Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

(Tiểu luận) quản trị chuỗi cung ứng đề tài xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng dự án phân phối cà phê di linh tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.97 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT & TRUYỀN THÔNG VIỆT- HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ VÀ TMĐT
----------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN CUỐI KỲ
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG
DỰ ÁN PHÂN PHỐI CÀ PHÊ DI LINH TẠI ĐÀ NẴNG
GVHD: ThS. Đinh Nguyễn Khánh Phương
Lớp: 18BA

Đà Nẵng, Tháng 6 năm 2021

1

h


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................4
1. Lý do chọn kinh doanh sản phẩm/dịch vụ...............................................................4
2. Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho dự án.....................4
3. Mục tiêu, kết quả dự kiến của dự án........................................................................5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN............................................................6
1.1.

Sản phẩm/dịch vụ.............................................................................................6

1.2.


Khách hàng mục tiêu........................................................................................7

1.3.

Sứ mệnh...........................................................................................................7

1.4.

Chiến lược công ty...........................................................................................7

1.5.

Chiến lược kinh doanh.....................................................................................7

PHẦN 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG..................................8
2.1.

Phân tích mơi trường kinh doanh của dự án phân phối cà phê Di Linh tại Đà

Nẵng. 8
2.1.1. Yếu tố pháp luật- chính trị............................................................................8
2.1.2. Yếu tố xã hội.................................................................................................8
2.1.3. Mơi trường công nghệ...................................................................................9
2.1.4. Môi trường kinh tế......................................................................................10
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh (số lượng đối thủ cạnh tranh, mức độ dễ dàng trong việc
thâm nhập ngành…)..............................................................................................11
2.1.6. Khách hàng (Sự mong đợi, thái độ và yếu tố nhân khẩu học).....................11
2.1.7. Sức ép từ nhà cung ứng...............................................................................11
2.1.8. Sức ép từ các sản phẩm thay thế.................................................................12
2.2.


Năng lực của tổ chức......................................................................................12

2.2.1. Nhân viên....................................................................................................12
2.2.2. Tài chính.....................................................................................................12
2.2.3. Tổ chức.......................................................................................................12
2

h


2.2.4. Sản phẩm.....................................................................................................12
2.2.5. Cơ sở vật chất..............................................................................................15
2.2.6. Marketing....................................................................................................15
2.2.7. Nhà cung cấp...............................................................................................15
2.3.

Xác định chiến lược chuỗi cung ứng..............................................................15

2.4.

Thiết kế chuỗi cung ứng.................................................................................16

2.4.1. Lựa chọn chuỗi cung ứng............................................................................16
2.4.2. Thực hiện chuỗi cung ứng kéo – đẩy..........................................................16
2.5.

Dự báo nhu cầu...............................................................................................16

2.7.


Quản trị mua hàng..........................................................................................17

2.7.1. Lựa chọn nhà cung ứng...............................................................................17
2.7.2. Quy trình mua hàng.....................................................................................19
2.7.3. Chi phí mua hàng........................................................................................21
2.8.

Hoạt động vận tải...........................................................................................23

2.8.1. Hoạt động vận chuyển từ nhà sản xuất đến cửa hàng..................................23
2.8.2. Hoạt động vận chuyển đến khách hàng.......................................................23
2.8.2.1. Thời gian..................................................................................................23
2.8.2.2. Phương tiện vận chuyển...........................................................................23
2.8.2.3. Chi phí vận chuyển..................................................................................24

3

h


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
Tiêu thụ thị trường nội địa tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng cà phê
xuất khấu, tương đương 61,000 tấn/năm. Trong đó cà phê hịa tan chiếm 9,000 tấn, cà
phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35,000 tấn cịn lại là cà phê không tên tuổi và nhãn
hiệu. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng hàng năm khoảng 18% trong đó cà phê hịa
tan đang dẫn đầu mức tăng trưởng (+22%) còn cà phê rang xay tăng trưởng chậm hơn
thị trường (+13%).
Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử

dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%).
Riêng về cà phê hịa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4
lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ(52%)
Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (in home) và bên ngoài (Out of home) là ngang nhau
49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng. Qn cà phê tại
Việt Nam có thể tìm thấy tại mọi ngóc ngách, phổ biến đa dạng, đa kiểu tạo sự thuận
tiện nhất cho người uống cà phê.
Theo thống kê đo lường tại sáu thành phố lớn (chỉ tính sản phẩm có nhãn hiệu),
hiện tại thị phần của cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá trị so với
38% số lượng và 34% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu. Riêng tại thị trường
Hà Nội và bốn thành phố chính (Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần thơ) , tỷ trọng
cà phê hòa tan còn chiếm đa số so với cà phê rang xay tương ứng 91%, 73%.
Qua những thống kê trên có thể nhận thấy được nhu cầu tiêu thụ cà phê đang rất lớn
và có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Chính vì nhận thấy tiềm năng của sản
phẩm cà phê nên nhóm quyết định lựa chọn sản phẩm này cho đề tài của mình. Đặc
biệt, nhóm lựa chọn một sản phẩm cà phê có tên tuổi, thương hiệu uy tín trong ngành
cà phê nhưng chưa có nhà phân phối chính thức tại Đà Nẵng để thực hiện dự án.
2. Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho dự án
Chuỗi cung ứng là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của doanh
nghiệp. Việc quản lý chuỗi cung ứng tốt và hiệu quả thì cơng ty đó càng bảo vệ được
uy tín kinh doanh và sự bền vững lâu dài của dự án. Bên cạnh đó, hệ thống quản trị
chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giảm thiếu tối đa các chi phí và thời gian trong q trình
sản xuất. Dù là một dự án với quy mô vừa phải nhưng với việc tính tốn, phân tích kỹ
4

h


lưỡng các yếu tố trong chuỗi cung ứng sẽ khiến dự án dễ dàng đưa vào thực hiện trong
thực tế đạt được hiệu quả cao hơn, tránh được những rủi ro khơng đáng có.

