Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài luận văn Đầu tư của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vào Lào từ năm 2007 đến nay - môn kinh tế đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.21 KB, 24 trang )

BÀI LUẬN VĂN
MÔN: KINH TẾ ĐỐI NGỌAI
ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN
HOÀNG ANH GIA LAI VÀO
LÀO
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1.Lời mở đầu: 3
2.Mục đích nghiên cứu 3
3.Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
4.Phuơng pháp nghiên cứu 4
5.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
6.Kết cấu 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI 6
1.Lịch sử phát triển 6
2. Ngành nghề kinh doanh 7
4. Tầm nhìn của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 11
CHƯƠNG 2 12
QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ TẠI LÀO CỦA TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI 12
1. Tiềm năng đầu tư vào Lào 12
1.1 Thuận lợi 12
1.2Khó khăn 17
2. Các dự án tiêu biểu của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào 18
2.1 Dự án trồng cao su tại tỉnh Attapeu 18
2.2 Dự án Thủy điện Nậm Công 2 và dự án Thủy điện Nậm Công 3 19
2.3 Dự án cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu 19
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TẠI LÀO CỦA TẬP ĐOÀN
HOÀNG ANH GIA LAI 21


1. Hiệu quả kinh tế 21
2.1 Tạo việc làm cho lao động Việt Nam 21
2.2 Thúc đẩy tình hữu nghị Việt Lào 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
3
MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu:
Lâu nay ta quan tâm chủ yếu đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam. Trong khi đó hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nuớc ngoài đã
bắt đầu, tuy rằng quy mô còn nhỏ nhưng lại đang gây chú ý trong dư luận, vì nó
thể hiện sự phát triển đa dạng của các hoạt động kinh tế Việt Nam. Các doanh
nhân Việt Nam không chỉ thụ động nhận vốn từ bên ngoài mà đã chủ động đưa
vốn ra thị trường các nước, điều này không chỉ giúp mở rộng quy mô cho riêng
doanh nghiệp mà còn đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Do đó mà chúng tôi
muốn nghiên cứu về mảng này của kinh tế đối ngoại.
Trong những doanh nghiệp đó, doanh nghiệp có thành công đáng kể, liên
tục phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài chính là tập đoàn Hoàng Anh Gia
Lai, một tập đoàn lớn của cả nước, có trụ sở tại Tây Nguyên, có hoạt động mở
rộng trên phạm vi cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong phạm vi tiểu luận này,
chúng tôi chọn thị trường Lào, là thị trường đầu tư đầu tiên mà Hoàng Anh Gia Lai
chọn. Từ đó có cái nhìn bao quát đầy đủ về một mô hình đầu tư ra nước ngoài tiêu
biểu của doanh nghiệp Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các mặt sau của hoạt động đầu tư của tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai tại Lào:
- Quy mô đầu tư
- Các dự án tiêu biểu
- Thành quả đạt được
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Vì hoạt động đầu tư của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vẫn còn rất mới nên hiện
nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về mảng này. Tuy nhiên do là một lĩnh vực
4
thu hút nhiều người quan tâm, có ý nghĩa, nên đã có nhiều bài viết manh tính
chuyên ngành trên các báo, tạp chí, mạng internet.
4. Phuơng pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp tư duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, chúng tôi dùng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương
pháp đồng đại và lịch đại, tổng hợp và phân tích các tài liệu, số liệu về các dự án
đầu tư của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trên các báo, tạp chí, trang web đáng tin
cậy từ đó có được cái nhìn bao quát, tương đối toàn diện về hoạt động đầu tư tại
Lào của tập đoàn.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa lí luận, từ việc phân tích, tổng hợp những tài liệu về tình hình đầu
tư của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Lào, tìm hiểu thực trạng và kinh nghiệm
đầu tư ra nước ngoài.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài là tài liệu tổng hợp và tham khảo cung cấp kiến
thức cho những người có quan tâm đến lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam hay những ai quan tâm đến tập đoàn Hoành Anh Gia Lai
6. Kết cấu
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA
LAI
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ TẠI LÀO CỦA TẬP ĐOÀN
HOÀNG ANH GIA LAI
1. Tiềm năng đầu tư vào Lào
1.1 Thuận lợi
1.2 Khó khăn
2. Các dự án của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào

2.1 Dự án trồng cao su tại tỉnh Attapeu
2.2 Dự án Thủy điện Nậm Công 2 và dự án Thủy điện Nậm Công 3
2.3 Dự án cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu
5
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TẠI LÀO CỦA TẬP
ĐOÀN HOÀNH ANH GIA LAI
1. Hiệu quả kinh tế
2. Hiệu quả xã hội
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN HOÀNG
ANH GIA LAI
1. Lịch sử phát triển
Khởi nghiệp từ năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho
học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyển
Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được bước tiến
mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các sản phẩm như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp; đá granite ốp lát tự nhiên; mủ
cao su đã có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia,
New Zealand…Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo
điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận
tiện và nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu,
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang phát triển thị trường trong nước bằng việc
hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ, đá granite với qui mô lớn tại năm trung tâm đô
thị chính Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
1
.
Trong nhiều năm liền tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được đánh giá là một trong
những nhà sản xuất đồ gỗ hàng đầu cả nước và được người tiêu dùng bình chọn

“Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu
mạnh, tập đoàn Hoành Anh Gia Lai tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh
doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho
thuê cùng với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5
sao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy
Nhơn…nhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của đất nước.
1
/>7
Việc sở hữu đội bóng danh tiếng Hoàng Anh Gia Lai với những thành công
vang dội trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu thích
bóng đá. Hình ảnh của đội bóng là công cụ xây dựng và quảng bá thương hiệu rất
hiệu quả.
Dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên Đức cùng sự đồng tâm hiệp lực của
đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi tay nghề đã giúp tập đoàn
Hoành Anh Gia Lai phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nếu số công nhân viên
khi mới thành lập nhà máy khoảng 200 người thì đến nay nhân sự của Hoàng Anh
Gia Lai đã hơn 7000 người. Nếu doanh thu năm đầu tiên là 200 tỷ thì năm 2005
doanh thu đã đạt 1.200 tỷ đồng.
Chiến lược phát triển của tập đoàn là xây dựng quy trình kinh doanh khép kín
trên cơ sở liên kết dọc các ngành nghề như: sản xuất các loại đồ gỗ, chế tác đá
granite, xưởng lắp ráp và thi công nhôm kính, có xí nghiệp xây lắp, xây dựng, kinh
doanh bất động sản…nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Từ nay đến năm 2010, Tập đoàn Hoành Anh Gia Lai phấn đấu sẽ là một trong
những tập đoàn cung cấp sản phẩm căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại hàng
đầu tại Việt Nam đồng thời mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực Đông
Nam Á.
2. Ngành nghề kinh doanh
- Trồng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ cây cao su

- Khai thác và chế biến khoáng sản
- Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê
- Đầu tư xây dựng và khai thác thủy điện
- Sản xuất và phân phối đồ gỗ, đá granite
8
- Các hoạt động hỗ trợ khác
3. Những dự án làm chủ đầu tư
Sau đây là niên biểu hoạt động của tập đoàn:
*Năm 1993: Khánh thành nhà máy chế biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai
*Năm 2002:
- Khánh thành nhà máy chế tác đá granite, mở rộng thêm một nhà máy chế biến gỗ
nội thất tại Gia Lai.
- Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai ra đời sau khi UBND tỉnh Gia Lai ra
quyết định chuyển giao đội bóng
*Năm 2004: Khai trương hoạt động Hoàng Anh Gia Lai Resort Qui Nhơn
* Năm 2005: Khai trương hoạt động Hoàng Anh Gia Lai Resort Đà Lạt
* Năm 2006:
- Khai trương hoạt động Hoàng Anh Gia Lai Hotel Pleiku
- Khánh thành và bàn giao Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (thành phố Hồ Chí
Minh)
* Năm 2007:
- Khởi công dự án Khu căn hộ cao cấp New Saigon
- Khởi công các công trình thủy điện Đaksrông 2 và Đaksrông 2A (tỉnh Gia Lai)
- Khai trương cao ốc văn phòng Hoàng Anh Gia Lai Safomec (thành phố Hồ Chí
Minh)
- Khai trương hoạt động Hoàng Anh Gia Lai Hotel Plaza Đà Nẵng
9
- Ký hợp đồng hợp tác chiến lượt với Arsenal ( Anh Quốc ) - Câu lạc bộ bóng đá
lừng danh thế giới
- Khánh thành học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG

- Khởi công dự án Khu căn hộ cao cấp Phú Hoàng Anh (thành phố Hồ Chí Minh)
- Khởi công dự án Khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh Cần Thơ
- Được chính phủ Lào cấp 5.000 ha đất trồng cây cao su tại tỉnh Attapeu
* Năm 2008:
- Ký Hợp đồng tài trợ 19 triệu USD cho Chính phủ Lào xây dựng “Khu nhà ở vận
động viên SEAGames2009”
- Ký Hợp đồng phát triển dự án và nhận Giấy phép đầu tư trồng 10.000 ha cao su
tại tỉnh Attapeu, Lào
- Khánh thành và bàn giao Khu căn hộ cao cấp đường Trần Xuân Soạn ((thành phố
Hồ Chí Minh) và khu căn hộ cao cấp đường Hoàng Văn Thụ (TP Pleiku)
- Ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với ngân hàng BIDV và Sacombank
- Khởi công dự án Khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh River View (thành phố Hồ Chí
Minh)
- Khởi công dự án Khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh Đắk Lắk
- Chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỉ lệ 100:49,9
- Được Ủy ban Nhân dân Tỉnh Gia Lai cấp 8.000 ha đất trồng cây cao su
* Năm 2009:
- Khởi công dự án Khu căn hộ cao cấp Golden House (thành phố Hồ Chí Minh)
10
- Khởi công dự án Khu căn hộ cao cấp Bàu Thạc Gián (Đà Nẵng)
- Khởi công công trình thủy điện Bá Thước 1 và 2 tại Thanh Hóa với tổng công
suất 140 MW
- Khởi công công trình thủy điện Đăksrông 3B tại Gia Lai với công suất 19,5 MW
- Khởi công công trình thủy điện Đăkpsi 2B tại Kon Tum với công suất 14 MW
- Khánh thành và bàn giao Khu căn hộ cao cấp New Saigon
- Khánh thành và bàn giao Làng Vận động viên SEAGames cho Chính phủ Lào
- Được Chính phủ Lào cấp 2 dự án thủy điện trên sông Nậm Kông với tổng công
suất 110 MW
- Được Chính phủ Lào cấp phép khảo sát 1 mỏ sắt trữ lượng 20 triệu tấn, đã kết
thúc thăm dò và chuẩn bị khai thác

- Được Chính phủ Campuchia cấp phép khảo sát 1 mỏ sắt trữ lượng 30 triệu tấn,
đã kết thúc thăm dò và chuẩn bị khai thác
- Được Chính phủ Campuchia cấp 12.000 ha đất trồng cây cao su
- Được Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đăk Lăk cấp 3.000 ha đất trồng cây cao su
- Được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép khảo sát 3 mỏ sắt tại các huyện
phía tây Thanh Hóa
- Hai lần điều chỉnh mức kế hoạch lợi nhuận trước thuế: lần thứ nhất từ 1.150 tỷ
đồng lên 1.400 tỷ đồng và lần thứ hai lên 1.700 tỷ đồng
- Chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỉ lệ 2:1
- Phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị 1.450 tỷ đồng
11
4. Tầm nhìn của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực,
trong đó lấy cao su, thủy điện, khoáng sản và bất động sản làm các ngành chủ lực,
tạo thế phát triển bền vững. Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa
đáng về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra
nhiều giá trị mới cho khách hàng, cổ đông và toàn xã hội.
Định hướng phát triển cùa tập đoàn
2
Các mục tiêu chủ yếu của công ty
* Phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2012 nghành cao su, thủy điện và khai
thác khoáng sản sẽ đóng vai trò chủ lực.
* Trở thành công ty bất động sản số 1 Việt Nam
Chiến lược phát triển trung hạn
Công ty tập trung nguồn lực vào kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân
phối đồ gỗ nhằm đẩy nhanh tốc độ tích tụ vốn bởi vì các nghành này có tỷ suất lợi
nhuận khá cao.
Chiến lược phát triển dài hạn
Tập trung vào kinh doanh cây cao su và thủy điện với quy mô 51.000 ha

cao su và 420 MW thủy điện. Đây là hai lĩnh vực được kỳ vọng tạo ra sự phát triển
bền vững và lâu dài. Ngành khai thác khoáng sản sẽ được chú trọng với tốc độ
phát trriển phù hợp.
2
/>12
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ TẠI LÀO CỦA TẬP ĐOÀN HOÀNG
ANH GIA LAI
1. Tiềm năng đầu tư vào Lào
1.1 Thuận lợi
Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam có một mối quan hệ đặc biệt so với
các nước khác trên thế giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, cùng chung sống trên bán
đảo Đông Dương và đã có truyền thống từ lâu đời. Hơn một thế kỷ dưới ách thống
trị, đô hộ của thực dân đế quốc, hai dân tộc đã gắn bó với nhau trong cuộc đấu
tranh chống kẻ thù chung. Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào đã trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng của hai dân tộc Việt
Nam và Lào. Từ những nét tương đồng về văn hoá giữa hai dân tộc, từ việc luôn
sát cánh bên nhau chiến đấu chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước đã góp
phần hình thành mối quan hệ đặc biệt trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã
hội.
Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài, có nhiều cặp cửa khẩu quốc
tế, giao thông rất thuận lợi.
Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km, trải dài suốt
10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp
với 10 tỉnh phía Lào là: Phỏng Sả Lỳ, Luổng Pha Bang, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng,
13
Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muồn, Sa Vắn Nạ Khệt, Sả Lạ Văn, Sê Kông và Ắt Tạ

