Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sự tương đồng và khác biệt giữa tâm lý trị liệu phương Tây và tâm lý trị liệu Phật giáo, minh họa bằng một kỹ thuật trị liệu tâm lý cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.89 KB, 10 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

ĐỀ THU HOẠCH GIỮA HỌC KỲ
MÔN: PHẬT GIÁO VÀ TRỊ LIỆU

ĐỀ TÀI

Sự tương đồng và khác biệt giữa tâm lý trị liệu phương
Tây và tâm lý trị liệu Phật giáo, minh họa bằng một kỹ
thuật trị liệu tâm lý cụ thể.

Giảng viên phụ trách: NS.TS.TN. Hương Nhũ &
TS. Lương Thị Thu Hường

Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Kiều
Pháp danh: TN.Hạnh Nhã
Mã sinh viên: TX 6192
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023.


1
Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam Nguyễn Anh Thơ cho hay, cuộc sống và môi trường làm việc hiện đại ngày
nay với hàng loạt các vấn đề về mơi trường, khí hậu, sức khỏe, an tồn thực phẩm… và
đặc biệt là áp lực công việc, dẫn đến con người dễ bị stress (căng thẳng), rối loạn lo
âu.Thống kê của Bộ Y tế năm 2017 chỉ ra, khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần
phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Ông Thơ dẫn chứng,


các nghiên cứu đã báo cáo cho thấy tỷ lệ công nhân bị stress trong ngành da giày là
20,7%; ngành may mặc đã lên đến 71%; tỷ lệ với điều dưỡng viên và nhân viên y tế dao
động 18,5% - 56,9%.Theo ông Thơ, căng thẳng là căn bệnh "thời đại", mà ngày càng
nhiều người phải đối mặt, nhất là những người lao động làm việc với cường độ cao.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của căng thẳng nghề nghiệp kéo dài liên tục làm ảnh
hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của con người."Nguyên nhân dẫn đến rối loạn
tâm thần là do họ phải làm việc quá giờ , công việc nặng nhọc, mức lương không thỏa
đáng, căng thẳng tâm lý, cơng việc có nguy cơ bị tai nạn..." Học viên chỉ ra sự tương
đồng và khác biệt giữa tâm lý trị liệu phương Tây và tâm lý trị liệu Phật giáo giải quyết
vấn đề sức khỏe từ đó có giải pháp cho bản thân,cho mọi người nhằm giúp mọi người có
sức khỏe và hạnh phúc.
1.Liệu pháp nhận thức – hành vi: Sức mạnh của sự bày tỏ của Phương tây sự tương
đồng trong chánh kiến,chánh tư duy ,chánh ngữ,chánh nghiệp và chánh mạng trong
Phật giáo.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) là một trong
những loại tâm lý trị liệu. Người trị liệu sẽ trò chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề
liên quan của mình với một bác sĩ tâm lý hoặc một nhà trị liệu. Liệu pháp này giúp người
trị liệu nhận thức được suy nghĩ khơng chính xác hoặc tiêu cực khi đứng trước các tình
huống thách thức. Từ đó phản hồi chúng theo những cách tích cực và hiệu quả hơn.Liệu
pháp nhận thức – hành vi có thể là một cơng cụ rất hữu ích, dù thực hiện đơn lẻ hoặc kết
hợp với các liệu pháp khác trong điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần (trầm cảm, rối loạn
căng thẳng sau chấn thương hoặc rối loạn ăn uống). Tuy nhiên, khơng phải ai dùng liệu
pháp này cũng đều có bệnh về sức khỏe tâm thần. Liệu pháp nhận thức – hành vi ngồi
mục đích chữa trị cịn là một cơng cụ hiệu quả để giúp người bệnh học cách kiểm sốt tốt
hơn các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.Liệu pháp nhận thức – hành vi được sử
dụng để điều trị rất nhiều vấn đề tâm lý. Các nhà tâm lý học thường ưu tiên áp dụng liệu
pháp này vì tính nhanh chóng xác định và có thể đối phó với những thách thức cụ thể.
Liệu pháp cũng thường cần ít phiên trị liệu hơn và được thực hiện theo mơ hình.Một số
vấn đề mà liệu pháp này có thể giúp kiểm soát là:
 Kiểm soát các triệu chứng của bệnh tâm thần

 Ngăn ngừa tái phát các triệu chứng bệnh tâm thần
 Điều trị bệnh tâm thần khi thuốc khơng phải là một lựa chọn tốt
 Tìm hiểu các kỹ thuật để đối phó với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống
 Xác định cách để kiểm soát cảm xúc
 Giải quyết xung đột trong các mối quan hệ và tìm hiểu cách giao tiếp tốt hơn
 Đối phó với những tin tức đau buồn hoặc mất mát
 Khắc phục sang chấn tâm lý liên quan đến lạm dụng hoặc bạo lực


