Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn huyện MDRắK, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ TÀI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẤT CĨ NGUỒN GỐC
TỪ NƠNG LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN M’DRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên – 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ TÀI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẤT CĨ NGUỒN GỐC
TỪ NƠNG LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN M’DRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Thủy


Thái Nguyên - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tơi
thực hiện, có sự hỗ trợ của Người hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu được thu thập
từ những nguồn hợp pháp; nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là


ii
trung thực.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả

Đào Thị Tài

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô TS Vũ Thị Thanh Thủy đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,


iii

quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm - Đại Học Thái Nguyên, những người đã
giúp đỡ, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa
qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk
Lắk, Ủy ban nhân dân huyện M’Drắk và các phịng Tài Ngun và Mơi trường,
Tài Chính - Kế hoạch, Nơng nghiệp và PTNT; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất
đai; Chi cục Thống Kê; Ban lãnh đạo các công ty TNHHMTV cà phê 715A, 715B,
715C; UBND các xã Ea Riêng, Ea HM’Lay, Ea Doal và các hộ gia đình tham gia
phỏng vấn đã hỗ trợ giúp tôi thu thập số liệu, cung cấp thông tin và chia sẻ những
kinh nghiệm hữu ích để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời
gian và những khó khăn khách quan nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi
mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, cô giáo, các
nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022
Tác giả

Đào Thị Tài

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii


iv
MỤC LỤC..............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................vii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý, sử dụng đất đai do các nông, lâm trường
giao lại cho địa phương ............................................................................................ 4
1.1.1. Vai trò của đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội ....................................... 4
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ........................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện quản lý đất đai do các nông, lâm trường giao
lại cho địa phương.................................................................................................. 10
1.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan ............................................................ 10
1.2.2. Tổng quan về quản lý đất đai do các nông, lâm trường giao lại cho địa phương
tại Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 13
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông lâm
trường ở Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk ...................................................................... 16
1.4. Một số kết luận từ tổng quan tài liệu .............................................................. 18
1.4.1. Những thành công đã đạt được .................................................................... 18
1.4.2. Những tồn tại cần nghiên cứu ...................................................................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ....................................................................................................................... 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 20


v
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 20

2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 20
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................. 20
2.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện M’Drắk ....... 20
2.3.3. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai do các nông trường giao lại cho địa
phương tại huyện M’Drăk...................................................................................... 20
2.3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
của các nông lâm trường giao lại cho địa phương ................................................. 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp............................................. 21
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ................................ 22
2.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu ................................. 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................ 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 24
3.1.2. Đặc điểm các nguồn tài nguyên ................................................................... 28
3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ...................................................... 31
3.1.4. Dân số, lao động, mức sống dân cư ............................................................. 33
3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện M’Drắk. ...... 34
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện M’Drắk .......... 36
3.2.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện M’Drắk ............. 36
3.2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất ...................................... 42
3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện M’Drắk năm 2020 ................... 43
3.3. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai do các nông trường giao lại cho địa phương
tại huyện M’Đrăk ................................................................................................... 47
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường .............................. 47
3.3.2. Thực trạng quản lý đất đai có nguồn gốc nơng, lâm trường ........................ 54


vi
3.3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý, sử dụng đất đất có nguồn gốc nơng

trường giai đoạn 2005-2020................................................................................... 59
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất có nguồn gốc nơng
trường giao lại cho địa phương .............................................................................. 63
3.4.1. Một số tồn tại và nguyên nhân trong quản lý đất đai có nguồn gốc nông
trường ..................................................................................................................... 63
3.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý đất có nguồn gốc nơng
trường giao lại cho địa phương .............................................................................. 64
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................................... 71
1. Kết luận .............................................................................................................. 71
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 76
PHỤ LỤC 2........................................................................................................... 78


