Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Đề án nghiên cứu đầu tư quốc tế và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 93 trang )

Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
MỞ ĐẦU
Đầu tư ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế chung
của các quốc gia trên khắp thế giới, Việt Nam ta cũng không nằm ngoài xu thế
này. Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu mang vốn đi đầu tư ra nước ngoài từ
những năm 1987, và đến nay xem như đã hơn 20 năm “ta mang quân đi đánh xứ
người”. Tuy nhiên, khi nhìn trên danh sách xếp hạng của thế giới về FDI ra nước
ngoài, thì cái tên nước Việt Nam đứng ở thứ hạng 76 vào năm 2007 và thứ 82
vào năm 2008. Điều này nói lên rằng Việt Nam ta đang bị tụt hạng về xếp hạng
đầu tư ra nước ngoài. Trong khi Trung Quốc - quốc gia láng giếng với nước ta thì
lại tăng hạng từ 17 năm 2007 lên hạng thứ 12 năm 2008. Phải chăng việc đầu tư
ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa phát huy hiệu quả ?
Chúng ta còn gặp phải những khó khăn và vướng mắc gì khi đầu tư ra nước
ngoài ?
Để giải đáp những thắc mắc trên, đề tài về “Thực trạng đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam và những giải pháp”, với mong muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn về
những gì đạt được và chưa đạt được trong việc đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp
cho doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành liên quan.
Mặc dù đầu tư ra nước ngoài đã được hơn 20 năm, nhưng việc đầu tư của
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế. Và thông tin, số liệu vẫn chưa được
thống kê và công bố đầy đủ, thống nhất. Do vậy, chúng em chỉ chuyên sâu phân
tích về thực trạng đầu tư ra nước ngoài ở ba khía cạnh: đầu tư ra nước ngoài theo
năm, theo ngành, và theo đối tác.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 1
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
CHƯƠNG I : NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
1.1.Khái niệm FDI


Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu
tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu
tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế
khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc
quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra
một khái niệm về FDI. Theo đó, “luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp
(trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở phần, thu
nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.”
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : “đầu tư trực tiếp nước ngoài là
người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước
khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước
ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm
quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.”
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam
chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp
liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư
cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường
hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực
hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các QG nào đều sử
dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 2
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp

sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn
được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng
vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về
FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" “.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là
việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào
quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực
thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu
hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và
giáy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh
nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi
nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước
ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi
quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử
dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 3
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
1.2.Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng
1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nươc ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức

được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước
đến nay. Nó công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp
và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác.
Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh donah có tính chất
quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ
thốgn tài chính, luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp
của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng
như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản
xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu
triển khai.
Đối với nước tiếp nhận đầu tư
-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sp, đổi mới
Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc và
học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài.
-Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự án
đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối
tác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lcú liên doanh
phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác.; thay đổi nhân sự ở cty mẹ có ảnh
hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh.
Đối với nhà dầu tư nước ngoài
-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được
đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạn chế
đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những
thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 4
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi
phí và rủi ro đầu tư.
-Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất

nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đtư, định giá tài sản
góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không
chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó
giải quyết khác biệt vè tập quán, văn hoá.
1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt
động đầu tư quốc tế.
Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh
có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và
nước sở tại.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý
của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi
trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các đk về chính trị, kt luạt háp văn hoá
mức độ cạnh tranh…
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể
pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công
ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đối với nước tiếp nhận
-Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù DN bị lỗ; giải
quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn
và công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích xuất khảu; tiếp
cận được thị trường nước ngoài.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 5
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
-Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê
nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
-Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến

lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động
tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập
đoàn.
-Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều
hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những
lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ
quan quản lý Nhà nước nước sở tại.
1.2.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và
phân hia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà
không thành lập pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có
thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc
thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình
kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám
sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh:
hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia
kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách
riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp
nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 6
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
Đối với nước tiếp nhận
-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thị trường mới
nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièu hành dự án.
-Nhược điểm: khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ

sinh lời.
Đối với nước đầu tư
-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tại vào
được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường truyền
thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị
trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về
văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
-Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với
đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.
1.2.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số
mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở hạ
tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng
BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công
trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện,
sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ
chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp đồng BOT còn có
BTO, BT.
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ
quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một
thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao
không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 7
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng
chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm
khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư
nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà

dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời
gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã
xây dựng và chuyển giao.
Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh
toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và
một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí.
Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT mặc dù
hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đòng là các cơ quan quản lí nhà
nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ
yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu
tư cao hơn sơ với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt
động, phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạn tầng đã được xây
dựng và khai thác cho nước sở tại.
Đối với nước tiếp nhận
-Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án co9ư sở hạ tầng đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh
chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn
lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.
-Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình.
Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu
tư.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 8
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
Đối với đầu tư nước ngoài
-Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành và
tự chủ kinh doanh lợi nhuận, hông bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo,
tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.

-Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiều khó
khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
1.2.5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)
Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa
nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở
mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc
gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị.
Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới
hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát
hoạt động quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm
soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi:
-Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư
khác nhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ
các công ty trực thuộc trong việc tiêps thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thu
nhập và các nghiệp vụ tài chính.
-Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể
thống nhất và chịu trách nhiệm về vịec ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược
điều phối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty.
-Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh
mục đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho
các công ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này.
-Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ
đối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…
1.2.6. Hình thức công ty cổ phần
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 9
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn)là doanh nghiệp
trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần các cổ

đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp cổ đông có thể là tổ chức cá nhân
với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối
thiểu. Đặc trưng của công ty cổ phần là nó có quyền phát hành chứng khoán ra
công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác
Cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị
và giám đốc.
Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở
hữu trên 10% số cổ phiếu thường có quyền tham gia gimá sát quản lý hoạt động
của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần
Ở một số nước khác, công ty cổ phần hữu hạn có vốn đầu nước ngoài
được thành lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI (doanh
nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mua
lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hoá.
1.2.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài
Hình thức này được phân biệt với hình thức cty con 100% vốn nước ngoài
ở chỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi công ty con
thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm của công ty con thường giới hạn
trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiẹm của chi nhánh theo quy
định của 1 ở nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà
còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.
Chi nhánh được phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước sở tại và các khoản chi
phí thành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của công ty mẹ tại nước ngoài.
Ngoài ra chi nhánh còn được khấu trừ một phần các chi phí quản lý của công ty
mẹ ở nước ngoài vào phần thu nhập chịu thuế ở nước sở tại.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 10
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp

Việc thành lập chi nhánh thường đơn giản hơn so với việc thành lập công
ty con. Do không thành lập 1 pháp nhân độc lập, việc thành lập chi nhánh không
phải tuân thủ theo các quy định về thành lập công ty, thường chỉ thông qua việc
đăng kí tại các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà.
1.2.8. Hình thức công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,
ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp
danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty; thành viên
góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn
đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng
khoán nào. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn
đề quản lý công ty, còn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ
lệ quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và
hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
Khác với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
hình thức đầu tư này mang đặc trưng của công ty đối nhân tiền về thân nhân
trách nhiệm vô hạn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Hình thức đầu tư này trước hết rất
phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì có những ưu điểm rõ rệt nên cũng
được các doanh nghiệp lớn quan tâm.
Việc cho ra đời hình thức cty hợp danh ở các nước nhằm tạo thêm cơ hội
cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp với yều cầu, lợi ích của
họ. Thực tế cho thấy một số loại hình dịch vụ như tư vấn pháp luật, khám chữa
bệnh, thiết kế kiến trúc đã và đang phát triển nhanh chóng. Đó là những dịch vụ
mà người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng trước khi sử
dụng, nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khởe tính mạng và tài sản của người tiêu
dùng khi sử dụng. Việc thành lập công ty hợp danh là hình thức thức đầu tư phù
hợp trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ nêu trên. Trong đó những
người có vốn đóng vai trò là thành viên góp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn còn
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 11

Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
các nhà chuyên môn là thàn viên hợp danh tổ chức điều hành, cung ứng dịch vụ
và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của họ.
1.2.9. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)
Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào
các lĩnh vực công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước
phát triển.
Mục đích chủ yếu :
-Khai thác lợi thế của thị trường mới mà hoạt động thương mại quốc tế
hay đầu tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt
động M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị
trường nước ngoài.
-Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các ty của mình với
nhau hình thnàh một công ty khổng lồ hoạt độg trong nhiều lĩnh vự hay các công
ty khác nhau cùng hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng
khả năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn
-Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong
hệ thống phân phối của họ trên thị trường thế giới
-Thông qua cong đường M&A các ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.
-M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp
và cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia.
Hoạt động phân làm 3 loại:
-MA theo chiều ngang xảy ra khi 2 cty hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực
sản xuất kinh doanh muốn hình thành 1 công ty lớn hơn để tăng khả năng cạnh
tranh, mở rộng thị trường của cùng 1 loại mặt mà trc đó 2 cty cùng sản xuất.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 12
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải

pháp
-MA theo chiều dọc diễn ra khi 2 cty hoạt động ở 2 lĩnh vự khác nhau
nhưng cùng chịu sự chi phối của 1 cty mẹ, laọi hình MA này thwongf xảy ra ở
các cty xuyên quốc gia
-MA theo hướng đa dạng hoá hay kết hợp thường xảy ra khi các ty lớn
tiến hành sáp nhập với nhau với mục tiêu tối thiểu hoá rủi ro và tránh thiệt hại
khi 1 cty tự thâm nhập thị trường.
So với đầu tư truyền thống, từ quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư:
-Về bổ sung vốn đầu tư trong khi hình thức đầu tư truyền thống bổ ngày
một lượng vốn FDI nhất định cho đầu tư phát triển thì hình thức MA chủ yếu
chuyển sở hữu từ các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước chủ nhà cho các công ty
nước ngoài. Tuy nhiên, về dài hạn, hình thức này cũng thu hút mạnh được nguồn
vốn từ bên ngoài cho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt độn của doanh
nghiệp.
-Về tạo việc làm, hình thức đầu tư truyền thống tạo ngay được việc làm
cho nước chủ nhà, trong khi hình thức M&A không những không tạo được việc
làm ngay mà còn có thể làm tang thêm tình trạng căng thẳng về việc làm (tăng
thất nghiệp) cho nước chủ nhà. Tuy nhiên về lâu dài, tình trạng này có thể được
cải thiện khi các doanh nghiệp mở rông quy mô sản xuất.
-Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đầu tư truyền thống tác động trực
tiếp dến thay dổi cơ cấu knh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới
trong khi đó M&A không có tác động trong giai đoạn ngắn hạn
-Về cạnh tranh và an ninh quốc gia, trong khi đầu tư truyền thống thúc
đẩy cạnh tranh thì M&A không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về
mặt ngắn hạn nhưng về dài hạn có thể làm tăng canh tranh độc quyền. Mặt khác,
M&A có thể ảnh hưởng đến an ninh của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức đư
truyền thống vởi vì tài sản của nước chủ nhà được chuyển cho người nước ngoài.
1.3.Bản chất và vai trò của FDI
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 13
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải

pháp
1.3.1. Bản chất
- FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít bị lệ thuộc
hơn vào quan hệ chính trị hai bên nếu so sánh với hình thức tín dụng quan hệ
quốc tế.
- Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định có
lợi nhất cho việc đầu tư. Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao,
đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu.
- Do quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn liền với lợi ích do đầu tư
đem lại cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần
trình độ quản lý, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư.
- FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
và sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
1.3.2. Vai trò
1.3.2.1.Đối với nước đi đầu tư
 Đứng trên góc độ quốc gia
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách để các quốc gia có thể mở
rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác mà
mình sẽ đầu tư. Khi một nước đầu tư sang nước khác một mặt hàng thì nước đó
thường có những ưu thế nhất định về mặt hàng như về chất lượng, năng suất và
giá cả cùng với chính sách hướng xuất khẩu của nước này; thêm vào đó là sự có
một sự sẵn sàng hợp tác chấp nhận sự đầu tư đó của nước sở tại cùng với những
nguồn lực thích hợp cho sản phẩm đó. Mặt khác, khi đầu tư FDI nước đi đầu tư
có rất nhiều có lợi về kinh tế cũng như chính trị.
Thứ nhất, quan hệ hợp tác với nước sở tại được tăng cường và vị thế của
nước đi đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế.
Thứ hai, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi trong nước sản
phẩm đang thừa mà nước sở tại lại thiếu.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 14

Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
Thứ ba, giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động, vì khi đầu tư
sang nước khác, thì nước đó phải cần có những người hướng dẫn, hay còn gọi là
các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đồng thời tránh được việc phải khai thác các
nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường.
Thứ tư, đó là vấn đề chính trị, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng
những kẻ hở của pháp luật, sự yếu kém về quản lý hay sự ưu đãi của Chính phủ
nước sở tại sẽ có những mục đích khác như làm gián điệp.
 Đứng trên góc độ doanh nghiệp
Mục đích của doanh nghiệp cũng như mục đích của một quốc gia thường
là lợi nhuận, lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Một khi trong nước hay các thị
trường quen thuộc bị tràn ngập những sản phẩm của họ và sản phẩm cùng loại
của đối thủ cạnh tranh thì họ phải đầu tư ra nước khác để tiêu thụ số sản phẩm
đó. Trong khi đầu tư ra nước ngoài, họ chắc chắn sẽ tìm thấy ở nước sở tại những
lợi thế so sánh so với thị trường cũ như lao động rẻ hay tài nguyên chưa bị khai
thác nhiều.
Một nguyên nhân nữa là họ có thể bán được những máy móc và công
nghệ cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại là
mới đối với nước nhận đầu tư (khi nước đầu tư là nước đang phát triển).
Thêm vào đó, là sản phẩm của họ được bán tại thị trường này sẽ ngày
càng tăng uy tín và tiếng tăm cho nó và làm tăng sức cạnh tranh đối với các đối
thủ có sản phẩm cùng loại.
1.3.2.2.Đối với nước nhận đầu tư
 Thuận lợi
a. Chuyển giao vốn, công nghệ và năng lực quản lý (chuyển giao nguồn lực):
Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất kém, năng lực sản xuất chưa được
phát huy kèm với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một
nguồn vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản
phẩm, trình độ quản lý chặt chẽ là một điều hết sức cần thiết.

Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 15
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
Những hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả năng lực quản lý và
marketing) khó đo lường hơn so với các luồng chảy vào, nhưng phần lớn chuyển
giao đã diễn ra ở công ty mẹ ở nước ngoài và các chi nhánh của chúng. Trong
các ngành sử dụng kỹ thuật mới hoặc kỹ thuật đặc thù của doanh nghiệp (như các
ngành điện tử), đa số các hoạt động chuyển giao diễn ra giữa các công ty mẹ và
chi nhánh thuộc quyền sở hữu hoàn toàn hoặc sở hữu một phần lớn của công ty
mẹ; do có sự lo lắng tới việc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với kỹ thuật công
nghệ có liên quan. Tuy nhiên, trong nhiều ngành khác, các hoạt động chuyển
giao công nghệ diễn ra thông qua các hợp đồng cấp giấy phép sản xuất khác nhau
đã tăng lên nhanh hơn so với sự chuyển giao công nghệ thông qua FDI.
b. Các nhà đầu tư gánh chịu rủi ro: Đầu tư trực tiếp khác với đầu tư gián tiếp
là nhà đầu tư phải tự đứng ra quản lý đồng vốn của mình, tự chịu trách nhiệm
trước những quyết định đầu tư của mình, do vậy độ rủi ro cao hơn so với đầu tư
gián tiếp. Các nước nhận đầu tư trực tiếp do vậy cũng không phải lo trả nợ hay
như đầu tư gián tiếp theo mức lãi suất nào đó hay phải chịu trách nhiệm trước sự
phá sản hay giải thể của nhà đầu tư nước ngoài.
c. Tăng năng suất và thu nhập quốc dân; cạnh tranh hơn, hiệu quả kinh tế
hơn: Do có công nghệ cùng với trình độ quản lý được nâng lên nên đối với các
ngành sản xuất thì việc tăng năng suất là điều tất yếu. Không những thế những
công nghệ này còn cho ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, tính năng đa
dạng hơn, bền hơn và với những mẫu mã đa dạng, hàng hoá lúc này sẽ nhiều và
tất nhiên sẽ rẻ hơn so với trước. Điều này chính là cung tăng lên nhưng thực ra
nó tăng lên để đáp ứng lại lượng cầu cũng tăng lên rất nhanh do quá trình đầu tư
có tác động vào. Tốc độ quay của vòng vốn tăng lên nhanh hơn, do vậy sản phẩm
cũng được sản xuất ra nhiều hơn và tiêu thụ cũng nhiều hơn. Do sự tiêu thụ được
tăng lên do vậy các ngành sản xuất, dịch vụ được tiếp thêm một luồng sức sống
mới, nhân lực, máy móc và các nguyên vật liệu được đem ngay vào sản xuất, từ

đó sức đóng góp của các ngành này vào GDP cũng đã tăng lên.
Việc có được những công ty có hiệu quả với khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới có thể đưa lại một sự khai thông quan trọng, tiềm tàng cho việc
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 16
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
chuyển giao các kỹ năng quản lý và công nghệ cho các nước chủ nhà. Điều này
có thể xảy ra ở bên trong một ngành công nghiệp riêng rẽ, trong đó có những
người cung ứng các đầu vào cho các chi nhánh nước ngoài, những người tiêu
dùng trong nước đối với các sản phẩm của chi nhánh này và những đối thủ cạnh
tranh của chúng, tất cả đều muốn lựa chọn những phương pháp kỹ thuật có hiệu
quả hơn. Nó cũng có thể diễn ra một cách rộng rãi hơn trong nội bộ nền kinh tế
thông qua sự tăng cường có kết quả công tác đào tạo và kinh nghiệm của lực
lượng lao động và thông qua sự khuyến khích có thể có đối với các ngành hỗ trợ
tài chính và kỹ thuật có khả năng dẫn tới sự hạ thấp toàn bộ chi phí công nghiệp.
d. Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước: Do có các nhà đầu tư
nước ngoài nhảy vào các thị trường vốn có các nhà đầu tư trong nước chiếm giữ
phần lớn thị phần, nhưng ưu thế này sẽ không kéo dài đối với nhà đầu tư trong
nước khi ưu thế về nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài trội hơn hẳn. Chính vì
vậy các nhà đầu tư trong nước phải đổi mới cả quá trình sản xuất của mình từ
trước từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bằng việc cải tiến công nghệ và phương
pháp quản lý để có thể trụ vững trên thị trường đó. Đó chính là một trong những
thử thách tất yếu của nền kinh tế thị trường đối với các nhà sản xuất trong nước,
không có kẻ yếu nào có thể tồn tại nếu không tự nó làm mình mạnh lên để sống
trong cơ chế đó.
e. Tiếp cận với thị trường nước ngoài: Nếu như trước đây khi chưa có FDI,
các doanh nghiệp trong nước chỉ biết đến có thị trường trong nước, nhưng khi có
FDI thì họ được làm quen với các đối tác kinh tế mới không phải trong nước. Họ
chắc chắn sẽ nhận thấy rất nhiều nơi cần cái họ đang có, và họ cũng đang cần thì
ở nơi đối tác lại có, do vậy cần phải tăng cường hợp tác sẽ có nhiều sản phẩm

được xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho đất nước đồng thời cũng cần phải nhập
khẩu một số loại mặt hàng mà trong nước đang cần. Từ các việc trao đổi thương
mại này sẽ lại thúc đẩy các công cuộc đầu tư giữa các nước. Như vậy quá trình
đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế là một quá trình luôn luôn thúc đẩy
nhau, hỗ trợ nhau và cùng phát triển.
f. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực trong
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước sở tại theo chiều hướng tích cực hơn. Nó
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 17
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
thường tập trung vào những ngành công nghệ cao có sức cạnh tranh như công
nghiệp hay thông tin. Nếu là một nước nông nghiệp thì bây giờ trong cơ cấu kinh
tế các ngành đòi hỏi cao hơn như công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên về tỷ trọng
và sức đóng góp cho Ngân sách, GDP và cho xã hội nói chung. Ngoài ra về cơ
cấu lãnh thổ, nó có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các
vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói,
phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, đưa những tiềm năng chưa
khai phá vào quá trình sản xuất và dịch vụ, và làm bàn đạp thúc đẩy những vùng
khác cùng phát triển.
 Thiệt hại
a. Vốn nước ngoài rất hạn chế: Mặc dù tính tổng thể vốn đầu tư trực tiếp lớn
hơn và quan trọng hơn đầu tư gián tiếp, nhưng so với đầu tư gián tiếp thì mức
vốn trung bình của một dự án đầu tư là thường nhỏ hơn nhiều. Do vậy tác động
kịp thời của một dự án đầu tư trực tiếp cũng không tức thì như dự án đầu tư gián
tiếp. Hơn thế nữa các nhà đầu tư trực tiếp thường thiếu sự trung thành đối với thị
trường đang đầu tư, do vậy luồng vốn đầu tư trực tiếp cũng rất thất thường, đặc
biệt khi cần vốn đầu tư trực tiếp thì nó lại rất ít làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh
tế chung của đất nước nhận đầu tư.
b. Công nghệ không thích hợp, “giá chuyển nhượng nội bộ” cùng với việc
giảm tính linh hoạt trong xuất khẩu, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán: người ta

cho rằng các công ty có sự kiểm soát nước ngoài có thể sử dụng các kỹ thuật sản
xuất sử dụng nhiều tư bản là chủ yếu (mà chúng sẵn có, nhưng không thích hợp)
dẫn tới sự chuyển giao công nghệ không đầy đủ ở mức chi phí quá cao (để duy trì
ưu thế công nghệ), định ra những giá cả chuyển nhượng giao cao một cách giả
tạo (để bòn rút lợi nhuận quá mức), gây ra sự căng thẳng cho cán cân thanh toán
(bởi vì với tư cách là một bộ phận của các chi nhánh sản xuất đa quốc gia, các
doanh nghiệp đó có thể có ít khả năng hơn so với các công ty thuộc quyền kiểm
soát trong nước trong việc mở rộng xuất khẩu, và có thể phải lệ thuộc nhiều vào
hàng nhập khẩu). Bản chất thông tin của công nghệ được chuyển giao, cho nên
nó được chuyển giao trong một thị trường không hoàn hảo cao độ mà trong đó
thường khó có thể cố định giá cả một cách chính xác. Các nước đang phát triển
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 18
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
thường xuyên ở vào vị trí thương lượng yếu hơn trong các thị trường này, đặc
biệt là khi họ thiếu lực lượng cán bộ chuyên môn để có thể giúp xác định mức
đóng góp thích hợp của hoạt động chuyển giao công nghệ cần thiết.
c. Thâm hụt cán cân thanh toán. Mặc dù việc tiếp nhận nguồn vốn FDI tạo
ra một sự thặng dư lớn về cán cân tài khoản vốn cho nước tiếp nhận đầu tư
nhưng về lâu dài việc chuyển các khoản lợi nhuận thu được về nước chủ đầu tư
sẽ tạo ra một sự thâm hụt lớn trong cán cân thương mại. Bên cạnh đó xu hướng
tăng cán cân thương mại của khối đầu tư nước ngoài đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã chèn lấn các doanh nghiệp trong nước
bằng cách thực hiện các thương vụ sáp nhập và thôn tính ( M&A) các doanh
nghiệp trong nước nhằm độc quyền chiếm lợi nhuận, điều này đặc biệt nghiêm
trọng khi có sự biến động của nền kinh tế và sự thoái lui của khối này sẽ gây ra
một sự mất cân bằng lớn trong cán cân thương mại dẫn tới sự mất cân bằng trong
cán cân thanh toán.
d. Bán rẻ nguồn tài nguyên. Sự thiếu hụt về nguồn vốn cũng như yếu kém về
khoa học công nghệ buộc nước nhận FDI phải chấp nhận các điều khoản thua

