Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đánh giá các quy định của bllđ năm 2019 về lao động giúp việc gia đình (tiểu luận môn luật lao động việt nam 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.08 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|22244702

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 2
ĐỀ BÀI
Đánh giá các quy định của BLLĐ năm 2019 về lao động giúp việc gia đình
HỌ TÊN: BÙI THỊ LINH CHI
LỚP

: 4325-N02

NHĨM : 04
MSSV : 432541

Hà Nội, 2021


lOMoARcPSD|22244702

MỞ ĐẦU

MỤC LỤC
......................................................................................................................................

I. Một số hiểu biết chung về lao động giúp việc gia đình........................................................... 1
1.1Khái niệm.................................................................................................................................. 1
1.2 Đặc điểm .................................................................................................................................. 1
II. PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM THEO BỘ


LUẬT LAO ĐỘNG 2019. ............................................................................................................. 1
2.1 Khái niệm lao động giúp việc gia đình .................................................................................. 1
2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về lao động giúp việc trong gia đình ...................... 2
3. Hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình......................................................... 3
3.1 Chủ thể hợp đồng. ................................................................................................................... 3
3.2 Hình thức hợp đồng ................................................................................................................ 4
3.3 Nội dung của hợp đồng ........................................................................................................... 4
3.4 Thực hiện, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ giúp việc gia đình. ................................................ 5
3.5 Điều kiện lao động................................................................................................................... 7
3.5.1 An toàn vệ sinh lao động. .................................................................................................... 8
3.5.2 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.................................................................................. 8
3.5.3 Điều kiện sử dụng lao động ................................................................................................. 9
III ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH DÀNH CHO LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT
NAM TRONG BLLĐ 2019 ........................................................................................................ 10
3.1 Đánh giá về những thay đổi về quy định dành cho lao động là giúp việc gia đình ở Việt
Nam của BLLĐ 2019 so với BLLĐ 2012................................................................................... 10
3.2 Đánh giá về quy định dành do lao động là giúp việc gia đình trong BLLĐ 2019. .......... 11
IV MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA
ĐÌNH. ........................................................................................................................................... 12
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


lOMoARcPSD|22244702

MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Sản
xuất kinh doanh phát triển, quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao
động cũng có nhiều thay đồi. Người sử dụng lao động có quyền quản lý lao động đảm bảo
trật tự ổn định trong doanh nghiệp. Người lao động làm việc được hưởng lương và các chế

độ, đồng thời cũng phải tuân thủ những quy định về kỷ luật lao động. Pháp luật cũng ngày
càng có những có chế chặt chẽ hơn để đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ lao động để vừa
đảm bảo quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động. Vừa đảm bảo nghĩa vụ
của các bên so với bên cịn lại. Trong q trình học tập luật Lao động Việt Nam 2, “Lao
động giúp việc gia đình” là vấn đề nổi bật đáng quan tâm hiện nay. Chính vì thế nên em đã
chọn đề tài “Đánh giá các quy định của BLĐL năm 2019 về lao động giúp việc gia đình”
cho bài tiều luận của mình.
Trong quá trình làm bài, do sự hạn chế về kiến thức nên khơng thể tránh khỏi những sai sót.
Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ để bài làm có thể ngày càng hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


lOMoARcPSD|22244702

I. Một số hiểu biết chung về lao động giúp việc gia đình
1.1 Khái niệm
Lao động là người giúp vệc gia đình là người lao động là thường xuyên các cơng việc trong
gia đình của một hoặc nhiều gia đình
1.2 Đặc điểm
-Lao động giúp việc gia đình thực hiện thường xun các cơng việc trong gia đình: Các
cơng việc đấy phải là công việc được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất
định. Đấy là các công việc mang tính chất phục vụ thành viên trong gia hộ gia đình. Nếu
cơng việc đó khơng mang tính chất thường xun thì khơng nằm trong phạm vi điều chỉnh
của BLLĐ.
-Lao động giúp việc gia đình làm việc trong mơi trường khép kín, đơn lẻ
-Lao độngg giúp việc gia đình chủ yếu là nữ, và có trình độ học vấn thấp
II. PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM THEO
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019.
2.1 Khái niệm lao động giúp việc gia đình
Điều 161. Lao động là người giúp việc gia đình

