Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
-MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thắng

Lớp

: K20KDQTA

Khóa học

: 2017-2021

MSV

: 20A4050337

Giảng viên hướng dẫn

: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến

Hà Nội, tháng năm 2021



HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
-MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thắng

Lớp

: K20KDQTA

Khóa học

: 2017-2021

MSV

: 20A4050337

Giảng viên hướng dẫn

: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến


Hà Nội, tháng năm 2021


i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Học Viện Ngân Hàng
và các thầy cô khoa Kinh Doanh Quốc Tế đã dạy bảo, quan tâm và giúp đỡ em trong
suốt 4 năm học tại Học viện. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên,
GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Kinh Doanh Quốc Tế, Học Viện Ngân
Hàng, giáo viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ em trong
quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Dù đã có nhiều sự cố gắng và nỗ lực, tuy nhiên do hạn chế vê thời gian, kiến
thức và kinh nghiệm nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được ý kiến góp ý từ phía các thầy cơ để hồn thiện đề tài và có tính ứng
dụng trong thực tiễn hơn. Em xin chân thành cảm ơn.


ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân với sự hướng
dẫn của GS. TS. Nguyễn Văn Tiến. Tất cả nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa
và phát triển từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.


iii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ............................6
1.1 Khái quát về vận đơn đường biển .....................................................................6

1.1.1. Quá trình phát triển ...................................................................................6
1.1.2. Khái niệm .................................................................................................7
1.1.3. Chức năng .................................................................................................7
1.1.4. Tác dụng của vận đơn đường biển ...........................................................9
1.1.5. Phạm vi sử dụng của vận đơn đường biển ...............................................9
1.1.6. Nội dung chủ yếu của vận đơn đường biển ............................................10
1.2. Phân loại vận đơn đường biển .......................................................................12
1.2.1. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng .....................................................12
1.2.2. Căn cứ vào lời ghi chú trên vận đơn đường biển ...................................12
1.2.3. Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian xếp hàng.......................12
1.2.4. Căn cứ vào phương thức thuê tàu ...........................................................13
1.2.5. Căn cứ vào hành trình chuyên chở .........................................................13
1.2.6. Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu thông .................................13
1.2.7. Các loại vận đơn khác ............................................................................14
1.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vận đơn đường biển ..............................................17
1.3.1. Công ước quốc tế ....................................................................................17
1.3.2. Luật quốc gia ..........................................................................................18
1.3.3. Tập quán hàng hải quốc tế ......................................................................19
1.3.4. Mối quan hệ giữa các văn bản pháp quy ................................................21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................22
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ ..................................................................................................................23


iv
2.1. Sử dụng vận đơn đường biển trong việc giao nhận hàng hóa .......................23
2.1.1. Hàng hóa đến trước, chứng từ đến sau ...................................................23
2.1.2. Mất vận đơn ............................................................................................28
2.1.3. Vận đơn giả ............................................................................................29
2.2. Sử dụng vận đơn đường biển trong thanh toán tín dụng chứng từ ................34

2.2.1. Ngày giao hàng trên B/L ........................................................................36
2.2.2. Ghi chú On board ...................................................................................36
2.2.3. Cảng đi, cảng đến ...................................................................................41
2.2.4. Người chuyên chở ..................................................................................42
2.2.5. Ký hậu vận đơn .......................................................................................42
2.3. Sử dụng vận đơn đường biển trong giải quyết tranh chấp và khiểu nại ........44
2.3.1. Quy trình yêu cầu bồi thường hàng hóa bị tổn thất tại cảng đích ..........44
2.3.2. Một số tranh chấp thường phát sinh .......................................................47
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VẬN ĐƠN
ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ..............................................54
3.1. Xu hướng phát triển ngành vận tải biển trên thế giới và định hướng phát triển
ngành vận tải tại Việt Nam ...................................................................................54
3.1.1. Xu hướng phát triển ngành vận tải biển trên thế giới .............................54
3.1.2. Định hướng phát triển ngành vận tải biển tại Việt Nam ........................55
3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp .....................................................................58
3.2.1. Nắm vững và nâng cao nghiệp vụ ..........................................................58
3.2.2. Nắm vững nguồn luật điều chỉnh ...........................................................60
3.2.3. Tìm hiểu kỹ về đối tác ............................................................................60
3.2.4. Đối tác vận chuyển hoặc đại lý đáng tin cậy ..........................................61
3.2.5. Sử dụng vận đơn điện tử eBLs ...............................................................62


v
3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành liên quan .............................62
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật vận tải ...................................................................62
3.3.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ...............................................................63
3.3.3. Cải cách công nghệ 4.0 ...........................................................................63
3.3.4. Nâng cao năng lực cho các chủ thể sử dụng vận đơn.............................63
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................64

KẾT LUẬN ...............................................................................................................65


