Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 64 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
----------

NGUYỄN THỊ TUYẾT HẠNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN
CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
----------

NGUYỄN THỊ TUYẾT HẠNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH
SUY THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Nội Người Lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Vũ Thế Trung



Nam Định - 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học trình học tập và hồn thành chun đề tốt nghiệp tơi nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại
học, Khoa Y Học Lâm Sàng cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tậpvà hồn thành chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến ban Ban Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Ninh Bình, các cán bộ y tế Khoa Thận-Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh
Bình đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi học
tập và làm chuyên đề.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến thầy
TS. Vũ Thế Trung đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tơi thực hiện và
hồn thành chun đề này.
Tơi xin chân thành cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã thông
cảm tạo điều kiện cho tôi được thăm khám tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm
túc những lời khuyên dành cho họ.
Tôi xin được cảm ơn các bạn trong lớp Chuyên khoa I, khóa 9 đã cùng vai
sát cánh với tơi để hồn thành tốt chun đề này.
Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, tháng 11 năm 2022
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Tuyết Hạnh



ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Tuyết Hạnh xin cam đoan đây là cơng trình của riêng
tơi, do chính tơi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Nếu có điều gì sai trái tơi xin chịu trách nhiệm.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Tuyết Hạnh


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................... 3
1.1.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn.......................... 4
1.1.3. Vai trị của chăm sóc dinh dưỡng người bệnh suy thận mạn........... 5
1.1.4. Tầm quan trọng của kiến thức về chế độ ăn trong dự phòng và
chăm sóc người bệnh suy thận mạn ......................................................... 6
1.1.5. Chế độ ăn cho người bệnh thận mạn tính ....................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 13

1.2.1. Chế độ ăn cho người bệnh suy thận mạn trên thế giới .................. 13
1.2.2. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy thận mạn tại
Việt Nam ............................................................................................... 16
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................... 22
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình ................................ 22
2.1.1. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và qui mô của bệnh viện ............ 22
2.1.2. Tình trạng khám chữa bệnh của bệnh viện trong thời gian qua .... 23
2.1.3. Công tác Dinh dưỡng tiết chế của bệnh viện ................................ 24
2.1.4. Khoa Nội thận-tiết niệu ................................................................ 25
2.2. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy thận mạn tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ........................................................... 27
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 27


iv
2.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh được khảo sát .............. 28
2.2.3. Kiến thức của người bệnh về bệnh suy thận mạn tính .................. 30
2.2.4. Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn bệnh suy thận mạn tính .. 31
2.2.5. Thói quen, sở thích ăn/uống của người bệnh suy thận mạn .......... 35
Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 37
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh được khảo sát .................... 37
3.2. Kiến thức của người bệnh về bệnh suy thận mạn tính ........................ 39
3.3. Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn bệnh suy thận mạn tính......... 41
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao kiến thức về chế độ
ăn cho người bệnh suy thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. .. 46
3.4.1. Thuận lợi ..................................................................................... 46
3.4.2. Khó khăn, tồn tại.......................................................................... 47
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ CHẾ
ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN ....................................... 49
KẾT LUẬN.................................................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phục lục 1: PHIẾU PHỎNG VẤN


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CED

Thiếu năng lượng trường diễn

HB

Hemoglobin

MNA

Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (Mini Nutrition Assessment)