1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các cơng việc
trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các cơng việc trong gia đình bao gồm cơng việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm
sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các cơng việc khác cho hộ gia đình
nhưng khơng liên quan đến hoạt động thương mại.
Định nghĩa đã chỉ ra lao động giúp việc gia đình là người có đầy đủ năng lực pháp luât lao
động và năng lực hành vi lao động, thiết lập quan hệ lao động với một hoặc nhiều hộ gia
đình để làm thường xuyên, liên tục các cơng việc gia đình. Bên cạnh đó, định nghĩa còn

1


lOMoARcPSD|22244702

khẳng định các cơng việc trong hộ gia đình nhưng liên quan đến hoạt động thương mại thì
khơng phải cơng việc giúp việc gia đình.
2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về lao động giúp việc trong gia đình
a. Cấm cưỡng bức, ngược đãi, quấy rối tình dục, dùng vũ lực đối với giúp việc gia
đình.
-Căn cứ pháp lí: Khoản 1 Điều 165 BLLĐ 2019 . Các hành vi bị nghiêm cấm đối với
người sử dụng lao động “1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực
đối với lao động là người giúp việc gia đình”
Khoản 4 điều 164 BLLĐ 2019 nghĩa vụ của người lao động là giúp việc gia đình “Tố cáo
với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình
dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.”
Khoản 3 điều 163 BLLĐ 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động giúp việc gia đình
“Tơn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.”
Xuất phát từ thực tế lao động giúp việc gia đình chủ yếu được thực hiện bởi phụ nữ và các
trẻ em gái, mà phần nhiều trong số họ là những người thuộc nhóm yếu thế, dễ xảy ra các
trường hợp lạm dụng về nhân quyền. Chính vì vậy nên nguyên tắc được đưa ra trên cơ sở

đặc điểm của giúp việc gia đình cũng như thực tế sử dụng lao động giúp việc gia đình nhằm
tạo ra cơ chế bảo vệ người lao đơng giúp việc gia đình. Đồng thời nó cũng phù hợp với quy
định mà ILO đã đưa ra tại điều 5 của Công ước 189 “ Mỗi nước thành viên cần thực hiện
các biện pháp bảo đảm người lao động giúp việc trong gia đình được bảo vệ chống lại tất
cả các hình thức lạm dụng, quấy rối hoặc bạo lực” và cũng trên cơ sở tại điều 8 của BLLĐ
2019 về các hành vi cấm trong lĩnh vực lao động nói chung là cấm ngược đãi người lao
động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cấm cưỡng bức người lao động. Bên cạnh đó, nếu
như người sử dụng lao động có hành vi vi phạm thì chế tài xử phạt sẽ tuân theo quy định tại
Nghị định 28/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã
hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b. Đảm bảo việc làm bền vững và các công việc khác đối với lao động giúp việc gia
đình

2


lOMoARcPSD|22244702

-Căn cứ pháp lí: Khoản 2 Điều 165 BLLĐ 2019 . Các hành vi bị nghiêm cấm đối với
người sử dụng lao động “2. Giao việc cho người giúp việc gia đình khơng theo hợp đồng
lao động.”
Khoản 5 điều 163 BLLĐ 2019 nghĩa vụ của người sử dụng lao động “Tạo cơ hội cho người
giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.”
Xuất phát từ vai trị của lao động giúp việc gia đình, đồng thời quyền tự do việc làm của
người lao động cũng như từ vị thế yếu của người lao động giúp việc gia đình chúng ta có thể
thấy việc đảm bảo việc làm bền vững và các quyền lợi khác cho lao động giúp việc gia đình
là vơ cùng quan trọng. Điều này đã được nội luật hóa và thể hiện trong BLLĐ 2019 như việc
người lao động có thể lựa chọn làm cho 1 hoặc nhiều hộ gia đình theo khả năng và sức lao
động của họ
Hay việc nếu như NSDLĐ không đảm bảo việc làm cho người lao động như đã thỏa thuận

