Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Công tác huấn luện An toàn – Vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.89 KB, 13 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HUẨN LUYỆN AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1.

Khái niệm chung

An toàn - Vệ sinh lao động (AT-VSLĐ): Là tổng thể hệ thống pháp luật
(PL) và các giải pháp tương ứng về tổ chức hành chính, Kinh tế - Xã hội (KTXH), Khoa học công nghệ (KHCN) nhằm cải thiện hoạt động lao động (LĐ),
góp phần hạn chế hoặc loại bỏ tai nạn lao động (TNLĐ), tình trạng bệnh nghề
nghiệp (BNN), bảo vệ sức khỏe người lao động (NLĐ).
Vệ sinh lao động (VSLĐ) là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố
có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình LĐ.
Huấn luyện là một trong những hoạt động đào tạo, nhằm nâng cao kiến thức,
kỹ năng và năng lực của người thụ huấn, giúp họ có thể chủ động xử lý những
tình huống, vấn đề gặp phải trong thực tiễn.
Huấn luyện An toàn - vệ sinh lao động là:
……………………………………………………………………………………
……………………………
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ LĐ.
Đối tượng huấn luyện
- Người làm công tác quản lý bao gồm:
+ Giám đốc, phó giám đốc các DN; người đứng đầu và cấp phó các chi
nhánh trực thuộc DN; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc
phân xưởng hoặc tương đương;
+ Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ
hộ gia đình có sử dụng LĐ theo hợp đồng LĐ;
+ Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính


trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân


đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên
lãnh thổ Việt Nam có sử dụng LĐ theo hợp đồng LĐ.
- Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về AT-VSLĐ của cơ sở;
- Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác AT-VSLĐ.
- NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.
Nội dung huấn luyện
- Chính sách, PL về AT-VSLĐ
- Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về AT-VSLĐ ở cơ sở;
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng
ngừa.
- Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ tại cơ sở;
- Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm,
có hại; quy trình làm việc an toàn.
- Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
- Kỹ thuật AT-VSLĐ khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
- Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.
Thời gian huấn luyện
Thời gian 1 giờ học là 60 phút. Học viên phải tham dự đầy đủ thời gian
học lý thuyết và thực hành thì được tham dự kiểm tra. Thời gian kiểm tra lý
thuyết và kỹ năng thực hành được tính vào thời gian thực học tối thiểu của
chương trình huấn luyện. Thời gian kiểm tra lý thuyết tối thiểu là 60 phút, tối đa
là 120 phút; thời gian kiểm tra thực hành không quá 180 phút.
Điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên
Đủ điều kiện huấn luyện chuyên ngành và thực hành, bao gồm: Có số
lượng máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực hành để thực hành theo
Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này hoặc có

hợp đồng thuê, liên kết hợp pháp với cơ sở để có máy, thiết bị, hóa chất, phòng,
xưởng, khu thực hành tương ứng với quy mô, đối tượng huấn luyện và còn thời
hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt


động dịch vụ huấn luyện; trong đó diện tích phòng, xưởng thực hành ít nhất là
40 m2 trở lên và bảo đảm diện tích ít nhất là 1,5 m 2/01 học viên; Có chương
trình, giáo trình huấn luyện chuyên ngành được xây dựng theo Chương trình
khung huấn luyện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
Có đủ số lượng giảng viên huấn luyện chuyên ngành về lý thuyết và thực
hành tương ứng với quy mô huấn luyện; trong đó có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu
huấn luyện chuyên ngành, thực hành.
Nguyên tắc huấn luyện
1.2.

Cơ sở pháp lý.

Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH
Điều 150 Bộ luật Lao Động ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2013
Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013
1.3.