SDD

Suy dinh dưỡng

SL

Số lượng



vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Suy thận mạn giai đoạn 1-2 ............................................................ 8
Bảng 1.2. Suy thận mạn giai đoạn 3- 4 không lọc máu, không tăng kali máu . 9
Bảng 1.3. Suy thận mạn giai đoạn 3- 4 không lọc máu, tăng kali máu ............ 9
Bảng 1.4. Suy thận mạn có lọc máu ngoài thận hoặc thẩm phân phúc mạc 3
lần/tuần ......................................................................................... 10
Bảng 1.5. Suy thận mạn có lọc máu ngồi thận hoặc thẩm phân phúc mạc 2
lần/tuần ......................................................................................... 11
Bảng 1.6. Suy thận mạn có lọc máu ngồi thận hoặc thẩm phân phúc mạc 1
lần/tuần ......................................................................................... 12
Bảng 2.1. Số bệnh nhận suy thận mạn điều trị tại khoa hàng tháng .............. 26
Bảng 2.2: Đặc điếm chung của đối tượng nghiên cứu................................... 28
Bảng 2.3. Đặc điểm về dinh dưỡng (theo BMI) và Albumin của người bệnh 29
Bảng 2.4. Kiến thức của người bệnh về khái niệm và nguyên nhân gây suy
thận mạn tính ................................................................................ 30
Bảng 2.5. Kiến thức của người bệnh về hậu quả của suy thận mạn tính........ 30
Bảng 2.6. Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn của bệnh suy thận mạn tính
..................................................................................................... 31
Bảng 2.7. Kiến thức của người bệnh về thực phẩm không nên ăn................. 32
Bảng 2.8. Kiến thức của người bệnh về thực phẩm cần hạn chế ................... 33
Bảng 2.9: Kiến thức của người bệnh về các loại thực phẩm nên ưu tiên ....... 34
Bảng 2.10: Thói quen, sở thích ăn uống của người bệnh suy thận mạn ......... 35
Bảng 2.11: Thói quen, sở thích phương pháp chế biến thức ăn của người bệnh
suy thận mạn ................................................................................ 36
Bảng 2.12: Thói quen, sở thích dung đồ uống của người bệnh suy thận mạn 36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn (Chronic Renal Failure) là hậu quả cuối cùng của các bệnh
thận, tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận giảm xút dần dần tương ứng với
số lượng nephron của thận bị tổn thương dẫn đến xơ hóa và mất chức năng
khơng hồi phục. Người bị suy thận mạn sẽ có những hậu quả tồn diện ảnh
hưởng nặng nề tới sức khỏe, chất lượng sống của bản thân, gánh nặng kinh tế
của gia đình và xã hội, giảm tuổi thọ trung bình.
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh suy thận mạn tính đang ra tăng ở hầu hết
các nước trên thế giới và đa dạng về đối tượng mắc bệnh. Người mắc bệnh
suy thận mạn có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, đây là yếu tố nguy cơ cao
dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống cũng như giảm tuổi thọ của người bệnh.
Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể và dinh dưỡng toàn diện ở bệnh
nhân theo nghiên cứu của tác giả là 21,6% và 36,3%; ở nhóm lọc máu chu kỳ:
21,3% và 37,2% và nhóm lọc màng bụng liên tục ngoại trú: 23,1% và 32,7%.
Một trong những nguyên nhân gây ra suy thận và suy dinh dưỡng của
người bệnh là không tuân thủ chế độ điều trị và dinh dưỡng đầy đủ. Việc
không tuân thủ qui định điều trị và chế độ dinh dưỡng làm cho sức khỏe
người bệnh giảm sút, chất lượng sống của của họ ngày càng giảm [9].
Trên thế giới, các nước phát triển như Nhật Bản, Anh, Đức, Hoa Kỳ, các
nước thuộc EU, vấn đề dinh dưỡng dự phòng, điều trị cho người bệnh được
quan tâm, trú trọng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng. Giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở người bệnh suy thận mạn giúp giảm chi phí và thời gian điều trị của
người bệnh tại bệnh viện, đồng thời giảm gánh nặng tài chính cho chính phủ
và ngành y tế.
Ở Việt Nam, cơng tác dinh dưỡng cho người dân nói chung và người
bệnh suy thận mạn được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Tuy nhiên do điều
kiện kinh tế-xã hội nói chung và điều kiện kinh tế, nhận thức, trình độ học vấn
của người dân nói chung cịn hạn chế dẫn tới thực hiện chế độ ăn điều trị cho
người bệnh còn chưa được trú trọng [1] [3] [20]. Vì vậy, tình trạng thiếu dinh



2
dưỡng gặp ở tất cả các nhóm bệnh như bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch,
đột quỵ, suy thận mạn [7],[12],[20]. Việc truyền thông-giáo dục sức khỏe cho
người bệnh về chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh nâng cao kiến thức và tuân
thủ thực hành chế độ dinh dưỡng. Từ đó giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm thời
gian điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình là Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y
tế tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho khoảng 360400 người bệnh suy thận mạn. Nhằm nâng cao kiến thức về chế độ ăn, dự
phòng các biến chứng của bệnh suy thận mạn và cung cấp những bằng chứng
khoa học để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh suy thận mạn, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề "THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ
ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH NINH BÌNH" với 2 mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy thận mạn
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
2. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường kiến thức về chế độ ăn của
người bệnh suy thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Bệnh thận mạn (CKD) là sự suy giảm chức năng thận tiến triển, kéo dài.
Các triệu chứng tiến triển chậm và trong các giai đoạn tiến triển có các triệu
chứng bao gồm chán ăn, buồn nơn, nơn ói, viêm miệng, rối loại vị giác, tiểu
đêm, uể oải, mệt mỏi, ngứa, suy giảm về tinh thần, giật cơ và chuột rút, giữ
nước, suy dinh dưỡng, bệnh thần kinh ngoại biên và co giật.

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận được gọi là suy
thận hay tổn thương thận. Suy thận do nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác
nhau gây nên. Có hai loại suy thận được chia theo thời gian mắc bệnh, đó là
suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn).
Chất dinh dưỡng là những chất hóa học hoặc hợp chất hóa học có từ
thức ăn có vai trị tạo hình, cung cấp năng lượng hoặc khơng cung năng lượng
và tham gia duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Các chất dinh dưỡng gồm
có protein, lipid, các-bon-hydrat, vitamin, muối khống, nước và chất xơ.
Thức ăn là yếu tố cần thiết không thể thiếu đối với con người đặc biệt là
người bệnh. Thức ăn khơng chỉ có vai trị cung cấp chất dinh dưỡng, năng
lượng cho cơ thể tồn tại mà cịn có vai trò trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, phục
hồi sức khỏe.
Chế độ ăn uống (diet) : Là một thuật ngữ để chỉ một khẩu phần ăn bao
gồm các thực phẩm khác nhau, có thể là các thực phẩm ăn hàng ngày được 1
cá thể hay 1 quần thể sử dụng. Chế độ ăn bao gồm loại thức ăn, dạng thức
chế biến, số lần ăn, cách ăn, đường ăn có vai trị quyết định đối với q trình
khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe.
Khẩu phần ăn là lượng thức ăn phục vụ cho mục đích sử dụng đặc biệt
như “chế độ ăn kiêng”, “chế độ ăn giảm béo”, “chế độ ăn điều trị” hoặc “chế
độ ăn hạn chế ”.