Pư.
Chính vì vậy, khi đầu tư vào Lào, doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa thiết
bị và con người qua Lào rất dễ dàng.
Bảng 1: Cửa khẩu trên biên giới Việt Nam – Lào:
STT Việt Nam Lào
Cửa khẩu quốc tế
1 Tây Trang (Điện Biên) Pang Hốc (Phỏng Sả Lỳ).
2 Na Mèo (Thanh Hoá) Nậm Xôi (Hủa Phăn)
3 Nậm Cắn (Nghệ An) Nặm Cắn (Xiêng Khoảng)
4 Cầu Treo (Hà Tĩnh)
Nặm Phao (Bô Ly Khăm
Xay)
5 Lao Bảo (Quảng Trị)
Đen Sạ Vẳn (Sa Vắn Nạ
Khệt)
6 Cha Lo (Quảng Bình) Na Phàu (Khăm Muồn)
7 Bờ Y (Kon Tum) Phu Cưa (Ắt Tạ Pư)
Cửa khẩu chính

1 Chiềng Khương (Sơn La) Bán Đán (Hủa Phăn)
2 Lóng Sập (Sơn La) Pa Háng (Hủa Phăn)
3 La Lay (Quảng Trị) La Lay (Sả Lạ Văn)
4
Hồng Vân (Thừa Thiên
Huế)
Cu Tai (Sả Lạ Văn)
5 Nam Giang (Quảng Nam) Đắc ta Oóc (Sê Kông)
6 Huổi Puốc (Điện Biên) Na Son (Luổng Pha Băng)
Cửa khẩu phụ đã
được Thủ tướng

Chính phủ quyết
định nâng cấp
thành cửa khẩu
chính nhưng chưa
khai trương
1 Tén Tằn (Thanh Hoá) Xổm Vắng (Hủa Phăn)
2 A Đớt (Thừa Thiên Huế) Tà Vàng (Sê Kông)
Cửa khẩu phụ
đang đề nghị nâng
cấp thành cửa
khẩu chính
1 Thanh Thuỷ (Nghệ An)
Nặm On (Bô Ly Khăm
Xay)
2 Đắk BLô (Kon Tum) Đắk Bar (Sê Kông)
(Nguồn: Uỷ ban Biên giới quốc gia)
Hàng hóa xuất khẩu của Lào qua các cảng biển Việt Nam như Quy Nhơn,
Đà Nẵng rất thuận lợi
Lào và Việt Nam có chung đường biên giới và là quốc gia duy nhất trong
khu vực Đông Nam Á không có biển nên tất cả hàng hóa Lào khi xuất khẩu đều
14
qua cảng Việt Nam. Đặc biệt tại Lào có rất nhiều tiềm năng về thủy điện, có thể
nói là số một Đông Nam Á. Lào có nguồn nước phong phú với sông Mê Kông
chảy dài 1.900 km từ Bắc đến Nam và 11 sông nhánh tạo nên tiềm năng thuỷ điện
dồi dào ước tính đến 25.000 MW.
- Về khoáng sản rất dồi dào và đất đai rất màu mỡ, phù hợp cho việc trồng
cây cao su, mía đường và cọ dầu. Lào là đất nước giàu tài nguyên khoáng sản như
vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, bauxit, sắt, than, các loại muối, đá vôi, đất sét v.v…
Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng Lào có trên 500 điểm mỏ từ Bắc đến Nam.
Một số mỏ đã có nghiên cứu về chất lượng và số lượng, một số khác đã được khai

thác để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu như đá
vôi,than đá, kẽm, vàng, bạc, đồng, khoáng sản kim loại, sỏi phục vụ xây dựng.
Bảng 2: Trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu tại Lào
3
Loại khoáng sản Tài guyên
(TriệuTấn)
Trữ lượng
địa chất
(Triệu Tấn)
Trữ lượng
Khai thác
(Triệu Tấn)
Kim loại
(Tấn)
Than 978.8 630,9 370
Đá vôi 1.644,5 1.644,5
Vàng 88,3 70,5 17,8 143
Đồng 603,9 421,5 182,3 2.969.791
Bạc(tấn) 81,42 52,22 49,2
Potyass(kalicacbonat) 14.827 14.427 399,97
Chì 34,2 32,5 1,6 6.893
Bô xít 811,3 719,3 124,8 31.199.250
Thạch cao 172,9 44,8 128,06
Kẽm 1,1 0,28 0,8 170.000
Sắt 108,6 94,8 13,8 6.900.000
Đến tháng 9/2008, trong khoảng 500 điểm mỏ tiềm năng đã có 224 điểm ký
hợp đồng với Chính phủ để thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác, trong đó có 64
điểm tìm kiếm, 107 mỏ thăm dò và 73 mỏ khai thác.
Bên cạnh đó, Lào có 3 cao nguyên rộng lớn thích hợp cho phát triển các
loại cây công nghiệp: Cao nguyên Bôlôven (Nam Lào) diện tích khoảng 360.000