Mục đích, tầm quan trọng và vai trò của công tác huấn luyện An
toàn – Vệ sinh Lao Động

1.3.1. Mục đích
Huấn luyện AT-VSLĐ là một trong những nội dung bắt buộc của công tác
AT-VSLĐ nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, giúp NSDLĐ chủ
động xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp AT-VSLĐ và NLĐ biết cách
thực hành AT-VSLĐ, xử lý những tình huống trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc
không để xảy ra TNLĐ. Đảm bảo cho NLĐ mạnh khỏe, không bị mắc BNN
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện LĐ không tốt gây nên.
1.3.2. Tầm quan trọng của công tác huấn luyện An toàn – Vệ sinh Lao
Động
Việc thực hiện công tác huấn luyện AT-VSLĐ là vô cùng cần thiết đối với
các DN Việt Nam, nhất là trong tình hình hiện nay. DN có thực hiện tốt công tác
huấn luyện AT-VSLĐ thì NLĐ mới có thể yên tâm làm việc, phòng tránh và
giảm thiểu những TNLĐ xảy ra đối với NLĐ. Từ đó sẽ giúp tăng hiệu quả LĐ,
giúp NLĐ làm việc tích cực và gắn bó hơn với tổ chức. Ngoài ra, việc thực hiện


tốt công tác huấn luyện AT-VSLĐ còn giúp DN tăng được tính cạnh tranh trên
thị trường.
1.3.3. Vai trò
• đối với nhà sử dụng lao động
• Đối với người lao động
Huấn luyện AT-VSLĐ giúp NLĐ nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành
pháp luật cũng như nội quy, quy trình, quy phạm đảm bảo AT-VSLĐ trong quá
trình làm việc. Từ đó sẽ ít xảy ra các TNLĐ cũng nhưng giảm thiểu BNN.


Đối với xã hội

Huấn luyện AT_VSLĐ là góp phần làm cho NLĐ khỏe mạnh có trình độ văn
hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp
phần vào công cuộc xây dựng xã hội (XH) ngày càng phồn vinh và phát
triển. Đảm bảo cho XH trong sáng, lành mạnh. Khi TNLĐ không xảy ra thì
Nhà nước và XH sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu
quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi XH.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay
2.1.1. Tình hình tai nạn lao động
2.1.1.1 Tình hình chung
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2015
trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 79 vụ
- Số người chết: 666 người
- Số người bị thương nặng: 1.704 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2.432 người
2.1.1.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2015 so với năm 2014
cụ thể như sau:
TT

Chỉ tiêu thống kê

Năm 2014

Năm 2015

Tăng/giảm

1


Số vụ

6.709

7.620

+911 (13,6 %)

2

Số nạn nhân

6.941

7.785

+844 (12,2 %)

3

Số vụ có người chết

592

629

+37 ( 6,2%)

4


Số người chết

630

666

+36 (5,7%)

5

Số người bị thương nặng

1.544

1.704

+160 (10,4 %)

6

Số lao động nữ

2.136

2.432

+296 (13,9%)

7


Số vụ có 2 người bị nạn trở lên

166

79

-87 (-54,4%)

Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014

2.1.1.3. Tình hình TNLĐ ở các địa phương


Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều trong
năm 2015
T
T

Địa phương

Số người
chết

Số vụ
chết
người

Số vụ


Số
người bị
nạn

Số người bị
thương nặng

1

TP. Hồ Chí
Minh

108

105

1.525

1.547

420

2

Quảng Ninh

33

29


441

455

253

3

Bình Dương

32

31

474

483

20

4

TP. Hà Nội

32

29

129


134

2

5

Đồng Nai

29

29

2.230

2.240

168

6

Hải Dương

27

27

113

113


86

7

Hà Tĩnh

27

15

27

74

47

8

Long An

20

20

201

201

15


9

Thái Nguyên

19

18

82

83

26

17

16

40

44

27

10 Thanh Hóa

Bảng 2:10 địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều trong
năm 2015
Các địa phương trên có tổng số người chết vì TNLĐ chiếm 51,6% tổng số
người chết vì TNLĐ trên toàn quốc.