2
 Đối phó với một căn bệnh cụ thể
 Quản lý các triệu chứng thể chất mạn tính
Ngồi ra, liệu pháp có thể cải thiện các tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần như:
 Phiền muộn
 Rối loạn lo âu
 Ám ảnh
 Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
 Rối loạn giấc ngủ
 Rối loạn ăn uống
 Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
 Rối loạn sử dụng chất
 Rối loạn lưỡng cực
 Tâm thần phân liệt
 Rối loạn chức năng tình dục [1]
Nói chung, có rất ít rủi ro trong việc điều trị bằng liệu pháp hành vi – nhận thức. Đơi khi,
người bệnh có thể cảm thấy khó chịu vì phải đối diện với những cảm xúc hay trải nghiệm
thực tế khắc nghiệt, phũ phàng. Trong một phiên trị liệu, việc khóc, buồn bã hoặc cảm
thấy tức giận là một phần của liệu pháp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cảm thấy kiệt
sức về mặt thể chất.Một số dạng liệu pháp nhận thức – hành vi như liệu pháp tiếp xúc có
thể yêu cầu người bệnh đối mặt với các tình huống họ muốn tránh, ví dụ như ở trong một

nơi kín và chật, nếu người trị liệu mắc chứng sợ không gian hẹp. Điều này có thể dẫn đến
căng thẳng tạm thời hoặc lo lắng. Tuy nhiên, các rủi ro sẽ giảm thiểu nếu người bệnh
chọn một nhà trị liệu có chun mơn tốt. Nhờ đó, họ sẽ học được kỹ năng đối phó để
kiểm soát và chiến thắng những cảm giác hay nỗi sợ tiêu cực. Liệu pháp nhận thức –
hành vi có thể được tổ chức trong khuôn khổ từng người một hoặc theo nhóm. Một phiên
trị liệu về nhận thức – hành vi thường bao gồm:
+

Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh

+ Học và thực hành các kỹ thuật như thư giãn, đối phó, khả năng phục hồi, kiểm sốt
căng thẳng và tính quyết đốn.
Các bước thơng thường trong một phiên trị liệu?
1.
Xác định tình huống hoặc vấn đề rắc rối trong cuộc sống. Chúng có thể bao gồm
các vấn đề như tình trạng sức khỏe, hôn nhân, những cảm xúc tiêu cực hoặc triệu chứng
của rối loạn tâm thần. Giai đoạn này cần thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng vì nó quyết định
hết 80% hướng xử lý.
2.
Nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về những vấn đề này. Khi người bệnh
đã xác định được các vấn đề cần giải quyết, chuyên gia sẽ khuyến khích chia sẻ suy nghĩ
về chúng. Chuyên gia sẽ để người bệnh tự trình bày. Điều này cho phép quan sát được
thái độ của người bệnh trước một vấn đề cụ thể. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu
ghi chép lại các cảm xúc dưới dạng nhật ký.


3
3.
Xác định suy nghĩ tiêu cực. Để giúp người bệnh nhận ra các kiểu suy nghĩ và hành
vi có thể gây vấn đề, nhà trị liệu sẽ yêu cầu chú ý các phản ứng về thể chất, cảm xúc và

hành vi tùy tình huống khác nhau. Thơng thường người bệnh sẽ khơng nhận ra suy nghĩ
của mình có vấn đề, đó là lúc nhà trị liệu vào cuộc.
4.
Định hình lại suy nghĩ tiêu cực. Nhà trị liệu sẽ khuyến khích người bệnh tự vấn
bản thân liệu quan điểm đó có dựa trên thực tế hay chỉ là cảm xúc chủ quan. Đây thường
là giai đoạn khó khăn của phiên trị liệu. Người bệnh thường có những cách nghĩ đã ăn
sâu vào lối sống. Tuy vậy, khi thực hành suy nghĩ tích cực, thói quen mới sẽ hình thành
và tạo nên hành vi tốt hơn.
Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng trong Phật giáo: Tám yếu tố được gọi là con đường
đi đến nơi chấm dứt khổ vào lúc Giác Ngộ, vào lúc đạt đạo (magga). Như vậy Chánh
Kiến có nghĩa là hiểu biết về Khổ, hiểu biết về nguyên nhân của khổ, hiểu biết về sự
chấm dứt khổ, và hiểu biết về con đường đi đến nơi dứt khổ. Nhưng trong những kinh
sách khác, bạn có thể hiểu Chánh Kiến bao gồm cả hiểu biết Lý Duyên Sinh (Paticca
samupāda), và hiểu biết bản chất thật sự của sự vật v.v... Bởi vì Chánh Kiến bao gồm cả
hai khía cạnh Thế Tục và Siêu Thế. Về Thế Tục thì Chánh Kiến bao gồm cả hiểu biết luật
Nghiệp Báo, hiểu biết bản chất thật của Vật Chất và Tâm qua Thiền Minh Sát v.v...
Nhưng theo nghĩa giải thích trong Kinh Đại Niệm Xứ thì Chánh Kiến là hiểu biết Bốn
Chân Lý Cao thượng.
1. Chánh Kiến là gì ?
Để đạt được Chánh Kiến chúng ta cần có Chánh Tư Duy. Trước tiên chúng ta có sự tin
tưởng vào luật Nghiệp Báo (Kamma). Tiếp theo, chúng ta cần có sự hiểu biết bản chất
thực sự của thân và tâm, biết rằng: chỉ có thân tâm mà thơi, ngồi ra chẳng có gì nữa cả.
Chúng ta phải có sự hiểu biết rằng: Vật Chất và Tâm tại mọi thời điểm đều sinh ra rồi
diệt mất ngay. Như vậy, Vật Chất và Tâm là Vô Thường, là bất toại nguyện. Vào thời
điểm Giác Ngộ, tức vào thời điểm chứng đạo, Chánh Kiến thấy rõ Bốn Chân Lý Cao
Thượng.
2. Chánh Tư Duy là gì ?
Hiểu biết đúng đắn về Chánh Tư Duy là một điều rất quan trọng. Chánh Tư Duy được
định nghĩa là tư tưởng thoát khỏi tham, thoát khỏi sân, thoát khỏi hại hay hung bạo.Tư
tưởng thốt khỏi tham là tư tưởng khơng đi kèm hay phối hợp với tham muốn, khao khát,