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
B/L
FIATA

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Vận đơn đường biển

Bill of lading
International

Federation

of Liên đoàn quốc tế các hiệp hội

Freight Forwarders Association

giao nhận

FWD

Forwarder

Giao nhận vận tải hàng hóa


IMB

International Maritime Bureau

Cục hàng hải quốc tế

ISBP

ITF

International Standard Banking Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
Pratice

quốc tế

International

Transportation Diễn đàn giao thông vận tải

Forum

quốc tế

L/C

Letter of credit

Tín dụng chứng từ


NHPH

Issuing bank

Ngân hàng phát hành

NHTB

Advising bank

Ngân hàng thơng báo

PTTT

Method of payment

Phương thức thanh tốn

PTVT

Method of transport

Phương tiện vận tải

UCP
XNK

The

Uniform


Custom

and Quy tắc thực hành thống nhất

Practice for Documentary Credit về tín dụng chứng từ
Export/Import

Xuất nhập khẩu

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang

Khối lượng hàng hóa thơng qua cảng biển tại Việt
Bảng 3.1

Biểu đồ

Nam từ năm 2018 đến nay

Tên biểu đồ

52

Trang


Biểu đồ mức độ tăng trưởng về khối lượng hàng hóa
Biểu đồ 3.2

thơng qua cảng biển từ năm 2018 đến nay

52


vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1

Giao nhận hàng hóa bằng vận đơn gốc

19

Sơ đồ 2.2

Giao nhận hàng hóa sử dụng bảo lãnh nhận hàng

20

Sơ đồ 2.3


Giao nhận hàng hóa sử dụng ký hậu vận đơn

21

Sơ đồ 2.4

Giao nhận hàng hóa sử dụng Seawaybill

21

Sơ đồ 2.5

Giao nhận hàng hóa bằng Surrendered bill

23

Sơ đồ 2.6

Luân chuyển B/L trong PTTT L/C

30

DANH MỤC VẬN ĐƠN
Vận đơn

Tên sơ đồ

Trang

Vận đơn 1


Vận đơn đường biển của Freight Donkey

34

Vận đơn 2

Vận đơn đường biển của YangMing

34

Vận đơn 3

Vận đơn đường biển của T.C.Lines

34

Vận đơn 4

Vận đơn đường biển của YangMing

35

Vận đơn 5

Vận đơn đường biển của ECU

35

Vận đơn 6


Vận đơn đường biển của PanOcean

37


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, vận tải đường biển rất phát triển và đóng vai trị
quan trọng trong hệ thống vận tải quốc tế. Theo dự báo của ITF, trong tổng khối lượng
ln chuyển hàng hóa tồn cầu, vận tải đường biển chiếm ¾ tổng khối lượng hàng
hóa vào năm 2050. Với tốc độ tăng trưởng 3,6%/năm của vận tải biển đã thúc đẩy
khối lượng thương mại đường biển tăng 3 lần so với cùng kỳ trước đây. Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, đã khiến vận tải đường biển lao đao trong 4
tháng đầu năm 2020 với mức sụt giảm mạnh. Sau khi sụt giảm ở 4 tháng đầu năm,
vận tải biển đã trở mình và tăng trưởng liên tục so với cùng kỳ, cụ thể tháng 9 năm
2020 tăng 6,51% so với tháng 8/2020 và tháng 9/2019. Với sự phát triển mạnh mẽ
của vận tải biển đã kéo theo sự phát triển thương mại quốc tế, tự do hóa thương mại
quốc tế và sản xuất phát triển. Tận dụng sự phát triển dịch vụ vận tải biển thì doanh
nghiệp XNK và doanh nghiệp logistics cần nâng cao chất lượng, quy mô, phương
tiện vận tải cũng như cần nắm vững chuyên môn về chứng từ đường biển khi phát
hành và sử dụng.
Đặc điểm của vận tải biển là cầu nối giữa các quốc gia nên quá trình chuyên chở
hàng hóa có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Khi hàng hóa được vận
chuyển trong khoảng cách lớn, hàng hóa sẽ chịu sự kiểm sốt của người chun chở
hơn là người bán. Do đó, cần bộ chứng từ yêu cầu người XNK có trách nhiệm đối với
hàng hóa và tuân thủ quy định cũng như người chuyên chở có nghĩa vụ vận chuyển
hàng hóa đến địa điểm theo yêu cầu. Ngoài ra, bộ chứng từ này sẽ được cung cấp cho

ngân hàng để thực hiện việc thanh toán hàng hóa. Bộ chứng từ vận tải đường biển
bao gồm: chứng từ thương mại, chứng từ vận chuyển, chứng từ tài chính, chứng từ
bảo hiểm. Trong phạm vi của khóa luận này, tập trung vào phân tích và làm rõ chứng
từ vận chuyển, cụ thể là vận đơn đường biển.
Vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng nhất được sử dụng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế vì hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển.
Vận đơn đường biển được coi như một chứng từ đa năng dùng như một bằng chứng
nhận hàng của người vận chuyển sau khi đã nhận hàng hóa lên tàu, một chứng từ xác
nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn hay là một bằng chứng xác nhận hợp


2
đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Tuy nhiên, vận đơn đường biển có nhiều
loại vận đơn khác nhau, người xuất khẩu/nhập khẩu gặp khó khăn trong việc sử dụng
nó. Một thực tế rằng, do sự thiếu hiểu biết về chứng từ vận tải này đã xảy ra nhiều
cuộc tranh chấp trong thương mại quốc tế đặc biệt khi giao dịch mua bán hàng hóa
sử dụng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ.
Vì vậy, tìm hiểu rõ những lưu ý phát hành, sử dụng và kiểm tra vận đơn đường
biển để phù hợp với luật pháp, quy định, tập quán và hạn chế rủi ro khi mua bán hàng
hóa quốc tế hết sức là quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử
dụng vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế - Một số vấn đề đặt ra” để có
cách nhìn rõ ràng hơn về vận đơn đường biển, đồng thời đề xuất giải pháp thiết thực
giúp DN XNK và DN logistics nâng cao hiệu quả sử dụng vận đơn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của vận tải biển nên nó nhận được nhiều
sự quan tâm và được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu như giáo trình, luận văn,
luận án, tạp chí nghiên cứu khoa học và các cuộc hội thảo khoa học, ... Dưới đây là
một số bài nghiên cứu, luận văn điển hình:
Khóa luận “Document Fraud, Fraudulent bills of lading” của tác giả Andreas
Sioulas, khoa Luật của Đại học Lund, Thụy Điển năm 2013 là tập trung nghiên cứu

