Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒNG THỊ XN LÝ

PHĨNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ
TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH CƠNG AN NHÂN DÂN
(KHẢO SÁT TỪ THÁNG 1/2014 – 6/2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒNG THỊ XN LÝ

PHĨNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ
TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH CƠNG AN NHÂN DÂN
(KHẢO SÁT TỪ THÁNG 1/2014 – 6/2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trí Nhiệm



Xác nhận đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là do tôi trực tiếp thực hiện. Số
liệu và kết quả có trong cơng trình là sự thật. Tơi xin chịu trách nhiệm về tính xác
thực của nội dung luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Xuân Lý


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu cơng trình khoa học này, tơi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ của lãnh đạo trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội), sự ân cần giảng dạy và chỉ bảo của các thầy giáo, cơ giáo ở khoa
Báo chí và các phịng, khoa của nhà trƣờng.
Đặc biệt, q trình nghiên cứu, tơi đã đƣợc TS. Nguyễn Trí Nhiệm – Trƣởng
khoa Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) trực tiếp hƣớng dẫn giúp tơi có
đƣợc định hƣớng tốt và bắt tay vào khảo sát, nghiên cứu đƣợc thuận lợi. Tôi xin trân
trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhà trƣờng và
của TS. Nguyễn Trí Nhiệm.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, phóng viên Truyền hình Cơng an nhân
dân; nhất là Trung tá Cao Xuân Long - Trƣởng phòng Thời sự, Đại úy Đặng Trí
Nghiêm - Phó trƣởng ban Chun đề, Thƣợng úy Trần Đức Luật – Phóng viên Ban
chuyên đề… đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tƣ liệu, giúp tôi trong suốt thời

gian tiến hành khảo sát và nghiên cứu cơng trình này.
Tơi bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất đến lãnh đạo, đồng nghiệp Công an
tỉnh Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu luận văn này./.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Xuân Lý


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................................................. 4
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................7
2.1. Tài liệu nƣớc ngoài ..............................................................................................7
2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................11
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn ....................................................................11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ....................................................................11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................12
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................................12
4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................12
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................12
5.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................12
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................................13
6.1.Ý nghĩa lý luận ....................................................................................................13

6.2.Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................13
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................14
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ
TRUYỀN HÌNH ...................................................................................................................... 15
1.1. Một số khái niệm liên quan đến phóng sự điều tra kinh tế truyền hình .............15
1.1.1. Phóng sự ..........................................................................................................15
1.1.2. Phóng sự điều tra .............................................................................................17
1.1.3. Phóng sự điều tra truyền hình .........................................................................18

1


1.1.4. Phóng sự điều tra kinh tế truyền hình .............................................................20
1.2. Sự ra đời và đặc điểm của phóng sự điều tra truyền hình ..................................22
1.2.1. Sự ra đời của phóng sự điều tra truyền hình ...................................................22
1.2.2. Đặc điểm của phóng sự điều tra truyền hình ..................................................24
1.3. Vai trị của phóng sự điều tra kinh tế truyền hình ..............................................27
1.3.1. Vai trị của phóng sự điều tra kinh tế trên báo chí ..........................................27
1.3.2. Vai trị của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ...................................28
1.4. u cầu của một tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình..............29
1.4.1. Yêu cầu về nội dung ........................................................................................29
1.4.2. Yêu cầu về hình thức.......................................................................................30
1.4.3. Yêu cầu phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV ............................33
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................................... 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CỦA PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ
TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ANTV (Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015) ............... 36
2.1. Giới thiệu về truyền hình ANTV .......................................................................36
2.2. Thực trạng của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV ....................40
2.2.1. Khái qt về phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV trong thời gian
khảo sát ......................................................................................................................40

2.2.2. Nội dung của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV ................... 49
2.3. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế.......................... 71
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG CỦA PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ TRÊN TRUYỀN HÌNH ANTV ... 83
3.1. Một số vấn đề đặt ra ...........................................................................................83
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV... 88
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 108

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANTV

:

An ninh ti vi

CAND

:

Công an nhân dân

ĐBQH

:

Đại biểu Quốc hội


NXB

:

Nhà xuất bản

UBND

:

Ủy ban nhân dân

PV

:

Phóng viên

TAND

:

Tịa án nhân dân

3


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ khán giả thƣờng xuyên theo dõi truyền hình ANTV

Biểu đồ 2.2: Khán giả quan tâm đến các chuyên mục của truyền hình ANTV
Biểu đồ 2.3: Mức độ khán giả quan tâm đến phóng sự điều tra
Biểu đồ 2.4: Sự quan tâm của khán giả về phóng sự điều tra kinh tế
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV
Biểu đồ 2.6: Cơng chúng đánh giá phóng sự điều tra kinh tế trong các chun mục
của truyền hình ANTV
Biểu đồ 2.7: Nội dung phóng sự điều tra kinh tế của truyền hình ANTV
Biểu đồ 2.8: Hình thức phóng sự điều tra kinh tế của truyền hình ANTV
Sơ đồ 3.1: Mơ phỏng phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, truyền hình là một trong những phƣơng tiện truyền thông chúng
lôi cuốn sự chú ý của đông đảo công chúng bởi khả năng thơng tin trực quan sinh
động bằng hình ảnh và âm thanh.
Một trong những thể loại chiếm vị trí hàng đầu và khơng thể thiếu trong các
chƣơng trình truyền hình là phóng sự điều tra – thể loại có giá trị thông tin và hiệu
quả cao. Với tần suất sử dụng nhiều, phóng sự điều tra truyền hình đã đáp ứng nhu
cầu kịp thời cho công chúng với cách tiếp cận và nhìn nhận những vấn đề, những
hiện tƣợng nảy sinh trong cuộc sống, nhất là những hiện tƣợng tiêu cực, những
“mảng tối” mà đông đảo dƣ luận quan tâm, đƣợc thể hiện bằng các yếu tố: hình
ảnh, tiếng động, lời bình và âm nhạc ....
Phóng sự điều tra truyền hình có thể trình bày, trả lời một cách thuyết phục
nhất về một vấn đề nào đó thơng qua các nhân vật, sự kiện, để giúp ngƣời xem có
nhận thức sâu sắc về vấn đề ấy. Từ sự cấp bách mà cuộc sống đặt ra, phóng sự điều
tra truyền hình với lợi thế về hình ảnh đã phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực, những
hành vi phạm tội đƣợc che đậy dƣới vỏ bọc khác nhau giúp các cơ quan thực thi

