Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.89 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN 1
Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích sự biến đổi của gia đình Việt Nam Trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Từ đó đưa ra những giải pháp để khắc
phục những tiêu cực và phát huy giá trị tích cực của những biến đổi trên để
xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay”


HÀ NÔI – 2022

2


MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là một mơi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh
vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó
cũng là lĩnh vực kinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.
Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài
năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả
giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm.
Ở châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hố gia đình như


một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hoá phương Tây.
Và khơng chỉ có thế, các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đang trải
nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện cơng nghiệp hố - đơ thị
hố với quy mơ và tốc độ ngày càng gia tăng.
Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế
thị trường. Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế - xã hội mãnh mẽ đó khơng thể
tác động sâu sắc đến gia đình.
Một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự
biến đổi của xã hội. Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu hỏi thực trạng gia đình
Việt Nam trong thời kỳ đổi quá độ mới này như thế nào.
Với lý do trên em chọn đề tài “Phân tích sự biến đổi của gia đình Việt Nam
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Từ đó đưa ra những giải pháp để khắc
phục những tiêu cực và phát huy giá trị tích cực của những biến đổi trên để xây
dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay?”.
Với kiến thức đang có cộng với tinh thần tìm tịi học hỏi, em hy vọng bài
viết sẽ đưa ra được các ý trả lời xác đáng với vấn đề đã đặt ra.

4


I: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
1.1.

Sự biến đổi về quy mơ, kết cấu gia đình Việt Nam
1.1.1. Sự biến đổi về quy mơ gia đình.
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình q độ” trong bước

chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội cơng nghiệp hiện đại.
“Gia đình đơn” (gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị vàở cả

nông thôn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” (gia đình bao gồm nhiều
thế hệ cùng chung sống với nhau) từng giữ vai trò chủ đạo trước đây. Như vậy,
sự giải thể hình thái cũ và hình thành hình thái mới là một điều tất yếu.
Quy mơ gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số
thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể
tồn tại đến ba bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy
mơ gia đình hiện đại đã ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại
chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng
khơng nhiều như trước, cá biệt cịn có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến
nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mơ nhỏ.
Quy mơ gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và
điều kiện của thời đại mới đặt ra. Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc
sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn
trong đời sống của gia đình truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cho thấy
chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng
là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn
với tình hình mới, thời đại mới.
Tất nhiên, quá trình biến đổi đó cũng gây những phản chức năng như tạo ra
sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở
lực trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia
đình. Các thành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và giao tiếp với nhau hơn, làm
cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo...
5


1.1.2. Sự biến đổi về kết cấu gia đình.
Gia đình Việt Nam hiện đại có sự thay đổi về kết cấu so với gia đình ở thời
kì phong kiến, người đàn ơng làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định tồn
bộ các cơng việc quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải
nghe theo chồng, họ khơng hề có quyền đưa ra quyết định. Ngun nhân gây ra

là do thời kì này bị ảnh hưởng bởi nho giáo, người phụ nữ trong gia đình ln
phải tn theo “tam tịng tứ đức”. Trong đó: “Tam tịng”: Tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức là khi ởnhà thì phải theo cha, lấy chồng thì
phải theo chồng, chồng mất thì phải theo con trai. Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào
người phụ nữ cũng chịu cảnh bị lệ thuộc và khơng cótiếng nói trong xã hội
phong kiến. “Tứ đức”: Tứ đức là các tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ
xưa: công, dung, ngôn, hạnh. Người phụ nữ phải biết khéo léo trong công việc;
nhan sắc phải xinh đẹp; lời ăn tiếng nói phải biết đúng mực; phải biết nết na,
thùy mị.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu gia đình thay đổi, ở thời
kì này, sự bình đẳng giới giữa nam và nữ được nâng lên nhiều so với thời kỳ
trước, người phụ nữ được giải phóng khỏi những “xiềng xích vơ hình” của xã
hội cũ. Một minh chứng rõ ràng đó là chế độ hơn nhân một vợ một chồng thay
vì đàn ơng năm thê bảythiếp. Vậy nên quyền quyết định trong gia đình sẽ thay
đổi theo chiều hướng tích cựchơn. Họ ngày càng được đối xử bình đẳng hơn và
có nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ
trong cuộc sống, trong sản xuất, ... ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng
gia đình cũng dần được chia sẻ từ hai phía.
Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tơn trọng làm cho mỗi
người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc bởi các định
kiến xã hội truyền thống. Ngồi ra, ở thời kỳ này, các “gia đình khuyết” trở nên
phổ biến hơn so với thời kỳ trước. Một gia đình khuyết tức là gia đình khơng có
đầy đủ cả bố mẹ và con cái. Kết cấu của gia đình khuyết có thể thiếu đi bố hoặc
mẹ, kiểu gia đình khuyết này là gia đình đơn thân. Cịn một loại gia đình khuyết
6


