Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở các trường mầm non công lập thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 238 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG NGA

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHỊNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ ĐỒNG XỒI,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHUN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG - Năm 2020


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG NGA

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHỊNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ ĐỒNG XỒI,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHUN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI

BÌNH DƯƠNG - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên Nguyễn Bình Phương Nga, là học viên cao học lớp CH18QL01,
trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tơi xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lí hoạt động phịng chống
bạo lực học đường cho trẻ em ở các trường mầm non công lập thành phố
Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa có tổ chức, cá nhân nào
cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gian dối, tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm và bị xử lí theo qui định của nhà trường.
Bình Dương, ngày 04 tháng 9 năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Bình Phương Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài, ngoài sự nổ lực của bản thân, Tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến TS.
Trần Thị Tuyết Mai – cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ Tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn. Tơi trân trọng cảm ơn các thầy, cô

giáo khoa Sư phạm, trường Đại học Thủ Dầu Một đã giảng dạy, tạo mọi điều
kiện cho Tôi học tập, nghiên cứu. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám
hiệu, tập thể giáo viên các trường mầm non cơng lập trên địa bàn TP. Đồng Xồi,
tỉnh Bình Phước, các chuyên gia đã hợp tác, giúp đỡ Tôi trong suốt q trình
khảo sát, thu thập minh chứng.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ Tơi vững bước trên con đường nghiên cứu khoa học.
Mặc dù bản thân đã nổ lực cố gắng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, điều tra,
khảo sát thực tế và đề xuất với Lãnh đạo và các đơn vị liên quan về các biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học đường cho trẻ em
ở trường mầm non; và trong q trình thực tiễn cơng tác, bản thân đã có những
kiến nghị. Tuy nhiên trong phạm vi khuôn khổ luận văn không thể tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của q
thầy giáo, cơ giáo và bạn đồng nghiệp để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Bình Dương, ngày 04 tháng 9 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Bình Phương Nga

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ xii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... xiii

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON ....................................... 11
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu về quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học
đường cho trẻ em ở trường mầm non ........................................................................ 11
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới.................................................................................. 11
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 14
1.2. Một số khái niệm của đề tài ............................................................................... 16
1.2.1. Bạo lực học đường .......................................................................................... 16
1.2.2. Phòng, chống; hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em .......... 17
1.2.3. Quản lí, quản lí nhà trường mầm non ............................................................. 18
1.2.4. Quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở trường
mầm non .................................................................................................................... 20
1.3. Hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở trường mầm non ..... 20
1.3.1. Vị trí, vai trị của hoạt động phịng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở
trường mầm non ........................................................................................................ 20
1.3.2. Mục tiêu hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở trường
mầm non .................................................................................................................... 21
1.3.3. Nội dung hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở trường
mầm non .................................................................................................................... 22
1.3.4. Phương thức tổ chức hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em
ở trường mầm non ..................................................................................................... 25
iii


1.3.5. Điều kiện thực hiện hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em
ở trường mầm non ..................................................................................................... 26
1.4. Quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở trường mầm
non ............................................................................................................................. 26

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học đường cho
trẻ em ở trường mầm non .......................................................................................... 26
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở
trường mầm non ........................................................................................................ 28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động phòng chống bạo lực học đường
cho trẻ em ở trường mầm non ................................................................................... 38
1.5.1. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 38
1.5.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 39
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 40
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG CHO TRẺ EM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CƠNG LẬP
THÀNH PHỐ ĐỒNG XỒI, TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................... 42
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hố giáo dục của thành
phố Đồng Xồi .......................................................................................................... 42
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương .............................. 42
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Đồng Xoài ................... 42
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động phịng chống bạo lực học đường và
quản lí hoạt động phòng chống bạo lực học đường .................................................. 43
2.2.1. Nội dung khảo sát............................................................................................ 43
2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng .............................................................. 43
2.2.3. Tổ chức điều tra, khảo sát ............................................................................... 44
2.2.4. Qui ước thang đo ............................................................................................. 47
2.3. Thực trạng hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em tại các
trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước ..... 48
iv