pháp luật có thêm những bằng chứng cụ thể, sinh động trong đấu tranh phòng
chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Với khả năng tạo ra hiệu quả thiết thực, phóng
sự điều tra nói chung và phóng sự điều tra truyền hình nói riêng đƣợc sử dụng
nhiều trên các trang báo và các chƣơng trình truyền hình hàng ngày. Nó ln có sự
hấp dẫn khơng chỉ đối với cơng chúng và mà chính những ngƣời làm báo. Phóng sự
điều tra là “đất dụng võ” của những ngƣời làm báo tài năng, có phẩm chất đạo đức
trong sáng, khơng quản ngại nguy hiểm, khó khăn, vất vả, tiên phong trong đấu
tranh chống cái xấu, cái ác, vì một xã hội tốt đẹp hơn. Sự xuất hiện của phóng sự
điều tra truyền hình nhƣ một mũi nhọn xung kích đi sâu vào các sự kiện, các vấn đề
nóng bỏng nhất trong đời sống xã hội, là một minh chứng tiêu biểu cho sự phát
triển của báo chí nƣớc ta.

5


Đối với kinh tế, một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Bên cạnh các
lĩnh vực nhƣ chính trị, xã hội… thì kinh tế ln đƣợc dƣ luận quan tâm; Từ vấn đến
kinh tế vĩ mô, từ các chính sách, quyết sách, hoạch định về kinh tế đến lĩnh vực
kinh tế dân sinh, tiêu dùng. Bên cạnh vấn đề tốt, những điểm sáng, là những góc
khuất, những mảng tối trong lĩnh vực kinh tế luôn đƣợc dƣ luận quan tâm. Bám sát
hơi thơ cuộc sống đặt ra, báo chí đã khơng đứng ngồi cuộc đối với các vấn đề về
kinh tế. Nhất là trong giai đoạn đất nƣớc mở cửa hội nhập quốc tế, kinh tế là đề tài
phản ánh phong phú đa dạng của báo chí. Báo chí phản ánh nguyện vọng của nhân
dân từ khi bắt đầu manh nha hình thành các quy định về kinh tế, hay những bất cập
trong đời sống nhƣ liên quan đất đai, triển khai các dự án, chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, buôn lậu gian lận thƣơng mại, hoạt động tín dụng đen… Nhất là đối với các
hành vi tham nhũng, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi hành
công vụ đối với những cán bộ hoạt động trong các cơ quan công quyền gây bức xúc
trong quần chúng nhân dân. Bằng những tác phẩm phóng sự điều tra, báo chí đã
góp phần thanh lọc những điều xấu, những tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, đóng

góp xứng đáng trong cơng cuộc xây dựng Đảng, phát triển kinh tế của đất nƣớc, tạo
sự đồng thuận trong nhân dân.
Trƣớc yêu cầu, đòi hỏi về nhiệm vụ tuyên truyền, đƣợc sự đồng ý của Thủ
tƣớng Chính phủ, tháng 12 năm 2011, truyền hình Cơng an nhân dân (ANTV) ra
đời. Đây là bƣớc ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển của báo chí Cơng an nhân
dân trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam. Với lợi thế về nguồn tin, đề tài
phản ánh về an ninh trật tự, trong đó có lĩnh vực kinh tế, truyền hình ANTV đã
mang đến một cách thức thể hiện mới về thể loại phóng sự điều tra. Có mặt khá
nhiều trên các bản tin, trong các chuyên mục độc lập với các dạng phóng sự điều tra
khác nhau nhƣ phóng sự điều tra nêu vấn đề, phóng sự điều tra giải quyết vấn đề...
đã góp phần mang đến sự thành cơng của truyền hình ANTV sau gần 4 năm hịa
chung với hệ thống báo chí nƣớc nhà, đáp ứng các tiêu chí riêng có của truyền hình
ANTV “hấp dẫn, nhân văn, tin cậy, kịp thời” đƣợc đông đảo công chúng đón
nhận. Sự thành cơng đó là động lực để những ngƣời thực hiện các chƣơng trình của

6


truyền hình ANTV tiếp tục đi sâu tìm hiểu những vấn đề mà thực tế cuộc sống đặt
ra, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh kết quả đạt đƣợc thì phóng sự điều tra
kinh tế trên truyền hình ANTV cịn có một số hạn chế nhất định về nội dung, hình
thức cần sớm đƣợc khắc phục, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thơng tin của cơng
chúng từ những ngƣời làm báo mang trên mình sắc phục Cơng an nhân dân.
Tuy đƣợc sử dụng nhiều, nhƣng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình
vẫn cịn những vấn đề phải làm sáng tỏ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Nhiều câu
hỏi đặt ra: Đâu là tiêu chí của một phóng sự điều tra kinh tế truyền hình đạt chất
lƣợng? Điều gì sẽ thay đổi cục diện cho thể loại phóng sự điều tra, nhất là phóng sự
điều tra về kinh tế? Từ sự thành công nhất định của phóng sự điều tra kinh tế trên
truyền hình ANTV có thể nhân rộng đến các kênh truyền hình khác hay khơng?
Với mong muốn đi sâu tìm hiểu về phóng sự điều tra kinh tế truyền hình và sự trải

