Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.26 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

NGÔ THỊ PHƢƠNG

BIỂU TƢỢNG NGƢỜI MẸ QUA
TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2020

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

NGÔ THỊ PHƢƠNG

BIỂU TƢỢNG NGƢỜI MẸ QUA
TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh

HÀ NỘI - 2020

2


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những
kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được cơng
bố trên bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Phương

3


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn
giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề
lý luận và phương pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, tác giả
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh - người thầy
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
Con xin đê đầu đỉnh lễ và tri ân chư tơn Hịa Thượng, chư Thượng tọa
lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan tâm, tạo nhiều
thuận duyên cho con trong suốt q trình học tập, bên cạnh đó nhờ sự động

viên và trợ duyên quý báu của gia đình cũng như đàn na thí chủ.
Kính chúc Chư Liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn pháp, chúng sinh
dị độ, Phật đạo viên thành!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ngô Thị Phương

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. NỀN TẢNG TẠO DỰNG BIỂU TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG
TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM ..................................................................... 13
1.1. Nền tảng đời sống xã hội trong phức hợp văn hóa Việt Nam ........ 13
1.1.1. Nguyên lý Mẹ trong văn hóa Việt Nam ......................................... 13
1.1.2. Yếu tố Nữ trong tín ngưỡng, tơn giáo Việt Nam ........................... 16
1.2. Nền tảng thực nghiệm trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam ................... 21
1.2.1. Sự tạo tác nên biểu tượng người Mẹ .............................................. 21
1.2.2. Sự hoàn thiện biểu tượng người Mẹ............................................... 24
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 27
Chương 2. ĐẶC TRƯNG TIÊU BIỂU CỦA BIỂU TƯỢNG NGƯỜI MẸ
QUA TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM ........................................................... 29
2.1. Tính thiêng trong phức hợp văn hóa của biểu tƣợng ngƣời Mẹ qua
tục thờ Mẫu ................................................................................................ 29
2.1.1. Tính thiêng của biểu tượng người Mẹ tự nhiên qua tục thờ Mẫu....... 29
2.1.2. Tính thiêng của biểu tượng người Mẹ lịch sử, dân tộc qua tục
thờ Mẫu .................................................................................................... 35
2.1.3. Tính thiêng của biểu tượng người Mẹ - Mẫu Nghi thiên hạ qua tục

thờ Mẫu .................................................................................................... 43
2.2. Tính quyền năng trong phức hợp văn hóa của biểu tƣợng ngƣời
Mẹ qua tục thờ Mẫu .................................................................................. 50
2.2.1. Tính quyền năng cai quản trong phức hợp văn hóa của biểu tượng
người Mẹ .................................................................................................. 50
2.2.2. Tính quyền năng sinh sơi nảy nở, tạo dựng hạnh phúc của biểu
tượng người Mẹ ........................................................................................ 53
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 60
Chương 3. BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA BIỂU TƯỢNG NGƯỜI
MẸ QUA TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM .................................................... 61

5


3.1. Giá trị văn hóa của biểu tƣợng ngƣời Mẹ qua tục thờ Mẫu ở
Việt Nam .................................................................................................... 61
3.1.1. Giá trị văn hóa thể hiện qua tính thiêng của biểu tượng người Mẹ ... 61
3.1.2. Giá trị văn hóa thể hiện qua tính quyền năng của biểu tượng
người Mẹ .................................................................................................. 63
3.2. Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của
biểu tƣợng ngƣời Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam ............................... 70
3.2.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của biểu
tượng người Mẹ ........................................................................................ 70
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của biểu tượng
người Mẹ .................................................................................................. 73
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78

6



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, tín ngưỡng, tơn
giáo có một vai trị đặc biệt quan trọng. Từ ngàn xưa, ở những buổi đầu sơ
khai của lịch sử, bắt nguồn từ chính thực tiễn cuộc sống của mình, người Việt
cổ đã tôn sùng các hiện tượng tượng tự nhiên và thần thánh hóa nó thành
những lực lượng siêu nhiên. Chính vì thế, người Việt Nam có một hệ thống
tín ngưỡng dân gian đa dạng và phong phú mà nó đã góp phần khơng nhỏ vào
việc tạo dựng bản sắc văn hóa Việt Nam.
Việt Nam trong q trình phát triển của lịch sử đã có sự giao thoa, tiếp
xúc với một số nền văn hóa khác nhau tạo nên một dịng chảy văn hóa tiên
tiến nhưng vẫn đậm màu sắc văn hóa dân tộc. Dịng chảy văn hóa này thể
hiện rõ nét trên bề mặt của các tôn giáo ngoại nhập: Phật giáo, Ấn Độ giáo,
Nho Giáo, Đạo giáo, Cơng giáo, Hồi giáo, Tin Lành,... Chính lẽ đó mà, tất cả
các tôn giáo ngoại nhập khi vào Việt Nam thì đều bị “khúc xạ” bởi lăng kính
văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Vì trong đời sống văn hóa tâm linh thì tín
ngưỡng bản địa hay nói rộng hơn là văn hóa dân gian Việt Nam đã trở thành
chất “kháng sinh” để chống lại sự đồng hóa văn hóa tâm linh của các tôn giáo
khác. Kết quả là, mặc dù các tôn giáo du nhập vào Việt Nam là tôn giáo lớn,
có hệ thống kết cấu hồn chỉnh (Ý thức tôn giáo; Sự thờ cúng tôn giáo; Tổ
chức tôn giáo) nhưng vẫn bị tín ngưỡng bản địa “bẻ gãy” làm khúc xạ để trở
thành tôn giáo Việt Nam. Vậy điều gì làm nên sức sống mãnh liệt của tín
ngưỡng bản địa Việt Nam? Có thể đã có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng
có lẽ cách tiếp cận để trả lời mang tính thuyết phục hơn cả - đó là góc nhìn từ
đời sống hiện thực đã tạo nên một nền văn hóa tín ngưỡng có vai trị đặc biệt
quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt từ ngàn đời nay như mạch
nước ngầm chạm vào mọi ngõ ngách tinh thần Việt Nam, trở thành điểm tựa