3. Mục tiêu, kết quả dự kiến của dự án
Sau khi hoàn thiện dự án, các thành viên trong nhóm có thể đánh giá được cơ hội
kinh doanh cũng như biết phương pháp để tìm ý tưởng, lập kế hoạch, phân tích các yếu
tố nhằm xây dựng và hoàn thiện một dự án kinh doanh mà cụ thể hơn là xây dựng
chuỗi cung ứng chi tiết.
Áp dụng những kiến thức của môn học đã học tại trường và một số hiểu biết từ thực
tế cuộc sống và nhóm đã tiến hành hồn thiện ý tưởng kinh doanh. Việc kinh doanh
loại hình dịch vụ như thế này địi hỏi phải được khảo sát địa
điểm hợp lý và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng để làm sao cho việc kinh doanh
được thuận lợi nhất.
Ý tưởng xây dựng chuỗi cung ứng cà phê Di Linh là một ý tưởng từ thực tiễn và
khá khả thi với cơ hội thành cơng rất lớn cho nhóm kinh doanh khi có một thị trường
năng động, tiềm năng và trẻ trung như thành phố Đà Nẵng ngày nay.

5

h


PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN
1.1. Sản phẩm/dịch vụ
a)

Phân loại sản phẩm

Dự án sẽ bào gồm 2 loại sản phẩm chính là Cà phê bột và cà phê hạt rang xay.
-

Cà phê bột phê được làm từ 100% hạt cà phê thật, không bị trộn lẫn với các


tạp chất, phụ gia hay các hương liệu, phẩm màu nào khác, đảm bảo độ sạch và tinh
khiết, không chỉ thơm ngon đúng vị mà cịn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
-

Cà phê hạt rang xay: hạt cà phê Robusta Bn Mê Thuột, Moka, cà phê Mít

kết hợp cùng cơng nghệ rang đặc biệt, tỉ mỉ trong thời gian và nhiệt độ rang, khơng
tẩm ướp trong suốt q trình rang để mang đến hạt cà phê nguyên chất, sạch sẽ trong
suốt quá trình chế biến.
b)

Đặc điểm sản phẩm

Chất lượng sản phẩm cà phê thơm ngon, đậm đà, hợp với khẩu vị người Việt.
Đặc tính sản phảm: Cà phê được thu mua từ vùng nguyên liệu tốt nhất, với công
nghệ sản xuất hiẹn đại. Khả năng chiết xuất cao, chỉ lấy những phần tinh túy nhất
trong từng hạt cà phê để cho ra đời sản phẩm cà phê bột. Đối với cà phê hạt rang xay
cũng trải qua quá trình tuyển chọn kỹ càng để cho ra những hạt cà phê đạt chuẩn.

Hình 1: Mẫu sản phẩm cà phê Di Linh.
Nhãn hiệu sản phẩm: Cà phê Di Linh là một thương hiệu khơng cịn xa lạ ở khu vực
miền Trung, Tây Nguyên và đã được phân phối rộng trên cả nước. Tên gọi thương
hiệu quen thuộc, dễ nhớ hơn rất nhiều sản phẩm khác. Logo thiết kế tên thương hiệu
6

h


Di Linh in nổi trên nền ngôi sao vàng tạo điểm nhấn mạnh mẽ, thu hút và gây ấn tượng
trong lịng khách hàng. Thiết kế bào bì cao cấp, đẹp bắt mắt với hai màu chủ dạo là đỏ

và đen tạo điểm nhấn nổi bật được logo thương hiệu.
1.2. Khách hàng mục tiêu
Dự án phân phối cà phê Di Linh tại Đà Nẵng tập trung vào các tiệm tạp hóa, chợ,
cửa hàng vùa và nhỏ, những hộ gia đình hay khách hàng cá nhân u thích cà phê
khác.
1.3. Sứ mệnh
Tầm nhìn: Trở thành một nhà phân phối độc quyền của thương hiệu cà phê Di Linh
tại thị trường Đà Nẵng.
Sứ mệnh: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức
cà phê nguồn Cà phê sạch - Nguyên chất - Vì sức khỏe cộng đồng.
1.4. Chiến lược công ty
Công ty đặt ra mục tiêu trở thành nhà phân phối dộc quyền sản phẩm cà phê Di
Linh tại thị trường Đà Nẵng với mức giá cạnh tranh nhất.
Bên cạnh đó chiến lược kinh doanh của cơng ty là trở thành người dẫn đạo chi phí
thể hiện qua cách thức tối thiểu hóa chi phí chuỗi cung ứng.

7

h


PHẦN 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG
2.1. Phân tích mơi trường kinh doanh của dự án phân phối cà phê Di Linh tại
Đà Nẵng.
2.1.1.

Yếu tố pháp luật- chính trị

a. Pháp luật
Hầu hết các thương hiệu lớn đều được bảo hộ về mặt pháp lý, trong đó có thương

hiệu cà phê Di Linh. Trong quá trình chuẩn bị kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu
tất cả các vấn đề xoay quanh về kinh doanh loại mặt hàng nhượng quyền này bao gồm:
tài chính, thị trường, thời gian, hiệu quả kinh doanh của những nhà phân phối khác,…
tránh trường hợp mất khoản chi phí khơng nhỏ để nhượng quyền rồi phát hiện các
quán khác tự do sử dụng mà không tốn xu nào. Ngoài ra, việc kiểm tra kỹ về mặt bảo
hộ pháp lý giúp đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp về mặt pháp lý cho doanh nghiệp
của mình, tạo tâm lý an toàn, tin tưởng cho khách hàng hơn.
b. Chính trị
Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện
tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì
đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ. Thêm vào đó việc Việt Nam tham gia vào
Hiệp định Thương mại tự do (FTA), chính phủ và các bộ, ngành đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất để sản xuất và xuất khẩu cà phê theo hướng hiện đại, đồng bộ và bền vững, có
tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng
cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp.
2.1.2.