nghiệm của một cán bộ Cơng an có 10 năm làm công tác tuyên truyền, tôi quyết
định chọn đề tài “Phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân
dân” để thực hiện luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trƣớc đến nay, có khá nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến thể loại
phóng sự nói chung, phóng sự truyền hình nói riêng, trong đó có một số nội dung đề
cập đến phóng sự điều tra, phóng sự điều tra truyền hình:
2.1. Tài liệu nước ngồi
“Phóng sự truyền hình” của hai tác giả ngƣời Pháp Brigitte Besse và Didier
Desormeaux (2003), NXB Thơng tấn, đã trình bày khá tỉ mỉ, khoa học các kỹ năng,
phƣơng pháp làm phóng sự truyền hình: Từ những quy tắc tiếp cận, xử lý các sự
kiện đến sản xuất thơng tin, cách xây dựng phóng sự, cách dàn dựng cảnh, bố trí kỹ
thuật trƣờng quay, âm thanh, hình ảnh, cách viết lời bình, biên tập…Đây chính là cơ
sở để thực hiện phóng sự điều tra truyền tra truyền hình về các lĩnh vực của đời
sống xã hội nói chung và phóng sự điều tra về kinh tế trên truyền hình nói riêng.
Tuy nhiên đối với nội dung sát với đề tài hơn thì sách vẫn chƣa đề cập tới.

7


“Phóng sự: Tính chun nghiệp và đạo đức” của tác giả ngƣời Nga M.I Sostak
(2003), NXB Thông Tấn, đề cập vấn đề giữa tính chuyên nghiệp và đạo đức của nhà
báo khi thực hiện phóng sự. Làm thế nào để nhà báo thực hiện nhuần nhuyễn đƣợc
hai vấn đề đó… Cũng nhƣ tác giả “phóng sự truyền hình”, tác giả “phóng sự: tính
chun nghiệp và đạo đức” khơng phân loại các dạng phóng sự nhƣ ở Việt Nam.
“Bước vào nghề báo” của hai tác giả Leonard Ray Tell và Ron Taylor, (1993),
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, đã đề cập đến các nội dung khi bƣớc vào nghề báo
nhƣ: điều kiện làm việc, vấn đề hàng ngày, ý tƣởng và phân công, nguồn tin và tƣ
liệu, cách viết báo… Trong số các nội dung đó, nhóm tác giả đã đề cập đến các đặc
điểm khi viết phóng sự điều tra và cốt lõi của phóng sự điều tra phải có những

chứng cứ quan trọng, đồng thời cũng cho rằng phóng sự điều tra có vị trí quyến rũ
trong nghề báo. Tuy nhiên, nhóm tác giả khơng đƣa ra khái niệm, các nội dung lý
luận về phóng sự điều tra.
Cuốn “Nhà báo hiện đại” của Ban biên soạn The Missouri Group thuộc khoa
Báo chí Đại học Missouri, Mỹ (2005) đã đề cập đến xu hƣớng tích hợp báo in,
truyền hình và báo trực tuyến chung một tòa soạn. Sách đã hƣớng dẫn tác nghiệp
bằng các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của máy tính và những cơ sở dữ liệu trên mạng
Internet. Cách làm tin và viết tin cho báo trực tuyến, cách chuẩn bị và xúc tiến một
cuộc phỏng vấn, cách xử lý và thông tin những số liệu, cách giải quyết những thơng
cáo báo chí... Về phóng sự điều tra, nhóm tác giả đã cung cấp những nội dung nhƣ
quy trình làm phóng sự điều tra, cách tìm đƣợc nguồn tin và tài liệu; Những trở ngại
phải đối mặt khi làm một phóng viên điều tra. Với tính chất tổng kết hoạt động thực
tiễn của phóng sự điều tra nhóm tác giả đã đƣa ra nhiều vấn đề sâu sắc về phóng sự
điều tra nhƣng về góc độ đặc điểm, đặc trƣng của thể loại và trên loại hình báo chí
truyền hình hình các tác giả chƣa đề cập đến.
2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước
“Phóng sự báo chí” do tập thể giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình,
Phân viện Báo chí và tun truyền thực hiện, NXB Lý luận Chính trị (2005), đƣợc
xem là cơng trình đầu tiên khảo sát một cách tồn diện về thể loại phóng sự trên các
loại hình báo chí (báo in, báo mạng điện tử, báo nói, báo hình), có tính lý luận và

8


thực tiễn cao. Trong phần phóng sự truyền hình, nhóm tác giả đã đƣa ra một số khái
niệm về thể loại và chia phóng sự theo phƣơng thức sáng tạo thành một số dạng,
trong đó có phóng sự điều tra. Tác giả đề cập hồn cảnh xuất hiện phóng sự điều tra
và đƣa ra một số thủ pháp về hình ảnh khi thực hiện điều tra; đồng thời, nhận định
đây là thể loại khó thực hiện vì liên quan đến nhiều ngƣời và các yếu tố về năng lực
chuyên môn cũng nhƣ đạo đức ngƣời làm báo. Về vấn đề lý luận đặc điểm, thể loại