về gian lận hàng hải liên quan đến vận đơn cùng với những điều khoản xử lý gian lận
vận đơn theo Công ước viên Rotterdam. Từ đó, đưa ra phương án giải quyết để giảm
thiểu gian lận vận đơn là vận đơn điện tử (Seaway Bill). Ngoài ra, tác giả đã chỉ ra
biện pháp để ngăn chặn thực trạng gian lận vận đơn là cần có biện pháp ngăn ngừa
rủi ro hiệu quả kết hợp giữa một hệ thống an toàn kĩ thuật và biện pháp khắc phục
phù hợp.
Khóa luận tốt nghiệp “Sử dụng vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng
trong thương mại quốc tế” của tác giả Nguyễn Duy Bách, khoa Kinh doanh quốc tế,
Học viện Ngân Hàng năm 2019. Khóa luận đã có cái nhìn tổng thể về B/L thơng qua
việc phân tích việc sử dụng vận đơn đường biển trong giao nhận hàng hóa bằng đường
biển quốc tế; trong giải quyết tranh chấp và khiếu nại; sử dụng vận đơn trong thanh
toán quốc tế. Từ những lưu ý khi sử dụng vận đơn, tác giả đưa ra giải pháp để nâng
cao hiệu quả sử dụng vận đơn cho doanh nghiệp cũng như các kiến nghị đối với chính


3
phủ và người chuyên chở để có những giải pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến
hơn.
Trong bài báo “Xử lý tình trạng hàng hóa đến trước, chứng từ đến sau” của TS.
Nguyễn Thị Cẩm Thủy, năm 2014. Bài viết đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của vận
đơn đường biển trong thương mại quốc tế. Quá trình luân chuyển của vận đơn gốc là
một chu trình khép kín. Do đó, trong q trình di chuyển chứng từ có thể phát sinh
một số trường hợp như sau: hàng hóa đến trước, chứng từ đến sau; thất lạc hoặc mất
chứng từ do quá trình chuyển tải ở cảng chuyển tải hoặc do chuyển phát của bưu điện.
Từ đó, tác giả xây dựng giải pháp nhằm giải quyết vấn đề hàng hóa đến trước chứng
từ bao gồm ký hậu vận đơn, sử dụng bảo lãnh ngân hàng, surrendered bill và Seaway
Bill. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra những điểm bất cập trong từng phương án trên và
đưa ra những chỉ dẫn để hoàn thiện các giải pháp trên.
Trong bài báo “Vận đơn đường biển. Những vướng mắc gặp khi kiểm tra và ra
quyết định theo thanh L/C” của TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và Đoàn Ngọc Thắng,

năm 2012. Bài viết nhấn mạnh vai trò của ngân hàng trong kiểm tra vận đơn khi sử
dụng phương thức thanh toán L/C là hết sức quan trọng, đồng thời tác giả cũng chỉ ra
những vướng mắc thường gặp khi kiểm tra B/L. Từ đó, đưa ra chú ý và giải thích
bằng ví dụ độc giả có thể hiểu rõ hơn.
Trong bài báo “Những lưu ý khi lập và kiểm tra vận đơn theo tinh thần
ISBP745” của tác giả GS. TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, năm
2014. Tác giả đã chỉ rõ trong bài viết rằng, B/L phải tuân thủ Điều 20 của UCP600
và các quy tắc thuộc mục E của ISBP 745 khi lập và kiểm tra. Bên cạnh đó, bài viết
chỉ rõ những mục cần lưu ý, phân tích và đưa ra cách lập B/L chính xác.
Trong bài báo “Về hợp đồng thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế” của tác
giả TS. Nguyễn Vũ Hoàng và THS. Hà Việt Hưng năm 2012. Tác giả đã đưa ra những
cơ sở lí luận về hợp đồng thuê tàu chuyến; so sánh vận đơn tàu chuyến và vận đơn
thuê tàu chợ cùng với những điều khoản quan trọng trong hợp đồng thuê tàu chuyến
quan trọng. Bài viết cũng chỉ ra hợp đồng thuê tàu chợ được sử dụng rộng rãi trong
thương mại quốc tế nhưng khá phức tạp. Do đó, việc nắm bắt rõ đặc điểm của hợp
đồng thuê tàu chuyến, từ đó góp phần giảm thiểu tranh chấp trong hàng hải quốc tế.


4
Nhìn chung, các đề tài trên đã đưa ra cái nhìn tổng quát về các vận đơn gặp phải
trong vận đơn đường biển, tuy còn thiếu sự so sánh về việc sử dụng vận đơn đường
biển trong giao dịch thương mại quốc tế. Do đó, khóa luận nghiên cứu dựa trên những
cơng trình trước nhưng đề tài có tính mới tập trung phân tích nguồn luật điều chỉnh
vận đơn và những vụ tranh chấp thường xảy ra, từ đó đưa ra những chú ý và giải pháp
để nâng cao hiệu quả sử dụng cùng với những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển
trong thực tế.
Mục tiêu nghiên cứu

3.