hay các quyền lợi khác thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
c. Bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích của người sử dụng lao động.
Căn cứ pháp lí: Khoản 2 điều 164 BLLĐ 2019 về nghĩa vụ của người lao động giúp việc
gia đình “Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng,
mất tài sản của người sử dụng lao động.”
Người lao động là giúp việc gia đình sẽ tiếp xúc rất nhiều với các loại tài sản của người sử
dụng lao động, từ những vật dụng cơ bản đến những tài sản có giá trị lớn. Chính vì vậy, để
bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao đơng thì ngun tắc này đã được đặt ra và được cụ
thể hóa theo quy định của pháp luật.
3. Hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình
3.1 Chủ thể hợp đồng.
Có thể thấy, chủ thể của hợp đồng lao động giúp việc gia đình bao gồm 2 chủ thể chính
-Người lao động giúp việc gia đình: Người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành
vi dân sự. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao
động là đủ 15 tuổi (Khoản 1 điều 3 BLLĐ 2019). Khi sử dụng người lao động giúp việc gia
đình ở độ tuổi này cần phải có văn bản đồng ý của người đại diện NLĐ giúp việc gia đình

3


lOMoARcPSD|22244702

-Người sử dụng lao động giúp việc gia đình. Đây có thể là chủ hộ trong 1 hoặc nhiều hộ gia
đình hoặc người được chủ hộ ủy quyền.
3.2 Hình thức hợp đồng
Căn cứ pháp lí:
Khoản 1 điều 162 BLLĐ 2019 “Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động
bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.”
Điểm a Khoản 1 Điều 89 NĐ 145/2020 “Khi nhận người lao động vào làm việc thì người
sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình thức hợp đồng

lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 162
của Bộ luật Lao động”
BLLĐ đã quy định khi giao kết hợp đồng với người lao động giúp việc gia đình, thì hình
thức bắt buộc phải bằng văn bản. Bởi tính an tồn của hợp đồng bằng văn bản cao. Khi hợp
đồng được giao kết bằng văn bản, các bên đều biết chính xác họ đã thỏa thuận những điều
gì, quyền và nghĩa vụ cụ thể của họ như thế nào. Khi có thắc mắc về bất cứ vấn đề nào có
thể kiểm tra trong hợp đồng.
3.3 Nội dung của hợp đồng
-Căn cứ pháp lí: Điểm c Khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020
“Nội dung hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng lao động giúp việc
trong gia đình, tuy nhiên HĐLĐ giúp việc gia đình cũng phải có các nội dung chủ yếu như
một HĐLĐ bình thường tại khoản 1 điều 21 BLLĐ 2019.
Bên cạnh những nội dung cơ bản của một HĐLĐ cần phải có, thì đối với hợp đồng lao động
giúp việc trong gia đình sẽ có riêng về một số điều khoản khác
-Hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương.“Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về
hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở” (Khoản 3 điều
162 BLLĐ 2019)
-Về điều kiện ăn ở của NLĐ giúp việc trong gia đình. “Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho
người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.” ( Khoản 4 điều 163 BLLĐ 2019)
-Về tiền ăn uống hằng ngày, phương tiện di chuyển
4


lOMoARcPSD|22244702

-Vấn đề về trách nhiệm, kỉ luật: Người sử dụng lao động và người lao động xác định cụ thể
các hành vi, hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất,ghi trong hợp đồng lao
động hoặc thể hiện bằng hình thức thỏa thuận khác.( Điểm a khoản 6 điều 89 Nghị định
145/2020)

