Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Khoá luận tốt nghiệp ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước anh thế kỷ XIV XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.63 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH sử
===®S}£QGS===

NGUYỄN VĂN TRUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BÊNH DICH HACH
• • •

ĐỐI VỚI LICH SỬ NƯỚC ANH
THẾ KỶ XIV - XVII

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

Người hướng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN YĂN VINH

HÀ NỘI - 2016


Để hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của
các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch
sử Thế giới, sự đóng góp của các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
và đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Đặc biệt, em xin chân thảnh cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Vinh đã giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thảnh cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận




Nguyễn Văn Trung
Em xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng, nỗ lực, tìm hiểu
nghiên cứu của bản thân em cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo
ThS .Nguyễn Văn Vinh.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Nguyễn Văn Trung


MỤC LỤC

KẾT LUẬN................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................72
PHỤ LỤC
l.Lý do chọn đề tài
Khoảng 4,6 tỉ năm trước Trái đất được hình thành nhờ bụi cát và các chất khí
trong vũ trụ gọi là tinh vân. Lúc đầu, nó chỉ là một quả cầu lửa, sau đó nguội dần đi,
bề mặt đông cứng lại thành bề mặt Trái đất, đồng thời đại dương dần dần được hình
thành. Sự sống trên trái đất bắt đầu khoảng 3.000 triệu năm trước đây khi các hoá chất
vào các đại dương và những vi khuẩn đầu tiên bắt đầu sinh sống. Khi thực vật nước
phát triển, sản xuất ôxy tạo điều kiện cho sự hình thành các loài động vật dưới nước.
Vào khoảng 395 triệu năm về trước sự sống đã di chuyển lên đất liền. Loại người và
tổ tiên gần nhất của loài người là Hominid, các Hominid tiếp tục tiến hoá thành Homo
haminid (người khéo léo) loài vượn người đầu tiên rời châu Phi là Homoerectus
(người đứng thẳng) tiếp tục Homoerectus tiến hoá thành Homosapiens (người thông
minh) và sau là người hiện đại (Homo sapien sapiens) có nguồn gốc từ châu Phi
khoảng 120.000 năm trước.

Khoảng 8.000 năm TCN loài người đã bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi.
Những người nông dân thuở sơ khai đã định cư sống cùng nhau trong những làng nhỏ
sau này phát triển lên các thị trấn và các thành phố. Vào khoảng thời gian 4000 - 3500
TCN tại lưu vực các con sông lớn như: sông Nile, Tigris và Euphrates đã lần lượt xuất
hiện xã hội có giai cấp và nhà nước đó chính là những nhà nước cổ đại đầu tiên trong
buổi bình minh của loài người là Ai Cập và Lưỡng Hà, muộn hơn một chút vào
khoảng 3200 TCN tại lưu vực sông Indus và sông Ganges bắt đầu nền văn minh của
người Arian, nhà Hạ cũng được thiết lập ở lưu vực sông Hoàng Hà vào khoảng thế kỷ
XXI TCN ... loài người đã chính thức bước vào thời kì cổ đại.
Trong tiến trình lịch sử nhân loại, châu Âu có một quá trình xây dựng văn hoá


và kinh tế tương đối lâu đời. Chiều dài lịch sử văn minh châu Âu bắt đầu vào
khoảng 4.500 năm TCN trên đảo Crete cho đến thời đại ngày nay đã trải qua
vô vàn những biến cố, thăng trầm mà trong số đó chúng ta có thể kể đén
những nền văn minh Hy Lạp cổ đại phát triển rực rỡ, sự vĩ đại của đé ché La
Mã. Thời trung cổ bắt đầu bằng những cuộc xâm lăng và thống trị của những
người “man tộc”, những


cuộc thập tự đông chinh thần thánh, sự tàn phá của “Cái chết đen ”, sự xuất hiện của
phong trào văn hoá Phục hưng, những cuộc cải cách và chiến tranh tôn giáo. Sự xuất
hiện của các cuộc cách mạng tư sản cũng đánh dấu thời cận đại,theo sau nó là những
tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp, sự tàn khốc của cuộc chiến thế giới
thứ nhất qua đó nó cũng đánh dấu sự chấm dứt của thời kỳ cận đại. Thời hiện đại đánh
dấu bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga, sự huỷ diệt của cuộc chiến tranh thế giới thứ
2, cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ ... đó là những dấu mốc không thể phai
nhoà ữong tiến trình lịch sử của khu vực này. Có lẽ ‘‘Cải chết đen ” là một thước
phim hấp dẫn nhất trong tiến trình lịch sử lâu dài đó.
‘‘Cải chết đen 'Tà một thuật ngữ nhằm chỉ bệnh dịch hạch một bệnh dịch mang

tính huỷ diệt đi qua các nước ở nước châu Âu trong khoảng thời gian 1348 - 1353, đây
là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại. Bệnh dịch hạch là
căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm được gây ra bởi những con bọ chét từ loài
chuột, sau đó lây lan sang con người với tỷ lệ tử vong rất cao, tốc độ lan truyền vô
cùng đáng sợ. Chính vì những lí do đó, bệnh dịch hạch luôn luôn được xem như là
một căn bệnh nguy hiểm nhất đối với con người thời cổ đại và trung đại khi nó được
nhắc đến ngay trong những thời kỳ đầu tiên của lịch sử, từ những mô tả sớm nhất của
nhà sử học Hy Lạp Thucydides đã cung cấp cho chúng ta khá đầy đủ về bệnh dịch
hạch ở Athens trong những năm 430 - 426 TCN, trong buổi đầu thời kỳ trung cổ bệnh
dịch hạch lại một lần nữa bùng phát ở các nước Bắc Phi sau đó lan sang các nước ở
khu vực Trung Cận Đông và toàn bộ khu vực Địa Trung Hải mà các nhà sử học
thường gọi là bệnh dịch hạch Justinian. Có lẽ đáng sợ nhất ữong lịch sử bệnh dịch của
nhân loại là sự bùng phát của bệnh dịch hạch thường được với thuật ngữ “Cái chết
đen” ở the kỷ XIV, nó đã ảnh hưởng trên một phạm vi tương đối rộng cả ở phương
Đông và phương Tây. Vào thời kì cận đại, bệnh dịch hạch liên tiếp tái phát và bùng nổ
mà đại dịch năm 1665 và 1894 là những ví dụ tiêu biểu. Khả năng bùng phát một lần
nữa của bệnh dịch hạch là rất cao và luôn là một nguy cơ tiềm ẩn đối với nhân loại.
Bệnh dịch hạch luôn là một vấn đề được cả xã hội quan tâm và luôn là một đề
tài thu hút nhiều sự chú ý của các nhà sử học.
Sau đợt thăm viếng lần đầu tiên của bệnh dịch hạch, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ


XVII cứ theo chu kỳ từ 10 đến 20 năm thì bệnh dịch hạch lại bùng phát ở nước Anh
một lần và chu kỳ đó chỉ kết thúc vào năm 1664 - 1665 khi trận Đại dịch hạch ở
London chấm dứt. Bệnh dịch hạch là phần không thể thiếu trong lịch sử nước Anh giai
đoạn từ thế kỷ XIV đén thé kỷ XVII, căn bệnh này đã gây ra sự hỗn loạn về chính trị,
một xã hội đầy rẫy sự chết chóc, không ổn định và tâm lý dễ bị tổn thương trong cộng
đồng. Tuy nhiên bệnh dịch hạch cũng đem lại nhiều điểm tích cực về kinh tế và việc
đổi mới công nghệ cũng như việc thay đổi phong tục tập quán của người dân Anh để
đến the kỷ XVII nước Anh trở thành một cường quốc hàng đầu châu Âu.

