghiệp được thực hiện ổn định trong thực tiễn, đồng thời sửa đổi, bổ sung
những quy định chưa phù hợp để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống
pháp luật, vừa tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhưng
vẫn kiểm soát được chất vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi. Đồng thời, cần
phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của
người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng vật tư khơng bảo đảm chất lượng lưu
thơng trên thị trường.
- Rà sốt, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các QCVN và TCVN liên quan đến
kiểm soát chất lượng của các loại vật tư nơng nghiệp trong chăn ni. Bên cạnh
đó, cần nghiên cứu, đánh giá, xem xét việc quy định “giống vật nuôi” thuộc
danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 cho phù hợp tính chất, đặc điểm của
giống vật ni.
- Quy định xử phạt vi phạm hành chính: nghiên cứu, bổ sung quy định về
xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với yêu cầu về quản lý về chất lượng vật tư
nông nghiệp trong chăn nuôi được quy định tại Luật Chăn nuôi và các văn bản


12

hướng dẫn. Nghiên cứu quy định hình thức xử phạt, chế tài đủ sức răn đe đối với
tổ chức, cá nhân vi phạm, tái phạm.
2. Năng cao năng lực, vai trò của cơ quan quan lý nhà nước
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tập huấn pháp luật về chất lượng vật
tư nông nghiệp trong chăn nuôi để tạo cách hiểu, áp dụng pháp luật thống nhất
giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, đồng thời, để tổ chức, cá nhân có
hoạt động trong chăn ni nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của
pháp luật. Trên cơ sở đó, lắng nghe những vướng mắc, khó khăn của cơ quan,
đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp
luật để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phù hợp, đề xuất sửa đổi quy

định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi đáp
ứng nhu cầu phát triển và yêu cầu của quản lý nhà nước.
- Nâng cao năng lực kiểm sốt chất lượng vật tư và an tồn thực phẩm sản
phẩm chăn ni, nhất là vấn đề kiểm sốt ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư chất cấm,
lạm dụng kháng sinh và hóa chất trong chăn ni, thú y, giết mổ, chế biến thực
phẩm. Thiết lập, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng trong chăn
nuôi để bảo đảm truy xuất nguồn gốc và nâng cao hiệu quả kiểm sốt chất lượng
vật tư nơng nghiệp trong chăn nuôi.
- Giảm bớt việc thanh tra theo kế hoạch bằng tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra đột xuất, khơng báo trước nhằm tránh tình trạng các cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi biết trước để đối phó. Đồng thời,
tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc thanh tra,
kiểm tra.
3. Xã hội hóa hoạt động kiểm sốt chất lượng vật tư
nơng nghiệp trong chăn ni
- Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi về việc tự bảo đảm chất
lượng và thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình
sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy mạnh việc chỉ định tổ chức chứng nhận đủ điều kiện thực hiện dịch
vụ cơng về kiểm sốt chất lượng vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi. Tổ chức
chứng nhận được tham gia vào q trình kiểm sốt chất lượng vật tư trong chăn
nuôi sau khi đã được cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi đánh giá điều kiện
và ra quyết định chỉ định, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất
lượng do mình thực hiện trước cơ quan chỉ định và pháp luật. Tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh vật tư trong chăn nuôi sẽ chủ động liên hệ với tổ chức
chứng nhận để thực hiện kiểm nhà chất lượng. Trường hợp kết quả kiểm tra phù
hợp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi kết quả đến cơ quan quản lý thị trường, cơ quan
hải quan và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi để tổng hợp.



13

Trường hợp kết quả kiểm tra khơng phù hợp thì báo cáo cơ quan quản lý nhà
nước về chăn nuôi để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện ký quỹ về bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp trong chăn
nuôi. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi
sẽ cam kết bảo đảm việc duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình sản
xuất ra với cơ quan quản lý nhà nước bằng một khoản tiền gửi tại ngân hàng
tương ứng với quy mô, số lượng sản phẩm sản xuất. Trong quá trình sản xuất,
nếu tổ chức, cá nhân khơng duy trì chất lượng thì khoản tiền này sẽ nộp vào
ngân sách nhà nước tương ứng với mức độ vi phạm. Có thể nghiên cứu thêm,
trong thời hạn bao nhiêu năm nếu tổ chức, cá nhân duy trì liên tục chất lượng,
khơng để xảy ra sai phạm thì được nhận lại số tiền bảo đảm này và không phải
duy trì ký quỹ. Sau đó, nếu tái phạm thì sẽ tiếp tục phải thực hiện việc ký quỹ.
KẾT LUẬN
Chất lượng vật tư nơng nghiệp trong chăn ni có vai trị, vị trí quan
trọng, quyết định đến chất lượng, an tồn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sự ổn định của
xã hội. Nhìn chung, số lượng vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi ngày càng
nhiều, chủng loại, thành phần ngày càng đa dạng và phong phú. Chính vì thế,
việc kiểm sốt chất lượng vật tư nơng nghiệp trong chăn nuôi phải được quan
tâm và thực hiện chặt chẽ hơn. Cần có một giải pháp đồng bộ, tồn diện từ thể
chế, chính sách cho đến các giải pháp về kỹ thuật, về truyền thông để kêu gọi sự
tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, tổ chức chứng nhận trong
việc kiểm soát chất lượng. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng, then
chốt do đó, phải nâng cao vai trị, ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong
việc bảo đảm chất lượng trong sản xuất, lưu thơng; đồng thời phát huy tiềm lực,
vai trị chủ đạo của tổ chức chứng nhận trong việc tham gia dịch vụ cơng để
kiểm sốt chất lượng vật tư nơng nghiệptrong chăn ni; Cơ quan nhà nước giữ

vai trị kiến tạo thể chế, chính sách, bảo đảm thực thi pháp luật và kiểm sốt
chung nhất trong cơng tác quản lý về chất lượng vật tư nông nghiệp trong chăn
nuôi.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2020, định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.
2. Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một
số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp.
3. Báo cáo số 20/BC-CN-TTPC ngày 28/5/2020 về kết quả rà soát văn
bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục Chăn nuôi.



×