Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.08 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM PHƢƠNG THẢO

QUYỀN TƢ PHÁP
THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM PHƢƠNG THẢO

QUYỀN TƢ PHÁP
THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
luận điểm, nội dung nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình cứu nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: QUYỀN TƢ PHÁP TRONG CHÍNH THỂ NHÀ NƢỚC
HIỆN ĐẠI ............................................................................................ 8
1.1.

Quyền tư pháp trong chính thể cộng hịa tổng thống .......................... 18

1.2.

Quyền tư pháp trong các chính thể đại nghị ....................................... 21


1.3.

Quyền tư pháp trong chính thể cộng hịa lưỡng tính .......................... 22

1.4.

Quyền tư pháp trong chính thể các nhà nước xã hội chủ nghĩa .......... 23

Chƣơng 2: QUYỀN TƢ PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP
NĂM 2013 ......................................................................................................28
2.1.

Đặc điểm của quyền tư pháp ............................................................... 28

2.2.

Nội dung của quyền tư pháp ............................................................... 32

2.3.

Một số hạn chế trong các quy định của Hiến pháp năm 2013 về
quyền tư pháp ...................................................................................... 38

Chƣơng 3: NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA
ÁN NHÂN DÂN THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013 ............................ 43
3.1.

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ............... 45


3.2.

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân .................................................. 53

3.3.

Vai trò của Thẩm phán ........................................................................ 59

3.4.

Những vấn đề còn cần nghiên cứu ...................................................... 67

KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1.

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

2.

CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


3.

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán

4.

HTND

Hội thẩm nhân dân

5.

TAND

Tòa án nhân dân

6.

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

7.

TATC

Tòa án tối cao


8.

TCTAND

Tổ chức Tòa án nhân dân

9.

VKS

Viện Kiểm sát

10.

VKSND

Viện Kiểm sát nhân dân

11.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quyền lực nhà nước bao gồm 3 thứ
quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp lần đầu tiên được

xuất hiện trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật của Montesquieu” (xuất bản lần
đầu vào năm 1748). Tại quyển XI của tác phẩm nổi tiếng này, Montesquieu đã
giải thích quyền lập pháp là quyền “làm ra luật,… sửa đổi hay hủy bỏ luật (đã
ban hành), còn quyền hành pháp là quyền “quyết định việc hòa hay chiến, gửi
đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược”, còn quyền tƣ pháp
là quyền “trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân”. Nếu
coi việc trừng trị tội phạm chính là việc giải quyết một tranh chấp cơng giữa
nhà nước và người phạm tội thì có thể nói gọn lại, trong quan niệm của
Montesquieu, quyền tƣ pháp chính là quyền xét xử các tranh chấp giữa các
chủ thể pháp lý trong xã hội. Đây là quyền áp dụng các quy định của pháp
luật có liên quan để xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, hậu quả pháp
lý của các bên tham gia tranh chấp dựa trên những tình tiết khách quan của vụ
việc. Thông qua việc thực hiện quyền tư pháp, pháp luật được áp dụng, tôn
trọng và chấp hành bởi các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Nói cách khác, một
trong những “đầu vào” khi thực hiện quyền tƣ pháp chính là pháp luật sản phẩm của quyền lập pháp. Việc thực hiện quyền tư pháp chính là một
trong những cách hữu hiệu để quyền lập pháp mang giá trị xã hội đích thực và
được tơn trọng về mặt thực tế.
Quan niệm trên cũng được chia sẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới, quyền
tư pháp không chỉ đơn thuần được hiểu là quyền áp dụng các quy định của
pháp luật vào các tranh chấp cụ thể để xác định sự đúng sai, hợp pháp hay bất
hợp pháp trong hành vi của con người, từ đó, xác định biện pháp chế tài tương

1


ứng, mà cịn bao gồm quyền giải thích pháp luật để phục vụ việc giải quyết vụ
việc ấy. Ở một số quốc gia có thiết lập cơ chế bảo hiến theo mơ hình Tịa Tối
cao là cơ quan bảo hiến hoặc thành lập Tịa Hiến pháp, thì quyền tư pháp còn
bao hàm cả quyền tuyên vi hiến các đạo luật, các hành vi của các nhánh
quyền lực nhà nước. Thêm vào đó, ở các nước theo hệ thống luật án lệ

(common law), quyền tư pháp còn được hiểu bao gồm cả quyền tạo ra án lệ.
Như vậy, quan niệm về quyền tư pháp của Montesquieu cũng như ở các
nước với quan niệm về quyền tư pháp mà các học giả Việt Nam sử dụng có
thể có sự khác biệt nhất định, nhưng về cơ bản, các quan niệm này đều thống
nhất với nhau rằng, quyền tƣ pháp là quyền xét xử các tranh chấp pháp lý
dƣ ̣a trên các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t [15, tr. 105-106]. Các tranh chấp này
có thể chỉ là giữa người dân hoă ̣c t ổ chức do người dân lập ra (như doanh
nghiê ̣p, hơ ̣p tác xã , tổ chức xã hô ̣i v .v.) với nhau nhưng đó cũng có thể là
tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc tranh chấp giữa cơ quan
nhà nước với người dân, tổ chức do người dân lập nên. Trong một thời gian
dài trước khi thành lập các thiết chế tài phán hành chính, quyền tư pháp khơng
bao hàm quyền xét xử các vụ án hành chính. Tuy nhiên, với việc tiếp thu ngày
càng nhiều hơn những yếu tố hợp lý trong lý thuyết phân quyền vào thiết kế
bộ máy nhà nước, quyền tư pháp ở nước ta đã từng bước mở rộng. Theo đó,
tịa án khơng chỉ xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, lao
động, kinh tế, mà còn xét xử cả các vụ án hành chính. Mặc dù vậy, cho tới
nay, tịa án Việt Nam vẫn chưa được chính thức trao cho thẩm quyền xét xử
tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật. Tòa án
Việt Nam cũng chưa được phép tiến hành việc xét xử các vụ khiếu kiện liên
quan tới các quyết định hành chính do những người có thẩm quyền cao hơn
cấp Bộ trưởng ban hành.
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về “Chiến