Yếu tố xã hội

Ngày nay, phong cách sống của người tiêu dùng ngày càng thay đổi, đặc biệt là thế
hệ 9X và các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z( 13-21) đang có xu hướng mở rộng. Họ chính
là đối tượng khách hàng tiềm năng mà mọi thương hiệu cần hiểu rõ cách thức tiếp cận
và khai thác. Bên cạnh đó, một số loại hình ăn uống như: fast food, trà sữa, cà phê,
buffet,.. đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của thế hệ
trẻ. Theo nghiên cứu của MBA Andrews, những người trong độ tuổi từ 15-30 thường
xuyên lựa chọn những hàng qn có khơng gian đẹp như tiệm cà phê, trà sữa, nhà
hàng,…để tận hưởng trong thời gian rãnh. Ngoài ra việc phát triển của các dịch vụ
giao hàng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu về đồ uống khi ở bất kỳ đâu chúng ta vẫn có thể
thưởng thức được.Chẳng hạn, một tín đồ cà phê khi đi làm muộn họ sẽ không thể ghé
8


h


quán cà phê để order mang theo được, thì họ có thể sử dụng các app giao hàng để đặt
đồ uống, hoặc trong những cơng ty lớn họ đều có một khu căn tin để nhân viên ăn
uống, thì nhân viên ở đó dễ dàng tìm cho mình được một ly cà phê hoặc trà sữa để thỏa
mãn cơn thèm. Chính vì thế, việc thấy mọi người ở bất kỳ đâu đều có trên bàn một ly
thức uống vơ cùng phổ biến.
2.1.3.

Môi trường công nghệ

Do diện tích cà phê trên địa bàn Lâm Đồng phát triển khá nhanh mà không theo quy
hoạch nào, cơ cấu giống chưa hợp lý, quy trình trồng và chăm bón chưa đồng bộ, chưa
khoa học, chưa phân loại cà phê, sản phẩm chủ yếu là cà phê xô nên giá thấp, hiệu quả
kinh tế chưa cao. Với chủ trương không phát triển thêm diện tích, mà đi sâu tập trung
vào thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế bằng cơ giới hóa, mở rộng thủy
lợi phòng chống hạn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cụ thể là thiết
lập Farm riêng, nhập máy móc hiện đại về để sơ chế, phân loại, đánh bóng theo tiêu
chuẩn xuất khẩu và cuối cùng là nghiên cứu phát triển ra được cà phê rang xay Di Linh
chất lượng như ngày hôm nay.
Bên cạnh đó việc ứng dụng cơng nghệ “ Hot air” là một bước tiến mới được đông
đảo người dùng yêu thích bởi vì đây là một trong những máy rang cà phê công nghiệp
hiện đại nhất hiện nay với ưu điểm vượt trội dưới đây:
-

Hạt cà phê chín đều, giữ nguyên mùi vị

Với nguyên tắc hoạt động khác biệt những loại máy rang cà phê khác, máy rang cà

phê công nghệ hot air sử dụng nhiên liệu gas để tạo nhiệt trong lồng rang, dùng khí
nóng để làm chín hạt cà phê ngay trong lồng. Không giống như những loại máy rang
thường dùng nhiệt của ngọn lựa trực tiếp lên thành chảo, lồng rang. Sử dụng máy rang
cà phê công nghệ hot air, hạt cà phê sau khi rang sẽ chín đồng đều từ trong ra ngồi,
giữ được hương vị đặc trưng riêng cho hạt cà phê, hiện nay, nhiều loại máy rang cà
phê công nghiệp sử dụng các công nghệ khác, tuy cũng làm hạt cà phê chín đều nhưng
đa số không giữ được hương vị tự nhiên nhất cho hạt cà phê sau khi rang.
-

Thối bay vỏ lụa (mài) sau khi rang

Một vấn đề mà nhiều người sử dụng máy rang cà phê thường quan tâm đó là sau khi
rang, lớp vỏ lụa của hạt cà phê thường cịn sót lại trong lồng rang, gây tắt nghẽn, thậm
chí cháy nổ, đối với máy rang hot air, hệ thống quạt hút sẽ thổi bay lớp vỏ lụa sau khi

9

h


đã rang xong. Khói cũng nhanh chóng bị gom ra ngồi để giữ mùi cho hạt cà phê
khơng bị ám khói.
-

Hệ thống làm ngi hạt cà phê nhanh

Lồng rang có bổ sung lớp đệm khí, giúp các hạt cà phê tiếp xúc đều toàn bộ bề mặt
với nhiệt, điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng cháy hạt và bên trong, bên ngồi hạt
cà phê có độ chín khơng đồng nhất. Hệ thống lị đốt khí ga được thiết kế chuyên biệt,
dành riêng cho quá trình rang cà phê, hệ thống này kiểm sốt được q trình tạo

hương, độ chua, vị đắng trong hạt cà phê và hương vị cuối cùng của hạt cà phê sau khi
rang. Làm nguội cà phê nhanh để ngăn chặn tình trạng cà phê tiếp tục chín khi đã dừng
rang làm ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê.
-

Thân thiện với môi trường

Máy rang cà phê hot air tiết kiệm được nhiên liệu khá nhiều so với những loại máy
thông thường, công suất rang cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, nó cịn khá thân thiện với
mơi trường và khơng có mùi cháy khét khi hoạt động rang, thích hợp đặt trong cả các
quán cà phê. Kiểm sốt tối đa lượng khí CO2, NO2,… được tạo ra sau q trình rang
cà phê, tầm sốt tối thiểu lượng tạp khí thốt ra gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra,
máy sử dụng khí gas là loại khí thân thiện với mơi trường, khơng để lại các khí thải
sau q trình rang, giúp cho khơng gian rang cà phê không bị ảnh hưởng. Máy rang cà
phê hot air không chỉ là một thiết bị rang cà phê lý tưởng, đảm bảo được hương vị và
chất lượng của hạt cà phê mà đây còn là một thiết bị an tồn, thân thiện với mơi
trường.
2.1.4.

