Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.42 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
2.1. Đặc điểm và hệ thống tài liệu phân tích phục vụ cho phân tích tài
chính của Công ty
2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng
đến phân tích tài chính
Kinh doanh xuất-nhập khẩu là các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của Công
ty, bao gồm xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy thác.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác, khi khách hàng có nhu cầu và yêu
cầu Công ty xuất khẩu hộ hàng hóa ra nước ngoài, Công ty sẽ ký Hợp đồng ủy
thác. Công ty chịu trách nhiệm tỏ chức đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu nhập
khẩu với khách hàng nước ngoài, tiếp nhận hàng xuất khẩu để tổ chức bán hàng ra
nước ngoài, tiếp nhận hàng nhập khẩu, bàn giao hàng nhập cho khách hàng và thực
hiện thanh toán tiền hàng cho các bên. Hay nói cách khác, Công ty cung cấp dịch
vụ ủy thác cho khách hàng và hưởng hoa hồng dịch vụ ủy thác. Hoa hồng ủy thác
được ghi nhận là Doanh thu cung cấp dịch vụ Ủy thác.
Trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp, Công ty tự tổ chức từ khâu tìm nguồn
hàng xuất khẩu, nguồn hàng xuất khẩu từ thu mua trong nước hoặc Công ty tự sản
xuất tại các xưởng thủ công mỹ nghệ của Công ty, thực hiện xuất hàng ra nước
ngoài. Doanh thu thu về được coi la Doanh thu bán hàng- xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng như hàng thêu ren, gốm sứ,
mây tre đan, hàng đá, khảm trai… Các hàng hóa sau khi thu mua chủ yếu được
nhập kho sau đó mới đem đi xuất bán, riêng hàng đá được xuất bán thẳng không
qua kho. Mặt khác, Công ty xuất khẩu theo hợp đồng xuất khẩu đã ký kết từ trước
nên lượng hàng tồn kho của hoạt động xuất khẩu không nhiều. Công ty xuất khẩu
các mặt hàng chịu thuế suất xuất khẩu 0%. Xuất khẩu theo thể thức FOB. Hình thức
thanh toán có thể là theo “ Thư tín dụng” LC hoặc theo phương thức “trả chậm” TT
hoặc theo DA “ Nhờ thu chấp nhận bộ chứng từ”
Hoạt động Nhập khẩu hàng hóa trực tiếp trước đây khi Công ty chưa cổ
phần hóa được thực hiện theo Nghị định thư, nhưng hiện nay khi đã cổ phần hóa,
hoạt động này được thực hiện theo Hợp đồng thương mại ký kết giữa các bên.


