Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.4 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tên đề tài: TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
SINH VIÊN LÀM RÕ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA BẢN
THÂN ĐỂ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Phương Thanh
Sinh viên
: Nguyễn Phước Danh
Lớp
: 000015010
Mã số sinh viên
: 20510101334

TPHCM, ngày 22, tháng 4, năm 2022


MỤC LỤC

DẪN LUẬN..............................................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỐ..........................................................2
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỐ.........................................................................................2
1. Một số nhận thức chung về văn hố và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác.....................2
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hố...................................................................................2
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác..........................2
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa.....................................................................3
a. Văn hố là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng.........................................................3
b. Văn hoá là một mặt trận...........................................................................................................4


c. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân.....................................................................................4
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới.........................................................5
CHƯƠNG 2: ĐĨNG GĨP BẢN THÂN.......................................................................................................6
I. CHUYÊN NGÀNH BẢN THÂN..................................................................................................6
1.1

Giới thiệu chuyên ngành:.................................................................................................6

1.2

Vai trò của kiến trúc hiện nay.........................................................................................6

1.3 Tầm quan trọng với đất nước và xã hội................................................................................6
1.4 Tầm quan trọng – hướng phát triển cho mỗi cá nhân.........................................................6
1.5 Hướng phát triển cho mỗi cá nhân........................................................................................7
2.1Xây dựng những cơng trình cho cộng đồng...................................................................................9
2.2 Lưu giữ các cơng trình kiến trúc cổ xưa.......................................................................................9
2.3 truyền cảm hứng cho các bạn trẻ về kiến trúc cho cộng đồng.................................................10
2.4. Mang nét cổ truyền, truyền thống vào các công trình hiện đại...............................................10
2.5 Tham gia các cuộc thi về kiến trúc xanh....................................................................................11
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................11


DẪN LUẬN
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam. Người không chỉ cống hiến
cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước xã
hội chủ nghĩa mà còn để lại những di sản vô cùng quý giá cho nước ta. Tư tưởng Hồ
Chí Minh khơng chỉ là hệ tư tưởng của Đảng, của dân tộc ta mà còn là kim chỉ nam
cho mọi đường lối, chính sách của Đảng để tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng

dân tộc và xây dựng đất nước.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí
quan trọng. Văn hóa có vai trị to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. Theo
Người, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là
nhân tố quyết định. Để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế,
nhưng chu thế của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con
người lại chính là văn hóa. Người nhấn mạnh: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà
có bốn vấn đề chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội”. Vì thế, văn hóa khơng thể đứng ngồi “mà phải ở trong kinh tế và chính trị”
và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi
đơi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng
kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những mơi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại
mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được. Hơn nữa, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân
tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa khơng thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa
trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là
bản sắc dân tộc của văn hóa. Để xây dựng một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách, biện pháp đúng đắn trên cơ sở
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Từ đó, em xin phân tích đề tài “từ tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa sinh viên làm rõ những đóng góp của bản thân để xây
dựng nền văn hóa Việt Nam’’

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỐ
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỐ
1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh
vực khác
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hố

- Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa: 1) Tiếp cận theo nghĩa
rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người; 2) Tiếp cận theo nghĩa hẹp
là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng; 3) Tiếp cận theo nghĩa
hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết
(thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi); 4) Tiếp cận theo “phương
thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
- Tháng 8 - 1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn
hóa. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn” 1.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực
khác
Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quan trọng
ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội:
- Quan hệ giữa văn hóa với chính trị. Hồ Chí Minh cho rằng chính trị được giải
phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Và ngược lại, văn hóa khơng thể đứng
ngồi mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng
thời mọi hoạt động của tổ chức chính trị và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.
- Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế. Hồ Chí Minh khẳng định, văn hóa là một
kiến trúc thượng tầng. Vì vậy những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.458

4



mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được. Tuy nhiên văn hóa khơng thể
đứng ngồi mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa khơng hồn tồn phụ thuộc
vào kinh tế, mà có vai trị tác động tích cực trở lại kinh tế.
- Quan hệ giữa văn hóa với xã hội. Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải
phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào văn hóa thế ấy.
Vì vậy phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân,
giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm
quyền thì mới giải phóng được văn hóa.
- Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại:
+ Nhận thức rõ bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị, ý nghĩa quan trọng của nó đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh chỉ rõ trách nhiệm của con
người Việt Nam là phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị
của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử.
Người căn dặn chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và
ảnh hưởng nơ dịch của văn hóa đế quốc, tơn trọng phong tục tập qn, văn hóa của các
dân tộc ít người.
+ Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại. Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích, nội dung, tiêu chí tiếp thu và mối quan hệ giữa giữ
gìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa
a. Văn hố là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
- Cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của tồn bộ
tiến trình cách mạng.
- Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu - nhìn một cách tổng quát - là
quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của
nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân chủ - dân là chủ và dân làm
chủ - công bằng, văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; một xã hội
mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn được quan tâm và không ngừng nâng
cao, con người có điều kiện phát triển tồn diện.

