Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Triển vọng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022 và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.14 KB, 10 trang )

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NĂM 2022
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
ThS. Nguyễn Tồn Trí
Trường Đại học Kinh tế Thành phớ Hồ Chí Minh
ThS. Dương Thị Mộng Thường
Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm Thành phớ Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm
Việt Nam năm 2021. Trên cơ sở nhận diện những thách thức và cơ hội đối với thị trường bảo
hiểm trong nước, nhóm tác giả trình bày triển vọng thị trường trong năm 2022. Ngoài ra, bài
viết còn đề xuất mợt sớ gợi ý chính sách phát triển thị trường bảo hiểm đối với Nhà nước và
các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) Việt Nam.
Từ khóa: Dịch COVID-19, thị trường bảo hiểm, Bancassurance
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ có đóng góp to lớn trong nền
kinh tế. Trải qua q trình hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã và đang
từng bước chứng tỏ được vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như có tác động
đến các lĩnh vực, ngành nghề khác trong xã hội. Theo các kết quả thống kê, mức đóng góp
của doanh thu phí bảo hiểm chiếm 3,07% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Trong tương lai, tỷ
lệ này cịn có thể tăng cao hơn nữa do tiềm năng thị trường chưa được khai thác hết. Thông
qua quan sát số liệu, nhóm tác giả thấy rằng, tỷ lệ tăng trưởng của ngành Bảo hiểm trong
nhiều năm trở lại đây tăng rất ấn tượng. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, tốc
độ tăng trưởng của ngành có chững lại. Với mong muốn đánh giá thị trường bảo hiểm một
cách tồn diện, nhóm tác giả sẽ trình bày bức tranh thị trường bảo hiểm năm 2021, lý giải
nguyên nhân vì sao tốc độ tăng trưởng chững lại cũng như phác thảo xu hướng thị trường
năm 2022; đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước và các
DNBH.
2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021
2.1. Đánh giá mức độ tăng trưởng
Năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong bối


cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại. Theo báo cáo từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam,

123


tổng doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường của năm 2021 đạt 217.338 tỷ đồng, tăng 16,71%
so với cùng kỳ năm trước.
Hình 1. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2017 - 2021
250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0

2017

2018
BH phi nhân thọ

2019

2020

2021


BH nhâ n thọ

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp
Ở mảng bảo hiểm phi nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 57.880 tỷ
đồng, tăng 3,9% so với năm 2020. Dẫn đầu thị phần là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt,
chiếm 15,48%; Tổng Cơng ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI), Tổng Công ty cổ phần Bảo
hiểm Bưu điện (PTI), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh, Tổng Công ty Bảo hiểm
PJICO lần lượt chiếm 14,45%; 10,02%; 7,64% và 5,53%. Về nghiệp vụ bảo hiểm, bảo hiểm
xe cơ giới đạt 16.196 tỷ đồng trong tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ, giảm 6,3% so với
cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bảo hiểm sức khỏe đạt 18.021 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng
kỳ năm 2020. Bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt doanh thu 7.684 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng
kỳ năm 2020. Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ đạt 7.470 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ
năm trước. Như vậy, trong năm qua, mảng bảo hiểm phi nhân thọ đã có sự giảm tốc so với
những năm trước. Nguyên nhân là do đợt bùng phát lần thứ tư của dịch bệnh kéo dài, các khu
vực kinh tế trọng điểm trên cả nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này khiến cho các
nghiệp vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ cũng bị ảnh hưởng
rất đáng kể. Chẳng hạn, bảo hiểm sức khỏe chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, còn bảo
hiểm xe cơ giới lại giảm mạnh.
124


Hình 2. Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ theo nghiệp vụ năm 2021

Bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm tài sản thiệt hại
Bảo hiểm cháy nổ


Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân
sự chủ tàu
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp
Ở mảng bảo hiểm nhân thọ, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 159.458 tỷ đồng, tăng
22% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới đạt 49.549 tỷ đồng,
tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Hình 3. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới giai đoạn 2017 - 2021
60.000