4
Đường nuôi dưỡng là con đường đưa thức ăn vào để ni dưỡng cơ thể.
Với người bình thường thức ăn được đưa vào từ khoang miệng, xuống dạ dày
và đi xuống ruột non để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ tức ăn.
Dinh dưỡng hỗ trợ là đưa các chất dinh dưỡng đường tĩnh mạch hoặc
đường ruột cho các người bệnh phù hợp với mục tiêu duy trì và bảo tồn tình
trạng dinh dưỡng. Các đường ni dưỡng hỗ trợ gồm nuôi ăn qua ống thông
hoặc catheter; qua đường tĩnh mạch.

Hướng dẫn chế độ ăn (dietary guideline): là lời khuyên đối với cá thể
hoặc cộng đồng với mong muốn thay đổi hành vi ăn uống và khẩu phần ăn
vào để đạt được mục tiêu sức khoẻ cho cá thể hoặc cộng đồng.
Tư vấn dinh dưỡng là những hoạt động trao đổi, chia sẻ những thông
tin, kiến thức về dinh dưỡng với các nhóm khách hàng nhằm thay đổi nhận
thức, thái độ, hành vi của các nhóm khách hàng. Khuyến khích động viên
giúp đỡ họ thực hành chăm sóc đúng về dinh dưỡng.
1.1.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn
Chế độ ăn hạn chế protein nghiêm ngặt trong bệnh thận là một vấn đề
còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, hạn chế protein vừa phải (0,8 g/kg/ngày) ở
những bệnh nhân có mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) < 60 mL/phút/1,73
m2 khơng có hội chứng thận hư là an toàn và dễ dung nạp cho hầu hết bệnh
nhân. Một số chuyên gia khuyến cáo lượng protein 0,6g/kg/ngày đối với bệnh
nhân đái tháo đường và bệnh nhân không bị đái tháo đường nếu mức lọc cầu
thận < 25 mL/phút/1,73 m2. Nhiều triệu chứng ure máu cao giảm rõ rệt khi
giảm q trình dị hóa protein và giáng hóa ure. Ngồi ra, tốc độ tiến triển của
CKD có thể chậm lại. Cung cấp đủ carbohydrate và chất béo giúp đáp ứng các
yêu cầu về năng lượng và ngăn ngừa quá trình tạo thể ceton từ chất béo. Bệnh
nhân áp dụng chế độ ăn < 0,8 g/kg/ngày nên được theo dõi chặt chẽ bởi một
chuyên gia dinh dưỡng.


5
Bởi vì chế độ ăn hạn chế có thể làm giảm hấp thu vitamin, các bệnh nhân
nên bổ sung thêm các vitamin hòa tan trong nước. Việc bổ sung vitamin A và
E là không cần thiết. Vitamin D2 (ergocalciferol) hoặc D3 (cholecalciferol)
không được cung cấp thường xuyên nhưng được sử dụng dựa trên nồng độ
vitamin D 25-OH và PTH trong máu.
Rối loạn lipid máu cần được kiểm soát. Thay đổi chế độ ăn có thể hữu
ích đối với rối loạn tăng triglycerid máu. Statins có hiệu quả đối với tăng

cholesterol máu. Các dẫn chất axit fibric (clofibrate, gemfibrozil) có thể làm
tăng nguy cơ bị globin cơ niệu kịch phát ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn, đặc
biệt là nếu dùng cùng nhóm thuốc statin, trong khi ezetimibe (làm giảm sự
hấp thu cholesterol) dường như tương đối an toàn. Điều chỉnh tình trạng tăng
cholesterol máu nhằm làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhóm bệnh tăng
nguy cơ mắc ở bệnh nhân suy thận mạn.
1.1.3. Vai trị của chăm sóc dinh dưỡng người bệnh suy thận mạn
Dinh dưỡng có vai trị quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh lý của
người bệnh. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp là yếu tố nguy cơ hàng đầu
của suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa [18].
Suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến các hậu quả như thay đối chức năng đường
tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi
dược động học của thuốc, chậm lành vết thương, suy giảm chức năng miễn
dịch, tăng tỷ lệ biến chứng từ 2 đến 20 lần, nguy cơ tử vong cao, tỷ lệ người
bệnh tái nhập viện cao do đó làm chất lượng cuộc sống giảm [6].
Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh trong thời gian nằm viện đặc biệt
quan trọng với những bệnh nặng như nhiễm khuẫn huyết, đa chấn thương,
bỏng, sau phẫu thuật, ung thư, đái tháo đường, suy thận, bệnh lý đường tiêu
hóa…
Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh nhằm đạt được các mục đích:
 Duy trì hoạt động sống cơ thể,


