Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Kế toán dịch vụ du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 132 trang )

1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DU LỊCH
1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, kết
hợp với các hoạt động nghiên cứu đầu tư, thể thao, văn hoá xã hội Hoạt động kinh doanh
dịch vụ du lịch có những đặc điểm cơ bản sau :
- Du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính sản xuấ
t, kinh doanh
vừa mang tính phục vụ văn hoá xã hội. Đây là ngành kinh tế kinh doanh nhiều loại hoạt động
khác nhau như hoạt động hướng dẫn du lịch, vận tải du lịch, hàng ăn, hàng uống, buồng ngủ,
kinh doanh hàng hoá, vật tư, đồ lưu niệm, xây dựng cơ bản và các hoạt động khác (điện thoại,
nhiếp ảnh, tắm hơi, vật lý trị liệu, uốn tóc, giặt là, cho thuê đồ dùng ).
-
Mỗi loại sản phẩm dịch vụ du lịch tạo ra có tính chất khác nhau nhưng nhìn chung
đại bộ phận sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật chất. Quá trình sản xuất dịch vụ và tiêu
thụ sản phẩm không thể tách rời nhau. Khách hàng mua sản phẩm dịch vụ du lịch trước khi
nhìn thấy sản phẩm đó.
- Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ và bị ảnh hưởng của đ
iều kiện tự
nhiên, môi trường, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội trong từng thời kỳ.
- Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, song từng bộ phận của sản phẩm lại có tính
chất độc lập tương đối. Do đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch thường được tổ chức
trong các loại hình : kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú, kinh doanh vận chuyển du lịch,
kinh doanh dị
ch vụ du lịch khác (tuyên truyền, quảng cáo du lịch , tư vấn đầu tư xây dựng du
lịch ). Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều nhằm mục đích tổ chức sản xuất kinh doanh và
cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Mỗi doanh nghiệp có thể tổ
chức kinh doanh một hoặc một số hoạt động kinh doanh du lịch .
1.2. Một số loại hình kinh doanh du lịch chủ y
ếu


Các hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm :
- Hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch : Là hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu
của khách tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hoá, phong cảnh thiên nhiên
- Hoạt động kinh doanh vận chuyển: Gồm các hoạt động vận chuyển đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ nhằm đáp ứng yêu cầu đi lại của khách trong suốt thời gian tham
quan du l
ịch.
- Hoạt động kinh doanh buồng ngủ : Là hoạt động kinh doanh thuộc ngành khách sạn
quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu khách lưu trú trong quá trình tham quan du lịch.
- Hoạt động kinh doanh ăn, uống: Kinh doanh dịch vụ chế biến các món ăn, thức
uống cho khách, chủ yếu là khách lưu trú và một bộ phận khách vãng lai khác.
- Hoạt động kinh doanh hàng hoá : Đây là hoạt động kinh doanh các loại hàng lưu
niệm và các loại hàng hoá khác nhằm đáp ứ
ng nhu cầu khách du lịch.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: Bao gồm các hoạt động vui chơi, giải trí
massage, karaoke, giặt là, cắt tóc, tắm hơi, đặt vé máy bay đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách, tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong suốt thời gian du lịch . Mặt khác, đây cũng là
các hoạt động góp phần tăng thu nhập đáng kể cho ngành du lịch.
1.3. Tổ chức kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh du lị
ch
1.3.1. Môi trường pháp lý của kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch
2

Hiện nay, các quy định pháp luật ở Việt Nam chi phối công tác kế toán trong doanh
nghiệp kinh doanh du lịch bao gồm:
- Luật Kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật;
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam;
- Chế độ, hướng dẫn kế toán cụ thể.
1.3.1.1. Luật kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Luật kế toán số 03/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thông qua ngày 17/6/2003, có hiệu lực từ ngày 01/01/2004, là văn bản pháp lý cao nhất
về kế toán hiện nay. Luật Kế toán quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở
nền tảng để xây dự
ng Chuẩn mực kế toán và Chế độ hướng dẫn kế toán.
Để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cũng như đảm bảo sự tuân thủ đối với Luật kế
toán, Chính phủ đã lần lượt ban hành các Nghị định sau:
- Nghị định số 128/2004/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước” được ký ngày 31/05/2004,
có hiệu lực từ ngày 30/06/2004. Đối tượng áp dụng Nghị định này là các tổ chức, cá nhân
sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử d
ụng kinh phí ngân sách nhà nước; Người làm kế toán,
người khác có liên quan đến kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
- Nghị định số 129/2004/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh” được ký ngày 31/05/2004, có
hiệu lực từ ngày 30/06/2004. Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
+ Các tổ chức hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp nhà nước; Công ty trách
nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Người làm kế toán; người hành nghề kế toán; người khác có liên quan đến kế
toán thuộc hoạt động kinh doanh.
- Nghị định số 185/2004/NĐ-CP “Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế
toán” được ký ngày 04/11/2004. Nghị định quy định về việc xử phạt đối với cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cá
nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như: Vi
phạm quy định về chứng từ kế toán, vi phạm quy
định về sổ kế toán, vi phạm quy định về tài
khoản kế toán, vi phạm quy định về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính, vi phạm
quy định về kiểm tra kế toán, vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, vi phạm
quy định về kiểm kê tài sản, vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế

toán hoặc thuê làm kế toán, vi phạm quy định về hành nghề kế toán, vi phạ
m quy định về áp
dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác.
1.3.1.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế
toán và lập báo cáo tài chính, không đề cập đến các vấn đề cụ thể như chứng từ kế toán, tài
khoản kế toán và sổ kế toán. Bộ Tài chính quy định chuẩ
n mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực
quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật Kế toán. Tính đến nay, Bộ Tài chính đã ban
hành các chuẩn mực sau:
3

 Chuẩn mực số 1: Chuẩn mực chung
 Chuẩn mực số 2 : Hàng tồn kho
 Chuẩn mực số 3 : Tài sản cố định hữu hình
 Chuẩn mực số 4: Tài sản cố định vô hình
 Chuẩn mực số 5 : Bất động sản đầu tư
 Chuẩn mực số 6 : Thuê tài sản
 Chuẩn mực số 7 : Kế toán các khoản đầu t
ư vào công ty liên kết
 Chuẩn mực số 8 : Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh
 Chuẩn mực số 10 : Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
 Chuẩn mực số 11 : Hợp nhất kinh doanh
 Chuẩn mực số 14 : Doanh thu và thu nhập khác
 Chuẩn mực số 15 : Hợp đồng xây dựng
 Chuẩn mực số 16 : Chi phí đi vay
 Chuẩn m
ực số 17 : Thuế thu nhập doanh nghiệp
 Chuẩn mực số 18 : Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
 Chuẩn mực số 19 : Hợp đồng bảo hiểm

