Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.69 KB, 11 trang )

Mơn: Ngun lý Marketing – nhóm 16


NGÀNH NƠNG SẢN VIỆT NAM
1. Tổng quan về ngành nơng sản Việt Nam từ 1/2019 đến nay:
Công cuộc cải cách kinh tế trong những năm qua giúp Việt Nam trở thành một trong
những nước sản xuất nông sản hàng đầu thế giới. Hiện nông sản Việt Nam đang xuất khẩu
sang 185 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới.
1.1. Năm 2019
Về mặt khó khăn:
Giá hầu hết các mặt hàng nơng sản giảm từ 10 - 15% . Bước sang quý I.2019, những
khó khăn về mặt thị trường, dịch bệnh và rào cản kỹ thuật đã khiến kim ngạch xuất khẩu quý
I giảm 2,9% . Đây cũng là thách thức lớn ngành nơng sản phải vượt qua để hồn thành mục
tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân chính của sự sụt giảm nêu trên là do
biến động của thị trường xuất khẩu nông sản năm 2019, rõ nhất là nhìn từ mặt hàng gạo và
rau quả .Lúa gạo, trong 3 tháng đầu năm 2019 đã giảm 3,5% về khối lượng và giảm 20,2% về
giá trị . Thị trường rau và trái cây cũng có nhiều biến động từ đầu năm 2019. Trong 2 tháng
đầu năm, giá trị xuất khẩu rau quả giảm 9,9% .Tháng 11 năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của
nhóm nơng sản chính ước đạt 17 tỉ USD, giảm 5,2% so với cùng kì.
Nguyên nhân chính là do mặt hàng gạo và rau quả chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ
những thay đổi của thị trường Trung Quốc - vốn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt
Nam. Cụ thể, 10 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm tới
66,7% so với cùng kì , rau quả giảm 14,5% so với cùng kì. Nguyên nhân sụt giảm là vì Trung
Quốc điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng hạn chế thương mại tiểu ngạch, yêu cầu
xuất khẩu chính ngạch.Đồng thời siết chặt các qui định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cũng như các quy định kĩ thuật khác như tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ, mã số vùng
trồng.
Về mặt thuận lợi:
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt mốc kỷ lục mới với 41,3 tỷ USD, tăng
khoảng 3,5% so với với năm 2018.Toàn ngành xuất siêu cũng đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, cao
hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018.Tái cơ cấu nông sản trong những năm qua đã từng bước


khắc phục những tồn tại, tạo ra những bước bứt phá, phát triển tích cực.


