Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.66 KB, 39 trang )

Lời Nói đầu
Thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với hàng hoá
của doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với cả
nền kinh tế quốc gia. Thương hiệu là tài sản vô hình vô cùng quý giá của doanh
nghiệp, niềm tự hào của dân tộc, biểu tượng tiềm lực kinh tế của một quốc gia.
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyển
biến rõ rệt trong nhận thức về thương hiệu, xác định đây là công cụ cạnh tranh
cực kỳ quan trọng và đã từng bước có sự chuẩn bị về kế hoạch và chiến lược
xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, tiềm lực tài chính của
các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé nên việc tạo lập, củng cố, quảng bá
thương hiệu gặp nhiều khó khăn và hạn chế. ĐÕn nay chúng ta chưa có thương
hiệu mạnh để cạnh tranh với các hãng có tên tuổi trên thế giới, ở cả trong nước
và ngoài nước. Đặc biệt với ngành nông sản, một trong những ngành chủ chốt
trong nÒn kinh tế của đất nước thì vấn đề tạo lập một thương hiệu vững mạnh
trên thị trường thế giới là điều hết sức cần thiết mà các nhà kinh tế cần quan tâm.
Ngành nông sản Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy cần phải tạo lập một thương
hiệu vững chắc cho ngành nông sản để nâng cao năng lực canh tranh của ngành
nông sản để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới. Đấy chính là vấn đề mà
tôi đề cập đến trong đề tài này. Với câu hỏi đặt ra là:” Làm thế nào để nâng cao
năng lực canh tranh của ngành nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tê”.
Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu nhằm góp phần trả lời câu hỏi trên, tôi
đã chọn đề tài: Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành nông sản Việt Nam.
Đề tài được chia thành 4 chương:
• Chương I : Thương hiệu và các yếu tố cấu thành thương hiệu.
• Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành nông sản.
• Chương III: Thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành nông sản Việt Nam.
• Chương IV: Giải pháp phát triển thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành nông sản


Trong quá trình làm đề án, do hạn chế về tài liệu cũng như kinh nghiêm nên
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong sự chỉ bảo góp ý
của các thầy để đề án của em được hoàn thiện một cách tốt nhất. Em xin chân
thành cảm ơn cô Nguyễn Thu Hường, người đã giúp đỡ em trong quá trình tìm
tài liệu và hoàn thành đề án này.

1
Chương I: Thương hiệu và yếu tố cấu thành thương hiệu
I.Cơ sơ lý luận của thương hiệu
1.Khái niệm về thương hiệu.
Trước đây trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hàng hoá được phân
phối theo kế hoạch, giữa người sản xuất và người tiêu dùng không có mối liên
hệ với nhau. Chính vì vậy, sản phẩm lưu thông trên thị trường mà không cần tới
thương hiệu. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là xu thế
toàn cầu hoá hiện nay, thương hiệu đã trở thành một yếu tố cạnh tranh hết sức
quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc
gia. Sở dĩ như vậy là do các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá muốn thu được
nhiều lợi nhuận thì không có cách nào khác là phải được người tiêu dùng biết
đến sản phẩm của mình, ghi nhớ sản phẩm của mình và ưa chuộng chúng. Tất
cả những điều này sẽ được thực hiện một cách hiệu quả thông qua thương hiệu
hµng hoá của doanh nghiệp vì thương hiệu đã khắc hoạ hình ảnh của doanh
nghiệp và là tài sản vô hình vô cùng quý giá của doanh nghiệp trong thời buổi
cạch tranh khốc liệt như hiện nay. Vậy một câu hỏi đặt ra là:” thương hiệu là
gì?”, để trả lời câu hỏi này, cần tìm hiểu các khái niệm: nhãn hiệu hàng hoá,
nhãn hiệu thương mại.
2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu.
2.1 Nhãn hiệu hàng hoá
Thuật ngữ nhãn hiệu trở nên rất phổ biến với người tiêu dùng khi mua sắm
những vật dụng cần thiết trong gia đình. Thậm chí nhãn hiệu hàng hoá đã tạo
nên thói quen mua hàng của người tiêu dùng đối với những loại hàng hoá nhất