Xây dựng cơ sở lý luận về vận đơn đường biển như định nghĩa, phân loại,
nguồn luật điều chỉnh cùng với các trường hợp sử dụng vận đơn đường biển
trong thương mại quốc tế.



Tập trung phân tích và làm rõ những vướng mắc, lưu ý khi sử dụng vận đơn
đường biển: sử dụng vận đơn trong giao nhận hàng hóa, sử dụng vận đơn trong
thanh toán quốc tế đặc biệt thanh tốn tín dụng chứng từ, sử dụng vận đơn
trong tranh chấp và khiếu nại.



Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vận đơn để giảm thiểu rủi
ro khi sử dụng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.


Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Một số vấn đề lý luận về vận đơn đường
biển và những lưu ý khi sử dụng B/L trong kinh doanh quốc tế đặc biệt ở 3
điểm sau: trong giao nhận hàng hóa, trong phương thức thanh toán L/C và sử
dụng trong tranh chấp và khiếu nại.



Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng vận đơn trong phạm vi thương mại quốc tế dưới
sự điều chỉnh của các nguồn luật: công ước, luật quốc tế và tập quán thương

mại.

5.

Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu bao gồm tổng hợp những phân tích,

diễn giải, nghiên cứu... để nghiên cứu đối tượng. Ngoài ra, khóa luận đã tham khảo
những cơng trình nghiên cứu về vận đơn đường biển cùng với ý kiến của chuyên gia
kinh tế để hoàn thiện nghiên cứu tốt nhất.


5

6.

Kết luận khóa luận
Ngồi Mục lục, Danh mục từ viết tắt, Lời mở đầu, Lời kết luận và Danh mục

tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp “Sử dụng vận đơn đường biển trong thương
mại quốc tế - Một số vấn đề đặt ra” có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vận đơn đường biển
Chương 2: Sử dụng vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vận đơn đường biển trong
thương mại quốc tế


6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

1.1.1. Quá trình phát triển
B/L đã xuất hiện trong trao đổi và vận chuyển hàng hóa đường biển từ nhiều thế
kỷ trước đây. Có rất nhiều bài nghiên cứu về lịch sử ra đời của B/L được tiến hành,
điều này là quan trọng vì nguồn gốc sơ khai của một chứng từ sẽ giúp chúng ta hiểu
rõ về bản chất của nó.
Mitcheihill (1990) và McLaughlin (1925) đã chỉ ra điểm tương đồng trong
nguồn gốc của B/L sơ khai trong quá khứ. Họ cho rằng đó là một tờ giấy theo mẫu
được sử dụng tương tự như B/L từ thế kỉ 11 của Medieval Italy. Vì khơng có “mã số
hóa” đường biển chính thức nào tồn tại vào thời điểm đó khi hàng hóa được vận
chuyển, những cuộc tranh chấp dường như đã hình thành giữa người gửi hàng và
thuyền trưởng. Do đó, thuyền trưởng cần được thư ký hỗ trợ công việc ghi sổ hoặc
tạo ghi chép về việc nhận hàng hóa từ người gửi hàng. Đó được coi là tài liệu sơ khai
nhất để giữ ghi chú hàng hóa đã được xếp lên tàu.
Đây được xem là bằng chứng của việc chuyên chở là “sổ vận đơn” chứ không
phải B/L như hiện tại. Khi những thương lái ngừng việc ra khơi cùng với hàng hóa
của họ, họ đã yêu cầu một biên lai nhận hàng phát hành từ người chủ tàu, một bản
phơ tơ có liên quan của bản vào “số vận đơn”. Bản phơ tơ đó đã trở thành B/L.
Vào năm 1983, Daniel E.Murray và Mitcheihilll cho rằng mãi đến thế kỉ thứ 16
thì B/L mới trở nên có giá trị pháp lý và được sử dụng rộng rãi. B/L được tìm thấy
bản gần giống như với bản ở thời điểm hiện tại. Trong số mười một vận đơn được
tìm thấy ở Seldon Society Publications vào thế kỉ 16, tám bản trong số đó có thể nhận
ra là B/L hiện đại. Câu cuối cùng của chúng bắt đầu với “In witness of the truth”, “In
witness whereof” hoặc “And for the testimony of the truth”, những câu này được lặp
đi lặp lại trong B/L về tình trạng hàng hóa được gửi trở nên cụ thể hơn: nó phải bao
gồm những thơng tin về số lượng hàng hóa, ký mã hiệu hàng hóa, tình trạng hàng
hóa, tên của người nhận hàng và số lượng vận chuyển.
Năm 2002, Peel. Samantha đã thực hiện luận văn “Sự phát triển của Vận đơn
đường biển: tương lai của ngành hàng hải” đề cấp tới không chỉ lịch sử ra đời của B/L
từ những ngày đầu mà còn đề cập tới sự phát triển của nó trong sự thay đổi môi trường