2.1.1.4. So sánh TNLĐ tại 10 địa phương để xảy ra nhiều TNLĐ chết
người nhất năm 2015
Theo số liệu báo cáo, Đồng Nai là địa phương thống kê được số vụ TNLĐ
nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ TNLĐ chết người và
số người chết vì TNLĐ cao nhất cả nước:

T
T

Địa
phươn
g

Số vụ

Số vụ chết người

Số người chết

2015 2014

Tăng
/
giảm

201
5


201
4

Tăng
/
giảm

201
5

201
4

Tăng/
giảm

1

TP. Hồ
Chí
Minh

1.52
5

1171

+354

105


100

+5

108

101

+7

2

Quảng
Ninh

441

462

-21

29

31

-2

33


36

-3

3

Bình
Dương

474

428

+46

31

31

0

32

33

-1

4

TP. Hà

Nội

129

131

-2

29

33

-4

32

34

-2

5

Đồng
Nai

2.23
0

1.46
2


+768

29

20

+9

29

20

+9

6

Hải
Dương

113

105

+8

27

23


+4

27

23

+4

7


Tĩnh

27

38

-11

15

15

0

27

17

+10


8

Long
An

201

166

+35

20

17

+3

20

17

+3

9

Thái
Nguyên

82


101

-19

18

15

+3

19

17

+2

10

Thanh
Hóa

40

50

-10

16


21

-5

17

17

0

Bảng 3: So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014 của 10 địa
phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất


2.1.1.5. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao
động chết người
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9%
tổng số người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,8 % tổng số vụ chết người và 8,1% tổng
số người chết;
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa chiếm 5,9% tổng số vụ chết
người và 6,1% tổng số người chết;
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 6,9%
tổng số người chết;
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 5% tổng
số người chết.
2.1.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp
Theo bộ Y tế, Bệnh nghề nghiệp ở nước ta cũng không ngừng tăng lên,

nhất là các bệnh liên quan hô hấp và tiêu hóa. Tính đến hết quý III năm 2015
theo báo cáo Việt Nam hiện có 30.000 NLĐ mắc BNN. Tuy nhiên, con số thực
tế cao hơn gấp nhiều lần, do nước ta chỉ mới công nhận 30 BNN được đưa vào
danh mục thanh toán bảo hiểm y tế, trong khi với xu thế hội nhập, nhiều ngành
nghề mới sử dụng nhiều hóa chất khác nhau thì số BNN cũng cao hơn.
Đánh giá của Cục An toàn lao động cho thấy, hàng năm chỉ có khoảng
6.000 cơ sở đo môi trường lao động và chỉ có khoảng 5% lực lượng lao động
trong cả nước đi kiểm tra BNN. Những người đến khám bệnh thường khi đã có
xuất hiện những triệu chứng của bệnh. Còn theo Cục Quản lý môi trường y tế
(Bộ Y tế), hiện chỉ có khoảng trên 15% cơ sở LĐ trong toàn quốc được giám sát
môi trường LĐ, khám sức khỏe định kỳ. Theo thống kê, bệnh bụi phổi là phổ
biến nhất và nguy hiểm nhất (chiếm 74%), kế đến là điếc do tiếng ồn (17%), rồi
các bệnh khác như nhiễm độc benzen; bệnh do tia X; sạm da nghề nghiệp, viêm
da… Đáng chú ý, những năm gần đây, tại Việt Nam đã phát hiện 447 trường
hợp nghi ngờ các bệnh liên quan tới a-mi-ăng như ung thư phổi, ung thư trung
biểu mô, bệnh phổi a-mi-ăng và được dự báo sẽ tăng cao trong những năm tới,


do thời gian ủ bệnh của a-mi-ăng thường kéo dài từ 20 đến 30 năm. “Để khắc
phục tình trạng này, Luật An toàn, vệ sinh lao động vừa mới được Quốc hội
thông qua, có hiệu lực từ 1/7/2016, đã đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố phòng ngừa
như kiểm soát yếu tố độc hại tại nơi làm việc; quy định mức đóng của Quỹ Bảo
hiểm TNLĐ, BNN tối đa là 1%, trích 10% từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho
công tác phòng ngừa như khám chữa bệnh, tập huấn…”
Bên cạnh đó hiện nay môi trường LĐ của Việt Nam vẫn còn nhiều ô
nhiễm, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, không đảm bảo điều kiện LĐ an toàn.
Trước tình trạng môi trường như thế cần tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ.
2.2. Đánh giá tình hình công tác huấn luyện AT-VSLĐ tại các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay
2.2.1. những mặt đạt được

