Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Bước đầu tìm hiểu quan hệ Việt – Xiêm thời vương triều Nguyễn thế kỷ XI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.28 KB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHĨA: 2010 – 2014

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUAN HỆ VIỆT – XIÊM
THỜI VƢƠNG TRIỀU NGUYỄN THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Sƣ phạm Lịch sử

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

: TS. HUỲNH NGỌC ĐÁNG

SVTH

: ĐẶNG THỊ THÙY NGA

MSSV

: 1056020009

LỚP

: D10LS01

BÌNH DƢƠNG, THÁNG 05 NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số


liệu và trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Mọi ý kiến, khái niệm có ý
nghĩa mang tính chất gợi ý, và mọi tham khảo khác khơng phải của người
viết được trích dẫn và ghi rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của
khóa luận.

Bình Dương, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả

Đặng Thị Thùy Nga


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Việt – Xiêm thời vương triều
Nguyễn thế kỷ XIX” được hoàn thành với sự quan tâm động viên và giúp đỡ
của nhiều người.
Em xin gửi lời cảm ơn đến người thân và gia đình đã động viên, ủng
hộ cho em. Xin cảm ơn các bạn học trong và ngoài lớp đã giúp đỡ em trong
việc tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo và đưa ra ý kiến đóng góp cho đề
tài khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Sử,
trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học
tập và hồn thành đề tài khóa luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ
Huỳnh Ngọc Đáng; thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá
trình tìm kiếm tư liệu và viết bài để hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Bình Dương, Ngày tháng năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Bình Dương, Ngày tháng năm 2014


MỤC LỤC
Trang
DẪN LUẬN ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu ................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................ 6
6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................... 7
7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................................... 9
Chƣơng 1. Cơ sở dẫn đến mối quan hệ Việt – Xiêm thời vƣơng triều Nguyễn
thế kỷ XIX ......................................................................................................................... 9
1.1. Nƣớc Việt trong thế kỷ XIX ....................................................................................... 9
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................................... 9
1.1.2. Tình hình chính trị.................................................................................................. 13
1.2. Nƣớc Xiêm trong thế kỷ XIX ................................................................................... 16
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................................... 16
1.2.2. Tình hình chính trị.................................................................................................. 18
Chƣơng 2. Quan hệ Việt – Xiêm thời vƣơng triều Nguyễn thế kỷ XIX .................... 21
2.1. Khái quát mối quan hệ Việt – Xiêm trƣớc thế kỷ XIX ............................................. 21
2.2. Các yếu tố tác động đến mối quan hệ Việt - Xiêm ................................................... 23
2.2.1. Bối cảnh khu vực ................................................................................................... 23

2.2.2. Yếu tố kinh tế - chính trị ........................................................................................ 26
2.2.3. Yếu tố Chân Lạp .................................................................................................... 27


2.2.4. Yếu tố Hà Tiên ....................................................................................................... 31
2.3. Diễn biến của mối quan hệ Việt – Xiêm thời vƣơng triều Nguyễn thế kỷ XIX ....... 34
2.3.1. Thời Gia Long ........................................................................................................ 34
2.3.2. Thời Minh Mệnh .................................................................................................... 40
2.3.3. Thời Thiệu Trị ........................................................................................................ 46
2.4. Nhận xét về mối quan hệ Việt – Xiêm thời vƣơng triều Nguyễn thế kỷ XIX .......... 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Cả hai nƣớc Việt Nam và Xiêm đều nằm trong khu vực Đông Nam Á
lục địa, có quan hệ với nhau từ rất lâu đời trong lịch sử.
Từ cuối thế kỷ XVIII, sau khi đánh thắng quân xâm lƣợc Miến Điện
vào năm 1767, nƣớc Xiêm ngày càng củng cố đƣợc địa vị của mình và lớn
mạnh dần. Một mặt nƣớc Xiêm xây dựng và phát triển kinh tế, củng cố và
tăng cƣờng quân sự; mặt khác để tăng cƣờng mở rộng và bành trƣớng thế lực
của mình nƣớc Xiêm đã khơng ngừng mở rộng quá trình xâm lƣợc các nƣớc
chung quanh.
Đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn ra đời vào năm 1802, Việt Nam trở
thành một thế lực chính trị và quân sự lớn mạnh trong khu vực. Điều này đã
làm thay đổi tƣơng quan lực lƣợng giữa các quốc gia ở bán đảo Đông
Dƣơng. Trƣớc vị thế lớn mạnh của Việt Nam, hai nƣớc Lào và Chân Lạp
vốn là thuộc quốc của Xiêm phải thay đổi chính sách đối ngoại với hai thế
lực phong kiến hùng mạnh ở phía Tây (Xiêm) và phía Đơng (Việt Nam).

Chính cục diện này phản ánh quan hệ các mặt giữa Việt Nam và nƣớc Xiêm
trong thời gian này.
Nƣớc Xiêm (Thái Lan) thuộc khu vực Đông Nam Á với diện tích hiện
nay khoảng 514.000 km2 lớn thứ 50 trên thế giới; phía bắc giáp Lào Myanma, phía đơng giáp Lào - Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan Malaysia, phía tây giáp Myanma - biển Andaman. Đến thế kỷ thứ XIX, nƣớc
Xiêm đã trải qua thời kỳ trị vì của ba đời vua đầu tiên của triều đại Chakri:
vua Rama I (1782-1809), vua Rama II (1809–1824), vua Rama III (18241851). Với tham vọng mở rộng lãnh thổ của mình về phía Đơng, nƣớc Xiêm
đã thực hiện chính sách bành trƣớng, xâm lƣợc với các nƣớc lân bang, nhất
1