khác đó là gia đình có vợ chồng nhưng khơng thể sinh con hoặc khơng có ý định
sinh con vì một lý do nào đó.
1.2.


Sự biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình

1.2.1. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người.
Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người vai trị gia đình trong việc đáp
ứng nhu cầu tình dục rõ ràng là giảm đi trong bối cảnh xã hội đang hàng ngày
thay đổi, kể cả trong nước và trên thế giới, khi quan niệm về quan hệ tình dục
trước hơn nhân và ngồi hơn nhân khơng cịn khắt khe như trong các xã hội
truyền thống.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ khơng lấy chồng nhưng
có con thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình.
Hiện nay, hơn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ.
Tuy vậy, cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân
ngàycàng được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định
việc kết hơnvà có con. Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận
thức mà còn làbiểu hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ.
Ở Việt Nam đã và đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có
từ 1 đến 2 con vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng
về cuộc sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con. Quy mơ
gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành viên trong
gia đình trở nên ít đi. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và
con cái, số con trong gia đình cũng khơng nhiều như trước.
Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào
các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ khơng phải chỉ là các yếu tố có con hay
khơng có con, có con trai hay khơng có con trai như gia đình truyền thống.
1.2.2. Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.
Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển
mang tính bước ngoặt:
7



Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, tức là từ một đơn
vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị mà
sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay của xã hội.
Thứ hai, từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu
cầu của thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện
đại đáp ứng nhu cầu của thị trường tồn cầu.
Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh sản
phẩm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình gặp
rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh
hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại. Nguyên nhân
là do kinh tế gia đình phần lớn có quy mơ nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là
chính.
1.2.3. Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa).
Chức năng giáo dục của gia đình là chức năng xã hội quan trọng của gia
đình nhằm tạo ra người con hiếu thảo, người cơng dân có ích cho xã hội bởi gia
đình là trường học đầu tiên, cha mẹ là những người thầy cô giáo đầu tiên trong
cuộc đời mỗi con người. Do đó nội dung của giáo dục gia đình cũng phải tồn
diện bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, ý thức cộng đồng,
cách cư xử…
Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử ln có những
tácđộng tới các yếu tố xã hội khác. Đối với việc thực hiện chức năng giáo dục
của gia đình, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn
phong kiến khi trình độ kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể. Nền kinh tế thị
trường đã tạo cơ hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm
giàu và tự do đầu tư vào các hoạt động theo nhu cầu. Nhờ đó chức năng giáo dục
của gia đình được cải thiện đáng kể. Trong gia đình con trai và con gái đều được
tới trường học tập và được chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện
giáo dục tại gia đình.

8


Sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện để con người có cơ hội
tiếp xúc với các ứng dụng mới. Sự phổ biến internet, điện thoại di động… đã có
những tác động khơng nhỏ tới việc giáo dục nói chung và giáo dục tại gia đình
nói riêng ...Điều này đã giúp việc thực hiện chức năng giáo dục ngày càng mở
rộng, việc họctập và thiết bị kết nối dễ dàng hơn.
Về mặt chính trị, sự ổn định của mơi trường chính trị là một yếu tố góp phần
phát triển mọi mặt của giáo dục. Khi môi trường sống có trật tự, ổn định thì việc
thựchiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục sẽ được
đầu tư hơnvề mặt thời gian, công sức, qua đó sẽ thu được những hiệu quả như
mong đợi.
Về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự tác động của phong tục, tập quán có
những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống. Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh
hưởng sâu đậm của tư tưởng Nho giáo nên trong gia đình, sự giáo dục thường
được thực hiện bởi người đàn ơng – người giữ vai trị gia trưởng. Điều này đã
hạn chế sự hiểu biết của mỗi cá nhân đối với các vấn đề xã hội bên ngồi gia
đình.
Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển
kinh tế hiện nay, vai trị giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng
giảm. Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại
dâm… cũng cho thấy phần nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của một số gia
đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
1.2.4. Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, duy trì
tình cảm.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang
tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang
chủ yếu là đơn vị tình cảm. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia
đình chỉ có một con tăng lên thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và