- Văn hóa là động lực: Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển. Di sản Hồ
5


Chí Minh cho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm động
lực về vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực. Tất
cả quy tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa. Do đó nếu tiếp
cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể, động lực có thể nhận thức ở các phương diện chủ yếu
sau:
+ Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc
dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
+ Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lịng u nước, lý tưởng, tình cảm cách
mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách
mạng.
+ Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật
phát triển xã hội.
+ Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con
người, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ.
+ Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.
b. Văn hố là một mặt trận
- Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội, quan
trọng ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Nói mặt trận văn hóa là nói đến
một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực
khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa. Mặt trận
văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng.
- Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo
đức, lối sống… của các hoạt động văn nghệ, báo chí, cơng tác lý luận, đặc biệt là định
hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.
- Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác,
chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Để làm tròn

nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững vàng; ngịi bút là vũ
khí sắc bén trong sự nghiệp “phị chính trừ tà”.
c. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
- Theo Hồ Chí Minh, mọi hoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại
6


của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng.
- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải miêu tả cho hay, cho thật, cho
hùng hồn; phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu
mà viết? Cách viết như thế nào? Viết phải thiết thực, tránh cái lỗi viết ham dùng chữ.
Nói cũng vậy. Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích
hơn. Trên cơ sở đó để định hướng giá trị cho quần chúng.
- Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng. Quần chúng là những
người sáng tác rất hay. Họ cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu
q. Và chính họ là những người thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản
phẩm văn nghệ. Nhân dân phải là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
- Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Tháng 8 - 1943, Hồ Chí Minh
quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm nội dung lớn. Xây dựng tâm lý:
Tinh thần độc lập tự cường. Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân. Xây dựng chính trị:
Dân quyền. Xây dựng kinh tế.
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan
điểm của Đảng từ năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây
dựng nền văn hóa mới. Đó là nền văn hóa có tính dân tộc, khoa học và đại chúng.
- Trong thời kỳ xây dựng CNXH. Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ lên
CNXH, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN và tính
chất dân tộc.


7


CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP BẢN THÂN
I. CHUYÊN NGÀNH BẢN THÂN
I.1 Giới thiệu chuyên ngành:
Ngành kiến trúc là “lò” luyện ra những kiến trúc sư phục vụ cho nhu cầu thiết kế
cơng trình trong xã hội. Chính kiến trúc sư sẽ là người biến mong muốn, nhu cầu của
con người về nơi sinh hoạt, làm việc và nơi ở…Thành một bản thiết kế chặt chẽ và
được xây dựng lên bởi tay của những người thợ xây.
Một người theo học ngành kiến trúc khơng những có thể tự mình thiết kế ra những
cơng trình độc đáo, mới lạ. Mà bên cạnh đó cịn có thể tham gia vào những hoạt động
khác như: quy hoạch khu đơ thị, thiết kế các cơng trình đô thị, thiết kế cảnh quan, giám
sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế tạo dáng trong công nghiệp và thiết kế đồ họa.
I.2 Vai trò của kiến trúc hiện nay
Trong thời buổi xã hội phát triển theo công nghệ 4.0 hiện nay thì khơng chỉ ngành
y học, khoa học, kinh tế, giáo dục phát triển mà ngay cả ngành kiến trúc - xây dựng
cũng dần được nâng lên một tầm cao mới và có vai trị khơng thể thiếu trong đời sống
hàng ngày
1.3 Tầm quan trọng với đất nước và xã hội
Chúng ta có thể thấy được rằng kiến trúc gắn liền với chiều dài lịch sử của nhân
loại. Ngay từ khi chúng ta sống trong những túp lều thì vấn đề kiến trúc đã được quan
tâm. Ngày nay, khi xã hội ngày càng chuyển biến phát triển mạnh mẽ và vươn lên
trong thời đại cơng nghiệp thì kiến trúc mới có nhiều thay đổi và tiến bộ khơng ngừng.
Một câu nói rất nổi tiếng cho rằng: "Âm nhạc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng
lặng. Còn kiến trúc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng trống". Chính vì thế, trước
đó, kiến trúc đã được xem như một tấm gương phản ánh trung thực nhất về thời đại.
Đặc biệt, một cơng trình kiến trúc phát triển ra sao cũng sẽ phản ánh sự phát triển
kinh tế-xã hội của một đất nước. Nó là thước đo cho thấy được sự tư duy, nhạy bén
cũng như mắt thẩm mỹ của con người đất nước đó.

