Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích yếu tố thông tin đại chúng ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật, cho ví dụ cụ thể về hoạt động xây dựng pháp luật về đất đai ở nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.19 KB, 8 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN:
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Đề tài:
Phân tích yếu tố thơng tin đại chúng ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp
luật, cho ví dụ cụ thể về hoạt động xây dựng pháp luật về đất đai ở nước ta hiện
nay.

Họ và tên: VŨ TRỌNG GIANG
Ngày, tháng, năm sinh: 01/09/1991
MSSV: K19ACQ058
Lớp: K19A
Ngành: Luật

Hà Nội, 05/2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Thông tin đại chúng và đặc điểm của thông tin đại chúng .................................1
2. Khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật ........................................................1
2.1. Khái niệm về hoạt động xây dựng pháp luật ........................................................1
2.2. Các đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật .....................................2
3. Yếu tố thông tin đại chúng tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật ...........3
3.1. Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ................................................3
3.2. Đối với vấn đề thẩm định, thảo luận về các văn bản quy phạm pháp luật ...........3
3.3. Đối với việc giám sát hoạt động xây dựng pháp luật ...........................................3
3.4. Đối với các quyết định quan trọng cuối cùng trong việc xây dựng pháp luật ......3
4. Ví dụ về yếu tố thơng tin đại chúng tác động đến hoạt động xây dựng pháp


luật về đất đai nước ta hiện nay ...................................................................................3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 6


MỞ ĐẦU
Xã hội ln ln phát triển cần có các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội như pháp
luật, đạo đức, phong tục tập quán, dư luận xã hội, điều lệ, hương ước, tín điều tơn
giáo…Pháp luật có vai trị,vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống để điều chỉnh các
quan hệ xã hội. Để nâng cao vai trò của pháp luật và hiểu biết của người dân đối với
pháp luật thì thơng tin đại chúng là hết sức quan trọng. Bản chất của tuyên truyền nói
chung và tuyên truyền pháp luật nói riêng là tác động vào ý thức của người nghe, người
đọc để làm thay đổi nhận thức dẫn tới thực hiện hành vi. Để tác động vào ý thức của
người nghe, người đọc thì thơng tin pháp luật được tuyên truyền phải được lặp đi lặp lại
nhiều lần để người nghe, người đọc, nhìn thấy và nhớ.
Tuyên truyền pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng là một trong những
hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 11 và 14 Luật Phổ biến
giáo dục pháp luật. Theo đó, báo, đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh xây dựng
chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ
biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp
luật và các thông tin khác về pháp luật. Vai trị của thơng tin đại chúng là hết sức quan
trọng, nhất là trong việc xây dựng pháp luật hiện nay, chính vì thế để tìm hiểu sâu hơn
về vấn đề này sinh viên xin thực hiện tiểu luận “Phân tích yếu tố thơng tin đại chúng
ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật, cho ví dụ cụ thể về hoạt động xây dựng
pháp luật về đất đai ở nước ta hiện nay”.
1. Thông tin đại chúng và đặc điểm của thông tin đại chúng
Thông tin đại chúng là hoạt động chuyển giao các thơng điệp có tính phổ biến giữa
nguồn phát với công chúng rộng rãi trong xã hội.
Phân tích khái niệm thơng tin đại chúng ta hình dung về những khía cạnh sau:
Nguồn phát là là chủ thể của q trình chuyển giao các thơng tin là người giữ vai

trò chủ động song cũng bị chi phối bởi một loạt yếu tố về hình thức, điều kiện, phương
pháp, khả năng trong thu nhận, khai thác xử lý và truyền thơng tin đó đi
Đối tượng tác động của thơng tin đại chúng là số đơng, đó là một bộ phận hay cả
một cộng đồng xã hội rộng lớn của một quốc gia, khu vực hoặc cả thế giới
Nội dung của các thơng tin mang tính phổ biến, có ý nghĩa xã hội, liên quan và ảnh
hưởng đến nhiều người trong xã hội. Nó đáp ứng nhu cầu hiểu, biết của nhiều người.
Trong xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa, các phương tiện thông tin đại chúng
được sử dụng nhiều mục đích thực hiện mục tiêu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và
hoạt động thực hiện pháp luật.
2. Khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật
2.1. Khái niệm về hoạt động xây dựng pháp luật
1