thích thú, dính mắc. Đó là tư tưởng về sự dứt bỏ, tư tưởng từ chối, tư tưởng về việc đem
lại điều tốt đẹp, hạnh phúc cho người khác...Tư tưởng thoát khỏi sân hận là tư tưởng từ ái
(mettā). Tư tưởng sân hận là tư tưởng phối hợp với sự ghét bỏ, muốn giết hay muốn kẻ
nào đó bị giết, bị hủy diệt. Tư tưởng thoát khỏi những sân hận như thế, gọi là Chánh Tư
Duy. Tư tưởng thoát khỏi hại là tư tưởng thốt khỏi sự hung bạo, tư tưởng khơng muốn
làm hại hay tổn thương đến người khác, tư tưởng không muốn làm người khác bị đau khổ
về cơ thể như bị thương, bị đau đớn cơ thể v.v... và cũng không muốn họ bị tổn hại về
tinh thần. Đây thật ra là tâm Bi (karuṇā). Tư tưởng thoát khỏi sự hung bạo, không tổn
thương đến người khác như thế gọi là Chánh Tư Duy.Như vậy, Chánh Tư Duy là tư
tưởng thốt khỏi chấp thủ, Tham Ái, khao khát, thích thú, dính mắc, là tư tưởng thốt
khỏi thù ốn, sân hận, đó là tư tưởng Từ ái (mettā), và tư tưởng thoát khỏi hung bạo hay
tư tưởng Bi mẫn (karuṇā).Yếu tố Chánh Tư Duy đã hài hòa trong sự thực hành hay hài
hòa với các yếu tố khác vào lúc Giác Ngộ như thế nào? Như vậy, Chánh Tư Duy thật ra
khơng có nghĩa là tư duy hay suy nghĩ; dầu cho đó là những suy nghĩ thiện như: Suy nghĩ
về sự Dứt Bỏ, suy nghĩ về Từ Ái (mettā), suy nghĩ về tâm Bi Mẫn (Karunā). Trong thực


4
hành, Chánh Tư Duy là một tâm sở có khả năng đưa tâm đến đối tượng. Ngay cả trong
khi đang hành thiền, nếu Chánh Tư Duy không đưa tâm đến đối tượng thì tâm sẽ khơng
ở trên đối tượng, và tâm sẽ không biết: Đây là Vật Chất, đây là Tâm, đây là khởi sinh,
đây là hoại diệt v.v... Như vậy, Chánh Tư Duy hay Chánh Hướng Tâm là một yếu tố rất
quan trọng trong Bát Chánh Đạo, hay là một yếu tố rất quan trọng trong tám yếu tố. Thật
vậy, Chánh Tư Duy là một yếu tố rất quan trong, nhờ nó mà Chánh Kiến khởi sinh; bởi
thế hai tâm này tạo thành một nhóm. Đó cũng là lý do tại sao người ta nói: Chánh Tư
Duy nằm trong nhóm Chánh Kiến.
3. Chánh Ngữ là gì ?
Chánh Ngữ thật ra là ngăn ngừa Tà Ngữ, hay giữ hoặc không để Tà Ngữ phát sinh. Có
bốn loại Tà Ngữ. Đầu tiên là Nói Dối, thứ hai là Nói Lời Đâm Thọc, thứ ba là Nói Lời
Nói Dữ (như chửi rủa, mắng nhiếc, nói lời khinh bỉ), thứ tư là Nói Lời Vơ Ích. Giữ

