Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÁP LUẬT về HOẠT ĐỘNG bảo đảm TỎNG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.48 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI TẬP NHĨM
ĐỀ TÀI:
CHO VÍ DỤ VÀ LÀM RÕ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP
TÍN CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp: LKT_K42D
Mơn: Pháp luật về bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Giảng viên phụ trách: ThS. Trần Thế Hệ

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13

HỌ VÀ TÊN
Hồ Xuân Cảnh
Trần Văn Hương
Phan Văn Long
Ung Thị Yến Nhi
Phan Thị Cẩm Nhung
Lê Thị Hoài Ni
Phạm Phát
Nguyễn Thị Minh Tâm
Brao Thị Thành
Nguyễn Thị Thảo
Cao Thị Út Thắm
Nguyễn Thị Trang
Nguyễn Võ Thảo Vy

MSV

LỚP

18A5021038
18A5021228
18A5021286
18A5021374
18A5021381
18A5021389
18A5021398
18A5021447

18A5021455
18A5021471
18A5021482
18A5021540
18A5021617

K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT
K42D – KT


MỤC LỤC

A, PHẦN VÍ DỤ
Gia đình anh Nguyễn Văn A là hộ nghèo thuộc địa bàn xã Phú Mậu, thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, do có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, chăn
nuôi nhằm ổn định, phát triển kinh tế và thoát nghèo nên ngày 01/02/2021 anh
Nguyễn Văn A đã đề nghị được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi
nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (có trụ sở tại 49 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh,
thành phố Huế) bằng biện pháp tín chấp của Hội Nông dân xã Phú Mậu nơi anh là

hội viên, với mức vay là 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng), lãi suất cho vay
là 6%/năm, thời hạn vay là 24 tháng. Thỏa thuận vay được lập thành văn bản được
sự xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở là Hội nông dân của xã đã đứng
ra ký cam kết với ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế về
số tiền vay, trình bày rõ mục đích vay là vay để cho hộ nông dân anh Nguyễn Văn
A đầu tư phát triển kinh tế gia đình; thời hạn vay, lãi suất vay. Phía ngân hàng sẽ
giải ngân đúng hạn. Cùng với đó Hội nông dân nơi anh A là thành viên sẽ giám
sát chặt chẽ việc dùng vốn của hộ gia đình anh A.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
Thời gian qua, nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và liên tục bổ sung hoàn thiện
các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và giao
dịch bảo đảm nói riêng trong đó có giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân
hàng.
Biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín dụng là những biện pháp để đảm bảo
việc thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng tín dụng nhằm bảo đảm an toàn cho các
giao dịch.
Trong số các biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín dụng, bảo đảm bằng biện
pháp tín chấp là một biện pháp “đặc biệt” hơn so với các biện pháp như cầm cố,
thế chấp,... bởi các yếu tố như chủ thể, mục đích. Để làm rõ hơn các quy định của
pháp luật về biện pháp tín chấp để bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng cũng như
những ưu, nhược điểm của biện pháp này, nhóm 4 xin được trình bày các nội dung
sau.
I. Khái quát chung về biện pháp bảo đảm tín chấp
1.

Khái niệm về tín chấp

Theo quy định tại Điều 344 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định bảo đảm
bằng biệp pháp tín chấp như sau:
“Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá
nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật”.
Điều này được hiểu là: tín chấp là việc Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở bằng
uy tín của mình để bảo đảm cho một cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng là hộ
nghèo có điều kiện hồn cảnh khó khăn, vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
4


Đặc điểm của biện pháp bảo đảm tín chấp

2.