7
kinh doanh. Tác giả đã chỉ ra sự phát triển trong việc sử dụng B/L không thể chuyển
nhượng và những loại B/L đặc biệt khác cho thấy rằng những loại chứng từ khác nhau
được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Vì vậy, việc B/L sẽ thay đổi trong
tương lai khi có nhu cầu, u cầu là khơng có gì nghi ngờ, đó chính là bản chất của
loại chứng từ này.
1.1.2. Khái niệm
Vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L) là chứng từ vận tải bằng đường biển
do người có chức năng phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng được bốc lên tàu
hoặc sau khi hàng được nhận để xếp.
Từ khái niệm có thể rút ra vận đơn đường biển có một số đặc điểm sau: Một là,
khi nói đến B/L thì việc chun chở hàng hóa bằng đường biển bắt buộc diễn ra. Hai
là, chứng từ vận tải có nhiều loại khác nhau và chức năng của từng loại chứng từ vận
tải cũng khác nhau, vận đơn đường biển là chứng từ vận tải duy nhất có chứng năng
là chứng từ sở hữu hàng hóa. Ba là, thời điểm cấp B/L có thể diễn ra sau khi hàng
hóa được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa được nhận để chở. Thời điểm phát hành
B/L có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế. Vận đơn
đường là căn cứ để ràng buộc trách nhiệm về chuyên chở hàng hóa và trách nhiệm về
hàng hóa của người chuyên chở. Đồng thời, nó cũng là bằng chứng của việc người
XK cho người NK và căn cứ để xác định thời điểm hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
của nhà XK.
1.1.3. Chức năng
B/L là chứng từ vận tải được sử dụng nhiều nhất đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu bởi hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển và nó là chứng từ quan
trọng nhất trong bộ chứng từ thanh toán, vận đơn có 3 chức năng chính sau:
- Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng lên tàu hàng
hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến
nơi đến. Thực hiện chứng năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên
chở cấp cho người xếp hàng. Nếu khơng có ghi chú thì những hàng hóa ghi trong đó

được thừa nhận có “Tình trạng hàng hóa thích hợp”. Điều này cũng có nghĩa là người
gửi hàng đã giao cho người nhận hàng thông qua người chuyên chở và người chuyên


8
chở nhận hàng như thế nào thì phải giao cho người xuất trình vận đơn gốc một cách
hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ.
- Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tàu chuyến trước khi cấp vận đơn, người thuê tàu và người
cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến. Khi hàng hóa được
xếp hay được nhận để xếp, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường
biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải được ký kết. Trong trường hợp
th tàu chợ thì khơng có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tàu như thuê tàu chuyến
mà chỉ có sự cam kết sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tàu. Sự cam kết này được
ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước - Booking note. Do đó, vận đơn được cấp
là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy
ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.
- Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng hay vận
đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa được ghi trên vận đơn. Vì vậy, vận
đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được
thực hiện nhiều lần trước khi giao hàng. Mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm
vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hóa ghi trên vận đơn, có quyền địi người
chun chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng
đích. Điểm cần chú ý là, vì chỉ cần xuất trình một bản gốc vận đơn là có quyền nhận
hàng tại cảng đích, trong khi đó B/L là thường được phát trọn bộ ba bản gốc hoặc sáu
bản gốc. Chính vì vậy, khi mua bán B/L, người mua cần phải bảo đảm quyền kiểm
soát trọn bộ B/L tuyệt đối như đã phát hành. Tương tự, đối với PTTT tín dụng chứng
từ, NH cần quy định xuất trình trọn bộ B/L gốc.

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại khi tham gia vào phương thức thanh toán
L/C thường tận dụng chứng năng thứ ba của B/L để khống chế vận đơn, kiểm sốt
hàng hóa và chỉ giao B/L cho người nhập khẩu khi họ thanh tốn bộ chứng từ xuất
trình địi tiền.


9
1.1.4. Tác dụng của vận đơn đường biển
- Vận đơn là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng,
nhận hàng và người chuyên chở.
- Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hóa người bán
gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê và ghi sổ xem người bán hay
người chuyên chở đã hoặc khơng hồn thiện trách nhiệm của mình như đã quy định
trong hợp đồng mua bán ngoại thương- vận đơn đường biển.
- Vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hóa lập thành bộ chứng từ thanh
tốn tiền hàng.
- Vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm
hay những người khác có liên quan.
- Vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng
hàng hóa trên vận đơn.
1.1.5. Phạm vi sử dụng của vận đơn đường biển
Thứ nhất, đối với người gửi hàng (nhà XK): B/L là bằng chứng giao hàng hóa
cho người mua, chứng minh rằng người gửi hàng đã hồn thành hết trách nhiệm của
mình theo hợp đồng thương mại và theo yêu cầu của phương thức thanh tốn đặc biệt
là tín dụng nhờ thu. Sau khi giao hàng, nhận được B/L, người XK thông báo cho
người NK đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, đồng thời tiến hành lập bộ chứng từ
thanh toán.
Thứ hai, đối với người nhận hàng ( người NK): B/L gốc được dùng làm chứng
từ nhận hàng nên nhà nhập khẩu phải có B/L gốc và là người xuất trình chứng từ đầu
tiên cho người chuyên chở thì mới nhận được hàng. Khi một B/L gốc đã được xuất

trình để nhận hàng thì tất cả vận đơn cịn lại khơng cịn giá trị nhận hàng nữa. Khi
nhận hàng, người NK phải căn cứ vào chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hóa
ghi trên vận đơn để đối chiếu việc giao hàng của người chuyên chở; đồng thời đối
chiếu, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của người XK. Vì là chứng từ sở hữu hàng
hóa, do đó B/L có giá trị như giấy tờ có giá, chuyển nhượng được, mua bán và cầm
cố được.
Thứ ba, đối với người chuyên chở: Người chuyên chở chỉ có trách nhiệm giao
hàng cho ai xuất trình được B/L gốc hợp pháp đầu tiên, và chỉ giao hàng như ghi trên


