Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận cao học triết quan điểm của mác lênin về phạm trù cái thiện, cái ác và sự đánh giá về phạm trù này trong xã hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.16 KB, 21 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại từ xưa cho đến nay, vấn đề thiện và
ác luôn luôn được con người quan tâm. Dù thời đại lịch sử có khác nhau, dân tộc
có khác nhau, con người ln ln muốn có điều thiện, tránh điều ác; muốn làm
những điều thiện cho xã hội , cho người khác. Lối sống nhân nghĩa, chủ nghĩa
nhân đạo , tình hữu ái giữa các giai cấp, giưa các dân tộc luôn luôn là lý tưởng
của mọi thời đại. Đó là khát vọng chân chính của con người và cũng là quá trình
phấn đấu của xã hội để cho cái thiện ngày càng nảy nở , cái ác ngày càng mất
đi. Những câu tục ngữ, ca dao của người Việt luôn luôn nhắc nhở con người phải
sống nhân đức: “Ở hiền sẽ gặp lành”,”Ác giả ác báo” , “Gieo gió ắt phải gặp
bão”, hay : “Những người nhân đức trời dành phúc cho”.
Từ khi xã hội loài nguời xuất hiện, đấu tranh giữa cái thiện và cái ác ln
ln diễn ra. Chừng nào cịn con người thì đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vẫn
tồn tại. Sở dĩ chúng ta khẳng định thiện và ác là cuộc đấu tranh ngay từ khi con
người sinh ra và nó đồng hành với con người. các học thuyết đạo đức đều xem
thiện và ác là hai phạm trù cơ bản, làm cơ sỏ cho việc xây dựng hệ thống các
phạm trù, quy luật của đạo đức học. Có thể thấy trong các hệ thống lý luận đạo
đức hai phạm trù thiện và ác bao trùm nội dung và ý nghĩa của các phạm trù,
quy luật đạo đức khác. Trên cơ sở tiếp thu những tri thức của nhân loại, những
người mác xít cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về thiện và ác. Chính vì
những lý do trên, với mong muốn được hiểu sâu về phạm trù “Thiện – Ác” , tác
giả quyết định chọn đề tài “Quan điểm của Mác Lênin về phạm trù cái thiện, cái
ác và sự đánh giá về phạm trù này trong xã hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài
tiểu luận của mình.
2.

Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu


- Mục đích : Nắm bắt, hiểu biết được khái niệm, quan điểm của Mác
Lênin về phạm trù “Thiện – Ác”, từ đó vận dụng vào đời sống thực tiễn của con
người.
2


- Nhiệm vụ: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau
+ Quan niệm của các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại.
+ Quan niệm của xu hướng duy tâm và tôn giáo.
+ Quan niệm của các nhà duy vật .
+ Thiện và ác trong quan niệm của chủ nghĩa Mác.
+ Quan niệm Thiện – Ác trong giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
-

Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của Mác – Lênin về phạm trù thiện ác.

-

Phạm vi nghiên cứu : Quan điểm của Mác – Lenin trong thời kì lịch sử và sự
nhìn nhận , đánh giá về phạm trù này xã hội Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như :
- Phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa và tổng hợp
- Nghiên cứu theo quan điểm duy vậy lịch sử
- Phương pháp Logic
-

Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp : phân tích, tổng hợp, so sánh,


….V..V…
5. Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Giúp người đọc có những hiểu biết cơ bản về phạm trù
“Thiện-Ác”
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp người đọc nhận thức được việc đấu tranh
chống lại cái ác, cái xấu, , những cái đi ngược với lợi ích của xã hội, giữa gìn và
phát triển những cái tốt, cái thiện, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Bên cạnh
đó cũng hướng con người điều chỉnh về hành vi, giáo dục, nhận thức.
6.Kết cấu tiểu luận:
Ngoài mở đầu , kết luận và tại liệu tham khảo, nội dung tiểu luận gồm có
2 chương:
Chương 1: Quan niệm của các nhà tư tưởng về Thiện – Ác trước Mác
Chương 2: Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về phạm trù Thiện – Ác
3


Chương 3: Vận dụng quan điểm của Mác – Lênin trong đời sống Việt
Nam hiện nay.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG
VỀ THIỆN VÀ ÁC TRƯỚC MAC
1.1.

Quan niệm của các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại.


Khổng Tử là một trong những người đầu tiên , ngẫu nhiên nói tới “tính”.
Trong chương Dương hóa . (Luận ngữ) , ơng nói : “Tính tương cận , tập tương
viễn”. Ở đây chắc hẳn ông chưa đặt vấn đề con người vốn dĩ là thiện hay ác, mà
chỉ cho rằng con người sinh ra vốn không khác nhau bao nhiêu , nhưng về sau
do tập tành, do môi trường xã hội ảnh hưởng, do giáo dục mà tính cách, phẩm
hạnh dần dần khác biệt.
Mặc Tử từ chỗ quan sát thấy rằng tơ đem nhuộm xanh thì hóa xanh,
nhuộm vàng thì hóa vàng, thì khơng xét đến tính và đi đến nhận định rằng hình
như tính khơng thiện không ác, con người thiện hay ác chủ yếu là do sự tiêm
nhiễm: có thể hóa thiện mà có thể hóa ác.
Mạnh Tử là người khẳng định rằng con người có bản tính thiện, ơng bác
bỏ quan niệm của Cáo tử, người đã cho rằng tính khơng phải thiện mà cũng
khơng bất thiện. “Nhân tính khơng phân ra thiện với không thiện cũng như nước
chảy không phân biệt ra Đơng hay ra Tây”.
Mạnh Tử dùng chữ tính để chỉ những gì của trời sinh ra. Thậm chí ơng
cịn cho rằng : “Hình sắc, thiên tính dã” (thân thể, dung mạo, nét mặt của ta đều
do trời sinh ra ) . Như vậy quan niệm về tính của ơng rất rộng. Nhân tính theo
ơng khơng ai khơng thiện : “Đứa trẻ chưa oe oe , chẳng đứa nào không biết yêu
bố mẹ nó . Đến lúc lớn lên , chẳng ai khơng biết kính anh mình. u người thân
là đức nhân . Kính người lớn là đức nghĩa . Cái điều biết yêu biết kính mà cho là
bản tính nhân nghĩa, khơng vì cớ gì khác đâu, vì là cái lịng kính u ấy suốt cả
thiên hạ, ai ai cũng vậy”.