Mơi trường kinh tế

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác
động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và TP. Đà Nẵng nói
riêng. Nhờ thành phố Đà Nẵng là một trong các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh
COVID-19 từ trước, nên kinh tế thành phố trong quý I/2021 đã có chút khởi sắc, thị
trường hàng hóa phong phú, giá cả ổn định, khơng có hiện tượng khan hiếm hàng hóa .
Song lĩnh vực dịch vụ vẫn cịn chịu ảnh hưởng nặng nề hệ lụy sang các hoạt động
ngành nghề kinh doanh về du lịch, dịch vụ,… làm mất đi nguồn thu nhập của người
dân bởi Đà Nẵng được ví von là thành phố du lịch bậc nhất cả nước.Chính vì thế khó
trnh khỏi tình trạng mặt hàng phục vụ cho các qn xá bị đóng băng, đình trệ và mất

giá bởi người dân khơng có nhu cầu.
10

h


2.1.5.

Đối thủ cạnh tranh

Thị trường cà phê nội địa những năm gần đây tăng mạnh từ 7% năm 2016 lên 13%
năm 2021, trong số đó những hãng cà phê cao cấp như Trung Nguyên, Nestlé,
Vinacafé Biên Hòa là chiếm thị phần cao nhất ¾ thị trường cà phê trong nước và đều
trở thành thương hiệu dễ dàng được người tiêu dụng nhận hiện. Song giá cả của những
loại cà phê này khơng phải q rẻ để bất kỳ ai có thể thưởng thức. Ngược lại với
những thương hiệu đó, cà phê Di Linh ngồi tiêu chí sản xuất ra loại cà phê chất lượng
thì có chính sách về giá cà phê bán lẻ tốt nhất, điều này giúp chúng tôi vừa cạnh tranh
được trên thị trường vừa đảm bảo được tính nhất quán và hợp lý cho người mua, người
bán và người kinh doanh cần có những chính sách và chiết khấu hữu hiệu nhất là sau
đại dịch Covid-19.
2.1.6.

Khách hàng

Theo nguồn từ Vneconomy điều tra hơn 116 quán cà phê ở thành phố Đà Nẵng cho
thấy những người trong độ tuổi từ 19-28 có xu hướng sử dụng cà phê thường xuyên
bởi nhu cầu cần sự tập trung cao độ cao trong việc học và đi làm, tụ tập bạn bè, gặp
đối tác,…từ sau độ tuổi này có xu hướng giảm nhẹ. Ngồi ra khơng gian, thể loại nhạc,
chất lượng đồ uống, thái độ nhân viên cũng góp phần lớn thu hút khách hàng quay trở
lại quán. Với đặc điểm khách hàng như trên doanh nghiệp cần tập trung vào những

quán cà phê có khách hàng trong độ tuổi này sẽ giúp cho lượng tiêu thụ cà phê cao
hơn.
Đồng thời sau khi thu thập thông tin khách hàng, chúng tôi nhận ra nhóm khách
hàng này có lượt tìm kiếm qua mạng xã hội cao nhất nên việc đẩy mạnh truyền thông
qua các kênh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử như lập fanpage, thực hiện các trò
chơi qua facebook, zalo, shopee, lazada,…để thúc đẩy nhu cầu khách hàng.
2.1.7.

Sức ép từ nhà cung ứng

Hiện tại Việt Nam đang là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê song
do năm vừa rồi thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu ảnh hưởng nặng nề
của dịch Covid-19 và thiên tai nên sản lượng và chất lượng cà phê có giảm đi. Chính
vì vậy giá cà phê Việt Nam bị giảm đi khiến nhà sản xuất bị lỗ nặng. Chính vì thế
nhiều nhà cung ứng khơng chấp nhận việc cà phê bị bán phá giá nên đã không chịu
cung cấp đủ lượng cà phê đạt chất lượng cho nhà phân phối khiến việc lưu thơng hàng
hóa bị đình trệ. Cho nên, việc thương lượng giá là vô cùng cần thiết đối với các nhà
11

h


phân phối hiện giờ để vừa giúp các nhà phân phối tiêu thu được hàng và nhà cung ứng
cải thiện phần nào về vốn.
2.1.8.

Sức ép từ các sản phẩm thay thế

Cà phê từng được ví von như là thức uống giải khát đặc biệt nhất và không thể thiếu
trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Nhưng nay nó phải chịu áp lực cạnh

tranh bởi các dịng nước giải khát khác như trà sữa, trà đào, soda,… từ các thương hiệu
nổi tiếng nước ngoài như GongCha, Phúc Long,…khiến thị phần cà phê trong nước
giảm mạnh. Hơn nữa cà phê giờ đã có nhiều loại hình thức mới như cà phê hịa tan, cà
phê lon,…khiến mọingười ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó mà hương vị khơng khác
mấy cà phê pha phin ngoài tiệm.
2.2. Năng lực của tổ chức
2.2.1.