3
/>15
ha; Cao nguyên Na-Kai (Trung Lào) diện tích khoảng 210.000 ha; Cao nguyên
Mường Phuôn (Bắc Lào) khoảng 200.000 ha.
- Lào có một chính sách đầu tư nước ngoài rất hấp dẫn, cụ thể và chi tiết.
Theo ông Hủm-phênh Sulalay, nước Lào có hệ thống chính trị, an ninh ổn định, an
toàn cho nhà đầu tư. Ngoài ra, Lào có hệ thống chính sách pháp lý tương đối đầy
đủ, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Chưa kể là bộ luật đầu tư mới của Lào vừa được
ban hành có nhiều điểm mới như thực hiện cơ chế một cửa, miễn trừ thuế sử dụng
đất, cho phép nhập khẩu lao động
Hiện Lào đang kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào những ngành như chế
biến nông nghiệp, thực phẩm, trồng trọt, khách sạn, nhà hàng, du lịch Đây được
coi là những ngành mà Lào có nhiều tiềm năng nhưng doanh nghiệp của nước này
chưa thể tự mình đảm đang được. Chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về những chính
sách thu hút đầu tư của Lào.
• Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư
Chủ trương của Lào là hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khai thác có hiệu quả
quan hệ kinh tế đối ngoại; thu hút đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh xuất nhập khẩu và
đẩy mạnh du lịch.
Để thu hút đầu tư, kể từ khi ban hành luật đấu tư nước ngoài năm 1988 đến nay
Lào đã 2 lần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp liên quan đến đầu tư.
Luật đầu tư nước ngoài hiện hành ban hành 22/10/2004 với Nghị định của Chính
phủ hướng dẫn thực hiện số 301 ngày 12/10/2005.
Luật đầu tư quy định các hình thức đầu tư cụ thể bao gồm: Hợp đồng hợp tác kinh
doanh; Liên doanh; Đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Luật đầu tư của Lào cho phép các công ty nước ngoài thành lập Văn phòng đại
diện để thu thập thông tin, nghiên cứu cơ hội đầu tư.
Đối với một số ngành như Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm, Tư vấn quốc tế, và
Hàng không, luật cho phép các công ty lập chi nhánh tại Lào để kinh doanh.
• Thay đổi về chính sách ưu đãi

Ông Đức cho rằng các dự án đầu tư tại Lào có mức thuế rất hấp dẫn, thậm chí hấp
dẫn hơn ở Việt Nam. Chính phủ Lào đồng ý miễn tiền thuê đất đai hoặc nhượng
quyền sử dụng đất cho những nhà đầu tư vào các dự án xây dựng trường học, bệnh
viện, đường xá v.v… Ngoài ra, hết thời hạn miễn thuế, các nhà đầu tư có thể làm
đơn xin được gia hạn thêm thời gian miễn thuế, thời hạn tối đa là 5 năm.
Luật đầu tư mới của Lào cũng cho phép không đánh thuế các mặt hàng xuất và
nhập khẩu đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Lào.
16
Ngoài ra dựa vào vị trí địa lý, khu vực đầu tư được đặt tại, Chính phủ Lào sẽ có
những ưu đãi riêng dành cho các nhà đầu tư ở từng khu vực. Ví dụ như nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào khu kinh tế 1 là khu vực mà cơ sở hạ tầng không có điều
kiện thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ Lào có thể miễn thuế lợi tức cho
doanh nghiệp trong vòng 10 năm.
Những ưu đãi sẽ được quy định rõ ràng trong giấy quyết định đầu tư hoặc giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp.
• Về cách thức đăng kí kinh doanh
Luật mới của Lào đã có những cải cách đáng kể trong việc cấp thủ tục đăng kí
kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp phải trải
qua 5 khâu đăng kí với các Bộ tương ứng cho các đăng kí như đăng kí kinh doanh,
đăng kí giấy chứng nhận đầu tư, đăng kí thuế, đăng kí con dấu và đăng kí hợp
đồng thì nay những thủ tục này chỉ cần được làm gọn trong một bộ hồ sơ và gửi
trực tiếp đến một cơ quan duy nhất là Bộ Công Thương để được giải quyết nhanh
chóng và hiệu quả.
Ngoại trừ các lĩnh vực đầu tư: đất đai, khai khoáng, thủy điện, hàng không, công
nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, thì nhà đầu tư nước ngoài phải nộp
hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Lào.
Các hình thức đầu tư được cấp phép ở Lào bao gồm Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Liên doanh và Đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Luật đầu tư của Lào cho phép các công ty nước ngoài thành lập Văn phòng đại
diện để thu thập thông tin, nghiên cứu cơ hội đầu tư.