Theo nghĩa hẹp: hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm các công việc ban hành,
thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Theo nghĩa rộng: xây dựng pháp luật bao
gồm rất nhiều các hoạt động từ chuẩn bị, soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật
đến các khâu tiếp sau đó. Quan điểm được thừa nhận chung là quan điểm xây dựng pháp
luật theo nghĩa rộng vì thực tế để có được một văn bản quy phạm pháp luật sẽ phải trải
qua rất nhiều các công đoạn, là cả một q trình khó khăn, phức tạp với sự tham gia của
nhiều chủ thể khác nhau.
Một định nghĩa được xem như là phổ biến nhất về hoạt động xây dựng pháp luật
như sau: Xây dựng pháp luật là một trong hình thức đặc biệt quan trọng, cơ bản nhất của
hoạt động nhà nước, nhằm ban hành, sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các quy phạm pháp
luật, được thực hiện trên cơ sở nhận thứccác nhu cầu khách quan của xã hội, các lợi ích
xã hội. Xây dựng pháp luật được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự và thủ tục
pháp lí nhất định nhằm đưa ý chí nhà nước của nhân dân lên thành các quy phạm pháp
luật.
2.2. Các đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật
Thứ nhất, xây dựng pháp luật là một hình thức thức hoạt động mang tính quyền

lực nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định
nhằm đưa ý chí nhà nước của nhân dân lên thành pháp luật.
Thứ hai, xây dựng pháp luật là một trong ba hình thức xây dựng hoạt động pháp lí
cơ bản về thực hiện các chức năng của nhà nước, đó là: xây dựng pháp luật, tổ chức thực
hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Thứ ba, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo. Đây là hoạt động
nhận thức các nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội cần được pháp luật điều chỉnh,
đặc biệt là xác định các vấn đề về lợi ích chính đáng của cá nhân, của cộng đồng và của
toàn xã hội.
Thứ tư, xây dựng pháp luật được tiến hành theo các trình tự, thủ tục pháp lí và các
hình thức thể hiện theo luật định. Đây là một quá trình bao gồm hàng loạt các giai đoạn
kế tiếp nhau theo một trật tự logic nhất định và có sự tham gia của rất nhiều các chủ thể
khác nhau, từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chuyên gia trong từng lĩnh vực,
các tổ chức chính trị-xã hội, các tầng lớp nhân dân, ….
Thứ năm, xây dựng pháp luật là giai đoạn đầu tiên của quá trình điều chỉnh pháp
luật. Một cách khái quát, điều chỉnh pháp luật là sự tác động có định hướng lên các quan
hệ xã hội được thực hiên thơng qua các phương tiện pháp lí đặc thù nhằm trật tự hóa các
quan hệ xã hội theo những mục đích, yêu cầu của nhà nước phù hợp với thực tiễn xã
hội.

2


Thứ sáu, xây dựng pháp luật phải được tiến hành theo những nguyên tắc và yêu
cầu kĩ thuật pháp lí nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tính khoa học, khách quan,
phổ thơng, dễ tiếp nhận trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật)
3. Yếu tố thông tin đại chúng tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật
3.1. Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Phương tiện truyền thơng đại chúng có vai trị quan trọng trong việc đưa các thông
tin đại chúng đến với cộng đồng nhằm tăng cường sự hiểu biết, trình độ của người dân