Nhân viên

Nhóm gồm 7 thành viên đều đang là sinh viên Quản Trị Kinh Doanh - chuyên
ngành Thương Mại Điện Tử nên đã tiếp thu một số kiến thức chuyên môn hỗ trợ cho
hoạt động kinh doanh của dự án, mỗi thành viên có một thế mạnh về mỗi lĩnh vực nên
cả nhóm sẽ bàn bạc và phân chia cơng việc hợp lí, khoa học nhất cho từng thành viên.
Lịng nhiệt huyết và thái độ tận tình, nghiêm túc với cơng việc cũng là điểm mạnh của
nhóm, góp phần hồn thành dự án một cách tốt nhất.
-

Về thái độ: nhiệt tình, trung thực, tơn trọng giờ giấc làm việc, sự phối hợp, hợp tác

giữa các thành viên trong nhóm diễn ra nhịp nhành, suôn sẻ.
-

Về năng lực: đảm bảo hiệu suất làm việc, thời gian và mức độ hoàn thành công

việc đúng hạn hoặc sớm hơn dự kiến.
-

Năng lực thực hiện của các thành viên thuộc 5 nhóm: Marketing/Bán hàng, Nhân


sự, Cơng nghệ, Quản trị/Điều hành, Tổ chức/Tác nghiệp
2.2.2.

Tài chính

Dự án do nhóm hình thành ý tưởng nên số vốn ban đầu để thực hiện đều do các
thành viên trong nhóm góp chung và số tiền ngang bằng nhau. Vì tất cả thành viên
trong nhóm đều là sinh viên nên nguồn lực tài chính khơng nhiều, chủ yếu là tiết kiệm
và vay mượn từ gia đình của mỗi thành viên. Số tiền cần để bắt đầu thực hiện dự án
trong tháng đầu tiên dự tính khoảng 40 triệu đồng nên mỗi thành viên trong nhóm sẽ
góp tiền đợt đầu là 7 triệu/ người.
12

h


Sau tháng đầu tiên thử nghiệm, số vốn thu hồi sẽ được sử dụng để tiếp tục dự án.
Trường hợp nếu sản phẩm chưa bán ra được thì nhóm sẽ tiếp tục góp vốn và sử dụng
số vốn cịn dư đợt đầu để thực hiện.
2.2.3.

Tổ chức

Dù là một dự án nhỏ và các thành viên trong nhóm đều có năng lực khá đồng đều
nhau nhưng để duy trì và phát triển lâu dài thì bắt buộc phải phân chia cơ cấu tổ chức
hợp lý. Điều này không chỉ tạo ra sự đồn kết, góp ý, hỗ trợ lẫn nhau trong cơng việc
và cịn thể hiện được sự chun nghiệp của dự án.
Dựa vào năng lực của từng thành viên, tổ chức dự án đã phân chia thành các nhóm
cơng việc cụ thể như sau:
-


Quản trị/Điều hành: Hoàng Thị Hạnh

-

Nhân sự: Võ Kim Thư

-

Công nghệ: Nguyễn Đức Tuấn

-

Tổ chức/Tác nghiệp: Phan Thị Xuân Thắm

-

Marketing/Bán hàng: Lê Thị Phương, Hoàng Văn Chương

2.2.4.



Sản phẩm

Chất lượng: Cà phê Di Linh được chế biến từ những hạt cà phê chất lượng cao

của Việt Nam. Cà phê sở hữu công thức rang xay truyền thống tạo ra dòng sản phẩm
cà phê độc đáo, mang đến cho mọi người hương vị tuyệt vời nhất. Hương vị ly cà phê
Di Linh bắt đầu từ vị đắng xâm chiếm đầu lưỡi, mùi thơm nồng và cuối cùng là cảm

giác được vị đậm nơi cuối họng. Chỉ cần một không gian thống mát, nhẹ nhàng mỗi
người sẽ có những cảm nhận riêng khi thưởng thức.


Danh tiếng: Di Linh là huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng của vùng đất núi đồi Tây

Nguyên, Di Linh có độ cao 1000 mét so với mặt nước biển, là vùng sở hữu đất đỏ
bazan màu mỡ, vùng cao ngun này có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích
hợp canh tác cây cơng nghiệp lâu năm, đặc biệt là cà phê Robusta.
Cà phê nguyên chất Di Linh là mặt hàng xuất khẩu tự hào của Việt Nam, Di Linh
được biết đến bởi nguồn cà phê Robusta, Moka, cà phê Mít. Mỗi chủng loại cà phê có
hương vị khác nhau mà khi kết hợp sẽ tạo ra hương vị phù hợp với đa số người uống.
Ngành công nghiệp chế biến cà phê ngày càng phát triển, bạn có thể mua được rất
nhiều loại thức uống có hương cà phê như: Capuchino, Pudding Coffee, sữa lắc cà
13

h


phê, cà phê cam, cà phê dừa… Nhưng bạn đừng lãng quên ly cà phê nguyên chất đậm
đắng mang hương vị Robusta hay một chút thanh thoát của Moka… Khiến cho tâm
hồn khoan khoái dễ chịu hơn, tỉnh táo hơn để giải quyết cơng việc. Nếu là tín đồ u
thích cà phê và muốn thưởng thức cà phê hằng ngày, bạn đừng quên đặt hàng cà phê
nguyên chất được chúng tôi kết hợp theo tỉ lệ vàng gồm: ROBUSTA, MOKA, CÀ
PHÊ MÍT.
Chất lượng cà phê ngun chất Di Linh ln được chúng tơi nâng cao, với loại cà
phê hiện tại đang cung cấp hàng ngày cho khách hàng đã thể hiện được ly cà phê ngon,
đậm đà khó quên. Khiến khách hàng dùng 1 lần mà nhớ mãi hương vị đó.



