Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích ma trận BCG của Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.98 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH MA TRẬN BCG CỦA VINAMILK
I. MA TRẬN BCG:
- Khái niệm: ma trận BCG là mô hình thể hiện vị thế của một công ty trong
mối tương quan thị phần sản phẩm và tốc độ tăng trưởng của ngành đó.
 Thông qua việc phân tích danh mục SBU, ma trận BCG cho phép các
doanh nghiệp đánh gía được vị thế cạnh tranh tổng thể của SBU trong
ngành , từ đó đưa ra các chính sách phân bổ về vốn hợp lý, hiệu quả.
- Mô hình này được thể hiện tình thế của các SBU trên cùng một mặt phẳng,
gồm 4 phần :
+ Stars:là những SBU có thị phần tương đối lớn và mức tăng trưởng cao,
được đánh giá cao về khả năng cạnh tranh, sinh lợi và cơ hội phát triển.
+ Question Marks: đây là những SBU có thị phần tương đối thấp vì vậy khả
năng cạnh tranh tương đối yếu. tuy nhiên, d.o tốc độ tăng trưởng ngành
cao nên có triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng dài hạn.
+ Cashs Cow: là những SBU có thị phần cao nên có khả năng cạnh tranh,
cho phép duy trì khả năng sinh lợi. Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng ngành
thấp nên hầu như không có cơ hội phát triển.
+ Dogs: là những SBU thị phần thấp, trong ngành tăng trưởng chậm, do
vậy có rất ít cơ hội tăng trưởng.
II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK.
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products
Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ
sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Công ty là doanh nghiệp
hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa
đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và 30% thị phần sữa
bột tại Việt Nam.
Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần
94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất
khẩu sang nhiều nước Mỹ,Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông
Nam Á
Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8


nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản
phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản
phẩm được làm từ sữa. Được chia thành 4 dòng sản phẩm chính:
• Sữa nước
• Sữa bột
• Sữa chua
• Sữa đặc
=> Danh hiệu:
* Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
* Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)
* Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)
III. PHÂN TÍCH MA TRẬN BCG CỦA CÔNG TY VINAMILK.
III.1 Xác định danh mục các SBU và đánh giá triển vọng tương lai của
chúng.
SBU Thị phần
SBU
Thị phần
đối thủ
cạnh
tranh
Mức thị
phần
tương
đối trong
ngành
Mức tăng
trưởng của
doanh số bán
hàng trong
ngành

Doanh thu
(nghìn tỷ
VND)
Sữa
nước
50% 33% 1.52 21% 9296.55
Sữa bột 30% 24% 1.25 23% 7702.86
Sữa đặc 75% 25% 3.00 10% 4515.47
III.2 Sắp xếp các SBU vào ma trận BCG.
III.3 Xác định chiến lược cho từng SBU.
 Question Marks:
 SBU sữa bột: với mức thị phần là 30% nhưng thị trường tiêu thụ sản
phẩm sữa bột của Vinamilk chủ yếu ở khu vực nông thôn. Ở thị trường
thành phố lớn, Vinamilk gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các hãng sữa
nước ngoài do tâm lý tiêu dùng của người dân thành thị ưa chuộng
hàng ngoại. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm sữa bột của Vinamilk ngày càng
đa dạng để đáp ứng với nhu cầu thực tế, không chỉ giới hạn ở đối tượng
trẻ em mà còn đã được mở rộng sang nhiều đối tượng như bà mẹ mang
thai và người lớn tuồi, người thừa cân, béo phì, người bị bệnh tiểu
đường. Chính vì vậy, đây vẫn sẽ là lợi thế không nhỏ giúp Vinamilk tiếp
tục nắm giữ thị phần.
 Giải pháp chiến lược: tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh marketing, phát
triển thêm các dòng sản phẩm mới, đặc biệt là định vị dòng sản
phẩm ở phân khúc giá thấp.
 SBU sữa nước: tiếp tục là mặt hàng chủ lực của Vinamilk, có tỷ trọng đóng
góp lớn nhất trong doanh thu. Năm 2012, thị trường sữa nước do Vinamilk
và Friesland Campina nắm giữ. Tuy nhiên, với lợi thế hơn về dòng sản phẩm
sữa tươi tiệt trùng 100%, được sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu chăn
nuôi, thu mua, chế biến và đóng gói; sữa nước vẫn là phân khúc mang lại
nhiều cơ hội và lợi nhuận.

 Giải pháp chiến lược: triển khai đầu tư vào năng lực sản xuất sữa :
phát triển đàn bò, mở rộng các trang trại, xây dựng các nhà máy
với công nghệ mới… ngoài ra đẩy mạnh chiến lược marketing,
quảng cáo nhằm duy trì hình ảnh, mở rộng đối tượng khách hàng.
 Cash Cow: SBU sữa đặc là sản phẩm xuất hiện sớm, có chỗ đứng trên thị
trường. Là dòng sản phẩm có thị phần cao nhưng mức tăng trưởng thấp nên
cần có chính sách đầu tư thích hợp.
 Gải pháp chiến lược: tiếp tục duy trì đầu tư, đẩy mạnh các sản phẩm
hướng tới đối tượng khách hàng bình dân và cách kênh phân phối
sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Thị phần của vinamilk: 2012
/>Đối thủ sữa tươi: TH True milk (2012)
/>Đối thủ sữa bột : Abbot (2010)
/>hieu-/
Đối thủ sữa chua: Love in Farm ( 2013)
/>

×