1


tâm linh khơng gì có thể thay thế được và là nền tảng vững chắc cho sự phát
triển của nền văn hóa dân tộc sau này, khi tiếp xúc và giao lưu với các nền
văn hóa ngoại lai nói chung với mọi tơn giáo ngoại nhập nói riêng.
Trong hệ thống tín ngưỡng bản địa Việt Nam thì nổi bật là các tín
ngưỡng liên quan đến sản xuất nơng nghiệp (bởi văn hóa Việt Nam đặc trưng
là văn hóa nơng nghiệp lúa nước) đó là: tín ngưỡng thờ Nữ thần, tín ngưỡng
thờ Mẹ hay còn gọi là tục thờ Mẹ, tục thờ Bà; Trong đó có thờ: Mẹ Trời, Mẹ
Đất, Mẹ Lúa, Mẹ Nước, Mẹ Trăng... Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp,...
Tựu chung sau này đã thành tín ngưỡng thờ Mẫu hay còn gọi là tục thờ Mẫu
Do vậy mà, trong dân gian, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời tiền sử,
khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên (như trên đã nói) các thần linh
này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Trải qua
lịch sử, tục thờ Mẫu đã phát triển1 hình thành nên tín ngưỡng thờ Tam phủ,
Tứ phủ. Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ và sự ra
đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã được hồn thiện
như hiện nay2.
Tục thờ Mẫu nói chung, tín ngưỡng thờ Tam Phủ, Tứ Phủ nói riêng
chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lớn, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Tục thờ Mẫu là tục thờ đặc trưng của cư dân làm nông nghiệp, trồng
lúa nước ở Việt Nam, trong đó hình tượng người Mẹ hiện lên với vai trị trung
tâm trở thành biểu tượng văn hóa người Mẹ Việt Nam: Công - Dung - Ngôn Hạnh. Do vậy, khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Tam Phủ, Tứ Phủ thì khơng
thể khơng nhắc đến biểu tượng người Mẹ, bởi tất cả những đặc trưng tiêu biểu
của người Mẹ Việt Nam đã được tích hợp, hội tụ trong đó. Do vậy, chúng tôi

1 Tục này thể hiện khả năng tích hợp rất lớn với đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho cùng tín ngưỡng dân gian của
đồng bào các dân tộc, để cuối cùng trở thành một tín ngưỡng đa văn hóa, đa tộc người
2 Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn gắn liền với nghệ thuật Chầu văn – một loại hình nghệ thuật dân gian truyền

thống của người Việt. Đặc biệt vào năm 2016, UNESCO vinh danh Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
Phủ, Tứ Phủ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

2


đã chọn đề tài: “Biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu Luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Về lịch sử nghiên cứu liên quan đến chủ đề biểu tượng người Mẹ qua
tục thờ Mẫu ở Việt Nam, chúng tơi tìm hiểu các tác phẩm được phân loại
xoay quanh hai chủ đề chính: các tác phẩm viết về biểu tượng nói chung và
biểu tượng người Mẹ nói riêng; hai là các tác phẩm viết về tục thờ Mẫu ở
Việt Nam.
Chủ đề thứ nhất: Các tác phẩm viết về biểu tượng và biểu tượng người
Mẹ thì có một số tác phẩm của tác giả tiêu biểu sau:
Tác giả Đinh Hồng Hải có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề biểu tượng: Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng một số
hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb Thế giới, cuốn sách đã khái quát được lịch sử
và thực tế của vấn đề nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam, cuốn sách cũng đã
giới thiệu được nhiều quan điểm, góc tiếp cận khác nhau của các nhà khoa
học về lý thuyết nghiên cứu biểu tượng. Cuốn sách cũng khẳng định: biểu
tượng có khả năng kết nối con người ở nhiều không gian, thời gian khác nhau:
con người ở các nền văn minh khác nhau, con người ở các vùng văn hóa khác
nhau,… là một kênh chuyển tải, kết nối văn hóa xun thời gian, khơng gian.
Tác giả Đình Hồng Hải cịn xuất bản bộ sách Những biểu tượng đặc trưng
trong văn hóa truyền thống Việt Nam gồm 4 tập, trong đó chúng tơi đặc biệt
quan tâm đến tập 2 và tập 4. Năm 2015, tác giả Đinh Hồng Hải xuất bản cuốn
sách: Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tập
2, Các vị thần, Nxb Thế giới cuốn sách là những nghiên cứu chuyên sâu của

tác giả về vai trò của những biểu tượng tồn tại trong đời sống văn hóa, được
biểu hiện thơng qua các hành vi tín ngưỡng, tơn giáo. Tác giả cũng đi đến
những khẳng định: tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nhu cầu thiết
yếu đối với đời sống tinh thần của con người, vì vậy nó sẽ cịn tồn tại và là