là Lào và Chân Lạp. Theo chiều hƣớng lịch sử đó, nƣớc Xiêm tất yếu phải
xung đột và tranh giành ảnh hƣởng với Việt Nam.
Vào thế kỷ XIX, quan hệ Việt – Xiêm có những bƣớc phát triển thăng
trầm, diễn biến phức tạp, đa dạng, để lại những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử
mỗi nƣớc. Cho nên việc nghiên cứu về thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận, nhận thức và thực tế. Trƣớc hết, nó giúp mọi ngƣời hiểu đầy đủ,
sâu sắc hơn về các quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự…giữa Việt
Nam và Thái Lan trong lịch sử, cả những lúc n ả, hịa bình và những thời
điểm xung đột, tranh chấp ngấm ngầm hay quyết liệt. Qua nghiên cứu quan
hệ Việt-Xiêm trong lịch sử thời kỳ này, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn cái giá
của hịa bình, hợp tác và hậu quả thảm khốc của xung đột, chiến tranh giữa
hai nƣớc, nhất là khi cả hai dân tộc đều đang đứng trƣớc hiểm họa xâm lƣợc
của phƣơng Tây. Nhận thức có đƣợc từ đây sẽ giúp chúng ta có thêm những
kinh nghiệm quan trọng, có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Những bài học và kinh nghiệm lịch sử rút ra đƣợc qua nghiên
cứu về quan hệ Việt-Xiêm trong thời kỳ nhiều thăng trầm và phức tạp này
chắc chắn sẽ đƣợc vận dụng tốt để củng cố quan hệ Việt – Thái và xây dựng
cộng đồng các nƣớc ASEAN ngày càng đoàn kết, độc lập, hợp tác vì hịa
bình và phát triển, phù hợp với đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa
phƣơng hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.

Nhƣ vậy, đề tài khóa luận “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Việt – Xiêm
thời vương triều Nguyễn thế kỷ XIX” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan
trọng. Nó xứng đáng đƣợc quan tâm, triển khai nghiên cứu nhƣ một đề tài
khoa học nghiêm túc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu
Quan hệ Việt-Xiêm trong lịch sử đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên

2


cứu.
Trƣớc hết, đó là các cơng trình nghiên cứu chung về quan hệ ngoại
giao của Việt Nam trong lịch sử, trong đó có thời vƣơng triều Nguyễn và
chúa Nguyễn . Tiêu biểu nhất loại này là Nguyễn Lƣơng Bích (1996), Lịch
sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Trong đó tác giả đã đề cập, dù rất khái quát quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam với Xiêm thời vƣơng triều Nguyễn. Một số công trình nghiên cứu khác
tuy nghiên cứu lịch sử nói chung nhƣng cũng đã đề cập đến hoạt động ngoại
giao của Việt Nam (thời vƣơng triều Nguyễn) hoặc Thái Lan (thời các vua
Rama I, II, III) nhƣ các cơng trình của Lê văn Quang, Lịch sử vương quốc
Thái Lan (1995), Nxb. Tp.Hồ Chí Minh; TS. Đỗ Quỳnh Nga (chủ biên)
(2013), Cơng cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn, Nxb. Chính trị
Quốc gia – Sự thật Hà Nội; Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ
XIX ( 1802 - 1884 ), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Nam
(2008), Tìm hiểu lịch sử các nước Đơng Nam Á – Asean (trước công nguyên
đến thế kỷ XX), Nxb. Hà Nội…các cơng trình nghiên cứu này giúp cho tác
giả khóa luận có những hiểu biết chung về lịch sử quan hệ Việt - Xiêm trong
tổng thể lịch sử ngoại giao Việt Nam và Thái Lan.
Quan trọng nhất là những cơng trình nghiên cứu trực tiếp về quan hệ
Việt - Xiêm thời Vƣơng triều Nguyễn. Trong đây phải đặc biệt kể đến tác giả

Đặng Văn Chƣơng và các cơng trình nghiên cứu của ông: Đặng Văn Chƣơng
(chủ biên), Quan hệ Xiêm – Việt từ 1782-1847, (luận án Tiến sĩ), Bộ giáo
dục và đào tạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Nxb. Hà Nội năm 2003;
Đặng Văn Chƣơng (2002),
Đốc cuối n m

đầu n m

uộc tấn công của Xiêm vào Hà Tiên và

hâu

, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 12;

ngồi ra cịn có một số bài viết khác của ơng về quan hệ Việt – Xiêm thế kỷ
XIX. Các cơng trình này rất sát với đề tài mà khóa luận đang tìm hiểu, trình
3


bày khá chi tiết những diễn biến đầy căng thẳng và thăng trầm trong mối
quan hệ bang giao Việt –Xiêm, thế kỷ XIX.
Về nguồn tài liệu, vì đề tài chủ yếu nghiên cứu về triều Nguyễn ở thế
kỷ XIX, nên trong khóa luận đã khai thác nhiều tƣ liệu từ thƣ tịch cổ triều
Nguyễn, nhất là bộ Đại Nam Thực Lục (bản dịch của Nhà xuất bản Sử học,
Hà Nội). Tài liệu này cung cấp những tƣ liệu sống động, có giá trị lịch sử về
mối quan hệ bang giao của triều Nguyễn với vƣơng quốc Xiêm, trong thế kỷ
XIX.
Khóa luận cũng sử dụng những tƣ liệu viết về lịch sử Việt Nam và
Thái Lan, trong đó có bao hàm quan hệ Việt - Xiêm thời triều Nguyễn Việt
Nam và thời các vua Rama Thái Lan, bao gồm các công trình nghiên cứu in

