Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.74 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................2
NỘI DUNG....................................................................................................................2
1. Vai trò chung của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật....................2
2. Vai trò cụ thể của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật....................3
2.1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng.....................................................................3
2.2. Kỹ năng thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý..........................................5
2.3. Kỹ năng xác định vấn đề tư vấn................................................................6
2.4. Kỹ năng xác định luật áp dụng..................................................................7
2.5. Kỹ năng trả lời tư vấn................................................................................8
3. Phương hướng rèn luyện để người tư vấn để phát huy vai trò của các kỹ năng
trong tư vấn pháp luật.............................................................................................9
KẾT LUẬN..................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................11

0


MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế- xã hội, vai
trò của pháp luật ngày càng được chú trọng. Sự điều chỉnh của pháp luật dường
như là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu tìm hiểu và tư
vấn pháp luật của các cá nhân, tổ chức ngày càng cao hơn, do đó tạo mơi trường
thuận lợi cho các chủ thể hành nghề tư vấn luật. Tuy nhiên, với đặc thù ngành
nghề,trong quá trình tư vấn pháp luật, bên cạnh trình độ chun mơn là yếu tố cần
thì địi hỏi người tư vấn cần trang bị đầy đủ các kỹ năng tư vấn pháp luật nhất định
để có thể làm chủ q trình tư vấn. Trên cơ sở kiến thức đã học và nhận thức của
bản thân, em xin triển khai đề bài : “ Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư
vấn pháp luât”. Qua đó đánh giá vai trị chung cũng như tầm quan trọng của từng
kỹ năng trong quá trình tư vấn pháp luật.
NỘI DUNG


Nội dung bài bài làm được triển khai theo hướng trình bày vai trị chung của
các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật. Đồng thời trên cơ sở tìm hiểu khái
quát về các kỹ năng trong tư vấn pháp luật sẽ nêu ra vai trò cụ thể của từng kỹ
năng tương ứng với các bước của hoạt động tư vấn pháp luật. Qua đó nêu ra một số
phướng rèn luyện đối với người tư vấn để phát huy vai trò của các kỹ năng.
1. Vai trò chung của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
Kỹ năng tư vấn pháp luật nói riêng và các kỹ năng làm việc khác nói chung là
vơ cùng quan trọng, tùy thuộc vào đặc thù nghề nghiệp. Trong tư vấn pháp luật,
nhìn chung các kỹ năng có vai trị :
Thứ nhất, tăng khả năng cạnh tranh trong cơng việc, thể hiện trình độ chun
mơn của người tư vấn , khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tế giải quyết các
vấn đề pháp lý cụ thể. Để có thể thành thạo và sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng
tư vấn pháp luật địi hỏi một q trình học tập, rèn luyện lâu dài của người tư vấn.
Tuy nhiên các kỹ năng này, sau quá trình rèn luyện sẽ trở thành kinh nghiệm thực
tiễn, phục vụ cho cho quá trình làm việc của người tư vấn. Một người tư vấn có thể
có nền tảng kiến thức chun mơn tốt nhưng kiến thức đó được áp dụng như thế
nào hoàn toàn phụ thuộc vào cách người tư vấn biểu hiện thơng qua các kỹ năng
đó. Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, nhiều công
1


việc khơng chỉ địi hỏi người lao động phải có trình độ được đào tạo ngày một cao
hơn, mà họ cịn phải có kỹ năng thích ứng với sự thay đổi, có năng lực giải quyết
những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn công việc nhiều hơn. Bởi vậy,
những kiến thức chuyên môn mà người tư vấn trang bị được chỉ có thể đánh giá
qua q trình cọ sát thực tế và là cách thức để bộc lộ năng lực của mình.
Thứ hai, tạo hiệu quả cơng việc, tiết kiệm thời gian, thiết lập niềm tin cho khách
hàng: Việc nắm vững các kỹ năng tư vấn đương nhiên sẽ là cơng cụ đắc lực trong
q trình làm việc của mỗi người tư vấn. Bất cứ công việc nào cũng sẽ được giải
quyết dễ dàng nếu chúng ta có kỹ năng và tư vấn pháp luật cũng vậy, một khi