3.4 Thực hiện, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ giúp việc gia đình.
Sau khi hợp đồng lao động được ký kết, các bên tiếng hành thực hiện các cam kết đã thỏa
thuận theo căn cứ ở Khoản 1 điều 163 và khoản 1 điều 164 BLLĐ 2019 về nghĩa vụ của
NLĐ giúp việc gia đình và NSDLĐ giúp việc gia đình “Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã
giao kết trong hợp đồng lao động.” Khi chấm dứt hợp đồng lao động, các bên phải thanh
toán quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ đối với nhau
3.4.1Chấm dứt Hợp đồng lao động:
a.Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: Do sự biến pháp lí; Do ý chí của hai bên;
Do ý chí của người thứ 3; Do đơn phương chấm dứt hợp đồng.
b.Người lao động giúp việc gia đình đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Căn cứ pháp lí:
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng khơng có lí do: “Một bên có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.”
(Khoản 2 điều 162 BLLĐ 2019) và “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi
bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà khơng cần lý do nhưng phải báo
trước ít nhất 15 ngày” ( Điểm d khoản 1 điều 89 NĐ 145/2020)
Như vậy, trong khi hợp đồng diễn ra, người lao động hồn tồn có quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng khơng lí do. Tuy nhiên cần phải báo trước cho NSDLĐ ít nhất 15 người theo
quy định pháp luật.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng có lí do: Theo Điểm d1 khoản 1 điều 89 NĐ
145/2020) Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng có lí do, thì người lao động không cần phải
báo trước với NSDLĐ, tuy nhiên các lí do đơn phương chấm dứt hợp đồng phải là những lí
do do pháp luật quy định ở trên.
c.NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng
Căn cứ pháp lí:
5


lOMoARcPSD|22244702


Điểm d2 khoản 1 điều 89 NDD/2020 “Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động vì các lý do: Người lao động khơng có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy
định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động; người lao động tự ý bỏ việc mà khơng có lý do chính
đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;”
Đối với NSDLĐ giúp việc gia đình, chỉ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có
lí do. Và các lí do là do pháp luật quy định.
d. Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
Căn cứ pháp lí:
Điểm đ khoản 1 điều 89 NĐ 145/2020 “Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật thì người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 40, người sử dụng lao
động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động. Trường hợp người
sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước theo điểm d khoản này thì phải trả cho người
lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những
ngày không báo trước;”
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật thì NLĐ và NSDLĐ phải có
nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vũ khác cho bên còn lại được quy định cụ thể tại điều 40 và 41
của BLLĐ 2019.
e.Quyền, nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
 Quyền lợi của người lao động khi hợp đồng chấm dứt.
Căn cứ pháp lí: Điểm e khoản 1 điều 89 NĐ 145/2020 “Khi hợp đồng lao động chấm dứt
theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và khoản 7 Điều 34 của Bộ luật Lao động và điểm d
khoản này, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động
theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động; hai bên có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ
các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.”
Khoản 6 điều 163 BLLĐ 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động “Trả tiền tàu xe
đi đường khi người giúp việc gia đình thơi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp
việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.”

6



lOMoARcPSD|22244702

Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình bao gồm
việc được hưởng trợ cấp thôi việc (Trừ 4 trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
quy định tại Khoản 1 điều 46 BLLĐ 2019), ngồi ra, họ cịn được thanh toán các khoản nợ,
các khoản tiền thưởng hoặc nghỉ hằng năm, tiền tàu xe về nơi cứ trú và các loại giấy tờ hồ
sơ nếu có.
 Nghĩa vụ của người lao động khi hợp đồng chấm dứt.
Người lao động phải bàn giao tài sàn cũng như công việc cho NSDLĐ hoặc người được
NSDLĐ ủy quyền và thanh toán các khoản nợ nếu có.
Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải thực hiện các
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tại điều 40 BLLĐ 2019
“1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày
khơng báo trước.
3. Phải hồn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ
luật này.”
f.Quyền, nghĩa vụ của NSDLĐ khi hợp đồng chấm dứt.
 Quyền lợi của NSDLĐ khi hợp đồng chấm dứt
Khi hợp đồng chấm dứt thì quyền lợi của NSDLĐ sẽ ứng với nghĩa vụ của NLĐ phải thực
hiện như trên.
 Nghĩa vụ của NSDLĐ khi hợp đồng chấm dứt.
Thứ nhất, trả lại các quyền lợi cho người lao động giúp việc gia đình.
Thứ hai, phải thơng báo về việc chấm dứt HĐLĐ cho UBND cấp xã trong vòng 10 ngày kể
từ ngày HDLĐ chấm dứt.
Thứ ba, nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật thì phải thực hiện các nghĩa
vụ tại điều 41 BLLĐ 2019.
3.5 Điều kiện lao động