Công ty sử dụng phương thức Nhập theo giá CIF và thanh toán theo thể thức “ Thư
tín dụng” LC. Nhập khẩu trực tiếp gồm 2 giai đoạn: Nhập khẩu hàng hóa và tiêu
thụ hàng nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Máy móc thiết bị như máy xúc,
máy lu, máy ủi, ôtô, phụ tùng thay thế…, Nguyên vật liệu như sắt thép, vật liệu
xây dựng, hóa chất, NVL sản xuất hàng dệt may…, hàng tiêu dùng… hàng hóa sau
khi nhập khẩu về được lưu kho để chờ tiêu thụ trên thị trường trong nước.
Do đó, hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là hàng hóa hàng nhập khẩu. Tỷ
trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản không nhiều.
Doanh thu của Công ty bao gồm Doanh thu bán hàng (xuất khẩu, nhập
khẩu), Doanh thu cung cấp dịch vụ Ủy thác, Doanh thu cho thuê nhà, Doanh thu
khác. Trong đó, Doanh thu bán hàng là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất, các loại
doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động không lớn qua các năm.
Khách hàng của Công ty có thể là khách hàng trong nước hoặc khách hàng
nước ngoài, do đó, giao dịch qua ngân hàng bằng ngoại tệ thường xuyên diễn ra.
Do đó, Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ những biến động về tỷ giá ngoại tệ trong
những năm vừa qua. Với đặc thù của họat động xuất nhập khẩu cần độ trễ về thời
gian lớn từ khâu ký hợp đồng, làm thủ tục xuất nhập khẩu, thu mua hàng, xuất
hàng, vận chuyển hàng về cảng, tiêu thụ hàng…dẫn đến việc thanh toán giữa khách
hàng và Công ty thường chậm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh
toán và thu hồi nợ của Công ty.
Trong hoạt động cho thuê nhà, thực hiện mục tiêu chiến lược của Công ty đã
đề ra trong năm, Công ty thực hiện nâng cấp tòa nhà 23- Láng Hạ lên 27 tầng, hoàn
thiện và đưa và sử dụng tòa nhà 2A Phạm Sư Mạnh. Sự biến động về giá cả trong
thời gian qua, Công ty cũng tăng giá cho thuê nhà, làm cho Doanh thu thuê nhà sẽ
có xu hướng tăng lên trong tương lai.
Trong quá trình phân tích tài chính, người phân tích phải có sự hiểu biết cặn
kẽ về đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như phương hướng chiến
lược của Công ty trong những năm tới để có được những nhận xét đánh giá đúng
đắn về tình hình tài chính của Công ty, đưa ra những kiến nghị xác thực cho nhà

quản lý.
2.1.2. Cơ sở dữ liệu cho phân tích tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn
chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ
của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình bày thực trạng tài
chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những người quan tâm. BCTC có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như các cơ
quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều này được thể hiện ở những vấn đề
sau:
- BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một
cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản,
tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, thực trạng
tài chính trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử
dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện
những khả năng tiềm tàng, xây dựng các kế hoạch kinh tế- kỹ thuật, tài chính của
doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để ra quyết định quản lý, điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh, quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
Với những vai trò, ý nghĩa trên, BCTC là cơ sở dữ liệu quan trọng, chủ yếu
cho phân tích tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người phân tích còn phải thu
thập những thông tin, chỉ tiêu chung của ngành để có căn cứ đánh giá khách quan
tình hình tài chính của Công ty cũng như xác định được vị thế của Công ty trên thị
trường và trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một BCTC chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài
sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời
điểm nhất định. BCTC là tài liệu quan trọng phản ánh tổng quát năng lực tài chính,
tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như triển vọng kinh tế tài

chính trong tương lai.
Bảng cân đối kế toán của Công ty được lập đúng theo Mẫu số B01-DNN của
Bộ tài chính. Cuối năm tài chính hoặc cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tập hợp số
liệu, thực hiện các bút toán kết chuyển, tổng hợp số liệu để lập Bảng cân đối kế
toán, cung cấp thông tin cho Ban quản trị Công ty.
Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tại
ngày 31/12/2008 được trình bày ở phần (Phụ lục 1).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một BCTC quan trọng phản ánh
tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh trong daonh
nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động. Số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử
dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp trong phân tích tài chính.
Cuối mỗi quý và cuối niên độ kế toán Công ty lập Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh theo Mẫu số B02-DN của Bộ tài chính ban hành (Phụ lục 2).
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng
lượng tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết luồng tiền tệ chảy trong kỳ
của doanh nghiệp, qua đó đánh giá được khả năng thanh toán, xây dựng kế hoạch
đẩu tư và dự đoán được luồng tiền trong tương lai…
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty được lập theo phương pháp trực tiếp
theo mẫu B-03DN của Bộ tài chính ( Phụ lục 3)
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm mục đích giải trình, bổ sung,
thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác chưa phản ánh
được hoặc chưa rõ nét. Vì thế nội dung chính của Báo cáo thuyết minh thường đề
cập đến đặc điểm, tình hình chung của Công ty; về thu nhập của người lao động;