người tư vấn nắm vững kỹ năng nghề nghiệp thì khả năng giải quyết cơng việc sẽ
nhanh chóng và đơn giản hơn. Mặt khác, hầu hết các trường hợp khách hàng tìm
đến tư vấn đề có xu hướng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng nhất, do đó,
giải quyết tốt công việc trong một thời gian ngắn sẽ thiết lập niềm tin cho khách
hàng.
Thứ ba, ngày càng củng cố, hồn thiện kỹ năng trong cơng việc: Kỹ năng sẽ
được tích lũy dần dần qua những trải nghiệm thực tế và trở thành kinh nghiệm.
Mỗi lần giải quyết công việc sẽ là một lần củng cố kỹ năng, hoàn thiện những thiếu
sót cho người tư vấn. Qua đó, kỹ năng tư vấn sẽ ngày càng được cải thiện và càng
nâng cao.
2. Vai trò cụ thể của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
2.1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng
Tiếp xúc với khách hàng luôn là một khâu ảnh hưởng tới tồn bộ q trình
tư vấn của khách hàng. Người tư vấn có thể tiếp cận thơng tin của khách hàng
thơng qua nhiều hình thức khác nhau như gặp mặt trực tiếp, thư tín, email, điện
thoại,…Khi thu thập thơng tin, địi hỏi người tư vấn phải năm được bối cảnh và
có thể tự đặt câu hỏi cho mình như;
- Đâu là thơng tin khách hàng có thể cung cấp? Đó là thơng tin miệng hay
thơng tin viết?
- Những yếu tố ào mà khách hàng không thể cung cấp?
- Người tư vấn có thể thu thập được những thơng tin cịn thiếu ở đâu? Ai có
thể cung cấp?...

2


Nhìn chung, người tư vấn cần phải tiếp cận khách hàng một cách tồn diện trên
cơ sở thơng tin mà khách hàng cung cấp cũng như chủ động khai thác thơng tin
mà mình cần. Bên cạnh đó, để tránh đưa ra một kết luận sai lầm, người tư vấn
cần sắp xếp lại tài liệu theo trật tự thời gian để theo dõi mạch chuyện; đọc kỹ tài

liệu, ghi chép đầy đủ nội dung; giữ thái độ khách quan;…Đồng thời trong quá
trình tiếp xúc với khách hàng, người tư vấn cũng cần sử dụng các kỹ năng tóm
tắt hồ sơ bằng các sơ đồ nội vụ các quan hệ pháp luật, sơ đồ phả hệ trong thừa
kế, sơ đồ hiện trường, trật tự thời gian,…
Trong khâu đầu tiên của quá trình tư vấn, kỹ năng tiếp xúc khách hàng trước
hết giúp người tư vấn tìm hiểu bối cảnh liên quan đến đề nghị cung cấp dịch vụ
tư vấn cảu khách hàng. Khơng phải mọi khách hàng tìm đến người tư vấn đều
biết cách trình bày một cách tường tận vấn đề của mình. Họ chỉ có thể tựu mình
mang đến các thơng tin manh mún theo mạch cảm xúc của mình, thậm chí cịn
khơng biết thơng tin nào là quan trọng, cần thiết. Trong những những lúc như
vậy, vai trò chủ động của người tư vấn là quan trọng để có thể có được thơng tin
cần thiết. Mặt khác, q trình tiếp xúc khách hàng, người tư vấn phải đối mặt
với những khó khăn, thử thách, do đó những kỹ năng, hiểu biết của người tư
vấn về tiếp xúc khách hàng sẽ giúp họ vượt qua khó khăn và để buổi tiếp xúc
khách hàng hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, kỹ năng tiếp xúc khách hàng sẽ giúp người tư vấn hiểu được
mong muốn khách hàng. Thơng qua q trình đặt câu hỏi, người tư vấn hiểu
được bối cảnh sự việc cũng như động lực đưa khách hàng đến với người tư vấn.
Việc hiểu mong muốn khách hàng sẽ giúp người tư vấn dự liệu, ước lượng được
các công việc cần thực hiện, đòng thời xác định xem mong muốn, nguyện vọng
của khách hàng có thể đáp ứng được khơng.
Ngồi ra, thành thạo kỹ năng tiếp xúc khách hàng sẽ giúp người tư vấn bước
đầu hình thành quan hệ pháp lý với khách hàng. Hình thành quan hệ pháp lý
vưới khách hàng là việc người tư vấn thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
Tong quá trình làm việc, theo nguyên tắc nghề nghiệp, người tư vấn có trách
nhiệm phải bảo mật mọi thông tin mà khách hàng cung cấp nhằm tạo lịng tin,
làm cho khách hàng cởi mở hơn. Khi có kỹ năng này, người tư vấn sẽ tạo dựng
được một mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở sự tin tường, qua đó q trình
giải quyết cơng việc được thuận lợi hơn.
3



