Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Phế Thải Rắn, Nước Thải Của Công Ty Tnhh Giầy Sunjade Việt Nam, Công Ty Tnhh Sữa Lam Sơn Và Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Thuộc Khu Công Nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ LƯƠNG QUỲNH TRANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHẾ THẢI RẮN,
NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY TNHH GIẦY SUNJADE
VIỆT NAM, CÔNG TY TNHH SỮA LAM SƠN VÀ CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THUỘC
KHU CƠNG NGHIỆP LỄ MƠN,TỈNH THANH HĨA

Chun ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

c


c


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tơi (ngồi
phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Hà Lương Quỳnh Trang

i

c


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ: “Đánh giá
thực trạng quản lý phế thải rắn, nước thải của Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt
Nam, Công ty TNHH sữa Lam Sơn và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
thuộc khu cơng nghiệp Lễ Mơn,tỉnh Thanh Hóa”, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Môi
trường, trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ tôi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Thành –
Giảng viên hướng dẫn khoa học đã trực tiếp đóng góp những ý kiến q báu và giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quan trắc Phân tích tài ngun Mơi trường
Thanh Hóa, Ban quản lý các khu cơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa, 3 Công ty (Công ty
TNHH Giầy Sunjade Việt Nam, Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn và Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản) đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách
quan giúp tôi hồn thành luận văn.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành học
tập và luận văn thạc sĩ này.
Hà Nội,ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Hà Lương Quỳnh Trang

ii

c


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi

Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ...............................................................................................................x
PHẦN 1.MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

PHẦN 2.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .....................................................................3
2.1.

Các khái niệm chung .......................................................................................3

2.1.1.

Khái niệm khu công nghiệp. ............................................................................3

2.1.2.

Định nghĩa quản lý môi trường. .......................................................................3


2.2.

Tình hình phát triển của kcn ở Việt Nam và trên thế giới .................................6

2.2.1.

Qúa trình hình thành và phát triển các KCN .....................................................6

2.2.2.

Vai trò của KCN với sự phát triển kinh tế xã hội ..............................................9

2.3.

Thực trạng phát sinh chất thải rắn, nước thải công nghiệp ở Việt Nam ............9

2.3.1.

Thực trạng phát sinh nước thải công nghiệp .....................................................9

2.3.2.

Thực trạng phát sinh phế thải rắn công nghiệp ...............................................15

2.4.

Công tác quản lý phế thải rắn, nước thải KCN tại Việt Nam và Thanh
Hóa ................................................................................................................ 19

2.4.1.


Hệ thống quản lý mơi trường tại các KCN ..................................................... 19

2.4.2.

Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi
trường khu, cụm công nghiệp......................................................................... 21

2.4.3.

Tình hình quản lý mơi trường tại các khu cơng nghiệp ở Việt Nam ................ 22

2.4.4.

Tình hình quản lý mơi trường tại các khu cơng nghiệp ở Thanh Hóa .............. 25

iii

c


2.4.5.

Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý KCN .......................................27

2.4.6.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ môi trường KCN ......................32

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................35

3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................35

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................35

3.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................35

3.3.1.

Khái quát chung về khu công nghiệp Lễ Môn ................................................35

3.3.2.

Giới thiệu về 3 công ty nghiên cứu (Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt
Nam, Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn, Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thủy sản) thuộc khu công nghiệp Lễ Môn,tỉnh Thanh Hóa .....................35

3.3.3.

Thực trạng quản lý phế thải rắn của ba công ty lựa chọn nghiên cứu ..............35

3.3.4.

Thực trạng quản lý nước thải của ba công ty lựa chọn nghiên cứu..................35


3.3.5.

Ý kiến công nhân viên vệ môi trường của ba công ty nghiên cứu ...................35

3.3.6.

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại ba
công ty nghiên cứu.........................................................................................36

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................36

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................36

3.4.2.

Phương pháp khảo sát hiện trường .................................................................36

3.4.3.

Phương pháp điều tra phỏng vấn ....................................................................36

3.4.4.

Phương pháp điều tra lấy mẫu, phân tích mẫu và so sánh mẫu........................36

3.4.5.


Các tiêu chí đánh giá nguồn thải của ba công ty lựa chọn nghiên cứu .............38

3.4.6.

Phương pháp đánh giá kết quả .......................................................................39

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................40
4.1.

Khái quát chung về KCN Lễ Môn ..................................................................40

4.2.

Giới thiệu 3 doanh nghiệp nghiên cứu thuộc KCN Lễ Môn ............................41

4.2.1.

Công ty TNHH Giầy SunJade Việt Nam ........................................................41

4.2.2.

Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn ...............................................................43

4.2.3.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa ....................................46

4.3.