về hoạt động xây dựng pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật được tiến hành theo
một quy trình pháp lí, trong đó gồm các bước, các giai đoạn cần thực hiện theo một trật
tự hợp lý, chặt chẽ, khoa học theo luật định nhằm tạo ra các điều luật phù hợp nhất.
3.2. Đối với vấn đề thẩm định, thảo luận về các văn bản quy phạm pháp luật
Đây là một cách thức để định hướng dư luận xã hội về các vấn đề trong văn bản
pháp luật. Việc truyền thông đại chúng đưa tin về các dự thảo luật đến với cơng chúng
có thể giúp cơng chúng nắm bắt được thông tin, đưa ra các ý kiến đóng góp hoặc phản
đối về vấn đề đó. Như vậy, Nhà nước có thể thu thập được các ý kiến của công chúng
và điều chỉnh, xây dựng các dự thảo luật sao cho phù hợp nhất với thực tế xã hội. Nhờ
đó luật mới có thể dễ dàng được chấp nhận và đi vào cuộc sống của nhân dân. Có thể
hiểu, thơng tin đại chúng chính là chiếc cầu nối giữa những chủ thể tiến hành xây dựng
pháp luật và công chúng.
3.3. Đối với việc giám sát hoạt động xây dựng pháp luật
Sự chủ động của thông tin đại chúng thể hiện trong việc giám sát các hoạt động
xây dựng pháp luật là: Tham gia ngay từ đầu trong việc xem xét các dự thảo luật của
Chính phủ; Cung cấp thông tin và tạo diễn đàn xã hội để đóng góp, hồn thiện về những
vấn đề nêu ra chính sách của Chính phủ; Tiếp tục giám sát chính sách khi đi vào cuộc
sống: như việc thực thi của các cơ quan chức năng, tính hợp lý khi đi vào đời sống; Tổng
kết những vấn đề được và chưa được khi chính sách đi vào cuộc sống.
3.4. Đối với các quyết định quan trọng cuối cùng trong việc xây dựng pháp luật
Các phương tiện thông tin đại chúng được cho rằng có tác động rất mạnh đến các
quyết định quan trọng trong việc xây dựng pháp luật. Bởi tính cơng khai, sức lan truyền
rộng và tính dễ hiểu của thơng tin đại chúng khiến những vấn đề khả thi hay không khả
thi của các dự luật đều được truyền tải rất nhanh đến đa số cơng chúng.
4. Ví dụ về yếu tố thông tin đại chúng tác động đến hoạt động xây dựng pháp
luật về đất đai nước ta hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân đã nâng cao ý thức trách nhiệm
trong việc đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, xây dựng,

3



và sửa đổi luật; về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội; góp ý kiến về hoạt động của Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
Luật Đất đai là đạo Luật rất quan trọng, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh của đất nước nói chung,
của từng địa phương nói riêng. Những năm qua, nguồn lực đất đai đã được quản lý, khai
thác và sử dụng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội; việc cải cách hành chính, phân
cấp, phân quyền quản lý và sử dụng đất được đẩy mạnh, bước đầu khắc phục tình trạng
lãng phí tài nguyên đất. Tuy nhiên qua gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai 2013, khi
triển khai thi hành cũng còn bất cập, vướng mắc đã được người dân và các cơ quan
truyền thơng, báo chí nêu lên. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình
hình hình mới, Quốc hội đã đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh của Quốc hội. Để huy động được sự tham gia đóng góp ý kiến với Đảng,
Nhà nước về những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của tồn dân thì các cơ quan có
thẩm quyền đã tiến hành nhiều cách thức khác nhau nhằm mục đích tại điều kiện thuận
lợi nhất cho người dân nói lên những suy nghĩ, quan điểm của mình trên cơ sở tổ chức
lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Sáng ngày 08/4/2022, tại thành phố Huế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)
tổ chức hội thảo lấy ý kiến về các nội dung của dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Sáng 22/4/2022, tại Hải Phòng, Bộ TN&MT phối hợp với UBND thành phố Hải
Phòng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với 10 tỉnh phía Bắc;
Sáng 17/5/2022, tại Long An, Bộ TN&MT phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ
chức Hội thảo với 10 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam để lấy ý kiến dự thảo Luật Đất
đai và Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất
đai;
Những cuộc hội thảo này đều được phương tiện truyền thông đưa tin đầy đủ. Việc
các phương tiện truyền thông đưa tin công khai về các hội thảo tổ chức lấy ý kiến về nội
dung sửa đổi, bổ sung Luật đất đai đã thu về được rất nhiều những ý kiến đóng góp tích
cực và thiết thực. Đây là một hình thức tổ chức trưng cầu dân ý hết sức văn minh và

hiệu quả nhằm đảm bảo tính dân chủ, huy động nâng cao nhất trí tuệ của nhân dân, các
ngành, các cấp; đồng thời phát huy vai trị tich cực của các cơ quan thơng tin đại chúng
trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, bảo đảm phản
ánh kịp thời, trung thực ý kiến của nhân dân, qua đó nâng cao nhân thức và sự hiểu biết
của nhân dân về pháp luật. Thể hiện đầy đủ các yếu tố tác động của thơng tin đại chúng
đến q trình xây dựng văn bản pháp luật về đất đai.