Nhờ có kiến trúc mà nhu cầu của con người về không gian làm việc, sinh hoạt mới
được đáp ứng một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất. Vậy nên, có thể khẳng định tầm
quan trọng của kiến trúc trong đời sống xã hội và đất nước là rất lớn.
1.4 Tầm quan trọng – hướng phát triển cho mỗi cá nhân
Đối với cá nhân người học thì ngành kiến trúc có thể nói vừa là một ngành nghệ
thuật, vừa là một ngành khoa học giúp cho họ học được nhiều điều. Đa số những cá
nhân theo đuổi ngành nghề này đều có niềm u thích và đam mê sâu sắc với nghệ
thuật.
Những bạn có năng khiếu và đam mê với nghệ thuật, sự khéo léo, tỉ mỉ và sáng tạo
mới có thể đem đến những mẫu thiết kế hồn hảo. Đồng thời, người học kiến trúc
cần phải có mắt quan sát nhanh nhẹn và tư duy nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng.
8


Vậy nên, bạn sẽ được rèn luyện năng lực bản thân rất nhiều nếu theo đuổi ngành kiến
trúc.
Bên cạnh đó, sự gọn gàng, ngăn nắp và khoa học cũng là một điều mà ai cũng
mong muốn được nâng cao mỗi ngày. Chính khả năng bố trí, sắp xếp hài hịa, hợp lý
và khoa học không gian trong bản thiết kế sẽ là tiền đề đầu tiên giúp bạn tạo được
thiện cảm và gây ấn tượng, sự tin tưởng đối với khách hàng.
1.5 Hướng phát triển cho mỗi cá nhân
a. Mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác
Ngành kiến trúc không chỉ là 1 ‘‘ngành kiến trúc’’ mà là sự tập hợp rất nhiều kiến
thức từ nhiều kiến thức từ các ngành khác nhau. Ví dụ như cùng thiết kế một ngôi nhà
nhưng thiết kế nhà cho một khách hàng là một người là bác sĩ với thiết kế cho một
người là vận động viên thì là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Ở mỗi ngành nghê
đều tạo ra cho chúng ta một tính cách, khí chất riêng nên ở người làm kiến trúc phải có
sự hiểu biết rộng để có thể đáp ứng được yêu cầu của chủ nhà hay chủ đầu tư. Kiến
trúc vốn dĩ là một cơng việc đầy khó khăn và thách thức thế nhưng cũng khiến cho
chúng ta có được sự thỏa mãn tuyệt vời. Kiến trúc là 1 kho tàng kiến thức bao la và vì

thế sẽ mở mang khả năng vơ tận của con người
Để đáp có cho mình thật nhiều kiến thức về thiết kế kiến trúc, em cần có những sự
tìm tịi trên sách báo, trang mạng về nhiều các lĩnh vực nhằm trau dồi, phát triển tồn
diện, khơng chỉ ngành kiến trúc mà nhiều lĩnh vực khác
b. Học cách làm việc nhóm
Một cơng trình kiến trúc khơng thể được xây dựng bởi một cá nhân hay một tập thể
đơn lẻ được mà thậm chí cần được tập hợp bới rất nhiều người trong cùng ngành kiến
trúc hoặc giữa ngành kiến trúc và các ngành khác như ngành xây dựng, ngành nội thất,
... Chính vì thế u cầu về cách làm việc nhóm cũng rất quan trọng, chúng ta phải cùng
làm việc hiệu quả để có thể thiết kế ra một cơng trình tốt nhất.
Để rèn luyện khả năng làm việc nhóm chúng ta
cần Cần biết tơn trọng và lắng nghe ý kiến của người
khác để thấy điểm tốt và chưa tốt, cùng nhau thảo
luận, đóng góp để có kết quả làm việc hiệu quả, phải
biết trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau trong cơng việc,
nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng
chia sẻ, giúp đỡ họ, việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết
giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau. trình bày
ý kiến, hiểu biết của bạn, chia sẻ những kiến thức bạn
có để cùng nhau đưa ra phương pháp phù hợp nhất để
giải quyết vấn đề. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào
cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy cơng sức
của mình được trân trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng
góp của bản thân. Vì vậy nếu thấy được sự cố gắng
của các thành viên trong nhóm thì bạn đừng ngừng ngại dành những lời khen cho họ.
“Kiến trúc là một q trình đầy tính hợp tác” –  kiến trúc sư Joshua Prince-Ramus
trên Tạp chính kinh doanh Fast Company (Hoa Kỳ).
9