2


lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cũng chỉ rõ: các cơ quan tư pháp khơng
chỉ là tịa án, mà còn bao gồm cả các viện kiểm sát, các cơ quan điều tra và cả
các cơ quan thi hành án (dân sự hoặc hình sự). Theo đó, quyền tư pháp cịn

bao gồm cả việc hợp lý hóa lại thẩm quyền, chức năng, cơ cấu, tổ chức, bộ
máy, đội ngũ cán bộ của hệ thống tòa án (dù coi tòa án là trung tâm của nền tư
pháp), hệ thống viện kiểm sát, hệ thống cơ quan điều tra, hệ thống cơ quan thi
hành án, hệ thống các thiết chế bổ trợ tư pháp.
Có thể thấy rằng, cho tới hiện nay, quan niệm về “Quyền tư pháp” ở
Việt Nam và ở các nước phát triển, tuy có chung điểm cốt lõi là quyền xét xử
các tranh chấp pháp lý dựa trên quy định của pháp luật một cách độc lập
nhưng đi vào chi tiết thì vẫn cịn nhiều điểm khác biệt. Trong đợt sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp, đã khơng ít ý kiến đề xuất mở rộng nội hàm quyền tư pháp ở
Việt Nam, thậm chí có ý kiến cịn đề xuất cho phép tòa án được quyền xét xử
cả hành vi của những cơ quan công quyền ở cấp rất cao. Xu hướng mở rộng
quyền tư pháp như vậy và cùng với nó là đảm bảo tốt hơn yêu cầu độc lập xét
xử của tịa án là điều hồn tồn có thể dự báo được, nhất là khi lý tưởng xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì
dân mà Đảng ta chủ trương ngày càng có cơ sở xã hội và hiện thực để thực
hiện. Chính vì vậy học viên đã lựa chọn đề tài “Quyền tư pháp theo Hiến
pháp năm 2013” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đều quan tâm tập
trung theo một góc độ nhất định, giá trị mà các cơng trình nghiên cứu đó
hướng tới là sự hồn thiện tổng thể. Trong đó, học viên đã tiếp cận một số
cơng trình khoa học tiêu biểu có thể kể đến như sau:
- GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), "Thể chế tư pháp trong nhà
nước pháp quyền", Hà Nội - Nhà xuất bản tư pháp, 2004;

3


- GS. TS. Nguyễn Đăng Dung (2010), "Cải cách tổ chức và hoạt động hệ
thống toà án của Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền";

- TS. Trịnh Tiến Việt (2012), “Cải cách tư pháp và các giải pháp phịng,
chống oan, sai trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí tồ án nhân dân;
- GS. TS. Võ Khánh Vinh (2003), “Về quyền tư pháp trong nhà nước
pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam”, Tạp
chí nhà nước và pháp luật;
- Nguyễn Đức Minh –Đề tài khoa học cấp bộ (2009 – 2010), “Một số
vấn đề cơ bản về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”;
- Nguyễn Thị Hạnh (2001), “Quyền tư pháp trong mối quan hệ với các
quyền lập pháp, hành pháp theo nguyên tắc phân chia quyền lực”.
Bên cạnh đó, cịn rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành đề cập đến Quyền tư pháp trên phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
đầy đủ về Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013. Có thể khẳng định đây
là một đề tài nghiên cứu riêng, không bị trùng lặp với những đề tài nghiên
cứu trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
- Luận văn hướng tới mục tiêu nhằm tiếp tục đổi mới và hoàn thiện
chức năng thực thi quyền tư pháp ở nước ta trong giai đoạn mới đáp ứng
những yêu cầu của Hiến pháp 2013 vừa được ban hành, hướng tới xây dựng
một xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Luận văn sẽ góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về quyền tư pháp ở nước ta, trở thành một trong những tài liệu
tham khảo có ý nghĩa, phục vụ cho việc cải cách tư pháp và nâng cao hiệu quả
thực thi quyền tư pháp trong thực tiễn.
4


3.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở những mục tiêu tổng quát kể trên, học viên xác định một số
mục tiêu cụ thể cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu tổng quát như sau:
- Làm rõ khái niệm và các vấn đề lý luận về Quyền tư pháp.
- Đánh giá thực trạng việc thực thi quyền tư pháp ở nước ta để thấy rõ
được những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
trong quá trình thực hiện chức năng tư pháp của mình.
- Nghiên cứu đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi quyền tư pháp.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hiện nay số lượng cơng trình nghiên cứu về Quyền tư pháp ở Việt Nam
và trên thế giới còn khá hạn chế. Đề tài mà học viên chọn làm đề tài luận văn
lần đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về Quyền tư pháp. Luận văn sẽ
đưa được ra các điểm mới như:
- Làm rõ khái niệm và các vấn đề lý luận về Quyền tư pháp.
- Nghiên cứu xem xét các vấn đề về Quyền tư pháp của một số nước
trên thế giới
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật Việt
Nam cũng như những quy định mới về Quyền tư pháp theo Hiến pháp 2013
và Luật Tổ chức Tịa án nhân dân 2014 (có hiệu lực từ ngày 01-6-2015, sau
đây gọi tắt là “Luật TCTAND”) từ đó có những sửa đổi các luật phù hợp với
các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền tư pháp.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền
tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước, về quyền tư pháp của Tòa án quy
định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức TAND và đánh giá thực tiễn thực thi