thành sách sách hoặc đăng tải trong các tạp chí khoa học lịch sử ... Các tài
liệu này giúp khóa luận xác định đƣợc những nội dung liên quan về bối cảnh
lịch sử, tình hình kinh tế - xã hội của Việt – Xiêm…có tác động đến mối
quan hệ này vào thế kỷ XIX. Ngồi ra, khóa luận đã tiếp thu và kế thừa
nhiều nội dung giá trị trong luận án Quan hệ Xiêm – Việt từ 7 2-1847 của
TS. Đặng Văn Chƣơng và các bài viết chuyên đề của ông về quan hệ Việt –
Xiêm qua các thời kỳ.
Khóa luận cịn khai thác và sử dụng nguồn tài liệu từ mạng Internet.
Nguồn tài liệu này tuy khơng nhiều nhƣng cũng góp phần cung cấp thêm
những nội dung cần thiết cho đề tài khóa luận.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung tìm hiểu mối quan hệ Việt – Xiêm thời vƣơng
triều Nguyễn với đầy đủ các đặc điểm, tính chất của nó, đặc biệt làm rõ đƣợc
những bƣớc phát triển của quan hệ này, lúc hịa bình hữu nghị, lúc xung đột

4


và mâu thuẫn trong vấn đề tranh giành quyền lực, mở rộng lãnh thổ ra các
nƣớc láng giềng.
Qua đây nâng cao đƣợc sự hiểu biết và rút ra đƣợc thêm nhiều kinh
nghiệm lịch sử quý giá trong quá trình xây dựng, phát triển các mối quan hệ
bang giao trong khu vực, khơng ngừng tăng cƣờng và có những nhận thức,
hành động đúng đắn nhằm xây dựng quan hệ Việt – Thái ngày càng vững
mạnh, hợp tác, đoàn kết và hữu nghị trong quá trình hội nhập quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ các diễn biến lịch sử trong quan hệ Việt –
Xiêm thời vƣơng triều Nguyễn; ngồi ra cịn chú ý phân tích làm rõ bối cảnh
lịch sử của khu vực, đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội, chính trị của hai
nƣớc, đặc điểm của Lào – Chân Lạp đối với việc thiết lập mối quan hệ giữa

Việt – Thái.
Phạm vi nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu quan hệ Việt - Xiêm thời
vƣơng triều Nguyễn, nhƣng chủ yếu tập trung sâu vào ba đời vua đầu tiên
(Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị); còn ở thời Tự Đức, cả Việt Nam và
Xiêm đều điêu đứng trƣớc công cuộc gây hấn và xâm lƣợc của các nƣớc
phƣơng Tây. Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lƣợc và trở thành thuộc địa
của Pháp. Xiêm may mắn hơn, tuy bị thực dân phƣơng Tây xâm lƣợc nhƣng
nhờ vào chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nên đã bảo vệ đƣợc nền
độc lập, tự chủ của đất nƣớc, nhƣng vị thế với khu vực khơng cịn lớn mạnh
nhƣ trƣớc. Vì vậy, quan hệ Việt –Xiêm trong giai đoạn này chỉ đƣợc đề cập
sơ lƣợc.
Khóa luận cũng có một dung lƣợng thích hợp đề cập đến thời kỳ trƣớc
vƣơng triều Nguyễn, nhất là thời các chúa Nguyễn, về các hoạt động bang
giao Việt - Xiêm trong thời kỳ này để góp phần phục vụ cho nội dung chính.

5


Về không gian: Tập trung vào các diễn biến lịch sử quan hệ Việt –
Xiêm giữa vƣơng triều Nguyễn và vƣơng quốc Xiêm, kể cả những sự kiện và
diễn biến lịch sử của mối quan hệ này diễn ra ở Lào, Chân Lạp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Việt – Xiêm thời vương triều
Nguyễn thế kỷ XIX” lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tƣ tƣởng, làm kim chỉ nam để nghiên cứu làm rõ vấn đề.
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng
pháp phân tích nhằm nêu nổi bật nội dung cốt lõi và những đặc trƣng của
vấn đề.
Phƣơng pháp lịch sử chủ yếu đƣợc sử dụng để làm rõ đƣợc các bƣớc
phát triển của mối quan hệ Việt – Xiêm qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể, giới

thiệu khái quát lịch sử của đất nƣớc Thái Lan và Việt Nam, mặt khác còn
khắc họa đƣợc những sự kiện lịch sử cụ thể và những cuộc đấu tranh tiêu
biểu liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ giữa hai nƣớc, nói lên đƣợc
lịch sử hình thành và phát triển của quan hệ Việt - Xiêm trong lịch sử.
Phƣơng pháp phân tích chủ yếu làm rõ các đặc điểm tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội và quân sự của hai nƣớc; phân tích các nguyên nhân cụ thể
làm cho mối quan hệ Việt – Xiêm từ hòa hiếu yên ấm lại chuyển sang xung
đột, làm nổi bật đƣợc quá trình tranh giành ảnh hƣởng của hai nƣớc trong
quá trình bành trƣớng và mở rộng lãnh thổ; phân tích đƣợc các yếu tố tác
động sâu sắc đến quan hệ Việt – Xiêm đó là Chân Lạp và Hà Tiên, làm rõ
đƣợc tình hình bối cảnh khu vực của Đơng Nam Á trong việc thiết lập xây
dựng mối quan hệ giao hảo Việt - Xiêm.
Đồng thời trong khóa luận cịn có sự kết hợp sử dụng các phƣơng
pháp khác nhƣ tổng hợp và xử lý, sƣu tầm, đọc và ghi chép tài liệu một cách
cụ thể, đảm bảo sự đúng đắn và trung thực về các sự kiện lịch sử… để hoàn
thiện đề tài.
6