khơng cho phạm các tà ngữ này là có Chánh Ngữ. Chánh Ngữ ở đây có nghĩa là “không
để cho xảy ra” hay “giữ giới”. Mặc dầu được gọi là Chánh Ngữ, nhưng chúng ta phải
hiểu rằng: Chánh Ngữ chỉ khởi sinh khi chúng ta giữ giới khơng nói dối, khơng nói lời
đâm thọc, khơng nói lời nói dữ, khơng nói lời vơ ích.Khi chúng ta nguyện khơng nói dối
là chúng ta giữ giới, khi chúng ta nguyện khơng nói lời đâm thọc, khơng nói lời nói dữ,
khơng nói lời vơ ích là chúng ta giữ giới. Giữ giới Chánh Ngữ có nghĩa là kiểm sốt lời
nói, kiểm sốt miệng của mình. Chánh Ngữ là có sự kiểm sốt hay thu thúc lời nói của
mình. Sự kiểm soát hay thu thúc này được gọi là giới (Sīla). Giới được định nghĩa là đạo
đức. Như vậy, Chánh ngữ có bản chất là giữ giới, là có đạo đức bởi vì khi giữ giới khơng
nói dối, khơng nói lời đâm thọc v.v... là ta kiểm soát, thu thúc, tức là ta giữ giới (Sīla).
4. Chánh Nghiệp là gì ?
Chánh Nghiệp có nghĩa là nguyện ngăn ngừa gìn giữ, thu thúc để không phát sinh sự sát
sinh, trộm cắp, tà dâm. Đó là giữ giới. Làm được như thế là bạn đã kiểm sốt chính mình,
kiểm sốt những tác động về thân. Khi bạn tiết chế để tập tánh tốt là không giết hại (bạn
thu thúc không sát sinh), không lấy của khơng cho (đó là bạn thu thúc để không trộm
cắp), hay khi bạn giữ không để phát sinh sự tà dâm là bạn đã kiểm soát các hành động về
thân. Đây cũng là những hành vi mang ý nghĩa của giới luật. Như vậy, khi bạn kiểm sốt
khơng để cho thân có những hành vi sai lầm này là bạn có Chánh Nghiệp.
5. Chánh Mạng là gì ?
Chánh Mạng có nghĩa là tránh xa những nghề nghiệp khơng chân chánh. Mọi người vì sự
sinh sống của chính mình hay phải ni dưỡng gia đình nên làm các nghề nghiệp khác
nhau. Sống là phải làm việc, phải có một nghề để ni thân. Nhưng có một số nghề
nghiệp khơng chân chánh. Đối với nhà Sư trong khi đang mang bát để xin ăn thì Chánh
Mạng là khơng nhận bốn món vật dụng: thực phẩm, y phục, thuốc men và chỗ ở một cách
không chân chánh hay bằng phương tiện sai trái. Đối với người tại gia cư sĩ, có một số
nghề nghiệp cần phải tránh để đạt được Chánh Mạng. Tránh nghề nghiệp sai lầm và làm
nghề nghiệp chân chánh là có Chánh Mạng.Theo Vi Diệu Pháp, chúng ta phải hiểu rằng:
Chánh Mạng là không vi phạm bốn giới về khẩu, ba giới về thân. Như vậy, hành động
của thân khẩu khi giữ bảy giới trên thì lúc nào thuộc Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và trong
trường hợp nào thì thuộc Chánh Mạng? Khi bạn giữ một trong những giới về thân khẩu

trên là bạn đang kinh nghiệm hay đang thực hành Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp. Nhưng
khi bạn giữ những giới trên liên quan đến nghề nghiệp hay cách thức ni mạng sống của
mìnhthì bạn thực hành Chánh Mạng.Một người không sinh sống bằng nghề đánh cá, khi
họ giữ giới khơng sát sinh là họ có Chánh Nghiệp. Nhưng người làm nghề đánh cá thì


5
nghề nghiệp hay cách ni mạng sống của người đó là đánh cá, nếu người này nguyện
hay quyết định bỏ nghề đánh cá, giữ giới khơng sát sinh thì người này có Chánh Mạng vì
họ ni mạng chân chánh, khơng làm các nghề nghiệp không chân chánh. Như vậy, trong
hai trường hợp trên, cả hai đều tránh sát sinh, nhưng một người thì Chánh Nghiệp, một
người thì Chánh Mạng.Trong Anguttara Nikāya, Đức Phật dạy: một người đã Quy y Tam
bảo khơng được làm năm nghề sau đây: Bn bán khí giới, buôn bán chúng sinh (người
hay súc vật), buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc. Khi người Phật tử tránh
năm nghề nghiệp trên là họ thực hành Chánh Mạng.
2. Trị liệu tâm lý - Reiki cho tâm trí và cơ thể sự tương đồng trong thiền định Phật
giáo
Reiki trị liệu tâm lý là một phương pháp tiếp cận hướng sự chú ý vào mối quan hệ giữa
cơ thể và tâm trí. Sử dụng năng lượng để tác động vào những “điểm nghẽn” trong cơ thể
nhằm điều chỉnh và giải phóng dịng chảy năng lượng bị kìm hãm.Trọng tâm của cách
tiếp cận này là vị trí mà các triệu chứng và tình trạng tâm lý được tổ chức và duy trì bởi
“khí” - năng lượng trong trường năng lượng của con người và được vận chuyển trong cơ
thể.Việc điều trị các vấn đề và tình trạng tâm lý trong thực hành Reiki được tiến hành
xoay quanh bốn nhiệm vụ chính:
1. Thực hành hiện diện:Nhiệm vụ đầu tiên này tập trung vào những triệu chứng, nỗi đau
mà chính chúng ta đang trải qua. Thật dễ hiểu khi chúng ta khơng muốn nhìn vào sự sợ
hãi, đau đớn nhưng thực chất, việc né tránh khơng hề có tác dụng chữa lành, ngược lại
cịn gây khó khăn trong việc chữa lành. Thực hành nhận diện giúp chúng ta mở lịng, tạo
mơi trường thư thái trước khi tiếp nhận Reiki. Những kỹ thuật cơ bản trong thực hành
hiện diện là: Chú ý, Cho phép, Cởi mở và Thư giãn.Trong quá trình tiếp nhận Reiki, hãy

