Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quản trị hàng tồn kho và hướng giải quyết những vấn đề liên quan tới quản trị hàng tồn kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.85 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|22244702

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ

Môn học
QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH
Đề tài: QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VÀ HƯỚNG GIẢI

QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI QUẢN TRỊ
HÀNG TỒN KHO

Giảng viên: Th.S Nguyễn Quốc Thịnh
Học viên: Đặng Minh Quang
Lớp: LT27.1
MSSV: 35221020094


lOMoARcPSD|22244702

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................3
I.

KHÁI NIỆM & ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO...............................................................4
1.

Khái niệm quản trị hàng tồn kho:.......................................................................................................4

Hàng tồn kho là mặt hàng, sản phẩm được DN giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là
những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm..............4



Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất , bán sản phẩm , là một bộ phận của tài
sản ngắn hạn , chiếm tỉ trọng lớn , có vai trị quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.. 4
2.
II.

CÁC LOẠI CHI PHÍ LIÊN QUAN HÀNG TỒN KHO....................................................................5

1.

Các chi phí tăng lên khi tăng tồồn kho:....................................................................................................5

2.

Các chi phí giảm khi tồồn kho tăng:.........................................................................................................5

III.

CÁC TÍNH CHẤT CỦA NHU CẦU:..................................................................................................6

1.

Nhu cầu độc lập:...................................................................................................................................6

2.

Nhu cầu phụ thuộc:..............................................................................................................................6

3.


Nhu cầu không chắc chắn:...................................................................................................................6

4.

Nhu cầu tĩnh:........................................................................................................................................6

5.

Nhu cầu động:.......................................................................................................................................6

IV.

V.

Đặc điểm hàng tồn kho:.......................................................................................................................4

TỒN KHO MỘT GIAI ĐOẠN VÀ NHIỀU GIAI ĐOẠN:................................................................7

1.

Tồn kho một giai đoạn:........................................................................................................................7

2.

Tồn kho nhiều giai đoạn:.....................................................................................................................7
2.1.

Hệ thống số lượng đặt hàng cố định (FQS):...............................................................................7

2.2.


Hệ thống số lượng đặt hàng thay đổi theo nhu cầu trong thời kỳ cố định (FPS):....................9

HƯỚNG GIẢI QUYẾT LIÊN QUAN TỚI QUẢN TRỊ TỒN KHO....................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................12


lOMoARcPSD|22244702

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kì doanh nghiệp nào dù là sản xuất, dịch vụ hay thương mại thì cũng đều cần trữ nguyên
vật liệu cho sản xuất, cất trữ thành phẩm chưa đưa ra thị trường được gọi chung là hàng tồn kho - có
vai trị như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kì sản xuất kinh doanh.
Hàng tồn kho có nhiều loại, về hình thức biểu hiện là khác nhau và dù biểu hiện dưới hình thức nào
thì đó cũng là một chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.
Có một số lí do chính khiến hàng tồn kho trở nên đặc biệt quan trọng:
+ Hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản lưu động của một doanh nghiệp
và rất dễ bị xảy ra các sai sót hoặc gian lận lớn trong hoạt động quản lý.
+ Mỗi một doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương pháp khác nhau để định giá hàng tồn kho cũng như
các mơ hình dự trữ phù hợp với doanh nghiệp mình. Vì mỗi một phương pháp, mơ hình khác nhau sẽ
đem lại những kết quả khác nhau nên yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp là phải đảm bảo tính thống
nhất trong việc sử dụng các phương pháp định giá cũng như mơ hình dự trữ giữa các kì, các năm tài
chính.
+ Giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trọng yếu
tới lợi nhuận thuần trong năm; Công việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho
ln là cơng việc phức tạp và khó khăn hơn hầu hết các tài sản khác.
Hàng tồn kho là loại tài sản lưu động kết chuyển hết giá trị vào một chu kì sản xuất – kinh doanh nên
quản lý hàng tồn kho càng trở nên phức tạp và quan trọng. Hàng tồn kho là một khái niệm rộng, bao
gồm rất nhiều loại khác nhau. Do tính đa dạng của mình, các loại hàng tồn kho được bảo quản và cất