định của một công ty nhất định. Và khi nhắc đến một sản phẩm nào đó thì họ
liên tưởng đến một nhãn hiệu cụ thể nào đó.
Như vậy, nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu đặc trưng để xác định nhà sản xuất
hay nhà cung cấp một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Hiệp định về những
khía cạnh liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ TRIPS đã định nghĩa
như sau:”Nhãn hiệu hàng hoá là bấy kỳ một dấu hiệu hay tổ hợp dấu hiệu nào
đó có khả năng phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác.”
Trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam đã quy định:” Nhãn hiệu hàng hoá là những
dấu hiẹu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng chủng loại của cơ sở sản xuất
kinh doanh. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp của
các yếu tố đó được thể hiện bằng nhiều màu sắc”.
2
Tóm lại, có thể nói trong định nghĩa về nhãn hiệu hàng hoá nêu lên hai bộ
phận: thứ nhất là tên nhãn hiệu, là bộ phận mà ta có thể đọc được. Thứ hai là bộ
phận của nhãn hiệu (biểu tượng) là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết
được, không đọc dược như hình vẽ màu sắc, ví dụ như hình ảnh con sư tử vàng
của hãng bia Tiger.
Khi hàng hoá được lưu thông trên thị trường thì nhãn hiệu hàng hoá lúc đó
được gọi là nhãn hiệu thương mại. Nhãn hiệu thương mại có thể được đăng ký
bảo hộ hay không phụ thuộc vào người chủ nhãn hiệu. Trên thực tế hiện nay cho
thấy nếu như nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp thì người chủ sỏ hữu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại
dưới sự bảo hộ của pháp luật. Khi đó, chủ sở hữu có thể toàn quyền sử dụng,
mua bán, hay cho thuê nhãn hiệu thương mại của mình. Điều này tức là chủ
nhãn hiệu có thể định giá cho nhãn hiệu của mình. Với ý nghĩa đó, thương hiệu
của hàng hoá ra đời và được hiểu là nhãn hiệu hàng hoá sau khi đã được thương
mại hoá, được mua bán trên thị trường.
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó
thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và

tinh tế. Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong
nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố
quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc
nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong
những tình huống mua hàng.
Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp
của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp này với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và
không thuộc các dấu hiệu loại trừ. Đáp ứng yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được
bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.
Interbrand cho rằng doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng quẩn quanh với
tên nhãn hiệu. Nhận định này đã được Interbrand kiểm nghiệm bằng cuộc khảo
sát thực tế kinh nghiệm của những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và kết quả là
có 4 tình huống mà doanh nghiệp nên quan tâm và thực sự cần chú trọng vào
việc đặt tên nhãn hiệu: (i) sản xuất sản phẩm mới; (ii) mở rộng dòng sản phẩm;
(iii) cung cấp loại hình dịch vụ mới; (iv) thành lập doanh nghiệp/liên doanh.
Ngoài ra, trong những thời điểm nhất định, doanh nghiệp cũng nên cập nhật
một/một số thành tố vào tên nhãn hiệu đã có để tạo cho khách hàng những cảm
3
nhận mới về sản phẩm/dịch vụ trẻ hoá nhãn hiệu Ví dụ: "Wave" - "Wave
anpha".
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối kiến thức và kỹ năng về đặt
tên nhãn hiệu ngày càng phát triển và trở nên khổng lồ với bất kỳ cá nhân nào.
Do đó, các chuyên gia đã thừa nhận hiệu quả của làm việc nhóm. Mỗi cái tên
đều được ra đời bằng những cách sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu có
sẵn nào ngay cả khi chúng do cùng một nhóm tác giả sáng tạo ra. Tuy nhiên, có
một số qui tắc chung mà chuyên gia đều áp dụng trong mỗi dự án đặt tên như:
5 tiêu chí thường dùng để lựa chọn thành tố nhãn hiệu:
1. Sử dụng từ tự tạo: từ tự tạo được tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từ
mới phát âm được và không có trong từ điển (Elead, yahoo...)

2. Sử dụng từ thông dụng: từ thông dụng là những từ hiện dùng, thực sự có
nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó (Future, Rạng ông, Thống Nhất, Trung
Thành...)
3. Sử dụng từ ghép: từ ghép là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ
nhận biết (VINAMILK, Thinkpad)
4. Sử dụng từ viết tắt: thông thường từ viết tắt được tạo thành từ những chữ
cái đầu của tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm được và mang một thông
điệp nào đó (VNPT, FPT, IBM, LG...)
Interbrand cho rằng phát triển thương hiệu không phải bắt đầu từ sự ra đời của
sản phẩm hay dịch vụ mà bắt đầu ngay từ khái niệm hướng đến sự hình thành
tên nhãn hiệu bởi tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên tạo ra nhận thức nhãn hiệu
trong tiềm thức người tiêu dùng.
2.2 Logo
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu góp
phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Thông thường,
logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. Các nghiên
cứu đều cho thấy lợi ích logo đối với nhận thức nhãn hiệu của khách hàng là rất
quan trọng. Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông
qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. So với nhãn hiệu, logo trừu tượng và độc đáo và
dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiền ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý
nghĩa gì với nhãn hiệu nếu không được giả thích thông qua chương trình hỗ trợ
trực tiếp.
Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành
một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy,
logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.
4
Với đặc tính đa dạng của của các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ,
một cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệpt, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình
vẽ và chữ viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu
tượng đặc trưng, là “ bộ mặt” của thương hiệu.Thông thường, các chuyên gia áp