7


lOMoARcPSD|22244702

3.5.1 An toàn vệ sinh lao động.
-Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lí: Điểm a khoản 5 điều 89 NĐ 145/2020 “a) Người sử dụng lao động có
trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống
cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến cơng việc của người lao động; trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc;”
-Trách nhiệm của NSDLĐ khi người lao động bị tai nạn lao động.
Căn cứ pháp lí: Điểm b khoản 5 điều 89 NĐ 145/2020 “b) Khi người lao động bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm đối với
người lao động theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động”
-Trách nhiệm của người lao động.
Căn cứ pháp lí: Điểm d khoản 5 điều 89 NĐ 145/2020 “Người lao động có trách nhiệm
chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ; bảo
đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.”
Khoản 3 điều 164 BLLĐ 2019 về nghĩa vụ của người lao động là giúp việc gia đình
“Thơng báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa
an tồn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.”
3.5.2 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
-Thời giờ làm việc:
Căn cứ pháp lí: Điểm a khoản 3 điều 89 NĐ 145/2020 “Vào ngày làm việc bình thường,
ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng
lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó
có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục”
Như vậy, mỗi ngày người lao động được nghỉ ít nhất 8h, trong đó có 6h được nghỉ liên tục
trong 24h. Đối với NLĐ từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì thời gian làm việc không được quá

8h/ngày và 40h/tuần
-Thời giờ nghỉ ngơi:

8


lOMoARcPSD|22244702

Căn cứ pháp lí: Điểm b khoản 3 điều 89 NĐ 145/2020 “Người lao động được nghỉ hằng
tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp người sử dụng lao động
khơng thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình
qn 01 tháng ít nhất 04 ngày.”
Đối với thời giờ nghỉ ngơi, người lao động được nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm.
Trong trường hợp NSDLĐ khơng bố trí nghỉ hằng tuần được thì phải đảm bảo cho người lao
động được nghỉ tính bình qn 1 tháng ít nhất 4 ngày.
3.5.3 Điều kiện sử dụng lao động
a.Tiền lương:
Căn cứ pháp lí: Khoản 2 điều 89 NĐ 145/2020 “Người lao động và người sử dụng lao
động thỏa thuận về tiền lương, thưởng và thực hiện trả lương, thưởng theo quy định tại
Chương VI (trừ Điều 93) của Bộ luật Lao động
Về tiền lương, mức lương theo cơng việc của NLĐ bao gồm chi phí ăn ở, sinh hoạt tại gia
đình NSDLĐ ( nếu có) và mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Bên
cạnh đó là phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận và yêu cầu đối với công việc
(nếu có). Đối với chi phí ăn ở hàng tháng của NLĐ (nếu có) là do sự thỏa thuận của hai bên,
tối đa không quá 50% mức lương đã ghi trong HĐLĐ.
b.Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Căn cứ pháp lí: Khoản 2 điều 163 BLLĐ 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động
“Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định
của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.
Khoản 4 điều 89 NĐ 145/2020 “Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với

kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế.

9

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia
đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động
được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.”
NSDLĐ trả vào lương hàng tháng để NLĐ tham gia các loại bảo hiểm và mức trả bằng mức
đóng BHXH, BHYT theo quy định.
c.Kỉ luật lao động.
Căn cứ pháp lí: Khoản 6 điều 89 NĐ 145/2020 về kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất
đối với người lao động.
Dựa vào căn cứ đó, thì kỉ luật lao động phải được NLĐ và NSDLĐ xác định cụ thể về hành
vi, hình thức kỉ luật và phải ghi cụ thể trong hợp đồng hoặc thể hiện bằng văn bản thỏa
thuận khác.
Có hai hình thức kỉ luật bao gồm khiển trách và sa thải. Trong đó, hình thức kỉ luật sa thải
được áp dụng dựa trên quy định của pháp luật tại điểm c khoản 6 điều 89 NĐ 145/2020. Với
trường hợp người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi vi phạm kỉ luật thì NSDLĐ cần phải
thơng báo việc xử lí kỉ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Và việc sử lí kỉ luật phải đảm bảo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định.
III ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH DÀNH CHO LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM TRONG BLLĐ 2019