trữ ở nhiều nơi khác nhau, điều kiện đảm bảo khác nhau và do nhiều người quản lý. Vì thế, cơng tác
kiểm sốt vật chất, kiểm kê, quản lý và sử dụng hàng tồn kho là một công việc phức tạp trong cơng
tác quản lý tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế ghi nhận những bước phát triển vô cùng vượt bậc,
nhiều doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao, nhưng việc quản trị hàng tồn kho hiệu quả là cực kỳ quan
trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Để hiểu rõ về quản trị hàng tồn kho và với những kiến
thức đã học kết hợp nghiên cứu tài liệu, em đã thực hiện đề tài “ Quản trị hàng tồn kho và hướng giải
quyết những vấn đề liên quan tới quản trị hàng tồn kho” nhằm hiểu về bản chất của quản trị hàng
tồn, xây dựng những vấn đề cơ bản trong hoạch định tồn kho và kỹ thuật phân tích một số vấn đề
tồn kho đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện các vấn đề về quản trị hàng tồn kho.


lOMoARcPSD|22244702

I.

KHÁI NIỆM & ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

1. Khái niệm quản trị hàng tồn kho:
-

Hàng tồn kho là mặt hàng, sản phẩm được DN giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn
kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên
sản phẩm.
 Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất , bán sản phẩm , là một bộ phận
của tài sản ngắn hạn , chiếm tỉ trọng lớn , có vai trị quan trọng trong việc sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.

-


Quản trị hàng tồn kho là các hoạt động liên quan đến việc lập kế hoạch, phối hợp, kiểm soát
việc thu mua, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, phân phối nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ tùng
thay thế và các măt hàng khác cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Mục tiêu: Nhằm duy trì hoạt động sản xuất ổn định, đáp ứng sự biến thiên về nhu cầu sản
phẩm hay thời gian đặt hàng, tận dụng yếu tố kinh tế khi đặt hàng số lượng lớn.
2. Đặc điểm hàng tồn kho:

-

Mã hàng: (SKU – Stock Keeping Unit) còn gọi là Mã định danh.

-

Hầu hết các doanh nghiệp dự trữ một số lượng lớn hàng tồn kho cho các mặt hàng thường xuyên
tại nhiều địa điểm. Để quản lý và kiểm soát các kho dự trữ, mỗi loại hàng thường được gán một
định doanh duy nhất gọi là mã hàng tồn kho. Một mã hàng tồn kho ứng với một mặt hàng duy
nhất được lưu trữ tại một địa điểm cụ thể.

-

Lợi thế:

+ Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn, cơng ty tránh tình trạng kinh
doanh thua lỗ khi khơng có sẵn nguồn cung tại một thời điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn đặt hàng như đánh
máy, phê duyệt, gửi thư… có thể được giảm rất nhiều, nếu ta đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn
hàng nhỏ lẻ.
+ Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho đảm bảo cho quá trình sản xuất
đạt hiệu quả , ngăn ngừa thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà có thể làm gián đoạn
q trình sản xuất.

-

Tồn kho là cần thiết trên các phương diện sau:
o Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu cầu.


lOMoARcPSD|22244702

o Làm ổn định mức sản xuất của đơn vị trong khi nhu cầu biến đổi.
o Bảo vệ đơn vị trước những dự báo thấp về nhu cầu.
II.

CÁC LOẠI CHI PHÍ LIÊN QUAN HÀNG TỒN KHO
1. Các chi phí tăng lên khi tăng tồn kho:

 Chi phí tồn trữ: Là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ như:


Chi phí về vốn: đầu tư vào tồn kho phải được xét như tất cả cơ hội đầu tư ngắn hạn khác.
Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, đầu tư vào hàng tồn kho phải chấp nhận phí tổn cơ hội
về vốn. Phí tổn cơ hội của vốn đầu tư vào tồn kho là tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư có
lợi nhất đã bị bỏ qua. Sự gia tăng tồn kho làm tăng vốn cho tồn kho, và chấp nhận phí
tổn cơ hội cao.



