Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài ôn VĂN NGHỊ LUẬN lớp 6 (CTST)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.16 KB, 5 trang )

ĐỀ 1: HÃY RÈN LUYỆN THÓI QUEN ĐỌC SÁCH.
Đọc sách là một thói quen rất tốt, nhưng hiện nay, thay vì cầm trên tay
những cuốn sách thì các bạn học sinh lại cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh.
Mặc dù đã cố gắng “nuốt sách vào bụng” nhưng các bạn trẻ vẫn khơng thể u
thích việc đọc sách được. Vậy tại sao và làm cách nào để rèn luyện thói quen này?
Sách là nguồn tri thức vơ tận của con người. Trước hết, sách giúp chúng ta
có thêm nhiều kiến thức quý báu về học tập cũng như đời sống. Sách giúp chúng ta
mở rộng tầm hiểu biết của mình. Như những cuốn sách về khoa học kì thú sẽ cho
ta những cách nhìn của mọi người về đời sống. Hay những cuốn sách về kỹ năng
đời sống giúp ta tự tin hơn khi giao tiếp và giao lưu với người khác.
Sách là một “bác sĩ tâm lý”, bồi dưỡng cũng như chữa lành tâm hồn của con
người. Khi đọc sách lành mạnh, những điều trong sách sẽ giúp ta trở thành một
người tốt hơn. Sau khi đọc những cuốn sách như “Chữa lành tâm hồn”, “Hạt giống
tâm hồn”, nhiều người cảm thấy họ có thêm động lực để sống, để làm nên những
điều lớn lao. Ngoài ra, sách cịn là một phương tiện giải trí lành mạnh. Trong khi
giải trí bằng các thiết bị điện tử đều có lợi và hại thì giải trí bằng sách hồn tồn có
lợi nếu như bạn biết chọn sách phù hợp.
Để rèn luyện thói quen đọc sách, đầu tiên, chúng ta phải biết chọn lựa loại
sách u thích, sau đó dần dần đọc thêm các loại sách khác. Nếu như bạn thích tiểu
thuyết, hãy mua tiểu thuyết. Khi đọc sách mà mình thích, bạn sẽ cảm thấy thoải
mái, hứng thú hơn khi đọc. Thứ hai, chúng ta phải lựa chọn một không gian thư
giãn, yên tĩnh để đọc sách. Bạn sẽ rất khó đọc sách khi ở trong một căn phịng ồn
ào vì đây khơng phải là việc bạn u thích nên bạn sẽ tìm mọi lý do để khơng đọc
sách. Thứ ba, bạn phải biết vận dụng những kiến thức trong sách vào đời sống.
Như tôi, sau khi đọc cuốn “Đời ngắn đừng ngủ dài”, tơi đã khơng cịn ngủ q 8


giờ vào những ngày nghỉ. Thay vào đó, tơi thức dậy và học bài chăm chỉ, khơng
lãng phí thời gian quý báu của bản thân.
Đọc sách thật sự là một thói quen rất tốt. Như Henry David Thoreau đã từng
nói, “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế


hệ và các quốc gia”. Hãy rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày, dù chỉ 15 phút vì
nó có thể thay đổi cả cuộc đời của bạn!

ĐỀ 2: HÃY BIẾT QUÝ THỜI GIAN.
Thời đại ngày nay, con người ngày càng không biết quý trọng thời giờ.
Người ta càng thờ ơ với cuộc sống và chỉ lo làm những gì mình thích. Định luật
của thời gian không bao giờ thay đổi: mỗi giây phút trơi qua, khơng bao giờ có thể
lấy lại được. Chính vì thế, chúng ta phải biết q trọng thời gian.
Thời gian có vai trị rất lớn đối mọi vật trên cuộc đời này. Thời gian giúp
vạn vật hoạt động theo đúng quy trình, trật tự của nó. Mọi thứ lớn dần và chết mòn
theo thời gian. Đặc biệt, đối với con người, thời gian giúp tang thêm giá trị, trải
nghiệm, kiến thức tích lũy từ những năm ở trong đời, giúp con người ngày càng
yêu thương nhau, xóa đi sự ganh ghét của người với người.
Quý trọng thời gian không phải là sống gấp gáp mà là biết tận dụng mỗi
phút giây để làm điều gì đó có ích cho đời, không phải chỉ lo cho công việc và học
tập mà quên đi cả những người thân yêu của mình. Chúng ta phải biết sắp xếp thời
gian hợp lý, việc nào ra việc đó, khơng được vừa làm việc này, vừa làm việc kia.
Hiện nay, giới trẻ càng ngày càng lãng phí thời giờ. Họ dành hầu hết thời
gian chỉ để chơi game, lướt các trang mạng xã hội Facebook, TikTok,… Họ khơng
có việc làm và hầu như chỉ ở nhà và cầm chiếc điện thoại lên và xem. Họ chỉ biết


vui chơi, không bao giờ nghĩ đến tương lai, nghề nghiệp, ước mơ của mình mà chỉ
biết than vãn tại sao mình khơng thể có một cuộc đời như mơ.
Thời gian rất quý báu nên em sẽ luôn cố gắng q trọng nó. Em sẽ khơng
dành thời gian để làm những việc vơ bổ, thay vào đó, em sẽ học thêm những kiến
thức mới, mở rộng hiểu biết của bản thân. Em sẽ học cách sắp xếp thời gian một
cách hợp lý và khoa học để mình khơng tiêu tốn thời gian suy nghĩ. Em sẽ sống hết
mình, làm những gì mình thích để khi thời gian qua đi, em sẽ không hối hận!