2.2. Kỹ năng thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý
Sau khi kết thúc giai đoạn tiếp xúc và tìm hiểu yêu cầu khách hàng, người tư
vấn tự mình nhận định và kết luận sơ bộ sự việc, đánh giá tính chất, khả năng
xử lý yêu cầu khách hàng để chào phí tư vấn..
Thơng thường khi nhờ đến luật sư họ sẽ chủ động hỏi về các chi phí và
khách hàng nước ngoài thù lao thường được coi là vấn đề nghiêm túc, thẳng
thắn và sịng phẳng. Vì vậy, luật sư nên chủ động tính tốn vấn đề chi phí với
khách hàng nước ngồi, thơng báo các chi phí cần thiết để họ chấp nhận hay
khơng chấp nhận. Cịn với khách hàng Việt Nam chưa quen với các vấn đề chi
phí, nhiều khi khơng đặt vấn đề thù lao dịch vụ với luật sư mà thường chủ động
dùng quà biếu để thay cho tiền dịch vụ. Đối với những dịch vụ có giá trị lớn
luật sư tư vấn khơng được chấp nhận cách trả chi phí như trên1.
Cơ sở của việc tính phí dịch vụ có thể phụ thuộc vào mức độ phức tạp của
vụ việc tư vấn, thời gian giải quyết cũng khả năng giải quyết yêu cầu triệt để
cảu khách hàng. Tùy thuộc vào mỗi người tư vấn mà cơ sở tính phí sẽ khác
nhau. Tuy nhiên trong quá trình tư vấn, người tư vấn phải cho khách hàng thấy
được trình độ hiểu biết chun mơn, khả năng giải quyết cơng việc cũng như
kinh nghiệm của mình để tạo được lòng tin với khách hàng.
Tư vấn pháp luật cũng là một hoạt động nghề nghiệp, nếu như khách hàng
mong muốn tìm ra phương án giải quyết vấn đề pháp lý thì người tư vấn tư vấn
bên cạnh việc giúp đỡ khách hàng thì cũng cần khoản thù lao bù đắp lại. Tuy
nhiên khơng phải trong mọi tình huống, việc thảo thuận về hợp đồng pháp lý
đều thuận lợi. Điều này đòi hỏi kỹ năng làm việc thật sự chun nghiệp từ phía
người tư vấn tư vấn. Chính vì vậy kỹ năng thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý
là vô cùng quan trọng với người tư vấn tư vấn.
Nắm vững kỹ năng thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ giúp người tư
vấn không bị loay hoay hay cảm thấy bối rối khi đối diện với khách hàng. Chi
phí tư vấn có thể coi là vấn đề khá “nhạy cảm”, do đó người tư vấn cần khéo léo

khi đề cập tới vấn đề này. Kỹ năng thỏa thuận hợp đồng pháp lý vừa giúp người
tư vấn có thể đạt được mục tiêu công việc vừa giúp khách hàng không cảm thấy
1 Luật Đại Việt, Kỹ năng của luật sư trong tư vấn pháp luật, />
4


khó chịu và có cảm giác “thương mại hóa” một cách rõ ràng khi sử dụng dịch
vụ tư vấn.
2.3.