Do đó nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đổi với lịch sử nước
Anh thế kỷ XIV - XVII” sẽ cung cấp cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ về những đợt
bùng phát của bệnh dịch hạch ở nước Anh từ the kỷ XIV đến thế kỷ XVII cũng như
ảnh hưởng của nó đến lịch sử nước Anh. Đồng thời đề tài này cũng cung cấp cho
chúng ta những kiến thức cần thiết về bệnh dịch hạch, sự nguy hiểm của bệnh dịch đối
với nhân loại. Ngày nay con người đang phải đối mặt với nhiều bệnh dịch nguy hiểm
chúng ta phải có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và phòng tránh.
Lịch sử châu Âu thời kì trung đại là một chương quan trọng trong chương trình
lịch sử lớp 10 trung học phổ thông. Vì vậy đề tài này có khả năng đóng góp trong việc
thực hiện những chức năng giáo dưỡng, giáo dục tốt nhất cho thầy và ữò ở trường
trung học phổ thông sau này.
2. Lịch sử nghiền cứu vấn đề
Nghiên cứu tìm hiểu về đề tài khoá luận Ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối
với lịch sử nước Anh thế kỷ XIV - XVII là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Đã có không ít những công trình khoa học nổi tiếng của các nhà sử học nước ngoài
nghiên cứu về "Cái chết đen ”và những đợt bùng phát của bệnh dịch hạch ở nước Anh
từ thế kỷ XIV đén thé kỷ XVII đầu tiên chúng ta phải kể đén tác phẩm: “Plague in
London: A Case Study of the Bỉologỉcal and Social Pressures Exerted by 300 Years of
Yersinia pestis ” của Alice Hall đã cung cấp cho chúng ta được những bức tranh khá
sinh động về những đợt bùng phát và những ảnh hưởng của bệnh dịch hạch ở nước
Anh từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Tác phẩm “The Black Death in Egypt and
England A Comparative Study ” của Stusart J Borch, cũng đã cung cấp cho chúng ta


những ảnh hưởng của bệnh dịch hạch ở Anh và ở Ai Cập sau Cái chết đen. Tác phấm
“The Burdens of Disease Epidemics and Human Response in Western History ” của
J.N.Hays, đã đề cập khá kỹ đến những ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với các
nước Tây Âu và ữong đó có đề cập đến những ảnh hưởng của bệnh đối với nước Anh.
Tác phẩm “Plagues and Peoples ” của William H. Me Neill đã có những mô tả khá
ngắn gọn về lịc sử của bệnh dịch hạch cùng với các loại dịch bệnh mà nhân loại đã

từng trải qua trong lịch sử. Cuốn sách “Plagues in World History ” của John Aberth,
có những mô tả khá tỉ mỉ về bệnh dịch trong lịch sử thế giới trong đó cũng đã cung
cấp cho chúng ta biết nhiều điều về bệnh dịch hạch ở châu Âu cũng như ở nước Anh
thé kỷ XIV. Hay một số tác phẩm cũng đề cập đén bệnh dịch hạch như: “Biology of
Plagues Evidence from Historical Popheclations” của Susan Scott & Christopher
J.Duncan, cũng có mô tả nhiều điều thú vị và những ảnh hưởng của bệnh dịch hạch
đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ XIV đén thế kỷ XVII. Hay tác phẩm cũng khá nổi
tiếng là: “Daily Life during the Black Death ” của Joseph P. Byme, đã đề cập đến khá
chi tiết và tỉ mỉ về những vấn đề về bệnh dịch hạch và những thống kê rất chi tiết về
bệnh dịch hạch thé kỷ XIV ở các khu vực mà bệnh đã đi qua. Tác phẩm “Plague and
poxes The Impact of Human History on Epidemic Disease’’ của Alfred Jay Bollet
M.D, cũng đã đề cập đến nhiều vần đề về bệnh dịch hạch. Ngoài ra còn nhiều cuốn
giáo trình về lịch sử thế giới có đề cập đến bệnh dịch hạch ở châu Âu cũng như ở nước
Anh thé kỷ XIV đén thé kỷ XVII đây là những nguồn tư liệu vô cùng quý giá để tham
khảo.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến lớn trong việc
nghiên cứu chuyên ngành lịch sử thế giới, bằng một loạt các tác phẩm sử học nổi tiếng
được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của việc dạy và học lịch sử. Tuy
nhiên do thời lượng của chương trình quá ngắn mà lượng kiến thức lịch sử lại không
giới hạn lên các sự kiện lớn của lịch sử nhân loại chỉ được trình bày ngắn gọn, xúc
tích chưa đi sâu được vào các sự kiện. Sự xuất hiện của bệnh dịch hạch ở nước Anh từ
thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII cũng đã được nhắc đến trong một số cuốn sách tiêu biểu
nhất là tác phẩm “Lược sử nước Anh ” của Bùi Đức Mãn, NXB Tổng Hợp thảnh phố
Hồ Chí Minh năm 2008 đã cung cấp cho chúng ta một số nét chính về Cái chết đen và


trận Đại dịch hạch năm 1664 - 1665. Những cuốn giáo trình hay một số tác phẩm về
lịch sử châu Âu đã được các dịch giả Việt Nam dịch sang tiếng Việt với những mô tả
đơn giản, ngắn gọn hơn về bệnh dịch hạch trong số đó chúng ta phải nhắc tới các tác
phẩm: “Lịch sử thế giới trung đại” do Nguyễn Gia Phu (chủ biên) Nguyễn Văn Ánh,

Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La, NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2010. " Những mẩu chuyện
về lịch sử thể giới tập I” do Đặng Đức Anh (chủ biên), Đặng Thanh Tịnh, Đặng
Thanh Toán, Lại Bích Ngọc, NXB Giáo Dục, Hà Nội năm 2010 hay các tác phẩm
chuyên về lịch sử châu Âu như: “Lịch sử châu Ấu” của tác giả Norman Davies đã
được Lê Thành dịch sang tiếng Việt, NXB Từ Điển Bách Khoa năm 2012. Hai cuốn
sách “Văn minh phương Tây lịch sử và văn hoá” của Edward Me Nallbums do trung
tâm dịch thuật TP HCM dịch sang tiếng Việt, NXB Từ Điển Bách Khoa năm 2008,
“Vãn minh phương Tây lịch sử phát triển vãn minh nhân loại” của tập thể Giáo sư
Crane Brinton, John. B Christopher, Robert Lef Wolff. Cuốn “Lược sử thế giới” của
Patricia

s. Daniels - Stephen G Hyslop do tập thể dịch giả Nguyễn Hiếu Nghĩa, Trần

Văn Việt, Đoàn Hải Yen, Lâm Chí Cương, NXB Từ Điển Bách Khoa năm 2007. Hai
tác phẩm “Lịch sử vãn minh phương Tây” của tập thể các tác giả Mortimer Chanber,
Barbara Hanwalt, David Herlihy, Theodore K.Rabb, Isser Woloch, Raymond Grew do
tập thể dịch giả Lưu Văn Hy, Nguyễn Đức Phú và nhóm Trí Tri,NXB Văn hoá Thông
tin năm 2004 và cuốn “Nền tảng văn minh phương Tây” của các học giả Mark
Kishlasky, Patrich Geary, Patricia O’Brien do Lê Thanh dịch, NXB Văn Hoá - Thông
tin năm 2005 ...
Nhìn chung chưa có tác phẩm nào đi sâu vào tìm hiểu Ảnh hưởng của bệnh
dịch hạch đối với lịch sử nước Anh thế kỷ XIV - XVII. Vì vậy tác giả quyết định chọn
đề tài: “Ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh thế kỷ XIV X V I I ”
làm đề tài khoá luận của mình.
3. NỘÌ dung, nhiệm yụ, phạm vỉ nghiền cứu của đề tài
3.1.