dụng ba cách thiết kế logo như sau:
• Cách đặt tên nhãn hiệu: là tạo tên cho nhãn hiệu, tên công ty một phong cách
thiết kế đặc thù.
• Sáng tạo hình ảnh riêng: Những hình ảnh riêng làm người ta liên tưởng đến
nhãn hiệu, tên công ty hoặc lĩnh vực kinh doanh.
• Kết hợp hình ảnh riêng và tên nhãn hiệu: Logo thể hiện bằng hình vẽ tên
nhãn hiệu.
Do tính đồ hoạ cao, logo rất dễ nhận biết và tăng khả năng phân biệt của sản phẩm.
Trên thị trường có hàng nghìn, then chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinh
doanh, nhưng bằng một cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trong
nhưng tình huống giao tiếp nhất định. Đằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao động
sáng tạo của các chuyên gia.
2.3 Slogan
Slogan- khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa là tiếng hô trước khi xung trận của
nhưng chiến binh Scotland. Ngày nay trong thương mại, slogan được hiểu như là
khẩu hiệu thương mại của một công ty, là một trong những thành tố quan trọng làm
nên một thương hiệu nổi tiếng. Slogan được coi là một phần tài sản vô hình của
công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói. Để có một slogan hay, ngoài việc đầu tư về
chất xám còn phải có sự đầu tư về quản cáo liên tục với những chiến lược dài hạn.
Chính vì vậy, khi có được một slogan trong tâm trí khách hàng, slogan đã trở thành
một tài sản được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.
Một slogan hay phải hội tụ được những yếu tố sau:
• Thứ nhất là mục tiêu: một slogan khi được đưa ra phải mang một mục tiêu
nhất định và hướng mục tiêu đó. Ví dụ khi Pepsi ra đời thì coca cola đã là một
người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một
slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ coca cola. Hãng nước
giải khát Pepsi đã lấy khẩu hiệu là:” Generation Next”( thế hệ mới), ý nói đó là một
loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp coca cola là loại
đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào
khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành

một đối thủ đáng gờm của coca cola.
5
• Thứ hai là ngắn gọn: Một slogan hay phải luôn là một slogan ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây
dung matt slogan dai dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, tính ưu việt
của sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài như
vậy. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài cũ đi:” mang lại nguồn cảm hứng
sáng tạo mới” bằng một slogan ngắn gọn hơn “ khơi nguồn sáng tạo’. Quả thực
slogan sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.
• Thứ ba là không phản cảm: slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể
gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chỉ là một bộ phận khách
hàng không lớn.
• Thứ tư là cần nhấn mạnh vào lợi ích của sản phẩm: Slogan phải thể hiện
được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví dụ như:”connecting
people" (kết nối mọi ngườik) của hãng điện thoại Nokia hay “ Luôn luôn lắng
nghe. Luôn luôn thấu hiểu” của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.
III. Ý nghĩa của thương hiệu
1 Đối với doanh nghiệp
Nhà kinh tế Kevin Lane Keller đã viết: “Càng ngày các doanh nghiệp càng
nhận thấy rằng một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương hiệu”.
Thương hiệu đã và đang trở thành thứ tài sản vô hình quan trọng và vũ khí cạnh
tranh sắc bén của doanh nghiệp trên thị trường.
Năng lực cạnh tranh bằng thương hiệu là danh tiếng, uy tín dựa trên tổng hợp tất
cả sự khác biệt và những nét đặc trưng đã được khách hàng chấp nhận. Lợi thế
cạnh tranh bằng thương hiệu được thể hiện ở:
• Thương hiệu giúp người bán có cơ hội thu hút một nhóm khách hàng trung
thành và lưu giữ hình ảnh về sản phẩmT, doanh nghiệp ở những khách hàng tương
lai. Trong kinh doanh "đồng tiền đến rồi đồng tiền lại đi" nhưng khách hàng thì
phải ở lại. Muốn khách hàng ở lại với mình thì hình ảnh của doanh nghiệp, của sản
phẩm phải đọng lại trong họ thông qua một dấu hiệu nhận biết, thương hiệu là dấu