thiệt về lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư, nhất là trong cấc lĩnh vực công
nghiệp khai thác khoảng sản, tài nguyên cùng với việc ham muốn lợi nhuận
trước mắt của các địa phương cũng như doanh nghiệp trong nước cho phép khai
thác ồ ạt làm cho nguồn tài nguyên không chỉ bị đem bán một cách rẻ mạt mà
còn làm cho nó ngày càng cạn kiệt. Chưa kể đến những dự án triển khai không
hiệu quả rút vốn bỏ dở công trình hoặc chuyển hướng đầu tư làm cho nguồn tài
nguyên bị khai thác sai quy trình và mục đích dẫn tới không tận dụng được tối đa
nguồn tài nguyên gây lãng phí. Phần lớn các dự án FDI ở nước nhận đầu tư đều
được tiếp nhận do đia phương đó thiếu về vốn và công nghệ, chưa tính đến việc
mua đắt các công cụ phục vụ dự án của nước đầu tư nước tiếp nhận đầu tư còn bị
thiệt về lợi nhuận thu được bên cạnh những hậu quả của tương lai do dự án để
lại.
e. Gây ô nhiễm môi trường. Việc các dự án FDI hoạt động tràn lan với cơ
chế quản lý lỏng lẻo gây ra rất nhiều tác động xấu tới môi trường, các dự án khai
thác khoảng sản hay các dự án sản xuất được tổ chức triển khai trên quy mô lớn
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 19
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
nhưng vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua hoặc xem nhẹ tác hại của nó tới môi
trường đang dần trở nên phổ biến với quy mô và mức độ ngày càng nghiêm
trọng. Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên do các dự án này triển khai không chỉ gây
hiệu ứng dây chuyền tới môi trường mà còn gây ra tác động xấu lớn tới đời sống
của xã hội. Các nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình dự án được triển khai
không kiểm tra sát sao hoặc làm ngơ trước những ảnh hưởng xấu của dự án cũng
góp phần làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm.
f. Mỗi quốc gia có những chính sách quản lý, lãi suất và thuế suất khác
nhau. Đa số các dự án được thực hiện bởi vồn FDI có nguồn thu khá cao, sự
chênh lệch về thuế nhìu khi sẽ dẫn tới sự gian lận của các nhà đầu tư. Hiện nay
rất nhiều công ty đa quốc gia thông báo lỗ trong khi họ vẫn tiếp tục và cả triển
khai những dự án mới, sự điều chỉnh của công ty mẹ nhằm mục tiêu tối đa hóa

lợi nhuận sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực mà chủ yếu là tình trạng “ chuyển
giá” làm mất đi các khoản thuế lớn đối với nước tiếp nhận đầu tư gầy thiệt hại
lớn về nguồn thu của nhà nước.
g. Tăng khoảng cách giàu nghèo. Cải cách kinh tế ở các nước phát triển và
đang phát triển được thế giới nhìn nhận rộng rãi như một thành công lớn. GDP
bình quân đầu người đã tăng với tốc độ khá cao trong vài thập kỷ lại đây, góp
phần làm giảm mạnh tỷ lệ đói nghèo xuống hơn một nửa trong thời gian này .Tuy
vậy, cải cách bằng ngồn FDI tuy góp phần đưa các vùng kém phát triển vươn lên
một tầm mới nhưng sự vươn lên của nó lại không bằng các vùng, ngành vốn đã
có thế mạnh và điều này dẫn đến một kết quả tất yếu là khoảng cách giàu nghèo
đang ngày càng tăng, tuy với tốc độ và mức độ chưa đến mức báo động. Sự có
mặt của các doanh nghiệp FDI với vô số việc làm mới, rất nhiều khoản thu nhập
được tạo ra cho người dân địa phương, tuy nhiên sự có mặt của các doanh nghiệp
FDI này không phải được phân bố một cách đều đặn cho các vùng theo địa lý mà
nó chỉ tập trung vào các vùng có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên hay sự phát
triển của cơ sở hạ tầng các vùng mà vốn có của nó đã phát triển hơn những vùng
sâu, xa nghèo tài nguyên còn lại. Chính điều này đang ngày càng tạo thêm một
khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 20
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
1.4.Bài học kinh nghiệm
1.4.1. Kinh nghiệm ĐTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc
Thâm nhập sâu hơn thị trường các nước đang phát triển
Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn
nhất của Brazil. Mối quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ của họ trong thập kỷ qua
đã trở thành một biểu tượng của sự dịch chuyển kinh tế toàn cầu. Các ngân hàng
Trung Quốc đã cho Công ty Dầu mỏ Petrobras vay 10 tỷ USD; cho Công ty Khai
khoáng Vale vay 1,23 tỷ USD. Trong năm 2009, tổng giá trị đầu tư của Trung
Quốc vào Brazil chỉ đạt 92 triệu USD song ước tính năm 2010 có thể vượt 10 tỷ