Sự đổi mới: Trước sự biến động của giá cà phê và có phần giảm đi trong thời

gian gần đây, người dân tại xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã cùng
nhau chọn phương thức canh tác mới, vừa duy trì sản xuất bền vững, vừa mang lại thu
nhập ổn định.
a) Đổi mới kỹ thuật trồng cà phê
Sử dụng phân bón khoa học hơn, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chủ động
chứa nước tưới khi khí hậu khơ hạn kéo dài, thay đổi loại giống mới tốt hơn… là
những cách mà người dân tại người dân tại Lâm Đồng tại một số huyện như Di Linh,
Krông Năng, Lạc Dương đã tìm cách thích nghi.
-

Với việc cải tạo giống cà phê ghép robusta, sản lượng vườn cà phê nhà chị

Luyến tăng lên, thu nhập tốt hơn, cho những trái cà phê lớn, chín mềm, giúp cơng lao
động nhà hơn. 
-

Từ khi Di Linh chuyển hướng sang canh tác cà phê sạch, bền vững, bảo vệ

môi trường, bảo vệ nguồn nước ngầm.. các sản phẩm cà phê giống mới, canh tác theo
mô hình mới đã có giá trị hơn trước và được nhiều đại lý “săn thu mua” hơn so với các
sản phẩm cà phê cũ.
-

Ông Hàn Văn Chúc - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Di Linh cho

biết: Trong thời gian tới, ngoài việc đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm thị
trường tiêu thụ, quản lý chất lượng sản phẩm khi bán ra thị trường; huyện sẽ tập trung
thâm canh cây cà phê theo chiều sâu, không phát triển thêm diện tích, trồng thay thế

14

h


diện tích cà phê già cỗi, quan tâm chọn giống, cải tạo giống cho năng suất, chất lượng
cà phê thơm ngon, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, chế biến để khẳng
định thương hiệu, đảm bảo uy tín của sản phẩm, đưa nhãn hiệu “Cà phê Di Linh” xứng
tầm với tiềm năng, thế mạnh vốn có.
b) Quy trình và cơng nghệ: Quy trình sản xuất cà phê Di Linh được đánh giá qua
những tiêu chuẩn về chất lượng như sau:


Khơng chứa tạp chất.



Khơng tồn đọng hóa chất độc hại.



Khơng sử dụng hóa chất tạo màu, tạo mùi.



Khơng sử dụng chất tạo bọt, tạo vị đắng, vị chua.



Không chứa chất bảo quản.


+ Để bảo vệ cây khỏi các loại sâu bọ phá hoại, người nông dân phải duy trì điều
kiện tự nhiên thuận lợi . Hầu hết các loài đều liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho
nhau tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt. Không sử dụng thuốc trừ sâu mà chỉ sử dụng
các loài cơn trùng ăn sâu để bảo vệ cây.
+ Q trình rang xay khơi gợi được mùi vị nguyên bản của cà phê mà khơng bị mất
đi dinh dưỡng có trong hạt. Không sử dụng các chất phụ gia, bơ hay bất kỳ nguyên
liệu nào khác trong quá trình rang làm mất đi hương vị vốn có và chất lượng dinh
dưỡng của cà phê.
+ Hiện nay cà phê Di Linh đã thực hiện thành cơng và hồn thiện mơ hình cà phê
hữu cơ. Đảm bảo được các tiêu chí và chất lượng cà phê được đủ tròn vị. Áp dụng các
máy móc hiện đại trong các cơng đoạn để đem đến hạt cà phê chất lượng, thơm , ngon
từ vị nguyên bản. Cà phê Di Linh hứa hẹn sẽ đem đến cho các bạn trải nghiệm hương
vị độc đáo tinh tế từ cà phê hữu cơ.
2.2.5.

Cơ sở vật chất:

Ở thời điểm hiện tại khi mới bắt đầu dự án, nhóm tiến hành thuê nhà kho tại địa điểm
ở quận Liên Chiểu, nhà kho được đặt gần bến xe trung tâm TP.Đà Nẵng.
Yêu cầu của nhà kho:
-

Diện tích dự kiến 100m2

-

Khơng bị ảnh hưởng bởi các khu vực ơ nhiễm, khói bụi, chất độc hại khác

-


Có đầy đủ nguồn cung cấp điện
15

h


-

Không bị ẩm thấp, nhập nước khi mưa bão

-

Nhà kho phải có kết cấu vững chắc, chống được các tác nhân gây hại xâm nhập.

Hệ thống thơng gió:  để phịng ngừa, hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ ô nhiễm mơi 
trường do khơng khí hay nước ngưng tụ. Hướng của hệ thống thơng gió phải bảo đảm
gió khơng được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch. Hệ thống thơng gió
phải được thiết kế an tồn, dễ bảo dưỡng và kiểm tra, có lưới bảo vệ bằng các vật liệu
không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh.
Hệ thống chiếu sáng:  cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo để có thể q trình
bảo quản diễn ra tốt với cường độ ánh sáng phải phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.
2.2.6.

Marketing

a) Lựa chọn phương tiện truyền thông
-

Giới thiệu sản phẩm bằng cách chào hàng trực tiếp.


-

Quảng cáo trên website: Ads banner, bài PR, poster...

-

Mạng xã hội: Facebook.
b) Kế hoạch marketing.

 Trong thời gian đầu khi đi vào hoạt động thì nhóm lựa chọn hình thức marketing
đó là chào hàng trực tiếp tại các tiệm tạp hóa, cà phê trên địa bàn Đà Nẵng.
 Các hoạt động truyền thông khác sau khi đi vào hoạt cần phải thực hiện như sau:
- Tạo lập trang web dễ hiểu, dễ tìm kiếm, mục đích là tạo ra một cộng đồng mạng

những người quan tâm đến cà phê Di Linh tại Đà Nẵng để tiến gần hơn với khách
hàng. Đây là một cách giới thiệu mẫu mã của các sản phẩm. Website cần thể hiện đầy
đủ các mục cơ bản gồm giới thiệu sản phẩm mới, thông điệp muốn gửi tới khách hàng,
địa chỉ cửa hàng, hình ảnh sản phẩm có sẵn, mẫu sản phẩm, giá sản phẩm.
- Tạo lập trang Facebook và thực hiện các hoạt động như thiết kế poster và video,

chia sẻ bài viết trên trang đặc biệt chú trọng vào hình ảnh chụp các sản phẩm đẹp với
nhiều góc độ khác nhau để tạo sự thu hút, cảm hứng cho người mua hàng.
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi vào tháng đầu khai trương bằng các voucher

giảm giá hoặc tặng kèm sản phẩm dùng thử.
2.2.7.