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

CNQSDĐ

: Chứng nhận quyền sử dụng đất

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ


NQ/TW

: Nghị quyết Trung ương

NQ-QH

: Nghị quyết Quốc hội

NN&MT

: Nông nghiệp và Môi trường

PTNT

: Phát triển nông thôn

QĐ-

: Quyết định

QLĐĐ

: Quản lý đất đai

QLNN

: Quản lý nhà nước

TNHH MTV


: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TN&MT

: Tài nguyên và mơi trường

TTg

: Thủ tướng Chính phủ

TT-

: Thơng tư

UBND

: Ủy ban nhân dân


viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện M’Drắk , tỉnh Đắk Lắk ... 46
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất có nguồn gốc nơng trường phân theo mục đích
sử dụng năm 2020 ............................................................................................. 48
Bảng 3.3. Diện tích đã giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng.................... 51
Bảng 3.4. Thống kê diện tích đất các công ty nông nghiệp quản lý,................ 52
Bảng 3.5. Thống kê diện tích đất các cơng ty dự kiến giao lại ........................ 53
Bảng 3.6. Tình hình đo đạc cắm mốc ranh giới................................................ 55
Bảng 3. 7. Tình hình cấp giấy CNQSDĐ và thiết lập hồ sơ địa chính ............. 58

Bảng 3.8. Kết quả điều tra, phỏng vấn các cán bộ quản lý .............................. 61
Bảng 3.9. Kết quả điều tra, phỏng vấn 50 hộ gia đình ..................................... 62
Bảng 3.10. Phương án sử dụng đất nông lâm trường giao lại cho địa phương 68


ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk ........................................ 25
Hình 3.2. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất có nguồn gốc nơng trường huyện M’Drăk
năm 2020 ........................................................................................................... 47
Hình 3.3. Sơ đồ Phương án sử dụng đất có nguồn gốc nơng lâm trường giao lại
cho địa phương quản lý, sử dụng huyện M’Drắk đến năm 2030 ..................... 69


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách pháp luật nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về đất đai trước kia thuộc quản lý của nông lâm trường như: Nghị
quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014
của Bộ chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc
doanh; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát
triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị quyết số
112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội tăng cường quản lý đất đai
có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công
ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng.
Chính vì vậy, cơng tác quản lý sử dụng đất của nông lâm trường từng bước được
củng cố, đến nay, nhiều địa phương trong cả nước cơ bản đã hồn thành cơng tác

rà sốt, cắm mốc ranh giới giữa các cơng ty nơng nghiệp, lâm nghiệp và hồn
thành về đo đạc lập bản đồ địa chính. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã sắp xếp
lại tổ chức, chuyển đổi các nông trường, lâm trường để làm cơ sở xử lý các yếu
kém, vướng mắc. Tại một số địa phương, các nông trường, lâm trường cũng đã
xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, phương án sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả sắp
xếp, đổi mới các nông trường, lâm trường thực hiện vẫn chậm, hiệu quả còn thấp.
Phần lớn các địa phương mới chỉ xây dựng được phương án sử dụng đất, còn nhiều
nơi chưa phê duyệt phương án sử dụng quỹ đất bàn giao về địa phương. Tiến độ đăng
ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở các địa phương còn chậm; chất lượng
kiểm tra, nghiệm thu của chủ đầu tư và các đơn vị thi cơng có nơi chưa đầy đủ, mang
nặng tính hình thức. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt việc chấp hành pháp luật
về đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường chưa được thực
hiện thường xuyên, triệt để; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản
lý, sử dụng đất…
Chính vì vậy, ngày 07/01/2020 Chính Phủ đã ban hành Quyết định số
32/QĐ-TTg Phê duyệt “Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ
các nơng, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm


2
nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban
quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Huyện M’Drắk hiện có 4 đơn vị thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số
118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ, gồm 3 công ty nông nghiệp
(Công ty TNHH MTV Cà phê 715A, Công ty TNHH MTV Cà phê 715B, Công ty
TNHH MTV Cà phê 715C), 01 công ty lâm nghiệp (Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp M’Drắk). Hiện nay, 04/04 đơn vị trên đang lập phương án sử dụng đất;
theo đó có phần diện tích của cơng ty nơng nghiệp, cơng ty lâm nghiệp không sử
dụng, đã giao lại (đã ban hành quyết định thu hồi) hoặc dự kiến giao lại địa phương

quản lý (chưa ban hành quyết định thu hồi), sử dụng để phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý quỹ đất này vẫn còn nhiều tồn tại, bất
cập như: Hồ sơ địa chính thiếu chính xác, khơng được chỉnh lý kịp thời, không
phản ánh đúng thực tế quản lý sử dụng đất. Vẫn cịn diện tích đất giao lại cho địa
phương chưa đo đạc lập bản đồ địa chính, đến nay phương án quản lý sử dụng quỹ
đất này vẫn chưa được phê duyệt; chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường
nên thiếu thông tin làm cơ sở xác định và thu nghĩa vụ tài chính của các đối tượng
sử dụng đất; tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có
nguồn gốc nơng trường, lâm trường vẫn còn xảy ra và chưa được giải quyết triệt
để…
Từ những lý do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường
trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk” là việc làm cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng quản lý đất nông nghiệp có nguồn gốc từ các nơng lâm
trường giao lại cho địa phương quản lý trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nơng
nghiệp có nguồn gốc từ các nông lâm trường giao lại cho địa phương quản lý trên


3
địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đây sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng cường công
tác quản lý nhà nước về đất đai, sử dụng hiệu quả quỹ đất có nguồn gốc thu hồi
từ các nông trường, công ty lâm nghiệp trên giao trả cho địa phương quản lý trên
địa bàn huyện.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ

nguồn tài nguyên đất đai khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất nông
nghiệp do các nông lâm trường giao lại cho địa phương quản lý; giải quyết triệt để
tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp đất đai; từ đó góp phần nâng cao vai trị quản lý nhà
nước về đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý, sử dụng đất đai do các nơng, lâm trường
giao lại cho địa phương
1.1.1. Vai trị của đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội
Khái niệm về đất đai: Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil,
1993 nêu khái niệm về đất đai như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt
trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề
mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích
sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn động thực
vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà
cửa...”
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định kỹ thuật điều tra thối hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài ngun có nêu
“Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính
tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đốn được, có ảnh
hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh
tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật,
động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người” (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012).
Điều này cho thấy, đất đai gắn liền với khí hậu, mơi trường trên phạm vi tồn
cầu cũng như từng vùng, từng miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái
đất, khí hậu cũng trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc do

tác động của con người. Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, con người
ngày càng can thiệp vào q trình biến đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu có tác động
mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liền.
Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động
của con người. Nói cách khác, khơng có đất sẽ khơng có sản xuất cũng như khơng
có sự tồn tại của chính con người. Con người khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt,
chăn nuôi, tạo nên sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài người. Khai thác bề mặt đất đai
và cải tiến chất lượng đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn,
thoả mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng. Trình độ khai thác đất đai


5
gắn liền với sự tiến hoá của xã hội. Quá trình ấy làm cho con người ngày càng gắn
chặt với đất đai hơn.
Vai trò của đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội: Như chúng ta đã biết đất
đai có nguồn gốc từ tự nhiên, theo thời gian con người đã và đang tác động vào đất
đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức
lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. C. Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện
để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản
trong nông, lâm nghiệp” (dẫn theo Đỗ Thị Lan, 2007). Bởi vậy, nếu khơng có đất đai
thì khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất
ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nịi giống đến ngày nay. Trải qua
một q trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật
tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc
gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,

văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao
công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!” (Quốc
hội, 1993). Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định, đất đai là tài sản cơng, thuộc
sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Từ đó có thể thấy rằng ở nước ta: (1) Đất đai là tài sản quốc gia là tư liệu sản
xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là
vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng
để phát triển nền kinh tế quốc dân; (2) Đất đai là tài nguyên đặc biệt. Trước hết bởi
đất đai có nguồn gốc tự nhiên, tiếp đến là thành quả do tác động khai phá của con
người. Nếu khơng có nguồn gốc tự nhiên thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng
khơng tự mình tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra các cơng trình và sản
xuất, chế tạo ra mn nghìn thứ hàng hóa, sản phẩm, nhưng khơng ai có thể sáng tạo
ra đất đai. Đất đai là cái có hạn, con người khơng thể làm nó sinh sản thêm, ngồi
diện tích tự nhiên vốn có của trái đất chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang
mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo
hợp lý thì đất đai khơng bị thối hóa mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn; (3) Đất


6
đai cịn là loại hàng hóa đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng. Độ phì nhiêu của đất
sự phân bổ khơng đồng nhất, đất tốt lên hay xấu đi, được sử dụng có hiệu quả cao
hay thấp tùy thuộc vào sự QLNN và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản
lý, sử dụng đất.
Vì thế, sự ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không thể được
đơn giản hóa, cả trong nhận thức cũng như trong hành động. Do đó, quyền sở hữu,
định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng cần phải hiểu đặc điểm,
đặc thù hết sức đặc biệt ấy.
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai: Theo GS-TS Đặng Hùng Võ,
bất kỳ quốc gia nào cũng cần đến sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước đối với đất
đai, một yếu tố cơ bản của nền kinh tế vì các lý do sau:
Thứ nhất, hàng hố và dịch vụ công chủ yếu bao gồm các kết cấu hạ tầng quan
trọng như: điện, cấp thốt nước, giao thơng cơng cộng, bưu chính viễn thơng, y tế
giáo dục, bảo vệ mơi trường…. thường do Nhà nước đóng vai trị người cung cấp
thông qua ngành kinh tế công cộng. Những sản phẩm này đều gắn liền với đất đai,
hàng hoá, dịch vụ và sẽ được cung cấp với chi phí thấp hơn nếu như đất đai được sử
dụng có hiệu quả.
Thứ hai, đất đai là không gian cơ bản trong sản xuất và sinh hoạt của con người
và có giới hạn về khơng gian hay có tính khan hiếm. Vì vậy, trong q trình khai thác,
sử dụng khơng thể tránh khỏi những mâu thuẫn như: mâu thuẫn giữa sự phát triển
nhanh chóng của kinh tế - xã hội với sự khan hiếm của đất đai; mâu thuẫn giữa lợi ích
tư nhân với lợi ích cộng đồng; mâu thuẫn giữa hiệu quả và bình đẳng. Việc điều hồ
các mâu thuẫn này cần phải có sự can thiệp của Nhà nước.
Thứ ba, sự hạn chế của thị trường đất đai là một nguyên nhân quan trọng, Nhà
nước cần phải can dự và điều tiết sự vận hành kinh tế đất đai. Bởi lẽ, thị trường đất
đai không phải là một thị trường cạnh tranh hồn hảo, tính cố định của đất đai, sự
độc chiếm của quyền tài sản đất đai và xu thế tập trung đất đai vào một số ít người.
làm cho thị trường đất đai tiềm ẩn yếu tố độc quyền; thị trường đất đai về bản chất là
thị trường chia cắt, có tính khơng hồn chỉnh. Đặc tính cố định của đất đai và đơn
nhất về giá trị của mỗi thửa đất, làm cho các bên mua bán khó có được thơng tin về


7
giá thực của từng thửa đất trong thị trường đất đai. Điều này gây trở ngại cho việc
điều tiết kịp thời trong sử dụng và phân bổ nguồn lực đất đai. Đất đai, thu nhập từ
đất đai và sử dụng đất là những vấn đề trọng đại có quan hệ đến lợi ích của mỗi cá
nhân, cộng đồng và tồn xã hội. Thị trường đất đai thường biến động phức tạp, nên
cần có sự quản lý của Nhà nước.