 Chuẩn mực số 21: Trình bày báo cáo tài chính
 Chuẩn mực số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ
chức tài chính tương tự.
 Chuẩn mực số 23 : Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
 Chu
ẩn mực số 24 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
 Chuẩn mực số 25 : Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty
con.
 Chuẩn mực số 26 : Thông tin về các bên liên quan.
 Chuẩn mực số 27 : Báo cáo tài chính giữa niên độ.
 Chuẩn mực số 28 : Báo cáo bộ phận.
 Chuẩn mực số 29 : Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
 Chuẩn mực số 30: Lãi trên cổ phi
ếu
1.3.1.3. Chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn kế toán khác
Chế độ, hướng dẫn kế toán quy định và hướng dẫn các vấn đề cụ thể về nghiệp vụ kế
toán: phương pháp kế toán, chứng từ kế toán, tài khoản kế tọán, sổ kế toán, báo cáo tài chính,
kiểm tra kế toán, và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
 Hệ thống các văn bản quy
định chế độ, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán doanh
nghiệp gồm
+ “Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần
kinh tế trong cả nước. Chế độ Kế toán doanh nghiệp gồm 4 phần:
 Phần thứ nhất: Hệ thống tài khoản kế toán;
 Phần thứ
hai: Hệ thống báo cáo tài chính;
 Phần thứ ba: Chế độ chứng từ kế toán;
 Phần thứ tư: Chế độ sổ kế toán.
4


+ “Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” ban hành theo quyết định
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Chế độ Kế toán
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 5 phần:
 Phần thứ nhất: Quy định chung;

Phần thứ hai: Hệ thống tài khoản kế toán;
 Phần thứ ba: Hệ thống báo cáo tài chính;
 Phần thứ tư: Chế độ chứng từ kế toán;
 Phần thứ năm: Chế độ sổ kế toán.
+ Ngoài hai Quyết định chính nêu trên hệ thống văn bản pháp về kế toán doanh
nghiệp còn bao gồm các thông tư sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán; Thông tư h
ướng dẫn
nghiệp vụ kế toán, Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán cụ thể như:
+ Ngoài hai Quyết định chính nêu trên hệ thống văn bản pháp về kế toán doanh
nghiệp còn bao gồm các thông tư sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán; Thông tư hướng dẫn nghiệp
vụ kế toán, Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán cụ
thể như:
 Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ
sung Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006.
 Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán:
 Thông tư số 20/2006/TT-BTC ban hành ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế
toán thực hiện các chuẩn mực kế toán số 17, 23, 27, 28, 29.
 Thông tư số 21/2006/TT-BTC ban hành ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế
toán thực hiện các chu
ẩn mực kế toán số 11, 18, 30.
 Thông tư số 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007 hướng dẫn thi

hành các chuẩn mực kế toán số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 10, 14, 15, 16, 21, 24, 25, 26.
1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng căn cứ vào qui mô hoạt động, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh,
trình độ và yêu cầu quản lí doanh nghiệp để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán. Có
3 hình thức tổ chức: tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán .
a. Hình thức tổ ch
ức tập trung
Là hình thức tổ chức mà toàn bộ công tác kế toán : từ xử lí chứng từ đến ghi sổ chi
tiết, tổng hợp và lập báo cáo theo quy định của nhà nước, đều được thực hiện tập trung ở
phòng kế toán đơn vị, các đơn vị trực thuộc không tiến hành công tác kế toán.Tổ chức bộ
máy kế toán trong hình thức này chỉ bao gồm phòng kế toán tại doanh nghiệp. Cơ cấu bộ máy
kế toán trong hình thức này thường được tổ chức như sau :
5




Ngoài các bộ phận như trên, trong phòng kế toán còn có thể có thêm bộ phận thống kê
và tài chính (trong doanh nghiệp quy mô nhỏ thường không tổ chức phòng thống kê và phòng
tài chính ). Mỗi bộ phận có thể do một nhân viên kế toán hoặc một số nhân viên đảm nhiệm.
Nội dung công tác kế toán của từng bộ phận bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị
(đơn vị có quy mô nhỏ thường không thành lập bộ phận kế toán quản trị riêng để
tránh lãng
phí lao động).
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, hoạt động trên địa
bàn tập trung. Trong điều kiện phù hợp, hình thức này có ưu điểm: tạo điều kiện chuyên môn
hóa nhân viên kế toán và trang bị phương tiện tính toán hiện đại, từ đó tiết kiệm chi phí ;
b. Hình thức tổ chức phân tán
Là hình thức tổ chức mà công tác kế toán được tiến hành đồng thời ở phòng kế
toán

doanh nghiệp và bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán
trong trường hợp này thường được cơ cấu như sau:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KT Văn phòng
công ty
KT
Tổng hợp
Ban Thống kê,
tài chính
BP kiểm tra
kế toán
Trưởng kế toán
ĐV trực thuộc
KT Vật tư, hàng
hóa, TSCĐ
KT lương KT tổng hợp
KT Chi phí,
giá thành



Tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh và mức độ phân cấp quản lí cho
các đơn vị trực thuộc, để tổ chức bộ máy kế toán và quy định nội dung công tác kế toán cụ
thể cho từng bộ phận trong bộ máy kế toán. Ví dụ: bộ phận kế toán đơn vị trực thuộc chỉ hạch
Kếtoán
trưởng
KT
VT,HH,TSCĐ
KTT.Lương KTthanh
toán

KT chiph
í
,
giáthành
KTt

nghợp

Hình1.1.T

chứcbộ máyk
ế
toántheohìnhthứctậptrung
Hình1.2.T

chứcbộ máyk
ế
toántheohìnhthứcphântán
6

toán chi phí phát sinh tại đây, bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, các chi phí
khác được hạch toán tại phòng kế toán đơn vị chính và kết quả kinh doanh được hạch toán
theo phạm vi toàn doanh nghiệp (đây là trường hợp đơn vị trực thuộc không hạch toán kinh tế
hay còn gọi là: hạch toán báo sổ). Trong trường hợp khác: bộ phận kế toán đơn vị trực thuộc
hạch toán chi phí phát sinh tại đây và hạch toán cả chi phí khác phát sinh chung được phân bổ
cho từng bộ
phận trong doanh nghiệp, và xác định kết quả theo từng bộ phận (đây là hình
thức hạch toán kinh tế nội bộ). Trong cả 2 trường hợp trên, ở đơn vị trực thuộc có nhân viên
kế toán, sổ kế toán, lưu trữ chứng từ trong niên độ kế toán và bộ phận kế toán đơn vị trực
thuộc chỉ lập báo cáo theo quy định của kế toán trưởng mà không lập báo cáo theo quy định