Nội dung, nhiệm vụ

Tìm hiểu về đề tài “Ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh

thế kỷ XIV - XVII” bắt đầu từ việc nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình lây lan của
bệnh dịch hạch ở nước Anh từ thế kỷ XIV đen the kỷ XVII và những ảnh hưởng cụ


thể của bệnh dịch hạch trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội ở nước Anh ữong
suốt khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII.
Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử nước Anh trước khi bệnh dịch hạch bùng phát.
Tìm hiểu về bệnh dịch hạch.
Tìm hiểu về nguồn gốc và quá trình lây lan bệnh dịch hạch ở nước Anh từ thế
kỷ XIV đến thế kỷ XVII.
Tìm hiểu về ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ
XIV đến thế kỷ XVII cụ thể trên lần lượt các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội.
3.2.
-

Phạm vi nghiên cứu đề tài

Không gian: do điều kiện nghiên cứu và khối lượng kiến thức có hạn nên tác
giả không thể đi sâu vào tìm hiểu một cách tỉ mỉ, sâu sắc về những ảnh hưởng
của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII,
mà chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thông tin, những nét chính và nổi bật nhất
về những ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ
XIV đen the kỷ XVII.

-

Thời gian: ữong khuôn khổ đề tài khoá luận này, tác giả tập trung nghiên cứu
về những ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ
XIV đến thế kỷ XVII.


4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này, tác giả đã sử dụng một số phương
pháp:
-

Sưu tầm, xử lý tài liệu.
- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic.

-

Phương pháp liên ngành: dân tộc học, văn học, địa lý...
Qua đó nhằm rút ra những đánh giá, kết luận cần thiết để nêu bật đuợc những

ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ XIV đến thế kỷ
XVII.
5. Đóng góp của đề tài

về mặt lý luận: đề tài sẽ giúp chúng ta dựng lại một bức tranh toàn cảnh về bối
cảnh lịch sử nước Anh, nguồn gốc và quá trình lây lan của bệnh dịch hạch đến nước


Anh, ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ XIV đến thế
kỷ XVII. Trên cơ sở đó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về sự huỷ diệt của bệnh dịch
hạch bùng phát ở nước Anh từ thé kỷ XIV đến thé kỷ XVII và những ảnh hưởng tiêu
cực lẫn tích cực của bệnh đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII lần
lượt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

về

mặt thực tiễn để lại bài học kinh nghiệm to lớn trong hoàn cảnh thế giới


hiện nay khi chúng ta đã và đang phải đối mặt với một số dịch bệnh mang tính huỷ
diệt.
Đe tài khoá luận cũng cung cấp tư liệu và kiến thức phong phú khá sâu sắc đối
với bản thân tác giả - với tư cách là giáo viên lịch sử trong tương lai để có thể dạy tốt
phần I “Lịch sử thế giới cổ trung đại” trong chương trình lịch sử lớp 10.
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và két luận, phụ lục và tài liêu tham khảo nội dung của
khoá luận gồm hai chương:
-

Chương 1: Nguồn gốc, quá trình lây lan bệnh dịch hạch ở nước Anh thế kỷ
XIV - kỷ XVII.

-

Chương 2: Ảnh hưởng của bệnh dịch hạch đối với lịch sử nước Anh từ thế kỷ
XIV - XVII.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH LÂY LAN BỆNH DỊCH HẠCH Ở NƯỚC ANH
THẾ KỶ XIV - XYII
1.1.

Bối cảnh lịch sử

1.1.1.

về chính trị


Theo các nhà sử học vào thời kỳ đồ đá mới ở nước Anh đã xuất hiện những cư
dân đầu tiên sống có lẽ là người Picts có tục vẽ và xăm mình,

về sau có những đợt di

cư của người Celts đến đất Anh họ là những người thuộc chủng tộc Aryen, cư trú trên
những vùng đất rộng lớn ở phía bắc biển Caxpi, vùng đồng bằng sông Đanuýp. Sáu
thế kỷ sau có những đợt người di cư tếp theo, họ là những người Britons [4, tr 12 -


14].
Năm 54 và 55 TCN Cesar đưa quân đen đảo Anh và buộc các thủ lĩnh người
Britons phải cống nạp và sự việc này chấm dứt vào năm 52 TCN. Một thế kỷ sau, năm
43 quân đội La Mã theo lệnh của Cadius với 50.000 chiến binh đã quay trở lại và
chinh phục đất Anh một cách có hệ thống. Mặc dù người La Mã đã cai trị miền nam
nước Anh trong suốt 400 năm (43 TCN - 410 CN) nhưng họ không bao giờ khuất
phục được các bộ tộc ở 1/3 phía bắc của hòn đảo này, một vùng mà họ gọi là
Caledolia [57],
Sau khi người La Mã rút lui khỏi Anh, thì người Saxons đã chinh phục được
những người Britons. Đến năm 500 phần lớn lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của
người Saxons và hơn 100 năm sau công cuộc chinh phục đã được hoàn tất. Các cuộc
xâm lăng từ the kỷ IV đen thế kỷ VI của người Saxons đã chia nước Anh thành các và
vương quốc nhỏ với hơn hai mươi triều đại [4, tr 12 - 29].
Quân Norsemen hay Vikings là tên gọi những người cướp biển Bắc Âu xuất
phát từ Đan Mạch và Thuỵ Điển. Họ đến Anh lần đầu tiên vào năm 787, đen năm 851
thì họ đã hoàn toàn đã chiếm được Northumbria. Sau đó họ đã nhiều lần quay trở lại
xâm lược nước Anh vào các năm 979, 1016 trong số đó một số người quyết định ở lại
và đã cộng cư rồi sau đó đã bị các cư dân bản điạ đồng hoá [4, tr 42 - 48; 39, tr270,
271,277],

Năm 911, vua Pháp Charters le Simple ký hoà ước với một thủ lĩnh hải tặc là
Rollo. Theo hoà ước đó Rollo được phong tước quận công cai trị xứ Normandy. Vào
the kỷ XI họ được coi là sắc tộc táo bạo nhất châu Âu và nổi tiếng và khả năng quân
sự cũng như sự mộ đạo về sự ham thích học hỏi. Năm 1051 William xứ Normandy
sang thăm vua Anh Edward vì Edward không có con nối dõi, William đã lan truyền
rằng Edward đã có lời hứa truyền ngôi lại cho ông sau khi qua đời. Nhưng lời hứa
không được Hội đồng Witan công nhận. Sau đó tháng 9 năm 1056 quân Normandy đã
tấn công và tiến vào nước Anh khi chiến thắng trận Hasting quyết định. William lên
ngôi vua Anh lấy hiệu là William I. Phải đợi đến năm 1070 cuộc chinh phục của
người Norman mới được hoàn tất [4, tr 52 - 58; 39 tr 300, 301],
Các vua Norman đã thay đổi hệ thống cầm quyền của người Saxons hơn là huỷ


bỏ chúng và thêm vào vương quyền của người Saxons chế độ lãnh chúa và kiểm soát
hành chính của người Norman. Sau William (1066 - 1087) là các thời vua William I
(1087 - 1100), Henry I (1110 - 1135), Hery II (1154 - 1189) Richard I (1189 - 1199),
Jon (1199 - 1216), Hery III (1216 - 1272), đã đi xa hơn nữa trong việc cải các quyền
lực. Từ đó nước Anh trở thành một nước có nền quân chủ mạnh hơn nước Pháp hơn
200 năm [36, tr 303; 39, tr 344 - 350].
Cuối thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII, trước khi “Cái chết đen ” xảy ra chính trị
nước Anh nằm dưới sự thống trị của 3 triều vua: Edward I (1272 - 1307), Edward II
(1307 - 1327) Edward III (1327 - 1377). Dưới thời vua Edward II nhu nhược bị các
nịnh thần và hoàng hậu Pháp lung lạc, các lãnh chúa lại nổi loạn dưới thời Hery III và
bắt vua thi hành các điều khoản trong bản hiến trương Oxford. Các lãnh chúa nổi loạn
lập thành 21 vị chấp hành quan để cai trị nước Anh và mọi việc phong chức và tuyên
chiến phải được các vị này chấp thuận. Nhưng các lãnh chúa cũng tham lam ích kỷ
không kém gì bọn thư lại. Hoàng hậu Isabelle dẫn đầu cuộc nổi loạn chống lại vua
Edward, nhà vua bị bắt sau đó bị ám sát [12; te 257].
Dưới thời vua Edward III nhà vua đã thực hiện chính sách chống lại nước Pháp
và chính sách này đã dẫn đến cuộc chiến tranh Một trăm năm (1337 - 1453).