Thực trạng quản lý chất thải rắn của ba doanh nghiệp lựa chọn nghiên
cứu ................................................................................................................48

4.3.1.

Thực trạng phát sinh phế thải rắn ...................................................................48

iv

c


4.3.2.

Hệ thống thu gom và xử lý phế thải rắn.......................................................... 53

4.4.

Thực trạng quản lý nước thải của ba doanh nghiệp lựa chọn nghiên cứu ........ 57

4.4.1.

Thực trạng phát sinh nước thải ....................................................................... 57

4.4.2.

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải .............................................................61

4.5.


Ý kiến của công nhân viên về môi trường của ba doanh nghiệp ..................... 67

4.6.

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại ba
doanh nghiệp nghiên cứu ...............................................................................70

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 73
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 73

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................75

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 76
Phụ lục ...................................................................................................................... 78

v

c


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CTR:


Phế thải rắn

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trường

KCN:

Khu công nghiệp

KCNST:

Khu công nghiệp sinh thái

KCX:

Khu chế xuất

KKT:

Khu kinh tế

LVS:

Lưu vực sông

MTV:

Một thành viên


NXB:

Nhà xuất bản

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT:

Quản lý môi trường

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

vi

c



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 ......... 12

Bảng 2.2.

Ước tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020 .................... 16

Bảng 3.1.

Vị trí lấy mẫu nước .................................................................................37

Bảng 3.2.

Phương pháp phân tích mẫu nước ........................................................... 38

Bảng 4.1.

Thành phần phế thải rắn sinh hoạt củacông ty Giầy sunjade, sữa
Lam Sơn, công ty xuất nhập khẩu thủy sản ............................................. 49

Bảng 4.2.

Thành phần phế thải rắn sản xuất của công ty TNHH giầy sunjade
Việt Nam ................................................................................................51

Bảng 4.3.


Thành phần phế thải rắn sản xuất của công ty sữa Lam Sơn .................... 51

Bảng 4.4.

Thành phần phế thải rắn sản xuất của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thủy sản Thanh Hóa ....................................................................... 52

Bảng 4.5.

Lượng phế thải rắn nguy hại phát sinh trong tháng của ba công ty
chọn nghiên cứu ..................................................................................... 53

Bảng 4.6.

Hiện trạng phế thải rắn của ba công ty chọn nghiên cứu..........................54

Bảng 4.7.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại 3 nhà máy nghiên cứu ...........58

Bảng 4.8.

Kết quả quan trắc nước thải - cổng thải KCN Lễ Môn ............................61

Bảng 4.9.

một số chỉ tiêu cơ bản đầu ra theo TCVN 5945 – 2005 ...........................67

Bảng 4.10.


Kết quả đánh giá của công nhân viên về môi trường của 3 công ty ......... 68

Bảng 4.11.

Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường tại 3
công ty ................................................................................................... 70

vii

c


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Tình hình phát triển khu cơng nghiệp ở Việt Nam.................................... 8

Hình 2.2.

Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng
lượng nước thải từ các lĩnh vực trong tồn quốc......................................10

Hình 2.3.

Hàm lượng BOD5 trong nước thải của một số KCN năm 2008 ...............11

Hình 2.4.

Hàm lượng Coliform trong nước thải một số KCN năm 2008 .................11


Hình 2.5.

Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng
Nai đoạn qua Tp. Biên Hồ .....................................................................13

Hình 2.6.

Hàm lượng NH4+ trên sơng Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên
năm 2008................................................................................................14

Hình 2.7.

Kết quả quan trắc lưu vực sơng Nhuệ - Đáy năm 2013............................15

Hình 2.8.

Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường KCN tại Việt Nam ...........................20

Hình 3.1.

Sơ đồ lấy mẫu nước thải .........................................................................37

Hình 4.1.

Sơ đồ khu cơng nghiệp Lễ Mơn ..............................................................40

Hình 4.2.

Sơ đồ cơng nghệ sản xuất và thực trạng dòng thải của nhà máy ..............42


Hình 3.3.

Quy trình cơng nghệ sản xuất sữa chua ...................................................44

Hình 4.4.

Quy trình cơng nghệ sản xuất sữa tươi ....................................................45

Hình 4.5.

Sơ đồ quy trình cơng nghệ chế biến thủy hải sản đơng lạnh ....................48

Hình 4.6.

Sơ đồ quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn .......................................54

Hình 4.7.

Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải ..................................................59

Hình 4.8.

Diễn biến nồng độ BOD5 trong nước thải ...............................................59

Hình 4.9.

Diễn biến nồng độNH4+ trong nước thải ..................................................60

Hình 4.10.