của Nhà Nước .
Ngoài các bộ phận như trên, trong bộ máy kế toán còn có thể tổ chức riêng bộ phận kế
toán quản trị, vì doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán phân tán thường có quy mô lớn .
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp qui mô lớn, hoạt động trên địa bàn phân tán.
Ví dụ: công ty có các chi nhánh hoạt động tại các tỉnh trong cả nước và như vậy có thể tổ
chức bộ máy kế toán ở đơn vị chính và ở các chi nhánh.Trong điều kiện phù h
ợp, hình thức
này có ưu điểm: cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lí ở từng đơn vị trực thuộc, đáp ứng
yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ.
c. Hình thức tổ chức vừa tập trung vừa phân tán
Là hình thức mà trong doanh nghiệp, một số đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ phận kế
toán, một số đơn vị trực thuộ
c khác không tổ chức bộ phận kế toán. Như vậy, cơ cấu bộ máy
kế toán gồm kế toán ở phòng kế toán doanh nghiệp và kế toán ở đơn vị trực thuộc có tổ chức
bộ máy kế toán. Đối với đơn vị trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán thì chứng từ phát
sinh tại đây được tập trung về phòng kế toán doanh nghiệp để ghi sổ kế toán (như
trường hợp
tổ chức công tác kế toán tập trung). Đối với đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ máy kế toán thì
chứng từ phát sinh tại đây được xử lí để ghi sổ kế toán và lưu trữ trong niên độ kế toán (như
trường hợp tổ chức công tác kế toán phân tán) .
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp qui mô lớn, hoạt động trên địa bàn vừa tập
trung vừa phân tán. Ví dụ: công ty có mộ
t số chi nhánh hoạt động trên cùng địa bán thành
phố HCM và một số chi nhánh khác hoạt động tại các tỉnh phía bắc. Trong trường hợp này
doanh nghiệp có thể tổ chức bộ phận kế toán ở các chi nhánh phía bắc, để ghi chép nghiệp vụ
phát sinh tại đây và định kì lập báo cáo gửi về phòng kế toán cty, còn các chi nhánh trên địa
bàn thành phố thì không tổ chức bộ máy kế toán, chứng từ phát sinh tại đây được chuyển về
phòng kế toán cty để
xử lí và ghi sổ.
Lưu ý: Đơn vị trực thuộc ở đây là đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc và mỗi đơn vị trực

thuộc không phải là một đơn vị kế toán. Ví dụ: công ty dệt bao gồm các nhà máy sợi, dệt,
nhuộm các nhà máy này hạch toán phụ thuộc, có tổ chức bộ phận kế toán nhưng đây không
phải là một đơn vị kế toán. Trong trườ
ng hợp đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì mỗi đơn
vị trực thuộc là một đơn vị kế toán. Ví dụ tổng công ty xi măng bao gồm các công ty thành
viên mà mỗi công ty này là một đơn vị hạch toán độc lập và là một đơn vị kế toán.
1.3.3. Tổ chức công tác kế toán
1.3.3.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Kế toán trưởng căn cứ
đặc điểm nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp để qui
định các mẫu chứng từ cần thiết, tổ chức hướng dẫn ghi chép trên chứng từ và tổ chức lưu
7

chuyển chứng từ khoa học, hợp lí, nhằm đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời các hoạt động
của doanh nghiệp. Mẫu chứng từ cần thiết được kế toán trưởng quy định bao gồm: mẫu
chứng từ “bắt buộc” và mẫu chứng từ “hướng dẫn” do bộ Tài chính quy định (hiện nay là
danh mục chứng từ, được ban hành theo quyết định 15). Kế toán trưởng có thể có bổ sung
thêm ch
ỉ tiêu hoặc thay đổi mẫu biểu “hướng dẫn” cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản
lí của đơn vị,đối với mẫu chứng từ “bắt buộc” thì áp dụng theo mẫu quy định.
Tổ chức lưu chuyển chứng từ bao gồm việc quy định trách nhiệm ghi chép trên chứng
từ, quy định đường đi và thời gian lưu chuyển của chứng từ, từ b
ộ phận này đến bộ phận
khác. Chứng từ được lập kịp thời, nội dung ghi chép trên chứng từ đầy đủ, chính xác, rõ ràng
và lưu chuyển khoa học hợp lí, là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác kế toán .
1.3.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Kế toán trưởng căn cứ vào hệ thống tài khoản thống nhất do bộ Tài chính ban hành
(hiện nay là: danh mục hệ thống tài kho
ản ban hành theo quyết định 15) và đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp để qui định hệ thống tài khoản kế toán sử dụng, nhằm phân loại và hệ

thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế, theo yêu cầu quản lí của đơn
vị. Ngoài việc sử dụng các tài khoản được quy định trong hệ thống tài khoản thống nhất do
bộ Tài chính ban hành, kế toán trưởng còn có thể qui định thêm tài khoản chi ti
ết không có
trong hệ thống để sử dụng, phục vụ yêu cầu quản lí của doanh nghiệp. Ví dụ: tùy thuộc vào
đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng và yêu cầu quản lí chi tiết ở đơn vị để quy định các tài
khoản cấp 2, cấp 3 … cho tài khoản “nguyên vật liệu”. Trường hợp cần phải sử dụng tài
khoản cấp 1 mà chưa có quy định trong hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành thì doanh
nghiệp phải xin ý kiến và được bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản .
1.3.3.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ nghiệp vụ kinh tế tài chính
đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Hình thức sổ kế toán là hệ thống sổ với trình tự
ghi chép và quan hệ đối chiếu giữa các sổ trong hệ thố
ng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ có duy nhất
một hệ thống sổ kế toán cho mỗi kì kế toán năm và đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống
sổ do bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thổng sổ áp dụng ở đơn vị.
Kế toán trưởng căn cứ vào qui mô hoạt động và trình độ nhân viên kế toán để lựa
chọn một trong các hình thức s
ổ kế toán: nhật kí sổ cái, nhật kí chung, chứng từ ghi sổ, nhật
kí chứng từ, kế toán máy. Hình thức sổ kế toán mà đơn vị kế toán đã chọn phải được mở đầy
đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, đảm bảo khả năng đối chiếu, tổng hợp số
liệu kế toán và lập báo cáo tài chính
1.3.3.4. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo k
ế toán
Mục tiêu của hạch toán kế toán là cung cấp thông về tình hình kinh tế, tài chính của
doanh nghiệp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy kế toán trưởng
phải tổ chức việc thực hiện chế độ lập báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính theo
quy định của Nhà nước và tổ chức hệ thống báo cáo quản trị mang tính linh hoạt, phù hợp với
nội dung và yêu cầu quản lí cụ thể của doanh nghiệp.
8


Chương 2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC
KHOẢN ỨNG TRƯỚC
2.1. Kế toán vốn bằng tiền
2.1.1. Những vấn đề chung
2.1.1.1. Khái niệm
Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
Tiền là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, do đó việc
ghi chép và phản ánh đúng tiền vào sổ sách k
ế toán cũng như trình bày chính xác chỉ tiêu tiền
vào các báo cáo tài chính là rất quan trọng.
Phân loại theo địa điểm lưu giữ thì tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền
đang chuyển.
Phân loại theo hình thức thì tiền bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí
quý, đá quý.
2.1.1.2. Nguyên tắc kế toán
Việc hạch toán tài sản bằng tiền phải tuân theo những quy định hiện hành và chế độ
quản lý, lưu thông ti
ền tệ của Nhà nước.

Kế toán chỉ sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam để ghi sổ và
lập báo cáo tài chính.

Đối với ngoại tệ: phải quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ theo đúng quy định.
Phần ngoại tệ phải được theo dõi chi tiết trên tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”.

Đối với vàng bạc, đá quý chỉ phản ánh vào tài khoản thuộc nhóm vốn bằng tiền
đối với những doanh nghiệp không chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý. Đồng thời các
doanh nghiệp này phải mở sổ chi tiết theo dõi vàng, bạc, đá quý theo từng loại, trọng lượng,
quy cách, phẩm chất. Đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý thì

vàng, bạc, đá quý được phản ánh ở chỉ tiêu hàng tồn kho.