của phóng sự điều tra nhóm tác giả cũng chƣa đƣa ra một cách cụ thể, thuyết phục.
“Giáo trình báo chí truyền hình” của tác giả Dƣơng Xuân Sơn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội (2011) là cơng trình nghiên cứu khá đầy đủ và tồn diện về truyền
hình nhƣ tìm hiểu về ngun lý truyền hình, sự ra đời của truyền hình, chức năng
của truyền hình, cách thức sản xuất chƣơng trình truyền hình, tổ chức sản xuất cầu
truyền hình và các thể loại báo chí truyền hình. Trong nội dung về thể loại phóng sự
truyền hình tác giả đã chia phóng sự điều tra là một trong những dạng của phóng sự.
Tác giả cho rằng, đây là loại tác phẩm mang lại sức nặng đối với dƣ luận, đồng thời
là nơi để phóng viên thể hiện bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, trình độ, năng lực của
mình.
“Để viết phóng sự thành cơng” của Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (2012),
NXB Thông tấn đƣợc viết lên từ những trải nghiệm của chính tác giả qua những
thời kì viết phóng sự dày dạn. Cuốn sách là những chia sẻ chân tình và tâm huyết
của tác giả với sinh viên và những ngƣời làm báo trẻ. Nội dung tác phẩm gồm các
nội dung nhƣ tìm hiểu về phóng sự, kỹ thuật viết phóng sự, những lý luận về thể
loại điều tra. Tuy nhiên, đối với phóng sự điều tra truyền hình tác giả cũng chƣa đề
cập đến.
Cuốn “Công việc của Người viết báo”, Hữu Thọ (1998), NXB Giáo dục,
gồm hai phần chính. Phần thứ nhất: “Cơng việc của người viết báo” là tập hợp
những bài giảng, bài nói với sinh viên và các cuộc trao đổi kinh nghiệm của tác giả
với đồng nghiệp. Phần thứ hai: “Nghĩ về nghề báo” là tập hợp hơn 20 bài nói, bài
viết đề cập đến những khía cạnh quan trọng của nghề làm báo, qua đó tốt lên sự
trải nghiệm và lòng yêu nghề, say nghề của tác giả. Trong phần thứ nhất, có nội

9


dung báo chí điều tra. Tác giả cho rằng điều tra, hay cịn gọi là phóng sự điều tra là
một thể loại phản ánh của báo chí có thế mạnh riêng. Tác giả đã nêu ra thời cơ xuất
hiện tác phẩm điều tra, đặc điểm của thể loại điều tra, hoạt động điều tra của phóng

viên, phƣơng pháp thể hiện đặc thù của điều tra. Tuy đã cơng nhận phóng sự điều
tra là môt thể loại nhƣng đối với báo chí truyền hình, thể loại phóng sự điều tra tác
giả cũng chƣa đề cập đến.
Phần thứ hai với nội dung “Nghĩ về nghề báo” tác giả Hữu Thọ đã đề cập
đến vấn đề: Viết kinh tế trong kinh tế thị trƣờng [27, tr.371]: “Trách nhiệm xã hội,
trách nhiệm công dân của ngƣời làm báo Việt Nam trong q trình thơng tin kinh
tế”. Ngoài nêu những thành tựu của đất nƣớc trong phát triển kinh tế, tác giả phân
tích những vấn đề về trách nhiệm của ngƣời làm báo trong việc xử lý một số tình
huống thơng tin kinh tế quan trọng; đảm bảo tính trung thực nghề nghiệp của ngƣời
làm báo trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy không đề cập đến loại hình báo chí cụ thể
nào, nhƣng tác giả Hữu Thọ đã nêu lên vấn đề đạo đức của ngƣời làm báo trong
phản ánh vấn đề kinh tế.
Cuốn “Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới” của PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2015) đã khẳng định những đóng góp của báo chí
trong thời kỳ đổi mới, đồng thời tập trung nghiên cứu về vai trị của báo chí đƣợc thể
hiện trên các vấn đề: Báo chí đối với lĩnh vực đổi mới kinh tế; Báo chí đối với cơng
cuộc phịng, chống tham nhũng; Báo chí với vấn đề Nơng nghiệp nơng thơn; Kinh tế
báo chí… tìm ra những hạn chế, khiếm khuyết để báo chí phát triển hơn nữa trong
những năm tiếp theo. Tuy nhiên đối với vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thì tác
giả chƣa đề cập rõ nét.
Ngồi ra, một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn sau đại học nghiên cứu về
thể loại phóng sự, điều tra trên báo in, báo mạng, phóng sự truyền hình nhƣ Phóng
sự trên Báo Thanh niên của Bùi Thị Vân Anh; Phóng sự trên báo Nhân dân của
Nguyễn Bảo Khánh, Phóng sự trên báo Lao động của Phạm Minh Tú, Phóng sự
Báo An ninh Thế giới của Hà Thúy Quỳnh, Phóng sự điều tra trên Báo Cơng an TP
Hồ Chí Minh: vấn đề thể loại và giải pháp phát triển của Trần Thị Ngọc Anh; Thể

10



loại điều tra trên báo Công an nhân dân về đề tài phòng chống tệ nạn ma túy của
Nguyễn Thu Hà; Thể loại điều tra qua thư bạn đọc của Ban Bạn đọc Báo Lao động
của Nguyễn Quốc Hƣng …(tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội); Phóng sự báo chí và xu hướng phát triển hiện nay của Phạm Văn Hồnh,
Phóng sự với đề tài chống tham nhũng của Nguyễn Thị Huế, Phóng sự trong
chương trình thời sự 19h của Đài Truyền hình Việt Nam của Thái Kim Chung,
Phóng sự điều tra trên báo in về đề tài nông nghiệp nông thôn của Nguyễn Văn
Hùng… (tại Học viện Báo chí và Tun truyền). Các cơng trình khoa học đã nghiên
cứu cụ thể về phóng sự, điều tra, phóng sự điều tra đối với các đề tài phóng chống
tham nhũng, nơng nghiệp nơng thơn, phịng chống ma túy… Ngồi ra, cịn có các
cơng trình mới nghiên cứu về phóng sự điều tra, phóng sự điều tra truyền hình....mà
tác giả chƣa đề cập đến trong luận văn này. Tuy nhiên, trong các tài liệu và cơng
trình nghiên cứu trên đây chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về phóng sự điều tra kinh
tế trên kênh truyền hình ANTV.
Ngƣời thực hiện đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa, tham
khảo có chọn lọc các cơng trình, đề tài khoa học trƣớc đây, q trình nghiên cứu đề
tài luận văn sẽ tiếp tục khẳng định thế mạnh của phóng sự điều tra kinh tế trên
truyền hình trong xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại và trƣờng hợp cụ thể
của thể loại này trên kênh truyền hình ANTV.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở tìm hiểu, làm rõ cơ sở lý luận của phóng sự điều tra truyền hình,
phóng sự điều tra kinh tế truyền hình, luận văn đánh giá đúng thực trạng chất lƣợng
phóng sự điều tra kinh tế trên kênh ANTV, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng của phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
sau:
+ Luận văn tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận phóng sự điều tra kinh tế truyền
hình.