Năm 1328 Charles IV (con trai của Phillipe IV) vua nước Pháp sau khi chết
không có người thừa kế, vua nước Anh là Edward III lấy tư cách là cháu ngoại
Phillipe III (vua của nước Pháp) đòi ké thừa ngôi vua nước Pháp. Hội nghị quý tộc
nước Pháp lấy lý do theo trực hệ nữ, không có quyền thừa kế, lập Phillipe de Valois
(Phillipe VI 1328 - 1350) thuộc nhánh họ Valois làm quốc vương từ đó bắt đầu vương
ữiều Valois (Valoa 1328 - 1589). Năm 1337 thị dân ở Flandre phát động khởi nghĩa
đuổi bá tước Flandre vốn chỉ nghe theo lệnh của vua Pháp. Vua Pháp là Phillipe VI đã
đàn áp cuộc khởi nghĩa và thiết lập sự thống trị trực tiếp lên vùng Flandre. Vua Anh là
Edward III ra lệnh cấm xuất khẩu lông cừu vào vùng Flandre, Flandre mất nguồn cung
cấp nguyên liệu của nước Anh, quy tội cho vua Pháp.
Năm 1337 vua nước Anh Edward sai người mang chiếu thư cho vua nước
Pháp tiếp tục đòi ngôi vua nước Pháp và phái hạm đội chiếm đảo Cassand mở màn
cho cuộc chiến tranh Một trăm năm.


Nước Pháp liên minh với quốc vương Castile (Catxtinơ) trên bán đảo Pyrénes
(Pinêrê) tổ chức thảnh hạm đội chuẩn bị xâm lược nước Anh. Năm 1340 quân Anh đã
thiêu trụi hạm đội Pháp và Castile. Năm 1346 quân đội Anh và Pháp gặp nhau ở
Crécy, quân Pháp với đội kỵ binh được mệnh danh là “những đoá hoa kiêu gạo của
nước Pháp ”, đã bị những xạ thủ của nước Anh đánh bại (xạ thủ chủ yếu là nông dân
tự do của nước Anh) chiến dịch này đã chứng tỏ chế độ kỵ sỹ đã chìm đắm. Năm 1347
quân Anh chiếm thảnh Calías (Cale) ở hải cảng nước Pháp và đã chiếm cứ nơi đây 2
the kỷ.
Năm 1355 chiến tranh lại nổ ra ‘‘hoàng tử đen” của nước Anh dẫn quân xâm
nhập nước Pháp, giáp chiến với kỵ binh hoàng gia Pháp tại Poities (Poachiê). Quân
đội Pháp thất bại. Năm 1356, 8.000 quân Anh đã đánh bại được hơn 4 vạn kỵ binh
Pháp, Jean vua Pháp ‘‘hiền từ” đã cùng con trai và hàng loạt quý tộc Pháp bị bắt và
trở thành tù binh của quân Anh. Năm 1380 vua Pháp Charles V đã thu phục được
phần lớn đất đai đã mất. Năm 1415 quân Anh lại xâm lược nước Pháp phái Bourgogne
(Buốcgônnhơ) đầu hàng, quân Pháp thất bại. Năm 1420 hai bên Anh và

Pháp đã ký hiệp ước quy định con gái Charles VI vua Pháp phải gả con gái cho Henry
V vua của nước Anh, các hậu duệ của ông được kế thừa ngai vàng nước Pháp. Năm
1422 vua Hemry V và Charles VI đều chết. Phía nước Anh tuyên bố đứa con chưa đầy
một tuổi của Henry V và con gái của Charles VI làm vua nước Pháp và nước Anh,
nhiếp chính ở miền bắc của nước Pháp. Thái tử Charles VII (1422 - 1461) làm con
Charles VI nước Pháp cự tuyệt việc thừa nhận Henry VI, ông mang theo một bộ phận
quý tộc Pháp lui về phía nam lấy thành Bourges (Buốcgôngiơ) làm căn cứ chống cự
lại quân Anh.
Nữ anh hùng Jeanne d’ Arc lúc đó mới 17 tuổi đứng lên tuyên bố rằng cô đã
nghe được tiếng của thượng đế bảo cô đi gặp Charles. Cô đã thuyết phục lãnh chúa
trong làng, sau đó được mấy người cùng cô đi lặn lội từ miền đông đến miền trung
nước Pháp để yết kiến Thái tử Charles. Mùa xuân năm 1429 Jeanne d’ Arc khắc phục
được bao khó khăn và gặp được Thái tử. Ngày 29 tháng 4 năm 1429 Jeanne d’ Arc
khoác áo giáp xuất hiện dưới thành Onléans quân giữ thành Pháp bật lên sĩ khí, còn
người Anh thì hoang mang lúng túng. Ngày 8 tháng 5 năm 1429 quân Anh đã thất bại


Onléans được giải cứu, cả nước Pháp biết được sự kiện này mọi người đều gọi Jeanne
d’ Arc là “có gái Onỉéans”.
Sau đó Jeanne d’ Arc đã chiến đấu và trở thành biểu tượng của dân tộc Pháp,
không lâu sau đó phái Bourgogne đã bắt được Jeanne d’ Arc trước sự thờ ơ của triều
đình và nhà vua Charles VII, và giao bán cho quân Anh với giá 1 vạn bảng Anh, trước
khi chết Jeanne d’ Arc đã nói “vì nước Pháp tôi coi cái chết là ngày trở về”. Người
anh hùng của dân tộc Pháp đã bị toà án Rouen (Ruăng) kết tội là một mụ phù thuỷ, đã
sử tử người anh hùng dân tộc Jeanne d’ Arc ngày 30 tháng 5 năm 1431 khi ấy cô mới
19 tuổi. Chính người Anh cũng phải thốt lên rằng “chúng ta đã thiêu sổng một nữ
thánh”, còn ở Pháp đến năm 1920 Jeanne d’ Arc đã được phong thánh, hằng năm
ngày lễ kỷ niệm của Jeanne d’ Arc trở thành một ngày lễ của dân tộc Pháp. Năm 1449
quân Pháp đã chiếm được Rouen nơi Jeanne d’ Arc bị sát hại, năm 1453 nước Pháp đã
thu phục được toàn bộ đất đai nước Pháp, cuộc chiến tranh Một trăm năm đẫm máu

giữa Anh và Pháp đén đây két thúc (1337 - 1453) [2, tr 439 - 450; 18, tr 321, 313; 12,
tr 257],
Như vậy trước khi bệnh dịch hạch xuất hiện ở nước Anh từ thế XIV - XVII về
chính trị là thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến khi nước Anh đã thống nhất được
đảo Anh (trừ Xcốtlen) không những vậy nước Anh còn tìm cách mở rộng lãnh thổ ra
bên ngoài để chứng tỏ sức mạnh của mình.
1.1.2. về kinh tế