hiệu quan trọng nhất.
• Thương hiệu đóng vai trò sứ giả khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới
hoặc tung ra sản phẩm mới. Những công ty đa quốc gia thường sở hữu nhiều
thương hiệu lớn, đó thực sự là chìa khoá để thâm nhập hầu hết các thị trường trên
thế giới. Có thể nói, cho tới nay quá trình toàn cầu hoá là quá trình hội nhập và
cạnh tranh của những thương hiệu lớn.
• Thương hiệu giúp giảm bớt các chi phí marketing, vì mức độ biết đến và
trung thành với thương hiệu đã cao.
6
2 Đối với người tiêu dùng.
Trong khi khách hàng tìm các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những mong
muốn hay giải quyết các vấn đề của họT, người ta đi tìm cái "đủ tốt”. Theo nghiên
cứu của một công ty tư vấn, 60% người tiêu dùng trên thế giới quan tâm đến
thương hiệu khi mua sắm; bởi đó là kết quả các kinh nghiệm đã tích luỹ được của
người tiêu dùng với một nhận thức về công ty, những con người của công ty và các
sản phẩm của nó. Một thương hiệu tốt - sản phẩm được xây dựng qua thời gian từ
hàng trăm những điều nhỏ mà doanh nghiệp làm đúng, hay từ những nỗ lực không
ngừng vươn lên để khẳng định mình, chính là một hứa hẹn chắc chắn về độ tin cậy,
giúp người tiêu dùng tìm được cái “đủ tốt" trong vô số những mời chào.
Thương hiệu ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn trong bối cảnh ngày nay khi tất
cả các lĩnh vực đều phát triển như vũ bão. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất
hàng hoá, thị trường ngày càng trở nên đông đúc với những hàng hoá cùng loại có
vô số đặc điểm, kiểu dáng phong phú với giá cả khác nhau. Sự phổ biến của
phương pháp tự chọn trong các siêu thị và các cửa hàng hạ giá càng làm cho người
tiêu dùng gặp khó khăn khi đưa ra quyết định cuối cùng. Thương mại điện tử ra đời
đã và đang làm thay đổi sâu sắc môi trường kinh tế trong đó có phương thức mua
hàng. Chỉ với việc nhấp chuột, người tiêu dùng được ghé thăm các catalog điện tử
tràn ngập hàng hoá. Nhưng người tiêu dùng không thể dùng cách thức xem hàng
truyền thống trước khi mua. Nếu không có những thương hiệu đáng tin cậy làm
chuẩn mực, việc đi mua hàng chẳng khác đi lạc vào một mê cung. Có thể nói,

người tiêu dùng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong việc lựa
chọn được sản phẩm mong muốn nhất.
3. Thương hiệu mạnh - niềm tự hào của một quốc gia.
Khi nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến rượu vang, nói đến Nhật người ta
nghĩ ngay đến Sony, Honda, Toyota mặc dù rượu vang không phải là tất cả nước
Pháp cũng như Sony, Honda, Toyota không phải là tất cả nước Nhật. Người Mỹ
cũng đã phải kinh ngạc trước chất lượng của các xe ô tô và đồ điện tử của Nhật,
cũng như ô tô, quần áo và thực phẩm của Châu Âu.
Như vậy, việc xây dựng thương hiệu không chỉ thúc đẩy sản phẩm của doanh
nghiệp mà còn góp phần tạo nên diện mạo quốc gia. Những thương hiệu mạnh đã
quảng bá hình ảnh và trình độ phát triển của nước Nhật, nước Pháp đến toàn thế
giới.
Những thương hiệu mạnh sẽ đóng vai trò sứ giả để sản phẩm các quốc gia
chiếm lĩnh thị trường thế giới, tạo nên những bước đệm vững chắc góp phần đưa
đất nước hội nhập kinh tế quốc tế.
7
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh
của ngành nông sản
I. Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt NamI
Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, địa lý đã
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nông sản phát triển. Một số mặt hàng
đã trở thành thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: cà phê, cao su, lúa,
hạt điều …
Thứ nhất: mặt hàng cà phê được phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam trên nhiều
tỉnh trung du, cao nguyên và miền núi. Trước kia cà phê được trồng gồm 3 loại:
cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Exceta). Nay chỉ có cà
phê chè và cà phê vối được trồng ở những vùng sinh thái khác nhau. Do chú
trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam đã cho năng suất và sản lượng cao.
Liên tục trong nhiều nam qua năng suất tăng rõ rệt từ 650-800kg nhân /ha, nay
đạt bình quân 1.4tấn nhân /ha, cá biệt có những nơi năng suất đạt từ 4,5-5 tấn