11


+ Khảo sát thực trạng chất lƣợng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình
ANTV (từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015).
+ Đánh giá những thành công và hạn chế nội dung, hình thức của phóng sự
điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV.
+ Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lƣợng phóng sự điều tra kinh tế trên
kênh ANTV.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là phóng sự điều tra kinh tế trên truyền
hình ANTV.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phóng sự điều tra kinh tế đƣợc phát sóng
trên ANTV từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, theo quan điểm đƣờng lối của Đảng và
Nhà nƣớc đối với báo chí, lý luận báo chí, lý luận báo truyền hình, tâm lý học báo
chí, xã hội học báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở các phƣơng pháp nhƣ sau:
+ Nghiên cứu tài liệu: giúp cho tác giả nắm đƣợc phƣơng pháp của các
nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây; có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đang
nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của luận văn.
+ Phƣơng pháp khảo sát, thống kê để lƣợng hóa một số thơng tin cần thiết
cho q trình nghiên cứu nhƣ số lƣợng phóng sự điều tra phóng sự điều tra kinh tế

trên kênh truyền hình ANTV trong thời gian tiến hành khảo sát.
+ Phƣơng pháp điều tra xã hội học: tác giả dùng phƣơng pháp phỏng vấn sâu
và dùng bảng hỏi thu thập ý kiến cơng chúng. Q trình nghiên cứu luận văn, tác

12


giả đã phỏng vấn 10 ngƣời là phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên,
phát thanh viên, đại diện cơ quan cảnh sát điều tra về kinh tế và chức vụ để thu thập
thông tin trong thực hiện đề tài. Ngoài ra, sử dụng bảng hỏi trƣng cầu ý kiến công
chúng đánh giá của công chúng đối với đối tƣợng nghiên cứu. Với việc lập một nội
dung bảng hỏi, thông qua Facebook, Zalo, Gmail tác giả đã thu nhận đƣợc 210 ý
kiến đánh giá về phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV. Bằng phần mềm
phân tích của gmail google đã xử lý thơng tin chính xác từ số liệu thu thập đƣợc. Từ
đó, tác giả nắm đƣợc yêu cầu của công chúng trƣớc thực trạng chất lƣợng của
phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV để đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng trong thời gian tới.
+ Phƣơng pháp phân tích tác phẩm: Với việc sử dụng phƣơng pháp này, tác
giả phân tích nội dung, hình thức thơng qua xem tác phẩm sau khi phát sóng, đọc
kịch bản để đánh giá đúng thực trạng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình
ANTV hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng phóng sự này
trên ANTV trong tổng quan các thể loại báo chí khác trên kênh truyền hình ANTV
và phóng sự điều tra kinh tế trên các Đài truyền hình khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1.Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu thành công đề tài, luận văn bổ sung thêm lý luận về phóng sự
điều tra truyền hình; phóng sự điều tra truyền hình về đề tài kinh tế. Khẳng định vị
trí, vai trị của phóng sự điều tra kinh tế truyền hình trong sự vận động, phát triển
chung của báo chí.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn

+ Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lƣợng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV là tài liệu tham
khảo cho truyền hình ANTV nói riêng và các Đài Truyền hình nói chung.
+ Một số nội dung của luận văn sẽ làm phong phú thêm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về phóng sự điều tra truyền hình; góp
phần vào việc nâng cao kỹ năng sáng tạo tác phẩm cho những ngƣời làm phóng sự

13


điều tra truyền hình. Đồng thời, thêm một nguồn thơng tin cho các nhà nghiên cứu,
cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.
+ Quá trình nghiên cứu đề tài cũng giúp ngƣời thực hiện đề tài nâng cao hơn
về cơ sở lý luận báo chí và khả năng hoạt động trong chun mơn của mình, nhất là sáng
tạo các phẩm phóng sự điều tra truyền hình về lĩnh vực kinh tế.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chƣơng, 10 tiết, cụ thể nhƣ sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phóng sự điều tra kinh tế truyền hình.
Chương 2: Thực trạng chất lƣợng của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh
Truyền hình ANTV.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng phóng sự điều tra kinh tế
trên Truyền hình ANTV.