Diễn biến hàm lượng Coliform trong nước thải .......................................60

Hình 4.11.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải 3 ngăn .......................62

Hình 4.12.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa Lam Sơn ............................63

Hình 4.13.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải 3 ngăn .......................64

Hình 4.14.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải sản xuất cơng ty
chế biến thủy hải sản ..............................................................................64

Hình 4.15.

Sơ đồ ngun lý hoạt động của bể xử lý nước thải tập trung KCN
Lễ Môn...................................................................................................66

viii

c


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Hà Lương Quỳnh Trang
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng quản lý phế thải rắn và nước thải của Công
ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam, Công ty TNHH sữa Lam Sơn và Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản thuộc khu công nghiệp Lễ Mơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ngành: Khoa học Mơi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý phế thải rắn và nước thải của 03 Công ty
thuộc KCN Lễ Mơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý mơi trường tại 03 cơng ty đó.
Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu thực trạng phát sinh chất thải và công tác quản lý môi trường
của 03 công ty được thực hiện dựa trên việc thu thập các thông tin thứ cấp từ các báo
cáo kết hợp với việc khảo sát hiện trường và phân tích số liệu thứ cấp từ phiếu điều tra.
Để đánh giá thực trạng chất lượng nước thải của 03 công ty, nghiên cứu đã dựa vào kết
quả phân tích mẫu nước mang tính đại diện và so sánh với QCVN. Qua những nội dung
đã tìm hiểu, nghiên cứu có cơ sở để đề xuất những giải pháp có tính khả thi.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động sản xuất của 03 công ty đều phát sinh
phế thải rắn. Phế thải rắn được chia làm 03 loại là phế thải rắn sinh hoạt, phế thải rắn
công nghiệp và chất thải nguy hại. Do quy mơ và tính chất ngành nghề của các công ty
khác nhau nên khối lượng và thành phần các phế thải rắn khác nhau. Chất thải ở các
công ty đều được phân loại, thu gom, vận chuyển về kho chứa và các công ty đều ký
hợp đồng với các đơn vị chức năng đến thu gom, vận chuyển, xử lý. Nước thải của
Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn có thơng số Coliform và BOD5 q giới hạn ở cả 2
mùa; nước thải của công ty CP xt nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa thơng số NH 4+ vượt
giới hạn ở cả 2 mùa; thông số còn lại đều nằm trong giới hạn. Nước thải tại các công ty

đều được xử lý trước khi thải ra hệ thống xử lý chung của KCN. Việc tổ chức đội ngũ
làm công tác bảo vệ môi trường ở các công ty chưa thực sự mạnh nhưng đã từng bước
đáp ứng được nhu cầu thực hiện công tác chuyên môn. Căn cứ vào thực tế, nghiên cứu
đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường và công tác quản lý tại các
khu vực nghiên cứu.

ix

c


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Luong Quynh Trang
Thesis title: Assessing the situation of solid waste management and wastewater
of Sunjade Vietnam Footwear Co., Ltd, Lam Son Milk Co., Ltd and seafood export and
import joint stock company in Le Mon industrial zone, Thanh Hoa province.
Major: Environmental Sciences
Code: 60.44.03.01
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Assess the actual situation of solid waste management and wastewater
management of 03 companies in Le Mon Industrial Park, Thanh Hoa province. Based
on the assessment, propose some measures to improve the effectiveness of
environmental management at these three companies.
Materials and Methods:
Main methods of the status of waste generation and environmental management
of the three companies is based on the collection of secondary data from reports
combined with field surveys and data analysis. Secondary from the questionnaire. To
assess the actual effluent quality of the three companies, the study was based on a
representative sample of water samples comparing with Vietnamese standards. Based

on the contents studied, the research has a basis for proposing feasible solutions.
Main findings and conclusions:
Research’s results show that during the production activities of 03 companies
generate solid waste. Solid waste is divided into 3 types: domestic waste, industrial
solid waste and hazardous waste. Due to the size and nature of the occupation of
different companies, the volume and composition of solid waste varies. Waste in the
company is classified, collected, transported to the warehouse and the companies are
contracted with the functional units to collect, transport and treat. Wastewater of Lam
Son dairy limited company has parameters Coliform and BOD5 over limit in both
seasons; Wastewater of Thanh Hoa Seafood Import Export JSC, NH4 + parameter
exceeds the limit in both seasons; All other parameters are within the limits. Waste
water in the company is treated before discharged into the general treatment system of
the IP. The organization of environmental protection staff in companies is not really
strong, but gradually meet the demand for professional work. Based on the fact,
research provides solutions to improve environmental quality and management in the
study areas.

