Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Sản xuất Quang Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.84 KB, 42 trang )

 
Lời nói đầu
Chi phí kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh của
Doanh nghiệp, nó gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, ngoài việc sản xuất
và cung cấp cho thị trường khối lượng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, Doanh
nghiệp tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí để đưa ra thị trường các sản phẩm có giá
thành hợp lý, thúc đẩy sự hoạt động tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh, mang lại nhiều lợi
nhuận cho Công ty. Từ đó tích lũy khả năng cho Doanh nghiệp và nâng cao đời sống
của cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp.
Sau thời gian thực tập tại công ty Cổ phần xây dựng thương mại và sản xuất Quang
Trung, em đã phần nào hiểu được thực tế về chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp. Em xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh của
Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Sản xuất Quang Trung”
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Lê Thị Kim Nhung, cùng sự hướng
dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trọng công ty Cổ phần XDTM và SX Quang
Trung, đặc biệt là phòng kế toán đã giúp em hoàn thành luận khóa tốt nghiệp. Tuy
nhiên, phạm vi đề tài rộng, thời gian thưc tập chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế nên
bài khóa luận của em còn nhiều thiếu sót . Rất mong sự đóng góp ý kiến của Cô giáo
để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Về mặt lý luận
  !"

 
Trong nhịp phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, doanh nghiệp là nhân tố quan trọng
của mỗi nền kinh tế. Tại Việt Nam, xu hướng kinh tế đang chuyển dần về kết cấu
Công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Như vậy ngành dịch vụ đang được chú ý phát
triển. Các doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ hay các doanh nghiệp kinh doanh
các mặt hàng khác đều có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đứng vững trên thị trường và


tạo uy tín, tên tuổi trên thị trường ngành góp phần đưa nền kinh tế phát triển. Các
doanh nghiệp một mặt không ngừng đầu tư mở rộng SXKD, tăng doanh thu và mặt
khác là phải tổ chức tốt nhất quá trình SXKD, tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá
thành sản phẩm dịch vụ tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh là
một chỉ tiêu tài chính quan trọng gắn liền với quá trình sử dụng các nguồn lực: vật tư,
tiền vốn, lao động và các yếu tố khác phục vụ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp,
chi phí kinh doanh cũng tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đến
việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Và để đạt được điều đó tiết kiệm chi phí
kinh doanh là vấn đề cần được giải quyết mang tính cấp thiết. Hơn nữa LN
kd
= ∑DT-
∑CP
kd
, do đó chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và cũng là ảnh
hưởng trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy tiết kiệm chi phí kinh doanh
là một biện pháp cơ bản, đây cũng là biện pháp có thể tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu
quả kinh tế. Đây cũng là điều kiện để tái mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao đời
sống cho cán bộ công nhân viên.
Tiết kiệm chi phí kinh doanh đảm bảo hạ thấp giá thành sản phẩm dịch vụ có thể
cạnh tranh về giá cả với các doanh nghiệp cùng ngành.Giá thành giảm, nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng, thu hút nhiều khách hàng. Như vậy vấn đề sử dụng chi phí kinh doanh
như thế nào cho phù hợp là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu. Chúng ta chống khuynh
hướng đấu tranh giảm chi phí một cách phiến diện. Tiết kiệm chi phí không có nghĩa
cắt giảm mà là sử dụng chi phí kinh doanh đúng mục đích, đảm bảo đem lại lợi ích,
không làm kết quả kinh doanh giảm sút dẫn đến mục tiêu doanh nghiệp không đạt
được.
Phấn đấu tiết kiệm chi phí kinh doanh để hạ thấp giá thành bằng mọi biện pháp
phải được thực hiện trên cơ sở đẩy mạnh tăng doanh thu có như vậy các doanh nghiệp
  !"


 
mới thực sự kinh doanh có hiệu quả.Tiết kiệm chi phí kinh doanh là điều kiện giảm giá
thành sản phẩm dịch vụ, khuyến khích lợi ích của người tiêu dùng.
1.1.2 Về mặt thực tế
1. Qua quá trình thực tập thực tế tại công ty Cổ phần xây dựng Thương mại và
Sản xuất Quang Trung, em nhận thấy công ty luôn luôn quan tâm đến tiết kiệm
chi phí kinh doanh và không ngừng có các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh
doanh.Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí kinh doanh của công ty còn một số vấn
đề chưa thực hiện chặt chẽ. Do vậy em chọn đề tài “Tiết kiệm chi phí kinh
doanh của công ty Cổ Phần Xây Dựng Thương Mại và Sản Xuất Quang Trung”
để làm rõ hơn về vấn đề này và đề xuất, kiến nghị các biện pháp tiết kiệm chi
phí kinh doanh có tính khả thi giúp doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm chi phí
kinh doanh tốt hơn Mục đích nghiên cứu giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất
kinh doanh
Khi nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh cần tập
trung giải quyết những vấn đề cốt lõi về chi phí sản xuất kinh doanh trên cả hai
phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu giải pháp
• Về mặt lý luận
Đi sâu vào nghiên cứu việc làm thế nào để phân tích, đánh giá tình hình
chi phí sản xuất của DN? Cơ sở nào để đưa ra những biện pháp tiết kiệm chi
phí sản xuất cho DN? Để giải quyết vấn đề này, khóa luận đi vào nghiên
cứu: Chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Các chỉ tiêu đánh giá tình
hình chi phí của DN. Sau đó tập trung phân tích chi phí sản xuất kinh doanh
về khái niệm, đặc điểm, phân loại…Đề cập tới cơ sở đưa ra các biện pháp
tiết kiệm chi phí sản xuất, khóa luận đã chỉ ra vai trò của tiết kiệm chi phí
sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, từ đó làm cơ sở đưa ra
các biện pháp giảm chi phí.
• Về mặt thực tiễn:
Vấn đề đặt ra là áp dụng những lý luận đó vào thực tế tại công ty đang