Biện pháp bảo đảm tín chấp là một trong 9 biện pháp bảo đảm được quy định
trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Biện pháp bảo đảm tín chấp có một số đặc điểm sau
đây:
- Bên bảo đảm: Phải là tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở.
- Bên được bảo đảm: Là cá nhân, hộ gia đình nghèo.
- Bên nhận bảo đảm: các Tổ chức tín dụng.
- Đối tượng để bảo đảm: Là uy tín của tổ chức.
- Mục đích vay bằng biện pháp bảo đảm là tín chấp: nhằm mục đích thực hiện
sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ.
- Bên cho vay có quyền kiểm sốt việc sử dụng vốn vay và có quyền chấm
dứt hợp đồng trước thời hạn và thu hồi vốn nếu người vay sử dụng vốn khơng đúng
mục đích đó.
3.
-


Vai trị của biện pháp bảo đảm tín chấp
Giúp nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, đảm bảo
cho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu
do việc không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của bên được tín

-

chấp gây ra.
Vai trị đối với Nhà nước: Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

-

dân.
Vai trò đối với xã hội: Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao đời sống xã hội,
đưa nền kinh tế quốc gia ngày càng phát triển, đồng thời góp phần khuyến khích
các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tích cực, tạo uy tín, ảnh hưởng lớn trên địa

-

phương.
Vai trò đối với người được tín chấp: Tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để phát triển
kinh tế, ổn định cuộc sống.
5


II. Quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm tín chấp
2.1. Chủ thể của biện pháp bảo đảm tín chấp
2.1.1. Bên tín chấp

- Bên tín chấp là: Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở
Tổ chức chính trị-xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên
đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có
ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này khơng nhằm tới mục đích giành chính
quyền.1
Theo quy định tại Điều 45 Nghị định số: 21/2021/NĐ-CP thì các tổ chức
chính trị - xã hội ở cơ sở có thể đứng ra đảm bảo vay cho các cá nhân, hộ gia đình
nghèo bao gồm: Hội Nơng dân Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; Cơng đồn cơ sở.
Theo đó, trong ví dụ trên, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở đứng ra tín chấp
cho anh Nguyễn Văn A vay vốn là Hội nông dân Việt Nam nơi anh thành viên của
hội, điều này phù hợp với quy định của pháp luật.
2.1.2. Bên nhận tín chấp
Bên nhận tín chấp là : Các tổ chức tín dụng
Tại Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 quy
định:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.

1 Luật Minh Khuê nhật ngày 01/11/2021

6


Trong ví dụ nếu trên, bên nhận tín chấp là Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi
nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (có trụ sở tại 49 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh,
thành phố Huế) là phù hợp với các quy định của pháp luật.
2.1.3. Bên được tín chấp

Bên được tín chấp là cá nhân, hộ gia đình nghèo: Hiện nay, việc xác định
chuẩn nghèo được căn cứ theo Nghị định số: 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01
năm 2021 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025. Trên thực tế, để
xác định các hộ gia đình nghèo thì căn cứ vào danh sách được lập trên địa bàn các
xã, phường. Những hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo để được
hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Sở dĩ, chỉ cá nhân, hộ gia đình nghèo mới được vay tín chấp bởi lẽ biện pháp
tín chấp khơng địi hỏi cá nhân, hộ gia đình phải dùng lợi ích vật chất để bảo đảm,
phù hợp với điều kiện kinh tế của cá nhân, hộ gia đình nghèo. Hơn nữa, vay tín
chấp tại các Ngân hàng chính sách xã hội là chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.
Trong ví dụ trên, bên được tín chấp là gia đình anh Nguyễn Văn A là hồn toàn
phù hợp với quy định của pháp luật, bởi lẽ hộ gia đình anh A thuộc đối tượng là hộ
nghèo.
2.2. Hình thức của biện pháp bảo đảm tín chấp
Điều 345 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức, nội dung tín chấp, cụ
thể:
Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác
nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hồn cảnh
của bên vay vốn.
Theo đó, khi tổ chức tín dụng cho vay có áp dụng biện pháp bảo đảm là tín
chấp thì phải được thể hiện bằng văn bản. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp được
7


thể hiện cụ thể trong Hợp đồng vay vốn được giao kết giữa tổ chức tín dụng và cá
nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách - xã hội. Tổ chức chính trị - xã hội
đứng ra xác minh bên vay về hồn cảnh gia đình, điều kiện vay, mục đích vay...
Bởi vì đối tượng được tiếp cận vốn vay theo hình thức bảo đảm này là những
người có hồn cảnh khó khăn, đó là cá nhân, hộ gia đình nghèo.