14


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ TRUYỀN HÌNH

1.1. Một số khái niệm liên quan đến phóng sự điều tra kinh tế truyền hình
1.1.1. Phóng sự
Phóng sự là một trong những thể loại báo chí đƣợc cơng chúng u q và
cũng là một trong những thể loại khó đối với ngƣời làm báo. Nó có vai trị quan
trọng đối với các cơ quan báo chí. Đây là thể loại có những đặc trƣng riêng, nổi bật,
tạo đƣợc hiệu lực và hiệu quả tác động lớn đối với xã hội. Nhiều phóng sự đã tạo ra
những hiệu ứng xã hội mạnh mẽ.
Theo các nhà nghiên cứu thế giới thì phóng sự chỉ thực sự xuất hiện trên báo
chí phƣơng Tây ở thế kỷ XIX. Đến thế kỷ XX thể loại này nhanh chóng chiếm lĩnh
văn đàn, báo giới. Theo nhóm tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.lurốpxki
trong cuốn “Báo truyền hình tập 1” đƣa ra nhận định: “Phóng sự là thể loại báo chí
thơng tin nhanh chóng trên báo chí về một sự kiện nào đó mà phóng viên chứng
kiến hoặc can dự vào. Trong thể loại phóng sự, yếu tố đứng đầu là sự cảm nhận của
cá nhân đối với sự kiện, hiện tượng, sự lựa chọn các sự việc do tác giả bài phóng sự
thực hiện” [39, tr.59].
Trong từ điển tiếng Việt thì “Phóng sự được hiểu là một thể văn chuyên miêu
tả những việc có thật mang tính thời sự xã hội” [35, tr.1009].
Ở Việt Nam, báo chí đƣợc đƣa vào cùng với những bƣớc chân xâm lƣợc của
thực dân Pháp và phóng sự là thể loại tân văn, là sản phẩm của quá trình giao lƣu,
tiếp xúc với văn hóa, văn học phƣơng Tây. Vì thế ở Việt Nam, từ Phóng sự xuất
hiện lần đầu tiên trong Việt Nam tự điển của hội Khai trí tiến đức, đƣợc giải nghĩa
“Phóng sự: người hỏi tin cho nhà báo”. Trong cuốn Hán Việt từ điển do Đào Duy
Anh biên soạn (xuất bản lần đầu tiên năm 1932), phóng sự đƣợc giải thích rằng:
Phóng có nghĩa là bắt chước, phỏng theo; sự có nghĩa là sự việc. Tổng hợp lại
Phóng sự có nghĩa là phỏng theo sự việc.

15


Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng: Phóng sự bắt đầu manh nha từ những tác

phẩm có tính chất ngƣời thực, việc thực nhƣ “Hồng Lê Nhất Thống chí” của Ngơ
Gia Văn Phái, hoặc “Phóng sự xuất hiện cùng với sự xuất hiện của báo chí”. Theo
TS. Nguyễn Thị Thoa trong “Phóng sự báo chí” (2005) thì phóng sự chỉ có thể xuất
hiện ở Việt Nam vào những năm 1930 của thế kỷ XX, mặc dù báo chí Việt Nam có
từ năm 1865.
Nghiên cứu về thể ký báo chí, TS. Nguyễn Đức Dũng coi phóng sự là một
phần của ký báo chí và khẳng định: Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và
báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện; con ngƣời, tình huống điển
hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dƣới dạng một bức tranh toàn cảnh
vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật
và bút phát linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học [5, tr. 83].
Tác giả Dƣơng Xuân Sơn trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận nghệ
thuật” đã đƣa ra quan niệm: “Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự
kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan đến hoạt động và số
phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp với
nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự vai trị của cái tơi trần thuật – nhân
chứng khách quan rất quan trọng” [25, tr.41].
Các quan niệm về phóng sự dù có khác nhau ít nhiều nhƣng nhìn chung đều
bao trùm những đặc điểm mang tính đặc trƣng chung cơ bản, có thể khái quát:
Phóng sự là tác phẩm báo chí phản ánh những sự kiện, sự việc có thật, những con
người thật trong đời sống xã hội và mang lại ý nghĩa với cộng đồng. Phóng sự
khơng chỉ đưa đến cho công chúng bức tranh mô tả con người, sự kiện đơn thuần
mà cịn có thể đi sâu khám phá số phận một con người, một tập thể người có tính
chất điển hình, trong bối cảnh điển hình hoặc khắc họa những biến cố lịch sử một
cách sống động. Phóng sự cịn đi sâu làm rõ những tình tiết bản chất bên trong của sự
kiện, giúp công chúng khơng những biết nó xảy ra, xảy ra như thế nào mà cịn hiểu tại
sao nó lại xảy ra như vậy. Nó được sử dụng kết cấu, ngơn ngữ, bút pháp linh hoạt và
có sự xuất hiện của cái tơi – tác giả. Chính điều này làm nên bản sắc riêng của phóng sự.

16



1.1.2. Phóng sự điều tra
Lịch sử nghiên cứu báo chí thế giới khơng đề cập đến thể loại phóng sự điều
tra. Từ điển tiếng Việt cũng khơng có từ này. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều nhà
báo và cơ quan báo chí sử dụng từ phóng sự điều tra cho dạng tác phẩm phản ánh
về những tiêu cực, những cái xấu của đời sống xã hội.
Trong cuốn “Phóng sự - từ giảng đường đến trang viết”, NXB Thông Tấn
2012, tác giả Huỳnh Dũng Nhân viết: “Phóng sự điều tra là một dạng phóng sự đặc
biệt, là biến thể hình thành từ sự kết hợp giữa hai thể loại phóng sự và điều tra. Nó
có khả năng khơi gợi thu hút độc giả rất cao bởi tính hấp dẫn và tính chiến đấu” [22,
tr.117].
Trong cuốn Viết báo như thế nào, TS Đức Dũng có đề cập đến phóng sự điều
tra với tƣ cách là biến thể của phóng sự: Trong phóng sự điều tra, tính chất phóng
sự đƣợc thể hiện ở hình thức (thơng qua ngơn từ, bút pháp), cịn tính chất điều tra
đƣợc thể hiện chủ yếu ở nội dung. Đặc điểm của một bài phóng sự điều tra có thể
nói gọn lại là hình thức đậm chất phóng sự (trong đó đặc biệt nhấn mạnh những yếu
tố về hình thức nhƣ ngơn từ, bút pháp) có nội dung mang tính chất điều tra, nghĩa là
phải trả lời đƣợc các câu hỏi mà cuộc sống đặt ra thông qua một hệ thống những
bằng chứng, luận cứ đƣợc sắp xếp một cách logic [6, tr.222].
Chúng tôi đồng quan điểm với TS Đức Dũng và nhà báo Huỳnh Dũng Nhân
trong việc coi phóng sự điều tra là sự kết hợp giữa hai thể loại phóng sự và điều tra
nên mang đồng thời tính chất của hai thể loại này nhƣng chúng tơi khẳng định
phóng sự điều tra là một thể loại báo chí.
Từ những quan niệm trên, tác giả luận văn mạnh dạn đƣa ra một quan niệm
về phóng sự điều tra nhƣ sau: Phóng sự điều tra là một thể loại báo chí do lao động
của nhà báo làm ra từ chất liệu còn tiềm ẩn trong cuộc sống mà nhà báo khai thác
được rồi phân tích, chứng minh đầy sức thuyết phục bằng những luận chứng khách
quan mang đến cho cơng chúng cái nhìn đúng đắn nhất về sự kiện, vấn đề mà trước
đó họ chưa biết hoặc cịn những hồi nghi. Phóng sự điều tra khơng hồn tồn hạn