nhân /ha. World Bank đánh giá năng suất cà phê vối của Việt Nam 1.48 tấn/ha
xếp thứ nhì thế giới sau Contatica là 1.5tấn/ha và xếp trên Thái Lan (0, 99
tấn/ha). Cùng với năng suất, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam cũng
tăng ở mức cao.
Thứ 2: Mặt hàng hạt điều.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hạt điều chiếm một vị trí quan
trong với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 100 triệu USD, xếp thứ ba trên thế
giới về sản lượngvà đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu. Kế hoạch của ngành
điều là đến năm 2010 nâng sản lượng điều thô lên 400 nghìn tấn, xuất khẩu
85.000 tấn hạt điều nhân, kim ngạch 300 triệu USD /năm.
Trong những năm qua, ngành hạt điều phát triển một cách tự phát, lại không
được quy hoạch. Sản lượng thu hoạch niên vụ 2001 vào khoảng100 nghìn tấn,
niên vụ 2002 chỉ còn có 70 nghìn tấn đáp ứng chưa được 30% nhu cầu của máy
chế biến. Vụ điều năm 2004 sản lượng đã tăng lên là 180 nghìn tấn và cũng là
mức sản lượng tương đối cao so với các năm trước đó. Nhưng nhìn chung năng
suất điều của Việt Nam còn rất thấp, bình quân chung cả nước khoảng 7, 5tạ/ha.
Nguyên nhân khách quan là do thời tiết thất thường, sâu bệnh nhiều nhưng chính
những yếu tố chủ quan lại là yếu tố tác động lâu dài và trực tiếp nhất. Đó chính
là giống điều lâu nay đem trông không được tuyển chọn qua các cơ quan
chuyên ngành, hoàn toàn do nông dân tự chọn, nguồn dinh dưỡng từ đất đã dần
8
cạn kiệt sau nhiều năm thu hoạch nhưng không được bồi dưỡng, làm cỏ, cải tạo.
Người nông dân không thực sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật mà chỉ dựa vào
kinh nghiệm. Hậu quả là làm cho nhiều diện tích cho năng suất thấp, cây điều bị
thoái hoá, không ra quả. Do vậy nhà nước cần trợ giúp nông dân qua các công
tác khuyến nông và tín dụng trong nông nghiệp, mặt khác cần đầu tư bằng vốn
ngân sách, xây dựng hệ thống trại thí nghiệp, chọn giống, nhân giống, phổ biến
kỹ thuật cho các vùng sinh thái - sản xuất khác nhau. Đây là yếu tố hàng đầu
giúp nông dân nâng cao năng suất.
Thứ ba: một số sản phẩm nông nghiệp khác.

Một số mặt hàng nông sản khác của nước ta đã có bước phát triển rõ rệt, sản
xuất tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế đang dần được chuyển
dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương cũng như
trong cả nước, đã hình thành nhiều vùng hàng hoá tập trung tương đối lớn. Kinh
tế nông thôn có những bước chuyển biến khá rõ rệt, đời sống nông dân ở nhiều
vùng được cải thiện, nhưng vấn đề nổi bật là các loại hàng hoá này có chất
lượng thấp, tổ chức tiêu thụ còn nhiều yếu kém, thường xảy ra tình trạng nhiều
khi tiêu thụ không bắt kịp nhất là trong vụ thu hoạch, giá cả xuống thấp gây thiệt
hại cho nông dân. Tình trạnh này kéo dài làm cho nông dân buộc phải chuyển
đổi các loại cây trồng, hoặc quy về sản xuất tự cung tự cấp, hoặc chuyển sang
ngành nghề khác.
Qua những yếu tố trên đây, có thể thấy tình trạnh sản xuất hàng nông sản
Việt Nam vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp và mới đang
trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, năng suất lao động thấp do đó
kéo dài thời gian sản xuất sản phẩm nên không tạo được sức cạnh tranh trên thị
trường.
II. Thực trạng công nghệ chế biến nông sản
Hàng nông sản của Việt Nam ở vị trí khá cao so với các quốc gia khác trong
khu vực cũng như trên thế giới, hàng nông sản của nước ta có mặt hầu hết trên
tất cả các thị trường của thế giới nhưng lượng ngoại tệ thu về từ hàng nông sản
vẫn còn rất khiêm tốn do giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà
phê, cao su, hạt điều... đều bán thấp hơn giá thế giới từ 20-40USD. Công nghệ
và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít được quan
tâm đầy đủ. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm thất thoát 20-30%
lượng hàng nông sản hàng năm. Một phần của vấn đề này là do khó khăn về
nguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp kém và chậm được đổi mới, tổn
thất sau thu ho¹ch còn rất lớn. Cơ sở chế biết hàng nông sản xuất khẩu còn ít
9
như ngành cà phê mới chỉ có khoảng hơn 20 cơ sở chế biết công nghiệp hoàn
chỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng hơn 30% sản lượng cà phê /