C trau dồi kỹ năng tin học ngoài ngữ
Ngoại ngữ ngày càng được nhắc tới như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình
hội nhập. Bắt kịp xu hướng đó, hầu hết những trường Cao đẳng, Đại học yêu cầu
chứng chỉ ngoại ngữ ở một trình độ nhất định. Có ngoại ngữ tức là bạn có thêm khả
năng tự tìm kiếm tài liệu, đào sâu nghiên cứu, kiến thức về ngành học đã và đang đòi
hỏi sự hiểu biết sâu rộng. Học tiếng Anh không chỉ đáp ứng điều kiện khi tốt nghiệp
Đại học, mà còn nâng cao hiểu biết của bản thân, tạo sự thành công trong sự nghiệp và
cuộc sống.
Công việc ngày nay hầu hết đều được thao tác trên máy vi tính. Từ việc
trao đổi với khách hàng, trả lời email, soạn hợp đồng, tìm kiếm dữ liệu, lưu
trữ thơng tin… tất cả đều gói gọn trong chiếc máy tính của bạn. Lượng cơng
việc được giao ngày một nhiều, ai có kỹ năng tin học văn phịng tốt, tốc độ xử
lý cơng việc khơng những nhanh mà cịn hiệu quả, tiết kiệm thời gian và cả
cơng sức.
Việc trau dồi 2 kỹ năng này giúp chúng ta có thể tiếp thu được các tài liệu,
kinh nghiệm từ bạn bề quốc tế và áp dụng để phát triển
d. tìm hiểu về lịch sử kiến trúc của Việt Nam
Có thể nói, các cơng trình kiến trúc cổ khơng chỉ góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử
của một quốc gia, một thành phố, mà còn là một nguồn lực kinh tế mạnh mẽ.
Sài Gịn – TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 320 năm lịch sử phát triển, hình thành nên giá
trị di sản phong phú, trong đó có cả những di sản kiến trúc Việt, kiến trúc Pháp…
Những di sản kiến trúc là tài sản vô giá, là một tài nguyên sản phẩm du lịch hấp dẫn
thu hút đông đảo du khách quốc tế nhiều năm qua. Đặc biệt, việc quy hoạch, giữ gìn,
kết nối các di sản kiến trúc cổ với các cơng trình kiến trúc hiện đại khơng chỉ đem đến
giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội mà cịn mang lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế.

e. mang vật liệu dân gian vào trong các ý tưởng thiết kế
Với các giá trị đặc trưng của
nền văn minh lúa nước, kiến trúc
truyền thống Việt Nam được biết

đến qua cách sử dụng tinh tế các
nhóm vật liệu riêng. Các vật liệu
truyền thống này cơ bản đều có
nguồn gốc từ thiên nhiên và gắn
bó bền vững với thiên nhiên
nhưng dưới bàn tay sử dụng tài
tình của những người thợ dân
gian. Thông qua các kinh nghiệm
được đúc kết và kế thừa lâu đời đã tạo nên nhiều nét đặc trưng đặc sắc
trong việc ứng dụng với các cơng trình xây dựng trong kiến trúc truyền
thống.

II. NHẬN THỨC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA BẢN THÂN
10


2.1Xây dựng những cơng trình cho cộng đồng
Miền núi cịn nhiều phòng học tạm bợ, làm bằng tranh, tre, nứa, lá không đảm bảo
học tập, cần phải thay thế; trang thiết bị phục vụ dạy học thiếu thốn nhiều chất lượng
chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học. Trẻ em người dân tộc chiếm hơn 10% số học sinh
tiểu học, phần lớn chưa biết hoặc biết ít tiếng phổ thơng nên rất khó khăn cho việc tiếp

thu kiến thức ở tất cả các chương trình giáo dục.
Xây dựng các khơng gian nhà ở cho những người bị nhiễm HIV nhưng một cách
dùng kiến trúc để kết nối cộng đồng, giúp họ không bị mặc cảm hay cô đơn
2.2 Lưu giữ các cơng trình kiến trúc cổ xưa
Những di sản, cơng trình kiến trúc độc
đáo ở TP.Hồ Chí Minh ln tạo dấu ấn
đặc sắc, cần được bảo tồn sống, bảo tồn
động. Cần làm cho di sản tiếp tục sống