5



quyền tư pháp của TAND trong những năm gần đây, đồng thời cũng mở rộng
nghiên cứu quyền tư pháp của một số quốc gia khác trên thế giới. Qua đó thấy
được những hạt nhân hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quyền tư
pháp ở nước ta.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quyền tư
pháp được thực thi bởi Tòa án - chủ thể chủ yếu thực thi quyền tư pháp mà
không nghiên cứu việc thực thi quyền tư pháp của các chủ thể khác. Đồng
thời, cũng để đánh giá được thực tiễn thực thi quyền tư pháp của Tịa án một
cách chính xác và đầy đủ nhất.
6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu kể trên, nội dung nghiên cứu
của luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền tư pháp
như: Khái niệm quyền tư pháp, đặc điểm, vị trí, vai trị quyền tư pháp của Tịa
án, phân tích các quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
quy định về quyền tư pháp của Tòa án… Trên cơ sở xác định được những vấn
đề lý luận cơ bản, nội dung nghiên cứu tiếp theo luận văn đi vào đánh giá
những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực thi quyền tư pháp qua
các giai đoạn để thấy được những kết quả đã đạt được, những kết quả cịn hạn
chế. Qua đó xác định ngun nhân của những hạn chế, tồn tại và đề ra các
phương hướng giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quyền tư pháp.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn vận dụng trực tiếp những vấn đề phương pháp
luận của phép biện chứng duy vật. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,
thống kê, khảo sát thực tế....
6



7. Kết cấu luận văn
Luận văn sẽ được thực hiện với khối lượng phù hợp các yêu cầu trên cơ
sở mục đích, phạm vi, nhiệm vụ và mức độ nghiên cứu của vấn đề. Trên cơ sở
u cầu đó, ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 Chương:
Chương 1: Quyền tư pháp trong chính thể nhà nước hiện đại.
Chương 2: Quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Chương 3: Những nội dung mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
theo Hiến pháp năm 2013.

7


Chƣơng 1
QUYỀN TƢ PHÁP
TRONG CHÍNH THỂ NHÀ NƢỚC HIỆN ĐẠI
Khái niệm quyền tư pháp
Theo quan niệm phổ biến trong khoa học chính trị và khoa học pháp lý,
quyền lực nhà nước là một chỉnh thể thống nhất của các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Quyền tư pháp là một nhánh quyền lực nhà nước. Nói đến “tư
pháp” là “khái niệm dùng để chỉ các cơ quan tòa án, việc xét xử các hành vi vi
phạm pháp luật và các vụ kiện tụng trong nhân dân, hoạt động của các cơ
quan điều tra, kiểm sát, truy tố, xét xử và thi hành án”. Khái niệm tư pháp như
vậy chưa thật chuẩn xác, bởi nó vừa chỉ chủ thể (các cơ quan tòa án), vừa chủ
hoạt động xét xử của các cơ quan đó và hoạt động của các cơ quan khác như
cơ quan điều tra, kiểm sát, truy tố, xét xử và thi hành án.
Theo nghĩa hẹp hơn nhận thức trên, thuật ngữ “tư pháp” trong cuốn từ
điển Luật học được định nghĩa là cơng việc tổ chức, giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
Nói đến tư pháp là nói đến công lý, công bằng, là việc phân xử và phán xét

các vi phạm pháp luật và tranh chấp trong xã hội phù hợp với pháp luật. Về
mặt lý thuyết, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều quan niệm khác
nhau về quyền tư pháp. Ở các quốc gia có cách thức tổ chức bộ máy nhà nước
theo học thuyết tam quyền phân lập, quyền tư pháp được xác định là một
nhánh quyền lực độc lập với quyền lập pháp, quyền hành pháp và đồng nghĩa
với quyền xét xử (tài phán) do tòa án thực hiện. Ở các quốc gia có cách thức
tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc quyền lực thống nhất, quyền tư
pháp được phân cơng cho tịa án và các cơ quan khác thực hiện.
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, nguyên tắc tập quyền XHCN
được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy không ghi nhận trong các