nghiên cứu, những tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng chi phí sản xuất
kinh doanh là gì? Biện pháp nào giúp công ty khắc phục những tồn tại đó
nhằm tiết kiệm tối đa chi phí? Bằng phương pháp đã đề cập đến trong các
  !"

 
chương nghiên cứu và những lý luận cơ bản, Khóa luận phân tích và đánh
giá tình hình chi phí sản xuất cùng như thực trạng về tiết kiệm chi phí sản
xuất tại công ty.
Cuối cùng, trên cơ sở những phát hiện và nền tảng lý luận đưa ra được
những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệm chi phí sản
xuất tại công ty.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Chi phí kinh doanh của DN sản xuất
• Phạm vi nghiên cứu: Công ty CP Xây dựng TM & SX Quang Trung
• Thời gian nghiên cứu: Số liệu năm 2011, 2010,
4. Phương pháp nghiên cứu giải pháp
• Phương pháp thu thập dữ liệu
+> Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp sử dụng thông tin gốc đầu tiên được tập hợp để phục vụ cho
mục đích nghiên cứu nhất định. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua 2 phương
pháp: Điều tra phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu.
a. Phương pháp lập phiếu điều tra
b. Phương pháp điều tra phỏng vấn các chuyên gia
+> Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Là phương pháp tập hợp các thông tin có sẵn phục vụ cho việc nghiên cứu tài
liệu xem xét và thu thập các số liệu về chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh
năm: 2010, 2011
• Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi đã thu thập được những dữ liệu ta tiến hành xử lý, phân tích các dữ liệu

đó. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, lập bảng thống kê tổng hợp các ý
kiến được phỏng vấn, từ đó đưa ra các nhận xét. So sánh phân tích tình hình
hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh của
công ty qua số liệu kế toán năm: 2010, 2011.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, từ viết tắt, danh
mục hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, khóa luận chia thành 3
chương:
Chương1: Một số vấn đề lý luận về chi phí kinh danh của Doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây Dựng
Thương Mại và Sản Xuất Quang Trung.
Chương 3: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh của Công ty Cổ Phần
Xây Dựng Thương Mại và Sản Xuất Quang Trung
  !"

 
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Chi phí kinh doanh, phạm vi và phân loại chi phí kinh doanh
1.1.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp là
cung cấp hàng hóa ra thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa ttrong khuôn
khổ pháp luât. Để thực hiện được điều đó, một mặt Doanh nghiệp không ngừng mở
rộng sản xuất kinh doanh tăng doanh thu, mặt khác hải tổ chức tốt nhất quá trình sản
xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí tăng sức cạnh tranh cho Doanh nghiệp.
Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu tài chính quan trọng gắn liền với quá trình sử
dụng nguồn lực vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố khác phục vụ cho quá trình
kinh doanh của Doanh nghiệp, chi phí cũng tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế
của Doanh nghiệp đến việc thực hiện tối đa hóa lơi nhuận.
Các chi phí mà DN bỏ ra trong kỳ trước hết là các khoản chi phí huy động, các yếu

tố đầu vào phục vụ cho quá trình kinh doanh trong DN như: lãi tiền vay, trả tiền thuê
  !"