6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần nâng cao nhận thức lý luận, tầm hiểu biết cho ngƣời
đọc, tạo cho mọi ngƣời có cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ Việt – Xiêm
thế kỷ XIX; cung cấp nguồn tài liệu cần thiết cho mọi ngƣời khi tìm hiểu và
nghiên cứu về quan hệ Việt – Xiêm thời vƣơng triều Nguyễn.
Khóa luận đã tái hiện lịch sử mối quan hệ Việt – Xiêm để ngƣời đọc
nhận thấy đƣợc đặc điểm và bản chất hiện thực của nó qua các thời kỳ, hiểu
đƣợc những chính sách ngoại giao của hai nƣớc và quá trình mở rộng lãnh
thổ cũng nhƣ quá trình xâm lƣợc bành trƣớng quyền lực.
Nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao kinh nghiệm và hiểu biết
nhất định trong việc xây dựng quan hệ Việt – Xiêm ở khu vực Đơng Nam Á,

góp phần bồi dƣỡng thêm những kiến thức cịn thiếu sót, phục vụ cho công
tác học tập và giảng dạy sau này.
Đề tài khóa luận cho thấy mối quan hệ Việt – Xiêm thế kỷ XIX có
thời kỳ n ấm hịa bình, hai bên đã khơng ngừng bảo vệ và gìn giữ quan hệ
tốt đẹp này, giúp cho kinh tế và giao thƣơng giữa nhân dân hai nƣớc ngày
càng thêm thịnh vƣợng. Nhƣng cũng có lúc quan hệ Việt - Xiêm đi vào xung
đột, chiến tranh liên miên, để lại hậu quả nặng nề cho nhân dân hai nƣớc.
Khóa luận, qua trình bày và phân tích các diễn biến lịch sử có thể khái quát
đƣợc những bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc gìn giữ hịa bình, hợp
tác, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, xây dựng ASEAN thành khu vực
hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận khóa luận có cấu trúc nội dung gồm
hai chƣơng.
Chƣơng 1:

ơ sở dẫn đến mối quan hệ Việt – Xiêm thời vương triều

Nguyễn thế kỷ XIX. Ở chƣơng này chủ yếu làm rõ những vấn đề về tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội của hai nƣớc Việt – Xiêm thế kỷ XIX và khái quát
7


đƣợc mối quan hệ Việt – Xiêm trƣớc thế kỷ XIX. Chƣơng này có ý nghĩa rất
quan trọng trong tồn bộ khóa luận, nó cung cấp đƣợc đặc điểm, bản chất
của từng nƣớc trong quá trình thiết lập mối quan hệ ngoại giao, làm rõ mối
quan hệ bang giao của Việt – Xiêm trƣớc thế kỷ XIX, khắc họa đƣợc sâu sắc
những chuyển biến về kinh tế - xã hội và sức mạnh quân sự của Việt – Xiêm,
cho thấy hai nƣớc đều có thế lực cân bằng với nhau, đồng thời đây còn là
những nội dung cơ bản chi phối xuyên suốt trong khóa luận.

Chƣơng 2: Quan hệ Việt –Xiêm thời vương triều Nguyễn thế kỷ XIX.
Chƣơng này chủ yếu làm rõ bối cảnh của khu vực Đông Nam Á và các yếu
tố tác động đến mối quan hệ Việt – Xiêm nhƣ Chân Lạp – Lào, Hà Tiên đây
là các nhân tố chính làm cho quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc ngày càng có
những diễn biến phức tạp qua từng thời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu
Trị; từ đó sẽ nhận thức bản chất những biến đổi phức tạp trong việc tranh
giành ảnh hƣởng, mở rộng chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Chƣơng 2 trình
bày nội dung chính của khóa luận, giúp làm rõ hơn về sự thay đổi của quan
hệ Việt – Xiêm, qua đây cịn muốn nhắc nhở, giáo dục mọi ngƣời nên biết
tơn trọng, bảo vệ tốt đẹp những gì đã có trong suốt quá trình lịch sử mới xây
dựng đƣợc, nên xây dựng mối quan hệ thân thiện, hữu nghị, không nên sử
dụng chiến tranh để mở rộng thế lực của nƣớc mình mà hãy cố gắng tạo ra
những mối quan hệ thân thiện và hữu nghị, góp phần xây dựng và đƣa đất
nƣớc phát triển.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1: Cơ sở dẫn đến mối quan hệ Việt – Xiêm thời vƣơng
triều Nguyễn thế kỷ XIX
1.1. Nƣớc Việt trong thế kỷ XIX
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Vào năm 1802 sau khi đánh bại hoàn toàn qn Tây Sơn Nguyễn Ánh
lên ngơi hồng đế lấy niên hiệu là Gia Long (1802-1883), chính thức thành
lập vƣơng triều Nguyễn. Năm 1803, triều Nguyễn đƣợc nhà Thanh chính
thức phong vƣơng và đổi tên nƣớc thành Việt Nam vào năm 1804. Từ đây,
triều Nguyễn đã bắt đầu làm chủ một đất nƣớc Việt Nam rộng lớn thống nhất
từ Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Sau khi lên ngơi hồng đế vua Gia Long đã không ngừng quan tâm

việc khai hoang mở rộng diện tích đất đai cho nơng dân canh tác. Đến năm
1836, thời vua Minh Mạng đã khai thác đƣợc 4.063.892 mẫu ruộng, trong
khi đó ruộng đất thuộc sỡ hữu của nhà nƣớc chỉ có 580.363 mẫu, số cịn lại
là ruộng tƣ các loại, duy trì và mở rộng diện tích ruộng đất cơng cho dân. Để
tăng cƣờng mở rộng diện tích đất đai canh tác cho nơng dân, triều Nguyễn đã
thực hiện chế độ quân điền chia đều ruộng đất công cho dân canh tác.
Năm 1840, vua Minh Mệnh đã điều chỉnh lại phép quân điền: “Tất cả
quan lại, quân lính và dân thƣờng đều nhận số phần nhƣ nhau là 01 phần, các
đối tƣợng khác nhận bằng 1/2 phần (lão nhiêu, lão hạng, phế tật, đốc tật)
hoặc 1/3 phần (cơ nhi, quả phụ)”1. Qua đây ta có thể thấy đƣợc rằng sau khi
vua Minh Mạng điều chỉnh lại chính sách đã thể hiện đƣợc sự quan tâm đúng
1