2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về hoạt
động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở các trường mầm non cơng lập

thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước .................................................................... 48
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động phòng chống bạo lực học đường
cho trẻ em ở các trường mầm non cơng lập TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước ......... 55
2.3.3. Thực trạng thực hiện phương thức tổ chức hoạt động phòng chống bạo lực
học đường cho trẻ em ở các trường mầm non công lập thành phố Đồng Xồi, tỉnh
Bình Phước ................................................................................................................ 57
2.3.4. Thực trạng điều kiện thực hiện hoạt động phòng chống bạo lực học đường
cho trẻ em ở các trường mầm non công lập thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước......................................................................................................................... 61
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em tại
các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước......................................................................................................................... 63
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của
quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở các trường mầm
non công lập thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước .............................................. 63
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bạo lực học đường
cho trẻ em ở các trường mầm non cơng lập thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước......................................................................................................................... 64
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống bạo lực học đường
cho trẻ em ở các trường mầm non cơng lập thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước......................................................................................................................... 66
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng chống bạo lực học đường
cho trẻ em ở trường mầm non ................................................................................... 75
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động phòng chống bạo
lực học đường cho trẻ em ở các trường mầm non công lập thành phố Đồng Xồi,
tỉnh Bình Phước......................................................................................................... 77

v



2.4.6. Thực trạng quản lí các điều kiện thực hiện hoạt động phòng chống bạo lực
học đường cho trẻ em ở các trường mầm non công lập thành phố Đồng Xồi, tỉnh
Bình Phước ................................................................................................................ 78
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động phịng chống bạo lực
học đường cho trẻ em tại các trường mầm non cơng lập trên địa bàn thành phố
Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước ..................................................................................... 86
2.5.1. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 86
2.5.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 87
2.6. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động phịng chống bạo
lực học đường cho trẻ em của hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn thành
phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước .............................................................................. 88
2.6.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 88
2.6.2. Hạn chế............................................................................................................ 89
2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 91
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 92
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG CHO TRẺ EM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
THÀNH PHỐ ĐỒNG XỒI, TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................... 94
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ............................................................................... 94
3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................................. 94
3.3. Các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phịng chống bạo
lực học đường cho trẻ em tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Đồng
Xồi, tỉnh Bình Phước ............................................................................................... 96
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ
về hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ mầm non ............................. 97
3.3.2. Cải tiến cơng tác lập kế hoạch phịng chống bạo lực học đường cho trẻ ở
trường mầm non ...................................................................................................... 100
3.3.3. Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện phòng chống bạo lực học đường
cho trẻ ở trường mầm non ....................................................................................... 103

vi


3.3.4. Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống bạo lực học đường
cho trẻ ở trường mầm non ....................................................................................... 106
3.3.5. Tăng cường các điều kiện phục vụ trong hoạt động phòng chống bạo lực
học đường cho trẻ ở trường mầm non ..................................................................... 109
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 111
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ................................ 113
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................. 113
3.5.2. Công cụ và khách thể khảo sát ...................................................................... 113
3.5.3. Kết quả thực hiện khảo nghiệm .................................................................... 114
3.5.4. Kiểm định sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất ............................................................................................................ 120
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 122
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 124
1. Kết luận ............................................................................................................... 124
2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 125
2.1. Đối với cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục ................................................ 125
2.2. Đối với hiệu trưởng trường mầm non .............................................................. 125
2.3. Đối với giáo viên .............................................................................................. 126
2.4. Đối với cha mẹ trẻ ............................................................................................ 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 128
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


Từ đầy đủ

Từ viết tắt

1

BLHĐ

Bạo lực học đường

2

CBQL

Cán bộ quản lí

3

CMT

Cha mẹ trẻ

4

ĐLC

Độ lệch chuẩn

5


ĐTB

Điểm trung bình

6

GD

Giáo dục

7

GDMN

Giáo dục mầm non

8

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

9

GV

Giáo viên

10


GVMN

Giáo viên mầm non

11

MN

Mầm non

12

NV

Nhân viên

13

TP

Thành phố

14

UBND

Ủy ban nhân dân

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
1

Nội dung
Bảng 2.1: Số lượng CBQL, GV, NV và CMT tham gia khảo sát
các trường MN công lập tại TP Đồng Xoài