ĐỀ 3: HỌC SINH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG, NÊN HAY KHƠNG?
Hiện nay, với cơng nghệ ngày càng phát triển, ai ai cũng tự sắm cho mình một
chiếc điện thoại, kể cả những bạn học sinh như em cũng được bố mẹ mua cho.
Nhưng ngoài những lợi ích, điện thoại di động cịn có những mặt xấu. Vậy việc
cho học sinh sử dụng điện thoại di động là nên hay không?
Việc sử dụng điện thoại rất cần thiết và hữu ích đối với học sinh. Đầu tiên, học
sinh dùng điện thoại để liên lạc với người thân, bạn bè. Khi có điện thoại ở bên
con, cha mẹ có thể nhắn tin, gọi điện với con bất cứ lúc nào. Điều này sẽ giúp các
bậc phụ huynh bớt phần lo lắng khi con ở xa.
Điện thoại di động cịn đóng vai trị quan trọng trong việc học tập của con
người. Học sinh có thể tra từ điển, điểm thi, lịch học,… qua những ứng dụng như
Vietschool, eNetViet,… Ngồi ra, điện thoại cịn giúp con người giải trí. Trong thời
gian rảnh rỗi, học sinh có thể chơi trị chơi, xem phim, nghe nhạc, nhắn tin với bạn
bè trên điện thoại cầm tay. Điện thoại di động là một cơng cụ rất hữu ích đối với
học sinh.


Tuy nhiên, điện thoại di động cịn có những mặt xấu gây ra những hậu quả tồi
tệ. Việc sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ khiến học sinh nghiện điện thoại, ảnh
hưởng đến sức khỏe, tinh thần của học sinh. Theo một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy,
việc nghiện điện thoại thông minh sẽ khiến não bộ bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn nữa,
đã xuất hiện nhiều hội chứng kì lạ của những người nghiện điện thoại khiến khơng
ít người hoang mang, lo lắng. Điện thoại thông minh tuy tiện dụng nhưng cũng có
những nhược điểm.
Vấn đề nên hay khơng sử dụng điện thoại không nằm ở chiếc điện thoại mà là
nằm ở bản thân chúng ta. Học sinh nên sử dụng điện thoại đúng mục đích, thời
gian hợp lý và không nên sử dụng một cách tùy tiện, quá thời gian đã quy định để
tự rèn luyện cho mình ý thức tự giác, tự điều chỉnh hành vi của bản thân.

ĐỀ 4: NÂNG CAO Ý THỨC GIỮ GÌN VỆ SINH TRƯỜNG LỚP

Hiện nay, học sinh vẫn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của mình.
Các bạn thường xả rác lung tung và khi thấy rác thì khơng nhặt. Có nhiều trường
hợp cịn đùn đẩy việc trực nhật cho nhau, trốn trực nhật,… Vì thế, việc giúp học
sinh nâng cao ý thức giữ gìn trường lớp là rất quan trọng.
Việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp là cần thiết. Ngày nay, có
nhiều bạn học sinh chưa có trách nhiệm về việc này nên việc rèn luyện rất quan
trọng. Thầy cô nên hỗ trợ các bạn học sinh vì khi học tập ở trong một môi trường
sạch sẽ, gọn gang sẽ giúp chúng ta có hứng thú học tập và học tốt hơn. Dọn dẹp
trường lớp còn giúp cho trường học trở nên đẹp đẽ, khang trang hơn. Theo một
cuộc khảo sát ở Mỹ cho thấy, học sinh sẽ cảm thấy đầy sức sống và có hứng thú
với việc học khi nhìn thấy trường của mình đẹp biết bao.


Ngoài ra, khi biết giữ sạch sẽ lớp học, các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt, giảm
bớt nguy cơ nhiễm các bệnh qua đường hô hấp. Hơn nữa, một trong năm điều Bác
Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng lại chính là “giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Yếu tố này lại
càng thêm khẳng định trách nhiệm của mỗi học sinh về việc giữ vệ sinh trường lớp
của mình.
Để giúp các bạn học sinh có ý thức hơn về vấn đề này, thầy cô nên tổ chức
những chuyên đề, những buổi tuyên truyền, giúp các bạn tự ý thức bản thân, những
buổi tái chế rác thải,.... để giúp các bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của việc giữ
gìn vệ sinh trường lớp.
Riêng đối với học sinh, chúng ta là những mầm non tương lai của đất nước.
Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của
mình”. Chính vì thế, mỗi một bản thân hãy có ý thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh
trường lớp thêm xanh – sạch – đẹp.




×