Khi tính giá xuất của ngoại tệ, vàng bạc, đá quý: kế toán áp dụng một trong bốn
phương pháp: nhập trước – xuất trước (FIFO), nhập sau – xuất trước (LIFO), bình quân gia
quyền hoặc thực tế đích danh.
2.1.2. Kế toán tiền mặt
Tiền mặt là các khoản tiền đang có tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam,
ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Kế toán tiền mặt cần tuân theo những quy đị
nh sau:
2.1.2.1. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tổng hợp thu - chi tiền mặt, kế toán sử dụng TK 111 “Tiền mặt”. Kết
cấu TK 111 như sau:
TK 111 – Tiền mặt
SDĐK: Tiền mặt tồn đầu kỳ

Tiền mặt tăng

Kiểm kê phát hiện thừa tiền mặt


Tiền mặt giảm

Kiểm kê phát hiện thiếu tiền mặt
SDCK: Tiền mặt tồn cuối kỳ

Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 1111 - Tiền Việt Nam.
- TK 1112 - Ngoại tệ.
- TK 1113 - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
9


2.1.2.2. Chứng từ kế toán, sổ kế toán:
-
Thu tiền mặt:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như “Biên lai thu tiền”, “Hóa đơn bán hàng”,
“Hóa đơn giá trị gia tăng”, “Giấy thanh toán tiền tạm ứng”… kế toán lập Phiếu thu thành 3
liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán
trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã
nhận đủ số tiền, thủ quỹ
ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký và
ghi rõ họ tên. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu
nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi
sổ Kế toán.
Tùy theo hình thức kế toán áp dụng tại công ty, căn cứ phiếu thu do thủ quỹ kế toán ghi
lần lượ
t như sau:
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung, kế toán sẽ ghi bút toán nhật ký
lên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký thu tiền). Căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi
vào sổ cái các tài khoản liên quan, đồng thời ghi vào sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt.
+ Nếu áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, căn cứ vào phiếu thu do thủ quỹ gửi lên kế
toán lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, sau đó ghi vào sổ cái.
+ …
Ngoài ra, để theo dõi chi tiết các loại nguyên tệ kế toán mở sổ chi tiết TK 007.
-
Chi tiền mặt:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được duyệt chi bằng tiền mặt như: “Giấy đề
nghị tạm ứng”, “Hóa đơn bán hàng”, “Hóa đơn giá trị gia tăng” của bên bán… kế toán lập
phiếu chi gồm 3 liên. Sau khi có đầy đủ chữ ký (ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế
toán trưởng, giám đốc thì thủ quỹ xuất quỹ. Sau khi đã nhận đủ s

ố tiền người nhận tiền phải
ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi.Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.
Thủ quỹ giữ liên 2để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cũng với chứng từ gốc để vào sổ kế
toán. Liên 3 giao cho người nhận tiền. Tương tự như khi thu tiền, tùy theo hình thức kế toán
áp dụng tại công ty phiếu chi sẽ đượ
c ghi nhận vào các sổ kế toán tổng hợp liên quan và sổ kế
toán chi tiết quỹ tiền mặt
Đối với ngoại tệ tại quỹ, khi thu chi kế toán vẫn lập phiếu thu, phiếu chi, gh rõ tỷ giá tại
thời điểm nhập quỹ, xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam để ghi sổ.
Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, trước khi nhập và xuất qu
ỹ phải được kiểm
nghiệm và lập Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (Mẫu số 07-TT) đính kèm với phiếu
thu, phiếu chi. Bảng này do người đứng ra kiểm nghiệm lập thành hai liên, 1 liên đính kèm
với phiếu thu (chi) chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập hoặc xuất quỹ, 1 liên giao cho
người nộp (hoặc nhận)
-
Kiểm kê tiền:
Tiền mặt là loại tài sản dễ xảy ra gian lận, mất mát, do đó cần phải kiểm kê thường xuyên.
Theo chế độ kế toán theo quyết định 15/2006, hằng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền
mặt bằng cách phân loại và đếm từng loại tiền mặt. Sau khi kiểm kê, kế toán lập Bảng kiểm
kê quỹ, (dùng cho VNĐ – Mẫu số 08a – TT, dùng cho ngoại tệ, vàng, b
ạc, kim khí quý, đá
10

quý – Mẫu số 08b-TT). Sau đó đối chiếu với số liệu đã ghi trên sổ quỹ, sổ chi tiết quỹ tiền
mặt và sổ cái theo dõi tiền mặt của kế toán để phát hiện các chênh lệch nếu có.
2.1.2.3. Sơ đồ kế toán
a. Sơ đồ kế toán tiền mặt là đồng Việt Nam
Ví dụ 1.1.
Tại một doanh nghiệp, thuộc đối tượng kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ,

trong tháng 1/N có tình hình liên quan đến tiền mặt Việt nam đồng tại quỹ như sau:
Số dư đầu tháng: 50.000.000đ
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ:
1.
Ngày 1/1: Nhận thêm vốn góp từ chủ sở hữu bằng tiền mặt 100.000.000đ
2.
Ngày 5/1: Vay ngắn hạn nhập quỹ tiền mặt 50.000.000đ
3.
Ngày 8/1: Bán hàng, thu bằng tiền mặt, giá bán chưa thuế 8.000.000đ, thuế GTGT 10%.
4.
Ngày 10/1: Thu hồi khoản cho vay ngắn hạn 30.000.000đ, nhập quỹ tiền mặt.
5.
Ngày 12/1: Nộp tiền mặt vào ngân hàng 100.000.000đ
6.
Ngày 15/1: Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua công cụ, dụng cụ 5.000.000đ
7.
Ngày 20/1: Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, giá hóa đơn chưa thuế 20.000.000đ, thuế
GTGT 10%.
8.
Ngày 31/1: Kiểm kê quỹ tiền mặt, số tiền thực tồn quỹ là 110.000.000đ, số tiền thiếu so
với sổ sách là 1.800.000đ, chưa rõ nguyên nhân.
Yêu cầu: Ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 111các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ




Gửiti

nmặtvàongânhàng
112

Chitạmứng,kýquỹb

ng
tiềnmặt
141
,
144
,
244…
Đ

utưtàichínhng

nhạn,
dàihạnbằngtiềnmặt
121
,
128
,
221…
133
Muavậttư,hànghóab

ng
tiềnmặt
152
,
153
,
156

,
611
,
211…
Ki

mkêquỹ ti

nmặt,phát
hiệnthiếu
1381
121,128,221,222,…
Thuh

icáckhoảnđ

utư
tàichínhbằngtiềnmặt
Thuh

icáckhoảnphảithu,
ứngtrướcbằngtiềnmặt
131,138,141,144…
Ki

mkêquỹti

nmặt,phát
hiệnthừa
3381

Doanhthu,thunhập
khácbằngtiềnmặt
511,512,515,7111…
Nhậnv

ngóptừ cácchủ
sởhữubằngtiềnmặt
411
Vayng

nhạn,vaydài
hạnnhậpquỹtiềnmặt
311, 341…
1111
11

b. Sơ đồ kế toán tiền mặt là ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý.

Ví dụ 1.2.
Doanh nghiệp A kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, tính tỷ giá xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập
trước – xuất trước có tài liệu sau:
A.
Số dư ngày 31/8/N:

TK 1112 là 89.085.000 (chi tiết: 5.000 USD).