Trang
44

2

Bảng 2.2. Đặc điểm CBQL, GV, NV được khảo sát

45

3

Bảng 2.3. Đặc điểm Cha mẹ trẻ được khảo sát

46

4

Bảng 2.4. Qui ước xử lí thơng tin phiếu khảo sát

48


5
6
7
8
9
10
11
12

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV, NV, CMT về biểu hiện
hành vi BLHĐ đối với trẻ
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV, NV và CMT về đối tượng
thực hiện hành vi BLHĐ đối với trẻ
Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL,GV, NV về vai trò hoạt động
phòng chống BLHĐ cho trẻ
Bảng 2.8. Ý kiến của CBQL,GV, NV về mục tiêu hoạt động
phòng chống BLHĐ cho trẻ
Bảng 2.9. Ý kiến của CBQL,GV, NV về nội dung hoạt động
phòng chống BLHĐ cho trẻ
Bảng 2.10. Ý kiến của CBQL, GV, NV và CMT về phương thức
tổ chức hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ
Bảng 2.11. Ý kiến CMT về thực hiện các hoạt động liên quan đến
phòng chống BLHĐ ở gia đình
Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, GV, NV và CMT về điều kiện
hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ

49
51
52

53
55
57
60
62

Bảng 2.13. Ý kiến CBQL, GV, NV về xây dựng kế hoạch hoạt
13

động

64

phịng chống BLHĐ cho trẻ ở các trường MN cơng lập
14
15

Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL, GV, NV về tổ chức tuyên truyền
thông tin đến các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường
Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL, GV, NV về tổ chức bồi dưỡng
ix

67
68


nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của
CBQL, GV, NV trong trường
16
17

18
19
20

Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL, GV, NV về tổ chức xây dựng bầu
khơng khí tâm lí tích cực giữa cơ và trẻ
Bảng 2.17. Ý kiến của CBQL, GV, NV về tổ chức xây dựng bầu
khơng khí tâm lí tích cực giữa trẻ và trẻ
Bảng 2.18. Ý kiến của CBQL, GV, NV về tổ chức thực hiện
chính sách đãi ngộ,chế tài nghiêm ngặt để hạn chế bạo hành trẻ
Bảng 2.19. Ý kiến của CBQL, GV, NV về tổ chức sử dụng công
nghệ thông tin trong quản lí CBQL, GV và NV
Bảng 2.20. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, NV về chỉ đạo thực
hiện hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ

70
71
72
73
75

Bảng 2.21. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, NV về kiểm tra,
21

đánh giá hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ ở các trường MN

77

cơng lập
22


Bảng 2.22. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, NV về quản lí việc
thực hiện qui tắc ứng xử trong trường MN

79

Bảng 2.23. Ý kiến của CBQL, GV, NV về quản lí cơng tác bồi
23

dưỡng nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ

81

CBQL, GV, NV
Bảng 2.24. Ý kiến của CBQL, GV, NV về quản lí việc xây dựng
24

mơi trường vật chất đáp ứng u cầu an tồn, lành mạnh và

82

phòng chống BLHĐ
25

Bảng 2.25. Ý kiến của CBQL, GV, NV về quản lí việc xây dựng
mơi trường tâm lí xã hội tích cực giữa GV với trẻ, giữa trẻ với trẻ

84

Bảng 2.26. Ý kiến của CBQL, GV, NV về mức độ tác động và

26

mức ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lí hoạt động

86

phịng chống BLHĐ cho trẻ
27

Bảng 2.27. Ý kiến của CBQL, GV, NV về mức độ tác động và
x

87


mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí hoạt động
phịng chống BLHĐ cho trẻ
28

Bảng 2.28. Ý kiến của CMT về các nguyên nhân không yên tâm
khi gửi con đến trường

91

Bảng 3.1: Ý kiến của CBQL, GV, NV về tính cần thiết và khả thi
29

của biện pháp “Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện phòng

116


chống BLHĐ cho trẻ ở trường MN”
Bảng 3.2: Ý kiến của CBQL, GV, NV về tính cần thiết và khả thi
30

của biện pháp “Đẩy mạnh kiểm tra - đánh giá hoạt động phòng

118

chống BLHĐ cho trẻ ở trường MN”
Bảng 3.3: Ý kiến của CBQL, GV, NV về tính cần thiết và khả thi
31

của biện pháp “Tăng cường các điều kiện phục vụ trong hoạt

119

động phòng chống BLHĐ cho trẻ ở trường MN”
32

Bảng 3.4. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp

xi

120


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

1

Nội dung
Biểu đồ 2.1. Ý kiến của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng quản
lí hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ

Trang
64

Biểu đồ 3.1: Ý kiến của CBQL, GV, NV về tính cần thiết và khả
2

thi của biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL,GV,NV và

114

CMT về hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ MN”
Biểu đồ 3.2: Ý kiến của CBQL, GV, NV về tính cần thiết và khả
3

thi của biện pháp “Cải tiến công tác lập kế hoạch phòng chống

115

BLHĐ cho trẻ ở trường MN”
4
5

Biểu đồ 3.3. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí
hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ các trường MN

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

xii

122
112


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trị quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ;
với mục tiêu là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;
hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi
dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các
cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Thời gian gần đây, bạo lực học đường (BLHĐ) đã khiến cho dư luận
trong cả nước hết sức lo ngại. Bạo lực xảy ra ở các cấp học tại các địa phương
trên cả nước, trên nhiều đối tượng và sự việc diễn ra ở phạm vi cả bên trong và
bên ngồi nhà trường. Trên các phương tiện thơng tin đại chúng, các trang mạng
xã hội xuất hiện ngày càng nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực, đặc biệt là
BLHĐ đối với trẻ mầm non (MN). Ở lứa tuổi MN trẻ chưa có nhận thức rõ về
hành vi, lời nói và hoạt động của mình; trẻ dễ bị tổn thương (về thể chất và tinh
thần) và hậu quả để lại trên trẻ là khơng hề nhỏ, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự
phát triển và tương lai của trẻ.
Ở nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17
tháng 7 năm 2017 qui định về môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện, phịng, chống BLHĐ. Nghị định được áp dụng đối với các cơ sở giáo dục
từ MN đến giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp,

các lớp độc lập dạy văn hóa, kĩ năng, năng khiếu…có người học dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo liên quan đến cơng tác phịng, chống BLHĐ như: Quyết định số 5886/QĐBGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017, Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12 tháng
4 năm 2019, Kế hoạch số 588/KH-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2019 về phòng,
chống BLHĐ trong các cơ sở GDMN, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên năm 2019.
xiii


Thành phố (TP) Đồng Xồi là nơi tập trung đơng dân cư và có số lượng
trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập nhiều nhất trong các huyện, thị
xã của tỉnh. Để hoàn thành mục tiêu giáo dục và tạo mơi trường giáo dục an tồn,
lành mạnh, khơng để xảy ra tổn thương do bạo lực đối với trẻ MN, tạo sự yên
tâm cho các bậc cha mẹ khi gửi con vào học tại trường, tác giả chọn nghiên cứu
đề tài “Quản lí hoạt động phịng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở các
trường mầm non cơng lập thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước”.
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí luận về BLHĐ, quản lí
hoạt động phịng chống BLHĐ ở trường MN; tiến hành khảo sát, đánh giá thực
trạng và đề xuất các biện pháp quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ em ở các trường mầm non cơng
lập tại TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
Kết quả khảo sát tại 06 trường MN công lập trên địa bàn TP Đồng Xoài
cho thấy:
- Về nhận thức: phần lớn cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV), nhân
viên (NV) và cha mẹ trẻ (CMT) các trường MN công lập trên địa bàn TP Đồng
Xoài nhận thức đúng đắn về vai trò, mục tiêu hoạt động phòng chống BLHĐ,
những hành vi BLHĐ, đối tượng thực hiện hành vi bạo lực đối với trẻ. Bên cạnh
đó, vẫn cịn một số ít đối tượng khảo sát chưa nhận thức đầy đủ về hành vi
BLHĐ, họ còn nhầm lẫn một số hành vi thể hiện cảm xúc nhất thời ở trẻ với
hành vi liên quan đến BLHĐ, hay bạn cùng lớp cũng có thể là đối tượng gây ra

hành vi bạo lực đối với trẻ.
- Về hoạt động phòng chống BLHĐ: các trường đã thực hiện một số nội
dung, phương thức, điều kiện tổ chức hoạt động phòng chống BLHĐ nhưng kết
quả chưa cao. Một số hạn chế như: hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, chưa
phong phú; chưa chú trọng nâng cao khả năng xử lí tình huống, phịng chống bạo
hành cho GV; hệ thống quan sát các hoạt động tại trường từ xa chưa đảm bảo.
Tại gia đình, một số CMT chưa dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng con,
chưa khơi gợi để trẻ thể hiện suy nghĩ về các hoạt động liên quan đến BLHĐ.
xiv