x

c


PHẦN 1.MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khu cơng nghiệp Lễ Môn là một trong những khu công nghiệp lớn nhất
của tỉnh Thanh Hóa với rất nhiều nhà máy xí nghiệp sản xuất các loại hình khác
nhau như nhà máy sản xuất giầy, nhà máy thức ăn gia súc, nhà máy sản xuất sữa,
nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy may mặc... Sự phát triển của khu công
nghiệp Lễ Mơn góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Hiện nay, trên thị trường xuất nhập khẩu, sản phẩm giầy Việt Nam đang
có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt, trong đó có cơng ty
sản xuất giầy Sunjade Việt nam trong khu cơng nghiệp Lễ Mơn là một cơng ty có
quy mô lớn, tạo công ăn việc làm cho 7.800 lao động trong và ngồi tỉnh.
Cũng như ngành cơng nghiệp giầy, trong những năm gần đây, ngành công
nghiệp chế biến sữa và ngành chế biến thủy hải sảnViệt Nam đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm sữa và thủy sản được chế biến ở Việt Nam
được bày bán và tiêu thụ khắp nơi. Như một hệ quả tất yếu, khi có điều kiện khai
thác nguyên liệu tại chỗ, các ngành công nghiệp chế biến này ở Việt Nam sẽ có
đủ điều kiện thuận lợi để phát triển. Điển hình trong khu cơng nghiệp Lễ mơn có
cơng ty TNHH MTV sữa Lam Sơn và công ty xuất nhập khẩu thủy sản Thanh
Hóa đang ngày càng phát triển, và tạo ra nhiều công việc cho người dân trong
tỉnh và các vùng lân cận. Điều này giúp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế và tạo ra những sản
phẩm cần thiết cho cuộc sống của con người, các ngành công nghiệp này cũng đã
tạo ra rất nhiều chất thải gây nên ô nhiễm môi trường tự nhiên xung quanh. Phần
lớn các công ty khi đầu tư vào khu công nghiệp đều đã lập các báo cáo đánh giá
tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, bản cam kết bảo vệ môi
trường, đăng ký chủ nguồn thải, khai thác nước mặt để sử dụng trong sản xuất và
thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiếu cực đến môi trường. Song trên
thực tế, việc quản lý và thực hiện các biện pháp trên còn nhiều hạn chế và thiếu
đồng bộ vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh
giá thực trạng quản lý phế thải rắn, nước thải của Công ty TNHH Giầy

1

c



Sunjade Việt Nam, Công ty TNHH sữa Lam Sơn và Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu thủy sản thuộc khu cơng nghiệp Lễ Mơn, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Đánh giá thực trạng công tác quản lý phế thải rắn, nước thải của Công ty
TNHH Giầy SunJade Việt Nam, Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn và Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu thủy sản thuộc khu công nghiệp Lễ Mơn,tỉnh Thanh Hóa.
 Chỉ ra được hiện trạng khối lượng, chủng loại phế thải rắn và chất
lượng nước thải công nghiệp của Công ty TNHH Giầy SunJade Việt Nam, Công
ty TNHH MTV sữa Lam Sơn và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh
Hóa thuộc khu cơng nghiệp Lễ Mơn,tỉnh Thanh Hóa.


Chỉ ra được những tồn tại trong công tác quản lý phế thải rắn và nước

thải của Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam, Công ty TNHH MTV sữa Lam
Sơn và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa thuộc khu cơng
nghiệp Lễ Mơn, tỉnh Thanh Hóa.
 Lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải công nghiệp trước và sau khi
xử lý để đánh giá so với QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải công nghiệp).
 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại ba
công ty nghiên cứutại khu công nghiệp Lễ Mơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: 3 công ty: Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam,
Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
thuộc khu công nghiệp Lễ Mơn,tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi thời gian: năm 3/2016 - 4/2017

2


c


PHẦN 2.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
2.1.1. Khái niệm khu cơng nghiệp
Theo nghị định 29/2008/NĐ-CP của chính phủ quy dịnh về thành lập, hoạt
động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp (KCN), khu chế
xuất (KCX), khu kinh tế (KKT), KKT cửa khẩu thì KCN được định nghĩa như
sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
Sự phát triển của các KCN sẽ đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã
hội và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gây áp
lực mạnh mẽ cho môi trường.
2.1.2. Định nghĩa quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện
cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi
trường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu. Theo một số tác giả,
thuật ngữ về quản lý mơi trường gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về
môi trường và quản lý của các công ty, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó
nội dung thứ 2 có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất
và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng
của các hoạt động sản xuất.
Theo tác giả Trần Thanh Lâm (2006) thì “Quản lý mơi trường là sự tác
động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý mơi trường lên cá
nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống
môi trường và các khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi
tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù

hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành”; theo Lưu Đức Hải (2005) “Quản lý
môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh
các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều
phối thơng tin đối với các vấn đề mơi trường có liên quan đến con người; xuất
phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng hợp
lý tài nguyên”.