kể cả người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, chị em
trong cuộc sống gia đình.

9


Tác động của cơng nghiệp hóa và tồn cầu hóa dẫn tới tình trạng phân hóa
giàu nghèo sâu sắc, làm cho một số hộ gia đình có cơ may mở rộng sản xuất,
tích lũy tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất thì trở nên giàu có, trong khi đại bộ phận
các gia đình trở thành lao động làm thuê do khơng có cơ hội phát triển sản xuất,
mất đất đai và các tư liệu sản xuất khác, khơng có khả năng tích lũy tài sản, mở
rộng sản xuất. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các hơ nghèo, khắc phục
khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Hiện nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách
nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình. Đó là việc chia sẻ những mối quan tâm,
lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình. Các gia đình có
mức độ hiện đại hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đơ thị,
có việc làm, có học vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn
thì các giá trị chia sẻ và trân trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ.
1.3.

Sự biến đổi trong các mối quan hệ gia đình

1.3.1. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng.
Trong thực tế, hơn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức, biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học cơng
nghệ hiện đai, tồn cầu hóa… khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái
như: quan hệ vợ chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hơn, ly thân, ngoại
tình, quan hệ tình dục trước hơn nhân và ngồi hơn nhân, chung sống khơng kết
hơn. Đồng thời, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già cơ đơn, trẻ

em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục… Từ đó, dẫn tới hệ
lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, kiểu gia đình truyền thống bị
phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết
hơn đồng tính, sinh con ngoài giá thú… Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại
(công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…) cũng khiến cho hơn
nhân trở nên khó khăn với nhiều người trong xã hội.
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền
lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ơng. Người chồng là người chủ sở
10


hữu tài sản của gia đình, người quyết định các cơng việc quan trọng của gia
đình, kể cả quyền dạy vợ, đánh con.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, khơng cịn một mơ hình duy nhất là đàn
ơng làm chủ gia đình. Ngồi mơ hình người đàn ơng - người chồng làm chủ gia
đình ra thì cịn có ít nhất hai mơ hình khác cùng tồn tại. Đó là mơ hình người
phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mơ hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ
gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất,
năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng.
Ngồi ra, mơ hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra nhiều tiền cho thấy
một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
1.3.2. Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của
gia đình.
Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và đấu
tranh giữa các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống, chuẩn mựcvăn hóa hiện
đại. Q trình đó địi hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới
trong quan hệ vợ chồng phù hợp với sự phát triển kinh tế, pháp luật, đạo đức
trong xã hội mới để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con

cái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa
cha mẹvà con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái
nhưng lại nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Nguyên nhân sâu
xa của hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống, quan
niệm này đòi hỏi con cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ. Trong khi đó,
với quan niệm “trời sinh voi thì trời sinh cỏ”, cha mẹ có thể sinh nhiều con cái
nhưng trách nhiệm, nghĩa vụchăm sóc, giáo dục khơng phải lúc nào cũng đi
cùng. Thậm chí, khơng ít gia đình, trẻ em bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động
nặng nhọc, phải gánh nặng các bổn phận vàtrách nhiệm, phải có “hiếu” đối với
cha mẹ.