về các nguyên nhân tăng giảm tài sản, nguồn vốn, các quỹ doanh nghiệp; những
khoản nợ tiềm tàng những cam kết và các thông tin tài chính khác. Thuyết minh
BCTC cung cấp thông tin bổ sung, chi tiết cho các đối tượng quan tâm để ra các
quyết định phù hợp.
Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty được lập theo mẫu số B03-DN
của Bộ tài chính.
2.2. Phương pháp phân tích tài chính
Các phương pháp phân tích tài chính bao gồm:
- Phương pháp so sánh
Là phương pháp chủ yếu và phổ biến trong phân tích tài chính. Sử dụng
phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu tài chính giữa các thời điểm, thời kỳ giữa
kỳ phân tích và kỳ gốc thông qua số tuyệt đối và số tương đố nhằm xác định rõ xu
hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốc độ tăng
trưởng hay giảm đi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. So sánh các chỉ tiêu tài
chính với nhau để thấy được xu hướng ảnh hưởng và mức độ biến động của các chỉ
tiêu.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình
thức:
+ So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả
về số tuyệt đối và số tương đối cuả từng chỉ tiêu, khoản mục trên từng BCTC
của doanh nghiệp. Qua đó, xác định được mức biến động tăng giảm về quy mô
của chỉ tiêu và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, hệ số thể hiện mối tương
quan giữa các chỉ tiêu tài chính. Để thấy được sự biến động về cơ cấu hay những
quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống BCTC doanh nghiệp.
+ So sánh tỷ số: nhằm xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ
tiêu trong hệ thống BCTC.
- Phương pháp loại trừ:
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến
từng chỉ tiêu phân tích và được xác định bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của

nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Phương pháp loại trừ có thể thực hiện theo 2 cách:
+ Phương pháp Thay thế liên hoàn: áp dụng đối với các chỉ tiêu kinh tế có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt toán học. Các nhân tố được sắp xếp theo
trình tự nhất định từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Xuất phát từ kỳ gốc,
lần lượt tiến hành thay thế trị số thực tế của từng nhân tố. Mỗi lần thay thế 1 nhân
tố ta phải xác định trị số mới của chỉ tiêu và tiến hành so sánh trị số này với trị số
của chỉ tiêu trước khi thay thế nhân tố mới để xác định ảnh hưởng của nhân tố này.
Nhân tố nào đã được thay thế bằng trị số thực tế thì cần giữ nguyên trị số thực tế
này cho đến bước cuối cùng. Quá trình xác định ảnh hưởng của từng nhân tố được
tiến hành tuần tự, liên tục cho đến nhân tố cuối cùng. Căn cứ vào kết quả tính toán
cụ thể ta sẽ nhận xét thực chất của chênh lệch giữa chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ
gốc là do nhân tố nào gây nên và đó là nhân tố chủ quan hay khách quan để từ đó
đưa ra một số biện pháp để cải thiện tình hình kinh doanh kỳ tới tốt hơn.
+ Phương pháp Số chênh lệch: là sự rút gọn của phương pháp thay thế liên
hoàn. Theo phương pháp này, ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ được xác định trực
tiếp thông qua chính mức chênh lệch của từng nhân tố.
- Phương pháp khác
Ngoài 2 phương pháp trên, Doanh nghiệp còn có thể áp dụng một số phương
pháp khác để phân tích tình hình tài chính như:
+Phương pháp Dupont
+Phương pháp đồ thị
+ Mô hình kinh tế lượng
Công tác phân tích tài chính tại Công ty Artexport chưa được chú trọng, sơ
sài và được thực hiện bởi kế toán tổng hợp. Cuối năm tài chính, sau khi lập báo cáo
tài chính, kế toán tổng hợp tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính đánh giá khái
quát tình hình tài chính Công ty trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Phương pháp
phân tích sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh.
2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thủ công mỹ nghệ