cuộc đời của nó và đem lại những lợi
ích về vật chất, tinh thần cho người
dân…
Sự hài hịa cũ mới
TP.Hồ Chí Minh (Sài Gịn) phát triển
nhanh và khơng ngừng vươn lên. Bên
cạnh những cơng trình xây dựng mới là
những cơng trình kiến trúc xưa, những
tịa nhà mang vẻ đẹp cổ kính trải qua
hàng trăm năm lưu giữ dấu ấn thời gian.
Đó là Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành
phố, Trụ sở Uỷ ban nhân dân Thành
phố, Nhà hát Thành phố, Bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành… đã trở thành di sản kiến
trúc cũng là linh hồn của thành phố, là minh chứng cho sự đa dạng văn hố của TP.Hồ
Chí Minh.
Di sản kiến trúc là niềm tự hào, là bài học lịch sử
11


Tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Tùng Hiếu cho rằng: “Với những cơng trình, di
sản kiến trúc dù có được công nhận hay không công nhận, dù quy mô thế nào thì đều
hàm chứa những giá trị lịch sử riêng. Cần giữ gìn, bảo vệ để các di sản kiến trúc không
bị lãng quên, lạc lõng trong một không gian đơ thị hiện đại. Đó chính là cần phải bảo
tồn sống, bảo tồn động. Tức là chúng ta cần làm cho di sản tiếp tục sống cuộc đời của
nó và đem lại những lợi ích về vật chất, tinh thần cho người dân. Với cách bảo tồn ấy,
di sản sẽ khơng kìm hãm sự phát triển của khơng gian đơ thị mà sẽ song hành cùng sự
phát triển đó”.
Tiến sĩ Tùng Hiếu nhận định thêm: “Những di sản kiến trúc mang tính lịch sử
khơng thể được coi như những vật chất tầm thường khác. Chúng ta không để dễ dàng
quy ra thành từng viên gạch, viên đá vô tri, vô giác. Bởi mỗi một di sản kiến trúc là

một chứng nhân của lịch sử. Và nó có thể là bi thương, cũng có thể là sự hào hùng của
thành phố, của đất nước. Giả sử chúng ta truyền bá những giá trị lịch sử bằng lời lẽ,
nhưng khơng có những di sản kiến trúc lịch sử, văn hóa kèm theo làm minh chứng thì
những bài học ấy sẽ mơ hồ, khơng có tính xác thực. Di sản kiến trúc vừa là niềm tự
hào nhưng cũng là một bài học lịch sử để chúng ta nhìn lại quá khứ…”.
2.3 truyền cảm hứng cho các bạn trẻ về kiến trúc cho cộng đồng
Truyền cảm hứng cho các bạn trẻ tham gia các cơng trình kiến trúc vì cộng
đồng, mang lại nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp của các kiến trúc sư trẻ, góp phần
xây dựng một xã hội văn hóa. Giúp các bạn hiểu và cân bằng được giữa vấn đề thu
nhập khi ra trường và sự cống hiến sức trẻ của mình cho cộng đồng vì có thể khi ra
trường các bạn sẽ bị cuốn theo dịng xốy của xã hội mà quên mất đặc ân của ngành
kiến trúc là được cống hiến các cơng trình có ý nghĩa cho cộng đồng
2.4. Mang nét cổ truyền, truyền thống vào các cơng trình hiện đại
“Kiến trúc là sự ngưng đọng của một giai đoạn văn hóa” – kiến trúc sư Jean Nouvel
trên tạp chí Newsweek.
Bảo tồn các hình thức kiến trúc mang tính dân tộc như nhà sàn ở Tây Nguyên, chợ nổi
ở các tỉnh miền Tây sông nước,…

12


2.5 Tham gia các cuộc thi về kiến trúc xanh
Vừa phát triển bản thân, vừa học hỏi về cách
giảm các chất thải vật liệu xây dựng, hiệu quả
năng lượng trong cơng trình, giúp giảm khí thải
nhà kinh gây ơ nhiễm mơi trường

KẾT LUẬN
Vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về Đời sống văn hóa mới là điều cần thiết,
cấp bách trong thời đại hiện nay - thời đại kinh tế thị trường kéo theo nguy cơ biến đổi

các giá trị văn hóa truyền thống. Thực hiện câu nói của Bác Hồ: "Văn hóa soi đường
cho quốc dân đi", việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm sắp
tới là khát vọng to lớn và quyết tâm chiến lược của Ðảng ta nhằm phát triển mạnh mẽ
văn hóa dân tộc, chấn hưng đất nước, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn
lên sánh vai với các nước trên thế giới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> />
13


14



×