USD.
Nếu đầu tư vào Brazil là một biểu tượng của thời kỳ mới trong đó kinh tế
Trung Quốc thâm nhập sâu hơn vào các nước đang phát triển, thì một biểu tượng
nữa đó là một loạt mạng lưới đường sắt do Trung Quốc xây dựng đang lan toả ra
toàn cầu gồm một số nước ở Trung Á, Đông Nam Á, ở Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ và
Argentina.
 Trung Quốc đã tạo ra một thế hệ công ty có sức cạnh tranh quốc tế. Họ có
thể cung cấp cho các nước đang phát triển những đoàn tàu, trạm điện, máy
móc khai mỏ và thiết bị viễn thông với giá cả thường thấp hơn nhiều so
với các nhà cung cấp khác.
 Sự hỗ trợ của một hệ thống ngân hàng được chính phủ huy động “chống
lưng” cho các doanh nghiệp nói trên.
Tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ của nhà nước
Có thể nói việc tăng giá đồng NDT được thực hiện trên cơ sở lợi ích kinh
tế của Trung Quốc, vì hiện nay Trung Quốc đang mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp trở thành nguồn vốn quan trọng nhất và tỷ lệ
doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng nhà nước từ 49% giảm xuống
còn 45%, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng không thuộc nhà nước tăng
5%, nguồn vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới tăng 13%. Sự thay đổi về
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 21
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
nguồn vốn, đã phản ánh 2 vấn đề, một là doanh thu của doanh nghiệp Trung
Quốc trong vài năm tới có khả năng tăng cao, nguồn vốn tự có sẽ gia tăng; hai là
thể chế tiền tệ và thị trường vốn của Trung Quốc sắp tới sẽ có thay đổi quan
trọng, nguồn vốn sẽ đa dạng hóa, vấn đề khó khăn về vốn trước đây sẽ có thay
đổi lớn. Điều này phù hợp với những diễn biến gần đây về tỷ giá linh hoạt của
đồng NDT.
 Lợi dụng việc đồng nội tệ tăng giá các doanh nghiệp Trung Quốc phát
triển sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy mạnh đầu tư ra

nước ngoài
1.4.2. Kinh nghiệm thành công
Công ty phân bón Năm Sao
i. Định hướng phát triển đúng đắn
Thực tế, để có được những thành công nhất định, trong quá trình đầu tư
ban đầu Năm sao đã gặp phải một trở ngại rất lớn khi tại thị trường Campuchia
bởi nhiều phong tục tập quán tại Campuchia. Thậm chí, nhiều địa phương tại
Campuchia chính quyền nghiêm cấm việc bán hoặc phân phối phân bón bởi họ
vẫn còn quan niệm rằng dùng phân bón sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất…
Cùng thời điểm này, tại thị trường Campuchia có đến hàng chục nhà cung
ứng và khai thác thị trường nên nó đã chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh.
Nhưng có một điểm đã gây ra không ít khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài
đến với Campuchia là các cơ chế chính sách, môi trường đầu tư đều thiếu tính
minh bạch. Những điều này đã có thời kỳ tại VN thị trường phân bón đã vấp phải
nhưng với kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành phân bón tại VN nên Năm Sao
tập trung mạnh vào 2 mảng chính là phải nhanh chóng có được nhà máy để đưa
ra được sản phẩm được sản xuất tại đất Campuchia và tạo dựng thương hiệu để
gây dựng niềm tin ngay từ trong lòng khách hàng.
ii. Nghiên cứu ngành – nghiên cứu văn hóa tại nước đầu tư
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 22
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
Ngay từ khi có ý định đầu tư nhà máy vào thị trường Campuchia, Tập
đoàn quốc tế Năm Sao đã vấp ngay phải hàng loạt câu hỏi: Tại sao lại đầu tư ra
nước ngoài khi mà chính trong nước còn rất nhiều việc phải làm ? Nhất là đối với
thị trường Campuchia từ trước tới nay đều được cho là có độ rủi ro rất cao (?).
Quan trọng hơn nữa là đối với thị trường phân bón trong nước vẫn còn là một
“sân chơi” rộng mở đối với thương hiệu Phân bón Năm Sao và các DN ngành
phân bón.
Một trong những câu trả lời đầu tiên được chứng minh qua bước nghiên

cứu thực tế Campuchia là nước nằm liền kề VN và một quốc gia đang có những
bước phát triển mạnh mẽ về nông nghiệp, trồng rừng nhưng cạnh tranh của thị
trường phân bón rất cao, luôn phải cạnh tranh với nhiều hãng phân bón quốc tế
khác thì đây chính là cơ hội quan trọng để cọ xát, đúc rút kinh nghiệm cạnh tranh
quốc tế. Đặc biệt, các loại cây trồng như lúa, cao su và các loại trái cây tại
Campuchia rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của VN. Trong đó, loại phân
bón đầu tiên được thích ứng tại thị trường Campuchia là NPK. Đây cũng chính là
sản phẩm của Năm Sao đã khá thành công và được khẳng định thương hiệu trong
nước.
iii. Làm ăn lâu dài, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với nước đầu tư
Từ trước đến nay nhiều DN VN cũng như quốc tế khi đến với Campuchia
chỉ như kiểu kinh doanh mua đứt bán đoạn mà không đầu tư nhà máy tại đây. Do
đó, ngay từ đầu triển khai dự án xây dựng nhà máy, Năm Sao đã nhận được sự hỗ
trợ rất lớn từ Chính phủ Campuchia. Được sự chấp thuận của Chính phủ VN và
Chính phủ Campuchia ngày 24/12/2009, Tập đoàn quốc tế Năm Sao đã khởi
công nhà máy Phân Bón Năm Sao tại Campuchia với tổng vốn đầu tư 65 triệu
USD, công suất trên 300 nghìn tấn/năm. Đến nay, tuy đang trong bước đầu tư
ban đầu nhưng Tập đoàn quốc tế Năm Sao đã nhanh chóng đưa các mặt hàng
phân bón sản xuất tại VN để tiếp cận với khách hàng Campuchia và được người
tiêu dùng đón nhận. Hiện tại, phân bón mang thương hiệu Năm Sao tiêu thụ
khoảng 3.000 tấn các loại/tháng.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 23
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
iv. Tận dụng triệt để các ưu thế trong nước và nước ngoài
Năm Sao đang triệt để hóa những thành công tại VN để áp dụng về các
mặt như tài chính, công nghệ và con người tại thị trường Campuchia. Trong đó,
về tài chính sẽ tiết kiệm chi phí để có vốn đầu tư, đồng thời phát huy vốn nội lực,
thu hút nhà đầu tư; về công nghệ với lợi thế là DN mới, cơ hội để áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, cung ứng dịch vụ phân bón