năm. Mặt hàng hạt điều tuy tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điều
thô sang xuất khẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hoá trong thu hoạch quy
trình công nghệ chế biến điều còn thấp, chưa áp dụng được quy trình chế biến
không phế liệu để thu hoạch các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên hiệu
quả kinh tế thấp. Vì vậy các nhà máy chế biến chưa thể nâng cao đựơc giá thu
mua các mặt hàng nông sản thô từ nông dân, một yếu tố để kích thích nông dân
tích cực gieo trông hàng nông sản.
Đa số công nghệ của nước ta còn đơn giản, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tính
kinh nghiệm, thập chí những điều kiện tối thiểu như: sân phơi, máy sấy, kho bảo
quản cũng không đủ. Do đó vấn đề cần giải quyết là nhà nước cần phải có kế
hoạch cân đối lại giữa công suất chế biến và nguồn nguyên liệu, mở rộng hoạt
động điều phối giữa các xí nghiệp chế biến hàng nông sản thông qua hội Nông
dân Việt Nam. Các ngành chức năng phải đến với doanh nghiệp, tạo điều kiên
cho tập thể cá nhân biết làm ăn để khuyến khích và phát triển kinh tế đất nước.
Tổng cục đo lường chất lượng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn… cần
triển khai cụ thể kế hoạch đến từng cơ sở, địa phương, bám sát những nhà kinh
doanh. Hơn nữa, các hoạt động của các hiệp hội và chính quyền địa phương là
điều kiện cần thiết để khai thác tối đa tiềm năng của địa phương mình. Cần liên
kết chặt chẽ nông dân với nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà nước, ngân hàng
và truyền thông… để tạo ra sản phẩm có chất lương cao ngay từ khâu gieo
trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ.
III. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt NamI
Có thể nhận xét rằng nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thế
giới và cao hơn nhiều so vơi các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan
(ở mặt hàng cà phê và gạoë), Indonexia về cà phê và cao su… kim ngạch xuất
khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan có xu hướng tăng từ dưới 30% (trước
năm 1998t) lên mức cao hơn trong năm 2000 nhưng với giá cả gạ hơn, tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam so với ấn Độ cũng tăng mạnh, kim
ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam so với Thái Lan cũng tăng lên 13,8% năm

2003. Tổn kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày một tăng, năm sau tăng nhanh
hơn năm trước. Xét từ năm 1991, nước ta xuất khẩu đạt 2078 triệu USD thì đến
năm 2000 đã đạt tơi 14308 triệu USD ggấp 7 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu
nông sản đạt 4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3, 9 lần và chiếm 30% tổng
10
kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Trong mặt hàng nông sản, lúa gạo vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất, sản lượng lúa cả năm cảu nước tăng 1, 2 triệu tấn.
Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo, cáo doanh nghiệp đã ký kết được
nhiều hợp đồng với các nước Châu Phi và một số nước trong khu vực như
Malaysia, philipines… Cộng giá xuất khẩu gạo tăng cao nên tổng sản lượng
xuất khẩu là 3, 9 triệu tấn (so với năm 2003s) nhưng kim ngạch xuấ khẩu tăng
trên 23%, đạt trên 900 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD hàng
nông sản trong năm 2004 thực sự là một thành công. Thành quả xuất khẩu này
khẳng định việc nâng cao chất lượng, xúc tiến thương mại, xây dung thương
hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng. Năm 2004, cùng với
các chính sách, hoạch đinh của các cơ quan quản lý, hầu hết các doanh nghiệp,
hiệp hội ngành hàng đã có những bước đi cụ thể, bước đầu có kết quả trong việc
khẳng định vị thế sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Tổng công ty chè
đã tập trung xây dựng thương hiệu có mẫu mã bao bì đạt tiêu chuẩn quốc tế với
tổng chi phí quản cáo khoảng 5 triệu USD, đồng thời xây dung mội sàn giao
dịch chè ở Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm chè “ xuất ngoại” . Hiệp
hội hồ tiêu cũng đã có chương trình kìm tốc độ tăng diện tích để tập trung vào
việc nâng cao chất lượng, phấn đấu đạt 60% sản lượng hồ tiêu đạt chất lượng
cao trong năm 2007. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang thúc đẩy
chương trình 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao bằng việc tăng cường việc
ký hợp đồng bao tiêu gạo chất lượng cao, gạo đặc sản với nông dân. Sản phẩm
cà phê cũng vươn đến những thị trường Mỹ, Châu Âu bằng thương hiệu “ Made
in Viet Nam” …
11
Bảng 1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của cac mặt hàng nông sản chủ yếu

của Việt Nam giai đoạn 1995-2005.
TT Năm
Sản lượng xuất khẩu (1000 tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu
USD)
Gạo

phê
Cao
su
Chè Gạo

phê
Cao
su
Chè
1 1995 2058 248,1 138,1 18,8 530 595,5 193,5 26,5
2 1996 3047 281,4 194,5 21 868 420 163,3 29
3 1997 3682 391,6 192 32,2 801 497,5 194,6 48
4 1998 3800 382 197 33,2 1100 593,8 127,5 50,5
5 1999 4500 487,5 265 37 1080 592 145 46
6 2000 3500 694 280 44,7 840 842,7
6
153,2 56
7 2001 3700 706 310,5 46 906 860,7 157,5 58
8 2002 4200 740 360 49 945,8 863,8 162,3 63
9 2003 4700 825,7 412,9 57 1178,
5
935 194,2 76,5
10 2004 4790 837 483,5 61 1194 961,8 197,6 79