8


văn kiện chính thức nhưng trên thực tế, tập quyền XHCN đã trở thành một
nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước (và được coi như sự phủ định nguyên
tắc phân chia quyền lực trong nhà nước tư sản). Khi cơng cuộc Đổi mới bắt
đầu, Nghị quyết Đại hội tồn quốc lần thứ VI (1986) đề ra nhiệm vụ “thực
hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước”. Đại
hội Đảng lần thứ VII (1991) khẳng định Nhà nước Việt Nam thống nhất ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân cơng rành mạch ba quyền
đó (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm
1991). Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), nguyên tắc “quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ
quan tư pháp” được khẳng định. Quan điểm về tính thống nhất của quyền lực,
về sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp là một quan điểm chính trị - pháp lý khái quát, được thể chế hóa trong
Hiến pháp năm 2013, đặt cơ sở ở tầm hiến định cho việc xác định nội dung
của quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy nhiên, nguyên tắc
này mới dừng lại trong phạm vi của một công thức tổng quát, chưa được cụ

thể hóa trên các bình diện về chủ thể, phạm vi, nội dung, cách thức tổ chức
thực hiện của quyền tư pháp.
Quyền tƣ pháp (judicial power) là “thẩm quyền được trao cho tòa án
và các thẩm phán xem xét và quyết định các vụ việc và đưa ra phán quyết có
giá trị bắt buộc thi hành đối với các vụ việc ấy; quyền giải thích và áp dụng
pháp luật khi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều gì đó có phù hợp hay
khơng phù hợp với pháp luật điều chỉnh việc ấy” [25]. Ở Việt Nam, theo nhiều
nhà nghiên cứu, quyền tư pháp được định nghĩa là “quyền xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hơn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính” [23, tr. 657],
quyền tư pháp được định nghĩa là quyền “xét xử các hành vi vi phạm hiến
pháp, vi phạm pháp luật từ phía cơng dân và cơ quan nhà nước; bảo vệ pháp

9


luật, công lý, tự do của công dân và trật tự an toàn xã hội” [17, tr.60]. Tư pháp
là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động
“phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các
quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ
thể pháp luật” [8, tr.11].
Phạm vi, đặc điểm của quyền tư pháp
Từ những kết quả nghiên cứu lý thuyết và xét từ phương diện chủ thể
thực hiện, quyền tư pháp với tư cách là một bộ phận của quyền lực nhà nước
được hiểu theo phạm vi và mức độ sau:
Thứ nhất: Quyền tư pháp được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan tư
pháp và bổ trợ tư pháp gồm: cơ quan xét xử (tòa án nhân dân), cơ quan điều
tra, cơ quan công tố, cơ quan thi hành án; các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp
(luật sư, công chứng, giám định tư pháp…)
Thứ hai: Quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của tòa án và
những hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức khác trực tiếp

liên quan đến hoạt động xét xử của tòa án, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, pháp chế, trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, lợi
ích của Nhà nước và xã hội.
Có thể thấy Quyền tư pháp theo cách hiểu trên được thực hiện không
chỉ thông qua hoạt động xét xử mà cả các hoạt động khác có liên quan trực
tiếp đến hoạt động xét xử hoặc phục vụ cho hoạt động xét xử như hoạt động
điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp. Trong các hoạt động trên của quyền tư pháp,
quyền xét xử đóng vai trị trung tâm. Ở nhiều quốc gia, ngồi hoạt động xét
xử, tịa án cịn thực hiện nhiều hoạt động khác như kiểm tra tính hợp pháp và
tính có căn cứ của các quyết định và hoạt động của các cơ quan nhà nước, của
những người có chức vụ, quyền hạn; giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật.
Nhận thức về quyền tư pháp theo phương diện chủ thể thực thi quyền

10


tư pháp dựa trên và phù hợp với tư tưởng của các nhà kinh điển Macxit về
phân công thực hiện quyền lực nhà nước nhưng nếu xếp các cơ quan điều tra,
viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp và thanh tra vào các cơ quan tư pháp thì
sẽ khơng phân biệt được rõ ràng chức năng hành pháp và chức năng tư pháp.
Các cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp, thanh tra về bản
chất là cơ quan hành pháp. Trong quan niệm nói trên về quyền tư pháp, không
chỉ các cơ quan nhà nước mà cả các tổ chức không phải cơ quan nhà nước
chẳng hạn như các tổ chức bổ trợ tư pháp hoạt động theo pháp luật cũng tham
gia vào việc thực hiện quyền tư pháp. Nếu như vậy thì quyền tư pháp khơng
cịn được hiểu như là một loại quyền lực nguyên nghĩa trong quyền lực nhà
nước, bởi trong quan niệm đang được đề cập ở đây có sự xã hội hóa trong
thực hiện quyền lực nhà nước. Mục tiêu và mục đích hoạt động của chủ thể
được xem như là tiêu chí chủ yếu để phân nhóm cơ quan tư pháp. Theo đó,
các cơ quan, tổ chức nào thơng qua hoạt động của nó trực tiếp hoặc gián tiếp

phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm pháp chế, trật
tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, lợi ích của nhà nước và
xã hội được xem là cơ quan tư pháp.
Thứ ba: Quyền tư pháp được hiểu là tập hợp những việc làm cụ thể do
cơ quan tư pháp thực hiện trong tố tụng tư pháp, liên quan trực tiếp đến việc
giải quyết các vụ án, các tranh chấp pháp luật và hướng tới mục đích giải
quyết các vụ án, tranh chấp một cách đúng đắn, khách quan. Phù hợp với
quan niệm này, hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động điều tra của các cơ
quan điều tra, hoạt động công tố của viện kiểm sát và hoạt động xét xử của
tòa án. Tuy các cơ quan bổ trợ của tư pháp như cơ quan công chứng, giám
định, bào chữa… tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết
vụ án nhưng hoạt động của các cơ quan này khơng mang tính tư pháp mà chỉ
góp phần giúp cho việc giải quyết vụ án, giải quyết các tranh chấp pháp luật