Nền kinh tế nước Anh cũng giống như các nước ở khu vực Tây Âu thời kỳ
trung đại là sự tồn tại của những lãnh địa phong kiến. Lãnh địa thuộc quyền sở hữu
của các lãnh chúa, không ai biết rõ quy mô trung bình của những đơn vị kinh tế này là
bao nhiêu nhưng con số ít nhất cũng từ 300 đén 400 acres. Mỗi lãnh địa gồm một hay
nhiều làng, đất đai do nông dân canh tác, đất và đồng cỏ là của chung, đất thuộc về
giáo xứ, và ruộng đất là của lãnh chúa bao gồm đất nông nghiệp phì nhiêu nhất trong
lãnh địa. Với một ngoại lệ nhỏ, đất nông nghiệp có thể canh tác đều được chia thành 3
khối chính: đất trồng trọt vào mùa xuân, đất trồng trọt vào mùa hè, và đất bỏ hoang.
Những khối đất này được luân canh từ năm này sang năm khác sao cho đất trồng trọt
và mùa xuân năm nay sẽ trở thành đất trồng trọt vào mùa thu năm tới và cứ thé tiếp


diễn. Hệ thống như thế được gọi là hệ thống luân canh ba mảnh nổi tiếng có vẻ xuất
xứ ở nước Anh vào thế kỉ VIII.
Nông nghiệp trong lãnh địa cũng được tiến hành trên diện rộng trong hệ thống
khối mở, quyền sở hữu phân phối cho mỗi nông dân không phải là diện tích trong
cùng một khối mà gồm nhiều dải đất nằm một trong ba khối đất có thể canh tác.
Những dải đất này trung bình có diện tích 1 acer, thường được tách riêng bằng một dải
đất hẹp là lớp mặt chưa cày. Khi canh tác những dải đất này nông dân thường hợp tác
với nhau, chủ yéu là vì đất họ sở hữu nằm rải rác, do đó thật lôgic đối với những
người cùng nhau hợp sức để canh tác tất cả diện tích trên một dải đất cụ thể, ngoài ra
không có nông dân nào có đủ kéo cày làm bằng gỗ. Lãnh địa phong kiến là những đơn

vị kinh tế tự cung, tự cấp ngoài việc sản xuất nông nghiệp, trong lãnh địa còn sản xuất
thủ công nghiệp như một số nghề: mộc, rèn, diệt vải, ... Như vậy các lãnh địa về cơ
bản có thể thoả mãn được nhu cầu về lương thực và thực phẩm cũng như các đồ dùng
hàng ngày của lãnh chúa và nông nô. Chỉ có những thứ không sản xuất được như
muối, sắt và những thứ xa xỉ như lụa, hương liệu, vũ khí ... sản xuất từ các nước
phương Đông mới phải mua từ các lái buôn Ảrập. [18, tr 300; 5, tr 24, 25],
Đen thế kỉ XI nền kinh té nước Anh cũng như một số nước Tây Âu khác có
một bước tiến quan trọng mà biểu hiện ở sự phát triển phát triển thủ công nghiệp và
nông nghiệp.
Trong thủ công nghiệp nhiều nghề mới đã ra đời với trình độ kĩ thuật ngày
càng hoàn thiện. Đó là các nghề khai mỏ luyện kim chế tạo vũ khí, thuộc da, diệt,
len dạ, làm đồ gốm bằng bàn xoay... Sự tiến bộ ấy của thủ công nghiệp đòi hỏi phải
có những người thợ thủ công chuyên môn hóa, đồng thời phải biến thủ công nghiệp
từ một nghề phụ của nông nghiệp trở thành một ngành độc lập.
Trong nông nghiệp cũng có nhiều tiến bộ như cách sử dụng cày nặng có
bánh. Vào thời Crolingian (Pháp), người nông dân đã biết đến những cách tân,
nhưng chỉ rời rạc và rồi đều đó đã trở thành chuẩn mực ở thế kỷ XII và XIII. Theo
lối cổ truyền thì người nông dân ở châu Âu và ở nước Anh thời trung cổđều cày xới
bằng loại cày đơn giản, chỉ có thể làm vỡ những loại đất nhẹ nhưng không thể cày
xới loại đất xét nặng nề dày và cứng. Với chiếc cày được cải tiến thì cổ chiếc cày


gồm một con dao bằng kim loại gắn trên lưỡi cày để xẻ đất góp phần rất lớn vào
việc sản xuất nông nghiệp. Không những vậy lối dùng ngựa kéo và những cối xay
gió bắt đầu xuất hiện ở đồng ruộng châu Âu và nước Anh, nhất là ở những miền đất
phẳng tại các quốc gia vùng thấp, nơi không có thác để chạy máy xay nước. Dần
dần những nhà phát minh vô danh thời trung cổ đã đưa những cối xay đến chỗ hoàn
bị bằng hệ thống số (giúp đá xay chạy nhanh hơn, xay được nhanh và nhiều hơn),
nông cụ được cải tiến diện tích canh tác không ngừng được mở rộng năng suất lao
động không ngừng được nâng cao sản lượng, chủng loại tăng lên nhiều [5, tr 29, 36,

tr 276].
Thời kỳ 1210 - 1300 được coi là giai đoạn tăng trưởng kinh tế đáng kể, dựa
trên những số liệu dân số. Sự tăng trưởng này thường được quy cho những cải tiến
trong công nghệ và thương mại [23, p.3].
Cùng với sự phát triển các ngành nghề, nhu càu sản xuất cũng gia tăng.
Hàng công nghiệp chủ yếu là dạ (nỉ). Những đồng lúa biến thành những đồng cỏ
nuôi cừu để lấy len. Ở châu Âu lúc thuở ấy có hai xứ nổi tiếng nghề diệt len dạ và
Flandes và Toscana. Flandes nằm ở một vị trí thuận lợi giữa Anh, Pháp và Đức. Nguời
thợ Flandes có nhiều kinh nghiệm về nghề dệt dạ và họ đến định cư tại Anh, dạy nghề
cho cư dân Anh. Nghề dệt len dạ ở Anh đã dần đi đến chỗ sử dụng một lực lượng lao
động lớn, được đa dạng hoá, lực lượng lao động này ché biến được các nguyên vật
liệu mang đi khắp thế giới. Thậm chí ở Anh nghề dệt len dạ có ảnh hưởng đến việc đặt
các tên, họ. Ví dụ Weber có nghĩa là người thợ dệt, Fuller người chội và hồ vải,
Shearer người cắt tuyết, và Dyer hay thợ nhuộm và Tailor thì quá rõ ràng. Nhờ vậy
dân Anh dùng chính len dạ từ những đàn cừu mà họ đã chăn nuôi để dệt dạ, không
như trước khi chỉ xuất khẩu len của họ [39, tr 374, 375; 36, tr 287, 288].
Thương mại ở nước Anh có những bước phát triển mạnh từ sau các cuộc Thập
Tự Chinh. Trước kia nền thương mại chỉ hạn hẹp trong từng vùng hay giữa những
miền gần nhau mà còn đi xa hơn, trên những con tàu buồm viễn dương từ nước Anh
đến Ấn Độ Dương hay Địa Trung Hải. Tàu nước Anh chở len dạ ra nước ngoài và
mang về Anh các mặt hàng như: rượu nho từ Bordeaux, tơ lụa từ phương Đông và các
hương liệu và đồ gia vị. Các hải cảng thuộc miền nam nước Anh như: Dover,


Sandwich, Hastings, Romney và Hythe tấp nập tàu bè buôn bán với những hải cảng
lớn của Địa Trung Hải như Venice, Genoa [4, tr 96 - 98].
Sự phát đạt của kinh tế nước Anh còn thể hiện trong sự xuất hiện của thành thị
trung đại ở nước Anh, London là thành phố đông dân thứ hai châu Âu (sau Pari), vào
đầu thế kỷ XIII có 60.000 người [39, tr 372]. Thành phố quan trọng nhất trong miền
bắc nước Anh, là York có lẽ đã có khoảng 10.000 người trong năm 1300. Các cảng