3.1 Đánh giá về những thay đổi về quy định dành cho lao động là giúp việc gia đình ở Việt
Nam của BLLĐ 2019 so với BLLĐ 2012.
-Nội dung hợp đồng lao động: Tại nghị định 27/2014 quy định một số điều của BLLĐ
2012 về người lao động là giúp việc gia đình có dành hẳn một chương 2 để quy định về hợp
đồng lao động dành cho NLĐ là giúp việc gia đình. Tuy nhiên, đến BLLĐ 2019 và nghị
định hướng dẫn 145/2020 khơng cịn quy định cụ thể về nội dung hợp đồng lao động dành
cho NLĐ là giúp việc gia đình nữa, mà tại khoản 1 điều 89 của NĐ 145/2020 thì nội dung
hợp đồng lao động giúp việc gia đình phải đáp ứng đầy đủ nội dung của một HĐLĐ bình
thường được quy định tịa khoản 1 điều 21 của BLLĐ 2019.
Điều này cho thấy, các nhà làm luật ngày càng đưa quan hệ lao động này trở thành một
quan hệ lao động bình thường chứ khơng phải là quan hệ đặc thù nữa. Và NLĐ là giúp việc
10

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

gia đình cũng như bao người lao động khác, giúp việc gia đình cũng trở thành một nghề như
bao ngành nghề khác.
-Thử việc: Đối với quy định về thử việc thì BLLĐ 2019 quy định NLĐ và NSDLĐ có thể
thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Khác với
BLLĐ 2012 và nghị định hướng dẫn 27/2014 quy định cụ thể và vấn đề nghị việc “1. Người
sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ hai
bên trong thời gian thử việc và kết thúc thời gian thử việc theo quy định tại Điều 26, Điều
28 và Điều 29 của Bộ luật Lao động.2. Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm
việc.”.Như vậy, nếu như BLLĐ 2012 thì vấn đề thử việc NLĐ và NSDLĐ phải tuân theo quy
định của luật thì đến BLLĐ 2019 vấn đề thử việc giữa NLĐ và NSDLĐ do hai bên tự thỏa
thuận theo ý chí của hai bên.
-Thủ tục cung cấp thơng tin khi giao kết hợp đồng: Về thủ tục cung cấp thông tin khi giao

kết hợp đồng đối với NLĐ là giúp việc gia đình thì NĐ 24/2014 có quy định riêng nhưng tại
NĐ 145/2020 khơng có quy định cụ thể mà sẽ được quy định theo điều 16 BLLĐ 2019 quy
định chung về cung cấp thông tin trong quan hệ lao động.
Bên cạnh những điểm được nêu trên, thì quy định về tạm hoãn hợp đồng, tiền lương hay là
thời gian nghỉ ngơi, người lao động bị tai nạn lao động đối với người lao động là giúp việc
gia đình trong BLLĐ 2019 và NĐ hướng dẫn 145/2020 đều có sự thay đổi so với BLLĐ
2012 và NĐ hướng dẫn 27/2014 theo hướng tăng cường bảo vệ quyền lợi cho nhóm lao
động đặc thù trong đó có NLĐ là giúp việc gia đình, đồng thời cũng việc giảm thiểu những
quy định riêng biệt dành cho nhóm lao động này bằng những quy định chung về người lao
động và người sử dụng lao động có thể thấy lao đơng giúp việc gia đình ngày càng thốt
khỏi nhóm lao động đặc thù và hướng đến những quy định chung như bao quan hệ lao động
khác. Tuy nhiên, do đặc điểm mang tính riêng biệt của cơng việc giúp việc gia đình nên nhà
làm luật vẫn có những quy định riêng để tạo hành lang pháp lí tồn diện bảo vệ quyền lời
cho NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ lao động này.
3.2 Đánh giá về quy định dành do lao động là giúp việc gia đình trong BLLĐ 2019.
11