11


được đúng đắn, khách quan khi có yêu cầu từ phía cơ quan tiến hành tố tụng
hoặc từ phía người tham gia tố tụng.
Quyền tư pháp được xác định là một loại quyền lực nhà nước, do vậy
việc tổ chức thực thi loại quyền lực này phải được thực hiện bởi những cơ
quan nhà nước. Trong thực hiện quyền tư pháp là cơ quan được giao thẩm
quyền xác định tính đúng pháp luật của một sự kiện pháp lý xảy ra. Quyền tư
pháp phải luôn được thể hiện thông qua việc giải quyết vụ án, giải quyết các
tranh chấp pháp luật. Quá trình thực thi quyền tư pháp là quá trình tìm kiếm
và xác định xem sự kiện xảy ra có đúng pháp luật hay khơng. Khi phát hiện
được hành vi khơng đúng pháp luật thì xác định trách nhiệm pháp lý áp dụng
với chủ thể vi phạm. Như vậy tòa án được coi và trở thành biểu tượng cho
người dân vào công lý của nhà nước. Xét xử là khâu trung tâm của quá trình
thực thi quyền tư pháp. Khơng có cơ quan nào trong hệ thống quyền lực nhà

nước có thể đảm nhiệm đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và khôi phục các
quyền đã bị xâm phạm như tịa án. Song, để đảm bảo tính khách quan, bảo
đảm sự độc lập của tòa án nên dù là tư pháp hình sự hay tư pháp dân sự, tịa
án cũng khơng thể tự mình làm phát sinh chức năng tố tụng của mình. Để
chức năng xét xử của tòa án vận hành được và thủ tục tố tụng tư pháp tại tịa
án được tiến hành thì phải có các hoạt động tố tụng tư pháp được tiến hành
trước đó (đó là hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra, hoạt động truy tố
của viện kiểm sát). Trong các vụ án hình sự, các hoạt động điều tra, truy tố là
tiền đề dẫn đến tố tụng tòa án. Tuy nhiên, trong các vụ án phi hình sự, nghĩa
vụ chứng minh lại thuộc về đương sự nên cơ quan điều tra và cơ quan công tố
dường như không có vai trị.
Thứ tư: Quyền tư pháp hiểu theo nghĩa hẹp được giới hạn trong hoạt
động của tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân.
Thứ năm: Theo nghĩa hẹp nhất thì Quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực

12


nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng
đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh
chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật. Với cách hiểu này,
chủ thể thực hiện quyền tư pháp chỉ là tòa án và hoạt động tư pháp chỉ là hoạt
động xét xử. Nói đến tư pháp là nói đến hoạt động xét xử và được thực hiện
chỉ bởi tòa án.
Theo một số nhà khoa học trong lĩnh vực tư pháp khi tiếp cận quyền
tư pháp từ phương diện chức năng và giới hạn quyền tư pháp chỉ trong hoạt
động của tịa án thì có người xem quyền tư pháp như một nhánh quyền lực
độc lập tương đối so với quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền tư
pháp kiểm soát và giới hạn hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp trên
cơ sở hiến pháp và pháp luật, được xem như biểu tượng của công lý. Để

đảm bảo yêu cầu này, cần thiết lập quyền giám sát tư pháp đối với nhánh
lập pháp và hành pháp.
Tuy nhiên, khác với quan niệm trên có ý kiến cho rằng quyền tư pháp
chỉ được giới hạn trong hoạt động xét xử của tòa án. Quyền tư pháp do các
tịa án thực hiện vì khi nói đến quyền này là liên tưởng tới hoạt động hay
quyền xét xử của tịa án.
Như vậy có thể thấy cho đến nay khơng có một khái niệm hay định
nghĩa thống nhất nào về quyền tư pháp, sự khác nhau trong nhận thức về
quyền tư pháp là do sự khác nhau trong góc độ và mức độ tiếp cận khi
nghiên cứu về vấn đề này. Trong nghiên cứu về quyền tư pháp cần xem
quyền tư pháp là một bộ phận, một nội dung của quyền lực nhà nước và đặt
nó trong phạm vi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất và
gắn với chủ quyền quốc gia được cấu thành và tổ chức theo các chức năng:
xây dựng pháp luật để cai trị - lập pháp; tổ chức thực hiện pháp luật đó hành pháp; duy trì, bảo vệ trật tự pháp luật đó - tư pháp. Vì thế quyền tư

13


pháp là một loại quyền không thể thiếu được trong bất cứ nhà nước nào.
Quyền tư pháp giám sát việc tuân thủ pháp luật, gắn với chức năng bảo vệ
pháp luật, bảo vệ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và ngồi việc
phán xét tính hợp pháp của hành vi của những người tham gia các quan hệ
xã hội cịn phán xét cả tính hợp pháp của chính các đạo luật, của các văn bản
quy phạm pháp luật khác.
Quyền tư pháp mang tính giai cấp, bởi nó bảo vệ pháp luật, bảo vệ ý
chí của giai cấp thống trị. Ở Nhà nước bóc lột, giai cấp thống trị là giai cấp có
tiềm lực kinh tế, nắm giữ các phương tiện lao động chủ yếu và là giai cấp
thống trị về kinh tế. Quyền tư pháp bảo vệ lợi ích của nhóm người đó. Cịn
trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, lực lượng chủ yếu chiếm số đông là những
người lao động do giai cấp công nhân và lực lượng lao động hình thành tổ