Thứ tư, đất đai luôn gắn liền với phạm vi lãnh thổ của chính quyền địa phương,
tuy nhiên những chính sách về QLĐĐ nói chung, phân cấp về QLĐĐ nói riêng hiện
cịn bất cập, cần được hoàn chỉnh, bổ sung cho phù hợp và thích nghi với tình hình
thực tiễn của từng địa phương. Trên thực tế đây là lĩnh vực quản lý chủ yếu của chính
quyên địa phương, những biến động về đất đai trong nền kinh tế thị trường diễn ra
hàng ngày, hàng giờ và chỉ có chính quyền địa phương mới có thể nắm bắt và giải
quyết được kịp thời, do vậy việc phân cấp cho chính quyền địa phương theo một thể
thống nhất trong quản lý là một xu thế của QLNN về đất đai. Quản lý nhà nước về
đất đai ở Việt Nam có những nét khác biệt với nhiều nước trên thế giới là: đất đai
thuộc sở hữu tồn dân, có nghĩa là QLNN về đất đai phải thể hiện được vai trò làm
chủ của người dân thông qua các hoạt động kiểm tra giám sát; sử dụng đất đai nhằm
đem lại hiệu quả lớn nhất cho người dân, cho cộng đồng, cho xã hội. Nhà nước trong
đó có chính quyền địa phương các cấp là Nhà nước của dân, do dân bầu ra và thực
hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai tại địa bàn theo quy định của pháp
luật. Những mục đích tốt đẹp đó cần được thể chế hố bằng các chính sách và các
phương pháp tổ chức thực hiện khoa học trong QLNN về đất đai của chính quyền
các cấp bằng các hành động cụ thể, không phải là “khẩu hiệu” (Đặng Hùng Võ,
2021).
Vì vậy, quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ bản: (1)
đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả; (2) đảm bảo tính cơng bằng trong quản lý và sử
dụng; (3) đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Khái niệm QLNN về đất đai: Quản lý nhà nước về đất đai là việc cơ quan quản
lý nhà nước sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến
hành vi, hoạt động của người sử dụng đất nhằm đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch
sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn
mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; quyết



8
định giá đất; quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; quyết định
chính sách tài chính về đất đai; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Để thực hiện được quyền đại diện chủ sở hữu, Nhà nước chịu trách nhiệm ban hành
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản
đó; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi thu hồi đất; đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống
kê, kiểm kê đất đai; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; quản lý tài chính về đất đai
và giá đất; quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; phổ biến, giáo dục pháp luật về
đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai; quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Điều 5, Điều 6 Luật Đất
đai năm 2003; Điều 4, Điều 13, Điều 22 Luật Đất đai năm 2013) (Quốc hội, 2013).
Để quản lý, sử dụng đất đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật, Nhà
nước quy định người sử dụng đất, đề ra các nguyên tắc sử dụng đất, quy định người
chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với việc sử dụng đất, đối với đất giao để quản
lý và những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng đất như: Sử dụng đất đúng
quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và
không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh...; người
đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích
cơng ích; đất phi nơng nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau

đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở
Ủy ban nhân dân, các cơng trình cơng cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y
tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và cơng trình công
cộng khác của địa phương; tổ chức được giao quản lý cơng trình cơng cộng, gồm
cơng trình đường giao thơng, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thốt
nước, hệ thống cơng trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;