5


Mặc dù vậy ,tính thiện khơng phải mãi mãi khơng biến đổi, gặp hồn cảnh
khốc liệt , tính thiện cs thể mất đi ở lịng người . Để cho tính thiện khơng bị vùi
lấp đi bởi ngoại vật thì cần phải khuếch sung tính thiện . Tức là loại bỏ cái ngoại
vật che lấp , tiết chế được dục niệm , quay về lương tâm cố hữu.

Tuân tử thì ngược lại, ơng cho rằng tính là những gì vốn sẵn có ở con
người , khơng phải con người làm ra, khơng phải do học tập, tu dưỡng mà có.
Tn tử cho tính người là ác, điều thiện chỉ do con người đặt ra (Nhân chi tính
ác, kỳ thiện giả ngụy giã), ngụy ở đây theo cách phân tích của Trần Trọng Kim
có nghĩa là việc người làm chứ khơng có nghĩa là giả dối.
Tn tử nói : “ Khơng thể học được, khơng thể làm được, ở người ta sẵn
có , gọi là tính. Có thể học được , có thể làm thành được ở người ta gọi là ngụy”.
Tính là do cái hịa khí sinh ra, tính linh hợp , cảm ứng với nhau , không làm ra
mà tự nhiên , gọi là tính. Cịn u , ghét, mừng, giận , thương, vui của tính gọi
là tình. Tình rồi như thế mà cái tâm mới chọn cái nên , cái khơng nên , thì gọi là
lự. Tâm lự để khiến người ta hành động gọi là ngụy. Thẳng cái lợi gọi là sự,
thẳng cái nghĩa mà làm gọi là hành vi”. Như vậy cái người ta làm do được rèn
giũa theo Tuân tử chỉ là ngụy.
Nguyên nhân của tính ác cũng được Tuân Tử chỉ ra: “ Tính con người ta
sinh ra là có hiếu lợi, theo cái tính ấy thì tranh đoạt, sự từ nhượng khơng thể có;
sinh ra là có lịng muốn của tai mắt , có cái thích về thanh sắc , theo đấy sinh ra
tranh đoạt , phạm phận , loạn ly mà sinh ra tàn bạo. Cho nên phải có thầy , có
phép hóa đi, có lễ nghĩa để đạo dẫn,…. Như vậy cái ác là có sẵn, cịn cái thiện là
cái mà người ta cố tạo ra.
Cơ sở để Tuân tử khẳng định điều đó là xuất phát từ chỗ cho rằng con
người ta khơng ai là khơng có tình dục . Tình dục mà khơng có sự tiết chế ắt dẫn
đến tàn tặc , dâm loạn, trộm cướp, xâm hại đến người khác. Vậy thì bản tính của
người ta phải là ác đoan :
“ Nay tính của con người ta , sinh ra mà có sự yêu lợi rồi vậy, Thuận theo
đấy cho nên sinh ra tranh cướp mà mất thái độ từ nhượng. Sinh ra đã ghét và ác
6


rồi , thuận theo đường ấy cho nên tàn tặc sinh mà mất điều trung tín. Sinh ra có
thèm muốn của tai mắt , có yêu âm thanh, sắc đẹp. Thuận đấy , cho nên lễ nghĩa

văn lý mất mà dâm loạn sinh. Đã như thế thì theo tính của người ta , thuận theo
tình người ta , ắt nảy ra tranh cướp , hợp với sự xâm phạm vào phận của nhau và
rối loạn mất lý đương nhiên , mà trở về chỗ bạo nghịch … Xét theo điều ấy thì
biết rằng tính của người ta ác đã rõ rệt…. Nay..con nhường cha, em nhường anh,
con thay cho cha, em thay cho anh, hai hành vi ấy đều là phản trái với tính , mà
bội ngược với tình của người ta vậy…… Lấy đấy mà xét thì biết rằng tính của
người ta là ác . Cái thiện là điều ngụy vậy”.
Còn con người sở dĩ đến chỗ thiện là hoàn toàn giờ giáo dục . và theo như
Tuân tử thì ai cũng có thể làm điều thiện được . Vấn đề ở chỗ người ta chịu sửa
mình như thế nào.
“Người ngồi đường có thể làm ơng vua Vũ được . Tại sao vậy? Vì ơng
Vũ là ơng Vũ do lấy nhân – nghĩa – pháp – chính mà theo. Vậy thì nhân – nghĩa
– pháp – chính có cái lý có thể biết, có thể năng được . Vì thế mà người ngồi
đường đều có cái chất để có thể nhân – nghĩa – pháp – chính đều có cái khí cụ
để làm được nhân – nghĩa – pháp – chính.
Tuân tử cũng chỉ ra sự cần thiết và tác dụng của giáo dục: “Cho nên cây
gỗ cong phải đợi có cái khn uốn, rồi hơ nóng lên mà uốn mới thẳng được.
Một miếng sắt, miếng thép phải đợi có mài rũa mới sắc. Cái tính ác của con
người ta cũng như thế , ắt phải có thầy, có phép thì thiên lệch nguy hiểm mà
khơng chính, khơng có lễ nghĩa thì bội loạn … bởi thế mới khởi xướng lên lễ
nghĩa .. cho hợp cái đạo”. Trong tư tưởng này của Tuân Tử lộ rõ cái nhìn siêu
hình , rõ ràng ông thầy không thể tự nhiên sinh ra, mà chỉ là kết quả của một quá
trình giáo dục dài lâu trong đạo đức xã hội.
“Phàm người ta muốn làm điều thiện là vì cái tính ác vậy. Hễ mỏng là
muốn dày, xấu là muốn đẹp, hẹp là muốn rộng, nghèo là muốn giàu , hèn muốn
sang. Nếu khơng có ở trong là ắt phải tìm ở ngồi … Cái tính của người ta vốn