11 2005 4983 934 491,7 67 1237,
6
983,3 199.4 83.5
Nguồn: Tập chí kinh tế Việt Nam và thế giới 2004-2005
Qua những số liệu trên cho thấy mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam đều tăng do kéo theo nguồn thu ngoại tệ cũng tăng lên đóng góp phần lớn
làm tăng cán cân thương mại và nguồn ngoại tệ của quốc gia. Số liệu cũng cho
thấy mặt hàng goạ và cà phê là có mức chênh lệch nhất trong 4 mặt hàng so với
các đối thủ cạnh tranh.
Sau đây ta đi phân tÝch cụ thể mặt hàng cà phê – là mặt hàng có nguồn thu
ngoại tệ lớn nhất so với các mặt hàng nông sản khác. có thể nói cà phê là thức
uống mà được nhiều người ưu thích, là măt hàng xuất khẩu ở nhiều thị trường và
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
• Phân chia xuất khẩu theo thị trường.
Trước kia thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là các nước
thuộc khu vực I. Liên Xô là thị trường chính, khố lượng xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang thị trường này là 55-60%. Từ cuối năm 1985 trở đi Việt Nam bắt
đầu xuất sang các nước thuộc khu vực II. Thời kỳ này, Việt Nam chưa gia nhập
Hiệp Hội cà phê quốc tế (ICO) nên việc xuất khẩu chỉ là xuất thử hoặc qua trung
gian, thường là Singapore với tỷ lệ 30-40% tổng sản lượng bằng 60% lượng xuất
khẩu sang khu vực II với giá thấp và chất lượng không cao trong khi chất lượng
12
yêu cầu của các nước tiêu thụ trực tiếp lại rất cao. Đến năm 1994 trở đi Việt
Nam mới thâm nhập vào thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ, giảm lượng xuất khẩu
qua trung gian Singapore, nâng kim ngạch xuất khẩu lên đáng kể. Sự có mặt của
cà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ là chứng nhận cho cố gắng to lớn của
những nhà xuất khẩu Việt Nam.
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Đơn vị: Tấn
Tạp chí kinh tế phát triển số 125 tháng 3/2001

Qua bảng số liệu trên cho thấy nếu như niên vụ 1995-1996 thị trường Châu á
nhập 45.045 tấn cà phê chiếm 20, 4 tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, thị
trường Châu Âu nhập 94.982 tấn (chiếm 43,03%) thì trong niên vụ 1998-1999
thị trường Châu á chỉ còn nhập 28.564 tấn cà phê (chiếm 7c,2%), thị trường
Châu Âu nhập 278.125 tấn (chiếm 70,08%). Điều này chứng tỏ các nhà xuất
khẩu cà phê của Việt Nam đang từng bước việc hạn chế việc xuất qua trung gian
cà cố gắng mở rộng thị trường sang các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ cà phê lớn
như: Mỹ, Anh, Pháp…
• Phân chia xuất khẩu theo số lượng.
Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 3: Lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 1998-2004.
Niên vụ
Sản lượng cà phê
thu hoạch (tấn)
Lượng cà phê
xuất khẩu L (tấn)
Tỷ lệ xuất khẩu
(%)
1998-1999 235.000 220.755 93,94
1999-2000 362.000 324.318 89,58
2000-2001 400.000 390.279 97,56
2001-2002 420.000 396.893 94,45
2002-2003 600.000 546.000 90,83
2003-2004 750.000 683.400 91,12
Tạp chí kinh tế phát triển tháng 3/2004
Qua bảng số liệu trên cho thấy 6 năm trở lại đây lượng cà phê xuất khẩu tăng
nhiều và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tới. Hàng năm tỷ lệ xuất
13
Khu vực 1995-1996 1996-1997 1997-1998 1998-1999
Châu Mỹ 67.084 84.255 87.834 69.381

Châu á 45.045 32.248 45.943 28.564
Châu Phi 6.767 11.729 4.816 5.340
Châu Âu 94.982 189.084 243.297 278.125
Châu úc 6.913 7.038 8.839 15.483
Tổng 220.755 324.318 390.279 396.893
khẩu so với sản lượng khá ổn định và giữ ở mức cao, đa số rưd 90% trở lên. Con
số này phản ánh chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
• Theo giá cả.
Nhìn chung giá nông sản của Việt Nam thường thấp hơn so với một số nước,
bên cạnh đó nước ta thường xuất khẩu theo giá FBO nên giá trị thu về thường
không cao. Thêm vào đó diễn biến về giá cả trong những năm qua cũng đã làm
cho hàng nông sản Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, giá nông sản
liên tục giảm đã làm ảnh hưởng đến tình trạnh sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam.
Sau đây là bảng xuất khẩu hàng nông sản về giá trị và sản lượng trong những
năm gần đây.
Bảng 4: Xuất khẩu hàng nông sản năm 2004-2005.
Mặt
hàng
Năm 2004 Năm 2005
Lượng
(1000tấn)
Trị giá
(Tr
USD)
Giá BQ
(USD/tấn)
Lượng
(1000tấn)
Trị giá
(Tr