Ở Bình Thuận , thanh long trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt mức trung bình
16.600.đồng/kg. Cịn trong 6 tháng cuối năm giá bán thanh long tăng cao hơn năm 2018 từ
2.000 đến 3.000 đồng/kg. Từ tháng 5 đến cuối tháng 9 diện tích thanh long đang cho thu
hoạch khoảng trên 25.000 ha thì riêng sản lượng hàng mùa đạt từ 150.000 - 200.000 tấn .
Dưa hấu tại Quảng Ngãi được thương lái thu mua với mức 4.000 - 5.000 đồng/kg. Sau
đó giá dưa tăng dần lên 7.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, người trồng dưa đã có lãi
sau nhiều năm liền thất thu. Khoảng nửa tháng 4 năm 2019 , niềm vui của người nông dân
Quảng Ngãi tiếp tục được nhân lên theo mức tăng chóng mặt của giá dưa. Thời điểm hiện tại,
dưa hấu đang được thu mua với giá 12.000 đồng/kg. Đây là mức giá kỷ lục suốt nhiều năm
qua.
Về tình hình nhập khẩu , nhập khẩu cam từ Mỹ về Việt Nam đạt 97 triệu USD trong
10 tháng đầu năm 2019 . Xuất khẩu nho tươi của Australia đã tăng trưởng 33%, trong đó xuất
khẩu nho tươi sang Việt Nam tăng 81% .
1.2 Tháng 1 năm 2020 tới nay
Bùng phát dịch bệnh corona , như một cản trở lớn cho việc xuất khẩu nông sản ra
nước ngoài . Dịch viêm phổi khiến thương lái Trung Quốc ngưng mua dưa hấu, chuối, thanh
long Việt Nam, nơng dân các tỉnh đồng loạt "khóc rịng". Tại Tây Ngun, nơng dân đang lo
lắng vì dưa hấu ế ẩm. Người dân liên tục gọi thương lái vào mua nhưng không ai mảy may.
Người dân ở Kon Tum cho biết, hầu hết thương lái đều ngưng thu mua nên gia đình chỉ bán
được cho các lái bn trong vùng đổ đi các tỉnh lân cận. Theo đó, giá dưa hấu chỉ 1.0001.500 đồng một kg. Với giá trên các gia đình lỗ gần 200 triệu cho 2 ha dưa hấu. Năm 2019
giá dưa rẻ cũng ở mức 3.500-5.000 đồng một kg thì năm nay do khơng bán được sang Trung
Quốc nên rớt thê thảm . Ngày 5/2 giá thanh long ở Long An và Bình Thuận rớt 2,6 lần so với
cách đây 2 tuần . Thanh long giá loại 1 chỉ 8.000 đồng/kg , loại 2 4 500 đồng/kg, giảm 6 lần
so với cách đây nửa tháng . Tại Bình Thuận giá thanh long ruột trắng chỉ ở mức 2 000 tới 4
000đ/kg . Chuối ở Đồng Nai gần 1 tháng nay giảm mạnh , được các thương lái địa phương
thu mua với giá 4 000 tới 5 000 đồng/kg . Chuối không đủ điều kiện xuất khẩu nên chỉ có giá
1 200 tới 1 500đ/kg . Cịn ở Hưng Yên , giá chuối chỉ tiêu thụ với giá 4 000đ/kg . Tình hình

nơng sản ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng 6 tới 8 tháng do dịch bệnh .
2. Sự tác động của các yếu tố môi trường marketing đến ngành nông sản
2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô:


Về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đang tăng trưởng tốt đạt gần
3000USD/người/năm vào cuối năm 2019, với mức thu nhập đang tăng như vậy thì người Việt
có xu hướng tiêu dùng chú trọng nhiều đến sức khoẻ một trong số đó là sử dụng nông sản
sạch. Tác động đến nhiều hộ nông dân trại nhỏ lẻ, trồng trọt theo phương pháp truyền thống
sản phẩm nơng sản khơng đạt tiêu chuẩn cũng như khó cạnh tranh với các nơng sản đã
thương mại hố từ nước ngồi. Việc mua bán nơng sản của các tiểu thương ở các chợ làng,
chợ truyền thống phải cạnh tranh với siêu thị, trung tâm mua sắm thực phẩm vì sản phẩm đa
phần chưa có nhãn hiệu, cũng như kiểm định chất lượng mà từ các nhà vườn chuyển thẳng ra
các khu chợ. Số người thích mua hàng ở chợ truyền thống giờ chỉ chiếm khoảng 35%, 80%
khách hàng cho biết, họ chấp nhận mua ở siêu thị vì tin rằng, thực phẩm ở siêu thị sạch
hơn[1].
Về chính trị, chính phủ luôn quan tâm đến nông dân cũng như việc sản xuất nơng
nghiệp. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất, tạo điều kiện
thuận lợi để người dân n tâm canh tác nơng nghiệp. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến
nền nông nghiệp Việt Nam về cả giá cả, thị trường, cả trong nước và quốc tế. Cụ thể là, nhờ
có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 có nội dung xác định giao ruộng đất lâu dài cho
nông dân nhờ vậy sản xuất nơng nghiệp tăng trưởng lớn. Tiếp đó từ năm 2009, chính phủ
cũng trợ cấp tạm trữ gạo trong thời gian thu hoạch. Mục đích của việc này là làm tăng nhu
cầu và tránh việc giảm giá. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ về giá trong Luật giá năm 2012,
chính phủ đã áp dụng biện pháp bình ổn giá cho các mặt hàng thiết yếu trong đó có nơng sản
nhằm hỗ trợ người dân trong tình trạng giá nơng sản có xu hướng giảm, hoặc có tăng nhưng
vẫn khơng đề bù được chi phí sản xuất, giá nơng sản luôn biến động do nông nghiệp phải
chịu nhiều yếu tố như thiên tai, dịch bệnh. Mới đây, do dịch viêm phổi cấp gây ra bởi virus
Corona làm nông nghiệp Việt Nam bị tổn thất nặng, để giải quyết tình trạng này các bộ ngành
đã cùng chung tay với người dân giải cứu tồn đọng nông sản do không thể xuất khẩu sang