TK 007: 5.000 USD
B.
Trong tháng 9/N có các nghiệp vụ sau:

1.
Ngày 5/9, mua nhập kho nguyên liệu chính chưa thanh toán tiền cho người bán, giá hóa
đơn là 3.000 USD, tỷ giá giao dịch 17.820 VND/USD.
2.
Ngày 6/9, xuất bán chịu cho công ty X 200 SP, đơn giá bán 30 USD/SP, tỷ giá giao dịch
17.825 VND/USD
3.
Ngày 15/9, nhập quỹ tiền mặt 5.000 USD do công ty X trả nợ nghiệp vụ 2, tỷ giá giao
dịch 17.820 VND/USD.
4.
Ngày 25/9/04, chi tiền mặt 2.000 USD để thanh toán cho người cung cấp vật liệu ở
nghiệp vụ 1, tỷ giá giao dịch 17.825 VND/USD.
Yêu cầu:

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Đánh giá lại số dư cuối kỳ tài khoản 1112, biết rằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
vào thời điểm cuối tháng là 17.825 VND/USD.
Ví dụ 1.3.
Tại doanh nghiệp A, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình như sau:
A.
Số dư ngày 1/9/N của:
A.
TK 111 (1113): 100.750.000 (gồm 5 lượng vàng SJC);
B.
TK 131 “Khách hàng X”: 40.300.000 (2 lượng vàng SJC).
Lời
L



144,331,311….
Chiti

nmặtb

ng
ngoạitệ(TGGS)
635
Thuti

nmặtb

ng
ngoạitệ(TGGD)
511,711,131… 1112,1113
515
007
Thu
ngoại
tệ
Chi
ngoại
tệ
ChênhlệchTGgiảmkhiđánhgiálạiSDCK
413
ChênhlệchTGtăngkhi
đánh
g
iálạiSDCK

12

B. Trong tháng 9/N, doanh nghiệp A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1.
Ngày 3/9, DN A đã chi 1 lượng vàng SJC để đặt cọc mua 1 thiết bị phục vụ cho sản xuất,
giá mua bán bình quân 1 lượng vàng SJC của công ty vàng bạc, đá quý TP.HCM tại thời
điểm này là 20.190.0000đ.
2.
Ngày 15/9, nhận thiết bị đặt cọc mua ở nghiệp vụ 1, đã làm thủ tục kiểm nghiệm nhận, trị
giá 100.000.000đ. DN A đã thỏa thuận với công ty cung cấp tài sản về việc thanh toán
tiền hàng như sau:

Dùng tiền ký quỹ để thanh toán theo giá thị trường, giá mua bán bình quân 1
lượng vàng SJC của công ty vàng bạc, đá quý thành phố HCM tại thời điểm này
là: 20.200.000đ

Số còn lại thanh toán bằng tiền mặt VNĐ (đã có phiếu chi)
3.
Ngày 20/9, khách hàng X trả nợ cho DN 2 lượng vàng SJC, giá mua bán bình quân 1
lượng vàng SJC tại công ty VBĐQ thành phố HCM ngày này là: 20.210.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng
2.1.3.1. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh tình hình biến động về tiền gửi kế toán sử dụng TK 112 - Tiền gửi ngân
hàng. Tài khoản 112 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi
của DN tại các ngân hàng và các Công ty tài chính. Kết cấu và nội dung ph
ản ánh của tài
khoản 112
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
SDĐK: TGNH tồn đầu kỳ


TGNH tăng

Khoản chênh lệch thừa chưa rõ
nguyên nhân


TGNH giảm

Khoản chênh lệch thiếu chưa rõ
nguyên nhân
SDCK: TGNH tồn cuối kỳ

Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 1121 – Tiền Việt Nam
+ TK 1122 – Ngoại tệ
+ TK 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
2.1.3.2. Chứng từ kế toán, sổ kế toán
Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền gửi ngân hàng Giấy báo Nợ khi doanh
nghiệp rút tiền, giấy báo Có khi doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng, hoặc Bản sao kê kèm
theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi ).
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với
ch
ứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu
ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân
hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
Một doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, do đó kế
toán cần phải mở sổ chi tiết ti
ền gửi cho từng tài khoản ngân hàng để tiện việc kiểm tra, đối
chiếu.

13

2.1.3.3. Sơ đồ hạch toán: giống sơ đồ hạch toán TK 111 (1111, 1112, 1113). Trừ trường hợp
so sánh sổ kế toán và sổ phụ ngân hàng phát hiện thừa, thiếu:
Ví dụ 1.4:
Tại doanh nghiệp A, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình như sau:
A.
Số dư ngày 1/9/N của TK 112 (1121): 500.000.000đ
B.
Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ:
1.
Nhận được giấy “Báo Có” của Ngân hàng về số tiền người mua thanh toán 50.000.000đ
2.
Mua nguyên vật liệu chính nhập kho, giá mua chưa thuế 30.000.000đ, thuế GTGT 10%,
doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển khoản (đã nhận được giấy báo nợ)
3.
Chuyển khoản trả nợ ngắn hạn 40.000.000đ, đã nhận được giấy báo nợ.
4.
Nhận sổ phụ ngân hàng, số tiền gửi ngân hàng còn cuối kỳ theo sổ phụ là 478.000.000đ,
chênh lệch 1.000.000đ so với sổ kế toán, chưa xác định được nguyên nhân.
Yêu cầu: Định khoản và phản ảnh lên tài khoản 112 các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.1.4. Kế toán tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, kho bạc
nhà nước, đã gửi bưu điệ
n để chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả
cho đơn vị khác hay làm thủ tục chuyển từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác
nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng. Tiền đang chuyển gồm
tiền Ngân hàng Việt Nam và ngoại tệ các loại phát sinh trong các trường hợp:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho ngân hàng.

- Chuyển tiền qua bư
u điện để trả cho đơn vị khác.
- Các khoản tiền cấp phát, trích chuyển giữa đơn vị chính với đơn vị phụ thuộc, giữa
cấp trên với cấp dưới giao dịch qua ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ
hoặc báo Có
2.1.4.1. Tài khoản sử dụng:
Kế toán tiền đang chuyển sử dụng TK 113 “Tiền đang chuyển” để phản ánh tình hình
và sự biến
động tiền đang chuyển của doanh nghiệp. Nội dung ghi chép của TK 113 như sau:
TK 113 – Tiền đang chuyển
SDĐK: Tiền đang chuyển đầu kỳ

Tiền đang chuyển tăng

 Tiền đang chuyển giảm
SDCK: Tiền đang chuyển cuối kỳ

TK 113 có 2 tài khoản cấp hai:
- TK 1131: Tiền Việt Nam.
- TK 1132: Ngoại tệ.
Tài khoản 113 thường chỉ phản ánh khoản tiền đang chuyển vào thời điểm cuối tháng
mà đối tượng nhận (ngân hàng, người bán…) vẫn chưa nhận được. Trong tháng, nếu tiền đã
Chênhlệchthừati

n
gửingânhàng
1123388 1388
Chênhlệchthi
ế
uti


n
gửingânhàng
14

chuyển nhưng đối tượng nhận vẫn chưa nhận được, để đơn giản kế toán không hạch toán vào
TK 113 – Tiền đang chuyển mà đợi khi nào đối tượng nhận đã nhận được thì ghi thẳng vào
bên nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu chuyển vào ngân hàng) hoặc TK 331 – Phải trả cho
người bán (nếu chuyển trả nợ người bán)…
2.4.1.2. Chứng từ kế toán, sổ kế toán
Kế toán tiền đang chuyể
n sử dụng các chứng từ : phiếu chi, giấy nộp tiền, biên lai thu
tiền, giấy chuyển tiền…
Căn cứ trên chứng từ, kế toán ghi sổ kế toán giống như đối với tiền mặt.
2.1.4.3. Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền đang chuyển