10
vận đơn. Sau khi giao hàng và thu hồi được B/L gốc, người chuyên chở được chứng
minh là đã hoàn thành trách nhiệm về việc chun chở hàng hóa. Ngồi ra, khi có
tranh chấp với người chuyên chở về hàng hóa, B/L được dùng để yêu cầu người
chuyên chở bồi thường.
Thứ tư, tùy trường hợp mà B/L được sử dụng vào các mục đích khác nhau như
là một chứng từ quan trọng để các bên có liên quan đến B/L khiếu nại lẫn nhau khi
tranh chấp phát sinh. Vì giữa bảo hiểm đơn và B/L có chung một số thơng tin như
con tàu, hành trình chuyên chở, cảng bốc, cảng dỡ,... nên khi có khiếu nại về bảo
hiểm hàng hóa thì B/L gốc cần phải được xuất trình. Ngồi ra, chứng từ cịn được sử
dụng làm thủ tục hàng hóa xuất khẩu hay khai báo hải quan.
1.1.6. Nội dung chủ yếu của vận đơn đường biển
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng
khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường có hai mặt, có nội dung như sau:
Mặt trước của vận đơn (B/L)
- Tiêu đề ( BILL OF LADING): ghi trên đầu trang cùng với tên công ty vận tải
- Số của vận đơn - B/L No. (number of bill of lading): thường được ghi ở góc bên
phải.
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng hoặc người ủy thác - Shipper.
Nếu hàng được gửi full container thì ghi tên chủ hàng hoặc người làm dịch vụ

giao hàng (forwarder). Nếu hàng được gửi less container thì sẽ ghi tên người
gom hàng (consolidator)
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc người ủy thác - consignee to the order/
consignee or order. Tên ai ghi ở ơ này thì người được quyền nhận hàng. Nếu trong ô
này ghi chú “to order” hoặc để trống thì đây là vận đơn theo lệnh của người gửi hàng.
Nhà NK muốn nhận được hàng phải có chữ ký của người XK (ký hậu). Nếu trong ô
này ghi “to order of ABC bank” thì đây là vận đơn theo lệnh của ngân hàng nên phải
có ký hậu của ngân hàng ABC, người mua mới nhận được hàng.
- Tên hàng, ký mã hiệu (Marking), số lượng kiện(Number of packages), trọng
lượng cả bì.


11
- Cước phí (Freight), phụ phí (Charge) phải trả cho người vận chuyển và điều kiện
thanh toán: đã trả (Freight prepaid) hay cước thu sau (Freight collect/ Freight payable
at destination).
- Thời gian và địa điểm cấp B/L ( Date and place of issue)
- Cảng xếp hàng (Port of loading), Cảng chuyển tải nếu có (Port of transhipment)
- Cảng dỡ hàng (Port of discharge)
- Số bản gốc B/L đã được cấp cho người gửi hàng (Number of original B/L)
- Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc của người đại diện cho
thuyền trưởng.
Mặt sau của vận đơn (B/L)
Nêu rõ nguồn luật áp dụng cùng với các điều khoản, điều kiện của hợp đồng vận
chuyển hàng hóa,
- Cơ sở pháp lý của B/L: quy định các điều khoản của B/L phải tuân thủ để phù
hợp với luật pháp nước nào hay công ước quốc tế nào.
- Các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận chuyển.



12
1.2. PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
1.2.1. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng
Theo thực tiễn thương mại và hàng hải quốc tế cũng như luật Hàng hải của Việt
Nam, người ta chia vận đơn thành 3 loại như sau:


Vận đơn đích danh (Straight B/L): vận đơn cấp phát cho một người nhận cụ
thể, chỉ người có ghi tên trên B/L mới nhận được hàng.



Vận đơn theo lệnh (To order B/L): vận đơn trên đó ghi người nhận hàng theo
lệnh của một người nào đó. Có thể là của ngân hàng (To order of bank), của
người nhận hàng (To order of consignee) hoặc của người gửi hàng (To order
of shipper, to order of…) Theo tập quán thương mại quốc tế và theo điều E13
của ISBP 745, nếu vận đơn được phát hành theo lệnh để trống (to order of…)
thì được hiểu rằng đó là theo lệnh của người gửi hàng.



Vận đơn để trống (To bearer B/L): vận đơn trên đó khơng ghi rõ tên người
nhận hàng vì vậy ai cầm B/L này sẽ là người được nhận hàng.

1.2.2. Căn cứ vào lời ghi chú trên vận đơn đường biển


Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): vận đơn được thuyền trưởng cấp khi hàng B/L
khơng có những phê chú xấu về hàng hóa và bao bì. Những điều ghi chung
chung như “khơng biết về số lượng, phẩm chất bên trong”,” bao bì cũ dùng

lại”, … khơng làm mất tính hồn hảo của vận đơn. Một vận đơn mà người
chuyên chở hay đại diện của họ khơng ghi chú gì thì cũng coi là vận đơn hồn
hảo.



Vận đơn khơng hồn hảo (Unclean B/L, clause B/L): vận đơn trên đó có ghi
chú, nhận xét xấu về tình trạng hàng hóa và bao bì như: hàng thiếu, bao rách,
thùng ướt, ký mã hiệu không rõ ràng, ...