11


Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng đảo
ngược so với truyền thống. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ
giữa chamẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và
bổn phận của trẻ em, thì trong gia đình hiện nay ngun tắc đó được nhấn mạnh
theo chiều hướng ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ.
Hiện nay, vai trị giáo dụcvà kiểm sốt con cái của cha mẹ trong gia đình ngày
càng mờ nhạt. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh
hưởng của văn hóa phương Tây và sự tác động của chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi trọng mà trong gia đình thì cha
mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyền đó. Việc cơng nhận quyền
trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mựcvăn hóa trong mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái. Như vậy, có thể thấy không phải cha mẹ hiện nay
muốn từ bỏ quyền kiểm sốt trẻ em mà chính là do thời đại mới đã khơng chấp
nhận để cha mẹ kiểm sốt trẻ em theo các chuẩn mực truyền thống. Đó là sự
khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện nay. Đánh
giá một cách khách quan, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường đã

tác độngtồn diện đến gia đình hiện nay.
Trước hết, về phía trẻ em, mơi trường sinh hoạt, học tập của trẻ em được mở
rộng nên tất yếu dẫn đến sự giảm sút vai trò của cha mẹ trong việc kiểm sốt con
cái.Nếu trong gia đình truyền thống, khơng gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó
hẹptrong phạm vi hẹp, mọi hành vi của trẻ em đều được kiểm soát bởi gia đình,
họ hàng và cộng đồng thì trong xã hội hiện nay, đặc biệt ở thành thị, phạm vi
hoạt động của trẻ em rất rộng lớn, quan hệ xã hội được mở rộng, thậm chí, trẻ
em sinh hoạt bên ngồi gia đình nhiều hơn trong mơi trường gia đình.
Bên cạnh đó, về phía cha mẹ, họ chủ yếu làm việc ở bên ngồi gia đình, thời
gian để chăm sóc, giáo dục con cái rất ít. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn, sự
chuyển đổicủa cơ cấu kinh tế, sự đa dạng hóa ngành nghề và q trình phi nơng
nghiệp hóa nơng thơn đã chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các
ngành nghề phi nông nghiệp, cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nhà hoặc làm
12


việc ở các cơ sở sản xuất bên ngoài gia đình nên họ cũng khơng có nhiều thời
gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dụccon cái. Việc cha mẹ khơng có thời gian
hoặc có q ít thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái cho thấy đã xuất
hiện một khoảng trống trong việc kiểm soát, giáodục con cái. Việc đánh mất vai
trị kiểm sốt của cha mẹ đối với con cái đã dẫn đến nhiều hậu quả cho gia đình
và xã hội như hiện tượng trẻ em lang thang, phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã
hội, bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, đồng thời,
cũng phản ánh những bất ổn và những thay đổi trong tâm lý và nhân cách của trẻ
em hiện nay…
Thực tế cho thấy, chức năng kiểm sốt trẻ em của thiết chế gia đình hiện nay
ngày càng suy giảm, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang có biến đổi đáng
lo ngại. Khơng ít cha mẹ cho rằng, con cái hiện nay khơng cịn ngoan ngoãn, lễ
phép như trẻ em trước đây, ngược lại trẻ em vị thành niên lại cảm thấy bị ức chế
vì bị cha mẹ kiểm sốt, can thiệp q sâu vào tự do cá nhân và đời sống riêng tư.

Về bản chất, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện
nay là một sự đảo ngược trật tự và vị trí so với gia đình truyền thống. Sự biến
đổi này bắt nguồn từ sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Nó làm cho
quyền uy, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm sút và giãn ra. Sự
biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở một mức độ nhất định đang làm
mất đi những giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống như “phụ từ, tử hiếu”.
Khơng ít cha mẹ hiện nay rơi vào tình trạng bất lực trước việc con cái khơng
nghe lời, vô trách nhiệm đối với cha mẹ, ông bà, thiếu tinh thần trách nhiệm đối
với các công việc nhà. Những biến đổi trong quan hệ gia đình cho thấy, thách
thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ, do sự
khác biệt về tuổi tác, khi cùng chung sống với nhau. Người già thường hướng về
các giá trị truyền thống, có xu hướng bảo thủ, áp đặt nhận thức của mình đối với
người trẻ. Ngược lại, tuổi trẻ thường hướng tới những giá trị hiện đại, có xu
hướng phủ nhận yếu tố truyền thống. Gia đình càng nhiều thế hệ, mâu thuẫn thế
hệ càng lớn.
13


Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề hoặc ít có như: bạo
lực gia đình, ly hơn, ly thân, ngoại tình, sống thử... Chúng đã làm rạn nứt, phá
hoại sự bền vững của gia đình, làm cho gia đình trở nên mong manh, dễ tan vỡ
hơn. Ngoài ra, các tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ nữ
qua biên giới... cũng đang đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình.
Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp
với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát
triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia
đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

II: Một số giải pháp để khắc phục những tiêu cực và phát huy giá

trị tích cực của những biến đổi trên để xây dựng gia đình văn hóa
ở Việt Nam hiện nay.
2.1. Vị trí của gia đình Việt Nam trong thời kí q độ lên chủ nghĩa xã hội
hiện nay.
Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của
xã hội. Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con
người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể xã hội. Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây
dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “… nhiều gia đình
cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội
mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”1.
Trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội khơng
hồn tồn giống nhau. Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn
chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội. Chỉ khi con người được
1 Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật hôn nhân và Gia đình, tháng 10-1959.

14


n ấm, hịa thuận trong gia đình, thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và
đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng
quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan
trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên
Gia đình là mơi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được u thương, ni
dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia
đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể
lực, trí lực để trở thành cơng dân tốt cho xã hội.

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người.
Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà cịn là thành viên của
xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ
giữa các thành viên của xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng
nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân. Gia đình cũng chính là mơi trường đầu
tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội.
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động
đến cá nhân. Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia
đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư
tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách ...
Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ
trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình. Có những vấn đề quản lý xã
hội phải thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến cá nhân. Nghĩa vụ và
quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên
trong gia đình. Chính vì vậy, ở bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản
lý xã hội theo yêu cầu của mình, cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố
gia đình.
15


2.2. Thực trang của gia đình Việt Nam trong thời kí quá độ lên chủ nghĩa
xã hội hiện nay.
2.2.1. Thành tựu
- Những giá trị truyển thống quý báu của gia đình Việt Nam truyển thống
vẫn được bảo tồn và phát huy như: tình u đơi lứa trong sáng; lịng chung thủy,
tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hi sinh của cha mẹ đối với con cái; con
cái hiếu thảo với cha mẹ; con cháu kính trọng, biết ơn đối với ơng bà, tổ tiên.
- Gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia

đình hiện đại như: tơn trọng tự do cá nhân; tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn
của mỗi người; tơn trọng lợi ích cá nhân; dân chủ trong mọi quan hệ; bình đẳng
nam-nữ.
- Quy mơ gia đình đang được thay thế dần thành quy mơ nhỏ, gia đình. Việc
sinh ít con đã trở nên phổ biến từ nông thôn đến thành thị.
- Bình đẳng giới trong gia đình ngày trở nên phổ biến, điều này giúp phụ nữ
có điều kiện nâng cao trình độ, trẻ em được chăm sóc tốt hơn.
- Thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.
2.2.2. Hạn chế
- Nhiều tệ nạn xã hội "tấn công" vào các gia đình, ảnh hưởng lớn đến lối
sống, đến việc hình thành nhân cách của con người và các mối quan hệ trong gia
đình.
- Những thay đổi của xã hội kéo theo sự thay đổi của gia đình, làm cho các
quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo; nhiều gia đình có điều kiện, cha mẹ mải
lo làm ăn, khơng có thời gian quan tâm giáo dục con cái dẫn đến con cái hư
hỏng, sa vào tệ nạn xã hội.
- Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy khơng
nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em hư hỏng, tiếp thu văn hóa phẩm
tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật.
- Bạo lực gia đình có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân mà nạn nhân chủ
yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Một trong những nguyên nhân đó là: do sự
thiếu hiểu biết về vai trị của gia đình nên giá trị gia đình bị mất đi.
- Văn hố lai căng hồ nhập và dễ thích nghi được coi trọng trong khi đó
những yếu tố văn hoá truyền thống bị thờ ơ, mai một.

16


- Một số nơi, phong trào cịn mang tính hình thức, nặng về bề nổi, thiếu
chiều sâu nên khơng có sức sống vững bền.