2.1.5. Trình bày thông tin về vốn bằng tiền trên báo cáo tài chính
2.1.5.1. Trình bày trên bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu Tiền được trình bày trên phần Tài sản, thuộc ph
ần Tài sản ngắn hạn của Bảng
cân đối kế toán là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ tổng số tiền hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), vàng bạc,
kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển. Số liệu lấy để ghi vào chỉ tiêu tiền là tổng số dư nợ
của các tài khoả
n 111, 112, 113 (trên sổ cái hoặc sổ nhật ký sổ cái)
2.1.5.2. Trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, luồng tiền vào/ra của doanh nghiệp được trình bày
chi tiết theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo

ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư
hoặc là hoạt động tài chính.

Luồng tiề từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh từ hoạt động mua sắm, xây
dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các
khoản tương đương tiền.

Luồng tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh các hoạt động tạo ra thay
đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
2.1.5.3. Trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Thu
ế
GTGT
3333
113
Nộpti

nmặtvàongânhàng,chuy

n
TGNHnhưngchưanhậnđượcgiấybáo
111
,
112
Thunợnộpthẳngvàongânhàngnhưng
chưanhậnđượcgiấybáocó
131
511,711…… 
Thuti


nnộpth

ngvàongânhàng
chưanhậnđượcgiấybáocó
Nhậnđượcgi

ybáonợv


sốtiềnđãchuyển
331…
Nhậnđượcgi

ybáocóv


sốtiềnđãgửi
112
15

Trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, chỉ tiêu Tiền trên Bảng cân đối kế toán
được trình bày chi tiết số tiền cuối năm, đầu năm cho từng khoản mục: tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển.
2.2. Kế toán các khoản phải thu
2.2.1. Những vấn đề chung
2.2.1.1. Khái niệm
Các khoản phải thu: Là một bộ phận thuộc tài sản của DN đang bị các đơn vị và các
cá nhân khác chiếm dụng mà DN có trách nhi
ệm phải thu hồi. Căn cứ vào thời hạn thu hồi,
nợ phải thu chia thành 2 loại:


Nợ phải thu ngắn hạn: Là khoản nợ phải thu có thời hạn thu hồi nợ trong vòng 12
tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh
bình thường dưới 12 tháng) hoặc dưới 1 chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với các doanh
nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng).

Nợ phải thu dài hạn: là loại nợ phải thu có thời hạn thu hồi sau 12 tháng kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dưới
12 tháng) hoặc dài hơn 1 chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với các doanh nghiệp có chu kỳ
kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng)
Căn cứ theo nội dung, nợ phải thu bao gồm rất nhiều loại, trong phạm vi chương này
chỉ trình bày: Các khoản phải thu của khách hàng, Phả
i thu khác, Dự phòng phải thu khó đòi.
2.2.1.2. Nguyên tắc kế toán
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu, từng thời hạn
thanh toán, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn.
Định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ, xác định được các loại nợ trả đúng hạn, khoản
nợ khó đòi, hoặc có khả năng không đòi được để có căn cứ
xác định số trích lập dự phòng nợ
phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ phải thu không đòi được
2.2.2. Kế toán các khoản phải thu của khách hàng
Các khoản phải thu của khách hàng là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán
chịu hàng hoá, thành phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Trong điều kiện sản xuất thị trường và lưu
thông hàng hoá càng phát triển thì việc bán chịu ngày càng tăng để
đẩy mạnh bán ra. Do vậy
mà các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu và có xu
hướng tăng lên trong các khoản phải thu của doanh nghiệp.
2.2.3.1. Tài khoản sử dụng
Để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng kế toán sử dụng tài khoản 131 “Phải
thu của khách hàng”. Nội dung ghi chép của tài khoản này như sau:

TK 131

Số tiền phải thu của khách hàng

Số tiền đã thu của khách hàng hoặc
giảm trừ cho khách hàng

Số tiền khách hàng ứng trước
SDCK: Số tiền còn phải thu khách hàng cuối kỳ

Tài khoản 131 có thể có số dư bên có. Số dư bên Có phản ánh số tiền đã nhận trước
hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số tiền phải thu của khách hàng.
2.2.3.2. Chứng từ, sổ kế toán
16

Chứng từ kế toán để ghi chép vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết liên quan đến phải thu
khách hàng là các hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ chứng minh việc
bán chịu đã được phê duyệt bởi bộ phận chịu trách nhiệm. Sau khi hóa đơn đã được lập và
hàng đã được giao cho khách hàng thì kế toán tiếp tục theo dõi các khoản nợ phải thu. Ngoài
ra, còn có các chứng từ khác liên quan như Phiếu thu (khi thu tiền, nhận tiền ứ
ng trước của
khách hàng), Biên bản bù trừ công nợ, phiếu chi (trong trường hợp chi tiền trả lại cho khách
hàng)….
Căn cứ chứng từ, kế toán ghi sổ tổng hợp (nhật ký chung, sổ cái theo hình thức nhật
ký chung; chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái – hình thức chứng từ ghi sổ….)
và sổ chi tiết thanh toán với người mua.
2.2.3.3. Sơ đồ kế toán phải thu của khách hàng.
2.2.3. Kế toán các khoản ph
ải thu khác
Các khoản phải thu khác bao gồm:

-
Giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.
-
Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do tập thể hoặc cá nhân trong và ngoài đơn
vị gây ra như gây mất mát, hư hỏng tài sản, vật tư hàng hoá hay tiền bạc được xử lý
bắt bồi thường.
-
Các khoản cho vay mượn tài sản, tiền bạc có tính chất tạm thời, không lấy lãi.
-
Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước , như: chi phí cổ phần
hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh
nghiệp cổ phần hóa…
-

2.2.4.1. Tài khoản sử dụng:
Các khoản phải thu khác được phản ánh vào tài khoản 138 - Phải thu khác. Tài khoản
138 - Phải thu khác có 3 tài khoản cấp hai:
Chi
ế
tkh

uthanhtoán
635
(n
ế
ucó)
Chi
ế
tkh


uthươngmại,giảm
giá,hàngbánbị trảlại
521,531,532
3331
Kháchhàngthanhtoánti

n
hoặcứngtrước
111, 112
511, 711
3331
Bán chưa thu ti

n
ThuếGTGT(nếu
có)
CLTGtăngdođánhgiálạicáckhoản
PTKHcógốcngoạitệcuốikỳ
413
CLTGgiảmdođánhgiálạicác
kho

n PTKH có g

c ngo

i t

cu


i
131
Nợ khóđòixử lýxóas


139,642
004
Đồngthờighi
17

- TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân,
còn chờ quyết định xử lý.
TK 1381