3


một phần quan trọng của văn hóa nhân loại. Năm 2018, tập 4, Các Vị Tổ ra
mắt bạn đọc (Nxb Thế giới), cuốn sách viết về biểu tượng của người Việt
thông qua các vị được coi là “tổ tiên” của người Việt trong đó có biểu
tượng Mẫu.
Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2017), Thế giới biểu tượng trong di sản
văn hóa, Nxb Hồng Đức, cuốn sách là cơng trình nghiên cứu tìm tịi về biểu
tượng văn hóa của người Việt cổ nói chung, người Hà Nội cổ nói riêng qua
các lát cắt lịch sử, thông qua các di sản khảo cổ học khai quật được.
Viết về biểu tượng văn hóa Việt Nam ở một khía cạnh cụ thể, tập thể
tác giả Phạm Đức Dương, Phạm Thanh Tịnh, Trịnh Thị Ngân (biên soạn)
(2014), Biểu tượng văn hóa ở làng quê Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thơng tin,
lật giở từng trang sách người đọc sẽ bắt gặp những hình ảnh thân thương của
một làng quê truyền thống như: cây đa, giếng nước, sân đình, cổng chùa,…
Chủ đề thứ hai, Tín ngưỡng thờ Mẫu là một “đặc sản” của văn hóa Việt
Nam, chính vì vậy, có khơng ít các tác phẩm đề cập đến các vấn đề khác nhau
của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Nghiên cứu về văn hóa Việt nam khơng thể khơng quan tâm đến các
cuốn sách của những nhà nghiên cứu lớn về văn hóa Việt Nam để thấy rõ
được nữ tính, mẫu tính trong văn hóa Việt Nam. Về vấn đề này, chúng tôi
tham khảo một số cuốn như: Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm
tịi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Trong
cuốn sách, tác giả bàn về những vấn đề chung của văn hóa Việt Nam như:

truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á, vấn
đề nhìn nhận bản sắc của văn hóa Việt Nam, và đi vào một vài nét bản sắc
văn hóa Việt Nam: khả năng ứng biến, cái chung và cái riêng trong sự phát
triển của văn hóa Việt Nam... Từ những lý luận chung, tác giả đi vào phân
tích những vấn đề rất cụ thể của văn hóa Việt Nam như văn hóa dân gian,
nghệ thuật ứng xử,...

4


Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, trong cơng trình này, tác giả đã viết rất hay về cái nguồn gốc
của thái độ “trọng nữ” của văn hóa Việt Nam: “Về nguyên tắc tổ chức cộng
đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo ngun tắc trọng tình. Hàng
xóm sống cố định, lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hịa thuận trên
cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý khơng bằng một tí cái tình. Lối
sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ
nữ.” [71, tr. 47].
Dưới góc nhìn của một nhà nho, sự uyên bác của một người làm khoa
học, nhà nghiên cứu Phan Ngọc có tác phẩm: Bản sắc văn hóa Việt Nam.
Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định “Nói đến bản sắc văn
hóa là nói đến cái phần ổn định trong văn hóa. Nhưng cái phần ổn định này,
khơng phải là một vật, mà là một quan hệ, cho nên không thể nào nhìn thấy
nó bằng mắt được” [53, tr.136]. Cũng trong tác phẩm nghiên cứu này, khi viết
về tín ngưỡng Việt Nam qua tiếp xúc với Đạo giáo Trung Hoa, tác giả đã chỉ
ra một đặc điểm khác biệt của văn hóa Việt Nam là “ưu thế của phụ nữ so với
nam giới”, thể hiện: “thiên đình Đạo giáo Trung Hoa hầu như chỉ có đàn ơng;
trái lại thiên đình Đạo giáo Việt Nam lại do nữ giới làm chủ” [53, tr.323]
Liên quan trực tiếp đến tục thờ Mẫu có các tác phẩm:
Tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc (1984), có cuốn sách Các

nữ thần ở Việt Nam, Nxb Phụ nữ, cuốn sách đã giới thiệu đến người đọc
huyền thoại và thần tích của 75 vị nữ thần tiêu biểu của Việt Nam
Trần Quang Dũng (chủ biên) (2017), Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ chốn
thiêng nơi cõi thực, Nxb Thế giới. Cuốn sách đề cập đến các vấn đề: Thần
Điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ, các lớp tín ngưỡng có quan hệ mật
thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, tính thiêng nơi cõi thực thể hiện qua
một số nghi lễ, nghi lễ tôn nhang bản mệnh, nghi lễ Tứ phủ trình đồng, khăn
áo trong nghi lễ hầu đồng,...

5


Nữ Thần và Thánh Mẫu Việt Nam do Vũ Ngọc Khánh chủ biên (2002),
Nxb Thanh niên, Hà Nội, cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn hệ thống, khái
quát về nguồn gốc, sự tích của phần lớn các vị nữ thần và thánh Mẫu đã và
đang được thờ phụng ở Việt Nam. Hầu hết, các vị đều là những con người
có thật, những vị nữ anh hùng có cơng giết giặc ngoại xâm hoặc các bà
chúa của các làng nghề truyền thống. Cho nên việc thờ phụng những con
người đó thực chất nhằm tôn vinh những người đã làm rạng rỡ một vùng
quê, góp phần làm giàu thêm truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt
Nam...
Nghiên cứu chuyên sâu về đạo Mẫu, tác giả Ngơ Đức Thịnh có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này: Cuốn Đạo Mẫu ở Việt Nam (2
tập) do Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2009; Ngô
Đức Thịnh (chủ biên) (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền trung Việt Nam do Nguyễn Hữu Thông
(Chủ biên (Nxb. Thuận Hóa, Huế 2010). Trong cơng trình này, các tác giả
tiếp tục khẳng định tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bản địa
của người Việt với sự phát triển từ việc thờ Mẹ đến hệ thống thần linh trong

Tứ phủ.
Tục thờ đức thánh Mẫu và đức thánh Trần của Vũ Ngọc Khánh (Nxb
Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội 2005) đã trình bày về sự phát triển từ nguyên lý
Mẹ của văn hóa Việt Nam phát triển đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ; Văn
hóa Thánh Mẫu, của Đặng Văn Lung, Nxb Văn hóa -Thơng tin, Hà Nội, 2004
cũng đã đưa ra một “Văn hóa Thánh Mẫu” của người Việt trên cơ sở phân
tích sự hình thành và phát triển của các biểu tượng Thánh Mẫu.
Cịn có thể kể đến các cuốn sách khác như: Phạm Trưởng Khang
(2012), Kể chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Nxb Hồng Đức.