Nhà cung cấp


Qua quá trình tìm hiểu, qua q trình sử dụng và tham khảo thì nhóm đã chọn Công
ty Cổ Phần chè- Cà phê Di Linh là nhà cung cấp chính cho cửa hàng bởi vì cơng ty
16

h


này đã có một số ưu điểm như: có thời gian sản xuất trong lĩnh vực cà phê lâu đời,
nguồn nguyên liệu được lựa chọn kĩ càng, mức giá rất cạnh tranh,…
2.3. Xác định chiến lược chuỗi cung ứng
Hiện nay, mở quán cà phê kinh doanh là một lĩnh vực khởi nghiệp khá “hot” với các
bạn trẻ. Do đó, thị trường kinh doanh quán cà phê ở Đà Nẵng rất sơi động. Ngồi các
chuỗi cà phê lớn như The Coffe House, Highland Coffe, Starbucks, Phúc Long coffee
& Tea House,… thì có thể thấy rất là nhiều quán cà phê lớn nhỏ khác mọc lên. Tuy
nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu cà phê nguyên chất cho các cửa hàng này vẫn chưa
thực sự được mở rộng phát triển tại Đà Nẵng. Chính vì thế, Nhóm tiến hành xây dựng
dự án phân phối cà phê Di Linh tại Đà Nẵng nhằm đem đến chất lượng cà phê tốt nhất
cho người tiêu dùng và sự uy tín đối với các cửa hàng cà phê hướng đến mục tiêu trở
thành nhà phân phối cà phê nguyên chất hàng đầu tại Đà Nẵng.
Chiến lược mà nhóm lựa chọn đó là chiến lược tinh gọn: nhu cầu sử dụng cà phê
của các cửa hàng là ổn định và có thể dự báo được, rất ít thay đổi về khách hàng, sản
phẩm và giá chính là yếu tố cạnh tranh của dự án trên thị trường. Lựa chọn chiến tinh
gọn giúp loại bỏ các yếu tố lãng phí như hàng tồn kho, chờ đợi, thao tác, sự vận
chuyển,…
Mục tiêu của việc sử dụng chiến lược tinh gọn là sử dụng ít nguồn lực nhất (con
người, hàng tồn kho, thiết bị, thời gian…) trong việc thực hiện các hoạt động. Chiến
lược thiết lập dòng dịch chuyển hiệu quả các loại cà phê nhằm giảm thiểu thời gian để
thời gian đáp ứng đơn hàng là ngắn nhất, tồn kho tối thiểu và tổng chi phí thấp nhất.
Lợi ích mà chiến lược tinh gọn đem lại bao gồm chi phí thấp (bằng cách lưu trữ tồn
kho ít hơn trong chuỗi cung ứng, ít chi phí hơn…), cải thiện dịng ngân quỹ (ít phải

chờ đợi việc thanh tốn), giảm rủi ro (giảm thiểu việc thay đổi từ đơn đặt hàng, hàng
hóa hư hỏng, kém chất lượng…) và đơn giản hóa hoạt động tác nghiệp (loại bỏ những
yếu tố về sự chậm trễ trong giao, nhận hàng, đổi trả hàng và những cửa hiệu không cần
thiết).
Tuy nhiên, nếu chiến lược sản xuất tinh gọn khơng có kết quả đối với dự án mà
nhóm thực hiện bởi vì có thể gặp phải trường hợp điều kiện khơng chắc chắn và có sự
17

h


biến động. Thì một giải pháp khác có thể thay thế lúc này chính là chiến lược linh hoạt
dựa trên sự nhanh nhạy.
2.4. Thiết kế chuỗi cung ứng
2.4.1.

Lựa chọn chuỗi cung ứng

Ban đầu, nhóm sử dụng kết hợp chuỗi cung ứng kéo - đẩy.
Chuỗi cung ứng đẩy: nhằm thúc đẩy kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp ra
thị trường Đà Nẵng. Chú trọng vào việc xây dựng một đội ngũ quản lý bán hàng
chuyên nghiệp để đi chào mời sản phẩm, kiểm soát việc giao nhận hàng, khảo sát và
thu thập số liệu thị trường,… trong suốt quá trình phân phối.
Chuỗi cung ứng kéo: nhằm tập trung vào việc sử dụng các công cụ chiêu thị và
truyền thông để kéo khách hàng đến mua sắm sản phẩm như là xây dựng và phát triển
website, Fanpage của doanh nghiệp nhằm gia tăng mức độ nhận diện sản phẩm nhanh
chóng và xây dựng hình tượng thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Về sau, phụ thuộc vào thời điểm, thị trường và đặc điểm các loại cà phê để doanh
nghiệp chọn được chuỗi cung ứng phù hợp.
2.4.2.