hưng thịnh như Norwich và Bristol có thể đã có 500 ngàn dân. Hầu hết các thành phố
ở nước Anh đều có đặc điểm giống những thảnh thị châu Âu thời trung cổ khi các
thành thị đó phát triển nhanh đến mức hầu như không thể đưa ra một tiêu chuẩn tối ưu
về sự có lợi cho sức khỏe và tiện nghi đối với cư dân cho dù đã có đủ kiến thức, hiểu
biết và thiên hướng muốn đưa ra một tiêu chuẩn như thế. Họ sống chen chúc nhau tệ
hại đến mức đôi khi có đến 16
người ở trong 3 phòng, điều này kém xa tiêu chuẩn vệ sinh trong thành phố của đế chế
La Mã thời kỳ cổ đại.
Nhà cửa được xây dựng, các tầng trên nhô ra ngoài phố, đường sá hẹp, quanh
co và nói chung trong nhiều thế kỷ vẫn chưa lát đá. Không gian trong thành phố quá tù
túng, đường sá làm sân chơi cho đám con trai và thanh niên. Nhìn chung các thành thị
nước Anh đầu thế kỷ XIII, bấy giờ rất thô sơ, xung quanh thành phố có thảnh xây
bằng đá bằng gạch, thậm chí bằng gỗ, có hào sâu có tháp canh, có cổng thành chắc
chắn cứ đến tối thì đóng lại. Những công trình ấy dùng để bảo vệ dân cư thành phố đề
phòng sự tấn công của kẻ thù. Khi cư dân tăng lên, trong thành phố không còn chỗ để
ở thì người ta phải sinh sống ở ngoài thành. Ở phía ngoài khu cư trú mới này, người ta
lại xây dựng một vòng thảnh những công trình phòng vệ mới và tình hình ấy có thể
diễn lại một vài lần nữa cùng với sự tăng lên không ngừng của cư dân thành thị.
Trong thành phố, đường phố ngang dọc chằng chịt, nhưng chật hẹp và đầy
rác rưởi. Những người thợ thủ công cùng nghề thường sống tập trung thảnh một
khu vực, do đó tên phố được gọi theo tên nghề nghiệp như phố thợ rèn, phố thợ
mộc phố thợ dệt, ... Nhà cửa tuy phần lớn làm bằng gỗ nhưng có nhiều tầng, tầng
trên thường nhô ra ngoài mà đường phố thì hẹp, nên các tầng trên của các nhà lầu
hai bên phố gần chạm vào nhau, do đó có những đường phố hầu như không bao giờ


có ánh nắng [5, tr 30, 31].
Tiêu chuẩn vệ sinh trong các thành phố Anh thời kỳ thế kỷ XII và đầu thế
kỷ XIII rất mất vệ sinh. Đa số thảnh phố phải lệ thuộc vào giếng nước hay sông
ngòi là nguồn cung cấp nước, mặc dù vài thành phố có cống ngầm nhưng có vẻ như

chưa có quy định về việc thu gom rác để cuối cùng được nước mưa hay bầy heo,
bầy chó tha đi.

về

nguyên tắc nhả nào chịu trách nhiệm giữ sạch trước cửa nhà

người ấy, trước hết không bày bẩn, không được đổ rác vật liệu, đất đá, sau đó luôn
được quét sạch, thực té khi mà nhà cửa san sát chiếm hét chỗ của sân vườn, thì phải
vứt ra trước cửa rồi thả các loại gia súc nhỏ như dê, lợn, cừu thường thả ăn trong
nội thành nhất là lợn thường kiếm thức ăn ở các đống rác đổ bừa bãi trên các đường
phố [18, tr 322; 39 tr 372, 373].
Thời kỳ này những người nghèo thì đi tắm ở những nơi công cộng nơi đây
là nơi tắm chung của mọi người, con người thời trung cổ tắm không chỉ vì mục đích
làm sạch cơ thể mà theo họ đó còn là niềm vui vì nhục dục [24, pp. 36], Chính vì
điều này đã làm giảm đáng kể tuổi thọ của chính họ, nhưng sự không sạch sẽ này
còn tạo cơ hội cho một số bệnh lây lan trong đó phải kể đén một số bệnh thường
xuyên bùng phát trong các thành thị nước Anh như: tiêu chảy, kiết lỵ, sốt thương
hàn, lao cúm, đậu mùa, sởi, và đặc biệt là dịch hạch...
1.1.3.

về xã hội

Từ thé kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kỳ phát triển của ché độ phong kiến ở nước
Anh, trong thời kì này chế độ nông nô ngày càng vững chắc thế lực giai cấp ngày càng
phát triển.
Đời sống của giới quý tộc phong kiến hầu như không phải là cuộc sống điền
viên như thường được mô tả trong các tiểu thuyết lãng mạn. Vào mùa đông và mùa
thu dinh thự của các nhà quý tộc Anh là trung tâm của những buổi yén tiệc, rượu chè.
Tại đây những người quý tộc thế lực tập hợp những người ủng hộ mình họ mời nhau

ăn uống thoả thích. Ngoài ra tại những dinh thự này họ tiếp đón những đối thủ của họ,
trù tính chuyện liên minh và giải quyết những bất đồng. Cũng trong khoảng thời gian
quý báu này các nhà quý tộc phần lớn giành thời gian để đi săn nai và heo rừng trong
những khu rừng của họ. Săn bắn không chỉ đơn giản chỉ là một trò thể thao mà chủ


yếu chuẩn bị cho việc chinh chiến, một hoạt động của những tháng mùa hè. Ngay sau
khi tuyết mùa đông bắt đầu tan và đường sá thông suốt các nhà quý tộc tập hợp tuỳ
tùng của họ và ra trận. Kẻ thù của họ gồm nhiều hạng khác nhau. Có thể là những
dòng họ thù địch mà hận thù nhau qua nhiều the hệ [36, te 255],
Trong khi chắc chắn có rất nhiều sự hứng thú từ cuộc sống của những người
quý tộc, nhưng cũng có nhiều sự đau khổ và họ thường bị chết non. Từ một công trình
nghiên cứu tỉ mỉ bộ xương của người trung cổ, một nhà khoa học hiện đại phỏng đoán
rằng tỉ lệ tử vong cao nhất trong thời phong kiến thường xảy ra ở tuổi 42, trong khi
hiện nay là ở tuổi 75 [18, te 303]. Ngoài ra, điều kiện sống thậm chí đối với các nhà
quý tộc giàu nhất cũng tương đối nghèo khổ. Thời kỳ này lâu đài phong kiến không gì
khác hơn là một tòa nhà thô sơ bằng gỗ. Thậm chí các lâu đài bằng đá đồ sộ vào cuối
thời trung cổ cũng chưa phải là những nơi ở tiện nghi, thoải mái. Phòng ốc tối đen, ẩm
ướt, tường đá thô trần trụi, lạnh lẽo, ảm đạm. Cho đến sau khi phục hồi thương mại
với phương Đông mới dẫn đến du nhập thảm, thời kỳ này sàn nhà thường được phủ
bằng rơm rạ, người ta phủ lớp rơm mới lên theo từng thời điểm trong khi lớp rơm cũ
trở thành ổ của đám chó săn. Thức ăn của những người quý tộc và gia đình, mặc dù
phong phú và thừa thãi nhưng không đa dạng và cũng chẳng ngon miệng. Thịt cá, pho
mát, cải bắp, củ cải, cà rốt, hành tây, đậu là những món ăn kiêng thông dụng, loại trái
cây duy nhất thừa thãi là táo và lê. Cà phê, trà, gia vị, đường,... luôn được xem là
những mặt hàng xa lạ [18, tr 303, 304], Số phận của nông nô nước Anh trong thời
trung cổ là tầng lớp có địa vị thấp nhất trong xã hội, nông nô có xuất thân từ những
người nô lệ và nông dân tự do biến thành, họ bị lệ thuộc không ai có quyền tự do, lãnh
chúa phong kiến có thể tuỳ ý đánh chửi, ngược đãi thậm chí có thể đem bán họ cùng
với ruộng đất. Đối với việc kết hôn của nông nô đêm tân hôn, cô dâu phải phục vụ cho

chúa phong kiến mà người ta thường gọi là “quyền hưởng đêm đầu ”, néu két hôn với
nông nô thuộc lãnh địa khác phải nộp thuế kết hôn cho lãnh chúa. Sau khi nông nô
chết, đến đời con trai kế thừa phần đất đai của cha mình, phải nộp thuế kề thừa mà
lãnh chúa gọi là "thuế người chết”. Đa số nông nô chỉ có trang trại với diện tích rất
nhỏ bé, năng suất chăn nuôi thời trung cổ rất hạn hẹp, trang trại của họ chịu sự quản lý
của lãnh chúa, họ không được tự chủ,nguồn thu nhập hàng ngày không đủ cho cuộc