6


Và còn rất nhiều các bải nghiên cứu được đăng trên báo, tạp chí về vấn
đề này. Có thể kể đến một vài ví dụ như: Bài viết “Giải mã cội nguồn bản sắc
văn hóa Việt qua tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
của Nguyễn Xuân Khánh” của tác giả Nguyễn Văn Hùng đăng trên tạp chí
Khoa học Xã hội Việt Nam, số 12/2012 từ trang 62 đến trang 69. Bùi Quang
Thanh (2017), “Sự hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/ Tứ phủ và nghi lễ
hầu đồng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 22, tháng 12, tr.5- 10….
Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu khác đều xoay quanh chủ
đề về tín ngưỡng thờ Mẫu: nguồn gốc, lễ nghi, nghi lễ hầu đồng, giá trị văn
hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu,… đã được cơng bố. Tuy nhiên, những cơng
trình nghiên cứu đi sâu vào hình tượng người Mẹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu
hay sâu sa hơn là trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam thì cịn ít được đề cập, hoặc
đề cập thì rất tản mạn. Chính vì vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu này
bổ sung thêm sự nghiên cứu trong lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những khái quát lý luận chung và thực tiễn khảo sát một số

đền thờ Mẫu tiêu biểu ở Việt Nam, luận văn tập trung làm rõ biểu tượng người
Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những giá trị và những khuyến
nghị nhằm gìn giữ giá trị của biểu tượng Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích nền tảng tạo dựng biểu tượng người Mẹ trong tục thờ Mẫu ở
Việt Nam trên các phương diện: nền tảng đời sống xã hội trong phức hợp văn
hóa Việt Nam và nền tảng thực nghiệm trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam.

7


- Làm rõ và phân tích những đặc trưng tiêu biểu của biểu tượng người
Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam thể hiện trên hai phương diện: tính thiêng và
tính quyền năng.
- Chỉ ra những giá trị văn hóa và đưa ra khuyến nghị nhằm gìn giữ
những giá trị của biểu tượng Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Biểu tượng người Mẹ thể hiện trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Khảo cứu một số đền, phủ thờ Mẫu tiêu biểu ở Việt Nam
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về
tín ngưỡng, tơn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của tôn giáo
học và phương pháp của triết học như: thống nhất logic - lịch sử, so sánh,
phân tích - tổng hợp, khái quát hóa,…

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần vào cơng tác nghiên cứu tơn giáo nói chung, vấn đề
văn hóa tơn giáo và tín ngưỡng nói riêng
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng
dạy và nghiên cứu về tơn giáo, đặc biệt là về văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

8


8. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
+ Biểu tƣợng: Biểu tượng là khái niệm đang được đẩy mạnh nghiên
cứu trên thế giới bởi đến nay để hiểu được một cách rạch rịi về khái niệm này
thì vẫn cịn có nhiều tranh luận . Ở Việt Nam chưa có sự thống nhất,việc
nghiên cứu về biểu tượng vẫn cịn hạn chế cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Khái niệm biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
Trong triết học và tâm lý học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai
đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự
vật cịn giữ lại trong đầu óc sau khi tác dộng của sự vật vào giác quan ta đã
chấm dứt.
Trong lĩnh vực văn hóa học: "... Các tác giả định nghĩa về văn hoá đã
đồng ý với nhau, rằng văn hố di truyền khơng theo con đường sinh học mà
bằng con đường học tập. Tiếp đó, họ thừa nhận văn hoá trực tiếp gắn liền với
các ý tưởng, chúng tồn tại và được truyền đạt dưới hình thức biểu
tượng (Symbol)"
Ngày nay, vai trò to lớn của biểu tượng trong hoạt động của đời sống
con người đã được quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc với tinh thần
khoa học, vai trị của trí tưởng tượng khơng cịn bị xem nhẹ, thậm chí khơng
cịn bị đánh giá thấp như trước đây. Nó đã được xác định lại vị trí và được

xem là mặt thứ hai của lý trí, chính nó là nhân tố cốt lõi giúp cho con người
có những phát hiện tìm ra cái mới. Biểu tượng ln ở vị trí trung tâm và được
coi như "tế bào" của đời sống văn hoá.
Trong đời sống xã hội, dù biết hay chưa biết, chúng ta đều nhận thức và
hành động theo biểu tượng. Nó có tầm ảnh hưởng rộng khắp trong mọi mặt
của đời sống con người. Từ lĩnh vực khoa học cho đến lĩnh vực nghệ thuật, từ
đời sống tâm linh cho đến quan hệ ứng xử và giao tiếp. Người ta ngày càng
tìm cách "giải mã" ngôn ngữ biểu tượng, vừa để mở rộng trường nhận thức,

9


khám phá ra những giá trị văn hoá truyền thống cịn chìm khuất trong lịng
đời sống cộng đồng - xã hội, vừa nhằm làm chủ một "năng lượng tinh
thần" của một loại hình ngơn ngữ đặc biệt mà ta vừa mới bắt đầu khẳng định
về sức mạnh của nó.
Khởi nguyên, biểu tượng bắt nguồn từ một tập quán Hy Lạp cổ đại, nói
về một phiến đá bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mỗi thành
viên trong một bộ tộc nào đó, trước sự phân tán của họ, sau này khi được triệu
tập trở lại thì những mảnh đá vỡ đó được ghép lại (Sumballein) nhằm xác
nhận sự hiện diện trở lại của tồn nhóm.
Viết về biểu tượng văn hóa Việt Nam, trong bài “Đi tìm bản sắc văn
hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng”, tác giả Nguyễn Văn Hậu (2012) viết:
“Có thể nói bản sắc văn hóa dân tộc chính là sự thể hiện của tâm lý dân tộc,
được biểu hiện ra ở lối sống, nếp sống, ở phong tục và tập quán, ở sự ưa thích,
cách suy nghĩ và ở cả thang bảng giá trị xã hội, bao gồm cả sở trường và sở
đoản. Tất cả cùng hiện ra những nét độc đáo, đặc sắc nhằm phân biệt giữa dân
tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa dân tộc là sự biểu hiện về bản lĩnh
sáng tạo của mỗi dân tộc. Nó được kết tinh thành những biểu tượng văn hóa
và thơng qua các hệ thống biểu tượng, ta có thể hiểu được tính cách của dân