Đối với một số ngành như Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm, Tư vấn quốc tế, và
Hàng không, luật cho phép các công ty lập chi nhánh tại Lào để kinh doanh.
• Về giải quyết tranh chấp
Trước đây, Chính phủ Lào chỉ muốn các nhà đầu tư chọn hệ thống luật pháp của
Lào để giải quyết những bất đồng và tranh chấp. Điều này làm cho các nhà đầu tư
e ngại đầu tư vào Lào bởi họ cho rằng hệ thống pháp luật của Lào chưa hoàn
chỉnh; các điều khoản có trong Luật đầu tư của Lào có vẻ nghiêng về đối tác Lào
trong tất cả các loại hợp đồng.
Để giải tỏa những e ngại và hiểu lầm của nhà đầu tư, Luật mới của Lào cho phép
sử dụng các điều luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp. Cụ thể về các vấn đề lợi
nhuận và tài chính, sẽ áp dụng theo luật pháp quốc tế; về tài chính ngân hàng sẽ sử
17
dụng hệ thống quy định của ngân hàng Thế giới; sẽ có thêm những điều khoản về
trọng tài và sử dụng hòa giải tranh chấp của bên thứ 3…
- Mặt khác, mức sinh hoạt hàng ngày tại khu vực này không đắt đỏ và không
có những yếu tố làm tăng giá thành đầu tư.
- Bên cạnh đó, theo ông Đoàn Nguyên Đức, Lào có một đội ngũ lãnh đạo trẻ
và rất dễ gần gũi, đặc biệt có khoảng 50% cán bộ có thể nghe và nói tiếng Việt.
1.2Khó khăn
Lào là một thị trường hấp dẫn để cho các doanh nghiệp trong nước nhắm đến
đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn đầu tư tại đây phải trường vốn, có tiềm lực
về tài chính mạnh, tầm nhìn xa trông rộng thì mới mong thành công, còn nếu làm
kiểu “ăn xổi ở thì” thì khó mà tồn tại được. Bởi ngoài việc đầu tư vào kinh doanh,
họ phải quan tâm tới trách nhiệm xã hội của mình tại đây, đầu tư vào các dự án
mang tính phúc lợi xã hội mà không có lợi nhuận. Chính vì vậy, thị trường Lào chỉ
dành cho những ai có tầm nhìn chiến lược, quyết tâm làm ăn lâu năm tại đây.
Những doanh nghiệp muốn có kết quả nhanh thì sẽ không thích hợp tại thị trường
Lào.
Với dân số khoảng 6,43 triệu người (thống kê bởi WB, ADB, tổng hợp của
Vietstock) nên nguồn lao động tại chỗ ít và tay nghề thấp chưa đáp ứng được yêu

cầu của nhà đầu tư.
Chẳng hạn như trong các dự án trồng cao su tại nước bạn, theo chính sách của
Chính phủ Lào, phải sử dụng 90% lao động tại chỗ. Các dự án của các nhà đầu tư
Việt Nam đã thực hiện đúng những quy định này. Tuy nhiên, nhiều dự án đang bị
chậm trễ do lực lượng lao động ở địa phương không đủ để đáp ứng nhu cầu. Hơn
thế, đại bộ phận lao động địa phương có trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến khả
năng tiếp thu và thực hành các kiến thức kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cao
su. Đồng thời, các thủ tục cho lao động kỹ thuật của Việt Nam sang làm việc khá
phức tạp và lệ phí thủ tục cũng khá cao. Mà theo quy định nếu các doanh nghiệp
chậm thực hiện dự án có thể bị thu hồi đất và giao cho các nhà đầu tư khác.
Tiến độ bàn giao đất diễn ra rất chậm. Những quy định về đền bù và giải phóng
mặt bằng không rõ ràng và thiếu thống nhất. Việc thực hiện chính sách cũng không
18
đồng nhất giữa các cấp và các đơn vị quản lý. Các địa phương khác nhau có thể có
những chính sách về đất đai khác nhau. Vấn đề này không chỉ gây cản trở đến việc
thực thi kế hoạch của dự án mà còn làm phát sinh thêm các chi phí cho nhà đầu tư.
Theo tính toán của một số nhà đầu tư, các chi phí phát sinh dạng này bình quân từ
50-100 USD/ha. Do nguyên nhân này mà thời gian qua có một số dự án được cấp
phép trùng lặp đã gây ra tranh chấp giữa các chủ đầu tư
4
.
Tất cả các thiết bị vật tư đầu tư tại Lào nhập khẩu từ Việt Nam hoặc một nước
thứ ba. Do đó, để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư có hiệu quả tại Lào cần có sự
phối hợp giữa cơ quan chức năng hai nước. Hiện Lào phải nhập khẩu hàng hóa qua
Thái Lan với đoạn đường 940 km. Nếu nhập qua cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chân
Mây (Huế) sẽ gần 1/2 đoạn đường so với việc đi qua Thái. Nhưng để làm được
điều này, chính phủ hai nước cần có sự chỉ đạo quyết liệt, cụ thể.
Chính phủ Lào đang hình thành các chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư nước
ngoài nên các nhà đầu tư Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nhà đầu tư khác tại
Lào.