2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty
Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính
của Công ty như về khả năng thanh toán, khả năng tự chủ về tài chính, khả năng
sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu…
Thông qua các chỉ tiêu trên bảng 3 ta thấy, Tổng tài sản trong năm 2008
giảm mạnh với số tuyệt đối 85,664,609,575 đ với tốc độ giảm 24%, chứng tỏ quy
mô tài sản giảm, trong năm qua Công ty thu hẹp hoạt động . Tuy nhiên, Vốn chủ
Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty

Chỉ tiêu Cách tính Năm 2008 Năm 2007
Chênh
lệch%
Tổng tài sản
272,138,904,006 357,803,513,581 -24
Vốn chủ sở hữu
112,735,888,681 104,127,237,860 8
Hệ số tài trợ
VCSH VCSH
0.414 0.291 12.3
Tổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ
TSDH TSDH
1.126 0.892 23.4
từ VCSH VCSH

Hệ số thanh toán Tiền+ Các khoản TĐT
0.065 0.178 -11.4
nhanh Nợ ngắn hạn


Hệ số thanh toán Tổng tài sản
1.707 1.410 29.7
tổng quát Nợ phải trả

Hệ số lợi nhuận
trên Lợi nhuận sau thuế
0.030 0.0003 3.0
tài sản (ROA) Tài sản bình quân

Hệ số lợi nhuận
trên Lợi nhuận sau thuế
0.086 0.001 8.5
VCSH (ROE) VCSH bình quân
sở hữu tăng 8,608,650,821 đ với tốc độ 8% điều đó chứng tỏ khả năng tự chủ về tài
chính của Công ty tăng lên so với năm 2007.
Vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho các Hệ số tài trợ cũng tăng lên. Hệ số tài
trợ của VCSH tăng 12.3% so với năm 2007. Hệ số tài trợ TSDH từ VCSH tăng
nhanh 23.4%, chứng tỏ TSDH tăng trong năm chủ yếu được đầu tư từ Vốn chủ sở
hữu. Mặc dù tính tự chủ về tài chính đã tăng lên so với năm trước, tuy nhiên, các
hệ số này đang ở mức thấp, chứng tỏ Công ty vẫn đang phụ thuộc nhiều trong hoạt
động tài chính.
Hệ số thanh toán nhanh ở mức rất thấp, cuối năm 2008 là 0.065, giảm 11.4%
so với đầu năm. Công ty không có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn
hạn. Là một Công ty thương mại dịch vụ phải có hệ số thanh toán tức thời ở mức
cao mới có khả năng tránh được những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Nếu tình
trạng này kéo dài Công ty sẽ dễ bị phá sản. Tuy nhiên, hệ số thanh toán tổng quát
của Công ty ở mức 1.707 tăng 29.7% so với đầu năm. Chứng tỏ Công ty vẫn hoàn
toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu cuối năm đã tăng hơn so với

đầu năm, ROA tăng 3%, ROE tăng 8.5%. Tuy nhiên, cả đầu năm và cuối năm đều
ở mức rất thấp. Chứng tỏ Công ty đang có vấn đề trong vấn đề hiệu quả sử dụng tài
sản và hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, ta tiếp tục phân tích cơ cấu và sự biến
động của tài sản và nguồn vốn hiện tại của Công ty.
Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích biến động các mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu
được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào. Sự
thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản
xuất kinh doanh có thích hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho
chiến lược, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hay không?
Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản
TÀI SẢN