7



khơng có lễ nghĩa, cho nên phải cưỡng mà học để cho có lễ nghĩa, tính khơng
biết lễ nghĩa, cho nên phải tư lự để tìm cho biêt lễ nghĩa”.
Theo Vương Sung, “tính người ta có thiện có ác, cũng như tài người ta có
cao có thấp”, bên cạnh nhận định đúng đắn ấy, ơng phải nói : “Đã cao thì khơng
thấp , đã thấp thì khơng cao. Nếu nói tính khơng thiện, khơng ác là nói tài người
khơng cao không thấp”. Phép so sánh này của ông không tương đồng, vuowng
Sung chưa nhận thấy quan hệ biện chứng giữa thiện và ác.
Các nhà đạo học quan niệm về thiện khác hẳn, chẳng hạn Dương Chu cho
rằng phải bảo toàn sự sống cá nhân triệt để, mất một sợi lông chân mà có lợi cho
thiên hạ cũng khơng chịu. Nhưng ông cũng cho rằng phải hòa vào tự nhiên, hồn
nhiên như đứa trẻ mới sinh , không xâm phạm vào sự sống của người khác mới
là thiện.
Phái Pháp gia nhìn chung cũng cho con người có tính ác, chỉ biết hoạt
động theo hướng lợi hại. Mỗi người luôn luôn tranh đấu cho lợi ích của riêng
mình: “giữa kẻ trên và người dưới mỗi ngày có trăm trận đấu tranh. Kẻ dưới dấu
lịng tư ý của mình dùng để thử thách người trên. Người trên cần pháp độ đo
lường để kiểm sốt người dưới mình”. Hàn Phi Tử giải thích tình trạng người ta
tranh cướp nhau là do tài hóa ít. Từ đó ơng địi hỏi phải có một chính quyền dẫn
dắt điều khiển, lấy thưởng phạt để giữ trật tự cho xã hội.
1.2.

Quan niệm của xu hướng duy tâm và tơn giáo.
Đạo Phật quan niệm thiện ( Phật tính ) là bản chất thường trụ của pháp
giới , vì vậy một đồ tể chỉ cần quảng con dao, chịu khó tu đạo là có thể đạt thiện,
ngược lại là ác.
Đạo Kitơ giáo lại quan niệm khác hồn tồn: Chúa là người duy nhất sáng
tạo và mang lại cái thiện. Trong khi đó xung quanh tồn là ác. Vì vậy Chúa phải
cứu vớt, từ đó mà thấy rằng thiện là của Chúa.
Con người đầy những tội lỗi, mọi tội lỗi của con người đều do tổ tơng
truyền lại, đó chính là biểu hiện của cái ác. Ác cũng còn là sự trừng phạt của

Chúa ( bằng các hình thức chiến tranh , động đất, bệnh tật,….) giáng xuống
8


những kẻ tội lỗi , nhằm tu tỉnh , đánh thức, phục thiện cho con người. Để phục
thiện , diệt ác cần vâng theo ý Chúa. Đó là con đường duy nhất hướng tới thiên
đàng.
Nhiều nhà tư tưởng duy tâm chủ quan phương Tây thường cho rằng thiện
ác khơng có nội dung khách quan mà chỉ là mong muốn chủ quan của con
người. Chẳng hạn một hành động khách quan là ác , nếu được thực hiện với
niềm tin bên trong một cách thành thực thì đó sẽ là thiện .
Kant, nhà triết học cổ điển Đức, cho thiện là cái phù hợp với những mệnh
lệnh của quy tắc đạo đức nằm trong mỗi thực thể có lý tính, khơng phụ thuộc
vào điều kiện mà con người sinh sống , mệnh lệnh ấy chính là “mệnh lệnh tuyệt
đối”. Ơng nhìn nhận thiện ác có quan hệ biện chứng với nhau rất linh hoạt, biện
chứng. Nhận định sau đây của ông được các nhà kinh điển cảu chủ nghĩa Mác
Lênin tán thưởng : “Người ta tưởng nêu ra được một điều vĩ đại khi nói rằng:
con người bản chất là thiện. Song, người ta quên rằng còn nêu ra được một điều
vĩ đại hơn khi nói : con người bản chất là ác”. Hêghen cho rằng ác là hình thức
biểu hiện động lực của sự phát triển lịch sử, là sự phản kháng chống lại cái cũ
đang suy đồi , là những dục vọng xấu xa của con người như lòng tham lam và sự
thèm khát của cái, ái tình, quyền lực, ác vừa có ý nghĩa tiêu cực, vừa có ý nghĩa
tích cực . Quan điểm này của Hêghen bị các lực lượng phản động lợi dụng để
biện hộ cho các cuộc chiến tranh xâm lược , phi nghĩa.
Phơbách nhìn nhận vấn đề thiện – ác khá đơn giản, ông cho rằng con
người luôn luôn tránh ác và hướng thiện, vì thiện làm con người vui sướng, ác
làm con người đau khổ. Chính vì thế thiện là sự đáp ứng tính ích kỷ của con
người. Ơng cũng cho rằng chỉ có tình thường u đồng loại , đặc biệt là tình yêu
nam nữ, mới là cái thiện tuyệt đối , vĩnh cửu và là động lực chính thức đẩy lịch
sử. Phơbách ca tụng tình yêu như một thứ thuốc mầu nhiệm điều trị tất cả các

thứ tật bệnh xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Điều này thể hiện lập trường duy
tâm của ông khi xem xét các vấn đề về xã hội.