tộc đó” [Xem 24]
Như vậy, khái niệm “biểu tượng người Mẹ” trong nghiên cứu này có
thể được hiểu là một hình ảnh mang tính chất tượng trưng tiêu biểu về người
Mẹ trong văn hóa Việt Nam. Hình ảnh đó là tập hợp của những đặc điểm tiêu
biểu nhất, đẹp đẽ nhất, mang tính đại diện cao nhất, và mang tính “khn
mẫu” văn hóa.
Và có thể khẳng định biểu tượng người Mẹ Việt Nam là một phần của
bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần khẳng định và phân biệt văn hóa Việt
Nam với văn hóa khác.
+ Tục thờ Mẫu:

10


Theo nghĩa Hán – Việt: “tục” là thói quen lâu đời, nó hay đi cùng với
“phong”: nề nếp đã lan truyền rộng rãi. Phong tục có nghĩa là “tồn bộ những
hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn
định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác” [Xem 63]. Như vậy Tục thờ Mẫu có thể hiểu là thói quen thờ Mẫu
đã được hình thành từ lâu đời và còn tồn tại đến ngày nay.
Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm tục thờ Mẫu, thì cần phải tìm hiểu
trong mối tương quan với khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Mẫu, đạo thờ
Mẫu.
Trong Bản sắc văn hóa Việt Nam, Phan Ngọc tác giả viết: “Tôi thấy
người Việt Nam dùng danh từ thờ Mẫu là cực hay, họ đã khái niệm hóa thành
cơng một tín ngưỡng hết sức đa dạng, đồng thời lại tích hợp được nhiều tín
ngưỡng khác theo bốn yêu cầu của tâm thức dân tộc trong tình thương của
người mẹ. Nó là sự Trung Hoa hóa về hình thức việc thờ nữ thần, là sự nhân
cách hóa bốn lực lượng tự nhiên quyết định đời sống của một cư dân nông
nghiệp: trời, nước, cây, đất. Người ta gọi là thờ “Tứ Phủ”, tức “bốn cung” lúc

đầu chỉ có “Tam Phủ”” [53, tr.350].
Tục thờ Mẫu là khái niệm dùng để chỉ cả q trình xuất hiện, phát triển,
hồn thiện trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu như hiện nay. Nên có thể khẳng
định: tín ngưỡng thờ mẫu xuất phát, phát triển từ tục thờ Mẫu, như vậy tục
thờ Mẫu bao hàm cả tín ngưỡng thờ Mẫu. Cùng với tục thờ Mẫu và tín
ngưỡng thờ Mẫu cịn có tên gọi đạo Mẫu hay đạo thờ Mẫu thì về bản chất vẫn
là tín ngưỡng thờ Mẫu chứ không phải là một tôn giáo thờ Mẫu vì chữ “đạo”
ở đây được hiểu theo nghĩa đạo lý, đạo nghĩa, tỏ lòng biết ơn giống như chữ
“đạo” trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên “đạo thờ Ơng bà”. Do vậy, Nguyễn
Đăng Duy có viết; “Mẫu gọi theo tiếng Hán, tiếng Việt Nam gọi là Mạ, Mệ,
Mẹ, tại sao lại có tín ngưỡng thờ Mẹ? Đó là từ thời nguyên thủy con người
bắt đầu có ý thức sâu sắc về sự sinh sản, sự sinh sôi nảy nở, ý thức ấy thường

11


biện lý từ cái cụ thể. Mà cái cụ thể về giá trị sinh sơi nảy nở, khơng gì khác
ngồi người Mẹ mang nặng đẻ đau, sinh ra nuôi dưỡng che chở cho những
đứa con, và những cái gì sinh sôi, nuôi sống che cở bảo vệ cho con người,
chiến thắng thiên tai và thú giữ ấy đều được coi là Mẹ” [18, tr. 354, 355]. Học
giả, Ngô Đức Thịnh cho ý kiến về đạo Mẫu như sau: “Từ đạo Mẫu, ngồi
những nghi lễ thờ cúng, nó cịn sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật, tạo nên một thứ “văn hóa đạo Mẫu”, chứa đựng nhiều sắc thái văn
hóa độc đáo của dân tộc” [65, tr. 127]. Do vậy, nếu xét về nội hàm thì thuật
ngữ tín ngưỡng Mẫu và thuật ngữ đạo Mẫu là tương đương nhau, cịn Tục thờ
Mẫu; Tín ngưỡng thờ Mẫu; Đạo thờ Mẫu là gần nhau. Nhưng nếu hiểu về bản
chất tín ngưỡng thì giống nhau.