chế về những vấn đề tiêu cực và cái tốt, việc tốt.

17


1.1.3. Phóng sự điều tra truyền hình
Ở phần trên tác giả đã trích dẫn, nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến
“Phóng sự”, “phóng sự điều tra”. Để tiếp tục làm rõ các vấn đề liên quan, trƣớc khi
đi vào định nghĩa khái niệm phóng sự điều tra truyền hình mà nhất là phóng sự điều
tra kinh tế, trên cơ sở nghiên cứu các cơng trình trƣớc đó, tác giả làm rõ thêm về
khái niệm “Phóng sự truyền hình”.
Có thể nói, chính thực tiễn sinh động của sự phát triển phong phú và đa dạng
của Phóng sự truyền hình qua các thời kỳ đã dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau
về thể loại này. Tất nhiên mỗi quan niệm thể hiện góc nhìn riêng của một ngƣời
hoặc một nhóm nhỏ những nguời quan tâm đến về thể loại này.
Nhìn nhận phóng sự từ góc độ phƣơng pháp phản ánh, Jean-Luc MartinLagardette cho rằng: “Phóng sự là cuộn phim mà người ta truyền đi những hình ảnh
đã được xác định nhờ có các bố cục liên tiếp”. Ơng cịn cho rằng: “Phóng sự phải
làm cho nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, sờ thấy. Phóng sự sử dụng cách viết trực
tiếp, thường ở thì hiện tại, bằng cách tăng các giai thoại cụ thể, những hình ảnh,
những chi tiết và những thành ngữ độc đáo”. [41, tr.89].
Từ góc độ phƣơng pháp xây dựng tác phẩm phóng sự, Brigitte Besse DiDier
Desormeaux tác giả cuốn “Phóng sự truyền hình”, NXB Thơng Tấn, Hà Nội (2003)
viết: “Phóng sự là kết quả của những logíc hội tụ dựa trên hình ảnh và âm thanh:
sản phẩm phức hợp này phải được tổ chức xung quanh một số cảnh chủ chốt,
những cảnh này làm nổi bật ý nghĩa của phóng sự từ lúc xây dựng cho đến khi phát
đi và được mọi người tiếp nhận”. [39, tr.134].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu báo chí cũng đƣa ra nhiều quan niệm về
phóng sự truyền hình. Các quan niệm đó cũng xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận
khác nhau.
Trong bài “Nhà báo nên viết phóng sự”, đăng ngày 25/7/2006, trên “Nghề

báo.com”, tác giả Minh Phƣơng có viết: “Phóng sự truyền hình phản ánh sự kiện bằng
hình ảnh và tiếng động là chủ yếu, lời dẫn của phóng viên như một chất keo trong suốt
khâu nối các chi tiết và tư liệu báo chí thành một kết cấu thống nhất, gợi cảm”.

18


Do ảnh hƣởng đặc điểm của báo chí truyền hình là: truyền tải thơng tin bằng
hình ảnh và âm thanh, có khả năng giao tiếp trực tiếp với khán giả, khán giả tiếp
nhận thơng tin bằng thị giác và thính giác, hơn nữa truyền hình có khả năng cung
cấp thơng tin tới khán giả ngay tại thời điểm sự kiện đang diễn ra. Vì vậy, phóng sự
truyền hình vừa mang những đặc điểm của phóng sự báo chí nói chung vừa mang
những đặc trƣng riêng của loại hình. Do đó, quan niệm về thể loại phóng sự truyền
hình, có thể bắt đầu từ những quan niệm về phóng sự trên báo in.
Kế thừa những quan niệm về phóng sự truyền hình của các nhà báo, nhà
nghiên cứu báo chí qua nhiều thời kỳ ở Việt Nam và trên thế giới, dựa trên những
kết quả nghiên cứu trong các giáo trình, các cơng trình khoa học ở các trƣờng đại
học, những bài giảng về phóng sự truyền hình ở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ báo
chí của các nhà báo giầu kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế, có thể nêu ra khái
niệm chung về phóng sự truyền hình nhƣ sau:
Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải nội
dung thơng tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời hiện tại, được thể hiện
theo trình tự logíc diễn biến của sự kiện, vấn đề... qua dịng hình ảnh và âm thanh
của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Trong q trình thể hiện phóng sự,
chính kiến, thái độ và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt
nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó.
Phóng sự truyền hình có nhiều thể loại. Nếu phân chia theo đối tƣợng phản
ánh có: phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung. Cịn nếu phân theo
phƣơng pháp thực hiện có phóng sự điều tra, phóng sự trực tiếp, phóng sự có hậu
kỳ. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, chúng tơi tìm hiểu phóng sự điều tra

truyền hình; phóng sự điều tra kinh tế truyền hình.
Phóng sự điều tra là thể loại khó thực hiện và có thể khẳng định là một trong
những thể loại khó khăn nhất, vất vả nhất, nhƣng cũng là thể loại hấp dẫn nhất trong
hoạt động báo chí. Cái hấp dẫn khi sáng tạo tác phẩm báo chí này là hành trình đi
tìm sự thật của phóng viên. Đây cũng chính là sức hút của thể loại phóng sự điều tra
đối với các phóng viên, nhất là với các phóng viên trẻ. Tuy nhiên, để có thể theo