9


1.3.

Quan niệm của các nhà duy vật .
Đối lập với các cách nhìn trên, các nhà duy vật, tiêu biểu là Xpinơda, cho
rằng thức ăn , khơng khí , vơ thần làm cho con người bớt sợ hãi trước Thượng đế
chính là lợi ích đối với con người, và đó là thiện. Jeremy Bentham và John
Steward Mill là những nhà đạo đức học người Anh thế kỉ XIX khởi xướng
thuyết duy lợi, theo họ thì thiện là cái mang lại lợi ích cho con người , cịn ác là
cái gây tai họa cho con người . Bentham cho rằng mọi người, kể cả người có đạo
đức cũng như người vơ đạo đức đều muốn tăng thêm tổng số hạnh phúc của
mình. Đạo đức học phải gợi ý cho họ con đường tối ưu để đạt được lợi ích cá
nhân, người ta sẽ tác động thuận lợi cho hạnh phúc và sự an lạc của tồn thể xã
hội bởi vì hạnh phúc của xã hội là tổng số hạnh phúc cá nhân . Mác đã từng chế
giễu quan niệm của Bentham , coi nó là sự tâng bốc trắng trợn chủ nghĩa cá nhân
và chủ nghĩa ích kỷ tư sản.
Những quan điểm thiện, ác trên cịn có nhiều hạn chế, chưa đầy đủ về nội
dung, chưa sâu sắc về ý nghĩa. Do vậy đao đức học Mác – lênin phải đưa ra cách
hiểu toàn diện hơn, cách mạng hơn về thiện ác.

10


CHƯƠNG 2:
QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ THIỆN VÀ ÁC

2.1.

Thiện và ác trong quan niệm của chủ nghĩa Mác.
Thiệc và ác là hai khái niệm đối lập nhau, thuộc về lĩnh vực đạo đức , do
tồn tại xã hội quyết định và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các hình thái ý thức
xã hội khác. Vì vây để đánh giá đúng về thiện và ác không thể chỉ giới hạn ở nội
dung khái niệm , mà phải tìm hiểu cả ngun nhân của nó là tồn tại xã hội, chứ
không chỉ dựa vào đời sống tinh thần thuần túy của xã hội. Như vậy nguyên
nhân của thiện và ác mà “mệnh lệnh tuyệt đối”, “ý niệm tuyệt đối”, “tình yêu
thuần túy” là cách xem xét mơ hồ, mờ mịt, mơ mộng , thần bí.
Thiện và ác có tính lịch sử , khơng phải là sản phẩm trừu tượng thuần túy
của tư duy mà nó là kết quả của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định ; nó
biến đổi khi điều kiện kinh tế - xã hội biến đổi. Các quan niệm đạo đức bám vào
một nền đạo đức vĩnh cửu, bám vào tiêu chuẩn thiện ác bất biến là siêu hình, sai
lầm. Mác và Ăngghen đã chứng minh một cách hùng hồn rằng không phải ngay
từ đầu con nguời ta đã quan niệm ăn thịt người hay giết mẹ là ác; cho quần hơn,
loạn ln là tội lỗi . Thậm chí người ta đã từng quan niệm rằng giết người già là
thiện, giết mẹ là vô tội, loạn luân là hợp đạo đức. Tóm lại khơng có một quan
niệm thiện và ác nào là bất biến cả , kể cả quan niệm thiện và ác của giai cấp vô
sản cũng vậy. Tuy nhiên giữa các thời kì đại lịch sử khác nhau , cũng vẫn có
điểm tương đồng nhất định về thiện và ác .
Quan niệm thiện và ác có tính hiện đại . Nếu như tính lịch sử khẳng định
rằng khơng có quan niệm đạo đức vĩnh hằng , bất biến thì tính hiện đại cho biết
ở mỗi giai đoạn nhất định có nền đạo đức nào đúng đắn, tiến bộ nhất. Khi nói về
ba nền đạo đức phong kiến , tư sản, vô sản Ăngghen đã lý giải như sau : “vậy thì
cái nào đúng? Khơng có cái nào đúng cả , nói theo ý nghĩa tuyệt đối cuối cùng ,
nhưng mà nền đạo đức có nhiều yếu tố hứa hẹn nhất, lâu dài và chắc chắn nhất
là nền đạo đức….. tiêu biểu cho tương lai , tức là nền đạo đức vô sản”. Như vậy,
11