9
tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình
thức xây dựng - chuyển giao (Build and Transfer) và các hình thức khác theo quy
định của pháp luật về đầu tư; lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; vi phạm quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được công bố; không sử dụng đất, sử dụng đất khơng đúng mục
đích. (Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 11 Luật Đất đai năm 2013) (Quốc hội,
2013).
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai: Quản lý nhà nước về đất đai là tổng
hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động trong việc
theo dõi và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục
đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá
trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm
bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu
quả cao. Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách
nhiệm được Nhà nước phân cơng; đồng thời, ban hành các chính sách, chế độ, thể
chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản
lý nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích
cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng
của đất đai để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy,

đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật. Quản lý nhà
nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung được quy định tại Điều 22, Luật Đất đai
năm 2013 và áp dụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, bao
gồm:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức
thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá


10
đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. (Quốc hội, 2013).
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện quản lý đất đai do các nông, lâm trường

giao lại cho địa phương
1.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan
- Luật Đất đai 2003, 2013.
- Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017.
- Luật số 35/2018/QH14 sửa, đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan
đến quy hoạch.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai.
- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về Tiếp tục sắp
xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.
- Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về về tiếp tục


11
sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm
nghiệp.
- Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng
cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng trường, lâm trường quốc doanh do các
công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân khác sử dụng.
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.
- Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Quy định
việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;.
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ về ổn định dân di
cư tự do và quản lý, sử dụng quỹ đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường;
- Nghị định số 118/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

- Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ Quy định chi
tiết một số điều của Luật Đo đạc, bản đồ.
- Quyết định số 286/QĐ-TTg ngày 09/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các
nơng lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không
thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các
tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 3/8/2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 32,0 ha đất tại xã Ea Riêng của Nông trường 715A giao cho UBND


12
huyện M'Drắk quản lý theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và theo quy định của
pháp luật.
- Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 3/8/2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 9,27 ha đất tại xã Ea Hmlay, huyện M'Drắk của Công ty TNHH MTV
Cà phê 715B giao cho UBND huyện M'Drắk quản lý theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và theo quy định của pháp luật.
- Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 12/2/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 416.355 m2 đất của Nông trường 715A giao cho UBND huyện M'Drắk
quản lý theo quy hoạch, kế hoạch và theo quy định của pháp luật.
- Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 12/2/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 104.055 m2 đất của Nông trường 715B giao cho UBND huyện M'Drắk
quản lý.

- Quyết định số 1891/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 26.362 m2 đất của Công ty cà phê 715 B giao cho UBND huyện M'Drắk
quản lý.
- Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 3.806.093 m2 đất tại xã Ea M'Doal, huyện M'Drắk của Công ty TNHH
MTV Cà phê 715C giao cho UBND huyện M'Drắk quản lý theo quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất và quy định của pháp luật.
- Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày 16/9/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 3.659.194 m2 đất tại xã Ea Riêng, huyện M'Drắk của Công ty TNHH
MTV Cà phê 715A giao cho UBND huyện M'Drắk quản lý theo quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất và quy định của pháp luật.
- Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 05/10/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về việc thu hồi 214.095 m2 đất tại xã Ea H’Mlay, huyện M'Drắk của Công ty TNHH
MTV Cà phê 715B giao cho UBND huyện M'Drắk quản lý theo quy hoạch, kế hoạch
và theo quy định của pháp luật.
- Quyết định số 1129/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 1.378.039 m2 đất của Công ty TNHH MTV Cà phê 715B tại xã Ea
H’Mlay giao cho UBND huyện M'Drắk quản lý theo quy hoạch, kế hoạch và theo
quy định của pháp luật.
- Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 4/4/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về


13
việc Phê duyệt phương án sử dụng đất của Công ty TNHHMTV cà phê 715A.
- Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 4/4/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc Phê duyệt phương án sử dụng đất của Công ty TNHHMTV cà phê 715B.
- Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 23/4/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc Phê duyệt phương án sử dụng đất của Công ty TNHHMTV cà phê 715C.
- Quyết định 3490/QĐ-UBND ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
việc thu hồi 280.805 m2 đất từ Công ty TNHH MTV cà phê 715 B trên địa bàn xã Ea