Phát hiện tài sản thiếu, chờ xử lý

Xử lý tài sản thiếu
SDCK: TS thiếu còn chờ xử lý cuối kỳ


-
TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà doanh
nghiệp đã chi trong thời gian cổ phần hóa doanh nghiệp. Trong phạm vi chương này
không trình bày TK 1385.
-
TK 1388 – Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài các
khoản phải thu đã trình bày ở TK 131, 133, 136, 1381, 1385.
TK 1388

Tăng khoản phải thu khác


Giảm khoản phải thu khác
SDCK: Số tiền còn phải thu khác cuối kỳ


2.2.4.2. Chứng từ, sổ kế toán
Chứng từ kế toán sử dụng bao gồm: Biên bản kiểm nghiệm, Biên bản kiểm kê, Biên
bản xử lý tài sản thiếu, Hợp đồng vay, kèm theo Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu,
phiếu chi…
C ăn cứ chứng từ, kế toán ghi sổ kế toán tổng hợp (tùy theo từng hình thức kế toán) có liên
quan và mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối trường hợp thiế
u tài sản, về số lượng, giá trị, người
chịu trách nhiệm vật chất và tình hình xử lý. Đồng thời phải theo dõi cho từng khoản, từng đối
tượng phải thu, số đã thu, số còn phải thu
2.2.4.3. Sơ đồ kế toán
a. Sơ đồ kế toán tài sản thiếu chờ xử lý
b. Sơ đồ kế toán phải thu khác
Xử lýtàisảnthi
ế
u
111,1388,334…
Giátrị vậttưm

tmát,hao
hụtđượctínhvàogiávốn
632
1381
211
214
TSCĐHHpháthiệnthi

ế
u,chờ xử lý
111,15*
Ti

n,vậttưm

tmát,haohụt
chờxửlý
18

2.2.4. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi
2.2.4.1. Những vấn đề chung
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản thu mà bên nợ khó hoặc
không có khả năng trả nợ. Các khoản nợ của những khách hàng này gọi là nợ phải thu khó
đòi. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải ước tính giá trị của các khoản thiệt h
ại do các khoản nợ khó
đòi gây ra để ghi nhận vào chi phí cùng thời kỳ phát sinh doanh thu của các khoản bán trả
chậm để đảm bảo 2 nguyên tắc phù hợp và thận trọng, giúp cho số liệu của báo cáo tài chính
phản ánh đúng với giá trị thực của các khoản phải thu.
a. Đối tượng và điều kiện:
Đối tượng lập dự phòng phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều ki
ện sau:

Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn
nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu
công nợ và các chứng từ khác. Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy
định này phải xử lý như một khoản tổn thất.


Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+
Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ
hoặc các cam kết nợ khác.
+
Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty,
doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá
sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ
quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi nh
ư nợ không có khả năng
thu hồi và được xử lý theo quy định tại điểm 3.4 thông tư 13/2006/TT-BTC.
b. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các
khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng
cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
1388
111,112,152,153…
Chovay,mượnvậttưtạm
thời,khôngtínhlãi.
1381
XửlýTSthi
ế
u,b

tb

ithường

Phảithulãi,lợinhuậntừđ

utư
515
111,112…
Thuđượcti

ntừ cáckhoản
phảithukhác
Bùtrừ vàonợ phảitrả người
bán,phảitrảkhác;trừ
331,338,334
Chưađượclập
d

p
hòn
g

Đãđượclập
d

p
hòn
g

Xử lýnợ phải
thukhác
khôngcókhả
năngthuh


i
139
642
19

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+
50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+
70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình
trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan
pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn
thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp
toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi
phí quản lý của doanh nghiệp.
c. Xử lý khoản dự phòng:
Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự
phòng theo các quy định nêu trên; nếu:

Số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh
nghiệp không phải trích lập;

Số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì
doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;


Số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì
doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.
d. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
d.1. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:

Đối với tổ chức kinh tế:
+
Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh
nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối
với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác
nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+
Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan
quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh
nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+
Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người
nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+
Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất
tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+
Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn
hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương
về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
+
Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi được của doanh
nghiệp (nếu có).

Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng từ, tài liệu chứng
minh theo quy định thì lập Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo quy
định.
d.2. Xử lý tài chính:
20

‒ Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh lệch giữa nợ
phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do
phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án
hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác).

Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử
dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần
chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi
riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp
tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi
phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
d.3. Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghi
ệp phải lập hồ sơ sau:

Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng
khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các
khoản thu hồi được).

Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối
chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác
nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan
khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.


Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm
xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
d.4. Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành
viên (đối với doanh nghiệp có Hội
đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với
doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp
căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết
định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định
của mình trước pháp luật, đồng thời th
ực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ
hiện hành.
2.2.4.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi được phản ánh ở tài khoản 139 “Dự
phòng phải thu khó đòi”. Nội dung kết cấu của tài khoản 139 như sau:
TK 139

Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi

Lập dự phòng phải thu khó đòi
SDCK: Dự phòng phải thu khó đòi cuối kỳ








21

2.2.4.3. Sơ đồ kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Ví dụ 1.5.
Một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế
GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ, có các tình hình sau:
A.
Số dư đầu tháng 12/N:
+
TK 131: 200.000.000đ. Chi tiết:

Khách hàng E: 100.000.000đ

Khách hàng F: 80.000.000đ.

Khách hàng K: 20.000.000
+
TK 139: 50.000.000đ. Chi tiết:

Khách hàng F: 40.000.000đ

Khách hang K: 10.000.000đ
B.
Phát sinh trong tháng 12/N:
1. Bán hàng chưa thu tiền khách hàng H, giá bán chưa thuế 50.000.000đ, thuế GTGT 10%.
2. Khách hàng H thanh toán toàn bộ tiền nợ nghiệp vụ 1 bằng chuyển khoản, đã nhận được
giấy báo có.
3. Kiểm kê hàng hóa tại kho phát hiện thiếu một số hàng hóa trị giá 3.000.000đ, chưa xác
định được nguyên nhân.

4. Xử lý số hàng thiếu như sau: Bắt thủ kho bồi thường 2/3, số còn lại tính vào giá vốn hàng
bán trong kỳ.
5. Thu tiề
n mặt do thủ kho bồi thường 2.000.000đ
6. Doanh nghiệp F phá sản, theo quyết định của tòa án khách hàng F đã trả nợ cho doanh
nghiệp 10.000.000đ bằng tiền mặt, số còn lại doanh nghiệp xử lý xóa sổ.
7. Đòi được số nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ năm ngoái 15.000.000đ bằng tiền mặt.
8. Cuối tháng 12, doanh nghiệp lập dự phòng phải thu khó đòi khách hàng K 14.000.000đ.
Yêu cầu: Định kho
ản các nghiệp vụ phát sinh tháng 12/N
2.2.5. Trình bày thông tin về các khoản phải thu trên báo cáo tài chính.
Các khoản phải thu được trình bày bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.
Giảmnợ
phảithu
khóđòiđã
xửlý
Tăngnợ
phảithu
khóđòiđã
xửlý
Xóas

phảithukhóđòi
(đồngthờighităngTK004)
131,138
Xóas

phảithukhóđòi(chưalậpdự phòng)
(đồngthờighităngTK004)
Hoànnhậpdự phòngphảithukhóđòi