6
 Tăng cường sức đề kháng,
 Thúc đẩy khả năng hồi phục bệnh.
 Hạn chế biến chứng do ăn uống không phù hợp.
 Giảm tỷ lệ tử vong
1.1.4. Tầm quan trọng của kiến thức về chế độ ăn trong dự phịng và chăm
sóc người bệnh suy thận mạn

Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được
nhờ trải nghiệm hay thơng qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến thức
khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển hơn. Kiến
thức khơng tự nhiên mà có trong bộ não của con người, mà phải trải qua quá trình
học tập, lao động, nhận thức và tiếp thu. Kiến thức giúp con người trở nên thành
công hơn, đạt được những mục đích đặt ra.
Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy thận mạn là những dữ kiện,
thông tin, sự mô tả và sự hiểu biết về chế độ ăn của người suy thận mạn. Chế độ ăn

là nhu cầu thiết yếu của con người, thức ăn giúp cho cơ thể có năng lượng,
chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và các hoạt động về mặt xã hội. Đối với
người bệnh, thức ăn, cách ăn, cách chế biến, thời điểm ăn…có vai trị vơ cùng
quan trọng đối với sức khỏe của họ. Ăn điều trị có tác dụng trực tiếp tới căn
nguyên bệnh và căn nguyên sinh bệnh như đối với cả bệnh truyền nhiễm và
không truyền nhiễm. Chế độ ăn của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào kiến
thức, hiểu biết, nhận thức và hành vi của họ. Dân gian có câu "Bệnh từ miệng
mà vào"” cho thấy vai trò rất quan trọng của việc ăn, uống đúng, đủ, hợp lý và
an toàn.
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể có chiều cao, cân nặng, các chỉ số
khối cơ thể (BMI) thấp hơn bình thường, kích thước của một số cơ quan, bộ
phận nhỏ hơn trung bình [6]. Người bị suy dinh dưỡng đặc biệt là người bệnh
cơ thể sẽ có những thay đổi về thể lực cũng như những hoạt động chuyển hóa,
tuần hồn, hô hấp, sức đề kháng và bài tiết [6]. Khi bị suy dinh dưỡng cơ thể
thường bị ảnh hưởng tới các cơ quan chức năng như sau: Thay đổi chức năng
đường tiêu hóa; Giảm mức lọc cầu thận; Thay đổi chức năng hệ tim mạch;


7
Thay đổi dược động học của thuốc; Chậm lành vết thương; Suy giảm chức
năng miễn dịch; Tăng tỷ lệ biến chứng: 2-20 lần; Kéo dài thời gian nằm viện;

Tăng chi phí điều trị; Nguy cơ tử vong cao; Tỷ lệ tái nhập viện cao; Giảm
chất lượng cuộc sống [20],[24],[31]. Đối với những người bệnh suy dinh
dưỡng, việc hỗ trợ dinh dưỡng cần tập trung vào việc cung cấp đầy đủ năng
lượng và protein, tăng cường và cải thiện năng lượng và các chất dinh dưỡng
được cung cấp từ nguồn thực phẩm thông thường ăn vào. Sự rối loạn của cơ
chế điều hịa này ảnh hưởng đến q trình diễn biến của bệnh và thường gây
ra các rối loạn chức năng ở một số cơ quan và hệ cơ quan. Sự rối loạn chức
năng này thường kèm theo các thay đổi cơ thể học.
Người bệnh có kiến thức và hiểu đúng về việc sử dụng thức ăn, cách chế
biến, phương pháp tập luyện sẽ cải thiện hiệu quả điều trị và chăm sóc bệnh suy
thận mạn
1.1.5. Chế độ ăn cho người bệnh thận mạn tính
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý thận – tiết niệu mạn
tính, làm chức năng thận suy giảm dần dần tương ứng với số lượng nephron
của thận bị tổn thương và mất chức năng hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức
lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính. Sự
tiến triển của suy thận mạn được tiên lượng trong hầu hết các trường hợp dựa
vào mức protein niệu. Bệnh nhân có protein niệu ngưỡng thận hư (> 3 g/24
giờ hoặc tỷ lệ protein/creatinin niệu > 3) thường có tiên lượng xấu hơn và tiến
triển đến suy thận nhanh hơn. Sự tiến triển có thể xảy ra ngay cả khi rối loạn
bệnh đã khơng cịn. Ở bệnh nhân có protein niệu < 1,5 g/24 giờ, sự tiến triển
thường xảy ra chậm hơn nếu có. Tăng huyết áp, toan máu, và cường cận
giáp cũng góp phần làm tăng nhanh sự tiến triển bệnh.
Chế độ ăn được khuyến nghị cho người mắc bệnh thận (theo Quyết định
số 2879/QĐ-BYT ngày 10/8/2006 của Bộ Y tế):


8
Bảng 1.1.Suy thận mạn giai đoạn 1-2
Nguyên tắc


Cơ cấu khẩu phần

- Năng lượng: 35 Kcal/kg cân nặng lý E
tưởng/ngày.

(kcal):

1800- TM01-X

1900

- Protid: 0,6-0,8 g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. P (g): 40- 44
Tỷ lệ protid động vật/tổng số ≥ 60%

L (g): 40- 50

- Lipid: 20-25% tổng năng lượng. Axid béo G (g): 313- 336
chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi Natri (mg):<2000
chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng Kali

(mg):2000-

số lipid.