- Về quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ em tại các trường mầm
non: Ban giám hiệu các trường đã thực hiện đầy đủ các chức năng của q trình
quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ như: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy,
một số nội dung như: tuyên truyền, xây dựng mơi trường tâm lí tích cực, thực
hiện chính sách đãi ngộ, cũng như sự hỗ trợ cung cấp nguồn tài liệu tham khảo
còn hạn chế. Việc trang bị, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiết bị theo dõi,
giám sát trong các hoạt động trẻ chưa đáp ứng mục tiêu hoạt động phòng chống
BLHĐ cho trẻ ở trường MN công lập tại địa phương.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng
(khách quan và chủ quan), nguyên nhân ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt
động phịng chống BLHĐ cho trẻ em ở trường MN công lập trên địa bàn TP
Đồng Xồi. Trong đó, mơi trường xã hội, mơi trường giáo dục, nhận thức, năng
lực và phẩm chất nhà giáo có sự ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác quản lí hoạt
động phịng chống BLHĐ cho trẻ ở trường mầm non.
Để khắc phục những hạn chế trên, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng
cao hiệu quả quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ em tại các trường
mầm non trên địa bàn TP Đồng Xoài (05 biện pháp). Các biện pháp này có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau; thực hiện tốt biện pháp này sẽ tác

động và gây hiệu ứng đến các biện pháp cịn lại.
Tác giả tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp tại
06 trường MN cơng lập tại TP Đồng Xồi. Kết quả cho thấy, 5/5 biện pháp được
đánh giá là cần thiết và khả thi trong q trình thực hiện hoạt động phịng chống
BLHĐ cho trẻ em ở các trường MN trên địa bàn TP Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước.

xv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do thực hiện đề tài
Ngày nay, nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với
những “cơ may và hi vọng” song cũng đầy những thách thức và lo âu. Tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu. Sự phát triển về kinh tế, khoa học
– kĩ thuật và công nghệ … đã đạt những thành tựu nhất định; bên cạnh đó nền giáo
dục thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang có nhiều thay đổi với
xu hướng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Xu thế mới đặc trưng cho vài thập kỉ đầu
của thế kỉ 21: sự tồn cầu hóa, cơng nghệ cao, đặc biệt công nghệ thông tin, kinh tế
tri thức, xã hội thông tin, xã hội học tập…đang đặt ra những vận hội và thách thức
mới cho ngành Giáo dục.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
đã nêu: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo
dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người
học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học (Ban Chấp hành Trung ương, 2013).
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân, được xác định có vai trị quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát

triển tồn diện của trẻ. Tơnxtơi từng nhận định “Tất cả những gì đứa trẻ có sau
này đều thu nhận được từ thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại những cái mà nó
thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thơi”. Ơng đã đặt một
phép so sánh “Nếu đứa trẻ từ năm tuổi đến người lớn chỉ là một bước thì từ đứa
trẻ sơ sinh đến năm tuổi là một khoảng dài kinh khủng” (Nguyễn Ánh Tuyết và
cộng sự, 2005). Điều này cho thấy lứa tuổi mầm non (MN) là giai đoạn vàng của
sự phát triển. Vì vậy, nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự quan tâm đặc biệt
đối với trẻ MN, đảm bảo cho các em có sự phát triển bền vững về thể chất và tinh
thần.

1


Thời gian gần đây, bạo lực học đường (BLHĐ) đã khiến cho dư luận cả
nước hết sức lo ngại. Bạo lực xảy ra ở các cấp học tại các địa phương trên cả nước,
trên nhiều đối tượng và sự việc diễn ra ở phạm vi cả bên trong và bên ngồi nhà
trường. Trên các phương tiện thơng tin đại chúng, các trang mạng xã hội xuất hiện
ngày càng nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực, đặc biệt là BLHĐ đối với trẻ MN.
Hiện tượng bạo hành trẻ em trong trường MN đang có xu hướng gia tăng cả về số
lượng lẫn tính chất nghiêm trọng. Ở lứa tuổi MN trẻ chưa có nhận thức rõ về hành
vi, lời nói và hoạt động của mình; trẻ dễ bị tổn thương (về thể chất và tinh thần) và
hậu quả để lại trên trẻ là khơng hề nhỏ, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển
và tương lai của trẻ.
Một số cơng trình nghiên cứu, khảo sát cho thấy BLHĐ có thể gây ra những
hậu quả lâu dài, dai dẳng đối với trẻ khi các em bước vào giai đoạn trưởng thành
và còn tiếp tục để lại hệ lụy trong cuộc đời sau này của trẻ. Khi bị bạo hành dù ở
bất kì hình thức nào, đứa trẻ đều phải chịu những tổn thương ở các mức độ khác
nhau, trong đó có những hậu quả dai dẳng, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của
trẻ.
Ở nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17