TS. Huỳnh Ngọc Đáng (2012), Vương triều Nguyễn, thế kỷ XIX, Giáo trình Lịch

sử Việt Nam chuyên đề. [trang 48]
9


đắn, tiến bộ hơn về mặt ruộng đất cho ngƣời dân, nhƣng bên cạnh đó ngƣời
dân vẫn cịn tình trạng bị bóc lột nặng nề, xã hội Việt Nam ngày càng đi vào
tình trạng bất ổn.
Mặt khác triều Nguyễn đã không ngừng quan tâm đến công tác trị
thủy, sửa sang đê điều cho dân. Sau khi lên ngôi vua Gia Long đã lo tu bổ
sửa chữa đê cũ, đắp thêm nhiều đê mới; tiến hành đào kinh Vĩnh Tế và kinh
Thoại Hà phục vụ cho việc trồng trọt. Việc đắp đê đƣợc triều đình quan tâm
đặc biệt, các cơng việc đƣợc tiến hành khá tỉ mỉ. Tuy nhiên, nạn vỡ đê vẫn
xảy ra thƣờng xuyên kéo theo nhiều thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội.
Nhờ vào những chính sách mang tính trọng nơng của triều Nguyễn đã
làm cho tình hình nơng nghiệp ở nƣớc ta vào thế kỷ XIX đã có những bƣớc

phát triển nhất định về khai hoang và sản xuất lƣơng thực ở các vùng đồng
bằng. Tuy nhiên, do chính sách quá chú trọng đất cơng của triều đình đã làm
cho số diện tích ruộng đất tƣ bị hạn chế không thể động viên đƣợc nền sản
xuất nơng nghiệp phát triển, bên cạnh đó, chính sách đê điều bị thất bại đã
làm cho nền nông nghiệp Việt Nam chƣa có tiềm lực phát triển, đời sống
ngƣời dân vẫn cịn khó khăn chƣa đƣợc ổn định nhƣ những mong muốn khi
mới thành lập của triều Nguyễn.
Với công nghiệp: Nhà Nguyễn đã làm ra nhiều xƣởng đúc tiền, đúc
súng, đóng tàu, tập trung ở kinh thành Huế, Hà Nội, Gia Định và các tỉnh
khác. Năm 1803, vua Gia Long đã lập xƣởng đúc tiền ở Hà Nội. Năm 1812
nhà Nguyễn đã đúc thêm tiền kẽm và đến năm 1816 tiền kẽm đã đƣợc lƣu
thông trong cả nƣớc, bên cạnh đó triều Nguyễn cịn quan tâm nhiều đến việc
khai mỏ, nhất là các mỏ kim loại quý.
Năm 1830 - 1840, vua Minh Mệnh đã chế tạo chiếc tàu chạy bằng hơi
nƣớc đầu tiên, từ những việc làm này của triều Nguyễn cho thấy đƣợc trình

10


độ và khả năng phát triển công nghệ ở nƣớc ta vào thế kỷ XIX đã nâng cao
đƣợc hiểu biết của ngƣời dân.
Với thủ công nghiệp: Trong thế kỷ XIX, các làng nghề thủ công ở
nông thôn và thành thị đã không ngừng phát triển, nhiều thợ thủ công chuyên
nghiệp đã tăng lên một cách đáng kể, triều Nguyễn tổ chức thu thuế và thu
mua sản phẩm thƣờng với giá rất thấp. Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động
thủ cơng nghiệp trong dân gian còn rất phân tán, rời rạc, lẻ tẻ.
Những chính sách đối với cơng nghiệp (có cả khai mỏ) và thủ cơng
nghiệp tuy đã có những cố gắng nhất định nhƣng vẫn cịn nhiều hạn chế đã
khơng làm cho kỹ thuật phát triển và sản xuất không đạt đƣợc nhiều thành
tựu; do những chính sách sai lầm của triều Nguyễn đã làm cho nền thƣơng

nghiệp lâm vào tình trạng lạc hậu và trì trệ.
Đối với các hoạt động nội thƣơng: Bƣớc sang thế kỷ XIX, trong điều
kiện quốc gia thống nhất khơng cịn tình trạng chia cắt dẫn đến xu thế phát
triển kinh tế thị trƣờng ngày càng đƣợc thể hiện rõ hơn, đƣợc biểu hiện cụ
thể dƣới triều vua Gia Long nhiều kênh ngòi đƣợc khai đào và những tuyến
giao thông quan trọng đã đƣợc sửa chữa và xây dựng mới, thúc đẩy giao lƣu
kinh tế giữa các vùng phát triển. Mặt khác nhà nƣớc vẫn cịn tình trạng nắm
độc quyền mua bán nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng trong nƣớc đã
làm cho nền kinh tế hàng hóa khơng có điều kiện phát triển. Nhà Nguyễn
còn thực hiện thống nhất đơn vị đo lƣờng và hệ thống tiền tệ ở trong khu
vực. Nhìn chung thƣơng nghiệp có bƣớc phát triển mạnh mẽ, thị trƣờng mở
rộng và thống nhất đến nhiều vùng, Việt Nam có đủ điều kiện để tiếp tục
phát triển các mối quan hệ ngoại thƣơng với các nƣớc trong khu vực và trên
thế giới.