so với nền đạo đức nơ lệ thì đạo đức tư sản là hiện đại ; còn so với đạo đức tư
sản thì đạo đức vơ sản hiện đại hơn. Tất nhiên trong thời kì hiện nay, đạo đức vơ
sản chưa chiếm lĩnh địa vị thống trị , nó cịn bị chi phối bởi các điều kiện phức
tạp hơn trong thế kỷ XIX rất nhiều.
Thiện và ác có tính giai cấp , mỗi giai cấp do địa vị kinh tế - xã hội khác
nhau mà có quan niệm thiện và ác khác nhau. Lợi ích giai cấp được coi là tiêu
chuẩn cơ bản để đánh giá cái thiện và ác. Như vậy, đối với giai cấp thống trị bóc
lột thì cái gì bảo vệ , phục vụ cho lợi ích của chúng thì đều coi là thiện, là hợp
đạo đức, cịn cái gì chống lại lợi ích của chúng đều bị coi là ác , là vơ đạo đức.
Lợi ích của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị đối lập nhau; thiện với giai cấp
này thì lại ác đối với giai cấp khác. Thiện đối với giai cấp chủ nơ – nghĩa là
mang lại lợi ích cho họ - thì là ác đối với giai cấp nơ lệ - nghĩa là mang lại sự
khổ đau cho họ. Quan niệm thiện và ác của giai cấp phong kiến khác giai cấp
nông dân, của giai cấp tư sản khác giai cấp vô sản.
Song những quan niệm thiện và ác của các giai cấp đối lập nhau khơng
phải là khơng có quan hệ gì với nhau. Có quan niệm có địa vị thống trị có quan
niệm ở địa vị bị trị. Ăngghen đã từng nói rằng : “Cái gì là tốt đối với giai cấp
thống trị thì cũng là tốt với tồn thể xã hội , vì giai cấp thống trị với tồn thể xã
hội chỉ là một”. Điều đó đặc biệt đúng khi giai cấp thống trị đang là giai cấp tiến
bộ , quan niệm của nó là quan niệm đại diện cho toàn xã hội, quan niệm thống
trị xã hội. Nhưng khi giai cấp đó đã trở nên lỗi thời , phản động, cản trở xu thế
phát triển của xã hội , thì khi đó một giai cấp đại diện cho sự phát triển và tiến
bộ xã hội sẽ tiến hành cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp trống trị cũ, dẫn
đường cho xã hội phát triển. Cuộc đấu tranh chính trị đó dẫn theo cuộc đấu tranh
lĩnh vực đạo đức . Nếu giai cấp cách mạng thắng lợi thì đạo đức của giai cấp
cách mạng cũng thắng lợi, quan niệm thiện và ác của giai cấp cách mạng trở nên
quan niệm thiện ác thống trị trong xã hội.
Hầu hết các quan niệm thiện và ác tôn giáo, chính trị - xã hội, triết học
trước đây khơng chịu thừa nhận tính giai cấp của quan niệm thiện và ác trong

12


khi xã hội lồi người cịn tồn tại giai cấp. Vì vậy, những quan niệm đó khơng
thấy ngun nhân của những cái ác trong sự áp bức, nơ dịch, bóc lột giai cấp .
Các quan điểm đó chỉ quy cái ác là tội lỗi của các cá nhân; và quy cái thiện về tự
nhiên, về thượng đế, về Chúa, về tình yêu thuần túy của những con người đơn
độc. Từ đó, người ta khuyên bỏ ác hướng thiện bằng con đường tu tỉnh nội tâm,
niệm Phật , cầu Chúa mà không phải là đấu tranh giai cấp , đấu tranh cải tạo xã
hội. Mác và Ăngghen đã nhận xét rằng những quan niệm đó khơng dựa vào ý
thức về phẩm giá con người , làm thui chột tài năng sáng tạo của con người.
Nói như vậy, khơng có nghĩa là các hoạt động của mọi tổ chức trong xã
hội có giai cấp đều mất nhân tính, mà vẫn có những hoạt động, những tổ chức
như: tổ chức nhân đạo, hội cứu tế, hội ái hữu, giúp đỡ người nghèo… là biểu
hiện của cái thiện trong xã hội có giai cấp. Một đất nước nào đó trong giai đoạn
hiện tại gặp thiên tai hoặc một thảm họa nào đó thì các quốc gia , các dân tộc
khác mặc dù tập đoàn cầm quyền do giai cấp nào nắm giữ đi chăng nữa – khơng
thể khoanh tay đứng nhìn , mà phải tiến hành các hoạt động cứu trợ vô điều kiện
. Có thể trong đó cịn có một toan tính nào đó , nhưng tính tiện của các hoạt
động này khơng thể phủ nhận.
Tính dân tộc ở quan niệm thiện ác cũng thể hiện rất rõ ràng. Mỗi dân tộc
đều có quan niệm thiện và ác rất khác nhau, được biểu hiện ở phong tục , tập
quán, lối sống khác nhau. Vì vậy khi đánh giá tính thiện và ác của mỗi một dân
tộc khơng thể khơng tính đến quan niệm của họ trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định.
Song nhìn chung, có những nét cơ bản ở quan niệm về thiện mà các cộng
đồng đều thừa nhận , đó là coi thiện là những hành động phấn đấu hy sinh vì con
người , làm con người ngày càng hạnh phúc hơn . Như vậy, thiện vừa chứa lý
tưởng cao nhất , vừa thể hiện ra như những giá trị cụ thể. Nó là biểu hiện tập
trung nhất, cụ thể nhất và cao cả nhất của đời sống đạo đức xã hội. Cũng chính

vì thế người ta thường quan niệm đạo đức học là khoa học bàn về cái thiện .