Quy định này nhằm đảm bảo tính xác thực của việc bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ bằng biện pháp tín chấp, vì so với các biện pháp bảo đảm được xác lập theo
thỏa thuận, tính chất bảo đảm của biện pháp tín chấp rất thấp.
Trong ví dụ trên, hộ gia đình anh A thỏa thuận vay số tiền 50.000.000 đồng,
suất 6%, thời hạn vay là 24 tháng. Thỏa thuận này đã được lập thành văn bản và có
xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội là Hội nông dân xã nơi anh A là thành viên
bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hồn cảnh của anh Nguyễn Văn A.
2.3. Đối tượng của biện pháp tín chấp
Khác với hầu hết các biện pháp bảo đảm khác là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bằng tài sản, tín chấp là biện pháp bảo đảm không bằng tài sản, không thơng qua
tài sản mà chỉ thơng qua uy tín của tổ chức chính trị - xã hội để bảo đảm cho việc
thực hiện nghĩa vụ.
Đối tượng của biện pháp tín chấp là uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội.
Các tổ chức Chính trị - xã hội sử dụng uy tín của mình đứng ra bảo đảm bằng tín
chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Trong ví dụ trên, Hội nơng dân bằng uy tín của mình đứng ra bảo đảm cho
khoản vay mà hộ gia định anh A vay vốn tại tổ chức tín dụng là Ngân hàng Chính
sách Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế.

8


2.4. Nội dung của biện pháp bảo đảm tín chấp
2.4.1. Số tiền vay
Với biện pháp bảo đảm là tín chấp thì số tiền cho vay phụ thuộc vào mức cho
vay do tổ chức tín dụng quyết định và được cơng bố dựa trên cơ sở nhu cầu vay
vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được, đồng thời phải phù hợp với tình
hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, được áp dụng như nhau đối với các chủ
thể.

Ví dụ, hiện nay, theo Quyết định số 12/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị
Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành ngày 22 tháng 02 năm 2019 đã nâng mức
cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh
lên mức từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ.
Số tiền vay của mỗi cá nhân, hộ gia đình nghèo tùy thuộc vào mục đích, nhu
cầu vay vốn của mỗi hộ gia đình nhưng phải nằm trong hạn mức tối đa do tổ chức
tín dụng quyết định.
Đối với ví dụ trên, số tiền mà hộ gia đình anh A vay là 50.000.000 đồng phù hợp
trong hạn mức cho vay được quy định tại theo Quyết định số 12/QĐ-HĐQT của Hội
đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành ngày 22 tháng 02 năm 2019.
2.4.2. Mục đích vay bằng biện pháp bảo đảm là tín chấp
Bộ Luật dân sự 2015 quy định mục đích vay tín dụng bằng biện pháp bảo đảm
tín chấp là để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và phải thể hiện cụ thể trong hợp
đồng vay vốn. Người vay phải sử dụng vốn đúng với mục đích vay đã được quy
định trong hợp đồng2.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 78/2002/NĐ-CP thì đối với hộ nghèo
vốn vay có thể được sử dụng vào các mục đích sau:

2 Điều 344 Bộ luật Dân sự 2015

9


+ Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật ni; thanh tốn các dịch vụ
phục vụ sản xuất, kinh doanh;
+ Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
+ Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước
sạch và học tập.
Đối chiếu với ví dụ trên, hộ gia đình anh A vay tín dụng bằng biện pháp tín

chấp với mục đích vay là để mở rộng sản xuất, chăn nuôi nhằm ổn định, phát triển
kinh tế và thốt nghèo là hồn tồn phù hợp với quy định của pháp luật.
2.4.3. Thời hạn vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay
vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp
đồng tín dụng.
- Theo đó, thời hạn cho vay bằng biện pháp bảo đảm tín chấp được quy định
căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của người vay và thời hạn thu hồi vốn của
chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của người vay.
- Trường hợp người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyên
nhân khách quan, được tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ.
- Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay có khả
năng trả khoản nợ đến hạn nhưng khơng trả thì chuyển nợ q hạn. Tổ chức cho
vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu
hồi nợ.
- Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn do tổ chức tín dụng quy định.