 
tài sản. Trong quá trình sản xuất kinh doanh DN phải bỏ ra các chi phí về các loại vật
tư, nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị nhà xưởng cùng với việc huy
động các yếu tố đầu vào và tiến hành sản xuất sản phẩm. Trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm DN cũng phải cỏ ra những chi phí nhất định như chi phí bảo quán, vận chuyển
sản phẩm, chi phí tiếp thị quảng cáo và bảo hành sản phẩm….
- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng
tiền của giá trị các lợi ích kinh tế bị giảm đi dưới hình thức bị giảm tài sản hoặc
tăng công nợ và dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Theo cách hiểu thông thường: chi phí doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
các phí tốn về vật chất, về lao động và tiền vốn, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong một kỳ nhất định
- Kết cấu chi phí kinh doanh:
+ Từ góc độ daonh nghiệp chi phí bao gồm: các chi phí sản xuất sản phẩm, chi
phí tiêu thụ và các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh tế của DN trong
một thời kỳ cụ thể
+ Từ loại hình hoạt động chi phí của DN bao gồm: chi phí sản xuất kinh doanh
và chi phí khác phát sinh ngoài chi phí sản xuất kinh doanh của DN
1.1.2 Phạm vi của chi phí kinh doanh
Trong một thời kỳ nhất định dễ nhận thất rằng có rất nhiều loại chi tiêu bằng tiền,
bằng vật chất khác không phải là chi phí của DN trong thời kỳ đó, mặt khác để xác
định được lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của DN cũng như các chỉ tiêu tài chính
quan trọng khác, cần xác định đầy đủ đúng đắn phạm vi chi phí của DN. Yêu cầ cơ
bản nhất của việc xác định đúng đắn phạm vi chi phí kinh doanh là phải tập hợp
đầy đủ chính xác kịp thời các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động
SXKD thông thường vào chi phí kinh doanh cả DN ở kỳ đó. Về nguyên tắc, chi phí
kinh doanh được bù đắp bởi chính doanh thu của DN trong kỳ đó, nên mọi chi phí

phát sinh trong kỳ không được bù đắp từ doanh thu của kỳ đó nếu không thuộc chi
phí kinh doanh.
Các chi phí phát sinh được trừ khi xác định thuế TNDN bao gồm:
- Chi phí về vật tư (nguyên vật liệu, động lưc…): biểu hiện bằng tiền của nguyên
vật liệu, động lực đã sử dụng vào hoạt sản xuất kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí tiền lương: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản chi phí
có tính chất lương chi trả cho nguồn lao động.
  !"

 
- Các khoản trích nộp theo quy định hiện hành của nhà nước như: Bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn.
- Khấu hao Tài sản cố định: Đó là số tiền trích khấu hao TSCD của doanh nghiệp
được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ hạch
toán.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí trả cho cổ tức, cá nhân bên ngoài
Doanh nghiệp về các dịch vụ mà họ cung cấp của doanh nghiệp như chi phí vận
chuyển, tiền điện, tiền nước, chi phí kiểm toán, quảng cáo, hoa hồng đại lý, ủy
thác, môi giới….
- Chi phí bằng tiền khác như thuế môn bài, thuế tài nguyên, nhà đất, chi phí tiếp
khách, hội họp
- Chi phí phát sinh từ hoạt động tài chính như: chi trả lãi vay, tiền thuê tài sản,
mua bán chứng khoán, liên doanh liên liên kết, chiết khấu thanh toán cho người
mua khi họ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trước hạn và các chi phí hoạt
động tài chính khác.
Các chi phí phát sinh không được trừ khi xác định thuế TNDN bao gồm:
+ Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán
trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch
toán kế toán hiện hành.
- Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp doanh nghiệp có lãi, có
nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ đang áp dụng phương pháp khấu
hao theo đường thẳng là phần trích khấu hao vượt quá mức khấu hao nhanh theo quy
định.
Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà
doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu
thực hiện trích khấu hao. Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài
sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh. Trong thời gian hoạt
  !"

 
động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có thay đổi mức trích khấu hao nhưng vẫn
nằm trong mức quy định thì doanh nghiệp được điều chỉnh lại mức trích khấu hao
nhưng thời hạn cuối cùng của việc điều chỉnh là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế
thu nhập doanh nghiệp của năm trích khấu hao.
Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài
sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại.
Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều
chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh
giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ
theo giá đánh giá lại.
Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao

tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó.
- Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
- Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa
sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với
giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh.
+ Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao
hợp lý.
Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử
dụng vào sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý
được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và thông báo cho cơ quan
thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất theo mức
tiêu hao được xây dựng. Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh
có điều chỉnh bổ sung mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng
hoá thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời hạn cuối
cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung mức tiêu hao là
thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp một số
nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao
thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.
+ Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập
Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông
tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán
hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy
sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng
  !"

 
đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản
phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của

người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng
trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.
Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc
người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá
thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời
điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá
để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
+ Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động
nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật.
- Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương,
các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng
lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
- Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động
nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp
doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau
liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào
mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không
quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm
hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên,
thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều
hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
+ Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể
về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải
tiến.
+ Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
+ Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động;

Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài (không bao
  !"

 
gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
+ Phần trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vượt mức quy
định. Phần chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên, chi đóng góp
vào các quỹ của hiệp hội vượt quá mức quy định của hiệp hội.
+ Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu cho
thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không
có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh
toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số
02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo các hoá đơn thanh toán tiền
điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền
điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (theo mẫu
số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền
điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng
điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
+ Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê
trả tiền trước.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản
quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí
sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào
chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
Trường hợp chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và
sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn
hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng

tối đa không quá 3 năm.
+ Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ
chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+ Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần
vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh
nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
+ Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất
các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản
  !"