Trung Quốc bằng các biện pháp như Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các hiệp hội ngành hàng,
doanh nghiệp, đơn vị ngành Công Thương các địa phương đẩy mạnh tổ chức xúc tiến thương
mại, đưa hàng hóa nơng sản vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn; ưu tiên thị
trường nội địa; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng bảo quản, chế
biến nơng sản. Bên cạnh đó, Hiệp hội Logistics Việt Nam sẽ giảm 10-20% chi phí lưu kho
nhằm hỗ trợ người dân tiêu thụ nơng sản trong tình trạng dịch bệnh bởi Corona.
Về nhân khẩu, kết quả của cuộc điều tra dân số Việt Nam 2019 cơng bố nước ta có
dân số là hơn 96 triệu người, trong đó 50,2% dân số nữ. 88% dân số đang tham gia lực lượng
lao động và lực lượng lao động ngành nông nghiệp giảm còn 35,3%, cơ cấu dân số nước ta


vẫn còn trẻ [2] Kết quả trên cho thấy rằng nước ta đang chuyển dịch từ nền kinh tế nông
nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Điều này thể hiện rõ được rằng lực lượng lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm xuống, gây ra các tác động đến việc sản xuất nông
nghiệp, tuy nhiên tác động vẫn chưa đáng kể. Điều đáng nói ở đây chính là dân số nước ta
hiện nay là rất cao, lực lượng lao động lớn, đòi hỏi nguồn nhu cầu về lương thực, thực phẩm
là khơng nhỏ. Điều này địi hỏi ngành nơng nghiệp phải đảm bảo tốt vai trị của mình trong
nền kinh tế.
Về văn hoá, Việt Nam ta là một quốc gia châu á, có lịch sử lâu đời bắt nguồn từ nền
văn minh lúa nước. Mặc dù nước ta có sự đa dạng về văn hoá, với rất nhiều phong tục, tập
quán và các tôn giáo khác nhau nhưng tất cả nhu cầu về lương thực, thực phẩm đều được sản
xuất từ nền nông nghiệp của quốc gia. Nguồn lương thực, thực phẩm chính của chúng ta
chính là cây lúa, cũng như các nông sản khác.
Về tự nhiên, Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lí đặc biệt, nằm ở trung tâm Đơng Nam
Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng với các đồng bằng phù sa sơng rất lớn. Đây chính là
yếu tố then chốt để phát triển nền văn minh hơn 4000 năm qua, cũng như là điều kiện thuận
lợi đề hình thành nên nền nông nghiệp phát triển cao. Bộ NN&PTNT cho biết tổng giá trị
xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2019 nước ta ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm
2018[3]. Chính những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên giúp cho ngành nơng
nghiệp của chúng ta phát triển vượt bậc, cung cấp đủ cho thi trường trong nước và dễ dàng