tháng 7 năm 2017 qui định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện,
phòng, chống BLHĐ. Nghị định được áp dụng đối với các cơ sở giáo dục từ MN
đến giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, các lớp độc
lập dạy văn hóa, năng khiếu… có người học dưới 18 tuổi (Chính phủ, 2017).
Chương trình hành động phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở GDMN, giáo
dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo
Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xác định mục tiêu tổng quát: “đảm bảo mơi
trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn và kịp thời xử lí các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu BLHĐ” (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2017a).
Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến cơng tác
phịng, chống BLHĐ như: Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019
2


về việc tăng cường giải pháp phòng, chống BLHĐ trong cơ sở giáo dục, Kế hoạch
số 588/KH-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2019 về phòng, chống BLHĐ trong các
cơ sở GDMN, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm 2019.
Trong những năm học qua, BLHĐ đối với trẻ em lứa tuổi MN diễn ra ngày
càng nhiều và phức tạp, từ các nhóm, lớp độc lập tư thục đến các trường MN (cả
trường cơng lập và ngồi cơng lập), trẻ có thể bị giáo viên (GV) hoặc những người
chăm sóc trẻ bạo hành trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: giờ học, giờ
chơi, giờ ăn, giờ ngủ, kể cả giờ vệ sinh, làm dấy lên sự quan tâm, e ngại của cha
mẹ trẻ khi gửi con em đến trường. Cùng với quyết tâm phòng, chống BLHĐ của
ngành Giáo dục trên cả nước, Giáo dục tỉnh Bình Phước thực hiện nghiêm sự chỉ
đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh Bình Phước nên trên địa bàn tỉnh khơng xảy ra những vụ việc
đáng tiếc nào về BLHĐ. Tuy nhiên, vừa qua trên các trang mạng xã hội và báo, đài
đã phản ánh trường hợp bạo hành trẻ như tại trường MN tư thục Mai Vàng, huyện

Chơn Thành. Sự việc diễn ra khi trẻ hiếu động, có hành vi quấy phá các bạn cùng
lớp nên GV trừng phạt trẻ bằng cách dùng vật nhọn đâm vào lòng bàn tay của trẻ
(Công văn số 01/BC-TTrKĐCLGD, ngày 14/11/2019 về việc xác minh thơng tin
báo chí đưa tin về trường MN tư thục Mai Vàng, huyện Chơn Thành). Khi bị
người thân của trẻ tố, UBND huyện Chơn Thành đã chỉ đạo các cơ quan chức năng
vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc; qua đó, phát hiện và buộc cơ sở dừng hoạt động
vì chưa được cấp phép.
Qua sự việc trên cho thấy hành vi bạo lực không chỉ xuất phát từ một phía:
người lớn (giáo viên) tác động lên trẻ mà có thể xuất phát từ trẻ. Khi trẻ tiếp xúc,
giao tiếp với bạn bè, với cơ giáo, trẻ có thể có những biểu hiện, hành vi bạo lực tác
động đến thể chất và tinh thần của những người xung quanh trẻ. Đây là hồi chuông
cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn BLHĐ đối với trẻ ở trường MN trên địa bàn tỉnh
Bình Phước nói chung và đặc biệt là khu vực thành phố (TP) Đồng Xồi nói riêng
– nơi tập trung đơng dân cư và có số lượng trường MN, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
độc lập nhiều nhất trong các huyện, thị xã của tỉnh.