 
phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về
trích lập dự phòng.
+Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho
người lao động không theo đúng chế độ hiện hành.
+ Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi không
hết.
+ Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết,
hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo
tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt
quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt
quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao
gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại,
tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
+ Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cuối năm tài chính; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây
dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh).
+  !"#$%&'()!"*+,-./
012"314564)7

Chi phí quản lý kinh
doanh do công ty ở
nước ngoài phân bổ
cho cơ sở thường trú
tại Việt Nam trong
kỳ tính thuế
=
Doanh thu tính thuế của cơ sở
thường trú tại Việt Nam trong
kỳ tính thuế

Tổng doanh thu của công ty ở
nước ngoài, bao gồm cả
doanh thu của các cơ sở
thường trú ở các nước khác
trong kỳ tính thuế

x
Tổng số chi phí
quản lý kinh
doanh của công ty
ở nước ngoài
trong kỳ tính
thuế.
Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ
sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được
thành lập.
Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài
chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập
trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý của công ty ở

  !"

 
nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú
tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ
kế toán, hoá đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì
không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở
nước ngoài phân bổ.
+ Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản đã được chi từ
quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
+ Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.
+ Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh
chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo
văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
+ Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi
phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật
về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định;
chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội ngoài doanh nghiệp;
chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm
nhà tình nghĩa cho người nghèo
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế thu nhập doanh
nghiệp; thuế thu nhập cá nhân.
Ý nghĩa của việc xác định phạm vi chi phí kinh doanh:
- Đối với DN: Làm căn cứ để doanh nghiệp tiến hành công tác kế hoạch hóa, tập
hơp chi phí phát sinh trong kỳ và giá thành sản phẩm dịch vụ. Làm căn cứ để
DN kiểm tra, phân tích đánh giá công tác quản lý chi phí của DN, tìm ra được
các giải pháp tốt giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho DN.
- Đối với Nhà Nươc: Làm cơ sở để nhà nước kiểm tra các hoạt động quản lý chi

phí nói riêng và quản lý sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, tính
toán chính xác các khoản nộp ngân sách nhà nước đặc biệt là thuế thu nhập
doanh nghiệp.
1.1.3 Phân loại chi phí kinh doanh
  !"

 
Chi phí kinh doanh phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, bộ phận này thường chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng chi phí phát sinh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán và có thể kế
hoạch hóa được. Chi phí được phân loại như sau:
a. Phân loại chi phí kinh doanh theo tính chất kinh tế của khoản chi
phí:
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí NVL bao gồm giá mua, chi phí
mua của NVL dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí này bao
gồm: chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu….
- Chi phí nhân công: là khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động,
các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của người lao động
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: chi phí này gồm khấu hao của tất cả TSCĐ
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí dịch mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí trên, bao gồm: chi phí giao dịch, hội họp,
tiếp khách…
Cách phân loại này giúp DN theo dõi và quản lý các khoản mục chi phí theo tính
chất của chi phí tạo điều kiện tốt cho quá trình kiểm soát từng bộ phận chi phí phát
sinh cho DN
b. Căn cứ vào các khâu kinh doanh của doanh nghiệp
Bao gồm các chi phí sau:

- Chi phí phát sinh ở khâu mua hàng hóa dịch vụ là các chi phí như: Trị giá mua
hàng của hàng hóa dịch vụ mua vào các khoản phí, lệ phí, thuế phát sinh ở khâu
mua… Đó là toàn bộ những chi phí liên quan đến khâu mua hàng hóa và dịch vụ và
toàn bộ những chi phí này hình thành nên giá vốn của hàng hóa bán nhập kho
- Chi phí ở khâu dự trữ: là chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tổ chức dự
trữ hàng hóa trong kỳ của doanh nghiệp như bao bì, vật liệu đóng gói, khấu hao TSCĐ
  !"

 
phục vụ công tác dự trữ hàng hóa, lương của nhân viên quản lý kho và các chi phí
bằng tiền khác phát sinh ở khâu dự trữ hàng hóa.
- Chi phí ở khâu tiêu thụ: là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ
hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ như: chi phí về vật chất, về tiền lương của nhân
viên bán hàng khấu hao TSCĐ, chi phí vận chuyển hàng hóa từ kho của doanh nghiệp
đến người tiêu dùng chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành…
Phân loại chi phí theo khâu giúp DN quản lý chi phí phát sinh theo từng khâu kinh
doanh của DN trên cơ sở đó mà tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận cho DN
c. Căn cứ vào cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành
- Chi phí mua hàng hóa: là những chi phí phát sinh liên quan đến số lượng hàng
hóa mua và nhập kho để bán của doanh nghiệp: trị giá mua hàng hóa và các chi phí
khác liên quan ở khâu mua hàng. Chi phí này còn gọi là giá vốn của hàng hóa đã tiêu
thụ
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh từ hoạt động phục vụ bán
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ:
+ Chi phí về vật tư phục vụ quá trình sản xuất
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ
+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản và tiêu thụ hàng hóa
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Các chi phí khác
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh ở bộ máy quản

lý chung của doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chínhh
Cách phân loại này giúp DN tổ chức tốt quá trình hạch toán chi phí của DN bù phù
hợp với chế độ hạch toán và kiểm toán hiện hành của nhà nước, thuận lợi cho quá
trình kiểm soát chi phí phát sinh ở từng khâu SXKD của DN trong kỳ, tính toán các
chỉ tiêu tài chính quan trọng được dễ dàng, phát hiện được ưu nhược điểm của công
tác quản lý chi phí trong từng khâu kinh doanh và bộ phận chi phí hoạt động tài
chính riêng biệt.
  !"