3

c


Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục...các biện pháp
có thể đan xen, phối hợp tích cực với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề
đặt ra. Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mơ: tồn
câu, khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện... (Hồ Thị Lam Trà, 2009).
2.1.2.1. Đặc điểm
Công cụ quản lý là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện
công tác quản lý môi trường quốc gia và rất đa dạng, khơng có một cơng cụ nào
có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trường. Mỗi cơng cụ có chức năng và
phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau.
Việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều bắt buộc phải làm
thường xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và là công tác trọng
tâm của nghành môi trường.
2.1.2.2. Phân loại công cụ quản lý môi trường và ưu nhược điểm của các công
cụ quản lý
Việc phân loại công cụ quản lý môi trường theo chức năng và theo bản chất.
 Dựa theo chức năng, công cụ quản lý mơi trường được phân ra thành 3
nhóm cơng cụ:

 Nhóm điều chỉnh vĩ mơ: Phạm vị điều chỉnh rộng lớn, bao gồm luật
pháp, chính sách.
 Nhóm cơng cụ hành động: Phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực cũ thể,
gồm các cơng cũ hạnh chính, xử phạt vi phạm mơi trường trong kinh tế, sinh
hoạt; cơng cụ kinh tế, có tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế- xã hội của cơ sở
sản xuất kinh doanh .
 Nhóm phụ trợ: Là các cơng cụ khơng có tác động điều chỉnh hoạc
không tác động trực tiếp tới hoạt đông. Các công cụ này dùng để quan sát, giám
sát các hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. Cơng cụ phụ trợ
có thể là các cơng cụ kỹ thuật như GIS, mơ hình hóa...
 Dựa theo bản chất, công cụ quản lý môi trường được phân loại như sau:
 Cơng cụ luật pháp - chính sách: Bao gồm các quy định pháp luật và
chính sách mơi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môi
trường, nhà nước.
Các định hướng cơ bản của công cụ luật pháp – chính sách là xây dựng
4

c


văn bản pháp quy về Bảo vệ môi trường; chấn chỉnh, tăng cường công tác xây
dựng, ban hành và hướng dẫn tiêu chuẩn mơi trường; tạo cơ chế, chính sách
trong lĩnh vực mơi trường.
Cơng cụ luật pháp mang tính chất cưỡng chế cao và phạm vi điều chỉnh
rộng lớn, có vai trò định hướng và điều chỉnh thực hiện đối với các loại công cự
khác nhau. Nhược điểm của công cụ luật pháp là cứng nhắc và ít linh hoạt.
Cơng cụ chính sách gồm tổng thể các quan điểm, chuẩn mực, các biện
pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược
của đất nước.
 Công cụ kinh tế: Là những phương tiện, biện pháp có tác dụng làm thay

đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế, thường xuyên tác động đến mơi
trường nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy
hoại môi trường.
Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đưa ra các quy định nhằm
đặt được mục tiêu môi trường, từ đó có cách ứng xử hiệu quả chi phí bảo vệ môi
trường.
Các công cụ kinh tế quan trọng bao gồm: thuế tài ngun và thuế mơi
trường, phí và lệ phí mơi trường, nhãn sinh thái và quỹ mơi trường.
Ưu điểm: cơng cụ kinh tế mơi trường giúp duy trì sự hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện để các công ty xây dựng kế
hoạch sản xuất phù hợp.
Nhược điểm: tuy nhiên, để phát huy hiệu lực cơng cụ kinh tế cần có những
điều kiện sau: Nền kinh tế thị trường thực sự: hàng hóa tự do trao đổi theo chất
lượng và giá trị; Chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ để có thể kiểm
sốt và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm; hiệu lực
cao của các tổ chức quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương; thu nhập
bình quân cao đủ để đảm bảo tài chính cho vấn đề quản lý môi trường.
Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sách
mơi trường. Do đó, cần ln được nghiên cứu để hồn thiện, tránh sự phản ứng
của nhà sản xuất và người tiêu thụ. Công cụ kinh tế mơi trường có tác động rất
mạnh đến sự điều chỉnh chính sách kinh tế và mơi trường ở các nước phát triển.
Do vậy, cần phải nghiên cứu áp dụng chúng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ở
quy mô lâu dài.
5

c


 Cơng cụ kỹ thuật: có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô
nhiễm hoặc quản lý chất ơ nhiễm trong q trình hình thành và vận hành hoạt