chức và cai trị. Quyền tư pháp phục vụ cho lợi ích số đơng đó, quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Việc bảo vệ lợi ích của nhân dân là tiêu chí đánh giá
hiệu quả tổ chức và hoạt động của bộ máy thực hiện quyền tư pháp. Quyền tư
pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân có
chức năng và nhiệm vụ chính là bảo vệ lợi ích nhân dân nên quyền tư pháp
phải được tổ chức thành bộ máy với những cơ quan sao cho người dân được
tiếp cận với những thủ tục tư pháp đơn giản, thuận tiện, ít tốn kém, cán bộ tư
pháp phải chuyên nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp. Khả năng đáp ứng được
các yêu cầu này của nền tư pháp cũng chính là những tiêu chí đánh giá hiệu
lực, hiệu quả và vai trò của quyền tư pháp. Ngày nay, nhà nước pháp quyền
khơng cịn được đặc trưng bởi chức năng lập pháp như trước, mà bởi sự phát
triển các thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ pháp luật, trước sự tùy tiện của lập pháp
và hành pháp [12, tr.126].
Quyền tư pháp giới hạn theo nghĩa hẹp là thơng qua hoạt động của tịa
án với chức năng xét xử, nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết đối với các

14


hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quyền, lợi ích của cơng dân, tổ
chức; áp dụng pháp luật; phán xét hành vi hợp pháp của các cơ quan, công
chức nhà nước.
Quyền tư pháp theo nghĩa rộng được thực hiện qua hoạt động của hệ
thống các cơ quan bảo vệ pháp luật như cơ quan điều tra, cơ quan cơng tố và
tịa án. Trong hệ thống các cơ quan đó, tịa án với chức năng xét xử có vai trị
trung tâm và thể hiện rõ nhất tính tư pháp của quyền tư pháp. Hoạt động điều
tra có thể được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp nhưng thực hiện chức
năng tư pháp hoặc do cơ quan công tố hoặc cơ quan tòa án đảm nhiệm. Hoạt
động thi hành án là giai đoạn sau của xét xử, thực thi phán quyết của tịa án.
Vì vậy, khơng nên coi hoạt động thi hành án thuộc phạm vi của quyền tư pháp

và cơ quan thi hành án không phải là cơ quan tư pháp. Ngồi ra, các hoạt
động có tính chất bổ trợ như bào chữa, giám định, giám sát, tư vấn pháp luật,
công chứng… không nên coi là hoạt động thực thi quyền tư pháp.
Tòa án là một nhánh quyền lực có vị trí đặc biệt quan trong trong Nhà
nước pháp quyền, nhưng đây lại là nhánh quyền lực yếu hơn so với hai nhánh
quyền lực còn lại lập pháp và hành pháp. Lập pháp là cơ quan có chức năng làm
luật. Lập pháp có quyền ấn định cách hành xử của cả xã hội. Hành pháp là cơ
quan thi hành, thực hiện pháp luật hàng ngày, hàng giờ nên tác động vào đời
sống của con người hay nói như Hegel là “hành pháp có quan hệ một cách trực
tiếp hơn với cái đặc thù trong xã hội công dân và thực hiện lợi ích phổ biến ở bên
trong những mục đích đặc thù đó” [3]. Hamilton thì nhận xét rằng:
Ngành hành pháp khơng những có quyền phân phối vinh dự
mà lại có quyền sử dụng vũ lực. Ngành lập pháp khơng những
kiểm sốt tài chính mà lại có quyền quy định các luật lệ chi phối
sự sinh hoạt của các công dân [27, tr.80].

15


Hamilton lập luận:
Ngành tư pháp, trái lại, khơng có quyền sử dụng vũ lực hoặc
quyền kiểm sốt tài chính, khơng có quyền chi phối tài sản lẫn sức
mạnh của xã hội, và cũng khơng có một quyền quyết định tích cực
nào cả. Có thể nói rằng ngành tư pháp vừa khơng có lực lượng, lại
khơng có ý chí, mà chỉ có phán đốn mà thơi, và cần phải dựa trên
sự trợ tá của ngành hành pháp mới có thể thi hành được quyết định
của tri phán của mình.
Điều đó cho thấy với vị trí của mình, Tịa án ít có nguy cơ lạm quyền
và cũng ít nguy hiểm đối với các quyền, tự do của con người hơn so với
quyền lập pháp và hành pháp. Nói như vậy khơng có nghĩa Tịa án là một

ngành quyền lực vơ hại trong bộ máy nhà nước. Ngược lại, Tịa án vẫn có khả
năng gây tổn hại cho nền công lý quốc gia khi họ lạm dụng chính quyền lực
của mình để mưu cầu lợi ích cá nhân. Tuy đối tượng xâm phạm chỉ là một bộ
phận đặc biệt trong xã hội, đó là những đương sự, bị can, bị cáo ra trước công
đường nhưng hậu quả của việc lạm dụng quyền lực này vơ cùng nghiêm
trọng, bởi lẽ nó là trật tự xã hội suy giảm, công chúng sẽ đánh mất niềm tin
vào công lý, vào bộ máy nhà nước. Do vậy từ trước đến nay, người ta đã
nghiên cứu tìm ra nhiều biện pháp bảo đảm cho Tòa án được hoạt động đúng
với mục đích bảo vệ quyền con người, an ninh, trật tự của xã hội. Trong đó,
luật thủ tục là một trong những biện pháp tốt nhất nhằm giới hạn sự lạm
quyền của những người nắm quyền tư pháp.
Hoạt động xét xử là hoạt động trực tiếp bảo vệ cơng lý. Tịa án khơng
chỉ phán xét tính hợp pháp mà cịn cả tính đúng đắn của hành vi. Vì vậy,
ngồi căn cứ vào pháp luật, khi xét xử, tịa án cịn căn cứ vào cơng lý. Biểu
hiện của cơng lý chính là sự cơng bằng, khách quan, vơ tư và tình người. Ở
Anh quốc, một quốc gia theo luật common law, ngồi hệ thống luật án lệ thì