 
d. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất biến đổi của chi phí so
với sự biến đổi của doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp chia làm 2 loại:
- Chi phí cố định là bộ phận chi phí phát sinh trong kỳ không thay đổi khi doanh
thu thay đổi bắt buộc doanh nghiệp phải thanh toán ngay cả khi doanh nghiệp không
có doanh thu trong kỳ.
- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi doanh thu của doanh nghiệp thay
đổi như:
+ Chi phí NVL
+ Chi phí bao bì, vật liệu đóng gói
+ Lương trả theo sản phẩm…
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh có ý nghĩa lớn đối với việc quản lý chi phí,
tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, tiết kiệm được chi phí được
chi phí sản xuất kinh doanh, tăng được lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp hình thành được kết cấu chi phí tối ưu,
phục vụ tốt cho công tác kế hoạch hóa chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Quản lý chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp
1.2.1 Mục tiêu và ý nghĩa của công tác quản lý chi phí kinh doanh
#$%&'

Chi phí sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh và có tác động trực
tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến mục tiêu kinh tế trực
tiếp của doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc
quản lý chi phí.
Mục tiêu cơ bản của việc quản lý chi phí là tiết kiệm chi phí trên cơ sở thực
hiện tốt nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
()*#
Công tác quản lý chi phí có ý nghĩa hết sức to lớn đối với doanh nghiệp:
  !"

 
- Quản lý tốt chi phí sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất, do tiết kiệm
được chi phí, biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
+ Tổ chức phân công, phân cấp quản lý chi phí đúng đắn, phù hợp với tình hình,
đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Làm tốt công tác kế hoạch hoá chi phí tiết kiệm chi phí. Mặt khác, do tiết kiệm
được chi phí, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên sản phẩm có sức cạnh tranh
cao trên thị trường về giá, nếu cạnh tranh hợp lý thì doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu,
một tiền đề quan trọng giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong hiện tại và tương
lai. Ngoài việc loại bỏ những chi phí không cần thiết chống được hiện tượng lãng phí
trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời giải phóng được vốn phục vụ
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, quản lý tốt chi phí còn rèn luyện được
kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp cho người lao động, cho từng tập thể lao
động và toàn bộ doanh nghiệp, gắn liền lợi ích của người lao động với lợi ích của
doanh nghiệp, khuyến khích người lao động thực hành tiết kiệm, cải tiến công tác, có
nhiều sáng kiến trong sản xuất nên sẽ tăng năng suất lao động.
- Nhưng ngược lại nếu không biết cách quản lý tốt thì sẽ gây ra hậu quả nặng nề.
1.2.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình chi phí kinh doanh của doanh

nghiệp
a, Tổng chi phí kinh doanh:
Là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ được kết chuyển cho
hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. Nó phản ánh số phải bù đắp
từ doanh thu để tính lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác của doanh
nghiệp.
Tổng chi phí kinh doanh là một số tuyệt đối tính bằng tiền phản ánh quy mô của
chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được bù đắp từ doanh thu của doanh nghiệp
trong kỳ hạch toán, song chưa phản ánh được trình độ sử dụng nguồn lực của
doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh là cao hay thấp. Để khắc phục điều dó
ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh:
  !"

 
Chỉ tiêu tổng mức chi phí mới phản ánh quy mô tiêu dùng vật chất, tiền vốn và
mức kinh doanh để phục vụ cho quá trình kinh doanh và xác định số phải bù đắp chi
phí kinh doanh, không phản ánh được chất lượng của công tác quản lý chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó. Nói cách khác tổng chi phí kinh doanh chỉ phản
ánh về chất lượng chứ chưa phản ánh được chi phí kinh doanh
b,Tỷ suất chi phí kinh doanh (ký hiệu F’)
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ % của tổng chi phí kinh doanh trên doanh
thu. Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng
quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này giúp ta có thể
đánh giá được hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp
Công thức phản ánh tỷ suất chi phí kinh doanh của doanh Doanh nghiệp:
F' =
F
x 100%
M
F’ phản ánh cứ một đồng doanh thu đat được trong kỳ, doanh nhiệp phải mất bao

nhiêu đồng chi phí.
F’ càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại. Vì vậy nó được sử dụng
để phân tích, so sánh , xác định thành tích chi phí quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
của DN.
c, Mức độ hạ thấp chi phí hoặc tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh
Mức độ tăng giảm tỷ suất là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình hình và kết quả hạ thấp
chi phí kinh doanh của DN trong kỳ.
Công thức: ∆F = F’ – F
Trong đó:
∆F: là mức độ hạ thấp hoặc tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh
F’, F: lần lượt là tỷ suất chi phí kinh doanh của kỳ so sánh và kỳ gốc
  !"