động sản xuất.
Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các công cụ đánh giá tác động môi
trường, quan trắc mơi trường, kiểm tốn mơi trường, quy hoạch mơi trường, công
nghệ xử lý các chất thải, tái chế và sử dụng. Các cơng cụ này có tác động mạnh
tới việc hình thành và hành vi phân bố chất ơ nhiễm trong mơi trường, có thể
được thực hiện thành cơng trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào.
 Công cụ phụ trợ: không tác động trực tiếp vào q trình sản xuất sinh ra
chất ơ nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mơ q trình sản xuất này, có thể bao gồm: GIS, mơ
hình hóa mơi trường, giáo dục và truyền thơng về mơi trường (Ngơ Thế Ân, 2012).
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KCN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN
THẾ GIỚI
2.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển các KCN
Phát triển kinh tế cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa tồn cầu
kết hợp với sự gia tăng dân số đã làm cho lượng chất thải tạo thành ngày càng
tăng. Trong đó, lượng chất thải được tạo ra nhiều nhất tại các nước phát triển, đặc
biệt là chất thải tại các khu cơng nghiệp.
KCN đã có một q trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay. KCN
hiện nay có nguồn gốc từ dạng cổ điển, sơ khai là “cảng tự do”, bắt đầu được biết
đến từ thế kỷ 16 như Leghoan và Genoa ở Italia. Cảng tự do – cảng mà tại đó áp
dụng “quy chế ngoại quan”, cảng tự do được thành lập với mục đích ủng hộ tự do
thơng thương, hàng hóa từ nước ngoài vào và từ cảng đi ra, được vận chuyển một
cách tự do mà không phải chịu thuế. Chỉ khi hàng hóa vào nội địa mới phải chịu
thuế quan. Các cảng tự do đã đóng vai trị thúc đẩy nền ngoại thương của các
nước, hình thành các đơ thị, trung tâm thương mại, dịch vụ như New York,
singapore và dần dần khái niệm cảng tự do đã được mở rộng, vận dụng thành loại
hình mới là KCN (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Anh là nước công nghiệp đầu tiên và là KCN đầu tiên được thành lập năm
1896 ở Manchester và sau đó là vùng cơng nghiệp Chicago (Mỹ), KCN Napoli
(Ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước. Đến những năm 50, 60 của
thế kỷ XX, các vùng cơng nghiệp và các KCN phát triển nhanh chóng và rộng

khắp các nước công nghiệp như là một hiện tượng lan tỏa, tác động và ảnh
6

c


hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng cơng nghiệp và gần 1000 khu cơng
nghiệp, Pháp có 230 vùng cơng nghiệp, Canada có 21 vùng cơng nghiệp. Tiếp
theo các nước công nghiệp đi trước, vào năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt
các KCN và KCX hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước cơng nghiệp
hóa thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan...cũng
trong thời kỳ này, các nước XHCN trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang
tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các cụm cơng nghiệp lớn, các trung
tâm cơng nghiệp tập trung. Mặc dù có thể dưới những tên gọi khác nhau gắn với
tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều có những tính chất, đặc trưng
chung của khu công nghiệp (Đặng Văn Thắng, 2012).
Tại Thái Lan, KCN đầu tiên được thành lập năm 1972, đó là khu
Bangchan rộng khoảng 108 ha ở huyện Min Buri của Bangkok. Cùng năm, Ban
quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) được thành lập. Hiện nay, IEAT đang quản lý
hoặc cùng quản lý 38 khu công nghiệp đang hoạt động phân bố ở Bangkok và 14
tỉnh khác, với 400.000 lao động trong 3300 cơng ty. Ngồi ra, cịn có các KCN
do chính quyền địa phương và tư nhân tự phát triển.
Tại Maylaisia, số lượng các KCN đang hoạt động tăng lên nhanh chóng từ
con số 0 năm 1970 lên 105 năm 2002. Trong khi đó, ở các vùng phát triển, con
số các khu công nghiệp đã tăng từ con số 8 năm 1970 lên 188 năm 2002 và hầu
như các KCN được đặt tại các trung tâm tăng trưởng quan trọng.
Tại Indonesia, tính đến tháng 11/2007, Indonesia có 225 KCN đang hoạt
động với tổng diện tích 75457 ha, hầu hết trên đảo Java. Số lượng các KCN ở
Indonesia tăng mạnh từ năm 1990 đến khi khủng hoảng 1997 nở ra. Từ năm
2003, khi hiệp định thương mại tự do ASIAN có hiệu lưc, các KCN phát triển