trao đổi mua bán với thị trường thế giới. Tuy nhiên, với điều kiên tự nhiên này, chúng ta cũng
gặp phải khơng ít khó khăn. Do việc sản xuất nông nghiệp ở nước ta phần lớn phụ thuộc vào
thời tiết, mơi trường tự nhiên. Vì vậy, việc biến đổi khí hậu tồn cầu, gây ra những hậu quả
rất lớn như thiên tai, sâu bệnh gây khó khăn cho việc sản xuất. Bên cạnh đó, đặc điểm địa lí
chủ yếu là đồi núi, nên nơng nghiệp chủ yếu sản xuất ở hai đồng bằng lớn, gây ra việc kém đa
dạng sản phẩm cũng như diện tích khai thác nơng nghiệp cịn gói gọn.
Về cơng nghệ, có thể nói việc sản xuất nơng nghiệp ở nước ta cịn ở quy mơ nhỏ, sản
xuất manh múng, thiếu tập trung. Do truyền thống canh tác có từ lâu đời. Điều này là một trở
ngại rất lớn cho việc chuyên mơn hố, cũng như việc sản xuất nơng nghiệp chất lượng cao.
Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho các sản phẩm nơng nghiệp của nước ta có chất lượng
chưa cao, khó cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, nước ta đã tiến hành những chính sách,
cách làm mới, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nâng cao
chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển
nông nghiệp, sản xuất và chế biến nông sản bằng máy móc, thiết bị hiện đại, cũng đã giúp kết


nối những hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ lại với nhau, tạo nên sự đồng bộ, chun mơn hố
với quy mô lớn.
2.2. Các yếu tố môi trường vi mô:
Về nhà cung ứng, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp có vai trị quan trọng trong
việc cung ứng sản lượng cũng như việc đảm bảo chất lượng nhằm tăng sức cạnh tranh, ổn
định mức giá, tạo lòng tin với khách hàng về nông sản Việt. Bên cạnh các nhà vườn có trang
trại nhỏ lẻ canh tác theo vụ mùa truyền thống, cịn có các doanh nghiệp đã cải tiến hơn, nắm
bắt được xu hướng tiêu dùng, tâm lý lựa chọn sản phẩm sạch của khách hàng như Công ty
nông nghiệp Hồng Anh Gia Lai một trong doanh nghiệp nơng nghiệp lớn nhất Việt Nam
hiện có 30.000 ha với mục tiêu nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới về sản lượng và chất
lượng [4]. Ngồi ra cịn có doanh nghiệp sản xuất nông sản theo hướng chuẩn quốc tế, trang
trại Hoa Viên quy mô 160 ha ở Hà Nội, sản xuất rau Đại Ngàn đã có 10 ha đạt chứng nhận
Organic USDA của Mỹ, hiện đang cung cấp rau sạch cho hàng ngàn khách hàng. Với những
thành tựu tiêu biểu trên, các nhà cung ứng nông sản Việt Nam hiện nay dần dần khẳng định vị