 
∆F<0 biểu hiện mức độ hạ thấp của tỷ suất chi phí và ngược lại
d,Tốc độ tămg giảm của tỷ suất chi phí kinh doanh
Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % mức tăng giảm tỷ suất chi phí kỳ nghiên cứu với tỷ
suất chi phí kỳ gốc.
Công thức:
µ =
∆F
x 100%
F
0
Chỉ tiêu này phản ánh rõ hơn về tình hình kết quả phấn đấu hạ thấp chi phí kinh doanh.
Bởi vì trong một số trường hợp giữa 2 kỳ của DN đều có mức độ tỷ suất chi phí sản
xuất kinh doanh như nhau nhưng tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí lại khác nhau. Khi
đó DN nào giảm hơn thì được đánh giá tốt hơn.
e, Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh
Công thức: S = M x ∆F

Trong đó: M là tổng doanh thu trong kỳ so sánh.
S Số tiền tiết kiệm (vượt chi) do hạ thấp chi phí sản xuất.
Nếu S < 0 DN đã sử dụng lãng phí chi phí sản xuất và ngược lại thì DN đã tiết kiệm
chi phí sản xuất.
Chỉ tiêu này cho biết với tổng mức doanh thu trong kỳ và mức giảm hay tăng tỷ suất hi
phí kinh doanh thì doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh bao nhiêu.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp:
1.3.1 Nhóm các yếu tố khách quan:
- Môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
Trước hết là hệ thống pháp luật về kinh doanh, luật tài chính và các văn bản có
tính pháp quy dưới luật. Hệ thống này rang buộc về mặt pháp lý và tác động
trực tiếp đến quá trình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  !"

 
Việt Nam đã chứng minh rằng hệ thống pháp luật thiếu và không đồng bộ gây
cản trở lớn cho mọi hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp làm cho chi phí của
doanh nghiệp tăng lên rất bất hợp lý, đồng thời làm tăng chi phí quản lý lên
không cần thiết
- Hệ thống cơ sở hạ tần của nền kinh tế - xã hội bao gồm mạng lưới giao thông
vận tải trên bến cảng, kho tang, sự phân bổ sản xuất của dân cư, dễ cho thấy
nhóm tác động rất mạnh đến chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển hàng hóa
- Trình độ phát triển của khoa học ky thuật và công nghệ và việc áp dụng các
thành tựu của sự tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng là
một yếu tố quan trọng tác dộng đến chi phí của doanh nghiệp. Trong điều kiện
hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển
như vũ bão, nhiều ngành công nghệ cao trong chế tạo, điện tử, tin học, sinh học,
vật liệu mới được áp dụng vào sản xuất kinh doanh đã làm thay đổi cơ bản các
điều kiện sản xuất, nâng cao năng suất lao động xa hội, giảm tiêu hao vật tư. Vì
vậy các doanh nghiệp có nhiều điều kiện đổi mới công nghệ trang thiết bị, máy

móc, thay thế vật liệu từ đó giảm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Mức sống của con người tăng lên, trình độ phát triển của xã hôi cũng là yếu tố
tác động đến chí phí và hạ giá thành của Doanh nghiệp. Yếu tố này làm cho giá
cả của sức lao động tăng lên, có thể thấy rõ trong điề kiện hiện nay việc bảo vệ
môi trường của con người cũng tác động mạnh đến chi phí của Doanh nghiệp
- Thị trường và cạnh tranh
+ Thị trường các yếu tố đầu vào tăng giá làm cho các doanh nghiệp phải tăng
chi phí và tăng giá thành là điều dễ thấy.
Thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra ảnh hưởng đến doanh thu của doanh
nghiệp. Do đó ảnh hưởng đến chi phí, biến đổi đến từng chi phí của Doanh
nghiệp nhưng nếu thị trường ổm định doạnh nghiệp mở rộng được doanh thu thì
tỷ suất chi phí có thể giảm xuống
+ Cạnh tranh cũng tác động mạnh đến chi phí, giá thành của doanh nhiệp,
buộc doanh nghiệp không ngừng cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh, giảm chi
phí cho giá thành sản phầm dịch vụ, tăng mức cạnh tranh về giá trên thị trường
nhuêng đồng thời cũng buộc doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ máy móc,
thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến chi phí và giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp tăng lên.
  !"

 
1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan:
Là các yếu tố thuộc nội tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được bao
gồm:
- Năng suất lao động của doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến chi phí tiền
lương phải trả cho người lao động, nó biểu hiện qua chế độ trả lương khoán
doanh thu của doanh nghiệp, năng suất lao động càng cao thì chi phí trính trên
một đơn vị đồng doanh thu sẽ giảm xuống. Vì vậy với một doanh thu không
thay đổi, năng suất lao động tăng lên làm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản
phẩm giảm xuống và ngược lại.

- Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tác động mạnh đến quá trình hoạt
động kinh tế của doanh nghiệp: lựa chọn địa bàn hoạt động, ngành, mặt hàng,
dịch vụ kinh doanh, lựa chọn phương án giải pháp tring sản xuất kiinh doanh
tốt nhất, đảm bảo cho doanh nghiệp, đầu tư hiệu quả cho hoạt động SXKD tiến
triển tốt, tăng được doanh thu, tăng được sức cạnh tranh, uy tín trên thị trường.
- Trình độ quản lý tài chính tốt giúp doanh nghiệp tổ chức huy động vốn hợp lý
và sử dụng vốn hiệu quả cao, tăng nhanh được vòng quay vốn, tăng doanh thu,
đồng thời giảm được các chi phí liên quan đến dự trữ hàng hóa, từ đó tiết kiệm
được chi phí, hạ giá thành của Doanh nghiệp
Quản lý chi phí tốt còn giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện các chi phí phát
sinh không cần thiết cho hoạt động kinh doanh ở tất cả các khâu kinh doanh và
loại bỏ chúng nhằm tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu
quản lý không tốt, chi phí và giá thành của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được các giải
pháp tốt nhất để hạ thấp chi phí và hạ giá thành của Doanh nghiệp.
  !"

 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XÂY
DỰNG TM & SX QUANG TRUNG
2.1 Khái quát về công ty CP Xây Dựng thương mại và Sản xuất Quang Trung
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng thương mại và Sản
xuất Quang Trung
Giới thiệu về Công ty Cổ phần XD TM & SX Quang Trung
+Tên doanh nghiệpCông ty Cổ Phần Xây Dựng TM và Sản xuất Quang Trung
- Tên giao dịch tiếng Anh: QUANG TRUNG PRODUCTION AND TRANDING
CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPALY
Tên giao dịch tiếng Việt : Công ty Cổ Phần XDTM & SX Quang Trung.
- Tên viết tắt : Quang Trung Co…JSC
- Địa chỉ : Số 57, ngõ 58/23, Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Trụ sở giao dịch: Số 617, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên Hà Nội
- SĐT: 043.8737.114 Fax: 043.8737.115
- Đại diện pháp luật: Ông Đào Văn Hiệu Chức vụ: Giám đốc
- Loại hình Doanh Nghiệp: Công ty Cổ phần – Vốn điều lệ: 1.800.000.000đ
- Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp :
+ Sản xuất và mua bán các loại vải nhám, giấy nhám,
+ Đại lý phân phối các sản phẩm tiêu dùng,
+ Hoàn thiện công trình xây dựng
+ Đại lý mua bán, kí gửi hàng hóa.
+ Vận tải hàng hóa,vận chuyển hành khách bằng ô tô
+ Buôn bán trang thiết bị y tế
+ Dịch vụ lắp đặt,bảo dưỡng bảo hành các máy móc thiết bị Công ty kinh doanh.
+ Sản xuất và buôn bán hàng rèm công nghiệp,thảm,bông,vải sợi,dệt may.
+ Sản xuất và buôn bán vật tư ,thiết bị, máy móc ngành dệt may.
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần XD TM & Sản Xuất Quang Trung được thành lập theo giấy phép KD
của UBND thành phố Hà Nội, giấy Chứng nhận kinh doanh số 0103021677 do sở Kế
Hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 30/07/2007. MST 0102620926
Công ty mở Tài khoản tại ngân hàng Cổ phần TM Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh
Đống Đa Hà Nội với số TK 005704060050236
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần XD TM và SX Quang Trung là công ty nhập khẩu các loại vải
nhám, giấy nhám từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc … qua đường biển
Hình thức bán chủ yếu là bán buôn qua kho cho các đại lý, công ty và nhà phân phối
tại các tỉnh trong cả nước
2.1.2 Tổ chức bộ máy và phương hướng phát triển của công ty
Tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần XDTM và Sản xuất Quang Trung
Cơ cấu tổ chức của công ty CP Xây dựng TM & SX Quang Trung
  !"


 
Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ
vào đặc điểm quy mô cũng như trình độ quản lý kinh doanh Công ty đã xây dựng bọ
máy quản lý theo hệ thống trực tuyến
Sơ đồ 1- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
• Ban lãnh đạo – Giám đốc: là người người điều hành các hoạt động của Công
ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, có trách
nhiệm chung toàn bộ hoạt động của công ty, chỉ đạo sản xuất kinh doanh
công tác tài chính và tổ chức hành chính
• Phòng hành chính: là phòng chuyên môn giúp ban Giám đốc công ty thực
hiện các chức năng quản lý về công tác tổ chức cán bộ, lao động và công tác
thanh tra trong toàn Công ty, đồng thời thực hiện các chức năng hành chính
quản trị ở Công ty.
• Phòng kinh doanh: là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc
cho Giám đốc công ty trong việc xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện,
định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thống kê tổng hợp tình hình mua
bán, giá cả thị trường phục vụ cho công tác chỉ đạo của Công ty
  !"
Giám Đốc
Phòng hành
chính
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch -
kinh doanh
Phân xưởng, kho
vận