2. Các dự án tiêu biểu của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào
2.1 Dự án trồng cao su tại tỉnh Attapeu
Lợi nhuận từ cao su còn lớn hơn cả lợi nhuận từ bất động sản mang lại hiện nay.
Cao su là cây mang lại giá trị kinh tế cao. Trồng cao su không đòi hỏi vốn đầu tư
lớn, nhưng ngành này lại có khả năng mang về dòng tiền và lợi nhuận cao.Theo
các doanh nghiệp, trồng cao su không phải là lĩnh vực khó. Kỹ thuật trồng và
giống mới được du nhập từ các nước có ngành cao su tiên tiến như Malaysia và
Thái Lan. Cơ bản là các doanh nghiệp phải có quỹ đất để trồng cây.
Hoàng Anh Gia Lai dự kiến đầu tư 40.000 héc-ta cao su ở Attapeu và đến nay đã
trồng được 23.000 héc-ta, số còn lại sẽ được tiếp tục trồng trong năm 2012,2013.
Cũng đến năm 2013, những đợt cao su đầu tiên sẽ cho thu hoạch với năng suất dự
kiến 2,5 tấn mủ cao su/héc-ta/năm.
4
/>19
2.2 Dự án Thủy điện Nậm Công 2 và dự án Thủy điện Nậm Công 3
Tổng công suất lắp máy của 2 dự án Thủy điện là 111 MW với lượng điện trung
bình hàng năm là 433,35 triệu kWh trong đó dự án Nậm Công 2 có công suất lắp
máy là 66 MW, điện lượng trung bình là 263,22 triệu kWh; Nậm Công 3 công suất
lắp máy là 45 MW, điện lượng trung bình là 170,24 triệu kWh.Tổng vốn đầu tư
của dự án này là : 134.951.000 đô la Mỹ tương đương 2.564.069.000.000 đồng.
Trong đó tổng vốn đầu tư thực hiện Thủy điện Nậm Công 2 là 78.980.000 đô la
Mỹ và Thủy điện Nậm Công 3 là 55.971.000 đô la Mỹ. Dự án được khởi công xây
dựng vào quý I/2011và dự tính sẽ hoàn thiện vào hoàn toàn vào tháng 12/2013.
Thời gian hoạt động của dự án là 40 năm.
2.3 Dự án cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu
Công trình nhà máy mía đường được xây dựng với tổng mức đầu tư 100 triệu USD
bao gồm nhà máy chế biến mía đường có công suất 7.000 tấn/ngày, nhà máy nhiệt
điện công suất 30MW, nhà máy Ethanol công suất 30.000 tấn/năm, nhà máy phân
bón công suất 50.000 tấn/năm sẽ phục vụ vùng nguyên liệu mía với 12.000 ha.
Cụm công nghiệp mía đường này sẽ thi công trong vòng 10 tháng là kết thúc, dự

kiến đi vào hoạt động vào tháng 9/2012. Sau khi cụm công nghiệp mía đường đi
vào hoạt động sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Attapeu. Nó có thể tạo ra kim ngạch xuất khẩu lên đến hàng trăm triệu USD/năm
và tạo ra việc làm lên đến 4.000 người riêng cho dự án này đồng thời đóng góp
ngân sách cho tỉnh một cách đáng kể đưa Attapeu trở thành một tỉnh công nghiệp
chế biến và phát triển bền vững trong tương lai.
20

Lễ khởi công xây dựng Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu
Với việc đầu tư vào lĩnh vực mía đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xóa
đói giảm nghèo vì cây mía chỉ trồng từ 10-12 tháng là thu hoạch. Nhà máy Hoàng
Anh Gia Lai sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường.
21
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TẠI LÀO CỦA
TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI
1. Hiệu quả kinh tế
Từ năm 2007, Hoàng Anh Gia Lai được sự đồng ý và tạo điều kiện của Chính phủ
hai nước Việt Nam-Lào đã đầu tư ở 4 lĩnh vực chính là cao su, khoáng sản, thủy
điện, mía đường. công trình hạng mục gồm: 22.000 ha cao su, nhà máy thủy điện
Nậm Kông 2 với công suất 66 MW, thủy điện Nậm Kông 3 công suất 40 MW;
vùng nguyên liệu mía 12.000 ha. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2013,2014 Tập
đoàn tiếp tục đầu tư vào 8 dự án thủy điện; hai mỏ sắt và đồng; hai sân bay…với
tổng số vốn dự kiến lên đến gần 1 tỷ USD.
Hoàng Anh Gia Lai có 7 mỏ sắt và đồng với tổng trữ lượng 60 triệu tấn, sẽ đem về
doanh thu trong nhiều năm tới ước tính hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, 17 dự án thủy
điện với tổng công suất 420 MW tạo doanh thu khoảng 1500 tỷ đồng/năm. Đặc
biệt, điểm nhấn là quỹ đất để tập đoàn này trồng cao su, cọ dầu, mía đường đã lên
đến 100.000 hecta, không lâu nữa cao su mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu USD
cho tập đoàn mỗi năm. Dự kiến đến năm 2014, 2015, chỉ riêng Hoàng Anh Gia Lai
sẽ tạo kim ngạch xuất khẩu từ 400 - 500 triệu USD