thế của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Về đối thủ cạnh tranh, nông sản Việt Nam luôn chịu nhiều sức ép từ các dối thủ cạnh
tranh chính là những nông sản ngoại nhập, nông sản từ “trời tây” đi kèm giữa chất lượng là
giá thành rất cao tuy vậy cũng được nhiều sự ưu chuộng từ nhiều hộ gia đình từ mức thu nhập
khá đến cao vì sự chất lượng về sản phẩm, khiến cho nông sản Việt Nam đôi khi mất chổ
đứng trong các siêu thị từ nhỏ đến lớn vì khơng có nhãn hiệu, kiểm định chất lượng. Tuy
nhiên trong những năm trở lại đây, nông sản từ Trung Quốc xâm nhập vào thị trường Việt
Nam sản phẩm rẻ, kém chất lượng, đôi khi mua về chưa kịp sử dụng thì đã bị úng, hư làm
gây sự mất lịng tin khách hàng Việt về nơng sản, làm giảm sức mua sản lượng nơng sản
trong nước vì nhiều nơng sản ngồi sản xuất từ Việt Nam và nhập từ Trung Quốc đa phần sẽ
khơng có nhãn hiệu, khơng phân biệt được.
Cơng ty: Cơng việc của từng phịng ban ảnh hưởng tới hoạt động marketing. Phòng
Nhân Sự , Phịng Marketing , Phịng Tài Chính , Phịng Nghiên Cứu Và Phát Triển , Phịng
Cơng Nghệ Thơng Tin , Phịng Hoạt Động Kinh Doanh , Khâu Sản Xuất Sản Phẩm , Quan hệ
cơng chúng. Bộ phận marketing có nhiệm vụ nghiên cứu, phải lên kế hoạch những việc làm
để giới thiệu mặt hàng tiếp cận người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như giới thiệu
sản phẩm qua các trang mạng mà mọi người hay tiếp xúc, chèn quảng cáo ngắn vào các đoạn
clip, phục vụ sản phẩm thử miễn phí cho người tiêu dùng, quảng bá ở các trường học,…
Những bộ phận điều hành công ty cũng luôn điều phối các khâu của công ty làm việc một
cách hiệu quả nhất. Và đánh giá được nhu cầu của thị trường để đáp ứng hiệu quả và phù hợp


nhất. Cơng ty phải lng có nhiều mặt hàng đa dạng cho người tiêu dùng chọn như rau, củ
quả, cái loại trái cây, gạo, nếp,…
Trung gian tiếp thị: Khi sản xuất được sản phẩm sẽ chưa đưa ra thị trường liền do đó
cần phải có kho chứa bảo quản nơng sản tối đa nhất. Để đưa sản phẩm ra thị trường để thực
hiện các giao dịch thì cần phải có các nhà phân phối, vì vậy phải liên kết với các nhà phân
phối uy tín để họ giúp các mặt hàng nông sản đi tới các nơi buôn bán sỉ và lẻ nhanh nhất.
Tìm hiểu các nơi bn bán và hợp tác với họ. Ví dụ ở Việt Nam có các siêu thị và các cửa
hàng tiện lợi như Co.op mart, Bách hoá xanh, Big C, Vin mart,… Tiếp thị quảng cáo những

mặt hàng tới người tiêu dùng bằng nhiều cách để đảm bảo người mua nắm bắt được hết thông
tin về sản phẩm.Bộ phận hỗ trợ cho doanh nghiệp như vận chuyển, ngân hàng, bảo hiểm cũng
rất cần thiết trong q trình sản xuất. Ví dụ: Sản xuất ra thành phẩm muốn bán được sản
phẩm một cách nhanh chóng, doanh nghiệp cần bộ phận phân phối để đưa đến các của hàng
sỉ và lẻ từ đó họ sẽ phân phán bn bán hàng hố cho khách hàng. Trung gian giao tiếp tốt và
hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động giao dịch với khách hàng tốt và tối đa nhất. Ví
dụ: Cơng ty cổ phần quốc tế Bamboo, họ có cả một dây chuyền sản xuất và vận chuyển hàng
hố đi khắp nơi trong nước và ngồi nước, đảm bảo cho khách hàng chất lượng sản phẩm với
mức giá cạnh tranh nhất. Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo cũng là Đối tác thương mại
lớn của Công ty CPTP Alpha, Công ty CPTP Quốc tế DNA, Công ty CPTP Hữu Nghị
trong lĩnh vực phân phối và xuất khẩu các sẩn phẩm: Bánh trứng, Bánh Bông lan, Nước
mắm, Gia vị,... [5]
Cơng chúng: Những hoạt động của họ sẽ có thể ảnh hưởng đến hoạt động marketing
của công ty. Công ty có rất nhiều bộ phận cơng chúng. Cơng chúng tài chính: các tổ chức tài
chính, ngân hàng, nhà đầu tư, cơng ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm ảnh hưởng đến khả
năng vay vốn của doanh nghiệp. Công luận: doanh nghiệp phải tạo được lòng tin của các tổ
chức, đặc biệt là báo chí, tạp chí, truyền thanh, truyền hình. Cơng chúng chính quyền: các
doanh nghiệp cần chú ý đến những ý kiến của chính quyền khi hình thành kế hoạch
marketing như quảng cáo đúng sự thật, sản xuất an toàn, các luật lệ chống cạnh tranh. Giới
hoạt động xã hội: các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể bị người tiêu dùng và
giới truyền thông chất vấn. Công chúng địa phương: mọi doanh nghiệp phải trao đổi với địa
phương như các tổ chức ở địa phương, những người dân lân cận. Công chúng tổng quát: các
doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thái độ của công chúng đối với các hoạt động và sản
phẩm của mình. Mặc dù công chúng không tác động đến doanh nghiệp như một lực lượng có
tổ chức, nhưng ấn tượng của cơng chúng đối với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khách hàng
của doanh nghiệp. Công chúng nội bộ: bao gồm số cơng nhân lao động và làm việc trí óc, các