50.000

40.000

30.000

20.000

10.000

0
2017

2018

2019

2020


2021

Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, các tác giả tổng hợp
Có thể thấy rằng, mảng bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao
trên 20% trong nhiều năm liên tục. Tuy nhiên, trong hai năm (2020 - 2021), mức tăng trưởng
125


này có chững lại so với những năm trước do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong hoàn
cảnh dịch bệnh kéo dài, xã hội giãn cách, các đại lý bảo hiểm truyền thống gặp nhiều khó
khăn trong hoạt động nhưng bù lại, các kênh bán hàng như Bancassurance, Insurtech... lại có
cơ hội phát triển nhanh. Mặt khác, năm 2021, do mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức thấp
nên sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư rất được khách hàng ưa chuộng. Sản phẩm này vừa có
thể giúp khách hàng đề phịng, hạn chế rủi ro vừa có khả năng đầu tư sinh lợi. Chỉ trong 10
tháng đầu năm 2021, doanh thu khai thác mới của sản phẩm này đã tăng 35,3% so với cùng
kỳ năm 2020.
Hình 4. Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2017 - 2021

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp
2.2. Tỷ lệ bồi thường và chi trả bảo hiểm
Đối với vấn đề bồi thường, năm 2021, tổng số tiền bồi thường và chi trả bảo hiểm
trong toàn ngành là 52.169 tỷ đồng, trong đó, số tiền chi trả bảo hiểm nhân thọ tăng mạnh do
số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong vì dịch COVID-19 tăng. Với các sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ, các điều khoản loại trừ không được áp dụng đối với khách hàng mắc COVID-19. Như
vậy, các DNBH phải có nghĩa vụ chi trả quyền lợi tử vong và các chi phí y tế liên quan đến
điều trị khi khách hàng mắc COVID-19. Và mặc dù trong năm qua, các DNBH bị thiệt hại
126



lớn do phải chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ nhưng do doanh thu phí bảo hiểm tăng
trưởng cao nên tỷ lệ chi trả, bồi thường bảo hiểm nhân thọ tính trên doanh thu phí chỉ tăng
nhẹ so với 2020. Với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, các DNBH đã áp dụng các điều
khoản loại trừ ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhờ đó tỷ lệ bồi thường bảo hiểm phi nhân
thọ giảm, giúp các DNBH hạn chế được tổn thất.
Hình 5. Tỷ lệ bồi thường, chi trả bảo hiểm qua các năm (2014 - 2022)
45,00%
40,00%
35,00%
30,00%
25,00%
20,00%
15,00%
10,00%
5,00%
0,00%
2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020


2021

2022

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp
2.3. Cơ cấu danh mục đầu tư
Xem xét danh mục đầu tư của các DNBH, các tác giả nhận thấy phần lớn là các tài sản
có rủi ro thấp như: trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng... Tuy nhiên, trong năm qua, do
mặt bằng lãi suất huy động thấp nên các DNBH đã giảm tỷ trọng đầu tư vào tiền gửi. Thay
vào đó, các DNBH đã cơ cấu lại danh mục đầu tư với các tài sản có khả năng sinh lợi cao
hơn chẳng hạn như trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh. Ngoài ra, các DNBH cũng tranh thủ
sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán để tăng tỷ trọng đầu tư vào chứng chỉ quỹ, cổ
phiếu... Nhưng nhìn chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục đầu tư vẫn là tiền gửi
ngân hàng và trái phiếu – vốn là những tài sản ít rủi ro.

127


Hình 6. Tăng trưởng trong giá trị đầu tư ngành Bảo hiểm
giai đoạn 2017 - 2021

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp
3. Triển vọng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022
3.1. Mức tăng trưởng doanh thu phí được dự báo tăng mạnh
Theo nhận định của nhóm tác giả, bước sang năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm sẽ đạt
mức tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục. Dựa trên những kỳ vọng về sự hồi
phục của tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự cải thiện trong thu nhập bình quân đầu người,
nhóm tác giả cho rằng, dự báo tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 là có cơ sở.
Thật vậy, kể từ tháng 10 năm 2021, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn sống chung với
dịch COVID-19 và tiến hành triển khai tiêm chủng bao phủ vắc-xin trên phạm vi cả nước.