12



Chƣơng 1.
NỀN TẢNG TẠO DỰNG BIỂU TƢỢNG NGƢỜI MẸ
TRONG TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM
1.1. Nền tảng đời sống xã hội trong phức hợp văn hóa Việt Nam
1.1.1. Nguyên lý Mẹ trong văn hóa Việt Nam
Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, các tác giả lớn như Trần Quốc
Vượng, Trần Ngọc Thêm hay Phan Ngọc đều giống nhau ở điểm cho rằng
văn hóa Việt Nam “âm tính” giữ vai trị quan trọng chủ đạo, Trần Ngọc Thêm
thì dùng từ tính cách văn hóa Việt Nam ln hướng đến “sự hài hịa thiên về
âm tính”, khái qt ở mức độ cao hơn, đẩy “tính cách” ấy lên thành “nguyên
lý”, tác giả Trần Quốc Vượng cho rằng: “Tư chất, tính cách và tâm lý Việt
Nam thể hiện rõ ràng trong nguyên lý Mẹ”... Nguyên lý Mẹ ăn sâu trong tâm
trí và biểu hiện thành các chuẩn mực ứng xử” [72, tr. 108,109].
Nguồn gốc của nguyên lý Mẹ xuất phát từ một nền văn hóa nơng
nghiệp lâu đời. Nền văn hóa ấy sùng bái sự sinh sôi nẩy nở của tự nhiên và
con người, bởi duy trì và phát triển là một nhu cầu thiết yếu của văn hóa nơng
nghiệp, đặc biệt là văn hóa lúa nước. Mà đối với người Việt, người Mẹ là hình
ảnh phù hợp nhất để đại diện cho sự sùng bái ấy, bởi người phụ nữ có thiên
chức đặc biệt là “sinh sản”, khi thực hiện quá trình đó xong thì được gọi là
“Mẹ” – đánh dấu sự chuyển đổi rõ nét về chức năng. Đối với con người sự
giao phối hài hòa Âm – Dương, nam – nữ thì sinh ra con người nhưng người
phụ nữ là người trực tiếp thực hiện chức năng đó với việc trải qua biết bao
nhọc nhằn từ khi thai nghén đến khi sinh nở, ni dưỡng con cái, vì thế cái
mà dễ nhìn thấy nhất chính là người phụ nữ - người có khả năng sinh sản. Đối
với tự nhiên, có thể lý giải bằng nhiều cách khoa học về quá trình sinh sản của
giới tự nhiên nhưng với người xưa cái họ dễ nhìn nhận thấy nhất là những cây
cái là những cây có khả năng đâm hoa, kết trái chứ không phải là cây đực,…

13



Nhìn chung, ngun lý mẹ thể hiện trong văn hóa Việt Nam rất đa
dạng, phong phú:
Về ngôn ngữ, trong tiếng Việt, giới tính nam – nữ hay mở rộng ra với
cả giới tự nhiên là cái – đực. Trong đó từ “cái” còn được sử dụng với vai trò
là mạo từ quan trọng, phổ biến, hầu hết mạo từ “cái” đều có mặt trước các
danh từ để chỉ các sự vật, chứ không đơn thuần chỉ là để phân biệt giới tính
cái – đực: cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái cửa… Từ “cái” cịn được dùng như
một tính từ để chỉ những gì mang tính lớn lao, quan trọng, chính, trung tâm,
như con sơng lớn gọi là sơng cái, đường lớn gọi là đường cái, cửa lớn gọi là
cửa cái,… Trong một trò chơi, người làm chủ gọi là người cầm cái,…
Nguyên lý mẹ là một nguyên lý xuyên suốt trong lịch sử văn hóa Việt
Nam và nó khơng ngừng được bồi đắp và chứng minh tính hợp lý của nó.
Chính vì thế, tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về các
nguồn gốc sâu xa trong kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của người Việt. Tuy
nhiên cần lưu ý rằng, chính các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa đó
một mặt là nguồn gốc, là yếu tố bồi đắp, củng cố thêm cho ngun lý đó, mặt
khác chính nó cũng là những biểu hiện sinh động, đa dạng, phong phú của
nguyên lý Mẹ.
Như chúng ta đã biết, người Việt từ ngàn đời xưa sống chủ yếu bằng
nghề nông, văn hóa Việt Nam vẫn điển hình, đặc trưng là văn hóa lúa nước.
Mà văn hóa nơng nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, chăn ni thì vai trị người
phụ nữ lại rất quan trọng, thể hiện rõ nét dưới hình thái thị tộc Mẫu hệ.
Trong cấu trúc xã hội người Việt, gia đình là thiết chế cơ bản và đặc
biệt quan trọng. Lịch sử ngàn đời của Việt Nam đã chứng minh, cư dân nơng
nghiệp Việt Nam từ khi cịn sinh sống từ vùng cao đến khi chuyển xuống
đồng bằng thì cấu trúc thiết chế gia đình vẫn là hình thức tồn tại lâu và bền
vững nhất, đến ngày nay, trong xã hội Việt Nam, gia đình vẫn được coi là “tế
bào của xã hội”. Trong gia đình, người phụ nữ đặc biệt giữ vai trò quan trọng:


14


người phụ nữ là người vun vén, tay hịm chìa khóa, nắm giữ kinh tế gia đình.
Viết về điều này, tác giả Phan Ngọc đã có lý khi đưa ra luận điểm: “Trong xã
hội Việt Nam, đàn bà quản lý kinh tế. Đàn bà đi chợ mua bán, đàn ông đi mua
bán là bất đắc dĩ, còn ở Trung Quốc đàn ông đi chợ” [53, tr.241]. Không
những vậy, người mẹ, người vợ cịn có vai trị đặc biệt trong giáo dục. Vì điều
kiện người đàn ơng thường khơng thường xun ở nhà, nên người Mẹ giữ vai
trò cực kỳ quan trọng. Dân gian Việt Nam có nhiều câu thành ngữ thể hiện
điều này, như “Lệnh ông không bằng cồng bà”,... Là người giữ lửa trong gia
đình, người phụ nữ có vai trò ảnh hưởng quyết định đến nhân cách con trẻ,
chẳng vậy mà người Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”,...
Trong cuốn Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần
Ngọc Thêm viết: “Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần của người nông
nghiệp định cư coi trọng ngôi nhà  coi trọng cái bếp  coi trọng người
phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét” [71, tr.48].
Văn hóa Việt Nam trong các thời kỳ suốt chiều dài lịch sử, dù thể chế
chính trị có khác nhau, điều kiện kinh tế có khác nhau thì vai trị người phụ nữ
vẫn ln được khẳng định. Khi Nho giáo trở thành bệ đỡ tư tưởng, từ thời
Nhà Lê trở về sau, vai trò người đàn ơng được tuyệt đối hóa theo tư tưởng
Nho giáo, đề cao trật tự vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, thì trong dân gian
Việt Nam vẫn thông hành tư tưởng:
“Ba đồng một mớ đàn ông
Mua về bỏ lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi”
Ca dao
Viết về vấn đề này, tác giả Ngô Đức Thịnh cũng từng phân tích: “Chịu
ảnh hưởng của Nho giáo, từ thời nhà Lê, nhất là thời nhà Nguyễn vai trò của

người phụ nữ trong gia đình và xã hội có bị coi nhẹ, cái gọi là “nam tôn nữ ti” đè