nhà quản trị và hội đồng quản trị. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với doanh nghiệp
của họ, thì thái độ tích cực này sẽ lan sang cả các giới bên ngoài doanh nghiệp.

Khách hàng: Khách hàng bao gồm: người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân
phối, khách hàng từ nước ngoài, các tổ chức. Khi đem thông tin phải đưa hết được mặt tốt
của sản phẩm vì người tiêu dùng cần các chất dinh dưỡng từ các sản phẩm nơng sản. Tạo ra
nhiều mặt hàng có nhiều mức giá khách nhau để phù hợp mọi tầng lớp trong xã hội. Ví dụ
như các cơng ty sản xuất gạo họ ln có những sản phẩm gạo khác nhau với nhiều mức giá,
điều này giúp cho người tiêu dùng dễ đưa ra quyết định mua mặt hàng đem lợi nhuận cho
công ty. Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng và tạo nên thị trường giao dịch sản phẩm. Lượng
khách hàng càng lớn sẽ giúp cho công ty phát triển và bền vững. Doanh nghiệp phải có chiến
lược marketing để tạo sự chú ý thu hút khách hàng, khách hàng sẽ quyết định các hoạt động
marketing của công ty. Ví dụ: hãng xe máy honda đã tạo ra niềm tin vững chắc cho khách
hàng. Họ đã tạo ra một sự ấn tượng đặc biệt là với người Việt Nam từ trẻ nhỏ đến người lớn.
[6]
3. Đề xuất giải pháp Marketing thích nghi với các tác động từ mơi trường Marketing
Ngày nay, với đặc điểm là nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của con người đang ngày càng
đa dạng, phong phú theo xu hướng biến động từ số lượng sang chất lượng; sản phẩm tiêu
dùng trực tiếp sang sản phẩm chế biến; sản phẩm vật chất đi kèm với các yếu tố liên quan về
dịch vụ, hỗ trợ khách hàng; để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ
nông sản, điều cần thiết hiện nay là coi trọng việc nắm bắt xu thế biến động của nhu cầu thị
trường; coi trọng việc tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch
vụ liên quan; làm phong phú, đa dạng các mặt hàng nơng sản để thỏa mãn nhu cầu của nhiều
nhóm khách hàng [7]. Từ đấy chúng em đề ra những giải pháp marketing như sau:
Với đặc điểm vĩ mô về tự nhiên của ngành nơng nghiệp – một ngành có tính vụ mùa
và chịu nhiều ảnh hưởng từ mơi trường tự nhiên như biến động thời tiết, biến đổi khí hậu tồn
cầu, việc dự trữ sản phẩm nơng sản là vấn đề cần thiết cho việc cung cấp đầy đủ, kịp thời
lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trước mọi sự biến động.
Vì thế, nhóm chúng em đề xuất ý kiến gia tăng lực lượng dự trữ cho nơng sản. Ngồi
các nhà sản xuất, chế biến, thì các nhà phân phối, các đại lí cũng có thể cùng tham gia vào
việc đảm nhận vai trò dự trữ sản phẩm, nó cũng phù hợp trong giai đoạn dịch bệnh như hiện
nay, với sự hỗ trợ từ Chính phủ và các Hiệp hội về chi phí lưu kho, nơi tạm trữ sản phẩm
trong thời gian thu hoạch, đi cùng với tác động của Luật giá năm 2012 trong việc bình ổn giá