cho khách hàng của Năm Sao; về con người cũng như bước phát triển Tập đoàn
quốc tế Năm Sao đã nhanh chóng tạo ra một đội ngũ CBCNV linh hoạt, luôn
hoạt động trong áp lực cao, với độ tuổi còn rất trẻ nhưng đã rất giàu kinh nghiệm
và rất dễ thích ứng trong các môi trường đầu tư, kinh doanh mới.
Công ty viễn thông Viettel
Tháng 5/2006, Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ tại Campuchia với dịch vụ
VoIP, sau đó là dịch vụ internet, tiếp theo đó Viettel triển khai mạng di động. Khi
Viettel bắt đầu thâm nhập vào thị trường Capuchia thì đã phải đối mặt với các
doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động tại Campuchia có nhiều kinh nghiệm và
tiềm lực tài chính mạnh, chủ yếu là liên doanh với nước ngoài như Thuỵ Điển,
Thái Lan, NaUy.
Viettel đã đẩy nhanh tập trung vào xây dựng hạ tầng mạng lưới và xây
dựng riêng một đường truyền về Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp viễn
thông khác tại Campuchia không có đường truyền riêng như vậy. Đến ngày
19/2/2009, Viettel chính thức khai trương mạng Metfone thuộc công ty Viettel
Cambodia ( Công ty 100% vốn của Viettel đầu tư), chỉ sau 3 tháng đi vào hoạt
động mạng lưới Metfone đã triển khai rộng khắp Campuchia, dung lượng lớn với
hơn 1000 trạm phát sóng BTS tương đương hớn 40% tổng số trạm phát sóng của
cả nước Campuchia, phủ sóng cả nước, với một mạng cáp quang lớn nhất
Camphuchia với chiều dài 5000km phủ khắp các quốc lộ, tỉnh thành.
Sự thích ứng nhanh của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài còn thể hiện ở
chỗ Metfone xây dựng gói cước đa dạng với mệnh giá thấp và dịch vụ gia tăng
phong phú đã đem đến cho người dân Camphuchia nhiều sự lựa chọn. Hiện nay
Metfone là mạng có giá cước tốt nhất, giúp người dân Campuchia tiết kiêm 25%
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 24
Đề án nghiên cứu: Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những giải
pháp
chi phí nhờ cách tính cước theo từng giây cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên
mạng và quốc tế. Sau 3 tháng cung cấp thử nghiệm Metfone đã có 500.000 thuê
bao.

Viettel đẩy mạnh kinh doanh gắn kết với vấn đề xã hội, cùng với việc khai
trương mạng Metfone tại Campuchia, Viettel chính thức công bố tài trợ dịch vụ
internet miễn phí tới các trường học Camphuchia, dự kiến 5 năm tới Metfone sẽ
cung cấp internet miễn phí cho 1.000 trường học trên toàn lãnh thổ Campuchia
với tổng giá trị ước tính 5 triệu USD. Dự kiến năm 2011 Metfone sẽ tiếp tục đẩy
mạnh phát triển mạng lưới, mở rộng lên 3000 trạm BTS với 10,000 km cáp
quang. Viettel đặt mục tiêu là doanh nghiệp số 1 Camphuchia.
 Bài học kinh nghiệm rút ra từ Viettel
Qua bài học của Viettel, là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt
Nam vươn ra đầu tư hẳn một mạng viễn thông nước ngoài bước đầu thành công
đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá không chỉ cho các doanh nghiệp
viễn thông mà cho cả các doanh nghiệp khác để nâng cao khả năng và sức mạnh
cạnh tranh, các bài học được rút ra là:
 Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần sự chủ động tìm kiếm cơ hội mới
và dám chấp nhận mạo hiểm thách thức ở thị trường bên ngoài Việt Nam để phát
triển.
 Thích ứng nhanh với thị trường và môi trường cạnh tranh ở nước ngoài, xây
dựng các chính sách marketing đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
 Gắn kết phát triển kinh doanh với vấn đề nâng cao phúc lợi xã hội để phát triển
bền vững và gắn kết với nước sở tại.
 Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới vững chắc làm cơ sở cho phát triển kinh
doanh và thực hiện các chiến lược trong kinh doanh.
Đề án: ĐTRNN của Việt Nam và những giải pháp 25

×