Chi phí kho: bao gồm chi phí lưu giữ tồn kho như chi phí kho bãi, tiền lương nhân viên
quản lý kho, chi phí sử dụng các thiết bị phương tiện trong kho (giữ nóng, chống ẩm, làm
lạnh,...)




Thuế và bảo hiểm: chi phí chống lại các rủi ro gắn với quản lý hàng tồn kho, đơn vị có thể
phải tốn chi phí bảo hiểm, chi phí này sẽ tăng khi tồn kho tăng. Tồn kho là một tài sản, nó
có thể bị đánh thuế, do đó tồn kho tăng chi phí thuế sẽ tăng.



Hao hụt, hư hỏng: tồn kho càng tăng, thời giản giải toả tồn kho dài, nguy cơ hư hỏng,
hao hụt, mất mát hàng hoá càng lớn. Đây cũng là một khoản chi phí liên quan đến tất cả
các tồn kho ở mức độ khác nhau.



Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: Nếu lượng bán thành phẩm tồn kho q lớn thì nó
làm cản trở hệ thống sản xuất. Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách
hàng gia tăng thì khả những thay đổi các đơn hàng của khách hàng yếu đi.



Chi phí cho sự phối hợp sản xuất: Do lượng tồn kho quá lớn làm cản trở quy trình sản xuất
nên nhiều lao động được cần đến để giải toả sự tắc nghẽn, giải quyết những vấn đề tắc
nghẽn liên quan đến sản xuất và lịch trình phối hợp.



Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn: Khi sản xuất những lô hàng có kích thước lớn sẽ
tạo nên tồn kho lớn. Trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lượng chi tiết của
lơ sản xuất sẽ có nhược điểm. Nếu kích thước lơ hàng nhỏ hơn có thể giảm được lượng
kém phẩm chất.

2. Các chi phí giảm khi tồn kho tăng:


lOMoARcPSD|22244702



Chi phí đặt hàng: Bao gồm những phí tổn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu từ
nhà cung cấp, các hình thức đặt hàng. Khi chúng ta sản xuất một lơ hàng sẽ phát sinh một
chi phí cho việc chuyển đổi qui trình do sự thay đổi sản phẩm từ giai đoạn trước sang giai
đoạn tiếp theo. Kích thước lơ hàng càng lớn thì tồn kho vật tư càng lớn, nhưng chúng ta
đặt hàng ít lần trong năm thì chi phí đặt hàng hàng năm sẽ thấp hơn.



Chi phí thiếu hụt tồn kho: Mỗi khi chúng ta thiếu hàng tồn kho nguyên vật liệu cho sản
xuất hoặc thành phẩm cho khách hàng, có thể chịu một khoản chi phí như là sự giảm sút
về doanh số bán hàng, và gây mất lòng tin đối với khách hàng. Nếu thiếu hụt nguyên vật
liệu cho sản xuất có thể bao gồm những chi phí của sự phá vở qui trình sản xuất này và
đôi khi dẫn đến mất doanh thu, mất lịng tin khách hàng. Để khắc phục tình trạng này,
người ta phải có dự trữ bổ sung hay gọi là dự trữ an tồn.



Chi phí mua hàng: Khi mua ngun vật liệu với kích thước lơ hàng lớn sẽ làm tăng chi phí
tồn trữ nhưng chi phí mua hàng thấp hơn do chiết khấu theo số lượng và cước phí vận
chuyển cũng giảm.




Chi phí chất lượng khởi động: Khi chúng ta bắt đầu sản xuất một lơ hàng thì sẽ có nhiều
nhược điểm trong giai đoạn đầu, như cơng nhân có thể đang học cách thức sản xuất, vật
liệu khơng đạt đặc tính, máy móc lắp đặt cần có sự điều chỉnh. Kích thước lơ hàng càng
lớn thì có ít thay đổi trong năm và ít phế liệu hơn.
 Khi tồn kho tăng sẽ có các chi phí tăng lên và có các khoản chi phí khác giảm đi,
mức tồn kho hợp lý sẽ làm cực tiểu tổng chi phí liên quan đến tồn kho.
III.