11


Đối với ngoại thƣơng: Vào thế kỷ XIX, các vua triều Nguyễn vấp phải
một mâu thuẫn lớn giữa lập trƣờng cƣơng quyết khơng bang giao chính thức
với các nƣớc phƣơng Tây với mong muốn giao thƣơng, buôn bán với các
thuyền buôn đến từ các nƣớc này để tranh thủ lợi ích các mặt, chính mâu
thuẫn này này đã dần dần hình thành chính sách bế quan tỏa cảng của triều
Nguyễn. Vào thế kỷ XIX, thuyền buôn các nƣớc láng giềng nhƣ Xiêm,
Malaysia thƣờng xuyên sang mua bán hàng hóa ở nƣớc ta. Đồng thời nhà
Nguyễn còn rất xem trọng mối quan hệ bang giao với nhà nƣớc Mãn Thanh
và các thuyền buôn Trung Hoa.
Những hoạt động về nội thƣơng và ngoại thƣơng của triều Nguyễn đã
không tạo đƣợc những bƣớc phát triển đáng kể trong và ngoài khu vực, bên
cạnh đó những chính sách bất cập của nhà Nguyễn đã làm cho ngoại thƣơng

bị ức chế, đình đốn, khơng có điều kiện mở rộng giao thƣơng với bên ngoài.
Về mặt xã hội: Dù chú ý trọng nông nhƣng nông nghiệp triều Nguyễn
luôn điêu đứng. Vào thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách
nhằm ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nhƣng do thiên tai mất mùa xảy ra
thƣờng xuyên đã dẫn đến nhiều trận nạn đói lớn trong nhân dân; các vua
triều Nguyễn đã có những biện pháp cứu giúp dân thốt khỏi tình trạng khó
khăn nhƣ mở kho thóc chẩn cấp cho dân đói hoặc cho dân vay lúa, khuyến
khích các nhà giàu quyên góp tiền, gạo để cứu tế cho dân, mặt khác triều
đình cũng chú ý miễn giảm thuế cho nơng dân, miễn giảm thuế nhƣng các
biện pháp này đều bị hạn chế do quan lại tham ơ. Chính những việc làm sai
trái của vua quan triều đình đã làm cho đời sống của ngƣời dân ngày càng cơ
cực họ đã phải nổi dậy đấu tranh nhƣ cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành ở Nam
Định (1826-1827), cuộc nổi dậy của Lê Duy Lƣơng (1832-1838), cuộc nổi
dậy của Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát…

12


Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam thế kỷ XIX đã vấp
phải những khó khăn làm cho kinh tế trong và nƣớc không phát triển nhƣ
mong muốn từ đầu của triều Nguyễn; quan lại vơ vét, tham nhũng, bóc lột
làm cho đời sống nơng dân cơ cực họ phải nổi dậy đấu tranh chống lại triều
đình để tìm ra đƣợc một cuộc sống tốt hơn đƣa đất nƣớc phát triển hơn và
thoát khỏi cảnh bần cùng thối nát của chế độ phong kiến.
1.1.2. Tình hình chính trị
Nhà Nguyễn xây dựng nhà nƣớc theo thiết chế quân chủ chuyên chế
tập trung mọi quyền hành vào tay nhà vua, giúp việc cho vua có 6 bộ (bộ lại,
bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ cơng). Đứng đầu mỗi bộ là một thƣợng
thƣ, hai tả hữu tham tri và hai tả hữu thị lang; ngoài ra cịn có các cơ quan
chun mơn nhƣ đơ sát viện, hàn lâm viện, thái y viện, quốc tử giám, khâm

thiên giám, nội vụ phủ…. Nhằm tập trung quyền lực và đề phòng mọi sự lấn
át uy quyền của nhà vua, Gia Long đặt ra lệ “bốn không” (tứ bất): trong triều
khơng đặt chức tể tƣớng, thi đình khơng lấy trạng ngun, trong cung khơng
lập hồng hậu, khơng phong tƣớc vƣơng cho ngƣời khác. Các chức tứ trụ,
tam thái, tam thiếu là những trọng chức có quyền lực rất lớn ở những triều
đại trƣớc nhƣng dƣới triều Nguyễn chỉ còn là những vinh hàm gia phong cho
công thần.
Khi mới lên ngôi vua Gia Long chƣa có ý định tập trung vƣơng quyền
cao độ nhƣng nhằm đề phòng những phản ứng ở các địa phƣơng ông đã cho
xây dựng kinh đô Huế vào năm 1804, kinh đơ này đƣợc chính thức hồn
thành vào khoảng năm 1830 thời vua Minh Mạng. Nhà vua cịn phải duy trì
những khu vực hành chính lớn nhƣ: Chia nƣớc ra làm 23 trấn và 4 doanh, lại
thành lập Bắc Thành (gồm 13 trấn), Gia Định Thành (gồm 5 trấn) do các
chức tổng trấn nắm mọi quyền hành, tƣ pháp, qn sự…. miền đất cịn lại từ
Thanh Hóa đến Bình Thuận đặt dƣới quyền cai trị trực tiếp của triều đình.
13