tập trung vào các triệu chứng và các vấn đề hiện tại. Hãy chú ý tới bất kỳ cảm giác, suy
nghĩ hay phản ứng nào của cơ thể xuất hiện. Khi các triệu chứng xuất hiện, hãy chú ý tới
phản ứng của cơ thể, hãy cố gắng để nó qua đi. Hãy điều hịa nhịp thở, thở chậm, sâu, đều
và thư giãn xung quanh các triệu chứng đó.Bài tập này giúp chúng ta cởi mở hơn với
những triệu chứng bản thân đang đối mặt. Nó giúp chúng ta khám phá những triệu chứng
ấy một cách đầy đủ hơn, giúp giảm bớt sự lo lắng, sợ hãi và tăng khả năng kiểm soát của
bản thân. Việc đối mặt giúp chúng ta đón nhận tiếng nói của cơ thể, sẵn sàng biến đổi các
triệu chứng.
2. Khám phá cơ thể - tâm trí:Khám phá cơ thể và tâm trí sẽ mang lại cho chúng ta cái
nhìn bao quát, đầy đủ hơn về triệu chứng, vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Trong quá
trình tiếp nhận Reiki, bậc thầy Reiki sẽ giúp chúng ta khám phá nguồn gốc của những
triệu chứng cũng như cách các bộ phận (thể chất, cảm xúc, tinh thần, quan hệ và tâm
linh) được kết nối với nhau. Những kỹ thuật cơ bản giúp khám phá cơ thể và tâm trí là
Kỹ thuật thăm dị và Kỹ thuật giải phóng.Tâm trí và cảm xúc tồn tại trong mọi tế bào của
cơ thể, điều đó nghĩa là những tác động tiêu cực chưa được giải tỏa có thể nằm ở bất cứ
đâu trong cơ thể. Reiki có thể được sử dụng để chỉ ra những tổn thương, mức độ nghiêm
trọng của chúng và hỗ trợ giải phóng chúng. Khi bạn cảm thấy những khu vực căng
thẳng, đau đớn hoặc bị kìm hãm năng lượng, Reiki sẽ giúp điều hịa năng lượng bằng
cách hít thở sâu, chậm và đều. Hãy giữ bản thân tập trung và thả lỏng tâm trí, nhẹ nhàng
ghi nhận những phản ứng từ cơ thể.[2]
Chữa bệnh trầm cảm hiệu quả bằng phương pháp ngồi thiền. Khơng thể nói rằng thiền
định có thể thay thế hồn tồn các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm thơng thường.
Tuy nhiên, thiền định giúp hỗ trợ rất tốt trong việc khắc phục bệnh trầm cảm và phòng


6
chống nguy cơ tái phát bệnh.Theo BBC, nhiều cuộc thử nghiệm đã được tiến hành trên
người có nguy cơ tái phát chứng trầm cảm và kết quả thu được rằng, khi áp dụng phương
pháp này cùng với thuốc chống trầm cảm người bệnh có biến chuyển khá khả quan.
1.Thiền định – liệu pháp hướng dẫn người bệnh tập trung vào tâm trí:Áp dụng liệu pháp

thiền định giúp người bệnh tập trung vào tâm trí, từ đó họ hiểu rằng những suy nghĩ tiêu
cực có thể đến rồi đi bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên dù mang đến cho bệnh nhân trạng thái
tinh thần tốt nhưng các chuyên gia vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc
trong điều trị chứng trầm cảm là điều cần thiết. Để hiểu rõ hơn về phương pháp thiền
định, bạn có thể tra cứu tại Thiền định Wiki.
2.Liệu pháp thiền giúp bệnh nhân nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh trầm
cảm:Thiền định giúp người bệnh tập trung vào hiện tại, giúp người nhận nhận biết dấu
hiệu cảnh báo sớm chứng trầm cảm và có phương pháp ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
Một cuộc nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh kết quả của 2 nhóm người, một nhóm
áp dụng phương pháp thiền định, một nhóm khác vẫn tiếp tục điều trị bằng thuốc trong 2
năm liền. Cuối kỳ nghiên cứu các nhà khoa học đã thu được kết quả, tỷ lệ tái phát bệnh
trầm cảm ở hai nhóm là như nhau, tuy nhiên nhóm điều trị bằng thiền định có biểu hiện
tích cực bằng việc giảm dần lượng thuốc đang sử dụng.Nigel Reed (một bệnh nhân tham
gia nghiên cứu) đưa ra cảm nhận của mình: “Thiền đem lại cho tơi nhiều kỹ năng hữu
ích, có thể sử dụng lâu dài. Thay vì phụ thuộc vào thuốc thiền giúp tơi kiểm sốt được
tương lai của mình để phát hiện bệnh khi có nguy cơ và có được những thay đổi phù hợp,
giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn”.Điều trị trầm cảm bằng thiền là một phương pháp khoa
học, đã được áp dụng phổ biến ở các Quốc gia trên thế giới. Mặc dù ở nước ta phương
pháp naỳ chưa phổ biến nhưng trong thời gian gần đây cũng đã bắt đầu sử dụng. Người bị
trầm không không nên tự ngồi thiền để chữa bệnh mà cần có sự hướng dẫn của những
người có chun mơn về thiền để áp dụng hiệu quả và đúng cách. Triệu chứng bệnh trầm
cảm có thể giống với nhiều bệnh lý khác … Vì vậy để phát hiện bệnh trầm cảm là điều
không dễ dàng. Bạn nên đi đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác
bệnh.Bên cạnh sử dụng phương pháp thiền thì người bệnh cần sử dụng thêm thuốc chữa
trầm cảm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần theo thể trạng của từng bệnh nhân, dùng loại
thuốc nào, liều lượng ra sao sẽ do một bác sĩ có chun mơn phụ trách. Vì vậy bạn cần
tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Ví dụ Hành trình 4 năm chữa trầm cảm bằng
thiền định của cô gái trẻ.[3] Năm 2015, bố mẹ ly hôn, em trai đi tù, nhiều lần Linh tìm
đến cái chết nhưng nghĩ đến mẹ cô gái dừng lại.Từ một cô gái năng động, hoạt bát, trầm
cảm khiến Phạm Mai Linh 25 tuổi ở Gia Lai trở thành một con người khác. Cô lầm lỳ,