139 642
Lậpdự phòngphải
thukhóđòi
004
22

‒ TK 131: Căn cứ vào sổ chi tiết, số tiền còn phải thu khách hàng có thời hạn dưới 1
năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo được trình bày ở khoản
mục “Phải thu khách hàng” – Phần Tài sản ngắn hạn, số tiền còn phải thu khách hàng;
số tiền còn phải thu khách hàng có thời hạn thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ
kinh doanh tại thời điểm báo cáo được trình bày ở khoản mục “Phải thu dài h
ạn của
khách hàng” – Phần Tài sản dài hạn. Riêng trường hợp người mua trả trước được ghi
bên phần Nguồn vốn của Bảng Cân đối kế toán, mục “Nợ ngắn hạn” với mục chi tiết
là “Người mua trả tiền trước”

TK 138:
+
Số dư tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” được trình bày ở mục “Tài sản
ngắn hạn khác” – Phần tài sản ngắn hạn.
+
Số dư tài khoản 1388 “Phải thu khác” được trình bày ở mục “Các khoản phải
thu khác” – Phần tài sản ngắn hạn (Phải thu trong thời gian 1 năm hoặc 1 chu
kỳ kinh doanh bình thường) và mục “Phải thu dài hạn khác” – Phần tài sản dài
hạn (Phải thu trong thời gian trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh bình
thường)

TK 139: Số dư có chi tiết của TK 139 được ghi âm ở mục “Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi” – Tài sản ngắn hạn và “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” – Tài sản
dài hạn .

2.3. Kế toán các khoản ứng trước
2.3.1. Kế toán tạm ứng
2.3.1.1. Nguyên tắc giao tạm ứng:
Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm
ứng để thực hi
ện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được
phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với
người nhận tạm ứng thường xuyên (Thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính)
phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.
Người nhận tạ
m ứng (Có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh
nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung
công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng
hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứ
ng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người
khác sử dụng.
Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh
toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (Theo từng lần, từng
khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số
đã nhận tạm
ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì
phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì
doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.
Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới
được nhận tạm ứng kỳ sau.
2.3.1.2.Tài khoản sử dụng:
Kế toán thanh toán tạm ứng sử dụng tài khoản 141 - Tạm ứng. Nội dung ghi chép của
tài khoản 141 như sau:

23


TK 141

Tạm ứng cho cán bộ, CNV

Thanh toán bằng tiền tạm ứng

Thu hồi tạm ứng (nộp quỹ, trừ lương…)
SDCK: Số tạm ứng chưa thanh toán
2.3.1.3. Chứng từ, sổ sách kế toán
Chứng từ kế toán sử dụng bao gồm: giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm
ứng
Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép
đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
2.3.1.4. Sơ đồ kế toán
Ví dụ 1.6.
Số dư ngày 31/3/N của TK 141: 2.500.000, theo sổ chi tiế
t gồm:
- Nguyễn Văn A: 2.000.000
- Trần Văn B: 500.000.
Trong tháng 4/N, phòng kế toán công ty có tài liệu về các khoản tạm ứng như sau:
1.
Chi tạm ứng cho Lê K để bốc dỡ vật liệu: 500.000.
2.
Chi tạm ứng cho Hoàng T (bộ phận quản lý doanh nghiệp) đi công tác: 400.000.
3.
Nguyễn Văn A thanh toán tạm ứng, cụ thể:
+
Mua công cụ nhập kho, giá hóa đơn chưa thuế 1.800.000đ, thuế GTGT 10%.
+

Số tiền còn thừa nộp lại quỹ tiền mặt.
4.
Trần Văn B thanh toán tạm ứng, cụ thể:
+
Chi tiền vận chuyển hàng hóa đi bán, giá hóa đơn chưa thuế 500.000đ, thuế
GTGT 10%.
+
Số tạm ứng thiếu là 50.000đ đã được chi thêm bằng tiền mặt.
5.
Hoàng T đi công tác chi hết 300.000đ. Số tạm ứng thừa được trừ vào lương tháng 4.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.3.3. Kế toán chi phí trả trước
2.3.2.1. Nội dung các khoản chi phí trả trước
Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới
hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào nhi
ều kỳ kế toán tiếp theo. Theo thời
gian phân bổ, chi phí trả trước bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài
Tạmứngti

n,vậttưchongười
laođộn
g
tron
g
đơnvị
141111,112,152…
152,153,156,241,331,
621,627,642…
111,152,334

Thuh

icáckhoảntạmứngchi(sử
dụn
g)
khôn
g
h
ế
thoặctrừlươn
g

24

hạn. Chi phí trả trước ngắn hạn là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh mà doanh nghiệp dự
kiến phân bổ trong 1 niên độ kế toán (hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường). Chi phí trả
trước dài hạn là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến kết quả hoạt động SXKD
của nhiều niên độ kế toán.
Thuộc loại chi phí trả trước ngắn hạn, gồm:

Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một
năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của
một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe ) và các loại lệ phí mua và trả một
lần trong năm.


Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và
công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm.

Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài
chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn
khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một
chu kỳ kinh doanh.

Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được).

Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho
nhiều kỳ kế toán (tháng, quí) trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả
chậm, trả góp, ).
Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:

Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng,
kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh nhiều năm tài chính nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;

Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài
chính;

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong
giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;

Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;


Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô
hình;

Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;

Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát
sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng tái cơ cấu doanh
nghiệp;

Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản, ) và các loại lệ phí mà
doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;
25

‒ Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ,
dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần
vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;

Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi
trái phiếu ngay khi phát hành;

Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;

Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp
không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;

….

2.3.2.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” để phản ánh các khoản chi phí
trả trước ngắn hạn và TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” để phản ánh các khoản chi phí trả
trước dài hạn. Kết cấu TK 142 và TK 242 như sau:
TK 142, 242

Chi phí trả trước thực tế phát sinh  Chi phí trả trước đã tính vào chi phí
SXKD trong kỳ
SDCK: Số CP trả trước chưa tính vào CP
2.3.2.3. Chứng từ, sổ sách kế toán
Tùy theo từng nội dung chi phí trả trước mà chứng từ liên quan có thể là: phiếu chi,
phiếu xuất kho, Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ,
Căn cứ chứng từ gốc, kế toán ghi sổ kế toán tổng hợp có liên quan (tùy theo từng hình
thức kế toán) đồng thời kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước đã phát
sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí củ
a từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa
phân bổ vào chi phí;
2.3.2.4. Sơ đồ kế toán
Ví dụ 1.7.
Tại một doanh nghiệp, số dư ngày 31/3/N của TK 142 là 48.000.000đ. Trong đó:

Chi phí trả trước tiền thuê nhà kho chứa hàng hóa chờ bán: 45.000.000

Công cụ - dụng cụ phân bổ 2 lần dùng ở PXSX chính: 3.000.000.
Trong tháng 4/N, có tình hình về chi phí trả trước ngắn hạn như sau:
Địnhkỳ,phânb

chiphívàođ

i

tượngchịuchiphí
142,242 627,641,642…
Chiti

nthuênhàxưởng,văn
phòng, muacôngcụ(sửdụng
ngay)phụcvụchonhiềukỳkế
Xu

tcôngcụ,dụngcụ giátrị lớn,
phụcvụnhiềukỳkếtoán
111,112
153

×