3000

- Đảm bảo cân bằng nước và điện giải:

Phosphat


+ ăn nhạt tương đối: Natri < 2000 mg/ngày

(mg):<1200

+ Kali: Hạn chế kali khẩu phần khi kali máu Nước (l): 1- 2
>6 mmol/l (2000-3000 mg/ngày).
Hạn chế hoặc sử dụng vừa phải các thực phẩm
giàu kali
+ Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V
nước = V nước tiểu
+ V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy...)
+300 đến 500ml (tùy theo mùa).
- Phosphat: < 1200mg/ngày. Hạn chế các thực
phẩm giàu phosphat.
- Đủ vitamin và khoáng chất. - Số bữa ăn: 4
bữa/ngày

Ký hiệu


9
Bảng 1.2. Suy thận mạn giai đoạn 3- 4 không lọc máu, không tăng
kali máu
Nguyên tắc

Cơ cấu khẩu phần

- Năng lượng: 35 Kcal/kg cân nặng lý E (kcal):
tưởng/ngày.

1900
- Protid: 0,4- 0,6g/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
Tỷ lệ protid động vật/tổng số ≥ 60%
- Lipid: 20-25% tổng năng lượng. Axid béo
chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi
chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng
số lipid.
- Đảm bảo cân bằng nước và điện giải:
+ ăn nhạt tương đối: Natri < 2000 mg/ngày

Ký hiệu

1800- TM08-X

P (g): < 33
L (g): 40- 50
G (g): 310- 350
Natri (mg): < 2000
Phosphat
(mg)
<1200
Nước (l) 1-1,5

+ Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V
nước = V nước tiểu
+ V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy...)
+ 300 đến 500ml (tùy theo mùa)
- Phosphat < 1200 mg/ngày, hạn chế các thực
phẩm giàu phosphat.
- Đủ vitamin và khoáng chất. - Số bữa ăn: 4

bữa/ngày.
Bảng 1.3.Suy thận mạn giai đoạn 3- 4 không lọc máu, tăng kali máu
Nguyên tắc

Cơ cấu khẩu phần

Ký hiệu

- Năng lượng: 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. E (kcal): 1800- TM09-X
- Protid: 1 g/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
1900
- Lipid: 20- 25% tổng năng lượng. Axid béo P (g):50- 55
chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi L (g): 40- 53
chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng G (g): 290- 325
số lipid.
- Natri < 2400 mg /ngày.
- Nước: theo nhu cầu 1,5-2,5 lít/ngày.
- Đủ vitamin và khống chất theo nhu cầu.
- Số bữa ăn: 4 bữa/ngày.

Natri (mg): < 2400
Nước (l): 1,5- 2,5


10
Bảng 1.4. Suy thận mạn có lọc máu ngồi thận hoặc thẩm phân phúc
mạc 3 lần/tuần
Nguyên tắc

Cơ cấu khẩu phần


- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng khô/ngày.

E

(kcal): TM10-X

- Protid: 1,2-1,3 g/kg cân nặng khô/ngày. Tỷ lệ 1800-1900 P (g):
60-70 L (g): 40-50
protid động vật/tổng số ≥ 60%
- Lipid: 20- 25% tổng năng lượng. Axid béo
chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi
chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng
số lipid.
- Đảm bảo cân bằng nước và điện giải:
+ Natri: Lọc máu ngoài thận: 2000- 3000 mg
natri/ngày. Lọc màng bụng: 2000- 4000 mg
natri/ngày
+ Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V
nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt,
nôn, ỉa chảy...) + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).
+ Kali: 2000-3000 mg/ngày.
- Phosphat < 1200mg/ngày. Hạn chế các thực
phẩm giàu phosphat.
- Đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu.
- Số bữa ăn: 4 bữa/ngày.

G

(g):


Natri(mg):

280-314
2000-

4000
Kali (mg): 20003000

Ký hiệu


11
Bảng 1.5. Suy thận mạn có lọc máu ngồi thận hoặc thẩm phân phúc
mạc 2 lần/tuần
Nguyên tắc

- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng khô/ngày.

Cơ cấu khẩu phần

E

(kcal):

1800- TM11-X

- Protid: 1 g/kg cân nặng khô/ngày. Tỷ lệ 1900
protid động vật/tổng số ≥ 60%


P (g): 50-55

- Lipid: 20-25% năng lượng. Axid béo chưa no L (g): 40-50
một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và G (g): 290-325
axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
Natri(mg): 2000- Đảm bảo cân bằng nước và điện giải:
4000
+ Lượng natri: Thận nhân tạo: 2000- 3000mg Kali (mg): 2000natri/ngày. Lọc màng bụng: 2000- 4000mg 3000
natri/ngày

Phosphat

(mg):

+ Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V <1200
nước = V nước tiểu + Vdịch mất bất thường (sốt,
Nước (l): 1-1,5
nôn, ỉa chảy...) + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).
+ Kali: 2000-3000 mg/ngày.
- Phosphat < 1200 mg/ngày, hạn chế các thực
phẩm giàu phosphat.
- Đủ vitamin và chất khoáng. - Số bữa ăn: 4
bữa/ngày

Ký hiệu


12
Bảng 1.6. Suy thận mạn có lọc máu ngồi thận hoặc thẩm phân phúc
mạc 1 lần/tuần

Nguyên tắc

- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng khô/ngày.