buồn chán và sợ hãi tất cả những gì xảy ra xung quanh sau cú sốc gia đình.Bốn năm
trước, bố mẹ Linh ly hơn. Vài tuần sau, em trai đi tù. "Tơi khóc liên tục và tự giam mình
trong phịng. Ý nghĩ muốn tự tử để giải thốt ln ám ảnh tơi mỗi ngày. Nhưng hình ảnh
người mẹ hiện lên khiến tơi dừng lại suy nghĩ đó". Tháng 11/2015, một người bạn mời
Linh tham gia lớp thiền. Cô học cách giảm những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh mình trước
đó. Từ đây, cơ chuyển sang ăn chay và tập yoga mỗi ngày.Trong thời gian này, Linh làm
trợ lý cho một huấn luyện viên sức khỏe. Sống trong mơi trường tốt hơn nhưng hồn
cảnh gia đình vẫn ảnh hưởng đến tâm trạng Linh."Dường như nhận thấy tôi không ổn,
huấn luyện viên khuyên tôi hãy tạm dừng công việc. Trước tiên, tôi cần chữa lành căn
bệnh trầm cảm của mình".Nghe theo lời khun, Linh tham gia khóa tu Vipassana (thiền
tịnh khẩu) trong một ngôi chùa tại Đồng Nai kéo dài 10 ngày. Những người tham gia
khơng được phép nói chuyện hay giao tiếp, thậm chí nhìn nhau bằng mắt. Mọi thứ trở
nên im lặng, kể cả bước chân. Họ chủ yếu tập thiền và lắng nghe giáo lý của các nhà


7
sư.Sau khóa tu, Linh trở về Gia Lai thăm mẹ. Cô ngạc nhiên khi nhận ra vẻ đẹp của bà,
điều mà Linh chưa bao giờ thấy trước đây. Vẻ đẹp của đơi mắt, khn mặt, cơ thể và tâm
hồn. "Đó là lần đầu tiên tơi nói u mẹ".Năm 2017, Linh đến trung tâm thiền Làng Mai ở
Thái Lan, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh xây dựng. Trong tu viện có 200 tu sĩ nam nữ
huấn luyện các học viên cuộc sống chánh niệm. Người tham gia học cách cảm nhận, ý
thức với hơi thở, bước đi và bất cứ điều gì xung quanh cuộc sống.Linh chia sẻ, trong suốt
một tháng tu, cơ hiểu rõ hơn về hồn cảnh của mình. Cơ gái trẻ nhận ra mình khơng thể
giúp mẹ, cha và em trai hay thay đổi bất cứ điều gì nếu bản thân không hạnh phúc."Điều
đầu tiên tôi cần làm là chấp nhận những gì đã xảy ra với gia đình. Sau đó, chữa lành căn
bệnh của bản thân và trở thành một người hạnh phúc", Linh nói.Một tuần sau khi về Việt
Nam, Linh tiếp tục lên đường đến Nasik ở Ấn Độ. Mỗi ngày, cô thức dậy sớm, tập thiền,
yoga, ăn chay, tụng kinh, dọn dẹp và nấu ănLinh cho biết trái tim cơ rộng mở hơn để giải
phóng tất cả nỗi buồn, cải thiện sự thấu hiểu về bản thân và sẵn sàng chấp nhận bất cứ
điều gì xảy ra.