1.2.3. Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian xếp hàng


Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L hoặc On board B/L): vận đơn
được cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng đã xếp lên tàu. Trên vận đơn
này, ngoài các nội dung được kê khai, người ta ghi chú là On board hoặc
Shipped on board.



Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): vận đơn trong đó
hàng chưa thực sự xếp lên tàu mà còn ở trong kho của người vận chuyển hoặc


13
cịn để trên bến. Trên vận đơn này có ghi rõ hàng nhận để xếp. Khi hàng thực
sự được xếp lên tàu thì người gửi hàng sẽ yêu cầu người chuyên chở đổi vận
đơn đã xếp bằng cách đóng dấu lên vận đơn ngày giờ xếp hàng lên tàu.
1.2.4. Căn cứ vào phương thức thuê tàu



Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi
sử dụng tàu chợ để vận chuyển, vận đơn này ngồi giá trị là chứng từ sở hữu
hàng hóa cịn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở.



Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): vận đơn được ký phát cho người
gửi hàng khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có câu: “to be
used with charter party - sử dụng với hợp đồng thuê tàu)

1.2.5. Căn cứ vào hành trình chuyên chở
 Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa
được vận chuyển thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường.
 Vận đơn chở suốt (Through B/L): vận đơn được sử dụng trong trường hợp
hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng hai hay
nhiều con tàu, tức là hàng hóa phải được chuyển tải dọc đường.
 Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L or Combined B/L):
hay còn gọi là chứng từ vận tải liên hợp, tức có ít nhất hai phương thức vận
chuyển khác nhau tham gia vào q trình chun chở hàng hóa từ nơi đi đến nơi
đến. Vận đơn vận tải đa phương thức có nhiều loại do nhiều tổ chức, hãng vận
chuyển phát nhanh nhưng phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi là vận đơn
do Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA), phát hành vận đơn FIATA
- FBL, được phòng Thương mại quốc tế (ICC) và các ngân hàng chấp nhận thanh
tốn bằng thư tín dụng.
1.2.6. Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu thông


Vận đơn gốc (Original B/L): vận đơn thể hiện ra bên ngồi có chữ ký, dấu,
nhãn hiệu gốc, ... của người phát hành, trừ khi nó được ghi rõ ràng là bảo sao.

Thơng thường thì người ta phát hành 1 bộ vận đơn bao gồm 3 bản gốc giống
nhau cả về hình thức lẫn nội dung nhưng cũng có nhiều hàng tàu muốn phân
biệt một cách rõ ràng hơn, có thể in vào vận đơn các chữ như “ First Original”,
“Second Original” và “Third Original”, trong khi đó một số hãng khác thì lại


14
ghi “ Original”, “ Duplicate” và sau đó “ Triplicate” tương tự với Tiếng Việt
là “ Vận đơn bản gốc 1”, “ Vận đơn bản gốc 2” và cuối cùng là “ Vận đơn bản
gốc 3” và tất cả đều có giá trị pháp lý như nhau. Các bản gốc của vận đơn rất
quan trọng, được dùng để nhận hàng, thanh toán, chuyển nhượng, khiếu nại,
kiện tụng, ...


Vận đơn bản sao (Copy B/L): các vận đơn có thể là các bản in, bản đánh máy,
bản photo, ... mà khơng có chữ ký, dấu, nhãn hiệu gốc… của người phát hành
được coi là bản sao.
Nhìn chung bản sao sẽ được in sẵn, in thêm hoặc đóng dấu chữ “Copy” lên
mặt trước của vận đơn. Để cẩn thận hơn, trên một số vận đơn được in thêm
dòng chữ “Non-negotiable”. Vận đơn bản sao chỉ in một mặt, mặt sau của vận
đơn thường để trống và vận đơn bản sao khơng có giá trị lưu thông, chuyển
nhượng, ... chủ yếu làm các thủ tục hành chính, tham khảo hoặc lưu trữ hồ sơ.

1.2.7. Các loại vận đơn khác
1.2.7.1 Vận đơn nộp tại cảng bốc hàng (Surrendered B/L)
Trong thực tiễn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, sau khi bốc hàng lên
tàu, theo yêu cầu của người giao hàng (người gửi hàng), người vận chuyển có nghĩa
vụ cấp cho họ một vận đơn. Vận đơn này tùy theo yêu cầu của người giao hàng, có
thể là vận đơn đích danh (Straight B/L) và cũng có thể là vận đơn theo lệnh (To order
B/L). Nguyên tắc chung của luật hàng hải của khá nhiều nước, dù là vận đơn đích

danh hay vận đơn theo lệnh, khi hàng đến cảng đích, người nhận hàng đều phải nộp
bản gốc vận đơn thì mới nhận hàng.
1.2.7.2 Vận đơn bên thứ 3 (Third party B/L)
Vận đơn bên thứ 3 là vận đơn mà người thụ hưởng khi sử dụng phương thức
thư tín dụng mà khơng phải người gửi hàng hay người giao hàng mà là người khác.
Vận đơn loại này thường được sử dụng trong xuất khẩu ủy thác khi đơn vị sản xuất
kinh doanh không trực tiếp xuất khẩu mà làm việc thông qua một đơn vị kinh doanh
xuất nhập khẩu. Nếu L/C có quy định chấp nhận vận đơn bên thứ ba có nghĩa là vận
đơn và các chứng từ gửi hàng khác được phép ghi tên người giao hàng (người gửi
hàng) mà không phải là người thụ hưởng L/C.
1.2.7.3 Vận đơn chủ (Master B/L - MBL)