Cuối năm Đầu năm Chênh lệch giá trị
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Mức tăng
Tỷ lệ
%
A. Tài sản ngắn hạn 145,186,887,627 53.35 264,881,800,193 74.03 -119,694,912,566
-
45.19
I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 8,077,377,095 2.97 39,226,592,583 10.96 -31,149,215,488
-
79.41
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 8,481,890,000 3.12 1,120,160,000 0.31 7,361,730,000
657.2
0
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 112,092,626,284 41.19 177,329,015,115 49.56 -65,236,388,831
-
36.79
IV. Hàng tồn kho 7,392,894,287 2.72 37,590,982,845 10.51 -30,198,088,558
-
80.33
V. Tài sản ngắn hạn khác 9,142,099,961 3.36 9,615,049,650 2.69 -472,949,689 -4.92
B. Tài sản dài hạn 126,952,016,379 46.65 92,921,713,388 25.97 34,030,302,991 36.62
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0
II. Tài sản cố định 97,521,553,063 35.84 67,642,333,000 18.90 29,879,220,063 44.17
1. TSCĐ hữu hình 86,182,563,398 31.67 39,927,889,043 11.16 46,254,674,355
115.8
5
2. TSCĐ vô hình 1,329,283,342 0.49 296,700,000 0.08 1,032,583,342
348.0
2
3. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang 10,009,706,323 3.68 27,417,743,957 7.66 -17,408,037,634
-
63.49
III. Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 0
IV. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 22,313,232,332 8.20 5,800,405,808 1.62 16,512,826,524
284.6
8
V. Tài sản dài hạn khác 7,117,230,984 2.62 19,478,974,580 5.44 -12,361,743,596
-
63.46
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 272,138,904,006 357,803,513,581 -85,664,609,575
-
23.94
Qua bảng phân tích ta thấy Tổng Tài sản cuối năm của Công ty giảm
85,664,609,575 đồng tương ứng với giảm 23.94%, nguyên nhân chính là do tài sản
ngắn hạn cuối năm giảm mạnh so với đầu năm là 119,694,912,566 đ tương ứng với
mức giảm 45.19%, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản cũng giảm 20.68% (74.03% -
53.35%). Trong khi đó, TSDH lại tăng 34,030,302,991 đ, tỷ trọng tăng 36.62%. Sự
tăng lên của tài sản dài hạn không đủ để bù đắp sự giảm xuống của TSNH làm cho
Tổng tài sản giảm. Như vậy, cơ cấu của Tài sản Công ty là TSNH chiếm 53%-
74%, TSDH chiếm 26%- 47%. Là một Công ty thương mại dịch vụ thì kết cầu tài
sản TSNH nhiều hơn TSDH như thế là khá hợp lý. Và trong năm vừa qua, Công ty
đang có xu hướng tăng TSDH và giảm TSNH. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích
những nguyên nhân gây ra sự giảm sút trong Tổng tài sản của Công ty trong năm
vừa qua.
TSNH giảm 45.19% tương ứng với mức giảm 119,694,912,566 đ so với đầu
năm. Trong tổng mức giảm của TSNH thì Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhiều
nhất 65,236,388,831 đ tương ứng với mức giảm 36.79% trong đó khoản phải thu
khách hàng có mức giảm lớn nhất 25,663,542,994 đ (78,340,393,101 -
104,003,936,095). Chứng tỏ tình hình thu nợ của Công ty được thực hiện khá tốt,
tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Tiền và các
khoản tương đương tiền và Hàng tồn kho cũng giảm mạnh.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 31,149,215,488 đ tương ứng
với mức giảm 79.41% chủ yếu là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm. điều này

làm ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Điều
này cũng chứng tỏ Công ty phải sử dụng nhiều nguồn tiền tín dụng ngân hàng để
thanh toán các khoản nợ, Công ty có sự phụ thuộc vào ngân hàng trong việc thanh
toán các khoản nợ.
Hàng tồn kho cũng giảm mạnh 30,198,088,558 đ tương ứng với mức giảm
80.33% so với cuối năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tài sản của Công ty
2.72% . Là một Công ty thương mại dịch vụ nên hàng tồn kho của Công ty chủ yếu
là Hàng hóa, không có thành phẩm. Riêng với các sản phẩm hàng đá xuất khẩu
được xuất khẩu thẳng, không qua kho. Còn với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng đặt hàng trước nên tồn kho ít.
=
=
18.90%Năm 2007
67,642,333,000357,803,513,581
=
=
35.84%
Năm 2008
97,521,553,063272,138,904,006
Hệ số đầu tư
=
TSCĐ và XDCB dở dangTổng Tài sản
×
100
Hàng hóa tồn kho chủ yếu là hàng nhập khẩu lưu kho. Hàng hóa cuối năm giảm so
với đầu năm chứng tỏ trong năm vừa qua công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa của
Công ty là tốt, giảm thiểu chi phí lưu kho lưu bãi, tránh được vốn ứ động trong
hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển của vốn.
Mặc dù tổng tài sản Công ty giảm nhưng TSDH cuối năm lại tăng so với đầu
năm 36.62% tương ứng với mức tăng 34,030,302,991 , trong đó chủ yếu là do sự