Thực hiện chuỗi cung ứng kéo – đẩy

Chủ động trong việc cung cấp hàng hóa kịp thời vào thời điểm khách hàng đặt hàng,
khi hàng hóa đã có sẵn trong kho, chỉ chờ việc vận chuyển và giao nhận. Xây dựng đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp chuyên đi chào bán sản phẩm, nhanh nhạy trong vận
chuyển, thanh toán và nắm bắt được sự thay đổi của thị trường.
Bên cạnh đó, phát huy những ứng dụng công nghệ trên nền tảng kỹ thuật số, trau
dồi thêm về kiến thức marketing cho nhân viên, đầu tư vào các hoạt động marketing,
quảng cáo, tổ chức các sự kiện dành cho khách hàng nhằm thu hút sự nhận dạng của
khách hàng đối với doanh nghiệp.
2.5. Dự báo nhu cầu

Một số yếu tố sau đây sẽ được sử dụng để có thể thực hiện dự báo nhu cầu:
-

Nhu cầu tiêu dùng ở quá khứ: Thương hiệu cà phê tại thành phố Đà Nẵng

được tạo thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó khơng thể khơng kể đến các hàng
18

h


hóa, dịch vụ được bạn bè, du khách mn phương biết đến như hải sản, chả bị, bánh
mì... Giờ đây, một yếu tố mới đang nổi lên, đó chính là Cà-phê. Thị trường cà-phê Đà
Nẵng đang dần trở thành nơi phơ diễn của những thương hiệu tồn cầu, tồn quốc và
địa phương. Đó là một cuộc cạnh tranh quyết liệt nhưng cũng rất thú vị.
Ở quá khứ, khi du khách đến Đà Nẵng thường có cảm giác khó lựa chọn quán càphê, bởi lẽ, lúc đó chủ yếu là các quán cà-phê mang thương hiệu địa phương, quy mô
nhỏ và dịch vụ khá ít ỏi. Đến nay, hoạt động kinh doanh cà-phê ở Đà Nẵng đang nở rộ,

khắp thành phố đâu đâu cũng có qn cà-phê, tạo ra vơ số lựa chọn cho người dân và
du khách.
Cũng như nhiều đô thị ở Việt Nam, người Đà Nẵng có thói quen cà-phê sáng từ
khá lâu. Những quán cà-phê "cóc" ven đường chưa lúc nào vắng khách. Thế nhưng,
chỉ cách đây ít lâu, tìm được một qn cà phê có khơng gian và hương vị đặc sắc ln
là điều khó đối với người bản địa. Ngoài cà-phê Long mang đậm chất "vỉa hè", khoảng
mười lăm năm trước, bắt đầu xuất hiện một vài không gian đáng chú ý, như Trúc Lâm
Viên, Không Gian Xưa, Phố Xưa, Hợp Phố... Giờ đây, những quán cà-phê thế hệ mới
đã nổi lên mạnh mẽ, trải khắp từ nội thành đến ngoại ô, từ những con hẻm nhỏ đến
đường lớn lẫn sân thượng của các tòa nhà cao tầng.
Một số nghiên cứu gần đây được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy tiềm
năng thị trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là với
sản lượng cà phê hàng năm thu hoạch được 700.000 – 800.000 tấn thì lượng cà phê
tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10%. Trong đó, tại thị trường Đà Nẵng có
thể tiêu thụ từ 50 đến 70 tấn cà phê mỗi năm.
-

Những nỗ lực về marketing, quảng cáo, giảm giá: Với sự phát triển nhanh

chóng của xã hội hiện nay, nếu không chủ động thay đổi và phát triển để bắt kịp tốc độ
tăng trưởng thì rất dễ bị đào thải. Chính thị trường cà phê hạt và rang xay tại Đà Nẵng
cũng vậy. Các quán cà phê tại Đà Nẵng cũng ngày một mọc lên nhiều hơn so với trước
và mỗi quán sẽ có một phong cách khác nhau, chẳng hạn như làm về những phong
cách cổ điển, ngoài ra thì cịn có những xu hướng mới đang nổi lên như cà phê sách, cà
phê văn phòng. Cách thức marketing cũng phải thay đổi để có thể bắt kịp được với xu
thế hiện tại, bằng cách sử dụng social media, các quán cà phê tại Đà Nẵng cũng như
19

h



những nhà phân phối cà phê như chúng tơi có thể đẩy mạnh tiến trình marketing cũng
như có thể tương tác với mọi người, giúp mọi người hiểu hơn về cà phê hay những
chương trình quảng cáo và giảm giá mà quán hay là nhà phân phối đang sử dụng.
-

Tình trạng chung của nền kinh tế: Việt Nam hiện nay là quốc gia đang phát

triển với nền kinh tế thị trường tương đối ổn định. Từ một quốc gia nghèo nhất, chỉ
trong vài chục năm đã vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm
trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Trong mức tăng chung của tồn nền
kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%, đóng góp 8,34% vào mức
tăng trưởng chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, đóng góp 55,96%;
khu vực dịch vụ tăng 3,34%, đóng góp 35,70%. Trong đó, ngành nơng nghiệp tăng
3,19%, chỉ thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2011 và 2018 trong giai đoạn 20112021, làm tăng 0,29 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh
tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,78% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02
điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,90%, cao hơn mức tăng 2,79% của cùng kỳ
năm trước, đóng góp 0,07 điểm phần trăm.
Riêng về tình trạng chung của nền kinh tế cà phê thì hiện nay, cả nước có 97 cơ sở
chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa
tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê
nhân - với tổng công suất thiết kế 1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%;
160 cơ sở chế biến cà phê rang xay - tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản
phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hịa tan - tổng cơng suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản
phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng
công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng cơng suất thực tế đạt 81,6%. Cà
phê bột của Trung Nguyên, cà phê hịa tan của Vinacafe, Trung Ngun khơng những
chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường
trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt. Hiện

nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 nên tình trạng của nền kinh tế Việt Nam nói
chung và ngành nông nghiệp cà về và sản xuất cà phê nói riêng cũng bị ảnh hưởng khá
nhiều. Tuy chính phủ đã ra sức giúp đỡ nhưng cũng chỉ đỡ hơn được phần nào.

20

h



×