Đến thời Minh Mạng (1820-1840), tính chất chuyên chế phát triển cao
độ song song với việc hạn chế quyền hành của các cấp địa phƣơng. Nhà vua
đặt thêm Cơ mật viện, lấy bốn đại thần ở các bộ sung vào để cùng nhà vua
bàn bạc những việc quân trọng yếu; lại đặt thêm Tôn nhân phủ là cơ quan
quản lý cơng việc của hồng tộc. Bắc Thành, Gia Định Thành bị bãi bỏ và cả
nƣớc đƣợc chia ra làm 29 tỉnh (sau lại chia thêm thành 31 tỉnh), đứng đầu
mỗi tỉnh có chức tổng đốc, dƣới tổng đốc có bố chánh, án sát; ở phủ có tri
phủ, huyện có tri huyện, châu có tri châu.
Ở miền thƣợng du nhà Nguyễn khó lịng trực tiếp khống chế vẫn phải
dựa vào các tù trƣởng nhƣng thƣờng đặt thêm viên quan của triều đình gọi là
chiêu thảo sứ, lại có thêm chức “lƣu quan” nhằm trực tiếp kiềm chế nhân dân
giảm dần quyền hạn của tù trƣởng và kiểm soát chặt chẽ các nguồn sản vật

địa phƣơng.
Nói chung, hệ thống chính trị của triều Nguyễn đã đạt đến thiết chế
nhà nƣớc quân chủ chuyên chế kiểu phƣơng Đông, mọi quyền hành trong
triều và các địa phƣơng đều tập trung vào trong tay nhà vua đƣợc thể hiện cụ
thể từ thời vua Minh Mạng. Sử triều Nguyễn chép: “Vua sáng suốt về việc
chính trị; những tờ sớ dâng lên, vua đều xem hết và trực tiếp chỉ bảo cho. Hễ
việc gì quan trọng tâu lên thì phần nhiều vua tự nghị soạn lấy, hoặc thảo ra
rồi giao phó cho, hoặc châu phê vào. Bản châu phê bắt đầu từ đấy mới có”
(nói về Minh Mạng)2.
Bằng những cố gắng của mình nhờ vào tầm nhìn xa rộng và sâu sắc
của vua Minh Mạng đã giúp cho triều Nguyễn xây dựng đƣợc một bộ máy
nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền mạnh mẽ, mở rộng lãnh thổ và xây dựng
2

Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX ( 1802 - 1884 ), Tái bản lần thứ

nhất. - TP. Hồ Chí Minh : Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. [trang 16]
14


đƣợc các mối quan hệ giao hảo, góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc, tiếp thu
đƣợc nhiều điều mới mẻ trong q trình thiết lập quan hệ.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh vào thế kỷ XIX ở
khu vực Đông Nam Á, đây sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nƣớc ta thiết lập đƣợc
nhiều mối quan hệ ngoại giao với nƣớc khác trong khu vực nhƣ Chân Lạp,
Xiêm…Với những điều kiện thuận lợi sẽ mở ra một thời kỳ mới trong mối
quan hệ bang giao giữa Việt – Xiêm vào thế kỷ XIX.
Tóm lại vào thế kỷ XIX, Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về kinh
tế - xã hội, chính trị, triều Nguyễn đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc giải
quyết vấn đề ruộng đất cho ngƣời dân, chia ruộng đất tƣ công cho dân

nghèo, xây dựng hệ thống giao thông quan trọng phục vụ cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc; mở rộng các hoạt động đối nội và đối ngoại và thiết
lập các mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ, xây dựng hệ thống chính trị quân
đội vững mạnh, nền kinh tế nông nghiệp đƣợc phát triển từng bƣớc nâng cao
sức cạnh tranh với thị trƣờng thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, triều
Nguyễn cũng đã vấp phải những khó khăn khơng khắc phục đƣợc một cách
triệt để nhƣ hệ thống đê điều tuy đƣợc xây dựng và mở rộng nhƣng hằng
năm vẫn xảy ra nạn vỡ đê làm thiệt hại đến ngƣời và của, nạn áp bức của
cƣờng hào, địa chủ làm xã hội càng chia rẻ và phân hóa giàu nghèo sâu sắc;
nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách đóng cửa hạn chế việc học hỏi tiếp thu
những cái mới từ bên ngoài; với những chính sách sai lầm triều Nguyễn đã
làm cho tình hình Việt Nam lâm vào tình trạng gặp nhiều khó khăn đặc biệt
đối với nông dân, họ phải di cƣ hoặc nổi dậy khởi nghĩa để bảo vệ quyền lợi
cho chính bản thân mình và những mặt tiêu cực này ngày càng trở thành
nguyên nhân chính cho các nƣớc phƣơng Tây nhịm ngó mà điển hình là
thực dân Pháp.

15


1.2. Nƣớc Xiêm trong thế kỷ XIX
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Triều đại Chakri ra đời từ năm 1782 và tồn tại dƣới thời trị vì của từng
đời vua qua các thời kỳ lịch sử, thời vua Rama I và Rama II Xiêm đã khắc
phục đƣợc hậu quả chiến tranh xâm lƣợc của Miến Điện (Mianma) và từng
bƣớc phát triển kinh tế.
Nƣớc Xiêm đã tăng cƣờng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhất là sản
xuất lúa, đƣờng, các sản phẩm của Xiêm không ngừng đƣợc tăng cƣờng mở
rộng ra trong nƣớc và góp phần phục vụ cho xuất khẩu với số lƣợng ngày
một tăng lên đạt đƣợc những thành tựu vƣợt bậc so với các nƣớc khác trong