Về phía doanh nghiệp:
Công tác huấn luyện AT-VSLĐ được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan
tâm thực hiện và có những chuyển biến tích cực chất, lượng huấn luyện ngày
càng được nâng cao. Các DN đã đưa công tác huấn luyện AT-VSLĐ vào kế
hoạch hoạt động của mình. Nhiều DN đã bắt đầu lấy chuẩn AT-VSLĐ là thước
đo, thương hiệu của DN mình. Đây là dấu hiệu tốt vì như vậy DN sẽ quan tâm
cải thiện môi trường LĐ trong tất cả các khâu của hoạt động sản xuất kinh
doanh, quan tâm giáo dục, huấn luyện đội ngũ công nhân viên thực hiện tốt các
tiêu chuẩn về AT-VSLĐ.
Nhiều DN đã đầu tư những máy móc, trang thiết bị hiện đại, có độ an toàn
cao hơn. Điều này giúp tăng tính an toàn trong lao động và góp phần tăng
NSLĐ, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN. Việc quản lý máy, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ được các DN quản lý chặt chẽ hơn và dần đi
vào nền nếp.
Công tác đo kiểm môi trường LĐ, việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng
hiện vật cho NLĐ làm các công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, được các DN quan tâm, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và


chăm sóc sức khỏe cho NLD. Việc tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ định
kỳ cho NLĐ đã được các DN quan tâm hơn.
Các DN hiện nay đã chú trọng hơn đến việc cung cấp các phương tiện bảo
hộ lao động cho công nhân của mình. Điều này giúp họ tránh hoặc hạn chế
những yếu tố độc hại, nguy hiểm, góp phần giảm thiểu TNLĐ và BNN.
Về phía người lao động
Ý thức chấp hành các nội quy, quy định về AT-VSLĐ của NLĐ ngày
càng được nâng cao do họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện
AT-VSLĐ trong LĐ và sản xuất. Việc thực hiện tốt những điều này trước hết sẽ
giúp NLĐ đảm bảo được sức khoẻ và khả năng LĐ của mình, giúp họ tránh
được những nguy cơ đáng tiếc về TNLĐ và BNN, tránh được gánh nặng cho gia

đình và cho XH và giúp tăng NSLĐ.
Về phía Nhà nư ớc:
Công tác AT-VSLĐ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm chăm
lo cải thiện điều kiện LĐ, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ NLĐ, bảo vệ tài
sản của nhà nước và cơ sở LĐ, giảm thiểu đến mức thấp nhất, hoặc không để
xảy ra cháy nổ, TNLĐ, BNN.
Nhà nước đã ban hành thống văn bản PL hướng dẫn đảm bảo thực hiện
công tác AT-VSLĐ, xây dựng và đưa ra các tiêu chí đầy đủ, cụ thể tương đối
phù hợp với đặc điểm từng ngành sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Bộ máy tổ
chức thực hiện công tác AT-VSLĐ bước đầu được củng cố ở nhiều cấp từ chính
quyền địa phương đến các nhà máy cụ thể.
Công tác thông tin, tuyên truyền được đổi mới, đa dạng hoá do được quan
tâm thực hiện. Thông tin được truyền bá rộng rãi khuyến khích, cảnh báo,
thường xuyên nhắc nhở NSDLĐ và NLĐ thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ,
nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của công tác và thể hiện sự quan
tâm thực hiện công tác này.
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác AT-VSLĐ còn
tồn tại những bất cập không nhỏ.