Kỹ năng xác định vấn đề tư vấn

Thực chất của việc xác định vấn đề pháp lý là nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng, thấu đáo hồ sơ của khách hàng và tìm ra vấn đề mấu chốt cần giải quyết.
Đây là kỹ năng quan trọng, đòi hỏi người tư vấn phải nghiên cứu một cách chi
tiết và thấu đáo hồ sơ khách hàng và tìm ra mấu chốt của vấn đề. Khi xác đinh
vấn đề pháp lý nên xuất phát từ câu hỏi mà khách hàng muốn được giải đáp.
Vấn đề pháp lý thường là vấn đề pháp lý, trả lời được câu hỏi đó sẽ giúp giải
quyết được nhu cầu khách hàng. Trong kỹ năng này, người tư vấn phải vận
dụng tổng hợp các kỹ năng như đọc sơ bộ, đọc lướt, sắp xếp hồ sơ, tài liệu,
phân tích vụ việc, xác định câu hỏi pháp lý,…Đây là quá trình người tư vấn gắn
kết các sự kiện trong bối cảnh vụ việc với kiến thức pháp lý và kinh nghiệm để
giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh từ vụ việc
Xác định vấn đề tư vấn nằm ở bước thứ ba và thứ tưu sau khi người tư vấn
ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phân
tích vụ việc, kỹ năng xác định vấn đề tư vấn có vai trị :
Thứ nhất, giúp người tư vấn nắm được bối cảnh tư vấn: Sau giai đoạn tiếp
xúc khách hàng, người tư vấn đã bước đầu có được những thơng tin cơ bản của
khách hàng. Tuy nhiên công việc của người tư vấn không chỉ đơn thuần là đọc
và ghi nhận những thông tin, tài liệu mà phải so sánh, đối chiếu, lý giải, đặt câu

hỏi và xác minh thông tin mà khách hàng đã cung cấp. Khi ý thức được những
điều đó, người tư vấn mới có sự đầu tưu vào việc nghiên cứu hồ sơ, săp xếp tài
liệu, hiểu được vụ việc, bối cảnh tư vấn sẽ giúp người tư vấn tiếp cận gần hơn
với sản phẩm tư vấn sát với thực tế, có tính khả thi.
Thứ hai, kỹ năng xác định vấn đề tư vấn giúp người tư vấn củng cố hồ sơ tư
vấn: Trong quá trình này người tư vấn sẽ kiểm tra lại những thông tin mà khách
hàng cung cấp, lời trình bày của khách hàng có tương thích với tài liệu, chứng
cứ trong hồ sơ hay không. Đặc biệt người tư vấn có thể phát hiện ra những
thong tin, tài liệu có mâu thuẫn hay nhược điểm nào không.

5


Thứ ba, định hướng cho việc tra cứu văn bản quy phạm pháp luật: Thông
qua việc làm rõ thông tin liên quan đến vụ việc, ví dụ như thơng tin liên quan
đến vụ việc, giao dịch, đối tượng giao dịch, người tư vấn sẽ có những định
hướng trong việc khoanh vùng để tra cứu, xác định văn bản pháp luật cụ thẻ áp
dụng vào vụ việc của khách hàng.
Thứ tư, tạo cơ sở cho việc soạn thư tư vấn: Để có thể đưa ra những ý kiến tư
vấn, người tư vấn luôn phải cần đến chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc.
Trên cơ sở thực tiễn, bối cảnh, hồ sơ vụ việc, kết hợp với kiến thức chuyên
môn, người tư vấn sẽ có thể phác thảo cấu trúc của thư tư vấn cũng như nội
dung cụ thể của thư tư vấn. . Việc phác thảo nội dung thư tư vấn sẽ giúp người
tư vấn kiểm sốt được tính logic, hợp lý, khoa học của lá thư. Qua đó lá thư tư
vấn sẽ có chất lượng hơn
2.4.

Kỹ năng xác định luật áp dụng

Vệc xác định vấn đề pháp lý chính là tìm ra các câu hỏi pháp lý cho hồ sơ của

khách hàng. Còn quy định của pháp luật là nơi tìm ra câu trả lời cho các vấn đề
pháp lý đó. Chính vì vậy cơng việc tiếp theo của người tư vấn chính là tra cứu các
văn bản pháp luật có liên quan. Đặc biệt, khi tra cứu văn bản pháp luật, cần lưu ý
các vấn đề:
-