CÁC TÍNH CHẤT CỦA NHU CẦU:

1. Nhu cầu độc lập:
-

Nhu cầu độc lập là nhu cầu về một mã hàng không liên quan đến các nhu cầu các mã hàng khác.
Đây là loại cầu có liên quan trược tiếp đến nhu cầu khách hàng (thị trường) và cần phải được dự
báo.
2. Nhu cầu phụ thuộc:

-

Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu một mã hàng có liên quan trực tiếp đến nhu cầu của mã hàng khác.
Nhu cầu này có thể được tính tốn mà khơng cần phải được dự báo.
3. Nhu cầu không chắc chắn:

-

Nhu cầu khơng chắc chắn là nhu cầu có thể thay đổi liên tục trong một khoảng thời gian.
4. Nhu cầu tĩnh:

-


Nhu cầu tĩnh là nhu cầu ổn định.


lOMoARcPSD|22244702

5. Nhu cầu động:
-

Nhu cầu động thay đổi theo thời gian.


lOMoARcPSD|22244702

IV.

TỒN KHO MỘT GIAI ĐOẠN VÀ NHIỀU GIAI ĐOẠN:

 Một số loại hàng chỉ được sử dụng (để sản xuất hay để bán) trong một thời gian tương đối
ngắn và lượng hàng cịn lại khơng thể lưu trữ cho đến khi mùa tới thì cần áp dụng mơ
hình tồn kho một giai đoạn. Mơ hình này được sử dụng mua một lần cho một mặt hàng
trong một thời kỳ.
 Trong trường hợp khác, loại hàng được sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể áp
dụng mơ hình tồn kho nhiều giai đoạn nhằm tận dụng lợi thế kinh tế của lơ lớn.
1. Tồn kho một giai đoạn:
-

Mơ hình tồn kho một giai đoạn được sử dụng trong các tình huống liên quan đến các mặt hàng
theo mùa vụ hoặc dễ hư hỏng nên không thể tồn kho để bán ra trong thời gian sắp tới.


-

Khi tồn kho khoảng một thời gian duy nhất như vậy, các quyết định hàng tồn kho chỉ có là bao
nhiêu sản phẩm được đặt hàng tại đầu kỳ này. Vấn đề về tồn kho một thời kỳ đôi khi được gọi là
các vấn đề của người bán báo.
2. Tồn kho nhiều giai đoạn:
2.1.



Hệ thống số lượng đặt hàng cố định (FQS):

Mơ hình số lượng đặt hàng kinh tế ( EOQ khơng có DTAT):

Mơ hình sơ đồ EOQ1

 Các giả định của mơ hình số lượng đặt hàng kinh tế:
o Xem xét trên một loại hàng nhất định.
o Toàn bộ số lượng đặt hàng được chuyển đến kho tại cùng thời điểm.
o Hai loại chi phí biến đổi có liên quan: chi phí đjăt hàng và chi phí tồn trữ.
o Khơng chấp nhận trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho.


lOMoARcPSD|22244702

o Nhu cầu hàng tồn kho không được xác định và liên tực theo thời gian.
o Thời gian đặt hàng là khơng đổi.


Mơ hình số lượng đặt hàng cố định có dự trữ an tồn ( EOQ có DTAT ):


Mơ hình sơ đồ EOQ2
-

Việc thiếu hụt hàng tồn kho có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi mà nhu cầu trong khoảng thời gian
đặt hàng vượt quá điểm đặt hàng lại (ROP). Khi nhu cầu không chắc chắn, sử dụng mơ hình
EOQ dưa trên nhu cầu trung bình sẽ dẫn đến xác xuất thiếu hụt hàng tồn kho cao.

-

Có một cách để làm giảm rủi ro này là làm tăng điểm đặt hàng lại bằng cách thêm vào lượng tồn
kho bổ sung gọi là dự trữ an toàn. Dự trữ an toàn là lượng tồn kho bổ sung nhằm giảm thiểu rủi
ro từ việc thiếu hụt hàng tồn kho.