13


Chuẩn mực để đánh giá hành vi thiện là nó phải mang lại lợi ích, hạnh
phúc cho mọi người , cho quảng đại quần chúng. Và vì mang lại lợi ích cho
quảng đại quần chúng nên thiện phải phù hợp với tiến bộ xã hội.
Thiện và ác có quan hệ biện chứng với nhau thông qua tương quan giữa
động cơ và kết quả của hành động . Chẳng hạn nếu như động cơ tốt (tức là muốn
mang lại hạnh phúc ,sự sung sướng, điều tốt đẹp cho mọi người) , kết quả cũng
mang lại hạnh phúc cho đối tượng thì đó được coi là hành vi thiện. Nếu động cơ
tốt mà kết quả lại làm hại đối tượng đó thì đó là phi đạo đức (khơng coi là ác ,
khác hẳn với vô đạo đức , ác ). Nếu động cơ xấu (chẳng hạn làm cho ai đó phải
đau đớn, tàn hại, thất bại… mặc dù công việc của người đó là chính đáng)
nhưng vì thế mà đối tượng lại có kết quả tốt đẹp, thì đó cũng là phi đạo đức. Nếu
động cơ xấu và điều đó gây hại cho đối tượng thì hành vi đó phải bị coi là ác.
Về nguyên tắc, mục đích và phương tiện phải thống nhất, song đó là địi
hỏi có tính chất lý tưởng . Nhiều nhà đạo đức học chỉ chấp nhận đánh giá thiện
khi cả mục đích , phương tiện và kết quả đều là thiện cả . Thực ra đây phải coi là
chí thiện, tồn thiện mới đúng. Trong hoạt động thực tiễn của con người, về lâu
dài khó mà có được sự chí thiện này. Cịn mục đích ác, phương tiện ác thì đánh
giá là ác. Trường hợp sau có thể dễ chấp nhận, vì kẻ có dã tâm gây hại cho
người, dùng các phương tiện làm cho người khác đau khổ, dù thế nào cũng
không coi là thiện được mà nhất định phải coi là ác , thậm chí là đại ác, tồn ác.
Cịn các trường hợp như mục đích thiện mà phương tiện thực hiện nó ác,
bị đánh giá là ác, mục đích ác, phương tiện thiện điều đó dẫn đến ác. Điều này
chưa hẳn đúng. Chẳng hạn một nước bị ngoại bang đô hộ, muốn vùng dậy đấu
tranh tự giải phóng. Ý định đó đương nhiên là thiện đối với tất cả những ai có
lương tri trên thế giới . Nhưng tiến hành cuộc đấu tranh này khơng thể khơng

gây ra đổ máu và ít nhiều tàn phá cơ sở vật chất. Phương tiện đó khơng thể
khơng nói là ác mặc dù kết quả lạc quan của nó là tự do, độc lập. Những người
vùng lên đấu tranh đó phải được ca ngợi về phương diện đạo đức.

14


Với mục đích ác, những phương tiện “thiện” mà chủ thể sử dụng khơng
thể coi là thiện được; nó khơng có giá trị đạo đức. Kết cục, nếu như đối phương
bị hại thì hành vi của chủ thể phải bị coi là ác. Nếu như đối phương hóa giải
được âm mưu độc ác , những phương tiện “thiện” mà chủ thể sử dụng lại là yếu
tố trợ giúp đối tượng thực sự, thì hành vi của chủ thể khơng gọi là thiện, cũng
chẳng coi là ác được. Chẳng hạn thực dân Phap xây dựng đường xá, cầu cống ở
Việt Nam chắc hẳn không phải để cho nhân dân Việt Nam phát triển thuận lợi
mà chỉ nhằm vơ vét tài nguyên đem về chính quốc. Song vẫn khơng thể nói việc
xây dựng đường xá, cầu cống là việc làm tàn ác được.
Thiện và ác không đối lập nhau tuyệt đối , mà có thể chuyển hóa lẫn cho
nhau. Chẳng hạn một hiện tượng thời trước coi là thiện, ngày nay nó khơng cịn
là thiện nữa , thậm chí cần thiết. Cũng có khi tạo lập, tiến hành điều thiện khơng
thể tránh khỏi gây ra một số yếu tố của “mặt đối lập của thiện” . Các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác từng nói chỉ có thể thốt khỏi tình trạng dã man bằng
một hành động dã man. Awngghen cịn nói rõ hơn : nếu khơng có chế độ nơ lệ
thì cũng khơng có chủ nghĩa xã hội hiện đại. Hầu hết các cơng trình văn hóa lớn
trong lịch sử đều đã xây dựng trên xương máu của nhân dân . Nếu cố tránh các
cuộc lột xác đau đớn, khó mà có được sự phát triển , tiến bộ . Nhưng càng ngày
nhân loại sẽ càng bớt đi sự đầy đoa thân xác như một phương tiện để vươn tới
hạnh phúc , mặc dù vậy sự khổ đau không chấm dứt hồn tồn, nó chỉ chuyển
hóa từ dạng này sang dạng khác.
2.2.


Đánh giá
Trên cơ sở tiếp thu những tri thức của nhân loại, những người mác xít cho
chúng ta một quan niệm đúng đắn về thiện và ác. Thiện là lợi ích của cá nhân,
hài hòa, thống nhất với lợi ích chung của xã hội, là những hoạt động phấn đấu
hy sinh vì con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng sung sướng, hạnh
phúc , con người ngày càng tự do và tiến bộ. Như vậy thiện gắn với hạnh phúc
của con người. Xã hội nhiều người làm việc thiện, xã hội sẽ yên bình.

15


Xét từ quan điểm tiến hóa thì “thiện” là cái gì đóng góp vào q trình tiến
hóa của lồi người và dẫn dắt chúng ta đi xa khỏi loài vật theo hướng tự do.
“Ác” là cái gì đối lập với sự tiến hóa, là thối tiến theo hướng quay trở lại với
thế giới súc vật, với thú tính”
Thiện và ác là những phạm trù đạo đức học, là một hình thái ý thức xã
hội, do tồn tại xã hội quy định. Do vậy quan niệm thiện và ác trong các giai đoạn
lịch sử khác nhau có sự khác nhau.
Thiện ác liên quan tới lợi ích . Lợi ích ln ln là mối quan tâm của cá
nhân và xã hội, bởi lẽ chỉ có xác định được nó thì cá nhân và xã hội mới tồn tại
một cách xứng đáng và phát triển. Lợi ích ln ln là khách thể của nhu cầu và
nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về lợi ích. Nhu cầu như ăn, ở, đi lại , học hành,
giải trí… Để thỏa mãn những nhu cầu đó con người phải lao động tạo ra những
sản phẩm để trao đổi. Trong quá trình trao đổi sản phẩm lao động, con người
xuất hiện quan hệ lợi ích. Khi giải quyết hài hịa được những quan hệ lợi ích của
người khác và của xã hội sẽ tạo nên sự đoàn kết thống nhất, hợp tá, cùng phát
triển. Ngược lại sẽ dẫn tới mâu thuẫn, xung đột.
Cái thiện còn là sự thống nhất giữa mục đích và kết quả, động cơ và
phương tiện. Ngồi ra cái thiện có thiện có cái thiện lý tưởng và cái thiện hiện
thực.