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

Bên cạnh những điểm được nêu trên, thì quy định về tạm hoãn hợp đồng, tiền lương hay là
thời gian nghỉ ngơi, người lao động bị tai nạn lao động đối với người lao động là giúp việc
gia đình trong BLLĐ 2019 và NĐ hướng dẫn 145/2020 đều có sự thay đổi so với BLLĐ
2012 và NĐ hướng dẫn 27/2014 theo hướng tăng cường bảo vệ quyền lợi cho nhóm lao
động đặc thù trong đó có NLĐ là giúp việc gia đình, đồng thời cũng việc giảm thiểu những
quy định riêng biệt dành cho nhóm lao động này bằng những quy định chung về người lao
động và người sử dụng lao động có thể thấy lao đơng giúp việc gia đình ngày càng thốt
khỏi nhóm lao động đặc thù và hướng đến những quy định chung như bao quan hệ lao động

khác. Tuy nhiên, do đặc điểm mang tính riêng biệt của cơng việc giúp việc gia đình nên nhà
làm luật vẫn có những quy định riêng để tạo hành lang pháp lí tồn diện bảo vệ quyền lời
cho NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ lao động này.
Quy định về lao động giúp việc gia đình hiện nay đã tạo ra những nên hành lang pháp lí, các
nguyên tắc đều phù hợp với đặc điêm riêng của người lao động giúp việc gia đình, phù hợp
với các cơng ước quốc tế về lao động giúp việc gia đình mà Việt Nam là thành viên.
IV MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC
GIA ĐÌNH.
Cần bổ sung thêm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động là
giúp việc gia đình trong trường hợp ở cùng gia đình người sử dụng lao động. Theo quy
định của pháp luật thì cho phép hai bên tự thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 tiếng trong đó có 6 tiếng liên tục trong
24 giờ. Tuy nhiên có thể thấy, cơng việc giúp việc gia đình có thể diễn ra thường xun, mọi
lúc mọi nơi khiến cho thời gian nghỉ ngơi của người lao động không thể liên tục mà bị xen
kẽ giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi nên khó có thể phân định được rạch rịi.
NSDLĐ sẽ dễ lạm dụng NLĐ.
Cần xem xét về mức lương tối thiểu dành cho NLĐ là giúp việc gia đình. Hiện nay, mức
lương tối thiểu của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng như bao lao động
12

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

khác. Tuy nhiên đi vào thực tế có thể thấy rõ thời giờ làm việc của NLĐ có thể nhiều hơn so
với nhiều lao động khác, đặc biệt là lao động giúp việc gia đình sống chung với NSDLĐ thì
họ luôn trong tâm thế sẵn sàng làm việc khi NSDLĐ u cầu. Chính vì vậy, cần có quy định
riêng về mức lương tối thiểu dành cho NLĐ giúp việc gia đình để tạo nên tính hợp lí dành
cho người lao động.

Quy định về thanh tra lao động trong việc thanh tra, kiểm tra hộ gia đình sử dụng lao
động giúp việc gia đình. Đây là vấn đề quan trọng cần được chú trọng để đảm bảo hơn các
trường hợp lạm dụng NLĐ giúp việc gia đình
Quy định về tổ chức đại điện, tham gia tổ chức đại diện người lao động là giúp việc gia
đình. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về tổ chức đại diện dành cho lao động là giúp
việc gia đình. Chính vì vậy cần phải bổ sung thêm quy định để có thể tạo nên một tổ chức,
cộng đồng tiếng nói của NLĐ là giúp việc gia đình để họ có thể đảm bảo những quyền lợi
dành cho chính mình.
KẾT LUẬN
Từ những đánh giá trên, có thể thấy rằng, quan hệ lao động giúp việc gia đình là một quan
hệ lao động đặc thù với những đặc điểm riêng của mình. Từ những đặc điểm riêng đó đã tạo
nên những nguyễn tắc về quy định dành cho quan hệ lao động này. Đồng thời, vì thế mà
pháp luật Việt Nam ngày càng phải tăng cường hoàn thiện theo hướng bảo vệ những quan
hệ lao động đặc thù này để đảo bảo quyền lợi cho người lao động.

13

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Luật lao động năm 2015.
2. Bộ Luật lao động năm 2012
3. Nghị định 27/2014 Quy định chi tiết về lao động giúp việc gia đình.
4.Nghị định 145/2020NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung
của Bộ luật lao động.

14


Downloaded by vú hi ()



×