thị trường (như đã nêu ở phần trên - đặc điểm Vĩ mơ về Chính trị), sẽ góp phần trong việc


đảm bảo nguồn cung nông sản cho thị trường tiêu dùng, cũng như góp phần duy trì niềm tin
và sự ưu tiên trong chọn lựa của khách hàng đối với doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh.
Về các đặc điểm vi mơ của mơi trường Marketing trong nơng nghiệp, các phịng ban,
đặc biệt là phòng ban chịu trách nhiệm về truyền thơng, quảng bá sản phẩm cho Cơng ty
đóng vai trị khơng hề nhỏ trong việc duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp;
Khách hàng ngày nay lại là những người tiêu dùng ưa thích sự đa dạng trong mẫu mã, sự đảm
bảo về chất lượng sản phẩm, ngồi ra, phần lớn đối thủ cạnh tranh của nơng sản trong nước là
nông sản ngoại nhập, tuy nhiên, thực tế với tình hình dịch bệnh như hiện tại, việc xuất – nhập
khẩu lại trở nên hạn chế. Đây cũng có thể là cơ hội cho nơng sản trong nước phát huy được vị
trí trong lịng người tiêu dùng nội địa.
Lấy ý tưởng từ việc tạo những bó hoa đẹp với khơng chỉ có hoa, mà cịn được trang trí
thêm bằng khẩu trang y tế, hay được tặng kèm cùng một tuýp dung dịch nước rửa nhỏ xinh,
vừa mang giá trị gốc của sản phẩm, vừa mang thông điệp thiết thực về tình hình thực tế xã
hội, của các tiệm kinh doanh sản phẩm từ hoa hiện nay. Chúng em muốn đề xuất thêm việc
kết hợp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đi kèm với thông điệp bảo vệ sức khỏe người tiêu
dùng, ví dụ những mặt hàng nơng sản trái cây như: thanh long, cam, quýt có kèm thêm những
tờ giấy hứng dẫn cách phòng tránh dịch bệnh bằng việc tăng cường sức đề kháng, thông qua
việc bổ sung vitamin C cho cơ thể; hay dưa hấu ngoài hương vị thanh mát, hồn tồn có thể
là một lựa chọn cho việc bổ sung nước và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
trong mùa dịch bệnh. Đây có thể là một cách để thu hút sự chú ý, giúp củng cố tâm lí mua
hàng của người tiêu dùng đối với sản phẩm (mua hàng không chỉ để cứu nhà nông mà mua để
cải thiện sức khỏe của bản thân mình).
Đi kèm với đề xuất trên, có thể thấy sự phát triển vượt bậc của internet và công nghệ
thông tin 4.0 hiện nay, việc quảng cáo online trở nên thơng dụng và mang tính cạnh tranh hơn
bao giờ hết. Cụ thể ở đây là Digital Marketing. Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người
dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu
người dùng so với năm 2018. Ngoài ra căn cứ vào tác động vĩ mơ thì Marketing Online có

thể là giải pháp cho các khó khăn nơng sản hiện nay, hình thức marketing này cịn làm tăng
khả năng tiếp cận khách hàng, khơng cần phải thuê nhiều nhân viên [8][9]. Thay vào đó,
doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí dành cho việc tối đa hóa lợi nhuận, đầu tư
cho việc bảo quản nông sản, cải thiện chất lượng nông sản.
Một trung gian tiếp thị đắc lực không thể không nhắc đến cho các doanh nghiệp kinh
doanh nơng sản chính là mạng xã hội và các nền tảng công nghệ truyền thơng. Có thể nhắc
đến như: Marketing dựa trên ứng dụng (dịch vụ quảng cáo trên Facebook, Google, Youtube)