sống thường ngày và nông nô buộc phải tìm kiếm nguồn thu nhập khác thay thế. Bản
thân họ có thể thuê mướn đất từ các lãnh địa láng giềng khi lãnh chúa ở đó có nhiều
đất hơn và giàu có hơn lãnh chúa của họ. Sau khi thu hoạch xong mùa vụ, một số
nông nô tìm thấy việc làm trong các nghề như câu cá hay khai thác mỏ. Phụ nữ sẽ tìm
được việc làm lâu dài hơn như làm thợ dệt. Trong một số vùng của Anh có khoảng 70
% thu nhập của các hộ gia đình nông dân dựa là thêm thu nhập từ việc làm phi nông
nghiệp. Điều đó dẫn đến nguồn cung cấp lao động theo ngày mùa là rất cao và tiền
lương thường rất thấp. Trong các mùa trồng trọt và thu hoạch, ít ra, họ phải lao động
quần quật từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn trong khi phần thưởng cho công sức
lao động đã bỏ ra thật ít ỏi. Ngoài vệc canh tác và trồng trọt ra người nông nô còn phải
làm việc trong các công trình sửa chữa, vận tải, cầu đường, ủ men nấu rượu và nộp
những vật tươi sống như gà, vịt, cá trứng với một định lượng nào đó cho lãnh chúa.
Ngoài việc phải nộp tô lao dịch và tô tiền cho lãnh chúa thì nông nô còn phải nộp cho
giáo hội 1/10 thu nhập gọi là thuế “thập nhất" [2, ữ 303].
Trung tâm của đời sống của người nông nô nước Anh thường xoay quanh ữong
những ngôi làng, căn nhả và đồng ruộng của họ. Ngôi làng thời trung cổ trung bình có
dân số 500 - 700 người, chủ yếu 90 % dân số của nước Anh sống ở ngôi làng nhỏ và
chỉ có khoảng 10 % sống ở khu vực đô thị [15; pp. 22], Nhịp sống của họ bị trói chặt
vào chu kỳ nông nghiệp, vào gieo trồng và thu hoạch vốn không mấy thay đổi từ thời
cổ đại. Tháng giêng và tháng hai là những tháng không hoạt động, khi cả gia đình
quây quần để chống cái rét và cố tồn tại bằng cái gì còn lại từ vụ mùa năm trước. Sang
tháng ba họ cắt tỉa cây nho để chúng cùng nhau lớn mạnh trong mùa tới. Bò được đưa

ra đồng vào tháng tư. Tháng năm là tháng cắt cỏ khô và phơi khô và tháng tám là mùa
gặt. Tháng chín, tháng mười là tháng thu hoạch nho và cấy lúa (có lẽ đây là một bước
đổi mới từ the kỷ thứ VIII). Sang tháng mười một, rượu nho mới được đổ vào thùng
để ủ, lúa được xay xát và đàn heo (nguồn thịt chủ yếu của người nông nô) được dẫn
vào rừng để chúng ăn hạt và củ. Tháng mười hai là tháng mổ thịt và rồi cả gia đình lại
phải đương đầu với một mùa đông rét mướt [36, tr 252-255].
Nhà ở của người nông nô thường là một nơi tồi tàn, dơ dáy, khốn khổ, làm từ
các tấm liếp ữát bùn. Người ta khoét một lỗ trên mái ữanh để có chỗ cho khói thoát.


Sàn nhà bằng đất thường lạnh lẽo, ẩm ướt những lúc mưa và tuyết rơi. Nông nô làm
giường ngủ bằng một cái thùng độn đầy rơm, ghé ngồi là chiếc ghé đẩu 3 chân. Thức
ăn của họ thường rất đơn điệu - bánh mì đen hoặc nâu, một ít rau hái ngoài vườn trong
mùa hè và mùa thu, pho mát và súp, thịt và cá muối, thường nấu qua loa, và thường bị
thối rữa một nửa. Khi mùa màng thất bát, họ bị đói và chét đói không phải là chuyện
xa lạ. Lẽ đương nhiên, họ mù chữ và thường là nạn nhân của tính bất lương của những
người quản lí vô liêm sỉ.
Những người nông nô ở nước Anh có xu hướng kết hôn rất muộn. Đàn ông
thường kết hôn ở tuổi 28, trong khi phụ nữ ở tuổi 23. Hoàn cảnh kinh tế và chất lượng
cuộc sống đã ảnh hưởng đến số lượng trẻ em trong các gia đình nông dân. Gia đình
nông dân bình thường chỉ có từ 2 đến 3 người con, đối với những gia đình nông dân
khá giả hơn họ thường có 5 người con [32, pp. 51 - 52],
Sự cơ cực trong cuộc sinh tồn tẻ nhạt làm tắt ngấm mọi khả năng hiểu biết đạo
đức bất kì mà lẻ ra họ phải có. Một du khách thời trung cổ miêu tả vào mùa hè mình
“nhìn thấy hầu hết số nông dân trong phiên chợ đang đi bộ trên đường, trên quảng
trường trong làng không hề cỏ mảnh vải khoác người, thậm chí quần dài che thân để
cho mát. Khi một số thầy tu bị sốc khi nhìn thấy cảnh tượng này, họ phản đối, thì sổ
nông đân gắt gỏng đáp lại: “mắc mớ gì ông? [18, tr 308]. Nhưng có lẽ tình cảnh thảm
thương nhất trong đời sống nông nô đó là họ luôn bị coi là một sinh vật bị khinh miệt,
bị hạ thấp giá trị. Người ta nói rằng tất cả nông nô đều là những người quỷ quyệt,

chậm hiểu, bần tiện, mắt lé, xấu xí, họ “sinh ra từ đống phân lừa ”, và “ quỷ dữ
không muốn họ ở địa ngục vì họ hôi hán Con cái nông nô có rất ít cơ hội được học
hành, có những người nghèo túng quá không nuôi được con cái, đành phải mang đến ở
cho nhà thờ, hoặc vứt bỏ trên bãi cỏ, con cái của nông nô lúc nhỏ không có người
chăm sóc, sau khi được 5, 6 tuổi phải đi chăn dê, chăn ngỗng, tham gia sản xuất [2, tr
417, 418].
Dân số châu Âu đã tăng gấp đôi từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII [16, pp. 22], Từ thế
kỷ X - XIII châu Âu đã được hưởng khí hậu ấm áp, nhưng từ cuối thế kỉ XIIIvới
những mùa đông kéo dài đặc biệt là năm 1307, đã có một mùa đông lạnh bất thường
trong 300 năm điều đó đã ảnh hưởng tới mùa màng. Mùa thu năm 1314, mưa lớn liên


tục trong vài năm liền đã làm thối rữa, nông sản trên các cánh đồng và khiến người ta
không thu hoạch được, nền nông nghiệp vốn đã yếu kém ở đây nay lại càng suy sụp.
số lượng cây trồng chết gây ra bởi lạnh và mưa thường xảy ra theo chu kỳ 5 đến 10
năm (1272, 1277, 1283 và 1292) đã gây đén hậu quả sản lượng nông nghiệp bị giảm
mạnh [24, pp. 41; 32, pp. 50]. Tình trạng này kéo dài, liên tục trong nhiều năm ở các
bộ phận khác nhau của châu Âu 1315 và 1319, các năm 1345, 1348. Những ảnh
hưởng của mất mùa là nạn đói 1315 - 1317. Nạn đói trong những năm 1315 - 1317 đã
giết chét chừng 10% dân số châu Âu, đây đuợc coi là nạn đói khủng khiếp nhất trong
lịch sử châu Âu. Khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự thiếu hụt lương thực là Bắc
Âu, nơi đất đai kém màu mỡ hơn nhiều vùng của khu vực Địa Trung Hải. Không dừng
lại ở đó năm 1339 và 1440một số vùng Nam Âu đã bi nạn đói tấn công. Trong 5 tháng
trong của năm 1316 thị trấn Flemish của Ypres (Bỉ) mất 10 % dân số [24, pp. 41, 42],
Trong các nạn đói những người chết đói không những đã ăn lượng lương thực
dự trữ mà còn ăn gần hết hạt giống để ữồng ữọt, thậm chí ở một số tài liệu còn nhắc
tới việc ăn thịt người. Chỉ có một mùa thu hoạch thật tốt mới có thể bù lại cho lượng
lương thực vừa dùng làm thức ăn và đủ dùng làm giống để cấy các vụ khác trong
tương lai. Khi mất mùa, các tu viện và những cơ quan từ thiện cũng không thu hoạch
được vụ mùa của họ nên không thể cứu trợ nạn đói. Cũng như những nước khác nước