10


Trong thực tế hiện nay, hoạt động cho vay bằng biện pháp bảo đảm là tín chấp
tập trung phổ biến ở Ngân hàng Chính sách Xã hội 3. Cá nhân, hộ gia đình nghèo
vay tín chấp tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thì thời hạn cho vay đã được nâng
lên tối đa 120 tháng4.
Trong trường hợp trên, hộ gia đình anh A và Ngân hàng Chính sách Xã hội
Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã thỏa thuận với nhau về thời hạn vay là 24 tháng
là phù hợp với Quyết định của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội.
2.4.4. Lãi suất
Theo quy định tại Điều 13 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN thì lãi suất trong hoạt
động cho vay của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận.

Lãi suất được quy định cụ thể trong các văn bản về chương trình cho cá nhân,
hộ gia đình nghèo vay khơng có bảo đảm. Đây là chương trình ưu đãi cho vay vốn
lãi suất thấp và thường thấp hơn so với lãi suất thơng thường mà các tổ chức tín
dụng cho cá nhân khác vay. Bởi vì bên được tín chấp là những cá nhân, hộ gia đình
nghèo là những đối tượng được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ, những đối tượng này
nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia - Giảm nghèo bền vững của Đảng và
Nhà nước đề ra trong từng thời kỳ.
Lãi suất trong hợp đồng tín dụng sử dụng biện pháp tín chấp được điều chỉnh
thay đổi phù hợp với từng thời kỳ và sự biến động của kinh tế trong nước. Lãi suất
cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị
của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong
phạm vi cả nước. Hiện nay, lãi suất cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình nghèo tại
Ngân hàng Chính sách Xã hội là 0,55%/tháng (6%/ năm) được điều chỉnh giảm so
3 Điều 17 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và
các đối tượng chính sách khác
4 Điều 2 Quyết định số 12/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành ngày 22 tháng
02 năm 2019 về nâng mức cho vay và thời hạn tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh
doanh.

11


với thời kỳ trước theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín
dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Trong hợp đồng tín dụng sử dụng biện pháp tín chấp giữa Hộ gia đình anh A
và Ngân hàng Chính sách Xã hội có quy định mức lãi suất là 6%/năm
(0,55%/tháng) là phù hợp với lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ ban hành để
các cá nhân, hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế.
2.4.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên5

Hợp đồng tín dụng sử dụng biện pháp bảo đảm tín chấp về bản chất là dùng
sự tín nhiệm của bên thứ ba để làm biện pháp bảo đảm cho khoản tiền vay giữa tổ
chức tín dụng với bên vay nên khi xây dựng điều khoản tín chấp, hợp đồng phải
ghi nhận cơ bản các quyền và nghĩa vụ giữa ba bên là bên bảo đảm bằng tín chấp
hay cụ thể hơn là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tín dụng cho vay và bên vay, cụ
thể:
- Bên bảo đảm bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ:
+ Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ,
hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục
đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
+ Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn
cảnh của người vay khi vay vốn;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác
liên quan quy định.
- Tổ chức tín dụng cho vay có quyền, nghĩa vụ:

5 Điều 46 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ

12


+ Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng
vốn vay và đôn đốc trả nợ.
+ Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác
liên quan quy định.
- Người vay có quyền, nghĩa vụ:
+ Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc
tiêu dùng phù hợp với mục đích vay;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng
tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay;
+ Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho
vay;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác
liên quan quy định.
Ngoài những điều khoản trên, các bên có thể thỏa thuận thêm những điều khoản
khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên nhưng phải phù hợp với quy định
của pháp luật.
Pháp luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong biện pháp
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp nhằm bảo vệ quyền lợi và cân bằng lợi
ích giữa các bên. Bởi vì, đây là một biện pháp rủi ro tương đối cao do khơng có tài
sản bảo mà là dùng sự tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội để đảm bảo cho việc
thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời cũng hạn chế xảy ra tranh chấp giữa các bên,
làm cơ sở pháp lý rõ ràng khi các bên xảy ra tranh chấp.
Như vậy, trong ví dụ trên hợp đồng tín dụng áp dụng biện pháp bảo đảm bằng
tín chấp giữa ba bên là: bên tín chấp (Hội nơng dân xã Phú Mậu); bên nhận tín
13


chấp (Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thừa Thiên Huế); bên được tín
chấp (hộ gia đình anh Nguyễn Văn A) phải xây dựng được các nội dung cơ bản về
quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
III. Ưu điểm, nhược điểm, giải pháp khắc phục của biện pháp bảo đảm tín
chấp
3.1. Ưu

điểm
Thứ nhất, bên tín chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng là “tổ


chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia
đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng”6. Việc quy định cụ thể các tổ
chức chính trị - xã hội mà khơng phải là các tổ chức khác được phép thực hiện
dùng uy tín của mình để bảo đảm nghĩa vụ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro của bên nhận
tín chấp trong việc thu hồi vốn, đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát trong việc sử
dụng tiền vay của bên được tín chấp. Bên được tín chấp là những “cá nhân, hộ gia
đình nghèo” có nhu cầu sử dụng vốn để tiến hành sản xuất, kinh doanh, điều này
giúp cho họ có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn.
Thứ hai, đối tượng bảo đảm của biện pháp tín chấp khơng phải là tài sản như
các biện pháp bảo đảm khác mà là sự “uy tín” của tổ chức chính trị - xã hội để đảm
bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ. Điều này một lần nữa nhằm giúp cho những
người nghèo, khó khăn khơng có tài sản để đi vay vốn phục vụ các mục đích tiêu
dùng, kinh doanh, sản xuất được tiếp cận nguồn vốn. Mục đích của việc cho vay
nhằm hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
Thứ ba, mức lãi suất do các bên thỏa thuận, với tính chất là một chính sách xã
hội nên mức lãi suất vay được ưu đãi hơn nên rất thấp so với lãi suất trên thị
trường.

6 Điều 344 BLDS 2015.

14


3.2. Nhược điểm
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật về tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội còn nằm
rải rác trong các văn bản dưới luật.
Các văn bản dưới luật khác cũng đề cập đến tín chấp nhưng những quy phạm điều
chỉnh trực tiếp đối với tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội là rất ít, như: Bộ luật dân
sự năm 2015 quy định về tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội tại 2 Điều 344, 345.
Nghị định 21/2021/ NĐ-CP quy định về biện pháp bảo đảm tín chấp tại Điều 45 và Điều