16


họ cịn xét xử theo luật cơng bình (equity). Ngun tắc xét xử là mọi phán
quyết đều phải nhân danh công lý. Với những quốc gia theo luật Châu âu lục
địa, tuy xét xử theo hệ thống luật thực định nhưng cơng lý vẫn phải được
đảm bảo với mục đích mọi phán quyết đều dẫn đến sự công bằng, khách
quan, vơ tư. Quy phạm pháp luật có thể cứng nhắc, máy móc và khơng thể
quy định hết cho mọi trường hợp cụ thể. Tịa án nhân danh cơng lý, áp dụng
pháp luật linh hoạt để sao cho công bằng không bị bóp méo theo điều cứng
nhắc, đóng khung của pháp luật. Đây cũng chính là lý do Tịa án cần được
trao thẩm quyền giải thích pháp luật trong việc áp dụng các điều luật cho
từng trường hợp cụ thể.

Hoạt động tư pháp phải tìm kiếm, xác định và minh định cho được sự
kiện xảy ra. Và trên cơ sở xác định sự kiện đó của thực tiễn khách quan xảy ra
trong mối quan hệ giữa các chủ thể của các quan hệ pháp luật, chủ thể của
hoạt động tư pháp phải đưa ra được những đánh giá về pháp lý cho các sự
kiện đó. Như vậy, đặc thù của hoạt động tư pháp mà trung tâm là hoạt động
xét xử là xác định sự kiện. Không phải chỉ đơn thuần áp dụng pháp luật mà
trước khi áp dụng pháp luật phải xác định cho được sự kiện. Sự kiện đó xảy ra
như thế nào trong quan hệ khách quan thì phải xác định được đúng như vậy.
Đạt được chân lý khách quan- một trong những mục tiêu của hoạt động tư
pháp. Cho nên cần hiểu rằng, hoạt động tư pháp là một hoạt động sáng tạo,
một loại hoạt động đòi hỏi huy động trí tuệ cao và trách nhiệm lớn của các
chủ thể áp dụng pháp luật, vì đây là những vấn đề liên quan đến con người,
liên quan đến lợi ích của các bên.
Nhìn chung quan trọng nhất trong một Nhà nước, quyền tư pháp nhất
thiết phải được tổ chức và thực hiện với mục tiêu và nhiệm vụ duy trì, bảo vệ
trật tự nhà nước, bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích của cơng dân. Việc cơ

17


quan điều tra và cơ quan công tố tham gia thực thi quyền tư pháp là phù hợp
với nguyên tắc phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước.
1.1. Quyền tƣ pháp trong chính thể cộng hịa tổng thống
Đặc trưng của chính thể cộng hòa tổng thống là quyền lực của người
đứng đầu Nhà nước và của người đứng đầu Chính phủ tập trung trong tay
Tổng thống. Tổng thống ở các nước này có thể do nhân dân trực tiếp bầu ra
hay gián tiếp thông qua đại cử tri như ở Mỹ, Acshentina. Tổng thống tự thành
lập Chính phủ, bổ nhiệm và bãi nhiệm các Bộ trưởng, Quốc vụ khanh (hàm
Bộ trưởng). Ở một số nước, việc bổ nhiệm này đòi hỏi phải được Thượng

nghị viện thơng qua như ở Mỹ. Ngồi ra, Tổng thống còn được trao quyền
sáng tạo pháp luật như giải thích Hiến pháp [1, tr.10].
Chính thể cộng hịa tổng thống, điển hình là ở Mỹ cịn là một mơ hình
chính thể áp dụng ngun tắc phân quyền một cách cứng rắn. Tuy nhiên trong
quan hệ giữa tư pháp với lập pháp và hành pháp ít được đề cập đến. Sự kìm
chế và đối trọng khơng chỉ được thể hiện trong quan hệ lập pháp và hành
pháp mà còn trong quan hệ giữa tư pháp với lập pháp và hành pháp. Thí dụ
như Hiến pháp Mỹ quy định: “Quyền tư pháp Hợp chủng quốc được trao cho
một Tòa án tối cao, và cho những tòa án ở cấp thấp hơn mà Quốc hội có thể
đơi khi quyết định và thiết lập” [28, tr.594]
Tòa án Mỹ là một thể chế độc lập hành xử quyền tư pháp theo đúng mơ
hình tam quyền phân lập mà Montesquieu đã đưa ra. Các chánh án do Tổng
thống bổ nhiệm, Quốc hội phê chuẩn và có nhiệm kỳ suốt đời. Hiến pháp trực
tiếp thành lập và phân định thẩm quyền của Tòa án tối cao Mỹ và Quốc hội
cũng không thể thay đổi các quyền của Tòa án tối cao được ấn định trong
Hiến pháp. Có thể nói hoạt động tài phán của Tịa án không chịu sự can thiệp
của lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên quan hệ giữa tư pháp với lập pháp và