khu vực. Nền kinh tế ở nƣớc Xiêm mang tính chất tự cung tự cấp đã có bƣớc
phát triển cao hơn thời kỳ Auythaya, kinh tế hàng hóa đã bắt đầu xuất hiện
do ngƣời Hoa đảm nhiệm.
Ngay sau khi giành lại độc lập (1767), Taksin và các vua đầu tiên của
vƣơng triều Chakri đã rất quan tâm đến vấn đề ngoại thƣơng, điều này rất
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nƣớc Xiêm; bên cạnh đó Rama
III lại càng đẩy mạnh việc buôn bán với Trung Quốc một bạn hàng truyền
thống của Xiêm và ln chiếm một vị trí lớn nhất trong ngoại thƣơng của
Xiêm, kế tiếp là khu vực các nƣớc Đông Nam Á nhƣ các tiểu quốc ở bán đảo
Mã Lai, quần đảo Inđônêxia, Singapo, Campuchia, Việt Nam (Hà Tiên, Gia
Định, Hội An).... Nhờ vậy, trong khoảng 20 năm cuối của thế kỷ XVIII và
nửa đầu thế kỷ XIX, ngoại thƣơng của Xiêm phát triển hết sức mạnh mẽ
(nhất là dƣới thời Rama III), mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhà nƣớc. Vào
nửa đầu thế kỷ XIX: “ Tổng giá trị buôn bán hằng năm trong xuất khẩu của

16


Xiêm có năm lên tới 5.500.000 bạt, cịn nhập khẩu là 4.300.000 bạt”3. Bên
cạnh đó: “Giá trị xuất khẩu năm 1850 là 5.585.000 bạt, vƣợt xa giá trị nhập
khẩu 1.200.000 bạt”4. Mặt khác: “Từ thu nhập của Nhà nƣớc dƣới thời Rama
II là 5.169.000 bạt tăng lên 14.000.000 bạt (khoảng 8,5 triệu US lúc bấy giờ)
vào cuối thời Rama III”5.
Trong quá trình phát triển ngoại thƣơng Rama III đã tiến hành cải cách
việc thu thuế, trƣớc đây thu thuế bằng thóc thì nay sẽ thu thuế bằng tiền và
cho đấu thầu việc thu thuế, đặc biệt tăng nguồn thu của nhà nƣớc; nhờ vào
những việc làm này mà nƣớc Xiêm đã có những điều kiện hết sức thuận lợi
cho việc đầu tƣ vào quốc phòng và tăng cƣờng đƣợc lực lƣợng quân sự để
đối phó với sự đe dọa của các nƣớc phƣơng Tây.
Từ khi vƣơng triều Chakri đƣợc thành lập các vua từ Rama I đến

Rama III đều quan tâm đến phát triển kinh tế, mở rộng ngoại thƣơng, không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân và đƣa nền kinh tế của đất nƣớc ngày
một phát triển trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời mở rộng quá trình xuất
nhập khẩu trong khu vực và các nƣớc láng giềng tạo ra đƣợc các mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác và phát triển để góp phần đƣa đất nƣớc đi lên.
3

Đặng Văn Chƣơng, Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới

thời Rama III (1824 -1851), Tạp chí khoa học, Đại học sƣ phạm Huế, số 26, 2005.
[trang 91]
4

Đặng Văn Chƣơng, Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới

thời Rama III (1824 -1851), Tạp chí khoa học, Đại học sƣ phạm Huế, số 26, 2005.
[trang 91]
5

Đặng Văn Chƣơng, Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới

thời Rama III (1824 -1851), Tạp chí khoa học, Đại học sƣ phạm Huế, số 26, 2005.
[trang 91]

17


1.2.2. Tình hình chính trị
Ngay từ khi vƣơng triều Chakri đƣợc thành lập q trình xác lập và
tập trung hóa cao độ nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền đã đƣợc các

vua đầu triều đặc biệt chú ý. Dƣới thời Rama I (1782-1809) và Rama II
(1809-1824), việc xây dựng củng cố tổ chức hành chính, tăng cƣờng sức
mạnh quyền lực của nhà vua đã đƣợc đẩy mạnh, hệ thống các quan hệ họ
hàng huyết thống đƣợc củng cố hình thành nên một nhóm các gia đình hồng
tộc và q tộc hùng mạnh nắm trong tay các quyền lực chủ yếu của nhà nƣớc
phong kiến. Đó là hệ thống các Bộ do các hoàng tử, hoàng thân cầm đầu.
Rama I đã đƣa 11 hồng thân và cơng chúa đứng đầu các bộ ngành trong bộ
máy nhà nƣớc Xiêm.
Dƣới thời Rama III q trình tập trung hóa cao độ nhà nƣớc phong
kiến trung ƣơng tập quyền càng đƣợc đẩy mạnh hơn. Rama III bổ nhiệm các
quan chức vào bộ máy nhà nƣớc trung ƣơng. Ở Xiêm có hai tầng lớp quan
chức chính: quan chức hồng gia (gồm các hồng tử) và quan chức q tộc.
Chỉ có các hồng tử mới đƣợc bổ nhiệm đứng đầu các bộ. Quan chức quý tộc
cũng đƣợc phong chức tƣớc, số quan chức quý tộc chiếm một phần lớn trong
cơng việc hành chính của chính phủ, họ đã thực sự trở thành ngƣời thực thi
các chính sách và chủ trƣơng của Nhà nƣớc.
Năm 1830, để hoàn thiện các bộ, ngành Rama III đặc biệt quan tâm
đến ba bộ quan trọng nhất: Bộ Nội vụ (Mahatthai), Bộ Chiến tranh
(Kralahom) và Bộ Tài chính (Phraklang) phụ trách cả ngoại thƣơng; càng về
sau ơng càng có khuynh hƣớng tập trung quyền lực vào tay mình và hồng
gia. Dƣới thời Rama III nền quân chủ chuyên chế Xiêm đạt đến đỉnh cao và
Xiêm thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á
lục địa lúc bấy giờ.
Rama III đã mạnh dạn thuê các chuyên gia quân sự châu Âu huấn
18


×