khá mạnh trở lại. Tuy nhiên tỉ lệ lấp đầy khá thấp, bình quân khoảng 42% vào
năm 2006.
Vào đầu những năm 1990, các KCN đã được xây dựng tràn lan tại Trung
Quốc. Đến cuối năm 1991, Trung Quốc chỉ có 117 KCN. Tuy nhiên, con số này
đã lên đến 2700 vào cuối năm 1992 và các khu này được phê duyệt từ các cấp
khác nhau, từ cấp chính quyền Trung Ương, cấp tỉnh, thành phố, thị trấn cho đến
cấp quận. Và nhiều khu thậm chí mà khơng có cấp chính quyền nào phê chuẩn.
Và trong những năm gần đây, trước chiến lược mới của Trung Quốc nhằm phát
triển miền tây nước này, nhiều KCN mới chính thức được chính quyền Trung
Ương phê duyệt. Do vậy, số lượng các KCN lại có cơ hội bùng nổ lần nữa. Theo
7

c


Bộ Tài nguyên và đất đai, trong số 3.837 KCN chỉ có 6% được phê duyệt bởi
Quốc vụ viện và 26,6% được phê duyệt bởi chính quyền cấp tỉnh (Nguyễn Bình
Giang, 2012).
Ở Việt Nam, tuy khu cơng nghiệp xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển
khá nhanh. Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận thành lập tháng 11/1991 là KCN đầu
tiên của cả nước. Tiếp theo là KCX Linh Trung 1 thành lập năm 1992. Cả hai
khu này đều ở Thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và
kết cấu hạ tầng giao thông. Giai đoạn 1991 – 1994 chỉ có 12 khu chế xuất và khu
cơng nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn
này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong 5 năm 1996 –
2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích so với kế hoạch 5 năm 1991 –
1995; (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Tính tới tháng 3/2011 thì cả nước có 260 KCN đã được thành lập với tổng
diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động, 87 KCN
đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Trong đó, 105 KCN đã xây dựng

và đi vào vận hành cơng trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các
KCN đã đi vào hoạt động. Ngồi ra, cịn 43 KCN đang xây dựng cơng trình xử lý
nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới (Vũ Quốc
Huy, 2011). Tháng 12/2011, đã có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận hành và hơn 30 KCN đang xây dựng cơng
trình xử lý nước thải tập trung. Và tính đến tháng 9 năm 2012 trong cả nước có
283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.100 ha (Vũ Đại
Thắng, 2012).

Hình 2.1. tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
8

c


Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, được phân
bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng các vùng kinh tế trọng điểm,
đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tếxã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng
bước phát triển. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình
độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Quy mơ trung bình của các KCN, KCX
đến 12/2011 là 268ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế
phát triển cơng nghiệp quy mơ KCN, KCX trung bình thấp hơn các vùng khác,
như vùng trung du miền núi phía Bắc (154,9 ha), Tây Nguyên (157,6 ha), vùng
Đơng Nam Bộ có quy mơ KCN trung bình cao nhất (378,3 ha).
Tỷ lệ lấp đầy của các KCN khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước. Tỷ
lệ lấp đầy tính chung cho các KCN đã vận hành và đang xây dựng cơ bản của các
vùng dao động trong khoảng 50-60%; nếu tính riêng các KCN đã vận hành thì ở
mức 65-75%. Một số vùng phát triển KCN từ lâu như Đông Nam Bộ, đồng bằng
sông Cửu Long có tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã vận hành ở mức cao. Tính trung
bình: Đơng Nam Bộ (bao gồm cả Long An) 73%, đồng bằng sông Hồng 73%,

đồng bằng sông Cửu Long 89% (Bộ Tài nguyên & Mơi trường).
2.2.2. Vai trị của KCN với sự phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm mới phát triển, khu cơng nghiệp được xem là một mơ
hình quy hoạch cơng nghiệp. Khu công nghiệp được sử dụng như một công cụ
phát triển kinh tế, và mục đích kinh tế này này ngày càng được chú trọng, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, ngay từ rất sớm, một số nước đang phát
triển ở Đông Nam Á cũng đã có số lượng KCN tăng lên đáng kể nhằm tạo bước
đột phá trong nền kinh tế của họ. Hoạt động của các KCN một mặt mang lại lợi
ích kinh tế, mặt khác lại phát sinh tác hại môi trường do hoạt động công nghiệp
đã không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.3.1. Thực trạng phát sinh nước thải công nghiệp
 Đặc trưng nước thải KCN:
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc
độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh
vực trong toàn quốc