15


nặng lên quan niệm của giai cấp phong kiến, các nhà Nho và thể hiện qua luật
pháp. Tuy nhiên trong làng xã người nơng dân vẫn sống theo các thói quen cổ
truyền, kiểu “phép vua thua lệ làng”. Truyền thống mẫu hệ, mẫu quyền vẫn chi
phối nhiều quan hệ trong gia đình. Người vợ, người phụ nữ vẫn giữ vai trị hàng
đầu trong tổ chức và quản lý gia đình, nhất là về phương diện kinh tế. Họ là “nội
tướng”, là “tay hịm chìa khóa”, đàn ơng lo việc lớn, phụ nữ lo quản lý, chi tiêu,
kiểu “đàn ông tậu nhà, đàn bà bán lợn” [67, tr.28]. Vì thế nên: “Không phải
ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp tiêu biểu – khu vực Đông Nam Á – này được
nhiều học giả phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ”” [71, tr. 48 – 49].
Khơng chỉ trong phạm trù gia đình, người phụ nữ Việt Nam nói chung,
người mẹ Việt Nam nói riêng cịn có vai trị quan trọng trong xã hội. Phụ nữ vốn
được coi là phái yếu nhưng phụ nữ Việt Nam lại có thể làm được những điều mà
nhiều khi đàn ông không chưa thể làm tốt hơn: Bà Trưng, Bà Triệu đã từng là
những nữ tướng oai phong, lẫm liệt một thời; Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị
Điểm,... cũng từng là biểu tượng của tài năng, trí tuệ;...
Ở góc độ lịch sử tộc người, người Việt lý giải nguồn gốc của mình thể
hiện trong những câu truyện huyền thoại, trong đó có huyền sử “Hồng Bàng
Thị” [chép trong Lĩnh Nam Chích Quái]. Mẹ Âu Cơ là người mẹ tiên, có “dung
mạo đẹp lạ lùng” đẻ ra bọc trứng, nở ra trăm con, người nào cũng “trí dũng song
tồn”, là biểu tượng của Bách Việt, “Âu Cơ cùng với năm mươi người con trai ở
tại Phong Châu, tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương,
quốc Hiệu là Văn Lang” [Xem 55].
1.1.2. Yếu tố Nữ trong tín ngưỡng, tơn giáo Việt Nam
Xuất phát từ nền tảng đời sống xã hội, xét trong lĩnh vực đời sống tín
ngưỡng, tơn giáo của người Việt Nam, tính Nữ thể hiện vượt trội. Điều đó thể

hiện rõ nét.

16


Về mặt tâm linh, trong quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ, âm –
dương, trời – đất, thì họ quan niệm rằng: Trời là Cha, là dương, ứng với người
đàn ơng, đấng hóa sinh tạo nên mọi sự xoay vần của vũ trụ, tạo nên sự chuyển
động của khơng gian và thời gian. Cịn Đất – Mẹ, là âm, ứng với người đàn bà
luôn thu nhận mọi nguồn sinh lực từ vũ trụ để sản sinh ra vạn vật, mn lồi. Vì
thế, người Mẹ ln được coi là nguồn gốc của sự sống, sản sinh ra tất cả, đặc
biệt người Việt cổ coi trọng mẹ Đất. Người Mẹ đã được đẩy cao lên thành hình
tượng Người Mẹ của quê hương, đất nước, như mẹ Âu Cơ. Đây chính là cơ sở
hình thành nên hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa, làm nền tảng vững chắc
cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc sau này, khi tiếp xúc với các nền văn
hóa khác.
Trong các hình thức tơn giáo, tín ngưỡng đầu tiên của lịch sử người Việt
Nam nói riêng là sự tơn sùng các hiện tượng tự nhiên đầy sức mạnh huyền bí
như: mặt trời, mặt trăng, mây, mưa, sấm chớp, đất, nước... nói chung là những
hiện tượng có vai trị lớn đối với đời sống sản xuất nông nghiệp của con người,
Và người Việt Nam với tư duy nơng nghiệp đề cao vai trị tính âm, tính nữ, vai
trị người mẹ với mong muốn cầu mong sự sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu,
mong ước được chở che, bao bọc nên đã gán tính nữ cho các hiện tượng đó và
cao cả hơn nữa là gọi các hiện tượng tự nhiên đó là Mẹ, là Bà: Mẹ Trời, Mẹ
Trăng, Mẹ Lúa, Mẹ Nước, Mẹ Lúa,... Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp,... Và
“Ở đây rõ ràng là người xưa đã khoác cho tự nhiên, vũ trụ thuộc tính nữ, mang
tính sản sinh, tồn trữ và che chở. Suy cho cùng, việc tôn thờ nữ thần chẳng qua
chỉ là cách nhân thần hóa và tơn sùng lực lượng tự nhiên mà thơi” [67, tr.26].
Hình tượng người Mẹ cũng được đẩy lên cao trở thành người Mẹ biểu
tượng của quê hương, đất nước. “Còn khi cần tìm kiếm biểu tượng cho đất nước,

quê hương, xứ sở thì dân gian cũng viện đến các Bà Mẹ, các Nữ thần: Pô Inư
Nưgar – Bà mẹ Xứ sở Chăm, Nữ thần Đất, Mụ Giạ, vị nữ thần có sức mạnh chạy
thi để vạch định biên giới cho quốc gia Việt – Lào. Sinh thành ra dân tộc Việt