Anh cũng chịu ảnh hưởng do nạn đói và mất mùa ví dụ như khu vực Halesowen, 15%
dân số đã chét.Vua nước Anh đã cố gắng nhập một số tàu lương thực để phân phối
trong những năm này, nhưng lượng thóc lúa lúc này đã rơi vào tay những tên cướp
trước khi đen được Anh quốc [39, tr 409, 410]. Hầu như tất cả các loại lương thực
chính đều không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, kéo theo đó là tình trạng suy dinh
dưỡng và giảm sức đề kháng, đây sẽ là những điều kiện vô cùng lý tưởng để bệnh dịch
lây lan.
Một đợt dịch sốt thương hàn đã xảy ra như điềm báo trước cho đại dịch sắp tới,
hàng nghìn người đã chết tại các khu đô thi đông đúc, đặc biệt là ở Ypres. Năm 1318,
tới lượt một đợt dịch không rõ nguồn gốc đã bùng phát, đôi khi được cho là bệnh than,
đã tấn công các đàn gia súc nước Anh như cừu, bò, khiến cho sản lượng lương thực
càng sụt giảm. Trước khi bệnh dịch hạch xảy ra người dânở Anh thường thiếu hụt


dinh dưỡng (protein, sắt, vitamin), ăn các loại thực phẩm hư hỏng, và họ thường mắc
bệnh còi xương.
Đó là bức tranh xã hội nước Anh trước khi bệnh dịch hạch bùng phát, cuộc
sống không mấy hạnh phúc của lãnh chúa và quý tộc phong kiến và một cuộc sống vô
cùng cơ cực của những người nông nô. Chính cuộc sống cực khổ và ché độ ăn uống
không đảm bảo của người nông nô càng làm cho dịch bệnh dễ dàng lây lan và ảnh
hưởng lớn. Không những vậy trước bệnh dịch hạch nước Anh còn xảy ra nạn đói vô
cùng nghiêm trọng trong những năm 1315 - 1317 đã khiến tình hình nước Anh thêm
rối ren trước bệnh dịch hạch, nước Anh đã trở lên vô cùng yếu ớt trước trận đại dịch
mang tính lịch sử này.
1.2.

Nguồn gốc và quá trình lây lan của bệnh dịch hạch ở nước Anh thế
kỷ XIV -XVII

1.2.1.


Bệnh dịch hạch

Các tài liệu thời Trung cổ trung cổ nói về “ôn dịch ”, “bệnh dịch ” (từ chữ
Latin là “plaga” có nghĩa là “một đòn”hoặc “một cơn hoạn nạn”. Thuật ngữ “Black
Death ” lần đầu tiên được đặt ra trong thế kỷ XVI và được sử dụng phổ biến rộng rãi
trong thế kỷ XIX [26, p.l].
Các trường hợp xuất hiện của bệnh dịch hạch ở con người đã được biết đến từ
những thời kỳ lịch sử xa xưa. Mặc dù việc xác định nó là vô cùng khó khăn trên cơ sở
các thông tin còn lại từ quá khứ xa xôi để phân biệt bệnh dịch hạch từ những dịch
bệnh lan truyền cấp tính khác, những gì còn lại cung cấp cho chúng ta rằng có thể đã
xuất hiện một trận dịch hạch có nguồn gốc ở một trong những cái nôi của nền văn
minh nhân loại ở Tây Á. Các trường hợp đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của bệnh dịch
hạch được ghi nhận ở Philistines vào năm 1320 TCN, đã được mô tả ữongKinh Thánh
(I Samuel, V và VI) [51, pp.12].
Một trận dịch bệnh có quy mô lớn đầu tiên của nhân loại đã xảy ra trong
những năm 430 - 426 TCN, đã tấn công các thành phố của Athens ữong cuộc chiến
tranh Peloponnesian giữa thảnh bang Athens với thảnh bang Sparta. Đa số các học giả
đều cho đó là một trận dịch hạch và nó từ lâu đã được các sử gia Hy Lạp quan tâm,


đầu tiên chúng ta phải kể đến nhà sử học lỗi lạc Thucydides1 người đã tham gia và
chứng kiến trận dịch hạch này và tất cả những gì diễn ra đã được ông mô tả trong một
phần của tác phẩm sử học “Peloponnesian War” [48, p. 2 - 5; 50, pp. 161, 162],
Sự bùng phát của bệnh dịch là tất nhiên, không có gì mới trong lịch sử đế chế
La Mã. Livy ghi chép được ít nhất là 11 trường hợp thảm họa thuộc về bệnh dịch hạch
trong thời kỳ Cộng Hòa, sớm nhất vào năm 387 TCN. Một trận dịch khác tấn công
thảnh phố Rome vào năm 65 CN và nó lại bùng phát một lần nữa ở nơi đây năm 165
CN mà người ta thường gọi là bệnh dịch hạch Antonine. Một đợt dịch hạch đã tiếp tục
xảy ra vào năm 251 - 266 [50, pp. 175, 176; 6, pp. 18 - 19].

Liên tục từ năm 542 đến 750 đã nổ ra nhiều trận dịch hạch mà theo một mô tả
dài dòng và chính xác bởi Procopius2đợt dịch bệnh này được gọi là gọi là bệnh dịch
hạchcủa Justinian. Đợt cao điểm của bệnh dịch hạch lần này theo Procopius giết chét
10.000 người mỗi ngày ở Constantinople [25, pp. 23, 24; 50, pp. 184 - 189].
Đối với bệnh dịch hạch, những mô tả chính thức ở Trung Quốc sớm nhất về
căn bệnh này là từ những năm 161 - 162 và những năm 310 đến 312, một trận ôn dịch
lớn có lẽ đó là bệnh dịch hạch, đã bùng phát trong quân đội Trung Quốc ở các tỉnh tây
bắc của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống lại các dân tộc du mục miền bắc, và
điều này lại lặp lại một lần nữa vào năm 312. Tiếp đó một số người viết nhắc đến một
trận dịch hạch xảy ra vào năm 542, đợt dịch bệnh này đều bùng phát ở tỉnh Quảng
Đông. Một loạt các dịch bệnh bùng phát trong tỉnh ven biển của Trung Quốc, bắt đầu
vào những năm 762 khi “hơn một nửa dân sổ của tỉnh Sơn Đông chết” và nó liên tục
xuất hiện lặp đi lặp lại đến năm 806 và đã gây ra tỉ lệ tử vong rất cao ở tỉnh Chiết
Giang [50, pp. 195 - 198].
Đại dịch bệnh dịch hạch nổi tiếng nhất mang tên “Cái chết đen ”của thế kỷ
XIY (1347 - 1350). Đại dịch này đã làm 50 triệu người chết, tức một nửa dân số châu
Á và ở 1/3 dân số châu Âu, và một phần dân số ở châu Phi.Đây chính là sự khởi đầu
của một số đợt sự bùng phát của bệnh dịch hạch, tàn phá châu Âu và châu Phi trong
những thế kỷ tiếp theo.
1Thucydides (460 - 395 TCN) là một sử gia cổ đại Hy Lạp .
2 Procopius hay còn gọi là Procopius Caesarea (500 - 560) ông trở thành nhà sử học tiêu biểu của thế kỷ thứ VI, ông thường viết
về các cuộc chiến tranh của Justinian.


×