Năm 2018, khi bắt đầu tham gia khoá thiền kết hợp với nghệ thuật nhảy múa, cô gái trẻ
đã chính thức chữa lành hồn tồn căn bệnh của mình. Phương pháp có tên Transforming
Art (Nghệ thuật chuyển hóa cảm xúc) bao gồm các bài tập nghệ thuật và chánh niệm
khác nhau. Người tham gia trị liệu học cách ngồi thiền và chuẩn bị tâm lý cân bằng. Họ
thoải mái nhảy múa, ca hát, sáng tác, nấu ăn... Trực tiếp hướng dẫn học viên, thiền sư
Ojas cho biết những ai mắc chứng trầm cảm, thường gặp áp lực trong cuộc sống, muốn
được giải tỏa tâm lý, thích hợp để tập luyện phương pháp này. Mục tiêu là khuyến khích
mọi người trở nên hoàn thiện, các mối quan hệ tốt đẹp hơn và biết cách chấp nhận nỗi
buồn như một điều thiết yếu của cuộc sống."Nhờ yoga và thiền, tôi đã chữa lành căn bệnh
trầm cảm của mình. Tơi khơng cịn là Linh của 4 năm trước. Mai Linh bây giờ đã biết
yêu thương bản thân, bớt sợ hãi và dễ dàng tìm thấy hạnh phúc từ những điều nhỏ bé
trong cuộc sống".
Tuy tâm lý trị liệu phương Tây và tâm lý trị liệu Phật giáo có những điểm tương đồng ở
trên ,bên cạnh đó có sự khác biệt cụ thể?
1.Lạy Phật Chuyển Nghiệp Hết Bệnh ung Thư Trực Tràng: Nam Mô A Di Đà Phật!
Pháp sư Định Hoằng: Di căn ung thư trực tràng thời kỳ cuối, sau 15 ngày lạy Phật kỳ tích
khỏe lại dạo gần đây tơi theo Sư phụ thượng nhân đi Lư Giang Thực Tế Thiền tự trú ở đó
hai tuần lễ. Ở đó cũng gặp một nhân vật tài ba, đây cũng là một vị cư sĩ, họ Tơ, gọi là cư
sĩ Tơ Dương. Ơng ấy vốn là bí thư chủ tịch tỉnh của tỉnh Vân Nam, ơng ấy có hai bằng
học vị tiến sĩ, một bằng là tiến sĩ y học, một bằng là tiến sĩ kinh tế, y học của ông ấy là


8
học ngoại khoa thần kinh, hai bằng tiến sĩ. Vào đầu năm nay, ông ấy đi bệnh viện kiểm
tra sức khỏe, phát hiện mình là di căn ung thư trực tràng giai đoạn cuối, bác sĩ nói ơng ấy
biết, thọ mạng của ơng chỉ có hai tháng, nếu như dự đốn lạc quan, khơng qua khỏi tám
tháng, hai đến tám tháng, bắt đầu từ đầu năm nay. Ông ấy lúc bấy giờ chưa học Phật ra
sao, người này thiện căn sâu dày, ơng ấy thấy thọ mạng chỉ cịn lại hơn hai tháng, nhiều
nhất là tám tháng, vậy còn làm gì? Thì từ chức khơng làm nữa. Cái này gọi là biết trước

ngày giờ, thì về nhà. Sau khi về nhà cầm ít sách Phật để xem, kết quả thì nghe thấy Sư
phụ thượng nhân của chúng ta giảng kinh, có một số bạn bè tặng đĩa cho ơng ấy, thì ơng
ấy nghe, sau khi nghe thì ơng ấy thật làm. Ơng ấy làm thế nào? Cũng khơng nghĩ đến cái
bệnh đó, lạy Phật mỗi ngày. Vừa bắt đâu mỗi ngày lạy hơn 100 lạy, lạy khơng nổi, bởi vì
rất đau đớn, cắn răng mà lạy, lạy đến sau cùng, mỗi ngày lạy 1.800 lạy, mỗi ngày làm.
Ông ấy tự mình khơng biết, có người nói ơng ấy biết, lúc ông ấy lạy, cái tấm đệm lạy kia
của ông ấy đã biến thành vừa đen vừa thối, những độc tố đó trên người tồn bộ đã thải ra
ngồi hết. Đã lạy được 15 ngày, 15 ngày ơng ấy tự mình cảm thấy khỏe, kết quả đi đến
bệnh viện kiểm tra lại, bác sĩ vừa nhìn, làm sao ung thư trực tràng của ơng ấy đã khơng
cịn nữa? Bất khả tư nghị! Đến hiện nay rất khỏe, ông ấy hiện nay cịn có thể mỗi ngày
bơi lội bảy ngàn mét, người này cũng là rất có nghị lực. Cho nên chư vị xem xem, đây là
hoàn toàn nhờ vào Phật lực gia trì, ơng ấy tự mình tâm thanh tịnh, tâm từ bi đã hóa giải
hết những độc tố này.[4]
2. Niệm Phật Trị Lành Bệnh Nặng: Bốn Câu Chuyện Niệm Phật Trị Lành Bệnh Nặng.
Tôi là đệ tử Tam Bảo, mỗi lần gặp ai nói về việc bị bệnh tật dày vị khó chữa lành, tơi
liền nói với họ về lợi ích của việc niệm A Di Đà Phật, khuyên họ phát nguyện cầu vãng
sanh Thế Giới Cực Lạc, sau đó trở về thế giới này độ khắp những chúng sanh bị khổ nạn.
Tơi nói: Đang lúc bệnh mà niệm Thánh Hiệu Phật A Di Đà, nếu thọ mạng đã hết thì Phật
A Di Đà và Tây Phương Thánh Chúng nhất định đến rước bạn vãng sanh, nếu thọ mạng
chưa hết do niệm Phật mà tiêu nghiệp, chắc chắn sẽ lành bệnh.Những người này sau khi
phát tâm niệm Phật quả nhiên xuất hiện sự cảm ứng. Vì để khích lệ đồng đạo phát khởi
Chánh tín đồng thời chứng thật Phật Pháp không thể nghĩ bàn, xin kể lại bốn câu chuyện
điển hình sau đây:
1. Anh Ba Mạnh niệm Phật hết căn bệnh quái lạ:Sáng ngày 01 tháng 5 năm 1992,
nhận được điện thoại báo tin anh Ba Mạnh bệnh nặng, tôi hối hả đón xe về nhà, chiều
hơm đó về đến nhà anh ở Phủ Thuận.Thì ra nữa tháng trước anh cảm thấy thân thể khơng
cịn sức lực, chẳng muốn ăn uống gì cả, da sạm dần. Bệnh viện địa phương lúc đầu nghi
là bệnh gan. Ngày 30 tháng 4 thử máu mới phát hiện máu anh đen như mực tàu. Các bác
sĩ nói: Bệnh này chưa có bệnh án, căn cứ vào màu máu cứ gọi là bệnh máu đen.Họ đều
bó tay.Khi tơi đến đó anh đã gầy đến chỉ cịn da bọc xương. Màu da tồn thân anh cũng