Như vậy, tổng chi phí của mơ hình được tính là:
Tổng chi phí (TC) = Chi phí đặt hàng (Cđh) + Chi phí tồn trữ (Ctt)

TC=
Ta sẽ có lượng hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí nhỏ nhất. Để có tổng chi phí nhỏ nhất thì Cdh =
Ctt (hoặc lấy đạo hàm của tổng chi phí).

Q*=
D: Tổng nhu cầu hàng tồn kho trong kỳ.
C0: Chi phí 1 lần đặt hàng.


lOMoARcPSD|22244702

Ch: Chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng tồn kho trong kỳ.


Ch= I.C
I: Tỉ lệ % chi phí tồn trữ hàng tồn kho hàng năm so với đơn giá.
C: Đơn giá hàng tồn kho ( giá mua hay chi phí sản xuất ).
Lượng đặt hàng tối ưu Q* để giảm thiểu tổng chi phí. Q* được gọi là lượng đặt hàng kinh tế (EOQ):
Điểm đặt hàng lại ROP phụ thuộc vào thời gian đặt hàng (L) và lượng nhu cầu bình quân trong một
đơn vị thời gian ().

ROP= .L
2.2.
-

Hệ thống số lượng đặt hàng thay đổi theo nhu cầu trong thời kỳ cố định (FPS):

Hệ thống số lượng đặt hàng theo thời kỳ cố định (FPS) có số lượng đặt hàng thay đổi theo nhu
cầu trong thời kỳ đặt hàng cố định (định kỳ).

-

Có 2 quyết định chính trong FPS là khoảng thời gian giữa 2 lần đặt hàng và số lượng hàng cần
đặt.

Độ dài của thời kỳ đặt hàng có thể thiết lập dựa trên mức độ quan trọng của các mặt hàng hay là sự
thuận tiện của việc đặt hàng. Độ dài của thời kỳ đặt hàng cũng có thể sử dụng kết hợp với mơ hình
EOQ mà theo đó khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng là T= và số lượng đặt hàng khi chưa có dự
trữ an tồn là M=
T+L

T+L

=T

V.

HƯỚNG GIẢI QUYẾT LIÊN QUAN TỚI QUẢN TRỊ TỒN KHO

 Giảm bớt lượng dự trữ ban đầu: nguyên vật liệu dự trữ trong giai đoạn đầu thể hiện chức
năng liên kết sản xuất cung ứng. Cách đầu tiên, cơ bản nhất, phù hợp với nền kinh tế thị
trường, làm giảm bớt lượng dự trữ này là tìm cách giảm bớt những sự thay đổi trong
nguồn cung ứng về số lượng, chất lượng, thời điểm giao hàng, sẽ là công cụ chủ yếu để
đạt đến trình độ cung ứng đúng thời điểm.
-

Giảm bớt lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất: có loại dự trữ này là do nhu cầu
thiết yếu của quá trình sản xuất, chịu tác động của chu kỳ sản xuất . Nếu giảm chu kỳ sản xuất
này thì sẽ giảm được lượng dự trữ này . Muốn làm được điều đó chúng ta cần khảo sát kỹ lưỡng


lOMoARcPSD|22244702

cơ cấu của chu kỳ sản xuất.

-

Giảm bớt lượng dụng cụ phụ tùng: loại dự trữ này tồn tại do nhu cầu duy trì và bảo quản, sửa
chữa máy móc thiết bị. Nhu cầu này tương đối khó xác định một cách chính xác.

-

Giảm thành phẩm dự trữ: sự tồn tại của sự dự trữ này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trong
từng thời điểm nhất định. Do đó, nếu chúng ta dự báo chính xác nhu cầu của khách hàng sẽ làm
giảm được loại dự trữ này.