Từ đó đánh giá cao quan điểm của Mác Lênin về thiện – ác trong vấn đề về con
người. Quan điểm này ra đời khơng chỉ xuất phát bởi trí tuệ mà cịn có lương
tâm đạo đức sâu sắc. Quan điểm của Mác Lênin trước hết phải là cái chân lý, cái
đúng đắn. Thiếu những điều kiện đời sống không thể trở thành cái thiện. Cái
chân lý chứa đựng trong cái thiện lớn nhất là lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân,
lợi ích chân chính của cá nhân và xã hội. Cái thiện phải chứa trong đó cái đẹp.
Cái đẹp ở đây là sự giúp đỡ người khác, là hướng tới những cái nhân văn cao cả.
Và chính cái đẹp đó lại góp phần nâng cao cái thiện, chuyển tải cái thiện vào
trong xã hội.

16


CHƯƠNG 3:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT
NAM HIỆN NAY.
3.1. Quan niệm Thiện – Ác trong giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện
nay
Giáo dục cái thiện và ác là vấn đề trung tâm của giáo dục đạo đức luôn
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi trọng và thường xuyên quán triệt. Thực
tiễn những năm qua, vấn đề giáo dục đạo đức thường được xem xét từ góc độ xã
hội học đạo đức nhiều hơn là tâm lý học đạo đức. Nên, trong giáo dục đạo đức
xã hội, nhiều khi vẫn cịn tình trạng “Có lý nhưng khơng có tình”.
Thiện, ác xã hội và thiện, ác đạo đức xét đến cùng, được nảy sinh trong
quá trình giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa công với tư, giữa
cái chung, cái riêng, trong đó cách thức “giải quyết” nhu cầu và lợi ích qua nhận
thức, thái độ hành vi ở mỗi con người là nhân tố trọng yếu nhất. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định cái thiện, ác xã hội chịu sự ảnh hưởng trước hết ở bộ máy

lãnh đạo, quản lý xã hội thể hiện trong xác lập chế độ chính trị - xã hội và được
thể chế hố trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa với quan điểm “dân là gốc”; “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng”; với chủ trương “dân chủ hoá xã hội” và với lý tưởng
xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”...
là những nội dung cơ bản của thiện xã hội được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta
đang đấu tranh để thực hiện.
Trong bản thân mỗi người, cái thiện, ác đạo đức thể hiện trong cách nghĩ
và cách giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân với tập thể; giữa công
(chung) với tư (riêng). Trong điều kiện xã hội ta hiện nay, giải quyết mối quan
hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội có ý nghĩa thiết thực, song rất phức tạp (đặc
biệt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức, quyền).. Đó là, giải quyết mối
quan hệ lợi ích cá nhân và xã hội như là cơ sở của thiện, ác đạo đức. Theo Chủ

17


tịch Hồ chí Minh: lợi ích cá nhân và “chủ nghĩa cá nhân” là khác nhau. Chủ
nghĩa cá nhân là lợi ích tư, biểu hiện ở tính vị kỷ, “tự tư tự lợi”. Cịn lợi ích cá
nhân là đúng đắn, hợp đạo đức và hành thiện khi lợi ích đó thống nhất với lợi ích
tập thể và phù hợp với lợi ích của Đảng. Người viết: “Nhiều khi, lợi ích cuả cá
nhân phù hợp với lợi ích của Đảng. Ví dụ, Đảng viên và cán bộ cẩn thận giữ gìn
sức khoẻ của mình để làm việc. Ham học hỏi để nâng cao trình độ của mình, làm
đúng cần, kiệm, liêm, chính để cho dân tin, dân phục, dân yêu. Những lợi ích cá
nhân đó rất chính đáng. Đảng mong cho đảng viên, cán bộ như thế”(2).
Có thể nói, mọi vấn đề thiện, ác đạo đức đều nảy sinh trong quá trình giải
quyết mối quan hệ cơng (lợi ích chung) và tư (lợi ích riêng), thực chất là giải
quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể. Trong mối quan hệ
đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với
tập thể. Song, biểu hiện tinh thần trách nhiệm này, trước hết phụ thuộc vào quan

hệ của chính cá nhân với bản thân mình. Người cho rằng, đó là sự tự ý thức của
cá nhân thể hiện ở lòng “tự trọng”; “tự ái”...và đó cũng là hợp với lẽ thường.
Lịng tự ái (theo nghĩa chân chính của từ) được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan
niệm cùng chiều với lịng tự trọng, tự tín và là chiều quan trọng của hành thiện.
Người viết: “Nghĩa chính của chữ tự ái là đúng chữ cần, kiệm, liêm, chính.
Khơng làm điều gì có hại đến danh dự của mình, thế là chân chính, là tự ái, mà
ai cũng phải tự ái”(4).
“Ai cũng có lịng tự trọng, tự tín, khơng có lịng tự trọng, tự tín là người
vơ dụng” và Người khun: “người lãnh đạo cần phải tơn trọng lịng tự trọng, tự
tín của đồng chí mình”(5), đó là hành thiện.
Quan niệm thiện, ác nảy sinh trong mối quan hệ công - tư và biểu hiện
qua q trình giải quyết về lợi ích giữa cá nhân và tập thể được Chủ tịch Hồ Chí
Minh phân tích sâu sắc trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tư
trong bản thân mỗi con người. Chữ “Tư” thường gắn với “tư hữu” “tư lợi” “tư
nhân” là tiền đề dẫn đến bệnh “hẹp hòi”, “chủ nghĩa cá nhân”. Nên, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng: “chí cơng, vơ tư” là ngun tắc đạo đức trong giáo dục
18