3


Qua đó cho thấy phịng chống BLHĐ là việc làm có tính cấp bách và có ý
nghĩa thực tiễn. Thực hiện hiệu quả cơng tác quản lí hoạt động phịng chống
BLHĐ ở trường MN sẽ mang lại những lợi ích lớn như: tạo văn hóa bài trừ bạo
lực, tạo mơi trường GD an toàn, lành mạnh giúp trẻ phát triển hài hịa về thể chất,
tâm sinh lí, hình thành nhân cách ở trẻ, khơng cịn xảy ra tổn thương do bạo lực đối
với trẻ và tạo dựng niềm tin, sự yên tâm cho các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội
đối với ngành GD. Với những lí do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài “Quản
lí hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em ở các trường mầm
non cơng lập thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động phòng chống

BLHĐ, đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ
cho trẻ em ở các trường MN cơng lập tại TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước. Từ đó,
đề xuất biện pháp quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ em ở các trường
MN công lập ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Quản lí hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, GD trẻ ở trường MN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ em ở các trường MN cơng
lập tại TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về BLHĐ, quản lí hoạt động phịng chống
BLHĐ ở trường MN.
4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ
cho trẻ em ở một số trường MN cơng lập tại TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ
em ở các trường mầm non công lập tại TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
5. Giả thuyết khoa học

4


Quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ em tại các trường MN cơng
lập tại TP Đồng Xồi đã được quan tâm, chỉ đạo; tuy nhiên vẫn còn những hạn
chế, bất cập trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Nếu khảo sát, đánh
giá đúng thực trạng và xác định được nguyên nhân thực trạng quản lí hoạt động
phịng chống BLHĐ cho trẻ em ở trường MN tại địa phương thì có thể đề xuất các
biện pháp quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ có tính cần thiết và khả thi cao,
góp phần xây dựng mơi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện tại các trường
MN trên địa bàn TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.

6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động phòng chống
BLHĐ cho trẻ em ở một số trường MN cơng lập tại TP Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước dưới sự điều hành của hiệu trưởng nhà trường.
6.2. Phạm vi về địa bàn, đối tượng
Nghiên cứu thực hiện tại 6/10 trường MN cơng lập trên địa bàn TP Đồng
Xồi, tỉnh Bình Phước. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lí (hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng, tổ trưởng/tổ phó chun mơn), giáo viên, cha mẹ trẻ/ những người nuôi
dưỡng trẻ (gọi chung là cha mẹ trẻ) tại 6 trường mầm non cơng lập trên địa bàn TP
Đồng Xồi.
6.3. Phạm vi về thời gian:
Đề tài khảo sát thực trạng năm học 2018-2019 và học kì 1 năm học 2019 – 2020
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
(1) Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Theo quan điểm hệ thống cấu trúc, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại dưới
dạng hệ thống với các yếu tố hợp thành có liên hệ với nhau. Hệ thống ấy khơng tồn
tại độc lập mà có liên hệ mật thiết với các hệ thống khác. Vận dụng quan điểm này
vào việc nghiên cứu cho thấy, quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ là
một hệ thống với các yếu tố hợp thành như: môi trường xã hội, môi trường vất chất
nhà trường, sự phối hợp giữa các lực lượng, năng lực, phẩm chất của CBQL, GV
5


cũng như chính sách chế tài. Hệ thống giáo dục này phải luôn được đặt trong mối
quan hệ giữa GV với trẻ, giữa trẻ với nhau nhằm phát hiện những hành vi gây tổn
thương cho trẻ.
(2) Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm logic được vận dụng vào việc sắp xếp cấu trúc của đề tài theo

logic nghiên cứu: lí luận được lấy làm nền tảng và soi đường cho việc nghiên cứu
thực tiễn; đề tài chứa đựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết là câu trả lời có tính
chất phỏng đốn cho câu hỏi đó; việc nghiên cứu thực trạng tổ chức mơi trường
giáo dục nhằm tìm kiếm bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết, nếu giả thuyết
được chứng minh, giả thuyết sẽ trở thành kết luận của đề tài.
Quan điểm lịch sử được vận dụng để đánh giá thực trạng tổ chức phòng
chống BLHĐ cho trẻ ở các trường MN công lập trên địa bàn TP Đồng Xồi, tỉnh
Bình Phước từ lúc triển khai đến nay dưới sự chỉ đạo chun mơn của Phịng
GD&ĐT.
(3) Quan điểm thực tiễn
Dựa vào tình hình thực tế quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ ở
các trường MN cơng lập trên địa bàn TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước xác định
được các ưu điểm và hạn chế trong công tác phòng chống BLHĐ cho trẻ, nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế, khó khăn đó; Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
khắc phục những hạn chế trong công tác phòng chống BLHĐ cho trẻ tại các trường
mầm non. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các trường mầm non cơng lập trên
địa bàn TP Đồng Xồi cụ thể hóa hơn các mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp
thực hiện và nâng cao năng lực của CBQL, GV để tổ chức các hoạt động chăm sóc
và giáo dục trẻ được hiệu quả hơn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
Nội dung: Phân tích, phân loại, tổng hợp các thơng tin khoa học thu thập
được từ sách, tạp chí, văn bản chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Giáo
dục, các Nghị định, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo từ cấp trung ương đến địa phương liên
6