đen như mực, đồng thời bóng lên. Thấy tình cảnh như thế tôi liền giới thiệu Pháp môn
Tịnh Độ cho cả nhà anh nghe. Tôi khuyên anh phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương,
đồng thời tôi miêu tả tướng mạo của Đức Phật A Di Đà cho anh nghe. Cả nhà quỳ quay
mặt về hướng Tây cùng tôi niệm Thánh hiệu Phật A Di Đà.Ban đầu anh cũng quỳ nhưng
do cơ thể quá yếu, quỳ được một lúc thì anh vả mồ hôi. Tôi khuyên anh không nên miễn
cưỡng, chỉ cần thành tâm niệm Phật là được. Đến khoảng 2 giờ rưỡi khuya anh buồn ngủ
nên ngủ được một lúc.Ngày 02 tháng 5, khoảng 2 - 3 giờ chiều, anh ăn được một ít, tinh
thần tốt hơn một chút, màu da cũng bớt đen.Ngày 03 tháng 5 khoảng 8 giờ tối, màu da
anh hồn tồn hồi phục bình thường. Anh ăn uống cũng bình thường như mọi ngày. Căn
bệnh vơ danh làm cả nhà một phen kinh hồn đã chấm dứt. Cả nhà anh đều Quy Y cửa


9
Phật. Câu chuyện này làm chấn động dân bản xứ. Hiện nay đã có khơng ít người Quy Y
Tam Bảo.Hiện giờ anh tơi đang chun trì danh hiệu Phật để an ổn sống qua tuổi già.
2. Cả nhà niệm Phật, con trai hết bệnh thần kinh:Chị dâu thứ tư của chị dâu tơi có
đứa con trai 23 tuổi, tinh thần khơng bình thường, có lúc khơng thể tự kiềm chế được, đã
đưa đến bệnh viện ở Thẩm Dương và bệnh viện Tâm Thần để điều trị nhưng chẳng có
hiệu quả gì. Cả nhà lo lắng buồn rầu vì nó.Sau khi nghe tơi nói về vãng sanh Tịnh Độ, hai
vợ chồng họ quyết tâm niệm Phật để tiêu nghiệp. Có lúc đứa con tỉnh táo, hai vợ chồng
cũng kêu nó niệm Phật theo. Niệm Phật được hơn một tháng thì đứa con hồn tồn bình
phục.
3. Bà lão họ Lưu niệm Phật hết bệnh sỏi mật:Ở Phủ Thuận có bà lão họ Lưu, ngoài 60
tuổi, mắc bệnh sỏi mật, sỏi đã kết đầy cả túi mật. Bác sĩ bảo bà phải làm phẫu thuật. Bà
sợ mình tuổi đã cao chịu khơng nổi nên trong lịng rất mâu thuẫn do dự.Tơi nói cho bà
nghe về lợi ích của việc niệm Phật, khuyên bà niệm Phật, lạy Phật để tiêu trừ nghiệp
chướng và phát nguyện vãng sanh. Bà Lưu nghe xong phát khởi niềm tin.Ngay hơm đó
về nhà bà bắt đầu niệm Phật, lạy Phật. Ngay đêm đó như một kỳ tích, từ hậu môn bà bài
tiết ra bảy viên sỏi. Một tuần sau đó tổng cộng bà thải ra 24 viên sỏi. Như thế chứng bệnh
sỏi mật khiến mọi người lo lắng nay đã không dùng thuốc mà tự lành bệnh.

4. Niệm Phật trị lành bệnh ung thư máu:Ông sui của chị hai tôi đi khám ở bệnh viện ở
Thẩm Dương được chẩn đốn là mắc bệnh máu trắng. Bác sĩ nói với người nhà ông rằng
ông không sống được bao lâu nữa. Lúc ở Phủ Thuận tơi đã từng nói với ơng về nghĩa lý
của việc niệm Phật, do đó ơng bèn xưng niệm Thánh hiệu của Phật A Di Đà một cách
thành khẩn, phát nguyện cầu vãng sanh.Niệm khoảng hơn một tháng ông cảm thấy tinh
thần tốt hơn rất nhiều. Khi bệnh viện tái khám chứng ung thư hoàn toàn biến mất, các bác
sĩ đều hết sức kinh ngạc. Có thể thấy danh hiệu Phật có oai lực tiêu nghiệp khơng thể
nghĩ bàn.(Tháng 3 năm 1993, Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Mạnh Tơng Lan thuật, Vương
Trí Đại ghi)[5].
Tài liệu tham khảo
[1] />[2] />[3] />[4] />[5] />Hết



×