17


Nam có Mẹ Âu Cơ, Bố Lạc Long, đẻ một trăm trứng sinh thành trăm người con.
Tổ tiên các dân tộc Thái, Khơ Mú cũng là do Bà Mẹ sinh ra quả bầu trong đó
chứa tổ tiên của các dân tộc. Bà Mẹ thủy tổ của người Tày là Mẹ Hoa (Mẹ
Booc), là chủ cây hoa có quả vàng, quả bạc, ban phát cho ai quả vàng thì sinh
con trai, quả bạc thì sinh con gái. Cịn với người Dao, nhiều dân tộc ở Tây
Nguyên thì thủy tổ của họ là con cháu sinh ra từ người phụ nữ và con chó thần.
Các Bà Mẹ cũng là các vị thần sáng tạo ra văn hóa và các giá trị văn hóa,
là tổ sư của nhiều ngành nghề truyền thống: Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lứa. Mẹ Âu
Cơ là tổ sư nghề nông tang; các Nữ thần là tổ sư các nghề dệt, chăn tằm, trồng
bông, làm muối, nghề mộc, làm bánh, làm các món ăn, các nghề ca cơng” [67,
tr.26]
Trong bài viết “Tín ngưỡng thờ nữ thần trong hệ thống tín ngưỡng dân
gian Việt Nam” tác giả Đỗ Lan Hiền đã phân tích điểm đặc biệt trong lĩnh vực
tâm linh của người Việt: “tồn tại một điều khác lạ, nếu như ở lĩnh vực thế tục,
yếu tố nữ có phần bị “xem nhẹ” thì trong lĩnh vực tâm linh của người Việt, yếu
tố nữ lại có phần “nổi trội” và hình thành một hệ thống tín ngưỡng thờ Nữ thần,
với điển hình được ghi nhận là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ” [74,
tr.134].
Hệ thống Nữ thần trong tín ngưỡng Việt Nam đến nay chưa có số lượng
thống kê chính xác là bao nhiêu, vẫn chủ yếu dựa vào các tài liệu nghiên cứu sẵn
có như cuốn Hội chân biên (in năm 1847 đời Thiệu Trị), cuốn Các nữ thần Việt
Nam hay cuốn Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam,… dựa vào các tài liệu này đều
có thể khẳng định một điều: hệ thống nữ thần chiếm một phần không nhỏ trong

hệ thống các vị thần được tôn thờ ở Việt Nam. Trên thực tế dọc suốt chiều dài
đất nước Việt Nam, từ Bắc chí Nam, đi đến địa phương nào cũng có thể tìm thấy
một đền thờ Bà hoặc Cô. Tiêu biểu như hệ thống thờ Tứ Pháp ở miền Bắc thờ
Bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện; Cửu Thiên Huyền Nữ, đến Bà
Chúa Liễu Hạnh, Diêu Trì Thánh Mẫu, Bà Chúa Ba, Bà Dâu, Bà Đậu, Bà

18


Tướng, Bà Dàn, Bà Đá, Bà Đanh. Đi dọc vào Nam, ở Nha Trang người ta thờ Bà
Thiên Yana, ở Sài Gòn người ta thờ Ngũ hành Nương Nương, rồi Bà Đen ở Tây
Ninh, Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc…
Nguyên lý mẹ, tính nữ trong văn hóa Việt Nam nói chung, đời sống tín
ngưỡng, tơn giáo nói riêng đã trở thành tính trội, hằng số bất biến để là điểm tựa,
mẫu số chung, sức sống trường tồn cho văn hóa Việt Nam trong những cuộc
giao lưu, tiếp biến văn hóa trong lịch sử, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc.
Tính nữ của văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực tâm linh trội đến mức có thể
“khúc xạ”, “bẻ cong” các hiện tượng, sự vật khi va chạm, giao lưu, tiếp biến, làm
thay đổi đối phương. Điều này chúng ta sẽ bàn ở hai trường hợp: trường hợp
Phật giáo và trường hợp Cơng giáo.
Trong hệ thống tín ngưỡng bản địa Việt Nam, tục thờ Mẫu (Mẹ) phát triển
rất mạnh mẽ, đã khẳng định được vai trị quan trọng của mình trong đời sống
tâm linh của người Việt. Các tín ngưỡng tơn giáo khác ở bên ngồi khi du nhập
vào Việt Nam muốn tồn tại, phát triển thuận lợi ở Việt Nam đều phải hịa nhập,
dung hợp với các tín ngưỡng bản địa, đặc biệt tín ngưỡng thờ Mẫu.
Đối với Phật giáo, Sự tích Man Nương – Khâu Đà La – Tứ Pháp thể hiện
rõ nét đặc trưng này:
Chuyện kể rằng, vào thời Sỹ Nhiếp cai trị nước ta (187 – 236), ở bên kia
sơng Đuống, núi Phượng Hồng, có sư Khâu Đà La đến lập am thuyết pháp (nay
là chùa Linh Quang - Phật Tích), ở bên này sơng, tại làng Mãn Xá, có ơng bà Tu

Định sinh được người con gái đầu lịng có “Dung nghi tư cách khác thường”, đặt
tên là Man Nương (cô gái họ Man). Do mến mộ đạo Phật, lại rất phục “phép
mầu” của Sư Khâu Đà La nên khi Man Nương đủ 12 tuổi ông bà Tu Định cho
tới thụ giáo với sư. Và, câu chuyện Man Nương – Khâu Đà La, Tứ Pháp hẳn
nhiên là câu chuyện truyền kỳ huyền thoại, nhưng dưới góc nhìn folklore học, nó
là một hình ảnh đẹp, phản ánh một thực tế sinh động của buổi đầu Phật giáo đến
Dâu, buổi đầu gặp gỡ giữa Phật giáo từ bên ngồi đưa vào với tín ngưỡng dân

19


×