15
Trên vận đơn, ghi tên người gửi hàng là đại lý giao nhận tại cảng gửi và tên
người nhận là đại lý hoặc đại diện của người đại lý giao nhận tại cảng đến.
Trong vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển Booking note mà phổ biến hiện nay là dùng tàu chở container chuyên tuyến, các hãng
tàu thường chỉ nhận những lô hàng đủ một container mà không nhận những lô hàng
nhỏ (không đủ một container). Người gửi hàng của mỗi một container sẽ được hãng
tàu ký phát vận đơn sau khi tàu đã nhận hàng. Với những lô hàng nhỏ, người đại lý
giao hàng (freight forwarder) sẽ đứng ra gom hàng từ những chủ hàng nhỏ để ký hợp
đồng vận chuyển với hãng tàu. Trong hợp đồng với hãng tàu, người đại lý giao nhận
trở thành người gửi hàng (shipper) và được hãng tàu (người chun chở chính, người
có tàu container) sa khi nhận container hàng của đại lý giao nhận ký phát vận đơn.
Vận đơn này khơng dùng trong thanh tốn bằng L/C.
1.2.7.4 Vận đơn thứ cấp (House B/L)
Với việc gửi hàng bằng container, các nhà XNK không thể xếp đầy một
container, có thể yêu cầu đại lý giao nhận hàng tập trung hàng của họ vào một
container để tiết kiệm cước vận chuyển. Trong trường hợp này, công ty vận tải
container sẽ xem container đó như một chuyến hàng và do đó lại lập cho mỗi người

XK một vận đơn, được gọi là vận đơn tập thể. Vận đơn gom hàng này do người giao
nhận với tư cách người vận tải trên cơ sở MBL ký phát cho từng chủ hàng lẻ/ người
gửi hàng lẻ (khi người giao nhận gom hàng trong vận tải đường biển) theo mẫu của
Hiệp Hội Các tổ chức Giao nhận quốc tế - FIATA, nếu họ là thành viên của tổ chức
này. Người nhận hàng sẽ xuất trình vận đơn này cho đại lý hoặc đại diện của người
giao nhận tại cảng đến, sau khi đại lý giao nhận trình vận đơn thuyền trưởng cho tàu
để nhận container hàng từ tàu. Vận đơn này chưa được phịng thương mại quốc tế
cơng nhận vì người gom hàng này có thể đóng vai trị là người chun chở hay khơng.
Nó khơng đáp ứng u cầu của L/C. Sở dĩ gọi là thứ cấp vì nó thường được phát hành
sau khi có vận đơn chủ và phải dựa vào vận đơn chủ phát hành trước. Cũng có khi,
vì lý do nào đó, chủ hàng nhỏ muốn có vận đơn thứ cấp ngay thì người đại lý giao
nhận vẫn có thể ký phát vận đơn thứ cấp trước khi có vận đơn chủ. Như vậy, trong
những trường hợp này, hãng tàu chở container sẽ là người vận chuyển thực tế


16
(effective carrier), còn người đại lý giao nhận là người vận chuyển theo hợp đồng
(contracting carrier).
Phần lớn vận đơn thứ cấp được cấp dưới dạng vận đơn vận tải đa phương thức,
vì nhiều chủ hàng nhỏ giao hàng ngay tại những địa điểm nằm sâu trong nội địa, đôi
khi phải trải qua những chặng đường bộ hoặc đường thủy nội địa rồi mới đến cảng
xếp hàng để chở tới cảng đích. Điều này cũng đồng nghĩa là người đại lý giao nhận
trong trường hợp này khơng cịn hành động với tư cách là đại lý (agent) nữa mà là
người kinh doanh vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm trực tiếp trước các chủ
hàng nhỏ. Ngày nay, người giao nhận (freight forwarder) không chỉ làm đại lý, nhận
ủy thác giao nhận hàng XNK mà họ còn cung cấp dịch vụ vận tải, với tư cách là người
vận chuyển. Khi đã là người vận chuyển thì họ có thể cấp nhiều loại vận đơn.
1.2.7.5 Seaway Bill
Seaway Bill là một chứng từ vận tải không thể chuyển nhượng, cho phép người
nhận hàng có thể nhận hàng mà khơng cần xuất trình vận đơn tại cảng đích mà chỉ

cần chứng minh được danh tính bằng giấy giới thiệu
Đặc điểm của Seaway bill
 Seaway Bill là một “vận đơn” nhưng khơng có chức năng là chứng từ sở hữu
hàng hóa (document of title).
 Seaway Bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hố, do đó người ta khơng
nhất thiết phải gửi ngay bản gốc cho người nhận hàng ở cảng đến mà có thể
gửi bản sao qua hệ thống truyền số liệu tự động.
Trên Seaway Bill, việc in các điều khoản bằng chữ rất nhỏ ở mặt sau được thay
thế bằng việc dẫn chiếu đến các điều kiện, quy định liên quan đến vận chuyển ở mặt
trước bằng một điều khoản ngắn gọn. Mặt khác người chuyên chở chỉ cần phát hành
1 bản gốc Seaway Bill trong khi phải phát hành tối thiểu 1 bộ 3 bản gốc nếu sử dụng
B/L.
Seaway Bill cho phép giao hàng cho một người duy nhất khi họ chứng minh họ là
người nhận hàng hợp pháp.


×