H’Mlay giao UBND huyện M’Drắk quản lý theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 2977/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh Đăk Lắk
về việc thành lập Hội đồng thẩm định phương án quản lý, sử dụng đất cấp tỉnh đối
với diện tích đất các nơng, lâm trường, cơng ty nơng nghiệp, công ty lâm nghiệp và
các tổ chức bàn giao về địa phương quản lý.
- Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 19/10/2020 UBND tỉnh phê duyệt
Thiết kế kỹ thuật - Dự toán khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai đối với diện tích đất có nguồn gốc thu hồi từ các nơng, lâm trường. Công văn số 11861/UBND-NNMT ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về
quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc thu hồi từ nông lâm trường, công ty nông nghiệp,
công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia giao đất về cho địa phương
quản lý.
- Công văn số 3662/UBND-NN&MT ngày 28/4/2020 của UBND tỉnh Đắk
Lắk về việc triển khai thực hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai đối với đất đai
có nguồn gốc từ các nông lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công
ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban
quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng (Sở Tài
ngun và Mơi trường tỉnh Đắk Lắk, 2020).
1.2.2. Tổng quan về quản lý đất đai do các nông, lâm trường giao lại cho địa
phương tại Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk
Tình hình chung cả nước: Theo Báo cáo của Bộ TN&MT vào tháng 7/2020
về kết quả thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 15/11/2015 và Nghị quyết
số 113/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội cho thấy, cả nước đã tiến hành rà
sốt 275 cơng ty, trong đó: giữ lại là 257 cơng ty (124 cơng ty nông nghiệp, 133 công


14
ty lâm nghiệp; 97 công ty do Trung ương quản lý, 160 cơng ty do địa phương quản
lý). Diện tích các nông, lâm trường dự kiến bàn giao về địa phương theo Nghị quyết
số 112/2015/NQ-QH13 là 465.029 ha, nâng tổng số diện tích bàn giao về địa phương

từ trước đến nay đạt 1.086.594 ha (theo Nghị quyết số 28-NQ/TW là 621.565 ha, theo
Nghị quyết số 30-NQ/TW là 465.029 ha). Trong đó, UBND các tỉnh đã có quyết định
thu hồi tại 120 cơng ty với diện tích là 237.715 ha, chiếm 22% tổng diện tích dự kiến
bàn giao về địa phương; Đã xây dựng phương án sử dụng đất là 158.046 ha, bằng 67%
tổng diện tích đã thu hồi (trong đó phương án giao cho hộ gia đình cá nhân là 10.983
ha, giao cho tổ chức là 57.312 ha; chuyển toàn bộ cơng ty thành Ban Quản lý rừng
phịng hộ 89.751 ha) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020)
Đặc biệt, phần diện tích chưa có phương án (tạm giữ lại chưa giao) là 928.548
ha, bằng 85% tổng diện tích dự kiến bàn giao về địa phương (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2020). Để giải quyết vấn đề này, tại Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày
30/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư quy định chi tiết thi hành
Luật Đất đai do Bộ TN&MT đang xây dựng đã có hướng tháo gỡ để nhanh chóng
đưa đất giao về địa phương sử dụng.
Cụ thể, tại Điều 7, Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT về sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 07/2017/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 quy định việc lập phương án sử
dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá
thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp, trong đó
sửa đổi, bổ sung Điều 8 về các bước xử lý quỹ đất đã bàn giao cho địa phương.
Bước 1. Sở Tài ngun và Mơi trường chủ trì tổ chức đo đạc xác định cụ thể
quỹ đất bàn giao cho địa phương theo đề án hoặc phương án sắp xếp, đổi mới và phát
triển công ty nông, lâm nghiệp, phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2. Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ký quyết định thu hồi đất.
Bước 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trong việc xây dựng phương án sử dụng đất đối với quỹ đất bàn giao cho
địa phương thuộc địa giới hành chính mình quản lý và gửi Sở Tài nguyên và Môi



×