USD)
Lượng
(USD/tấn)
Gạo 3200 1098 382,46 5000 1320 402,7
Cà Phê 690 1384,8 1246,63 800 1413,32 1321
Cao su 320 634,4 591,671 400 761,301 637
ChèC 43 59,67 1163,599 60 83 1633,94
Hạt
điềuH
49 152,65 5537,683 56 167 6300
Tạp chí thương nghiệp và thị trường Việt Nam năm 2005.
IV. Thự trạng khả năng cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam trong
thời gian qua.
• Về giá cả.
Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực đề tăng cả về sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu: gạo tăng 26%, cà phê tăng 38%, cao su tăng 33%, chè tăng
34%...Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt hơn 4 tỷ USD tăng 30% so với
năm 2004.
Sự ảnh hưởng của chất lượng giá cả nông sản nên lượng xuấ khẩu của Việt
Nam thường có giá thấp hơn một số nước trên thế giới, có thể nói đây là một lợi
thế của ngành nông sản Việt Nam nhưng cũng là bất lợi cho người sản xuất vì
giá thành sản xuất ra một đơn vị hàng nông sản còn rất cao, có khi gia bán lại
không bù đắp được chi phí sản xuất nên gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.
Trong thời gian qua, thực tế thì có một số diện tích trồng cây nông sản đã bị phá
bỏ như: cà phê, cao su, điều để trồng cây khác có lợi ích kinh tế hơn. Vấn đề
14
hiện nay là cần phải có những biện pháp trước mắt và lâu dài để giảm giá thành
sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.
• Về chất lượng.
Có thể nói chất lượng hàng nông sản xuất khẩu được cải thiện đáng kể ở hầu

hết các mặt hàng. Tỷ lệ gạo chất lượng cao đã tăng rõ rệt 85% năm 2000 lên
93% năm 2004, tỷ lệ gaok chất lượng thấp chỉ còn dưới 10%. Tuy nhiên gạo n]
ơc ngoài tràn vào Việt Nam như Thái Lan hơn hẳn ta về mùi vị, hình dáng, kích
thước và tỷ lệ thuỷ phân. Cùng với gạo, chất lượng các hàng nông sản khác cũng
có những tiến bộ đáng kể như mặt hàng cà phê loại 1 tăng từ 18% (vụ 2000-
2001) lên 24% năm 2004, loại B giảm từ 60% (2000-2001) xuống còn 7%
(2004-2005) Tỷ lệ cao su thượng hạng tăng từ 94, 04 năm 2001 lên 97,3% năm
2004. Tuy đã tăng được tỷ trọng phẩm cấp cao nhưng mẫu mã đơn điệu nên
chưa thâm nhập được vào phần thị trường cấp cao và do đó giá bán luôn thấp
hơn giá của đối thủ cạnh tranh gây thua thiệt cho hoạt động sản xuất và xuất
khẩu. Mặc dù nông sản Việt Nam có chất lượng khá tốt nhưng các loại có chất
lượng không đồng đều, tỷ lệ phế phẩm còn cao. Hầu hết trong những năm gần
đây, một số dây chuyền chế biến nông sản được nhập ngoại có quy trình công
nghệ tiên tiến nhưng chưa khai thác được tối đa công suất.
Nhìn chung, khoảng 70% sản lượng nông sản hàng năm được chế biến tại
các hộ gia đình, chất lượng không cao. Gần 30% qua chế biến tại các cơ sỏ sản
xuất công nghịêp có dây chuyền phần lớn đã lại hậu, sản phẩm dùng làm nguyên
liệu, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản không cao là một tất yếu.Tóm
lại cần nâng cao chất lượng của nông sản Việt Nam nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh trên trường quốc tế.
• Về hệ thống thu thập thông tin - dự đoán và nghiên cứu thị trường.
Kinh doanh mặt hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ
yếu bằng hình thức mua bán theo hợp đồng kỳ hạn, giá cả được xác định dựa
vào giá giao dịch nông sản trong ngày của thị trường khu vực. Yếu tố quan trọng
của việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản là thông tin và các dữ liệu thị trường phải
chính xác, kịp thời so với thị trường thế giới để làm cơ sở phân tích dự đoán thị
trường và đưa ra các quyết định mua bán. Đây là điều quan trọng nhất mà cũng
là điều mà các nhà xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang thiếu. Có thể thấy
rằng bộ phận tham tán thương mại của Viẹt Nam ở nước ngoài đã không thực
hiện tốt việc thu thập và cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nguồn thông tin hạn hẹp duy nhất về thị trường thế giới mà các
nhà doanh nghiệp có đượng là nhờ mua của các hãng nước ngoài. Chính từ
15

×