Cơ cấu khẩu phần

E

(kcal):

1800- TM12-X

- Protid: 0,8 g/kg cân nặng khô/ngày. Tỷ lệ 1900
protid động vật/tổng số ≥60%

P (g): 40- 44

- Lipid: 20-30% tổng năng lượng. Axid béo L (g): 40- 53 G (g):
chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi 313- 336
chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng Natri (mg): < 2000
số lipid.
Kali (mg): 1000- Đảm bảo cân bằng nước và điện giải:
1500
+ Ăn nhạt tương đối, lượng natri: Thận nhân Phosphat (mg): <
tạo: < 2000 mg natri/ngày. Lọc màng bụng: < 800
2000 mg natri/ngày.
+ Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V
nước = V nước tiểu + Vdịch mất bất thường
(sốt, nôn, ỉa chảy...) + 300 đến 500ml (tùy theo
mùa). + Kali: 1000- 1500mg/ngày.

- Phosphat < 800 mg/ngày, hạn chế các thực
phẩm giàu phosphat.
- Đủ vitamin và chất khoáng.
- Số bữa ăn: 4 bữa/ngày.

Ký hiệu

Nước (l): 1- 1,5


13
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chế độ ăn cho người bệnh suy thận mạn trên thế giới
Trong nghiên cứu của tác giả Silvia (2019) về chế độ dinh dưỡng của
người bệnh suy thận mạn liên quan đến mắc các bệnh lý tim mạch. Tác giả đã
chỉ có 49,4% người bệnh suy thận mạn bị suy dinh dưỡng và những người
bệnh suy dinh dưỡng này có kèm theo bệnh lý tim mạch. Người bệnh suy thận
mạn có kèm theo suy dinh dưỡng, bệnh lý tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ toan
chuyển hóa, tăng tỷ lệ tử vọng [29]
Chế độ ăn bổ sung các lợi khuẩn đường ruột cho người bệnh suy thận
mạn giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Tiến hành nghiên cứu tại Ý, tác
giả Silvia (2019) đã khẳng định lợi ích của chế độ ăn bổ sung lợi khuẩn
đường ruột cho người bệnh suy thận mạn khi các chỉ số TNF-α giảm đáng kể
(T0: 171,2 ± 90,3; T1: 116,2 ± 62,5; p = 0,041) và NOX2 (T0: 0,67 ± 0,1; T1: 0,58
± 0,13; p= 0,027) ở bệnh nhân [28]. Điều này do hệ vi sinh vật đường ruột thực hiện
nhiều hoạt động có lợi cho sức khỏe của vật chủ, đặc biệt là điều chỉnh quá trình
hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa, đáp ứng miễn dịch và các con đường truyền
tín hiệu tế bào, đồng thời thực hiện các hoạt động bảo vệ chống lại vi khuẩn gây
bệnh và ký sinh trùng. Các chức năng này chủ yếu được thực hiện bởi vi khuẩn
đường phân, là những vi khuẩn chiếm ưu thế trong điều kiện khỏe mạnh. Những vi

khuẩn này, bằng cách lên men carbohydrate chưa được tiêu hóa trong ruột non, chịu
trách nhiệm sản xuất các hợp chất khác nhau, bao gồm axit béo chuỗi ngắn (SCFA),
có nhiều tác dụng có lợi cho vật chủ, chẳng hạn như bảo vệ hàng rào ruột, điều
chỉnh chuyển hóa lipid và carbohydrate, điều chỉnh hệ thống miễn dịch và phản ứng
viêm và chống viêm, đồng thời giảm độ pH của lòng ruột, ngăn chặn sự phát triển
của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, các tình trạng bệnh lý khác nhau ở người bệnh
suy thận mạn có thể dẫn đến chứng loạn khuẩn, làm thay đổi về số lượng và chất
lượng của thành phần vi khuẩn đường ruột và hoạt động trao đổi chất của hệ vi sinh
vật. Cơ chế gây ra rối loạn vi khuẩn đường ruột ở người bệnh suy thận mạn có liên
quan đến một số yếu tố, chẳng hạn như chế độ ăn kiêng, sử dụng kháng sinh thường
xuyên, toan chuyển hóa…[28]