Trong suốt thời gian diễn ra dịch COVID-19, với sự nỗ lực phòng, chống dịch bệnh của
người dân cùng các cơ quan ban, ngành và sự hỗ trợ từ Chính phủ, kinh tế Việt Nam vẫn đạt
mức tăng trưởng dương. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới
(World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mức tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 được dự báo trong khoảng 6,5% - 6,6%. Nếu nền
kinh tế tăng trưởng khả quan như dự báo thì tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm Việt
Nam trong năm 2022 rất có thể được phục hồi như giai đoạn trước dịch.
Mặc dù Việt Nam đã tiến hành bao phủ vắc-xin nhưng trước diễn biến phức tạp của
dịch bệnh cùng với sự xuất hiện của nhiều chủng mới, người dân đã dần thay đổi nhận thức
trong vấn đề bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Do đó, nhận thức của người dân đối với
các sản phẩm bảo hiểm cũng như sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm cũng được nâng cao
hơn trước.
128


Mặt khác, theo mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ
đề ra, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 3.900 USD (tăng khoảng
5,7%). Như vậy, khi thu nhập khả dụng được kỳ vọng tăng lên trong năm tới sẽ thúc đẩy nhu
cầu của người dân đối với các sản phẩm bảo hiểm tích lũy và bảo hiểm liên kết đầu tư.
Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ được dự báo sẽ tăng trưởng xấp xỉ 193.500 tỷ đồng, tương
đương tốc độ tăng trưởng 22,5% so với năm 2021.
Bên cạnh đó, theo nhận định của nhóm tác giả, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt
Nam hiện là một thị trường đầy tiềm năng vẫn chưa được khai thác hết. Tỷ lệ thâm nhập bảo
hiểm nhân thọ của Việt Nam chỉ ở mức 1,6% GDP, trong khi ở các quốc gia phát triển thì tỷ
lệ này trên 6%, chẳng hạn, tại Hồng Kông, tỷ lệ này là 19,7%. Mức chi tiêu bình qn cho
bảo hiểm nhân thọ tính trên đầu người của Việt Nam là 56 USD, chênh lệch rất nhiều so với
mức 2.331 USD tại một số quốc gia châu Á khác và 4.660 USD tại các nước phát triển. Theo
thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2021, tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của
người Việt là 11%.
Ở mảng bảo hiểm phi nhân thọ, mảng này sẽ có sự tăng trưởng tích cực với doanh thu

phí bảo hiểm dự báo 66.500 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, mức
tăng trưởng của bảo hiểm sức khỏe được kỳ vọng sẽ có nhiều bứt phá do những thay đổi
trong ý thức của người Việt từ sau hậu quả của đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhu cầu đi
lại của người dân sau giãn cách gia tăng, do vậy, nhu cầu bảo hiểm xe cơ giới được kỳ vọng
sẽ tăng mạnh. Ngồi ra, các cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ vẫn đang tiếp tục ứng dụng công
nghệ trong quản lý và khai thác khách hàng, đồng thời bổ sung nguồn vốn cho hoạt động góp
phần củng cố thêm cho sự tăng trưởng của ngành trong năm tới.
Mặt khác, việc Nhà nước bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực
bảo hiểm sẽ tạo động lực để các DNBH tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022. Cụ thể, Nghị
định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định tăng tỷ lệ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với
hầu hết các loại tài sản và bổ sung thêm phí bảo hiểm đối với các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ
khác. Thơng qua việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định của Chính phủ, các DNBH có kinh
doanh sản phẩm bảo hiểm liên quan đến cháy, nổ có thể gia tăng nguồn thu, đồng thời hỗ trợ
khách hàng giảm mức độ thiệt hại nếu gặp phải rủi ro cháy, nổ. Nghị định số 31/2021/NĐCP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có quy định: ngành Bảo hiểm không bị hạn chế tỷ lệ
sở hữu tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, nhờ vào Nghị định này, các DNBH có
thể tiếp cận nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài, trao đổi kinh nghiệm và năng lực quản lý
từ các DNBH nước ngoài, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nước.