5
.
2. Hiệu quả xã hội
2.1 Tạo việc làm cho lao động Việt Nam
Các dự án công nghiệp đầu tư ở Lào hầu hết đều sử dụng lao động trực tiếp và
gián tiếp. Tuy nhiên, do sự giới hạn của luật pháp nước bạn nên chính các doanh
nghiệp Việt Nam không thể đưa nhiều lao động sang làm việc tại Lào. Tại thời
điểm khảo sát (30/9/2009), số lao động Việt Nam làm trong các dự án công nghiệp
của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào khoảng 5.600 người, chiếm 58% tổng số lao
động làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào. Theo số đó,
lượng lao động Việt Nam tập trung làm việc trong ngành sản xuất và phân phối
5
/>22
điện nước, chiếm tỷ lệ 54%, số lao động tập trung làm việc trong công nghiệp khai
thác chiếm 34% và số lao động tập trung làm việc trong ngành công nghiệp chế
biến là 12%.
Trong đó, các dự án các dự án của Hoàng Anh Gia Lai trong các lĩnh vực như:
trồng cao su và cọ dầu, dự án trồng mía đường, 8 nhà máy thủy điện, khai thác mỏ
sắt và mỏ đồng khi đi vào hoạt động sẽ cấp việc làm cho hơn 20 ngàn lao động.
Bảng 3: Lao động đang làm việc tại các dự án công nghiệp Việt Nam ở Lào
TTNgành công nghiệp Lao động Việt
Lao động
Lào
Tỷ lệ lao
động Việt
Nam
1 Công nghiệp chế biến 720 2.000 26%
2 Công nghiệp N khai thác 1.880 1.600 54%
3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước3.000 400 88%
Tổng cộng 5.600 4.000 58%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các doanh nghiệp tại hội nghị phát triển và sử
dụng lao động Việt Nam tại Lào tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng)
2.2 Thúc đẩy tình hữu nghị Việt Lào
Không những đầu tư về kinh tế, Hoàng Anh Gia Lai còn rất chú trọng tới việc thực
hiện trách nhiệm xã hội, Hoàng Anh Gia Lai đã bỏ ra 35 triệu USD để giúp chính
quyền và nhân dân tỉnh Attapeu xây tặng 1.000 căn nhà cho những người lao động,
bệnh viện, trường học, nhiều cây cầu nối liền các vùng với nhau, kéo hàng trăm
km đường điện phục vụ dân cư, xây dựng Trung tâm Hành chính mới huyện Phu
Vông (tỉnh Attapeu) Năm 2009, Hoàng Anh Gia Lai đã tài trợ 19 triệu USD cho
Lào xây dựng Làng Vận động viên SEA Games 25
6
. Những việc này không những
hỗ trợ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống cho bà con địa
phương mà còn nâng cao tình đoàn kết giữa hai nước Việt – Lào.
6
/>23
KẾT LUẬN
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là một tập đoàn lớn, hoạt động có hiệu quả.
Hoạt động đầu tư tại Lào là một điển hình của việc đầu tư có tính toán kỹ lưỡng,
thể hiện được tư duy chiến lược kinh doanh có tầm của tập đoàn này.
Tập đoàn đã biết tận dụng những thuận lợi đa dạng khi thực hiện đầu tư tại
Lào, như nguồn tài nguyên phong phú đa dạng của Lào, biết tận dụng thời cơ khi
mà chính phủ Lào đang thu hút và tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, đồng thời,
tập đoàn đã đầu tư vào những lĩnh vực mà mình có kinh nghiệm từ hoạt động trong
nước: nông nghiệp, thủy điện và khai thác khoáng sản.
Ngoài ra để khắc phục các khó khăn mà doanh nghiệp nào cũng phải gặp
như vấn đề thiếu lao động có tay nghề, vấn đề bàn giải phóng, bàn giao mặt bằng
chậm…, tập đoàn đã có những biện pháp thích hợp để gỡ rối khó khăn Số vốn đầu
tư mà tập đoàn đã bỏ ra khá lớn, xứng tầm với quy mô các dự án, nguồn lực tập
đoàn mạnh nên theo tình hình hiện tại, có thể nói tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có

khả năng đi đến cùng dự án trong khoảng thời gian dài.
Nhờ đó mà các dự án hiện nay chưa sinh lời nhưng đã bắt đầu có hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội ở chửng mực nhất định, và trong tương lai, sẽ mang lại
những nguồn thu lớn cho tập đoàn cũng như Việt Nam.
Hoạt động đầu tư tại Lào của Hoàng Anh Gia Lai nói riêng và các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung là một tín hiệu vui cho nền kinh tế nước nhà, hoạt
động này cũng góp phần làm tăng uy tín và vị thế quốc gia khi các doanh nghiệp
đầu tư có chiến lược và có hiệu quả./.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/66248
2.
3.
4.
5.

×