 

• Phòng kế toán: là phòng nghiệp có chức năng tham mưu cho Giám đốc
Công ty trong tổ chức hạch toán kinh tế, quản lý điều hành và giám sát hoạt
động tài chính trong toàn Công ty.
• Phân xưởng, kho vận: là nơi sản xuất, gia công các loại mặt hàng kinh
doanh của công ty đồng thời có 1 kho hàng được đặt tại phân xưởng để chứa
hàng của công ty và được giao cho 1 thủ kho quản lý về số hàng trong kho.
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006.
• Kỳ kế toán theo năm (bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12)
• Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng
• Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: kế toán may, hiện công ty đang sử
dụng phần mềm kế toánWeeken được thiết kế riêng cho công ty.
• Phương pháp kế toán Tài Sản Cố Định:
- Nguyên giá TSCĐ: theo giá thực tế
- Phương pháp tính khấu hao: theo phương pháp đường thẳng
• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
- Phương pháp hạch toán HTK: theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Xác định giá vốn: theo phương pháp bình quân gia quyền
• Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế
2.1.3 Khái quát về kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần XD TM & SX
Quang Trung
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2010 và 2011 được
thể hiện qua bảng tổng hợp sau: (ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Số tiền Tỷ lệ (%)
DT thuần về bán hàng
và CCDV
2.972.462.613 3.738.400.227 756.937.615 25,76
Giá vốn hàng bán

2.574.588.287 3.394.830.534 320.242.236 31,86
Lợi nhuận gộp bán
hàng và CCV
397.874.326 343.569.693 -54.304.633 -13,65
Doanh thu tài chính
178.883.248 155.520.446 -23.362.802 -13,06
Chi phí Tài chính
153.884.248 183.080.529 29.196.281 18,97
Chi phí kinh doanh
409.190.467 263.306.430 -145.884.037 -11.21
  !"

 
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động KD
13.687.670 52.703.180 39.015.510 285,04
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
10.265.752 39.527.385 29.261.633 285,04
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Xây Dựng
Thương Mại và Sản Xuất Quang Trung
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy kết quả kinh doanh năm
2011 cao hơn so với năm 2011, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV của
năm 2011 cao hơn năm 2010 là 756.937.615đ , tương đương với tỷ lệ tăng 25,76%;
Doanh thu hoạt động tài chính giảm so với năm 2010 là 23.362.802đ tương đương với
tỷ lệ giảm 13,06%; chi phí tài chính cao hơn năm 2010 là 29.196.292đ tăng 18,97% so
với năm 2010; chi phí quản lý doanh nghiệp có giảm hơn so với năm 2010 là
145.884.037 tỷ lệ giảm 11,21% so với năm 2010, lợi nhuận năm 2011 đạt 39.527.385đ
tăng so với năm 2010 là 29.261.633đ, tỷ lệ tăng 285,04%. Qua đó ta thấy công ty đang
hoạt động có hiệu quả hơn năm 2010.

2.2 Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty Cổ
Phần Xây Dựng TM và Sản Xuất Quang Trung
  !"

 
Đánh giá chi phí kinh doanh tại Công ty.
Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình sử dụng chi phi kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011
So sánh
Số tiền (đồng)
Tỷ
trọn
g
(%)
Tỉ
suất
(%)
Số tiền (đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tỉ suất
(%)
Số Tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
1. Tổng
doanh thu

3.151.345.86
1

3.893.928.67
3
742.582.812 23,56
2. Tổng chi
phí
3.137.662.26
2
100
99,5
6
3.841.317.493 100 98,64 56.312.255
3. Giá vốn
2.574.588.28
7
82
81,6
9
3.394.830.534 88,37 87,18 320.242.236 6,37
4. Chi phí
bán hàng
195.308.597 6,2 6,1 153.487.593 3,9 3,9 -41.821.004 -2,3
5. Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
213.881.870 6,8 6,7 109.818.837 2,85 2,82 -104.063.033 -3,95
6. Chi phí

tài chính
153.884.237 4,9 4,88 183.080.529 4,76 4,95 129.196.292 -0,14
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp tình hình chi phí kinh doanh của công ty qua 2
năm 2010 và 20111 ta thấy: Tổng Doanh thu của năm 2011 đạt 3.893.920.673đ
tăng 742.582.282đ vởi tỷ lệ tăng 23,56% so với năm 2010 cho ta thấy công ty
đang kinh doanh có hiệu quả. Tổng chi phí kinh doanh tăng 56.312.255đ cụ thể:
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 88,37% so với tổng chi phí tăng 320.242.236đ
tương ứng với tỷ lệ tăn 5,49% so với năm 2010, chi phí bán hàng chiếm 3,9%
  !"


×