quan đến GD&ĐT nói chung và GDMN nói riêng. Tham khảo tài liệu như sách,
báo, tạp chí, trang web, các cơng trình nghiên cứu về GDMN, BLHĐ, quản lí hoạt

động phịng chống BLHĐ.
Cách thực hiện: Đọc, ghi chép, phân tích, tổng hợp những nội dung cần
thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá thực trạng quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ em ở
một số trường MN công lập tại TP Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước, người nghiên cứu
kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng bằng cách sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu thực tiễn như: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động. Trong đó phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu cơ
bản, phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động là phương pháp bổ trợ.
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng, thu thập những thông tin cần thiết từ người
trả lời về thực trạng hoạt động phòng chống BLHĐ và quản lí hoạt động phịng
chống BLHĐ cho trẻ em ở một số trường MN cơng lập TP Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước.
Nội dung: Ngồi phần dẫn nhập và các thơng tin chung, bảng hỏi đề cập
đến các nội dung:
- Nhận thức của cán bộ quản lí (CBQL), GV, nhân viên (NV), cha mẹ trẻ
(CMT) về BLHĐ;
- Thực trạng hoạt động phịng chống BLHĐ và cơng tác quản lí hoạt động
phịng chống BLHĐ cho trẻ em ở trường MN công lập TP Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước.
Cách thực hiện: Xây dựng 2 phiếu khảo sát về cơng tác quản lí và tổ chức
hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ em (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở, đối
tượng là CBQL, GV, NV, CMT). Số lượng mẫu được dựa trên công thức áp dụng

7



cơng thức tính số mẫu 𝑛 =
thể, Cụ thể:

𝑁

1+𝑁(𝑒)2

trong đó: n là cỡ mẫu, e=0.05, N: tổng

Phiếu khảo sát dành cho CBQL, GV, NV là 138 phiếu
Phiếu khảo sát dành cho CMT là 90 phiếu
Trường khảo sát: 6 trường, gồm: trường chuẩn quốc gia mức độ 1 (3
trường), trường chuẩn quốc gia mức độ 2 (1 trường), trường chưa đạt chuẩn (2
trường).
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để
khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao
tiếp bằng lời nói có tính đến mục tiêu đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng
vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình/ nội dung được định sẵn.
Mục đích: Thu thập ý kiến, thông tin cần thiết từ người được phỏng vấn mà
khảo sát qua phiếu hỏi chưa đáp ứng được về hoạt động phịng chống BLHĐ và
quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ cho trẻ em ở một số trường MN cơng lập tại
TP Đồng Xồi.
Nội dung: Cơng tác quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ cho trẻ em ở
trường MN như: Nhận thức của CBQL, GV, CMT về BLHĐ; thuận lợi, khó khăn
trong quản lí hoạt động phịng chống BLHĐ; Q trình xây dựng và tổ chức mơi
trường GD an tồn, phịng chống BLHĐ cho trẻ em ở trường MN; Thực trạng
công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phối hợp với CMT trong phòng
chống BLHĐ;

Cách thực hiện: Sử dụng các câu hỏi mở để phỏng vấn các đối tượng: Cán
bộ quản lí (5 người), giáo viên (5 người), cha mẹ trẻ (5 người).
Trường khảo sát phỏng vấn: 5 trường, gồm: trường chuẩn quốc gia mức độ 1 (2
trường), trường chuẩn quốc gia mức độ 2 (1 trường), trường chưa đạt chuẩn (2
trường).
7.2.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

8


×