tăng nhanh của TSCD và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. TSCĐ tăng nhanh
nhất 29,879,220,063 đ tương ứng với tốc độ tăng 44.17% , trong đó, TSCĐ hữu
hình tăng nhiều nhất 46,254,674,355đ tương ứng với tốc độ tăng 115.85%, chi phí
xây dựng cơ bản dở dang giảm 17,408,037,634 đ tương ứng 63.49% so với đầu
năm. Tuy nhiên, để biết được năng lực và xu hướng phát triển của doanh nghiệp ta
cần xem xét hệ số đầu tư
Tài sản cố định của Công ty chiếm từ 18.9% đến 35.84% và số cuối năm cao
hơn số đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm vừa qua Công ty tiếp tục hoàn thiện
và đưa và sử dụng toàn nhà 2A-Phạm Sư Mạnh, ngoài ra, Công ty cũng đầu tư mua
sắm một số phương tiện vận tải mới. Chứng tỏ Công ty đang có xu hướng chiến
lược đầu tư nhiều vào TSCĐ.
Như vậy, nhìn chung Công ty có cơ cấu tài sản khá hợp lý, tuy tổng tài sản
giảm nhưng đó là do TSNH giảm còn TSDH tăng cả về số tuyệt đối và số tương
đối. Trong tình hình hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường biến
động nhiều như hiện nay thì một cơ cấu tài sản nhiều TSNH sẽ có rủi ro rất lớn. Cơ
cấu tài sản Công ty chuyển dịch theo hướng tăng TSDH và giảm TSNH là hợp lý.
Mặc dù khả năng sinh lời cũng như tốc độ luân chuyển vốn sẽ giảm nhưng đảm
bảo được an toàn trong hoạt động kinh doanh, bảo toàn vốn. Việc đầu tư vào
TSCĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo tiền đề phát triển trong
tương lai khi thị trường ổn định.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Một cơ cấu tài sản hợp lý thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa TSNH và TSDH,
tuy nhiên nếu tài sản Công ty được đầu tư bằng những nguồn chưa hợp lý thì nó
cũng không mang lại kết quả kinh doanh tốt được. Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ
cho ta thấy được khả năng và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp như thế
nào cũng như các khó khăn mà Công ty đang gặp phải.
Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Artexport
NGUỒN VỐN

Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch

Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ lệ %
A. Nợ phải trả 159,403,015,330 58.57 253,676,275,721 70.90 -94,273,260,391 -37.16
I. Nợ ngắn hạn 124,801,668,616 45.86 220,000,382,740 61.49 -95,198,714,124 -43.27
1. Vay và nợ ngắn hạn 17,564,102,971 6.45 73,062,783,625 20.42 -55,498,680,654 -75.96
2. Phải trả người bán 14,035,136,668 5.16 23,503,962,942 6.57 -9,468,826,274 -40.29
II. Nợ dài hạn 34,601,346,714 12.71 33,675,892,981 9.41 925,453,733 2.75
1. Vay và nợ dài hạn 34,520,610,094 12.68 33,605,468,081 9.39 915,142,013 2.72
B. Vốn chủ sở hữu 112,735,888,681 41.43 104,127,237,860 29.10 8,608,650,821 8.27
I. Vốn chủ sở hữu 113,206,627,050 41.60 103,923,585,525 29.04 9,283,041,525 8.93

×