Hệ thống pháp luật về AT-VSLĐ còn chồng chéo, phân tán; việc ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện
các quy định về AT-VSLĐ.
Công tác huấn luyện AT-VSLĐ hiện nay còn nhiều bất cập dẫn đến công
tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn như: đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ không chuyên sâu, số lượng ít, điều kiện vật chất hạn chế; các quy định
của pháp luật thay đổi nhiều; tốc độ phát triển của doanh nghiệp về số lượng
cũng như quy mô tăng nhanh; ý thức chấp hành của các tổ chức, DN, NLĐ còn
hạn chế; nội dung huấn luyện sơ sài chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại
DN… Nhiều DN không thực hiện quản lý, khai báo, kiểm định các máy, thiết bị

có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ
sở sản xuất làng nghề…
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung còn rất thiếu và
yếu, bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ
cán bộ. Tổ chức bộ máy của Thanh tra AT-VSLĐ của Nhà nước trong những
năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ Thanh tra vừa thiếu về số lượng lại vừa
yếu về chất lượng; thanh tra AT-VSLĐ nằm trong Thanh tra chung nên còn
nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công tác thanh tra về AT-VSLD, lực
lượng thanh tra lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng ít, có địa phương
không có
Việc quản lý môi trường LĐ, quản lý sức khỏe NLĐ tại các cơ sở LĐ còn
rất hạn chế, chưa có chế tài để xử phạt đối với NSDLĐ, NLĐ không chấp hành
pháp luật về AT-VSLĐ vì vậy gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện công
tác này. Các vụ TNLĐ chết người hầu hết đều xử lý hành chính nội bộ, số vụ
truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% nên không có tác dụng giáo
dục, phòng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu để giảm TNLĐ
Việc tuân thủ pháp luật về AT-VSLĐ của phần lớn các DN hiện nay chưa
nghiêm, nhiều DN thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của
cơ quan quản lí Nhà nước đặc biệt ở các khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; khu
vực sản xuất nông nghiệp, làng nghề. Mặt khác, NSDLĐ chỉ quan tâm đến


những quy định chung trong Bộ luật Lao động để tránh những sai phạm mắc
phải, còn các văn bản hướng dẫn thực hiện lại chưa được quan tâm thực hiện
đầy đủ hoặc thực hiện chỉ mang tính chất đối phó sự kiểm tra của các cơ quan
quản lý nhà nước.
Chính vì vậy, việc cập nhật thông tin, kiến thức và các văn bản quy phạm
pháp luật là hạn chế, người sử dụng lao động, cán bộ quản lý chưa hiểu biết
được đầy đủ về các nghĩa vụ của họ trong công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ
mà pháp luật đã quy định, dẫn tới việc ý thức thực hiện các quy định về chính

sách, chế độ ATVSLĐ chưa cao.


- Nhiều nội dung quan trọng về an toàn lao động, vệ sinh lao động chưa
được quy định hoặc không thể quy định rõ trong trong Bộ luật Lao động, mà cần
phải có quy định chi tiết mới thể hiện được.
- Hệ thống tổ chức các cơ quan Nhà nước có chức năng giúp Chính
phủ thi hành Pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động, trước hết là hệ thống
tổ chức Thanh tra an toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động chưa được kiện
toàn. Bộ máy biên chế và trình độ năng lực của các cơ quan thanh tra bất cập với
nhiệm vụ và tình hình phát triển các doanh nghiệp ngày càng tăng trong kinh tế
thị trường. Mặt khác chưa có đủ các điều kiện vật chất để bảo đảm thanh tra,
kiểm tra khách quan, nhanh chóng, kịp thời theo những điều kiện mới của kỹ
thuật công nghệ tiên tiến; các cơ quan Kiểm sát, Tòa án nói chung chưa quan
tâm đúng mức tới việc đưa ra khởi tố và xét xử những vụ tai nạn lao động
nghiêm trọng, mỗi năm có hàng trăm vụ tai nạn lao động chết người, nhưng hầu
hết các vụ tai nạn lao động chết người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng này đều
được xử lý hành chính nội bộ nên không có tác dụng giáo dục và phòng ngừa
ngăn chặn các vụ tai nạn; sự phân công nhiệm vụ trong hệ thống quản lý Nhà
nước, các quy định trong hệ thống luật pháp về công tác an toàn lao động, vệ
sinh lao động còn có một số bất cập, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu
cầu phát triển trong thời kỳ mới.
- Một số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn
chồng chéo, bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các
tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn lao động; tổ chức công đoàn các cấp tuy rất quan tâm
bảo vệ quyền




×