46. Chưa có văn bản pháp luật nào quy định riêng về vấn đề tín chấp và tín chấp của tổ
chức chính trị - xã hội.

Thứ hai, vay tiền có biện pháp bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức chính
trị - xã hội khơng thể tránh rủi ro vì việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. Vì một
trong các chức năng cơ bản của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ nên cho vay tiền
có biện pháp bảo đảm bằng tín chấp cũng là một hình thức kinh doanh tiền tệ với
mục đích thu lợi nhuận. Nguồn vốn ngân hàng hầu như lấy từ Ngân sách nhà
nước7, do đó thiệt hại của nguồn vốn là thiệt hại của một Quốc gia.
Đây là một thiếu sót lớn vì khi đưa tín chấp vào áp dụng trong thực tế, trước
tiên là cần phải hiểu về nó một cách kĩ lưỡng, từ đó mới tạo cơ sở thực hiện. Tuy
nhiên, các nhà làm luật đang đồng nhất tín chấp và tín chấp của các tổ chức xã hội.
Điều này khơng phù hợp với thực tế vì ta thấy vẫn hiện hình thức vay tín chấp đối
với cá nhân mà chính cá nhân đó hoặc tổ chức, cơ quan của họ đứng ra bảo đảm
cho vay bằng uy tín của chính cá nhân, tổ chức đó. Tuy nhiên, hầu hết các ngân
hàng thương mại đều yêu cầu cá nhân có nhu cầu phải đạt được điều kiện nào đó
về tài sản (cơng việc và thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ…) nhằm hạn chế rủi
ro, hạn chế tối đa trường hợp không thu hồi được vốn.

7 Khoản 1, Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010.

15


3.3. Giải pháp khắc phục
Thứ nhất, cần có các quy định cụ thể trong trường hợp bên vay khơng có khả
năng chi trả (ví dụ như các tổ chức thực hiện tín chấp sẽ có một phần trách nhiệm
trong các trường hợp bên vay mất khả năng chi trả) để đảm bảo lợi ích, hạn chế rủi
ro cho các tổ chức tín dụng. Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về phạm vi và giới hạn
bảo đảm của tổ chức chính trị - xã hội. Việc quy định tín chấp của tổ chức chính trị xã hội là một biện pháp bảo đảm cho người vay phải đúng với bản chất của biện pháp

bảo, phải quy định cụ thể giới hạn bảo đảm, phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Thứ hai, đối với tổ chức tín dụng cần quy định rõ trách nhiệm của họ trong
việc kiểm tra thơng tin của các đối tượng được tín chấp. Đối với các tổ chức chính
trị - xã hội cần quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với
các đối tượng được tín chấp, điều này giúp hạn chế rủi ro của trong hoạt động cho
vay của các tổ chức tín dụng có biện pháp bảo đảm bằng tín chấp, đồng thời quy
định rõ trách nhiệm của các bên.

16


KẾT LUẬN
Biện pháp tín chấp là một trong những biện pháp bảo đảm trong hoạt động
tín dụng ngân hàng, đây là một biện pháp khác hẳn so với các biện pháp bảo đảm
khác bởi đối tượng của biện pháp là uy tín chứ khơng phải là tài sản. Với bản chất
và vai trị của biện pháp tín chấp có thể thấy bên cạnh những mặt ưu điểm, mặt
tích cưc thì quy định của pháp luật về biện pháp tín chấp trong hoạt động tín dụng
ngân hàng trên thực tế cịn có một số hạn chế và khó khăn, chính vì vậy việc điều
chỉnh quy định pháp luật về biện pháp tín chấp là cần thiết và quan trọng nhưng
đây lại là vấn đề rất phức tạp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, biện pháp tín chấp
khơng chỉ có ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự trong
hoạt động tín dụng ngân hàng mà cịn là vấn đề có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã
hội sâu sắc và ngày càng được triển khi trên diện rộng. Vì vậy, xây dựng và hồn
thiện pháp luật về biện pháp tín chấp là nhu cầu của thực tiễn khách quan trong đời
sống kinh tế xã hội hiện đại, đòi hỏi các nhà làm luật phải nhanh chóng tiến hành
nhưng đồng thời, phải đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia.

17



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A)
1.
2.
3.

Văn bản luật:
Quốc Hội (2015), Bộ Luật dân sự 2015, Hà Nội.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017
Quyết định số 12/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính

4.

sách Xã hội ban hành ngày 22 tháng 02 năm 2019.
Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối

5.

tượng khác
Nghị định số: 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 quy định

6.
7.

chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025
Thơng tư 39/2016/TT-NHNN
Chính Phủ (2021), Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Quy định về thi hành Bộ Luật
Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Hà Nội.


Một số website:
8.

Đỗ Văn Đại (2014), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam,
NXB, CTQG 2014.

9.

/>
18



×