thiện, ác của con người. Người cho rằng, để hướng thiện, con người phải biết
rộng lượng với người khác. Trong “Đường cách mệnh” người viết: “Với từng
người thì phải khoan thứ”; hay trong “Xây dựng Đảng”, Người khuyên: “phải có
tinh thần rộng rãi”, “có độ lượng vĩ đại”... đó là hành thiện.
3.2. Đánh giá thực tiễn
Suy cho cùng thì cái ác có thể mạnh nhưng khơng thể tồn tại vĩnh viễn,
cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn ln tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và
như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có
ngày gặp bão.
Đối với nhân dân Việt Nam , cái thiện lý tưởng là phải hướng tới xây
dựng một đất nước Việt Nam giàu manh, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh

phúc, con người được phát triển một cách toàn diện. Việt Nam có thể sánh vai
với các nước tiên tiến trên thế giới và mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Cái “thiện” đấu tranh với cái “ác” hiện thực ở Việt Nam hiện nay là đẩy
mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng một xã hội “Dân giàu , nước mạnh, dân chủ,
công bằng , văn minh, do nhân dân lao động làm chủ ; có nền kinh tế phát triển
cao , có nền văn hóa tiên tiến,…”
Mỗi người trên cương vị của mình hãy lao động hết mình, có những đóng
góp xứng đáng cho đất nước, cho dân tộc, tôn trọng những người khác, tôn trọng
những lợi ích của người khác, của cộng đồng , của xã hội. Như vậy là chúng ta
đã làm một việc thiện.Đảng và Nhà nước ta phải tạo điều kiện cho cái thiện đâm
chồi nảy lộc, nhân rộng phong trào người người làm việc thiện , nhà nhà làm
việc thiện, lấy cái thiện để đẩy lùi những cái ác ra khỏi đời sống xã hội.

19


KẾT LUẬN
Qua những quan điểm của Mac, chúng ta nhận thức được thiện và ác là
cuộc đấu tranh ngay từ khi con người được sinh ra và nó đồng hành với con
người, vì nguyên nhân gây ra cái ác thì có nhiều. Những hiện tượng tự nhiên
như động đất, núi lửa, bão lụt dù có con người hay khơng nó vẫn hoạt động.
Những hiện tượng đó đã gây ra bao nhiêu hậu quả cho nhân loại từ xưa tới nay.
Muốn hạn chế hậu quả của nó, con người cần nhận thức những quy luật của
những hiện tượng tự nhiên mà hoạt động xã hội cũng đưa đến những cái ác cho
con người như chiến tranh, khủng bố..
Tuy nhiên thiện là yếu tố đạo đức cơ bản, bao trùm , bao gồm toàn bộ đời
sống đạo đức của con người, cho nên trau dồi, rèn dưỡng đạo đức trước hết là
trau dồi, tiếp thu cái thiện. Vì thiện được xem là cái tổng thể của đạo đức con
người, cho nên nguyên tắc hướng thiện trong đời sống con người sẽ giúp con

người không chỉ không ngừng học hỏi, tiếp thu điều thiện từ môi trường sống, từ
nhà trường, xã hội, từ sách báo và từ thực tiễn đời sống, mà còn làm cho người
ta khó có thể đi chệch khỏi con đường rèn luyện phấn đấu vì những mục tiêu, lý
tưởng sống cao đẹp.
Việc không ngừng bồi dưỡng, trau dồi cái thiện là điều kiện , phương cách
duy nhất để hình thành tình yêu thương và lương tâm con người. Song, sự tự
phấn đấu, tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách mỗi con người là những nhân tố
tích cực, chủ động trong xây dựng môi trường xã hội, để kết hợp giữa cá nhân,
tập thể cùng toàn xã hội hành thiện, bài ác.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Mạnh tử, chương Tận tâm, thượng.
Trần Trọng Kim : Nho giáo, Nxb. Tp Hồ Chí Minh, 1992, tr.300-304
Hàn Phi, thiên 8, quyển 2
C.Mác và Ăngghen : Tuyển tập , Nxb. Sự thật , Hà Nội, 1984,t.4, tr.392
Ph.Ăngghen : Chống Đuyrinh, Nxb. Sự thật , Hà Nội,1960,tr.161
C.Mác và Ăngghen : Tuyển tập , Nxb. Sự thật , Hà Nội, 1984,t.6, tr.271 -272
Bộ Giáo dục và Đào tạo : Triết học , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà


8.

Nội,2001,tr.213
Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu: Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục

đạo đức cho sinh viên, Nxb. Chính trị quốc gia, HÀ Nội, 2004,tr.87-88
9. Bandzeladze : Đạo đức học , Nxb Giáo dục , Hà Nội, 1985, t.1, tr.167.
10. Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, NXb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.24-25.
11. Bài nói chuyện với anh chị em trí thức ở lớp nghiên cứu chính trị khố II, 18/12/
1956, Hồ Chí Minh, tồn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996, tr.276.
12. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995, tr.251.
13. Hồ Chí Minh, Đạo đức cách mạng, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia,
1996, tr.291.
14. Hồ Chí Minh, Vấn đề cán bộ, tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995,
tr.282.
15. TS. Vũ Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Chính trị học / Tạp chí Tổ chức Nhà
nước Số 4/2009

21



×