9

c


Hình 2.2. tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng
lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc
Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng
(SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng
(biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim loại nặng .
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc
nước thải có được xử lý hay khơng. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động

có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi
vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN
đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các công ty
trong KCN cịn thấp. Nhiều nơi cơng ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục
bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn
đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra mơi trường đều có các
thơng số ơ nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam(QCVN).
Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải KCN thường xuyên vượt ngưỡng
cho phép. Kết quả phân tích mẫu nước thải từ các KCN cho thấy, nước thải các
KCN có hàm lượng các chất lơ lửng (SS) cao hơn QCVN từ 2 lần (KCN Hòa
Khánh) đến hàng chục lần (KCN Điện Nam– Điện Ngọc), thậm chí có nơi đến
hàng trăm lần.
Giá trị các thông số BOD5 tại cống xả của các KCN thường ở mức khá
cao. Một số KCN khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung, các thông số này
đã giảm đi đáng kể (KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh). Tuy nhiên, với các KCN chưa có
hệ thống xử lý nước thải tập trung, các thông số này không đạt yêu cầu QCVN
(KCN Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng).
10

c


Hình 2.3. Hàm lượng BOD5 trong nước thải của một số KCN năm 2008

Hình 2.4. Hàm lượng Coliform trong nước thải một số KCN năm 2008
Nguồn: TCMT (2008)

Các kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng Coliform trong nước thải từ các
KCN rất cao, có nơi vượt QCVN rất nhiều lần.
 Tác động của nước thải do hoạt động của các KCN:

Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho
tình trạng ơ nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi
tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước
không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Tình trạng ô nhiễm không chỉ
dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan lên tới cả phần thượng lưu theo sự phát
triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước cả 3 lưu vực sông Đồng
Nai, Nhuệ - Đáy và Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước
11

c


thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực, những khu vực chịu tác động của nước
thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5,
COD, NH4+, tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần. Nếu công tác bảo vệ
môi trường khơng được đầu tư đúng mức thì chính các KCN trở thành nguồn thải
ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến sức khoẻ, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên các hệ
sinh thái khác
Bảng 2.1. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm
trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009
TT
A
1
2
3
4
5
6
7

B
1
2
3
4
5
C
1
2
3
4
5
6
7
C
1
2

Khu vực
Vùng KTTĐ Bắc
Bộ
Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh
Hải Dương
Hưng Yên
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Vùng KTTĐ miền
trung

Đà nẵng
Thừa Thiên - Huế
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Vùng KTTĐ phía
Nam
TP HCM
Đồng Nai
Bà Rịa – Vũng Tàu
Bình Dương
Tây Ninh
Bình Phước
Long An
Vùng KTTĐ
ĐBSCL
Cần Thơ
Cà Mau
Tổng cộng

lượng
nước thải
(m3/ngày)

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

155.055

TSS
34.112


BOD
21.234

36.557
14.026
8.050
23.806
12.450
21.300
38.946
58.808

8.047
3.086
1.771
5.237
2.717
4.686
8.568
12.937

5.011
1.922
1.103
3.261
1.692
2.918
5.336
8.057


11.668
4.474
2.568
7.594
3.940
6.795
12.424
18.760

2.122
814
467
1.381
716
1.235
2.259
3.411

2.926
1.122
644
1.904
988
1.704
3.116
4.705

23.792
4.200

13.024
3.950
13.842
413.400

5.234
924
2.865
869
3.045
90.948

3.260
575
1.784
541
1.896
56.636

7.590
1.340
4.154
1.260
4.416
131.875

1.380
244
755
229

803
23.977

1.903
336
1.042
316
1.107
33.072

57.700
179.066
93.550
45.900
11.700
100
25.384
13.700

12.694
39.395
20.581
10.098
2.574
22
5.585
3.014

7.905
24.532

12.816
6.288
1.603
14
3.478
1.877

18.406
57.122
29.842
14.642
3.732
32
1.472
4.370

3.347
10.436
5.426
2.662
679
6
1.472
795

4.616
14.325
7.484
3.672
936

8
2.031
1.096

11.300
2.400
640.963

COD
Tổng N Tổng P
49.463
8.993 12.404

2.486
1.548
3.605
665
904
528
392
766
139
192
141.012 87.812 204.467 37.176 51.277
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia (2009)

12

c



Đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ các KCN có thành
phần rất đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim
loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải /ngày từ các KCN được
xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường
nước mặt và môi trường nước ngầm. Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn
nhất ở khu vực Đông Nam Bộ chiếm 49% tổng lượng nước thải các KCN và thấp
nhất ở khu vực Tây Nguyên – 2%.
* Hệ thống sông Đồng Nai:
Ô nhiễm nước mặt tập trung chủ yếu dọc các đoạn sơng chảy qua các tỉnh
thuộc vùng KTTĐ phía Nam nơi các KCN phát triển mạnh.

Hình 2.5. Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sơng Đồng
Nai đoạn qua Tp. Biên Hồ
Nguồn: Sở TN&MT Đồng Nai (2008)

* Lưu vực sông Cầu
Nhiều đoạn sông thuộc LVS Cầu đã bị ơ nhiễm nặng. Ơ nhiễm cao nhất là
đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các
điểm thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái Nguyên

13

c


×