thường có thêm các tiện ích mở rộng cho người dùng như nhấp chuột để gọi hoặc truy cập
bản đồ về các chi nhánh, cửa hàng nông sản, giúp tối ưu lượng khách hàng tiềm năng thơng
qua những hình thức nhắm mục tiêu chính xác theo độ tuổi, giới tính, khu vực, sở thích,…
Ngồi ra, doanh nghiệp cũng có thể xem xét việc sử dụng tổng đài nhắn tin để mang thông tin
về sản phẩm nông sản đến người dùng, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thêm một khoản chi
phí nhất đinh vì giá thành của phương pháp này tương đối thấp hơn so với hình thức gửi tin
nhắn quảng cáo hàng loạt trên mạng xã hội.
Riêng với nước ta - một đất nước nông nghiệp, với nhiều mặt hàng nơng sản có thế
mạnh, thế nhưng sản phẩm nơng sản của Việt Nam có thương hiệu trên thị trường quốc tế chỉ
đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn nơng sản trong nước được xuất khẩu ở dạng thô, sau khi
nhập về, các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. Điều này
làm giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản giảm đáng kể, gây thiệt hại cho nền kinh
tế. Bởi vậy, hai năm qua, giá trị thương hiệu của Việt Nam giảm tới 19%, so với năm 2014
được định giá là 172 tỷ đơ la Mỹ, thì năm 2015 chỉ cịn 140 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam chỉ xếp
hạng trên Campuchia về thương hiệu [10].
Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trong nước có thể kết hợp với các cơng ty du
lịch nhằm giới thiệu nông sản Việt Nam đến du khách nước ngoài. Đây cũng là một trong
những hoạt động quan trọng góp phần phát triển thương hiệu cho nơng sản Việt Nam. Ngồi
ra việc tiếp cận thị trường thơng qua các siêu thị, các khu chợ, cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp
nước ta thể đa dạng hóa hình thức này bằng việc tổ chức các showroom về ẩm thực để giới
thiệu đến người tiêu dùng nước ngồi về nơng sản, và các sản phẩm làm từ nơng sản (các

món ăn, thức uống, gia vị từ nông sản) và văn hóa của Việt Nam, giúp nâng cao khả năng
cạnh tranh cho sản phẩm nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên thế giới
đang trong mùa dịch bệnh nên đề xuất về giải pháp này có phần hạn chế ở thời điềm hiện tại,
vì thế sau khi dịch bệnh đi qua, các doanh nghiệp ngành nông sản Việt Nam có thể tăng
cường thêm việc phát triển marketing bằng hai hình thức này.


Tài liệu tham khảo
[1]. Minh Phương (2019). Xu hướng tiêu dùng: Sản phẩm nông sản sạch.
/>[2] Tổng cục thống kê, Thơng cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019.
[3] Đỗ Hương, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1/2020,
/>[4]. Nguyên Khanh (2019). Việt Nam sẽ có doanh nghiệp trái cây lớn nhất thế giới. Báo
Thanh niên. />[5]. Công ty Bamboo. />[6]. Thắng Nguyễn (2018). Chiến lược marketing của Honda: Thương hiệu không bao giờ
“lỗi thời”. />[7]. ThS Lê Văn Gia Nhỏ (15/5/2012). Tài liệu tập huấn Marketing nơng
nghiệp. />[8]Hồng Lâm (2019). Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019: ” Có tới 64 triệu người
dùng Internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam”
[9]Kiến Thức - Chia Sẻ (2017) .7 lợi ích ngạc nhiên của marketing online cho doanh nghiệp
nhỏ
[10] Cơng ty Cổ Phần Phân bón Dầu khí Cà Mau. />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×