2.3. Giải pháp
→ Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã
hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng
tác gia đình Việt Nam.
- Đưa cơng tác gia đình vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
→ Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
kinh tế hộ gia đình
- Hồn thiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội để góp phần củng cố, ổn
định kinh tế gia đình
- Ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình liệt sĩ, thương binh, người có cơng
với cách mạng, gia đình dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh
các sản phẩm mới, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, hỗ trợ gia đình tham
gia sản xuất phục vụ sản xuất.
- Tạo điều kiện vay vốn, xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi ngành nghề…
→ Thứ ba, Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình trong lịch sử dân tộc
và tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt
Nam hiện nay.
→ Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng
gia đình văn hóa.
- Gia đình văn hóa là một mơ hình gia đình tiến bộ, một chỉ tiêu, một danh
hiệu mà nhiều gia đình Việt Nam muốn hướng tới. Đó là gia đình ấm no, hịa
thuận, tiến bộ, khỏe mạnh, hạnh phúc…
- Cần tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng trong thời kì xã hội hóa hiện đại hóa.
- Tránh hiện tượng chạy theo thành tích, hình thức.

17



2.4. Liên hệ bản thân
- Đầu tiên, nâng cao nhận thức của bản thân về gia đình trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với gia đình Việt Nam.
- Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức,
lối sống văn minh, phản đối bao lực gia đình. Giáo dục cho thanh niên và thế hệ
trẻ nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của gia đình.
- Xây dựng văn hóa trong gia đình là nơi hình thành, ni dưỡng nhân cách,
văn hóa, giáo dục nếp sống cho con người. Nhân rộng mơ hình gia đình văn hóa
tiêu biểu, ơng bà cha mẹ mẫu mực, vợ chồng hịa thuận, anh em đoàn kết, con
cháu hiếu thảo.
- Là một sinh viên khoa CNTT, em phải nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, tìm
hiểu, phát triển theo ngành mình đóng góp một phần sức lực trong việc xây dựng
các ứng dụng, trang tin cho mọi người có nhận thức sâu sắc, hiểu biết hơn về các
vấn đề gia đình trong xã hội hiện đại.

KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu ta có thể thấy rằng, xây dựng gia đình văn hóa là ni dưỡng
tế bào lành mạnh để xã hội phát triển, là xây tổ ấm cho mỗi người để hình thành
và hồn thiện nhân cách con người mới. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa
góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, góp phần tạo
nguồn nhân lực xây dựng và bảo vệ đất nước.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã tạo nên nét đẹp văn hóa trên
nhiều vùng, miền Tổ quốc bằng hình ảnh những gia đình văn hóa tiêu biểu, phát
huy những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp của mỗi người, phát huy bản sắc
văn hóa truyền thống.
Xã hội học gia đình với các nghiên cứu thực tiễn từ các nhà khoa học đã
khẳng định về vai trị, vị trí và chức năng của gia đình trong đời sống mỗi con
người. Và việc nghiên cứu ấy có ý nghĩa thực tiễn đối với pháp luật và thể hiện

rõ nhất ở ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Xã hội học gia đình đóng
góp một phần quan trọng vào nhận thức, ý thức và hành động của mỗi người từ
18


đó hình thành nên hệ thống các tư duy một cách đúng đắn, mạch lạc mang lại
một cuộc sống vui vẻ, hòa hợp và ý nghĩa.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và tồn cầu hóa hiện nay,
Đảng ta càng nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị của gia đình với tư cách là “tế
bào” vững chắc của xã hội, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con
người; coi xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng,
cấp thiết trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Với tinh thần, nhận thức và biện pháp đó, chúng ta hy vọng trong thời
gian tới vị trí, vai trị của gia đình ngày càng được khẳng định và các gia đình
Việt Nam ngày càng “khỏe mạnh” hơn để giữ vững nền tảng xã hội, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà cho Việt Nam “cất cánh” nhanh và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học bậc khơng chun chính trị
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: Gia đình là hạt nhân của xã hội | Xây dựng Đảng
| Báo Nghệ An điện tử (baonghean.vn)
3. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội - Đề cương ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học - VnDoc.com
4. />5. />6. />
19


7.

/>

moi-439512

20



×