129


3.2. Lãi suất tiền gửi ngân hàng được dự báo tăng góp phần thúc đẩy gia tăng
lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm
Theo quan sát của nhóm tác giả, trong danh mục đầu tư của các DNBH, trái phiếu và
tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, khi theo dõi mức lãi suất tiền gửi của các
ngân hàng thương mại qua các năm gần đây, nhóm tác giả nhận thấy lãi suất tiền gửi trong
năm 2021 của các kỳ hạn gần như ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, kể từ tháng 01 năm 2022 trở
lại đây, lãi suất tiền gửi đang có dấu hiệu tăng nhẹ. Nguyên nhân là do các ngân hàng đang
tăng cường huy động nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân và doanh

nghiệp khi nền kinh tế đang dần hồi phục sau giãn cách. Theo nhóm tác giả, bước sang năm
2022, khi áp lực lạm phát gia tăng cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng, mặt bằng lãi suất
huy động của các ngân hàng sẽ khó có thể duy trì ở mức thấp như năm 2021. Mức lãi suất
tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại được kỳ vọng vào khoảng 6% 6,5%, đồng thời cũng cần có thêm thời gian để đạt được mức 7% như đầu năm 2020. Như
vậy, nếu trong năm 2022, các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền
gửi thì các DNBH có thể gia tăng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, từ đó thúc đẩy hơn nữa sự
tăng trưởng của ngành Bảo hiểm.
Hình 7. Lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, các tác giả tổng hợp
4. Một số khuyến nghị
Dựa trên những kết quả đã đạt được trong năm qua cùng với triển vọng phát triển sắp
tới của ngành Bảo hiểm, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:
4.1. Đối với mảng kinh doanh
Bên cạnh việc hợp tác với các doanh nghiệp trong cùng ngành để hỗ trợ, thúc đẩy nhau
phát triển, các DNBH cần khai thác tối đa mối quan hệ với các doanh nghiệp ở những lĩnh vực
khác như: bất động sản, ngân hàng... để khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng. Các ngân hàng đã

130


và đang triển khai phân phối sản phẩm Bancassurance một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo
quan sát thực tế của nhóm tác giả, có một số khía cạnh cần được quan tâm cải thiện như sau:
- Chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng sau bán tại một số ngân hàng hiện nay
chưa tốt. Các nhân viên kinh doanh bảo hiểm tập trung quá nhiều vào khai thác khách hàng
mới mà chưa chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng cũ và khách hàng hiện hữu. Nếu khâu
chăm sóc khách hàng sau bán được quan tâm, chú trọng hơn nữa thì đánh giá của khách hàng
cũ và khách hàng hiện hữu sẽ có hiệu ứng lan tỏa đến những khách hàng đang và sẽ có ý định
tham gia bảo hiểm.
- Chất lượng tư vấn của đội ngũ bán hàng cần được nâng cao. Một bộ phận cán bộ bán