14
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh từ nguồn gốc thực vật mang lại nhiều lợi ích
cho người bệnh suy thận mạn. Tác giả Juan J. Carrero và cộng sự (2020) tiến hành
nghiên cứu: Chế độ ăn dựa trên thực vật để kiểm soát các rủi ro và biến chứng của
bệnh thận mạn tính, đã khuyến nghị về chế độ ăn uống truyền thống cho bệnh

nhân mắc bệnh thận mãn tính tập trung vào lượng chất dinh dưỡng tiêu thụ
[25]. Người bệnh cần được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung ăn trái
cây và rau quả và đa dạng trong chế độ ăn uống. Chất dinh dưỡng thực vật và
chế độ ăn dựa trên thực vật có thể có tác dụng có lợi ở bệnh nhân mắc bệnh suy
thận mạn: tăng lượng chất xơ làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng
giảm sản xuất độc tố ure huyết; chất béo thực vật, đặc biệt là dầu ơ liu, có tác
dụng chống xơ vữa động mạch; các anion thực vật có thể giảm thiểu nhiễm toan
chuyển hóa và làm chậm q trình tiến triển của suy thận mạn; và vì phốt pho
thực vật có sinh khả dụng thấp hơn phốt pho động vật, nên chế độ ăn dựa trên
thực vật có thể cho phép kiểm sốt tốt hơn tình trạng tăng phốt phát trong
máu. Tác giả đã chỉ ra bằng chứng cho thấy rằng việc thúc đẩy áp dụng chế độ

ăn dựa trên thực vật có ít rủi ro nhưng có thể mang lại lợi ích cho việc phịng
ngừa ban đầu bệnh suy thận, cũng như trì hỗn sự tiến triển ở bệnh nhân mắc
bệnh suy thận mạn giai đoạn 3–5. Những chế độ ăn này cũng có thể giúp quản lý
và ngăn ngừa một số triệu chứng và biến chứng chuyển hóa của suy thận mạn,
nó như một chiến lược để ngăn ngừa tăng kali máu hoặc suy dinh dưỡng. Trong
nghiên cứu cũng chỉ ra cần giải quyết các lỗ hổng kiến thức về chế độ ăn, đặc
biệt là liên quan và mức độ tăng kali máu do chế độ ăn kiêng ở bệnh nhân suy
thận mạn có chạy thận nhân tạo [25].
Cùng quan điểm với Juan J. Carrero trong nghiên cứu của mình tác giả
Phillippe Chauveau và cộng sự (2018) cũng chỉ ra những lợi ích của chế độ ăn có
nguồn gốc từ thực vật đối với người bệnh suy thận mạn. Tác ra chỉ ra rằng quản lý
chế độ ăn truyền thống đối với bệnh thận mạn tính tập trung vào số lượng năng
lượng và protein trong chế độ ăn, hạn chế các vi chất dinh dưỡng đơn lẻ mà ít đề
cập đến chất lượng chế độ ăn [26]. Các chế độ ăn uống nhiều thực vật hơn, ít thịt
hơn (bao gồm cả thịt chế biến), natri và đường tinh luyện, đồng thời có hàm lượng
ngũ cốc và chất xơ cao hơn hiện được đưa vào nhiều hướng dẫn lâm sàng để phòng


15
ngừa bệnh mãn tính. Chế độ ăn có nguồn gốc thực vật được tăng cường có liên quan
đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong cả nghiên cứu quan sát và can thiệp
trên người bệnh suy thận mạn. Rất nhiều bằng chứng liên tới tác dụng có lợi khi
người bệnh suy thận mạn phòng tránh được các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo
phì khi tn thủ chế độ ăn [26].

Tác giả Iorember Franca (2018) nghiên cứu về “Suy dinh dưỡng trong bệnh
suy thận mạn tính” có kết quả: Bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính có nguy cơ suy
dinh dưỡng cao, đặc trưng bởi sự lãng phí năng lượng protein và thiếu vi chất dinh
dưỡng. Trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở cả trẻ em và người
lớn mắc bệnh thận mạn tính [27]. Ngoài những bất thường về hormone tăng trưởnginsulin giống như trục yếu tố tăng trưởng, suy dinh dưỡng cũng đóng một vai trị

trong việc phát triển tình trạng cịi cọc, thường thấy ở trẻ mắc bệnh thận mạn tính.
Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và gánh nặng bệnh tật
tổng thể ở những bệnh nhân này. Việc cung cấp đủ lượng calo và protein giúp điều
trị hiệu quả tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính. Sự
cung cấp kiến thức rõ ràng và đầy đủ về chế độ ăn cho người bệnh suy thận mạn
tính giúp người bệnh phát triển bình thường và giảm thiểu các kết quả lâm sàng tiêu
cực [27].

Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng-tiết chế là nội dung không thể thiếu
trong kế hoạch hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện và chất lượng chăm
sóc người bệnh. Người bệnh có kiến thức đầy đủ góp phần làm giảm 50% số
người bệnh suy thận mạn có biến chứng, giảm thời gian dùng kháng sinh tồn
thân 6 ngày, giảm tỷ lệ tử vong 40% [31].
Trong nghiên cứu của Jessica.K. Stevenson (2019), tác giả đã nghiên cứu
6617 người bệnh suy thận mãn tính về hiệu quả của giáo dục sức khỏe nâng
cao kiến thức chế độ ăn. Thấy rằng có giảm lượng natri trong chế độ ăn là 197
mg/ ngày (95% CI -540,7 đến 146,8; I 2= 0%); 45 trường hợp tử vong/1000 trường
hợp so trước can thiệp là 61 trường hợp tử vong/1000 trường hợp (RR 0,74, CI 0,53
đến 1,03; P = 0,08). Tác giả khẳng định việc cung cấp kiến thức về chế độ cho
người bệnh suy thận mạn giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các triệu chứng lâm
sàng và giảm tỷ lệ tử vong [32].