Hiệu lực về không gian, thời gian các văn bản cần áp dụng;
Lĩnh vực pháp luật và các văn bản pháp luật cần nghiên cứu;
Tìm điều luật liên quan
Tra cứu, đọc kỹ văn bản hướng dẫn luật;

Khi xác định văn bản, người tư vấn cần chọn chính xác các văn bản pháp luật điều
chỉnh vấn đề cần giải quyết. Tránh trường hợp áp dụng sai văn bản pháp luật,
không giải quyết đúng, khơng triệt để lợi ích khách hàng.
Kỹ năng xác định luật áp dụng liên quan tiếp tới lợi ích của khách hàng cũng
như thể hiện trình độ chun mơn của người tư vấn. Trước hết kỹ năng xác định
luật áp dụng giúp người tư vấn không bị bối rối trong quá trình giải quyết vụ việc.
Đối diện với khách hàng, người tư vấn luôn phải vừa ghi chép, lắng nghe, phân
tích , lại vừa linh hoạt xử lý thơng tin. Trong hồn cảnh đó, nhiều trường hợp
khơng thể tránh khỏi sư lúng túng khi không biết chọn luật nào áp dụng là chính
6


xác nhất. Chính vì vậy mà kỹ năng xác định luật áp dụng gần như là “vũ khí” giúp
người tư vấn giải quyết vụ việc một cách chính xác nhất.
Mặt khác, kỹ năng xác định luật áp dụng cũng quyết định hiệu quả của việc tư
vấn, đáp ứng chính xác nhất nhu cầu khách hàng. Chỉ khi nào người tư vấn chọn
đúng luật áp dụng thì mới có thể giải quyết triệt để lợi ích khách hàng. Những
trường hợp xác định sai luật áp dụng, hay đơn giản là luật khơng cịn hiệu lực thì
vừa khơng giải quyết được vấn đề của khách hàng, vừa làm mất uy tín của người tư

vấn.
2.5. Kỹ năng trả lời tư vấn
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của người tư vấn là:
Mô tả giải pháp: sau khi phân tích vụ việc, đối chiếu các quy định của pháp
luật, người tư vấn phải đánh giá dưới góc độ logic, kết hợp lý luận và thực tiễn.
Đồng thời phải dự đoán những hậu quả ngắn hạn, hậu quả dài hạn, đối chiếu với
mong muốn của khách hàng đặt ra.
Định hướng cho khách hàng: Sau khi kết thúc q trình phân tích, đối chiếu,
người tư vấn thuyết phục khách hàng lựa chọn giải pháp. Người tư vấn giải thích
cho khách hàng một cách dễ dàng bằng ngơn ngữ dễ hiểu. Mặt khác, nếu khách
hàng cần làm ngay các thủ tục trong một thời hạn nhất định thì cần nhấn mạnh để
khách hàng không quên.
Trả lời tư vấn là khâu cuối cùng trong hoạt động tư vấn của người tư vấn và
cũng là khâu tổng hợp vận dụng tất cả các kỹ năng cơ bản trong hoạt động tư vấn.
Trả lời tư vấn không đơn thuần là giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng
mà trong q trình trả lời, người tư vấn cịn cần phải nhấn mạnh những giải pháp
nào là tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Đồng thời nội dung trả lời tư vấn cũng phải
dễ hiểu, dễ tiếp thu với mọi đối tượng khách hàng, nhất là những người ít tiếp xúc
và ít có hiểu biết về pháp luật.
Kỹ năng trả lời thư tư vấn có vai trị quyết định kết quả cuối cùng của buổi tư
vấn cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mọi kỹ năng khác của người
tư vấn chỉ có thể được đánh giá tốt nhất thông qua kỹ năng trả lời tư vấn. Đồng
thời, khách hàng chỉ có thể tiếp thu một cách hiệu quả nhất những gì mà người tư
vấn tư vấn khi họ có kỹ năng trả lời tư vấn.
7