18


hành pháp cũng tạo nên một cơ chế kìm chế, đối trọng quyền lực. Tịa án tối
cao Mỹ tự kìm chế mình trong phạm vi quyền tư pháp theo ranh giới của sự
phân bố quyền lực để độc lập, Tòa án khơng có quyền hủy bỏ một đạo luật bất
hợp hiến và cũng khơng xem xét tính hợp hiến của quá trình lập pháp mà chỉ
giải quyết những trường hợp cụ thể. Tịa án khơng cụ thể hóa một đạo luật
thành những chi tiết rộng quá phạm vi mà đạo luật đó có thể áp dụng. Nếu có
một sự nghi ngờ nào đó về tính hợp hiến của một đạo luật, Tòa án sẽ làm sáng
tỏ để tránh việc phải tuyên bố rằng đạo luật đó bất hợp hiến [22, tr.353).
Đối với Quốc hội: Hiến pháp Mỹ không quy định về thẩm quyền bảo

hiến của Tòa án tối cao. Nhưng Tịa án tối cao Mỹ đã tự nhận cho mình vai
trò bảo hiến xuất phát từ nguyên tắc phân quyền trong việc tổ chức quyền lực
Nhà nước. Theo nguyên tắc này, quyền tư pháp phải được hoàn toàn tự do để
giải thích Hiến pháp và nó mang tính chất bắt buộc. Đây cũng là cơ sở cho
việc độc lập hành xử quyền bảo hiến của Tòa án. Về nguyên tắc, Tịa án
khơng có quyền hủy bỏ một đạo luật bất hợp hiến nhưng việc Tòa án từ chối
áp dụng đạo luật như vậy đã làm vơ hiệu hóa đạo luật đó vì trong những
trường hợp tương tự nếu đương sự nại ra đạo luật đã bị tòa án tuyên bố bất
hợp hiến thì tịa án thụ lý sẽ từ chối áp dụng.
Hiện nay, Tòa án tối cao Mỹ đã thực thi chức năng vốn có của mình đó
là bảo vệ chính văn Hiến pháp và tinh thần của Hiến pháp chứ khơng tìm cách
thay thế chúng bằng những quan điểm của cá nhân mình. Chính vì thế mà Tịa
án tối cao đã dần dần trở thành một định chế đóng vai trị tích cực trong đời
sống chính trị của Mỹ. Đặc biệt, Tịa án tối cao đã đóng vai trị tiên phong
trong cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc ở Mỹ, giúp cho những người da đen
có thể hưởng thị quyền cơng dân của mình khơng chỉ trên lý thuyết mà cịn có
thể sử dụng quyền đó trong thực tế. Người da đen có thể tham dự vào các
cuộc hội họp của chính đảng để chọn ra ứng cử viên tranh cử trong các cuộc

19


bầu cử. Như vậy Tịa án đã xích lại gần công chúng hơn và những tư tưởng
tiến bộ về dân chủ, bình đẳng, cơng lý sẽ đóng vai trị đảm bảo cho ngành lập
pháp có thể ban hành những đạo luật phù hợp với nội dung cũng như tinh thần
của Hiến pháp. Thẩm quyền bảo hiến của Tòa án làm cho Quốc hội thận trọng
hơn trong việc thực thi quyền lập pháp của mình.
Đối với Tổng thống, Tịa án khơng những có thể vơ hiệu hóa những
quyết định của Quốc hội mà cả những quyết định của Tống thống vi phạm
Hiến pháp. Theo cơ chế đối trọng, Tổng thống cũng phải chịu trách nhiệm về

hành vi của mình trước vành móng ngựa của tịa án. Về ngun tắc, quyền
luận tội và bãi chức Tổng thống thuộc về Quốc hội. Sau khi bị bãi chức theo
thủ tục đó thì Tổng thống có thể bị xét xử bởi Tịa án theo thủ tục tố tụng và
trong phiên xem xét cách chức Tổng thống của Thượng viện, Chánh án Tòa
án tối cao liên bang lại là người điều khiển. Trên thực tế, Tòa án có quyền
phán xét những hành vi vi phạm pháp luật của Tống thống, các quan chức
hành pháp cũng như các cơ quan cụ thể của ngành hành pháp. Thí dụ như
trường hợp TATC Mỹ đã cho rằng Tổng thống Nixon đã hành động trái Hiến
pháp khi quyết định sử dụng trái mục đích những khoản tiền mà Quốc hội đã
phân bổ để chi dùng cho việc ban hành những đạo luật đặc biệt. TATC Mỹ đã
ra quyết định trong vụ án “Nước Mỹ và Tổng thống Nixon” năm 1974, mặc
dù thời điểm đó 4 trong số 9 người do chính Nixon bổ nhiệm, TATC Mỹ vẫn
quyết định với đa số phiếu áp đảo buộc Nixon phải nộp các tài liệu có liên
quan tới vụ Watergate. Chính những quyết định thường châm ngòi cho những
sự tranh luận và những mối quan tâm sâu sắc từ những thiết chế khác trong hệ
thống chính trị và tồn xã hội, thậm chí cịn dẫn tới việc Quốc hội có thể xem
xét, cách chức Tổng thống.
Đối với các cơ quan hành pháp, Tòa án cũng có thẩm quyền ban hành
các bản án, quyết định chống lại các cơ quan cụ thể của ngành hành pháp vi
phạm pháp luật.
20


×