4


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ ví dụ có thể thấy tuyên truyền pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng
hiện nay đặc biệt là đài phát thanh và báo in vẫn phát huy được hiệu quả nhất định. Tuy
nhiên khó có thể đo lường được số lượng người nghe, nhìn cụ thể và ai là người tiếp cận
được thơng tin cần quảng cáo/tuyên truyền. Hiện nay, ngành quảng cáo đã dịch chuyển
từ truyền thống sang công nghệ số. Các doanh nghiệp quảng cáo trên mạng internet, trên
các mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube khi người dùng click vào một mẫu quảng
cáo thì người quảng cáo có thể biết chính xác trong một giờ, một ngày, một tháng, một
năm có bao nhiêu người quan tâm đến mẫu quảng cáo của họ và người xem quảng cáo
là ai? Đó có thể là một bà nội trợ, là anh công nhân hay một bạn sinh viên.
Tuyên truyền pháp luật trên phương tiện thơng tin đại chúng hiện nay chỉ có phát
hành, phát thanh, truyền hình ra cơng chúng mà khơng biết được ai sẽ tiếp nhận thơng
tin đó và có bao nhiêu người sẽ tiếp nhận thông tin. Do vậy, không thể đánh giá, đo
lường được hiệu quả của công tác này một cách chính xác. Vì vậy để yếu tố thơng tin
đại chúng có thể tác động mãnh mẽ hơn trong xây dựng văn bản pháp luật thì sinh viên
xin đề xuất một số giải pháp:
Thứ nhất, Để đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền pháp luật trên phương tiện
thơng tin đại chúng cần có tiêu chí và cơng cụ để đo lường hiệu quả của công tác tuyên
truyền, ở mức độ thấp nhất là phải xác định được có bao nhiêu người tiếp nhận được
thơng tin tun truyền;

Thứ hai, nội dung tuyên truyền phải bám sát vào thực tiễn, diễn biến và tâm lý xã
hội cụ thể. Khi có những sự việc nổi cộm trong xã hội, nhiều phương tiện thơng tin đại
chúng đưa tin, đang có một làn sóng truyền thơng, xã hội có nhiều luồng ý kiến khác
nhau thì cần tuyên truyền ngay pháp luật về lĩnh vực đó để dễ lan tỏa hơn;
Thứ ba, Cần tính tốn thời gian tun truyền sao cho đối tượng tun truyền có thể
tiếp cận được thơng tin cần tun truyền. Ví dụ, nếu tuyên truyền pháp luật cho người
lao động thì thời gian phát thanh, phát sóng phải vào thời gian người lao động không
làm việc, nếu phát trong giờ làm việc thì người lao động khơng thể nghe, xem được.
Thứ tư, Cần đa dạng hóa hình thức tun truyền pháp luật. Khơng chỉ là tun
truyền viên trình bày quy định của pháp luật, hỏi và đáp mà cần lồng ghép chương trình
tuyên truyền pháp luật vào nhiều chương trình khác nhau, xây dựng những tình huống,
hoạt cảnh và phát những đoạn video ngắn.;
Thứ năm, ứng dụng công nghệ trong công tác tuyên truyền.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Ngọ Văn Nhân (chủ biên), Tập bài giảng xã
hội học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
2. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Hồng Đức năm 2012
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, NXb Tư pháp
4. Võ Khánh Vinh, Những vấn đề cơ bản của Xã hội học pháp luật, Nxb Khoa học
xã hôi, 2015.
5. Ngọ Văn Nhân, Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội
ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật, NXB Công An nhân dân. Hà Nội 2015.

6




×