Ngoài ra, kỹ năng trả lời tư vấn sẽ giúp người tư vấn giữ được mối quan hệ
thường xuyên với khách hàng. Thơng thường, khách hàng chỉ có thể đánh giá mức
độ tin cậy, trình độ chun mơn hay năng lực của người tư vấn thông qua khâu trả

lời tư vấn. Chính vì vậy, lần tư vấn đầu tiên thuận lợi và làm hài lòng khcahs hàng
sẽ tạo điều kiện cho khách hàng tin tưởng và tìm đến người tư vấn trong những vụ
việc tiếp theo.
3. Phương hướng rèn luyện để người tư vấn để phát huy vai trò của các kỹ
năng trong tư vấn pháp luật
Tương tự như các lĩnh vực ngành nghề khác, tư vấn pháp luật là một lĩnh vực
đòi hỏi rất nhiều yếu tố, đặc điểm nghề nghiệp phù hợp. Trong quá trình thực hiện
hoạt động tư vấn, để có thể hồn thiện và phát huy tối đa các kỹ năng, mỗi người
tư vấn cần:
Nắm vững kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực pháp
luật: Một người có chun mơn, trình độ cao chưa chắc đã có thể có kỹ năng tư
vấn tốt. Nhưng chắc chắn, khơng có kiến thức nền tảng và kiến thức chun mơn
thì khơng thể hình thành các kỹ năng. Kỹ năng và chun mơn có mối quan hệ
biện chứng với nhau, do đó địi hỏi người tư vấn cần trau dồi và nắm vững kiến
thức chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng các kỹ năng nói
riêng và xử lý cơng việc nói chung.
Nâng cao ý thức, tinh thần học tập, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn:
Kỹ năng vốn được hình thành qua q trình tích lũy kinh nghiệm, tiếp xúc thực tế.
Khơng ngại khó khăn, khơng ngại học hỏi là điều cần thiết đối với mỗi người tư
vấn. Mỗi lần tiếp xúc, hay chỉ đơn giản là nhìn cách những người có kinh nghiệm
thực hiện là một lần học hỏi. Qua q trình đó, kỹ năng của ban thân sẽ dần hình
thành và hồn thiện hơn.
Rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nắm bắt tâm lý khách
hàng: Kỹ năng mềm luôn gắn liền với kỹ năng trong công việc. Với môi trường
thường xuyên tiếp xúc và tương tác với khách hàng, các kỹ năng mềm là không thể
thiếu với mỗi người tư vấn. Cần có thái độ, cử chỉ và kỹ năng xử lý tình huống cơ
bản thì mới có thể tạo moi điều kiện tốt nhất khai thác thông tin và giải quyết vấn
đề triệt để.

8



Quan tâm và có hiểu biết thích đáng tới các lĩnh vực khách của đời sống, quan
hệ xã hội: Các quan hệ xã hội khác ln có sự móc nối logic với quan hệ pháp luật.
Với vai trò là một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật bao quát và tác
động tới hầu hết các quan hệ xã hội. Do đó, với tư cách là một người tư vấn pháp
luật, người tư vấn cần có những hiểu biết nhất định, nắm được quy luật và nguyên
lý cũng như các sự kiện thực tế xảy ra xung quanh mình. Trên cơ sở hiểu biết đó,
việc tiếp xúc khách hàng, giải đáp thắc mắc và tìm ra các phương án giải quyết vấn
đề sẽ thuận lợi hơn
KẾT LUẬN
Nắm vững các kỹ năng tư vấn pháp luật cơ bản là điều kiện quan trọng để
người tư vấn có thể tiến hành việ tư vấn.Ngồi những vai trị chung, mỗi kỹ năng
có những vai trị riêng trong từng bước của công việc tư vấn. Mặt khác việc vận
dụng, áp dụng mỗi kỹ năng còn phụ thuộc vào khả năng sẵn có cũng như q trình
học hỏi của mỗi người để có thể tận dụng và phát huy hết vai trị của những kỹ
năng đó. Chính bởi vậy, bên cạnh các kiến thức chun mơn, người tư vấn phải chú
trọng hồn thiện và nâng cao các kỹ năng trong trong công việc tư vấn pháp luật
vốn có những đặc thù riêng biệt này

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Chí Hiếu, ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga, Giao trình Kỹ năng tư
vấn pháp luật, Học Viện Tư Pháp, NXB Công an nhân dân, 2012,
2. Luật Đại Việt, Kỹ năng của luật sư trong tư vấn pháp luật,
/>3. Kỹ năng tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý,
/>4. />
10




×