Ngoài ra để đạt được lượng dự trữ đúng thời điểm , nhà quản trị cần tìm cách giảm bớt các sự cố,
giảm bớt nhữnbg biến cố bên trong đây là một công việc cực kỳ quan trọng trong quản trị sản xuất.
Vấn đề cơ bản để đạt được yêu cầu đúng thời điểm trong quản trị sản xuất là sản xuất những lơ
hàng nhỏ theo tiêu chuẩn định trước. Chính việc giảm bớt kích thước các lơ hàng là một biện pháp
hỗ trợ cơ bản trong việc giảm lượng dự trữ và chi phí hàng dự trữ.
Khi mức tiêu dùng khơng thay đổi thì lượng dự trữ trung bình được xác định như sau:
Lượng dự trữ trung bình(Q) = lượng dự trữ tối đa (Qmax)+ lượng dự trữ tối thiểu (Qmin)
Một trong những giải pháp để giảm đến mức thấp nhất lượng dự trữ (cung ứng đúng thời điểm) là
chỉ chuyển lượng dự trữ đến nơi có nhu cầu thực sự, khơng đưa đến nơi chưa có nhu cầu.
-

Kiểm kê kho hàng liên tiếp: Để giải quyết được hàng tồn thì bạn cần phải điều hành hàng hóa
trong kho thường xuyên và phải thật cụ thể. bạn cần phải bắt được đầu vào & đầu ra thì mới có
được các kế hoạch giải quyết hợp lý. Bên cạnh đó, việc kiểm kê kho thường xuyên còn giúp bạn
nhập hàng hợp lí, tránh sai sót trong những khâu. Hơn nữa, nó rất có thể giúp
bạn tóm được những mặt hàng đang bán rất chạy và mặt hàng đang tồn nhiều để có bước giải
quyết hiệu suất cao. Từ đó tránh được tình trạng tồn kho khơng mong muốn. Bạn kiên quyết phải
tránh tình trạng kho hàng lộn xộn khơng kiểm sốt, nếu khơng sẽ dễ dẫn đến thất thốt hàng
hóa & việc thanh lý hàng tồn sẽ trở nên gian truân.

-

Giảm giá: đây là phương án xử lý nhanh nhất cho hàng tồn kho, có thể tiết kiệm chi phí với chính
sách giảm giá theo từng phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp có nhu cầu muốn bán. Khách
hàng đa số có xu hướng so sánh giá & đối chiếu lợi ích giữa các nơi trước khi quyết định đặt đơn
hàng. Tuy nhiên, khi ưu đãi giảm giá cũng nên cân nhắc một mức hợp lý, chớ nên nghĩ rằng giá
thật rẻ sẽ có người đặt đơn hàng vì nó cịn phụ thuộc vào cách quảng bá sản phẩm.

-


Tặng quà kèm theo: Có thể dùng hàng tồn kho để tặng kèm và điều chỉnh giá phù hợp để không
bị lỗ vốn. Cách này giúp có thể thanh lý được hàng tồn vừa khiến khách hàng cảm


lOMoARcPSD|22244702

thấy hời và thỏa mãn khi mua sắm. Đây hoàn tồn có thể sẽ là dùng chi phí sản phẩm để thay thế
chi phí marketing.
-

Mở rộng thị trường: Khi hàng tồn kho không nên nghĩ đến việc lan rộng thị trường, rất có
thể phạm vi khách hàng đang tiếp cận bị hạn hẹp so với số lượng hàng hóa bán ra. Do đó, nên tìm
kiếm các khách hàng tiềm năng khác ở thị trường mới có thể sẽ có cơ hội phát triển mạnh khỏe ở
thị trường đó.


lOMoARcPSD|22244702

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp – PGS-TS Lê Thanh Hà (chủ biên),
Hồng Lâm Tịnh, Th.S Nguyễn Hữu Nhận.
2. Giáo trình xác suất và thống kê toán – Nguyễn Cao Văn (chủ biên).
3. Quản lý sản xuất – NXB Đại Học Quốc giá Tp HCM, Hồ Thanh Phong, Nguyễn Văn Chung.
4. Quản trị sản xuất – NXB Thống kê, tác giả Đặng Minh Trang.



×