19


đƣợc nghiệp báo chí ở thể loại này, nhà báo cần nhiều tố chất nhƣ: Dũng cảm, bản
lĩnh, sẵn sàng đƣơng đầu, cần cù, chăm chỉ, có óc phán đốn, tình u nghề và đặc
biệt, phải có tính ƣa phiêu lƣu, mạo hiểm mới có thể làm đƣợc. Nhà báo hoạt động
trong lĩnh vực điều tra cịn cần phải ln trau dồi đạo đức nghề nghiệp, bổ sung kiến
thức và hiểu biết pháp luật một cách sâu sắc…
Từ những luận điểm, trên chúng ta có thể đƣa ra khái niệm phóng sự điều tra
truyền hình nhƣ sau: Là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc
sống đang đặt ra thông qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ kết hợp ít nhiều
với lý lẽ được xây dựng bằng ngơn ngữ hình ảnh và ngơn từ xác đáng. Chính hệ thống
các bằng chứng được xâu chuỗi là yếu tố quyết định tạo ra sự tin cậy của công chúng
đối với tác phẩm điều tra truyền hình. Bằng chứng trong bài điều tra hết sức đa dạng.
Đó có thể là các con số, chi tiết, dữ kiện, văn bản, chứng từ, những quan sát trực tiếp,
ghi âm, ảnh chụp… Tuy nhiên, điều quan trọng là tác giả của các tác phẩm điều tra
truyền hình phải có nhiệm vụ chỉ ra được bản chất của các bằng chứng đó thơng qua
ngơn ngữ truyền hình.
1.1.4. Phóng sự điều tra kinh tế truyền hình
Theo TS Bùi Chí Trung “bất kỳ thuật ngữ hay khái niệm nào cũng đều có
nguồn gốc từ thực tiễn xã hội”. Do vậy, việc nghiên cứu phóng sự điều tra kinh tế
truyền hình bắt đầu từ nghiên cứu khát quát các thuật ngữ liên quan đến kinh tế.
Kinh tế tiếng Hy Lạp là oikonmike – nghệ thuật quản lý, nữ cơng, có nghĩa là: Kinh

tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất; Bộ môn khoa
học, chuyên ngành nghiên cứu các bộ phận và các phạm vi kinh tế của đất nƣớc,
khu vực, các điều kiện và yếu tố sản xuất.
Từ điển tiếng Việt thì “Kinh tế chỉ tất cả các tổ chức thuộc về đời sống vật
chất” [35, tr 236].
Trong tập bài giảng của giảng viên Đỗ Hồng Dƣơng, Khoa Ngôn Ngữ, Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn thì: “Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các
điều kiện sống của con ngƣời, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản
xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích”.

20


Theo số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của
Thủ tƣớng Chính phủ, ở Việt Nam các thành phần kinh tế gồm các 21 nhóm ngành,
642 hoạt động kinh tế nhƣ: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Khai khống;
Cơng nghiệp chế biến, chế tạo; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt
động của các tổ chức và cơ quan quốc tế…
Liên quan đến các tội xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế, Bộ luật Hình sự
nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định chặt chẽ tội danh này, gồm
28 điều, từ điều 153 đến điều 181 tại Chƣơng XVI. Do vậy, trong hoạt động điều tra
của phóng viên đối với lĩnh vực kinh tế đã bám sát các vấn đề mà thực tế cuộc sống
đặt ra nhƣ: buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là
lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, phân bón, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. Kinh doanh trái phép; đầu cơ; trốn
thuế; cho vay lãi nặng; làm trái quy định của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng; lập quỹ trái phép; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm các quy định về sử dụng, quản lý đất đai; khai
thác và bảo vệ rừng, quản lý rừng…

Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, phóng sự điều
tra với các đề tài nhƣ điều tra xã hội, điều tra kinh tế, điều tra con ngƣời... đã tạo
đƣợc sự chú ý đặc biệt đối với công chúng, đồng thời có ý nghĩa sâu sắc trong đời
sống xã hội với việc phát huy vai trò quản lý, giám sát và phản biện xã hội. Riêng
đối với phóng sự điều tra kinh tế đƣợc sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều nhà báo
cũng nhƣ công chúng cả nƣớc. Nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam bƣớc vào
thời kỳ hội nhập, tình hình liên quan đến kinh tế vĩ mô, những bức xúc của ngƣời
dân bắt nguồn từ lợi ích kinh tế, về đất đai hay lũng đoạn tham nhũng trong nội bộ
các cán bộ, quan chức hiện nay việc điều tra những hành vi vi phạm pháp luật...có ý
nghĩa quan trọng.
Từ sự phân tích trên có thể đƣa ra quan niệm về phóng sự điều tra kinh tế
nhƣ sau: Đó là dạng phóng sự nhằm đưa ra nhiều bằng chứng, chứng cứ bằng ngôn
ngữ truyền hình để chứng minh vạch trần một hoặc nhiều vấn đề liên quan đến tình

21


×