16
Tương đồng với các nghiên cứu trên, trong nghiên cứu của Anderson và cộng
sự (2018). Tác giả cho rằng cung cấp kiến thức về chế độ ăn uống và giáo dục dinh
dưỡng được khuyến nghị trong phòng ngừa và quản lý bệnh thận mạn tính và bệnh
thận giai đoạn cuối [23]. Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề dinh dưỡng một
cách hiệu quả với bệnh nhân suy thận mạn phải đặt lên hàng đầu khi tỷ lệ béo phì,
tăng huyết áp và tiểu đường ngày càng tăng trong cuộc sống hiện đại. Chế độ ăn cho

người bệnh suy thận mạn được coi là phức tạp và quản lý chế độ ăn uống thành
cơng địi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận, đánh giá định kỳ tình trạng dinh dưỡng,
cũng như giám sát việc tuân thủ chế độ ăn uống [23].

Tại Hoa Kỳ, chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn
được kiểm soát chặt chẽ bởi nhà chuyên môn và Hiệp hội Dinh dưỡng lâm
sàng Hoa Kỳ. Hệ thống giáo dục sức khỏe rất phát triển và chuyên sâu; các
thành viên trong nhóm làm việc phối hợp rất chặt chẽ với nhau trong điều trị
và chăm sóc người bệnh giúp nâng cao kiến thức về chế độ ăn cho người bệnh
suy thận mạn [31].
Tại Nhật Bản, vấn đề dinh dưỡng trong chăm sóc đặc biệt được trú trọng,
hệ thống dinh dưỡng-tiết chế tại các bệnh viện được hoạt động dưới sự giám
sát của bệnh viện; các hướng dẫn khuyến cáo của Hội dinh dưỡng lâm sàng
Nhật Bản [33]. Tại các bệnh viện chương trình giáo dục sức khỏe về chăm sóc
dinh dưỡng được quản lý và giám sát chặt chẽ của Hiệp hội. Nhờ đó, người
bệnh suy thận mạn tính được nâng cao kiến thức về chế độ ăn phù hợp, giúp
kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng của suy thận mạn.
1.2.2. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy thận mạn tại
Việt Nam
Hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện còn rất cao, việc
đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe, thể lực là rất
quan trọng trong điều trị bệnh [2],[20]. Kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012
cho thấy người bệnh thiếu năng lượng trường diễn - CED là 18,6%; theo
phương pháp SGA là 33,4% [14]; Tỷ lệ giảm cân trong 2 tuần trước khi nhập


17
viện trong kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương của người bệnh
SDD là 66,7%, cao hơn nhóm bình thường (43,5%) sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p<0,001; tỷ lệ người bệnh giảm khẩu phần ăn khi nhập viện ở
nhóm SDD là 59,3% cao hơn nhóm bình thường (46,1%) [14]. Tỷ lệ suy
dinh dưỡng của người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang (2012)
cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) là 27,7% và tỷ lệ nguy cơ
SDD và SDD theo SGA 47,0%. Người bệnh càng nằm viện lâu ngày càng có
nguy cơ bị suy dinh dưỡng cả theo phương pháp đánh giá chỉ số nhân trắc
hoặc SGA [15].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thanh Hùng năm 2020 về tình trạng
suy dinh dưỡng qua đánh giá các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở người
mắc bệnh thận lọc máu chu kì và lọc máu màng bụng liên tục ngoại trú cho
thấy: Suy dinh dưỡng theo BMI và SGA_3 chung là: 21,6% và 36,3%; nhóm
lọc máu chu kỳ: 21,3% và 37,2% và nhóm lọc màng bụng liên tục ngoại trú:
23,1% và 32,7%. Suy dinh dưỡng theo albumin HT và prealbumin HT chung
là: 18,92% và 98,1%; nhóm lọc máu chu kỳ: 14,5% và 97,6% và nhóm lọc
màng bụng liên tục ngoại trú: 36,5% và 100%. Tỷ thối biến protein bình
thường (nPCR, g/kg/ngày) chung có nPCR < 0,8 và nPCR > 1,2 với tỷ lệ:
7,0% và 51,0%; nhóm lọc máu chu kỳ: 8,2% và 46,9%; nhóm lọc màng bụng
liên tục ngoại trú: 5,8% và 67,3%. Leptin huyết thanh (ng/mL) chung của hai
đối tượng nghiên cứu: leptin huyết thanh ≤ 3,5 ng/mL: 61,8%; nhóm lọc máu
chu kỳ: 66,2%; nhóm lọc màng bụng liên tục ngoại trú: 44,2% [10].
Tác giả Ngô Thị Hà và cộng sự nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng
của người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kì tại bệnh viện trung ương Thái
Nguyên năm 2021 cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu năng lượng trường diễn
(BMI < 18,5) chiếm tỷ lệ khá cao (27,8%). Thời gian điều trị của người bệnh
càng dài thì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn càng cao (đánh giá bằng chỉ số
BMI) với p < 0,05. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp SGA có
tới 58,3% bệnh nhân bị SDD nhẹ, 2,2% bệnh nhân bị SDD nặng [8].



×