hàng chưa trung thực khi tư vấn hoặc tư vấn không đầy đủ các điều khoản liên quan đến sản
phẩm khiến cho khách hàng hiểu nhầm, từ đó có ấn tượng khơng tốt đối với các sản phẩm
bảo hiểm.
- Các sản phẩm bảo hiểm cần đa dạng hóa hơn nữa. Cụ thể, ở mảng bảo hiểm phi nhân
thọ, các DNBH nên phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm mới gắn với lĩnh vực nông
nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Nông nghiệp nước ta vốn bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai,
dịch bệnh, tuy nhiên, khi rủi ro xảy ra, những thiệt hại được bù đắp thơng qua bảo hiểm vẫn
cịn hạn chế, riêng bảo hiểm ở lĩnh vực ngư nghiệp, lâm nghiệp là chưa có. Do vậy, việc phát
triển thêm các sản phẩm bảo hiểm ở những lĩnh vực đặc thù này sẽ tạo điều kiện để người
dân yên tâm sản xuất, giảm bớt gánh nặng hỗ trợ của Nhà nước.
- Về vấn đề hợp tác với các ngân hàng trong việc triển khai sản phẩm Bancassurance,
đôi bên cần hướng đến dài hạn (long - term) cam kết lâu dài nhằm đảm bảo quyền lợi của
khách hàng đã mua các sản phẩm của DNBH. Chẳng hạn, việc ngân hàng thay đổi đối tác
bảo hiểm sẽ gây khơng ít trở ngại đối với khách hàng đã tham gia bảo hiểm với hình thức
thanh tốn bằng thẻ tín dụng ngân hàng bên cạnh những sự bất tiện khác mà khách hàng có
thể gặp phải.
4.2. Đối với mảng ứng dụng công nghệ
Các DNBH đã và đang ứng dụng chuyển đổi số vào trong lĩnh vực kinh doanh của
mình cũng như đáp ứng nhu cầu được chi trả của khách hàng hiện hữu. Tuy nhiên, hoạt động
chuyển đổi số cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa, nhất là trong khai thác dữ liệu khách
hàng mới. Dựa trên tập dữ liệu khách hàng từ các đối tác liên kết, chẳng hạn như ngân hàng,
các DNBH có thể tiến hành khảo sát nhu cầu, thói quen chi tiêu, tần suất giao dịch của khách
hàng, phân loại khách hàng... để có thể giới thiệu sản phẩm phù hợp với từng đối tượng
khách hàng.
Ngoài ra, việc đưa những sản phẩm bảo hiểm lên các sàn thương mại điện tử cũng là
một kênh phân phối tốt cần được đẩy mạnh hơn nữa trong tương lai. Thông qua sàn thương

131



mại điện tử, khách hàng có thể tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm một cách nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian, sử dụng được nhiều tiện ích cũng như các phí ưu đãi.
4.3. Đối với cơng tác quản lý
Các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát bán hàng và
kết hợp các bộ phận có liên quan trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng trước khi ký
hợp đồng bảo hiểm nhằm hạn chế tối đa các hành vi trục lợi bảo hiểm hoặc dẫn đến sự nhập
nhằng, tranh chấp có liên quan đến pháp lý giữa DNBH và khách hàng.
4.4. Về mặt pháp lý
Nhà nước cần ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, trong đó bổ sung thêm quy
định liên quan đến bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư bất động sản đối với khách
hàng khi chủ đầu tư không thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết với khách hàng. Bên
cạnh đó, Nhà nước cần để các DNBH được tự chủ hơn trong quá trình kinh doanh dưới sự
giám sát của Nhà nước và các cơ quan quản lý.
Về phía các DNBH, cần có hệ số an tồn vốn để có thể kiểm sốt rủi ro trong q trình
hoạt động. Mặt khác, việc công bố thông tin của các DNBH phải chú trọng tính minh bạch
hơn nữa với khách hàng nhằm củng cố niềm tin của khách hàng khi tham gia bảo hiểm.
5. Kết luận
Thơng qua bài viết này, nhóm tác giả đã tổng kết những kết quả đã đạt được của thị
trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2021, đưa ra nhận định đối với xu hướng thị trường
trong năm 2022. Đồng thời, nhóm tác giả đã trình bày một số khuyến nghị trong công tác
điều hành, quản lý của Nhà nước và trong kinh doanh của các công ty bảo hiểm góp phần
thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2020), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. TS. Phạm Thị Định (2015), Giáo trình Kinh tế bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
3. www.gso.gov.vn
4. www.iav.vn
5. www.mof.gov.vn

6. www.sbv.gov.vn
7. www.tapchitaichinh.vn

132



×